« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Quảng Ninh


Tóm tắt Xem thử

- 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Tên đề tài: Nghiên cứu một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Quảng Ninh (ACB Quảng Ninh) Họ và tên tác giả : Vũ Quang Tùng Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh khóa: 2011A Người hướng dẫn : PGS.TS.
- Lý do chọn đề tài Trong 4 nhóm hoạt động của ngân hàng (Hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, hoạt động khác) thì hoạt động tín dụng là hoạt động chính, quan trọng nhất, mang lại thu nhập và có tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của ngân hàng.
- Hoạt động tín dụng (nói cụ thể chất lượng hoạt động tín dụng hay rủi ro tín dụng) ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng và xa hơn nữa, thông qua sự ảnh hưởng đối một ngân hàng, nó thậm trí có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, các nền kinh tế.
- Rủi ro tín dụng có tính dây truyền, gây hậu quả khá nặng nề và dai dẳng, không chỉ đối với kinh tế mà còn đến cả xã hội và chính trị.
- Nhận thức được rủi ro tín dụng, đo lường, kiểm soát và có những biện pháp tốt quản trị rủi ro tín dụng là việc rất quan trọng đối với hoạt động quản trị ngân hàng.
- Là chi nhánh của ACB trên địa bàn Quảng Ninh đang tiến hành các hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động tín dụng và luôn luôn phải đối mặt với các rủi ro và không thể loại trừ.
- Vấn đề quan trọng là ACB Quảng Ninh có xác định được rủi ro hay không và có đưa ra được các biện pháp quản trị tốt rủi ro này không, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.
- Cũng như hầu hết các Ngân hàng ở Việt Nam, dù gần đây có nhiều tiến bộ trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, nhưng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của ACB nói chung và ACB Quảng Ninh nói riêng vẫn chưa hoàn thiện và chưa thực sự theo kịp thực tế.
- Tại Quảng Ninh nợ xấu từ năm 2008 đã tăng lên trên 5% tổng dư nợ, và đang có xu hướng tăng hơn nữa, vì thế, quản trị rủi ro tín dụng ngày trở thành công tác quan trọng và cấp thiết.
- Nghiên cứu một một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Quảng Ninh là hết sức thiết thực.
- Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu • Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng.
- 2• Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản trị tín dụng tại ACB Quảng Ninh • Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Quảng Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu • Vấn đề nghiên cứu là hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ACB Quảng Ninh và các phòng giao dịch trực thuộc • Nghiên cứu các công cụ và giải pháp theo khuôn khổ các nguyên tắc và khuyến nghị của Ủy ban Basel về Giám sát nghiệp vụ Ngân hàng và tham khảo thực tiễn một số ngân hàng thương mại trong nước và một số ngân hàng lớn khác trên thế giới.
- Nội dung của luận văn Luận văn được kết cấu như sau Phần mở đầu • Chương 1: Khái quát về tín dụng ngân hàng và quản trị rủi ro tín dụng • Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và hoạt động quản trị tín dụng tại ACB Quảng Ninh • Chương 3: Một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Quảng Ninh.
- Phần Kết luận Tóm tắt nội dung chính của luận văn Luận văn đã tập trung vào nghiên cứu những vấn đề lý thuyết liên quan hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng, tìm hiểu các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại ACB, tham khảo các khuyến nghị của Ủy ban Basel, các chuẩn mực quốc tế và của Ngân hàng Nhà nước về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.
- Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo tính khả thi, tính khoa học và phù hợp với định hướng phát triển của ACB, tuân theo những chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
- Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, kết hợp với quy trình, nghiệp vụ và tham khảo ý kiến một số bộ phận chức năng liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng tại ACB.
- Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng.
- Rủi ro tín dụng rất phức tạp và đa dạng.
- Rủi ro tín dụng bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
- Hậu quả của rủi ro tín dụng gây ra thường rất nặng nề, không những làm giảm thu nhập, thất thoát vốn, tổn hại đến uy tín và vị thế của 3ngân hàng mà rủi ro tín dụng còn có tác động ảnh hưởng dây truyền và ảnh hưởng đến sự tồn tại của cả hệ thống ngân hàng và sức khỏe của toàn bộ nền kinh tế.
- Ngân hàng là nguồn cung cấp tín dụng chính cho nền kinh tế, nếu nền kinh tế gặp khó khăn thì ngân hàng gặp khó khăn đến từ những khoản nợ xấu.
- Rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, đặc biệt trong giai đoạn các Ngân hàng đang đua nhau mở rộng mạng lưới và quy mô hoạt động kinh doanh làm cho tình hình cạnh tranh thêm quyết liệt thì mức độ của rủi ro tín dụng ngày càng cao và còn đặc biệt hơn nữa khi nền kinh tế Việt nam đang lâm vào thời gian suy thoái khá lâu, chí phí cho nguồn tín dụng ngày càng lớn.
- Các ngân hàng ngày ngày phải đối mặt với các khoản nợ xấu ngày càng tăng.
- Trước tình hình đó đòi hỏi ACB nói chung và ACB Quảng Ninh nói riêng phải hành động nhanh chóng áp dụng các giải pháp, các công cụ đo lường chuẩn mực, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng, nhánh chóng xử lý nợ quá hạn để đưa nguồn tín dụng quay lại nền kinh tế, giúp ngân hàng tăng khả năng sinh lời và đồng thời nâng cao uy tín của ACB nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung Thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ACB và của ACB Quảng Ninh trong thời gian qua cho thấy, ngân hàng đã và đang tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.
- Qua nghiên cứu trên hai mặt lý luận và thực tiễn, cho thấy quản trị rủi ro tín dụng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững và tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh đặc thù của ngân hàng.
- Tuy nhiên tại các ngân hàng Việt Nam nói chung và ACB nói riêng, quản trị rủi ro tín dụng mặc dù đã nhận được sự quan tâm và đầu tư thích đáng của Chính phủ, NHNN, các cấp thẩm quyền và bản thân chính các ngân hàng nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thực tế.
- Với đề tài” Nghiên cứu một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Quảng Ninh” tác giả đã đi sâu nghiên cứu về hoạt động tín dụng, phân tích thực trạng và công tác quản trị rủi ro tín dụng, tìm hiểu các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại ACB và ACB Quảng Ninh, kết hợp với chính kinh nghiệm thực tế của tác giả trong nhiều năm làm tín dụng.
- Trên cơ sở đó, nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng với tính khả thi cao cho ACB Quảng Ninh và phù hợp với định hướng phát triển của ACB, tuân theo những chuẩn mực và thông lệ quốc tế

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt