« Home « Kết quả tìm kiếm

Mô hình và cơ chế thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ chế tạo giàn khoan dầu khí


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- LÊ BÁ VƯƠNG MÔ HÌNH VÀ CƠ CHẾ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO GIÀN KHOAN DẦU KHÍ LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.
- 1 CHƢƠNG I: CÁC MÔ HÌNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TỪ CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐANG ĐƢỢC ÁP DỤNG TRÊN THẾ GIỚI.
- 7 1.1- Mô hình tổ chức các hoạt động chuyển giao công nghệ tại các trƣờng đại học của Pháp.
- 10 1.1.4- Doanh nghiệp trong trường đại học.
- 13 1.1.5- Công viên khoa học.
- 17 1.2.Các mô hình và chính sách chuyển giao công nghệ tại các trƣờng đại học của Nhật Bản .
- 23 1.2.1- TLO – Mô hình thúc đẩy chuyển giao công nghệ giữa trường đại học và ngành công nghiệp.
- 23 1.2.2- Mô hình các khu ươm tạo công nghệ.
- 25 1.3-Mô hình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giữa các trƣờng đại học và doanh nghiệp tại Hàn Quốc.
- 26 1.3.1- Các bộ phận cấu thành trong mô hình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
- 27 1.3.2- Các bộ, ngành và hành lang pháp lý trong việc hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
- 29 1.3.3- Quản lý sở hữu trí tuệ tại các trường đại học.
- 30 1.4-Mô hình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tại đại học Thanh Hoa (Trung Quốc.
- 31 1.4.1-Giới thiệu tổng quan về đại học Thanh Hoa.
- 31 1.4.2-Mô hình tập đoàn công nghiệp đại học Thanh Hoa.
- 32 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CỦA DỰ ÁN CHẾ TẠO GIÀN KHOAN TỰ NÂNG 90 M.
- 41 2.2.1.Các loại giàn khoan dầu khí.
- Ban quản lý dự án khoa học và công nghệ.
- 52 2.3.4.Thực trạng hàm lượng công nghệ đã đạt được.
- 54 2.4.1.Phương án phối hợp với tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản xuất trong nước.
- Phương án phối hợp với tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản xuất ngoài nước.
- 60 CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH VÀ CƠ CHẾ THÚC ĐẦY HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO GIÀN KHOAN DẦU KHÍ.
- 62 3.3.Đề xuất các mô hình thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chế tạo giàn koan dầu khí.
- 72 3.3.2.Mô hình Trung tâm ươm tạo và giải mã công nghệ.
- 75 3.3.3.Hệ thống doanh nghiệp trong các trường đại học.
- 92 MBA – Le Ba Vuong 2013 DANH MỤC HÌNH VẼ: Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các đơn vị tham gia quá trình chuyển giao công nghệ trong trường đại học.
- 49 Hình 3.1: Mô hình tổ chức hoạt động của trung tâm xúc tiến.
- 65 MBA – Le Ba Vuong 2013 DANH MỤC VIẾT TẮT: ABS: American Bureau Shipping/ Tổ chức đăng kiểm tàu biển Mỹ EPC: Engineering Procurement Construction/ Gói thầu thiết kế mua sắm thi công PVN: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam PVShipyard :Petro VietNam Marine Shipyard Joint Stock Company/Công ty cổ phần chế tạo giàn khoan dầu khí NCKH: nghiên cứu khoa học CGCN: Chuyển giao công nghệ HVAC: Điều hoà thông gió PVN: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam MBA – Le Ba Vuong 2013 1 LỜI NÓI ĐẦU Nhận định về một tiềm năng sẵn có, Việt Nam đã xác định dầu khí là ngành kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển đất nước.
- Được coi là ngành công nghiệp luôn đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, nhưng hiện nay các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực kỹ thuật của Việt Nam còn rất hạn chế, chủ yếu tập trung vào các loại hình dịch vụ đơn giản như cung ứng lao động, cung cấp dịch vụ công nghệ thấp… Các dịch vụ công nghệ phức tạp, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao đều do các công ty/nhà thầu nước ngoài cung cấp.
- Đối với các kết cấu có khối lượng lớn, tính phức tạp công nghệ cao, đòi hỏi năng lực xây lắp, tổ hợp lớn như các cụm giàn công nghệ trung tâm, cụm giàn khai thác, các cụm giàn ép vỉa.
- PVShipyard đã đào tạo đội ngũ kỹ sư từng bước làm chủ công nghệ thiết kế , thi công , chế tạo giàn khoan tự nâng.
- Chính vì vậy, chuyển giao công nghệ chế tạo giàn khoan tự nâng có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành chế tạo giàn khoan nói riêng và lĩnh vực cơ khí nói chung của tập đoàn.
- I.Mục tiêu nghiên cứu và nội dung của đề tài: Mục tiêu : Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra các mô hình chuyển giao công nghệ chế tạo giàn khoan dầu khí phù hợp với tình hình thực tế dự án đang triển khai ở công ty, qua đó giúp cho công ty từng bước làm chủ thiết kế cơ sở , thiết kế chi tiết , nội MBA – Le Ba Vuong 2013 3 địa hóa trang thiết bị , vật tư tiêu hao , vật tư chế tạo...Làm chủ được công nghệ chế tạo giúp công ty khẳng định thương hiệu, giảm giá thành sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành trong khu vực và thế giới.
- Tổng quan các mô hình chuyển giao công nghệ từ các trường đại học đang được áp dụng trên thế giới.
- Thực trạng chuyển giao công nghệ , mối quan hệ hợp tác của doanh nghiệp với các trường đại học.
- Đề xuất mô hình hợp tác , chuyển giao công nghệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp.
- II.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Công tác chuyển giao công nghệ của dự án chế tạo giàn khoan tự nâng 90m tại PVShipyard.
- Phạm vị nghiên cứu: Nghiên cứu chuyển giao công nghệ chế tạo giàn khoan tự nâng 90m nước, đặc biệt chú trọng đến các mô hình chuyển giao công nghệ từ các trường đại học đang được áp dụng trên thế giới.
- III.Phƣơng pháp luận triển khai đề tài: 3.1 Mối quan hệ giữa đào tạo – nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các trƣờng đại học: Những vấn đề đặt ra của đề tài Với vai trò là trung tâm khoa học và đào tạo, mỗi trường đại học đều có sứ mạng là: o Ðào tạo được các thế hệ sinh viên giỏi đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội.
- o Nghiên cứu phát triển khoa học theo kịp các hướng nghiên cứu tiên tiến của thế giới.
- o Chuyển giao ứng dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ vào công cuộc dựng xây đất nước.
- Nếu đào tạo không gắn liền với việc triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thì đội ngũ giảng viên không cập nhật được những thành tựu mới về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực của mình và chất lượng giảng dạy sẽ không cao.
- Chính vì vậy mà ở các nước phương Tây phân bổ thời gian của một giảng viên Đại học thường 40% cho giảng dạy, 40% cho nghiên cứu và 20% cho các hoạt động dịch vụ, tư vấn.
- Ba nhiệm vụ này chính là ba tiêu chí để đánh giá xếp loại các trường đại học trong xu thế phát triển và hội nhập.
- Riêng hoạt động chuyển giao ứng dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ vào thực tiễn sản xuất đang được nhiều trường đại học trên thế giới quan tâm thúc đẩy bởi vì các hoạt động này.
- Giải quyết đầu ra cho các hoạt động NCKH, tạo động lực thúc đẩy các quá trình nghiên cứu.
- Tạo sân chơi hấp dẫn cho đội ngũ cán bộ trẻ và sinh viên, thu hút và giữ chân người tài cho các trường Đại học.
- Tạo nguồn tài chính để tăng thu nhập cho các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu và tái đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu và giảng dạy.
- Là một trong các tiêu chí quan trọng để khẳng định uy tín và thương hiệu của cơ sở đào tạo Tại Việt Nam, trong những năm vừa qua mặc dù nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm gắn kết cộng đồng khoa học với các doanh nghiệp, công tác nghiên cứu khoa học ở các trường đại học và các viện nghiên cứu tuy đã có những kết quả nhất định nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của xã hội.
- Các kết quả Nghiên cứu Khoa học hiện nay chỉ mới dừng lại ở qui mô phòng thí nghiệm, chưa đủ điều kiện để áp dụng ở qui mô công nghiệp, do vậy số công trình được đưa vào áp dụng thực tiễn rất hạn chế.
- Thực tế cho thấy nhiều kết quả nghiên cứu khoa học từ các đề tài được nghiệm thu chưa được khai thác sử dụng một cách có hiệu quả.
- Việc gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh chưa tốt.
- Do vậy hiện nay đòi hỏi cần phải có một đơn vị trung gian để phối hợp trường đại học với cơ sở MBA – Le Ba Vuong 2013 5 sản xuất.
- cần phải có một mô hình để gắn kết hoạt động nghiên cứu khoa học với chuyển giao công nghệ và ứng dụng công nghiệp.
- Tại mỗi trường đại học của Việt Nam đều có các bộ phận chuyên trách về các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (phòng KH-CN, các Trung tâm nghiên cứu.
- Tuy nhiên sự gắn kết giữa các đơn vị này nhằm mục tiêu thúc đẩy và nâng cao hiệu quả các quá trình chuyển giao công nghệ là rất yếu kém.
- Họ chưa thực sự đóng vai trò đồng hành và hỗ trợ các nhà khoa học trong các hoạt động nghiên cứu, ươm tạo và chuyển giao.
- Hậu quả là khả năng ứng dụng của các công trình khoa học rất thấp, do chỉ bó hẹp trong phạm vi các cơ sở NCKH thuần tuý nên năng lực tiếp thị, khả năng kiểm soát quá trình triển khai yếu, dẫn đến các nhóm nghiên cứu không dám mạo hiểm phát triển tiếp đến giai đoạn chuyển giao cho doanh nghiệp thông qua các hợp đồng CGCN.
- Hoạt động lao động sản xuất, chuyển giao công nghệ vì thế không mang tính chuyên nghiệp, không thể cạnh tranh.
- Bên cạnh đó, nhận thức ở tầm vĩ mô về tầm quan trọng của các hoạt động NCKH và CGCN đối với các trường đại học cũng như việc phá bỏ các rào cản trong việc triển khai các hoạt động CGCN ở nước ta còn hạn chế.
- Chúng ta chưa có được các cơ chế, chính sách mang tính đột phá để khuyến khích các nhà khoa học và huy động nguồn lực của xã hội tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, ươm tạo và chuyển giao.
- Nhiều mô hình, nhiều cơ chế chính sách đã tạo ra bước phát triển mang tính đột phá hỗ trợ các trường đại học.
- Như vậy việc thay đổi mô hình của các tổ chức hiện đang đảm nhận chức năng triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm gắn chặt hơn các hoạt động này với nhu cầu của thị trường và nâng cao hiệu quả của chúng đang là yếu cầu mang tính cấp bách đối với các trường đại học của Việt Nam.
- Các trường đại học ở nước ngoài họ đang làm rất tốt việc này và chúng ta có thể học tập.
- Do vậy nghiên cứu để chắt lọc những điểm phù hợp về mô hình cũng như cơ chế là một trong những nội dung quan trọng của đề tài.
- Bên cạnh đó cũng cần triển khai nội dung nghiên cứu khảo sát hiện trạng mô hình tổ chức, quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại các trường đại học của Việt Nam để có những đề xuất về lộ trình đổi mới cho phù hợp với trình độ phát triển, nhất là về nhận thức, chất lượng công tác quản lý.
- 3.2 Quy trình các bƣớc triển khai các hoạt động nghiên cứu của đề tài: Như đã trình bày ở trên mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích đánh giá hiện trạng, đúc rút kinh nghiệm từ các mô hình thành công của nước ngoài đề tài đưa ra đề xuất mô hình tổ chức các hoạt động chuyển giao, thương mại hóa các sản phẩm khoa học - công nghệ chế tạo giàn khoan dầu khí phù hợp với điều kiện Việt Nam kèm theo các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quản của các hoạt động này.
- Các nội dung nghiên cứu được triển khai theo trình tự như sau.
- Tìm hiểu , nghiên cứu về mô hình cũng như cơ chế thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đang được áp dụng tại các trường đại học của nước ngoài.
- Song song với việc nghiên cứu các mô hình và cơ chế đang được áp dụng tại các trường đại học của nước ngoài, tôi đã triển khai công tác điều tra đánh giá thực trạng về mô hình tổ chức và cách thức triển khai các hoạt động chuyển giao công nghệ tại một số trường đại học kỹ thuật và công nghệ của Việt Nam.
- Thu thập dữ liệu về dự án chế tạo giàn khoan tự nâng 90m nước đã triển khai thành công tại công ty PVShipyard, qua đó đưa ra mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp và các trường đại học trong việc chuyển giao công nghệ chế tạo giàn khoan dầu khí.
- Kết quả của công trình nghiên cứu bao gồm: báo cáo khoa học, báo cáo tóm tắt của đề tài, kỹ yếu các báo cáo tham luận của Hội thảo MBA – Le Ba Vuong 2013 7 CHƢƠNG I: CÁC MÔ HÌNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TỪ CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐANG ĐƢỢC ÁP DỤNG TRÊN THẾ GIỚI Như đã trình bày ở trên để học tập kinh nghiệm từ các mô hình chuyển giao công nghệ đang được áp dụng từ các trường đại học trên thế giới, nhóm nghiên cứu đã tập hợp thông tin thu được từ các chuyến khảo sát Trung Quốc (năm 2008, chuẩn bị cho thành lập BKHoldings của đại học Bách khoa Hà Nội), cộng hòa Pháp và Đài loan (năm 2009) của nhóm nghiên cứu và các tài liệu về mô hình tại các trường đại học, viện nghiên cứu của Hàn Quốc1 và Nhật Bản2.
- Nội dung trình bày dưới đây là tóm tắt vê mô hình và các cơ chế thúc đẩy đang được áp dụng tại các quốc gia này 1.1- Mô hình tổ chức các hoạt động chuyển giao công nghệ tại các trƣờng đại học của Pháp: Trong các tài liệu (1), (2) chúng tôi đã đề cập chi tiết mô hình, cơ chế, chính sách được áp dụng tại các trường đại học của Pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
- Các nội dung dưới đây là tóm tắt chức năng, nguyên tắc hoạt động của một số tổ chức tham gia vào quy trình đưa sản phẩm khoa học – công nghệ từ trường đại học vào thực tiễn sản xuất.
- Có 5 đơn vị, tổ chức chủ yếu tham gia vào quá trình tạo giá trị, hỗ trợ và thúc đẩy hoạt chuyển giao công nghệ tại các trường đại học của Pháp.
- 1.1.1- Văn phòng sở hữu trí tuệ (Licensing Office): Hầu hết các trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế trên thế giới đều rất chú trọng đến vấn đề sở hữu trí tuệ (Intelectuel Proprety – IP) và đều có bộ phận chuyên trách về vấn đề này.
- Xác lập quyền sở hữu của trường đại học đối với các kết quả nghiên cứu khoa học được thực hiện trong phạm vi nhà trường.
- Hiệu trưởng các trường là người đại diện quyền sở hữu và là người kí các văn bản cho phép đưa vào khai thác các kết quả nghiên cứu.
- Tất cả các cá nhân tham gia vào quá trình xúc tiến chuyển giao công nghệ đều phải cam kết bảo mật thông tin về các bí quyết công nghệ.
- Cao Tô Linh: Nghiên cứu về chuyển giao công nghệ, phát minh giữa trường đại học và doanh nghiệp tại Hàn Quốc.
- Báo cáo tại hội thảo “Mô hình và cơ chế phát triển doanh nghiệp tại các trường đại học Việt Nam”.
- 2 Xem Nguyễn Vân Anh: Mô hình phát triển mạng lưới liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học tại Nhật Bản.
- MBA – Le Ba Vuong 2013 8 đồng về bảo mật thông tin thường được kí kết trước khi bắt đầu đàm phán các điều khoản chuyển giao công nghệ.
- Nguồn thu từ các hợp đồng chuyển giao công nghệ sau khi trừ các khoản chi phí được phân chia giữa nhà trường, phòng thí nghiệm nơi kết quả nghiên cứu được thực hiện và cá nhân các nhà khoa học tham gia trực tiếp vào quá trình nghiên cứu.
- Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các đơn vị tham gia quá trình chuyển giao công nghệ trong trƣờng đại học Văn phòng sở hữu trí tuệ là nơi hỗ trợ các nhà khoa học, các phòng thí nghiệm tiến hành các thủ tục đang kí các phát minh sáng chế, các giải pháp hữu ích, xác lập quyền sở hữu trí tuệ của nhà trường đối với các sản phẩm khoa học – công nghệ.
- Đây cũng là nơi lưu trữ, giới thiệu các sản phẩm khoa học công nghệ của nhà trường với các khách hàng bên ngoài.
- Ngày nay, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều trang thông tin điện tử được thiết lập với sự hợp tác tham gia của nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nhằm tập hợp và giới thiệu với cộng đồng kinh tế xã hội những sản phẩm khoa học T R Ừ Ơ N G Đ Ạ I H Ọ C Hệ thống kinh tế - xã hội vùng và quốc gia DOANH NGHIỆP CỦA NHÀ TRƯỜNG Văn phòng sở hữu trí tuệ (TLO) Trung tâm tạo giá trị Vườn ươm doanh nghiệp Hệ thống các doanh nghiệp đại học Hệ thống các công viên khoa học MBA – Le Ba Vuong 2013 9 – công nghệ đang nắm giử của các trường và viện.
- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc tìm kiếm và thương mại hóa các sản phẩm khoa học – công nghệ.
- Trang thông tin này đang lưu trữ 800 kết quả nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
- 1.1.2- Trung tâm tạo giá trị (Cellule de Valorisation): Đây là tổ chức được thành lập rất gọn nhẹ trực thuộc bộ phận quản lý khoa học của các trường đại học.
- Trung tâm tạo giá trị được thành lập nhằm mục tiêu hỗ trợ các phòng thí nghiệm tăng hiệu quả quá trình chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất.
- Trung tâm có nhiệm vụ tìm kiếm, tuyển chọn từ các phòng thí nghiệm các đề tài, dự án nghiên cứu đã được nghiệm thu ở giai đoạn nghiên cứu cơ bản và có tiềm năng ứng dụng cao để đưa vào ươm tạo, nâng cao giá trị và chuyển giao vào thực tiễn với các nhiệm vụ cụ thể sau.
- Tư vấn xây dựng hồ sơ tìm kiếm nguồn tài trợ của chính phủ, các tổ chức quốc tế, các cấp chính quyền địa phương nhằm hoàn thiện công nghệ đến quy mô công nghiệp để có thể thương mại hoá hoặc chuyển giao sang giai đoạn ươm tạo doanh nghiệp.
- Tư vấn về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thương thảo các hợp đồng chuyển giao công nghệ.
- Ví dụ trong khuôn viên của trường đại học tổng hợp Bourgogne3 ở thành phố Dijon có đến 7 trung tâm tạo giá trị, trong đó có trung tâm Synerjinov4.
- Trung tâm chỉ có 3 nhân viên, trong đó có 2 nhân viên phụ trách 2 lĩnh vực : công nghệ thực 3 Xem trang thông tin www.u-bourgogne.fr 4 Xem trang thông tin www.synerjinov.com MBA – Le Ba Vuong 2013 10 phẩm và công nghệ y sinh, còn nhân viên thứ 3 đảm trách các vấn đề về luật pháp (sở hữu trí tuệ và thương thảo hợp đồng).
- Dưới đây là quy trình tuyển chọn và tạo giá trị cho các dự án sản phẩm khoa học – công nghệ được thực hiện tại trung tâm Synerjinov.
- Tuyển chọn từ các phòng thí nghiệm trong phạm vi phụ trách của Trung tâm các đề tài dự án đã nghiệm thu ở giai đoạn nghiên cứu cơ bản.
- Nghiên cứu thị trường  Thiết kế lại kiểu dáng công nghiệp, bao gói sản phẩm  Sản xuất thử nghiệm  Tìm kiếm khách hàng, xây dựng và thương thảo các hợp đồng thưong mại hoặc hỗ trợ các nhóm hoàn thiện hồ sơ chuyển sang giai đoạn ươm tạo doanh nghiệp 1.1.3- Vƣờn ƣơm doanh nghiệp (Incubateur): Tại đầu ra của các Trung tâm tạo giá trị các sản phẩm khoa học – công nghệ hoặc được đem bán hoặc chủ dự án phát

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt