« Home « Kết quả tìm kiếm

Mô hình và cơ chế thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ chế tạo giàn khoan dầu khí


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Mô hình và cơ chế thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ chế tạo giàn khoan dầu khí.” Tác giả luận văn: Lê Bá Vương Khóa: 2010-2012.
- Trần Văn Bình Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Công ty cổ phần chế tạo giàn khoan dầu khí đã chế tạo thành công giàn khoan tự nâng và đã bàn giao giàn khoan tự nâng 90m nước cho chủ đầu tư VietsovPetro đánh dấu một mốc quan trọng cho một dự án cơ khí trọng điểm của nhà nước.
- Sự kiện này đã chính thức đưa Việt Nam trở thành một trong số ít các nước trên thế giới có thể chế tạo được giàn khoan tự nâng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Để thực hiện thành công dự án này công ty PVShipyard đã mua thiết kế cơ sở ( basic design ) giàn khoan từ đối tác nước ngoài LeTourneau của Mỹ , thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài trong hạng mục thiết kế, giám sát, quản lý dự án.
- PVShipyard đã đào tạo đội ngũ kỹ sư từng bước làm chủ công nghệ thiết kế , thi công , chế tạo giàn khoan tự nâng.
- Mua vật tư , trang thiết bị cho giàn khoan từ các công ty nước ngoài đã khiến giá thành giàn khoan của Việt Nam cao và khó có khả năng cạnh tranh được với các đối thủ chế tạo giàn khoan của nước ngoài như Rowan , PPL , Keppel của singapore.
- Chính vì vậy, chuyển giao công nghệ chế tạo giàn khoan tự nâng có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành chế tạo giàn khoan nói riêng và lĩnh vực cơ khí nói chung của tập đoàn.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra các mô hình chuyển giao công nghệ chế tạo giàn khoan dầu khí phù hợp với tình hình thực tế dự án đang triển khai ở công ty, qua đó giúp cho công ty từng bước làm chủ thiết kế cơ sở , thiết kế chi tiết , nội địa hóa trang thiết bị , vật tư tiêu hao , vật tư chế tạo...Làm chủ được công nghệ chế tạo giúp công ty khẳng định thương hiệu, giảm giá thành sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành trong khu vực và thế giới.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu : Công tác chuyển giao công nghệ của dự án chế tạo giàn khoan tự nâng 90m nước tại PVShipyard.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chuyển giao công nghệ chế tạo giàn khoan tự nâng 90m nước, đặc biệt chú trọng đến các mô hình chuyển giao công nghệ từ các trường đại học đang được áp dụng trên thế giới.
- c) Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả - Chương I: Các mô hình chuyển giao công nghệ từ các trường đại học đang được áp dụng trên thế giới và trong nước.
- Chương II: Thực trạng các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của dự án chế tạo giàn khoan tự nâng 90m nước.
- Chương III: Trên cơ sở các nội dung phân tích ở Chương 2 luận văn đề xuất các mô hình và cơ chế thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ chế tạo giàn khoan dầu khí.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Ðề tài nghiên cứu dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với những kiến thức đã học đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP chế tạo giàn khoan dầu khí.
- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như: thống kê, phân tích, mô hình hóa, dự báo để phân tích đánh giá và đưa ra các mô hình chuyển giao công nghệ.
- Mô hình và cơ chế thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ chế tạo giàn khoan dầu khí” đã thực hiện các nội dung sau.
- Hệ thống hóa những mô hình chuyển giao công nghệ trong nước và trên thế giới.
- Vận dụng những lý thuyết cơ bản của mô hình chuyển giao công nghệ để phân tích tòan cảnh về, những điểm mạnh, điểm yếu trong việc chuyển giao công nghệ của Công ty CP chế tạo giàn khoan dầu khí - Dựa vào những lý luận khoa học để xây dựng mô hình và cơ chế thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ của Công ty và những giải pháp thực hiện

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt