« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Xi Măng La Hiên.


Tóm tắt Xem thử

- Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Vũ Thành Sơn iiiDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT C Chi phí sản xuất kinh doanh CBCNV Cán bộ công nhân viên Cpc Clinke pooclăng thương phẩm ĐVT Đơn vị tính EPS Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập của công ty H Hiệu quả sản xuất kinh doanh K Kết quả sản xuất kinh doanh KCS Phòng Thanh tra KH Kế hoạch LHC Công ty cổ phần xi măng La Hiên NS Ngân sách NSLĐ Năng suất lao động P Phó P/E Tỷ lệ tăng trưởng của cổ phiếu PCB Xi măng Pooclăng hỗn hợp Px Phân xưởng ROA Hệ số sinh lợi của tổng tài sản ROE Hệ số sinh lợi của vốn sở hữu ROS Doanh lợi toàn bộ SXKD Sản xuất kinh doanh TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TH Thực hiện TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động VAT Thuế giá trị gia tăng VLĐ Vốn lưu động ivMỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.
- Kết cấu của luận văn Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .
- Hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp .
- Khái niệm hiệu quả kinh doanh .
- Sự cần thiết phải nâng cao hiệu qủa kinh doanh đối với doanh nghiệp trong cơ chế thị trường .
- Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh .
- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp .
- Các yêu cầu để đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp .
- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh .
- Các quan điểm cơ bản trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh phải căn cứ vào cả mặt hiện vật và mặt giá trị của hàng hoá .
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh .
- Nhân tố thuộc về doanh nghiệp Vốn kinh doanh Kỹ thuật công nghệ .
- Nghệ thuật kinh doanh .
- Mạng lưới kinh doanh .
- Sản phẩm thay thế KẾT LUẬN CHƯƠNG I Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN.
- Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty .
- Các lĩnh vực kinh doanh của công ty .
- Kết quả sản xuất kinh doanh thời gian qua.
- Phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng La Hiên .
- Phân tích hiệu quả tài chính .
- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty .
- Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động .
- Hiệu quả sử dụng tài sản cố định .
- Phân tích hiệu quả sử dụng lao động .
- Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty và nguyên nhân của tình hình .
- Điểm hạn chế của Công ty KẾT LUẬN CHƯƠNG II CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN .
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên .
- Bảng 2.6: Các chỉ số hiệu quả sử dụng TSLĐ Bảng 2.7: Các chỉ số hiệu quả sử dụng TSCĐ Bảng 2.8: Số lượng và trình độ cán bộ công nhân viên qua các năm Bảng 2.9: Thu nhập của CBCNV thuộc Công ty cổ phần xi măng La Hiên Bảng 2.10 : Cơ cấu vốn Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh chủ yếu đến năm PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế trị trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (gọi tắt là hiệu quả kinh doanh) là vấn đề quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa sống còn với bất kỳ doanh nghiệp nào.
- Vì thế, việc thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động là rất cần thiết.
- Là một doanh nghiệp sản xuất xi măng – vật liệu cơ bản trong ngành xây dựng, Công ty cổ phần xi măng La Hiên đã rất quan tâm tới việc nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hiệu quả kinh doanh của Công ty còn hạn chế.
- Đặc biệt trong điều kiện thị trường bất động sản ở nước ta đang bị “đóng băng”, việc tiêu thụ vật liệu xây dựng nói chung và xi măng nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn, thì việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty càng trở nên bức thiết.
- Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xi măng La Hiên" làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình, với hi vọng cùng Công ty tháo gỡ khó khăn, tiếp tục kinh doanh có hiệu quả cao hơn.
- Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận về hiệu quả kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng La Hiên cùng nguyên nhân của tình hình đó.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng La Hiên.
- Lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp - Thực trạng về hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng La Hiên.
- Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực tiễn tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng La Hiên trong thời gian từ 2010 đến 2012.
- Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh và vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
- Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng La Hiên.
- Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng La Hiên.
- 3Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.
- Hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp 1.1.1.
- Khái niệm hiệu quả kinh doanh Nhà kinh tế học người Anh Adam Smith cho rằng.
- Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá” và nhà kinh tế học người Pháp Ogiephri cũng quan niệm như vậy.
- Ở đây hiệu quả đồng nhất với chỉ tiêu phản ánh kết quả kết quả kinh doanh.
- Rõ ràng quan điểm này khó giải thích kết quả kinh doanh có thể tăng do tăng chi phí mở rộng các nguồn sản xuất.
- Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này chúng cùng có hiệu quả.
- Theo P.Samerelson và W.Nordhaus thì: “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hóa mà không cắt giảm một loạt sản lượng khác.
- Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó”.
- Thực chất quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội.
- Việc phân biệt và sử dụng các nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao.
- Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và không thể có mức hiệu quả nào cao hơn nữa.
- Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó.
- Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfret Kuhn, theo ông: “tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”.
- Quan điểm này, được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các quá trình kinh tế.
- Hai tác giả Whohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế.
- Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị 4giá trị.
- được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật”, “mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chi ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá trị” và “để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta còn hình thành tỷ lệ giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền mặt”.
- Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật của hai Ông chính là năng suất lao động máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu quả của hoạt động quản trị chi phí.
- Qua các quan niệm trên có thể thấy, mặc dù chưa có sự hoàn toàn thống nhất trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh.
- Nhưng ở các quan niệm khác nhau đó lại có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh.
- Đó là do các quan điểm đã phản ánh đúng bản chất của hiệu quả kinh doanh-phản ánh mặt chất lượng của hiệu quả kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất để đạt được mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh doanh-mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
- Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình kinh doanh ở doanh nghiệp nhằm đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
- Nâng cao hoạt động của tất cả các khâu trong kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tổ chức điều hành hoạt động của bất cứ một doanh nghiệp nào.
- Xét theo nghĩa rộng hơn thì hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội.
- Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả.
- Bên cạnh đó cần hiểu phạm trù hiệu quả một cách toàn diện trên cả hai mặt định lượng và định tính.
- Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra.
- Nếu xét về tổng lượng thì kinh doanh chỉ đạt hiệu quả khi kết quả lớn hơn chi phí, chênh lệch này càng lớn hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
- Về mặt định tính, hiệu quả kinh doanh cao phản ánh sự cố gắng, nỗ lực, trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Hiệu quả kinh doanh vừa là một phạm trù cụ thể vừa là một phạm trù trừu tượng, nếu là phạm trù cụ thể thì trong công tác quản lý cần phải định lượng thành các chỉ tiêu, con số để tính toán so sánh.
- Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh rất phức tạp vì bản thân kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh nhiều khi không được phản ánh chính xác.
- Có lẽ vì vậy mà một đặc điểm quan trọng nhất của hiệu quả kinh doanh là khái niệm phức tạp và khó đánh giá chính xác.
- Hiệu quả kinh doanh được xác định từ kết quả thu được và chi phí bỏ ra, trong khi đó kết quả và chi phí lại rất khó đo lường vì vậy đo lường đánh giá hiệu quả kinh doanh là rất khó khăn.
- Về kết quả kinh doanh: Hầu như rất ít các doanh nghiệp xác định được chính xác kết quả kinh doanh ở một thời điểm cụ thể.
- Bên cạnh đó, việc ảnh hưởng của thước đo giá trị cũng là nguyên nhân gây nên khó khăn trong việc đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh (thay đổi của giá trị đồng tiền trên thị trường theo địa điểm và thời gian).
- 6Việc xác định chi phí kinh doanh cũng không dễ dàng.
- Về nguyên tắc, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp được xác định từ chi phí hữu hình và chi phí vô hình.
- Cũng chính vì việc xác định kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh khó khăn mà dẫn tới khó xác định hiệu quả kinh doanh.
- Hơn nữa, điều này cũng dẫn đến tình trạng hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và hiệu quả kinh doanh dài hạn không phù hợp với nhau, đôi khi là mâu thuẫn.
- Chẳng hạn, doanh nghiệp chú trọng vào các mục tiêu trước mắt mà bỏ qua các đoạn thị trường, bạn hàng truyền thống, về ngắn hạn có thể đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho các doanh nghiệp, nhưng về dài hạn có thể đem lại hiệu quả xấu.
- Phân loại hiệu quả kinh doanh Phân loại hiệu quả kinh doanh là một việc làm hết sức thiết thực, nó là phương cách để các doanh nghiệp xem xét đánh giá những kết quả mà mình đạt được và là cơ sở để thành lập các chính sách, chiến lược, kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp.
- Trong công tác quản lý, phạm trù hiệu quả được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng thể hiện những đặc trưng và ý nghĩa cụ thể của nó.
- Việc phân loại hiệu quả kinh doanh theo những tiêu thức khác nhau có tác dụng thiết thực trong việc điều hành tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp.
- a) Hiệu quả cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân Hiệu quả cá biệt là hiệu quả thu được từ hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, với biểu hiện trực tiếp là lợi nhuận kinh doanh và chất lượng thực hiện những yêu cầu xã hội đặt ra cho nó.
- Hiệu quả kinh tế quốc dân được tính cho toàn bộ nền kinh tế, về cơ bản nó là sản phẩm thặng dư, thu nhập quốc dân hay tổng sản phẩm xã hội mà đất nước thu được trong mỗi thời kỳ so với lượng vốn sản xuất, lao động xã hội và tài nguyên đã hao phí.
- 7 Trong việc thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, không những cần tính toán và đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, mà còn cần phải đạt được hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- mức hiệu quả kinh tế quốc dân lại phụ thuộc vào mức hiệu quả cá biệt.
- Đồng thời xã hội thông qua hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước cũng có tác động trực tiếp đến hiệu quả cá biệt.
- Một cơ chế quản lý đúng tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả cá biệt, ngược lại một chính sách lạc hậu, sai lầm lại trở thành lực cản kìm hãm nâng cao hiệu quả cá biệt.
- b) Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp Hiệu quả chi phí tổng hợp thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh.
- Hiệu quả chi phí bộ phận lại thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với lượng chi phí từng yếu tố cần thiết để thực hiện nhiệm vụ ấy (lao động, thiết bị nguyên vật liệu.
- Việc tính toán chỉ tiêu chi phí tổng hợp cho thấy hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp.
- Việc tính toán chỉ tiêu chi phí bộ phận cho thấy sự tác động của những yếu tố nội bộ hoạt động kinh doanh đến hiệu quả kinh tế chung.
- Về nguyên tắc, hiệu quả chi phí tổng hợp phụ thuộc vào hiệu quả của chi phí bộ phận.
- c) Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh Trong hoạt động kinh doanh, việc xác định và phân tích hiệu quả nhằm hai mục đích: Một là, phân tích đánh giá trình độ quản lý và sử dụng các loại chi phí trong kinh doanh Hai là, phân tích luận chứng về kinh tế- xã hội các phương án khác nhau, trong việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó Hiệu quả tuyệt đối được tính toán cho từng phương án bằng các xác định mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, khi thực hiện mục tiêu.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt