« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN NGỌC SƠN PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- NGUYỄN THỊ MAI ANH HÀ NỘI - 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân mình được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết kết hợp với thực tiễn thông qua quá trình nghiên cứu khảo sát dưới sự dẫn dắt khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thị Mai Anh.
- Các số liệu và kết quả sử dụng trong luận văn này là trung thực được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, các giải pháp đưa ra xuất phát từ thực tế và kinh nghiệm công tác của bản thân.
- Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được tác giả công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
- Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Sơn ii LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn đến các quý Thầy, Cô Viện Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tậm tình giảng dạy, truyền thụ và hướng dẫn cho tác giả nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian theo học tại trường.
- Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Cô giáo Tiến sĩ Nguyễn Thị Mai Anh, Viện Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành cuốn luận văn này.
- Xin được chân thành cảm ơn Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã nhiệt tình động viên, hỗ trợ cho tác giả nhiều thông tin và ý kiến quý báu trong quá trình tác giả thu thập thông tin để hoàn thành cuốn luận văn này.
- Với tất cả tình cảm yêu thương xin chân thành cảm ơn mọi thành viên trong gia đình, bạn bè luôn bên cạnh chăm sóc, động viên kích lệ và giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
- Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Sơn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.
- 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI.
- 5 1.1 Lý luận chung về Bảo hiểm xã hội.
- 5 1.1.1 Khái niệm về Bảo hiểm xã hội.
- 5 1.1.2 Vai trò của bảo hiểm xã hội.
- 8 1.1.3 Bản chất của bảo hiểm xã hội.
- 9 1.1.4 Đối tượng của bảo hiểm xã hội.
- 10 1.1.5 Chức năng của bảo hiểm xã hội.
- 11 1.1.6 Hệ thống các chế độ trong bảo hiểm xã hội.
- 12 1.1.7 Quỹ Bảo hiểm xã hội.
- 12 1.2 Nội dung công tác thu bảo hiểm xã hội.
- 14 1.2.1 Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
- 14 1.2.2 Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
- 15 1.2.3 Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội.
- 15 1.2.4 Quy trình thu - nộp bảo hiểm xã hội.
- 16 1.2.5 Quản lý thu bảo hiểm xã hội.
- 18 1.3 Các căn cứ pháp lý liên quan đến BHXH và công tác thu BHXH.
- 22 iv 1.3.1 Căn cứ pháp lý liên quan đến bảo hiểm xã hội.
- 22 1.3.2 Quy định về công tác thu bảo hiểm xã hội của BHXH Việt Nam .
- 25 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu bảo hiểm xã hội.
- 27 1.5 Phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá về công tác thu BHXH.
- 30 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC.
- 31 2.1 Giới thiện chung về cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
- 31 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Vĩnh Phúc.
- 31 2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
- 33 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
- 34 2.2 Phân tích thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
- 37 2.2.1 Tình hình tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- 37 2.2.2 Căn cứ đóng BHXH tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc.
- 39 2.2.3 Công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc.
- 41 2.2.4 Phương thức và mức đóng BHXH tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc.
- 46 2.2.5 Công tác thu BHXH bắt buộc tại các đơn vị điều tra.
- 51 2.3 Đánh giá kết quả và các hạn chế về công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc.
- 58 2.4 Một số nguyên nhân chính ảnh hưởng đến công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc.
- 62 v CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC.
- 63 3.1 Định hướng hoạt động và giải pháp thực hiện của BHXH Việt Nam đến năm 2020.
- 63 3.1.2 Giải pháp triển khai thực hiện.
- 64 3.2 Định hướng và mục tiêu của công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới.
- 65 3.2.2 Mục tiêu công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới.
- 66 3.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc.
- 67 3.3.1 Giải pháp thu BHXH đối với từng loại khối hình tham gia.
- 67 3.3.2 Giải pháp đối với vấn đề nợ, trốn đóng BHXH.
- 69 3.3.3 Giải pháp đối với công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH.
- 71 3.3.4 Một số giải pháp khác nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc.
- 84 vi DANH MỤC VIẾT TẮT BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp HĐLĐ Hợp đồng lao động NLĐ: Người lao động SDLĐ: Sử dụng lao động vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Cơ cấu lao động tham gia BHXH theo khối, loại hình tại BHXH tỉnh.
- 37 Bảng 2.2 Tình hình tham gia BHXH của NLĐ theo.
- 38 Bảng 2.3 Kết quả thu BHXH bắt buộc.
- 48 Bảng 2.5 Tình hình nợ đọng BHXH tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc.
- 52 Bảng 2.7 Tình hình ký kết HĐLĐ và tham gia BHXH của NLĐ tại các đơn vị điều tra năm 2012.
- 55 viii DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1 Quy trình thu BHXH.
- 21 Hình 2.1 Tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Vĩnh Phúc.
- 33 Hình 2.2 Kết quả thu BHXH bắt buộc từ năm 2010 đến năm 2012.
- 44 Hình 2.3 Tỷ trọng nợ đọng theo thời gian tại BHXH tỉnh.
- 49 Hình 2.4 Số lao động tham gia BHXH bắt buộc.
- Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo ổn định chính trị – xã hội và phát triển kinh tế – xã hội(Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày của Bộ Chính trị khóa XI).
- Thực hiện tốt chính sách BHXH là góp phần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị – xã hội từ đó đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Vì vậy, trong những năm qua Nhà nước có nhiều những văn bản sửa đổi, bổ sung để phù hợp với sự phát triển trong từng thời điểm, có thể nói chính sách BHXH, luôn mang tính cấp thiết thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề an sinh xã hội.
- Mặt khác nợ đọng BHXH kéo dài, thậm chí có những đơn vị SDLĐ chiếm dụng tiền đóng BHXH của NLĐ để làm vốn sản xuất kinh doanh… Do đó, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho NLĐ nói chung và việc thực hiện công tác thu BHXH nói riêng.
- Để quỹ BHXH được ổn định lâu dài và phát triển bền vững thì công tác thu là một khâu quan trọng mang tính cơ bản nhất bởi vì có thu đúng, thu đủ, thu kịp thời thì đối tượng tham gia sẽ được chi trả và thụ hưởng các chế độ BHXH một cách nhanh chóng và kịp thời khi có rủi ro xảy ra.
- Do vậy, tôi chọn đề tài "Phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu 2 Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc" để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình.
- Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Nội dung của luận văn cần đạt được những mục tiêu chính như sau.
- Tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác thu BHXH tại Việt Nam để làm nền tảng cho việc phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH.
- Đánh giá tổng quát thực trạng công tác thu BHXH giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 và định hướng năm 2020 tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc, để tìm ra những ưu điểm, tồn tại và các nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong công tác thu BHXH.
- Từ đó làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH cho BHXH tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc nhằm phát huy những điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu đã được nhận diện qua phân tích thực tế và các bài học kinh nghiệm từ BHXH các tỉnh ở Việt Nam cũng như BHXH tại một số nước.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1.
- Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là BHXH tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm những công việc liên quan đến công tác thu BHXH trên địa bàn tỉnh.
- Những quy phạm pháp luật về BHXH liên quan đến công tác thu BHXH, các quy định nghiệp vụ về công tác thu BHXH của BHXH Việt Nam được áp dụng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là những căn cứ pháp lý để giám sát và phân tích hoạt động thu BHXH của tỉnh Vĩnh Phúc.
- 3 - Công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc khá nhiều, đa dạng, liên quan đến nhiều đối tượng (bao gồm cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện) nên trong khuôn khổ luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu công tác thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh (không nghiên cứu công tác thu BHXH tự nguyện).
- 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu công tác thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012.
- Phương pháp nghiên cứu của luận văn - Luận văn sử dụng các văn bản pháp luật, các quy định cụ thể đối với công tác thu BHXH tại Việt Nam làm căn cứ để xác định nội dung và phân tích công tác thu BHXH tại tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phương pháp phân tích sử dụng chủ yếu trong luận văn là phương pháp điều tra, tổng hợp và phân tích thống kê.
- Các số liệu liên quan đến công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc được phân tích, so sánh theo thời gian và không gian.
- Trong luận văn cũng phối hợp sử dụng các công cụ minh họa trực quan cho các số liệu phân tích như sơ đồ, đồ thị.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá về thực trạng thu BHXH tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2010 đến năm 2012, phân tích các nguyên nhân chủ SDLĐ muốn trốn tránh việc tham gia BHXH cho NLĐ, sự thiếu hiểu biết của NLĐ về chính sách BHXH hoặc biết nhưng do áp lực việc làm phải thỏa thuận với chủ SDLĐ trốn tham gia BHXH, vì vậy quyền lợi của NLĐ bị bỏ rơi.
- Nhờ 4 vậy, các giải pháp mà luận văn đưa ra sẽ có tính khả thi mang ý nghĩa ứng dụng thực tiễn cao nhằm gia tăng số lao động được tham gia BHXH, góp phần làm tăng số thu, ổn định quỹ BHXH hoàn thiện công tác thu BHXH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phần mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương như sau.
- Lý luận chung về Bảo hiểm xã hội và công tác thu Bảo hiểm xã hội.
- Phân tích thực trạng công tác thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
- Qua các nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn góp phần làm rõ thêm các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc và đề suất một số giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, cũng như bài học kinh nghiệm cho công tác thu BHXH các tỉnh khác có điều kiện tương đồng.
- 5 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1 Lý luận chung về Bảo hiểm xã hội 1.1.1 Khái niệm về Bảo hiểm xã hội Để tồn tại và phát triển con người phải lao động, lao động tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của tốt con người.
- Do đó, việc thỏa mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc vào chính khả năng lao động của họ.
- Tuy nhiên trên thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp thuận lợi có đầy đủ thu nhập và các điều kiện sống bình thường, Ngược lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn, bất lợi, ngẫu nhiên phát sinh làm cho con người ta bị giảm,bị mất thu nhập hoặc các điều kiện phát sinh khác chẳng hạn như: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất việc làm hay khi tuổi già… khi gặp phải những rủi ro đó thu nhập của họ bị giảm hoặc mất, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chính bản thân họ và cả gia đình từ đó gây bất ổn đến xã hội.
- Bởi vậy, muốn tồn tại và phát triển ổn định, con người và xã hội loài người phải tìm ra cách giải quyết cho các vấn đề trên.
- Đây chính là tiền đề hình thức hình thành nên bảo hiểm.
- Quan điểm trái ngược nhau đó làm mâu thuẫn giữa chủ và thợ ngày càng trở nên gay gắt, giới thợ đã tiến hành rất nhiều cuộc đấu tranh quyết liệt và diễn ra rộng khắp buộc giới chủ phải thực hiện nhu cầu đó của họ, đã gây ra những tác động to lớn đối với đời sống kinh tế – xã hội lúc bấy giờ.
- Trước tình hình đó, Nhà nước đã có những biện pháp can thiệp nhằm ổn định tình hình xã hội và kinh tế trong đó phải kể đến biện pháp hình thành một quỹ tài chính tập trung có sự tham gia đúng góp của các bên.
- Như vậy, BHXH ra đời 7 và phát triển là một tất yếu khách quan và ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của mỗi quốc gia, mọi thành viên trong xã hội đều thấy cần thiết tham gia, BHXH đã trở thành quyền lợi và nhu cầu không thể thiếu của NLĐ và là nhu cầu tất yếu khách quan.
- Vậy BHXH là gì? Theo từ điển Bách khoa thì "BHXH là sự đảm bảo, thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm đảm bảo, an toàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội".
- Công ước 102 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm về BHXH như sau: “BHXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội dẫn đến việc ngừng hoặc giảm sút đáng kể về thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già, và chết.
- Tại Việt Nam, khái niệm về BHXH được hiểu như sau: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt