« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Quảng Ninh


Tóm tắt Xem thử

- VŨ QUANG TÙNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.
- Nội dung được trình bày trong luận văn về đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Quảng Ninh” (ACB1- Quảng Ninh) là nghiên cứu của tác giả, chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
- Rủi ro tín dụng là một đề tài không còn mới, nhưng vẫn là đề tài rất “thời sự”.
- KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG .
- Tổng quan về tín dụng và tín dụng ngân hàng .
- Khái niệm tín dụng.
- Đặc điểm của tín dụng.
- Tín dụng ngân hàng.
- Phân loại tín dụng ngân hàng.
- Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng .
- Khái niệm rủi ro tín dụng.
- Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng.
- Phân loại rủi ro tín dụng.
- Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng.
- Quản trị rủi ro tín dụng.
- Các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng.
- 20 TÓM TẮT CHƯƠNG CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰCTRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI ACB QUẢNG NINH .
- Phân tích hoạt động tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ACB .
- Phân tích hoạt động tín dụng của ACB.
- Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ACB.
- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Quảng Ninh .
- Phân tích hoạt động tín dụng cuả ACB Quảng Ninh.
- Phân tích hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Quảng Ninh.
- Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Quảng Ninh.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ACB Quảng Ninh.
- 60 TÓM TẮT CHƯƠNG CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI ACB QUẢNG NINH .
- Ý nghĩa của hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng đối với ACB Quảng Ninh .
- Nghiên cứu một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Quảng Ninh .
- Nhóm các giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng.
- Các giải pháp xử lý rủi ro tín dụng.
- 80 TÓM TẮT CHƯƠNG KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO ivDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu NHNN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam KPP: Kênh phân phối (Hội sở, Chi nhánh, Phòng giao dịch, Trung tâm kinh doanh trực thuộc ngân hàng) CA: Cán bộ phân tích tín dụng RA: Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp PFC: Chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân QĐ 493: Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày của NHNN QĐ 18: Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày của NHNN QĐ 780: Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 2/04/2012 của NHNN QTRR: Quản trị rủi ro CRM: Quản trị rủi ro tín dụng TCTD: Tổ chức tín dụng TCKT: Tổ chức kinh tế TSĐB: Tài sản đảm bảo HASTC: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội BASEL: Ủy ban về giám sát nghiệp vụ ngân hàng CTG: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam EIB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam MB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội STB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn Thương tín TCB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam VCB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam vDANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU Danh mục sơ đồ Sơ đồ: 1.2.5.1.
- Quá trình cấp tín dụng Sơ đồ: 1.2.5.2.
- Quá trình quản trị rủi ro tín dụng Danh mục bảng Bảng 2.1.2.
- Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng Bảng 2.3.1.
- Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng Bảng 2.4.2.1.
- Cơ sở lý luận việc lựa chọn đề tài: Trong 4 nhóm hoạt động của ngân hàng (Hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, hoạt động khác) thì hoạt động tín dụng là hoạt động chính, quan trọng nhất, mang lại thu nhập và có tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của ngân hàng.
- Hoạt động tín dụng (nói cụ thể chất lượng hoạt động tín dụng hay rủi ro tín dụng) ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng.
- Rủi ro tín dụng có tính dây truyền, gây hậu quả khá nặng nề và dai dẳng, không chỉ đối với kinh tế mà còn đến cả xã hội và chính trị.
- Nhận thức được rủi ro tín dụng, đo lường, kiểm soát và có những biện pháp tốt quản trị rủi ro tín dụng là việc rất quan trọng đối với hoạt động quản trị ngân hàng.
- Rủi ro tín dụng vừa là nguyên nhận trực tiếp vừa là nhân tố kích thích khiến cho khủng hoảng tài chính ở Mỹ ngày càng nghiêm trọng (từ một ngân hàng đến nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính đến các doanh nghiệp và lan từ Mỹ sang các nước khác ở Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á).
- (c) Tại ACB: Chi nhánh Quảng Ninh là KPP của ACB trên địa bàn Quảng Ninh đang tiến hành các hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động tín dụng và luôn luôn phải đối mặt với các rủi ro tín dụng.
- Tại ACB Quảng Ninh quá hạn từ năm 2008 đã tăng lên trên 5% tổng dư nợ, vì thế, quản trị rủi ro tín dụng ngày trở lên quan trọng và cấp thiết.
- Vì vậy, việc nghiên cứu một một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong ACB Quảng Ninh là hết sức thiết thực.
- Mục đích nghiên cứu • Hệ thống hóa những nội dung lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng.
- Phân tích thực trạng tín dụng và hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Quảng Ninh • Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp thực tế để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ACB Quảng Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu • Tác giả phân tích hoạt động tín dụng và quản trị rủi tín dụng tại ACB nói chung và ACB Quảng Ninh nói riêng.
- Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, điều tra, kết hợp với quy trình, nghiệp vụ liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng tại ACB.
- Thu thập dữ liệu • Sử dụng dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp từ các quy trình nghiệp vụ tín dụng của ACB và các tổ chức tín dụng trong nước.
- Ý nghĩa của luận văn • Nâng cao nhận thức và hiểu biết về tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại nói chung và ACB nói riêng • Để ngân hàng có cái nhìn trực diện và bao quát về thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng hiện nay và thấy được những hạn chế và yếu kém còn tồn tại.
- Định hướng ngân hàng theo phương thức quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, đáp ứng các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB nói chung và ACB Quảng Ninh nói riêng.
- Hạn chế của Luận văn • Do đặc thù bảo mật thông tin của quản trị rủi ro tín dụng nên luận văn còn tồn tại nhiều hạn chế như là hạn chế về tính minh bạch mặt số liệu thống kê của chính Ngân hàng và hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu các tiêu chuẩn Quốc tế.
- Hạn chế về mặt thời gian thực hiện cùng như nguồn tài liệu nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng đã gây ra những khó khăn nhất định cho tác giả trong việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp.
- Kết cấu của Luận văn Luận văn được kết cấu như sau Mở đầu • Chương 1: Khái quát về tín dụng ngân hàng và quản trị rủi ro tín dụng • Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và hoạt động quản trị tín dụng tại ACB Quảng Ninh • Chương 3: Một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Quảng Ninh.
- KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG Trong chương này, luận văn sẽ trình bày những kiến thức cơ bản về.
- Tín dụng và tín dụng ngân hàng • Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng 1.1.
- Tổng quan về tín dụng và tín dụng ngân hàng 1.1.1.
- Khái niệm tín dụng Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa bên giao tài sản và bên nhận tài sản, trong đó bên giao chuyển giao tài sản cho bên nhận sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên nhận có nghĩa vụ hoàn trả vô điều kiện tài sản và lợi ích từ tài sản khi đến hạn thanh toán.
- Đặc điểm của tín dụng - Tín dụng là một giao dịch về tài sản trên nguyên tắc có hoàn trả và có thời hạn nhất định được thỏa thuận trước khi thực hiện giao dịch.
- Tín dụng là hoạt đông mang tính kinh doanh.
- Tín dụng là giao dịch có đảm bảo, tức là bên nhận phải có biện pháp để bảo đảm cho việc hoàn trả của mình (như cầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba) 1.1.3.
- Tín dụng ngân hàng9 Đây là hoạt động của ngân hàng trong đó ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết tài chính trong một thời gian nhất định theo 9 Trong luận văn này tín dụng sẽ được hiểu là tín dụng ngân hàng.
- Do đó rủi ro tín dụng được hiểu là rủi ro tín dụng ngân hàng 6nguyên tắc các hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tín dụng khác.
- Tín dụng không đồng nghĩa với cho vay, cho vay chỉ là một loại hình chủ yếu của tín dụng trong hoạt động của các TCTD.
- Vì thế, quản trị rủi ro tín dụng ngoài quản trị rủi ro của hoạt động cho vay còn phải các hoạt động khác như bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán.
- Phân loại tín dụng ngân hàng Tín dụng được phân thành nhiều loại khác nhau dựa vào tiêu thức phân loại và mục đích nghiên cứu.
- Các tiêu thức phân loại thường dùng là thời gian, mục đích, biện pháp bảo đảm, hình thức tài sản giao dịch, cách thức giao dịch tài sản, phương pháp hoàn trả, hình thức cấp tín dụng.
- và một số tiêu thức không bao quát hết các loại tín dụng.
- Trên thực tế, để phân loại và liệt kê tất cả các loại tín dụng người ta phải kết hợp nhiều tiêu thức.
- Trước hết theo hình thức thể hiện, tín dụng được chia thành: Cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán và bảo lãnh ngân hàng.
- Cho vay: là một hình thức tín dụng theo đó bên cho vay (Ngân hàng) giao cho Bên vay (khách hàng) một khoản tiền (tiền gốc) để sử dụng và mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
- Cho thuê tài chính là việc cấp tín dụng trung hạn, dài hạn (bên thuê nhận tài sản, bên cho thuê được hoàn trả bằng tiền gốc và lãi trong thời gian nhất định) trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính và phải có một trong các điều kiện sau đây.
- Theo quy định hiện hành tại Việt nam thì các ngân hàng không được trực tiếp thực hiện hoạt động tín dụng này mà chỉ được thực hiện gián tiếp, tức là lập công ty trực thuộc để chuyển thực hiện hoạt động cho thuê tài chính dưới dạng Công ty thuê tài chính.
- Bao thanh toán: là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
- Bao thanh toán có thể chia là bao thanh toán có truy đòi hoặc không truy đòi, bao thanh toán cho người mua hoặc bao thanh toán cho người bán, bao thanh toán xuất khẩu hoặc bao thanh toán trong nước - Bảo lãnh ngân hàng: là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết.
- khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.
- Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng 1.2.1.
- Khái niệm rủi ro tín dụng - Rủi ro tín dụng được nhìn nhận trên hai khía cạnh: (1) các tổn thất phát sinh đối với Ngân hàng khi cấp tín dụng, rủi ro tín dụng là việc đã xảy ra, thực tế ngân hàng hàng đã chịu mất mát và tổn thất .
- Theo khía cạnh này thì giải pháp quản trị rủi ro tín dụng sẽ thiên về việc khắc phục và xử lý rủi ro.
- (2) khả năng xảy ra các tổn thất đối với Ngân hàng khi cấp tín dụng, rủi ro tín dụng là việc chưa xảy ra, 8mà chỉ có khả năng xảy ra trong tương lai.
- Trên thực tế, rủi ro tín dụng chỉ xảy ra khi ngân hàng (bên cấp tín dụng) đã cam kết hoặc đã thực hiện việc cấp tín dụng thông qua hợp đồng cấp tín dụng đã được ký kết với khách hàng (bên được cấp tín dụng).
- Từ các lập luận trên, tác giả đưa ra khái niệm rủi ro tín dụng như sau.
- Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng hoặc đã xảy ra đối với bên cấp tín dụng khi đã cam kết hoặc đã thực hiện việc cấp tín dụng cho bên được cấp tín dụng.
- Rủi ro tín dụng xuất phát từ việc bên được cấp tín dụng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ đúng hạn các nghĩa vụ (chủ yếu là nghĩa vụ tài chính) đối với bên cấp tín dụng theo thỏa thuận giữa các bên trước đó trong hợp đồng cấp tín dụng.
- Rủi ro tín dụng được xem xét trong cả quá trình tín dụng 11(trước, trong và sau khi cấp tín dụng) và trên cả hai khía cạnh khả năng xảy ra tổn thất và các tổn thất đã xảy ra đối với bên cấp tín dụng.
- Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Trong một khoản tín dụng thì có một hoặc một số nguyên nhân gây ra rủi ro.
- Việc phân tích các nguyên nhân rủi ro tín dụng cho phép nhà quản trị lựa chọn các biện pháp, công cụ quản trị thích hợp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng.
- Về nguyên tắc, bất kể điều gì ảnh hưởng đến khả năng (quy mô của nguồn trả nợ và ý thức sẵn sàng trả nợ của khách hàng) thực hiện nghĩa vụ tài chính của khách hàng đối với ngân hàng hoặc cam kết của ngân hàng với khách hàng thì đều là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.
- Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng có các nhóm nguyên nhân như sau: a.
- Nhóm nguyên nhân xuất phát từ ngân hàng 11 Quá trình tín dụng là quá trình diễn ra kể từ khi một hồ sơ tín dụng được khách hàng đề nghị cấp tín dụng và được ngân hàng tiếp nhận hồ sơ đến khi khoản cấp tín dụng được thanh lý.
- 9- Chính sách tín dụng không chặt chẽ, lới lỏng quá mức (trong thời gian tăng trưởng tín dụng “quá nóng”) các điều kiện cấp tín dụng và chấp nhận rủi ro cao.
- Chính sách tập trung cấp tín dụng quá nhiều vào một ngành nghề, lĩnh vực, địa phương có nhiều rủi ro như ngành nông nghiệp, lĩnh vực bất động sản, khu vực miền núi nông thôn.
- Quy trình, thủ tục trong quá trình cấp tín dụng không chặt chẽ, không rõ ràng tạo ra nhiều kẽ hở cho khách hàng và nhân viên lợi dụng.
- Trình độ, kinh nghiệp và sự hiểu biết của cán bộ, nhân viên thẩm định và phê duyệt tín dụng còn hạn chế như việc không đánh giá hết rủi ro và dẫn đến không đưa ra được các biện pháp tốt ngăn chặn rủi ro của hồ sơ tín dụng, cũng như không loại trừ những hồ sơ xấu.
- Định giá tài sản bảo đảm quá cao, không nhận thức đúng về tính pháp lý và thanh khoản của TSBĐ - Không giám sát, kiểm tra kịp thời các hồ sơ tín dụng đã thực hiện.
- Hệ thống kiểm toán nội bộ hoạt động không hiệu quả không phát hiện và đề xuất xử lý kịp thời các khoản cấp tín dụng có vấn để - Phân quyền phê duyệt tín dụng quá lớn và phê duyệt tín dụng phân tán.
- Không bảo đảm tính độc lập và khách quan giữa việc thẩm định và ra quyết định tín dụng - Ngân hàng gặp khó khăn về tài chính dẫn đến không nguồn vốn để cấp tín dụng phải ngừng cấp tín dụng cho khách hàng hoặc cấp tín dụng với giá cao, điều kiện chặt chẽ, hoặc phải thu hồi các khoản trước hạn tín dụng đã cấp hoặc không đủ khả năng thực hiện các cam kết với khách hàng.
- Khách hàng không đủ tư cách pháp lý trong quan hệ tín dụng với ngân hàng.
- Khách hàng không tiêu thụ được sản phẩm không có nguồn trả nợ và gây ra rủi ro tín dụng.
- Mặt khác, khủng hoảng kinh tế sẽ làm rủi ro tín dụng tăng cao do việc xử lý nợ xấu khó khăn hơn vì các thị trường tài sản (đặc biệt là thị trường bất động sản suy giảm.
- cũng hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, ảnh hưởng đến nguồn trả nợ của khách hàng và gây ra rủi ro tín dụng - Sự thay đổi đột ngột các chính sách điều hành của chính phủ (kể cả chính sách kinh tế về thuế, tỷ giá, lãi suất

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt