« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại cục thuế Nam Định


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN VĂN TIẾN MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- 1CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ.
- Những vấn đề cơ bản về thanh tra, kiểm tra thuế .
- Khái niệm thanh tra, kiểm tra thuế.
- Đặc điểm của thanh tra, kiểm tra thuế .
- Mục tiêu của thanh tra, kiểm tra thuế .
- Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra thuế .
- Hình thức, nội dung, quy trình, phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế .
- Các hình thức thanh tra, kiểm tra thuế .
- Nội dung thanh tra, kiểm tra thuế .
- Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế .
- Phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế .
- Thanh tra, kiểm tra thuế trong cơ chế tự khai, tự nộp .
- Chức năng thanh tra, kiểm tra thuế trong cơ chế tự khai, tự nộp.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong cơ chế tự khai, tự nộp hiện nay .
- Kinh nghiệm về thanh tra, kiểm tra thuế ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .
- Bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước trên thế giới về công tác thanh tra, kiểm tra thuế .
- Khả năng vận dụng vào hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tại Việt Nam .
- Kết luận CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ Ở CỤC THUẾ NAM ĐỊNH.
- Chức năng của Phòng Thanh tra thuế .
- Chức năng của Phòng Kiểm tra thuế.
- Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế ở Cục Thuế Nam Định .
- Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế ở Cục Thuế Nam Định.
- Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra thuế ở Cục Thuế Nam Định .
- Kết luận CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ NAM ĐỊNH.
- Định hướng công tác quản lý thuế, công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế Nam Định .
- Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định năm Mục tiêu của Cục Thuế tỉnh Nam Định về quản lý thu ngân sách nhà nước và thanh tra, kiểm tra thuế giai đoạn .
- Một số giải pháp hoàn thiện nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế Nam Định .
- 91 PHỤ LỤC ivDANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Nam Định Bảng 2.2: Kết quả thu NSNN giai đoạn Bảng 2.3a: Biên chế công chức ngành thuế Nam Định Giai đoạn Bảng 2.3b: Biên chế công chức thanh tra, kiểm tra năm 2012 theo trình độ Bảng 2.3c: Tỷ lệ công chức thanh tra, kiểm tra trên tổng số công chức năm 2012 theo đơn vị Bảng 2.4: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế Bảng 2.5: Kết quả thanh tra tại trụ sở người nộp thuế Bảng 2.6: Kết quả kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế vDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NSNN HĐND UBND GTGT TNDN TTĐB TNCN Ngân sách nhà nước Hội đồng nhân dân Uỷ ban nhân dân Giá trị gia tăng Thu nhập doanh nghiệp Tiêu thụ đặc biệt Thu nhập cá nhân 1LỜI MỞ ĐẦU 1.
- mà trong đó công tác thanh tra, kiểm tra là một nội dung quan trọng, một trong những nhân tố quyết định bảo đảm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, góp phần hoàn thiện chính sách, phát luật thuế và thực hiện kiểm soát, điều tiết các hoạt động kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
- Trong đó có đóng góp không nhỏ của công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
- Bên cạnh những Người nộp thuế luôn phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức để duy trì, phát triển kinh doanh, chấp hành tốt pháp luật thuế cũng còn không ít Người nộp thuế có những thủ đoạn trốn thuế, tránh thuế của người nộp thuế tinh vi, phức tạp làm thất thu cho Ngân sách Nhà nước, để hạn chế tình trạng trên, trong những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế Nam Định luôn xác định là nhiệm vụ trọng tâm được tiến hành thường xuyên liên tục đạt hiệu quả.
- Tuy nhiên công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế Nam Định vần còn nhiều tồn tại, hạn chế chưa đáp ứng được như kỳ vọng.
- Xuất phát từ những hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế đề tài luận văn “ Một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế Nam Định” được nghiên cứu nhằm đưa ra thực trạng và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế Nam Định có ý nghĩa thiết thực, mang tính thời sự cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Mục tiêu tổng quát: Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế để từ đó nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thanh tra, kiểm tra thuế trong quản lý hành chính thuế.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Nam Định đặt trong tổng thể vấn đề quản lý thuế, phí và lệ phí với cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế.
- Nội dung: Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế đối với hồ sơ khai thuế của người nộp thuế và tại trụ sở người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- (Không bao gồm hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ cơ quan thuế.
- Dự kiến đóng góp của Luận văn: Luận văn nêu lên thực trạng, đánh giá phân tích thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Trên cơ sở đó, Luận văn nêu ra các giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế để từ đó nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Kết cấu luận văn: Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
- Chương 2: Phân tích thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Nam Định.
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Nam Định.
- 4CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ 1.1.
- Những vấn đề cơ bản về thanh tra, kiểm tra thuế: 1.1.1 Khái niệm thanh tra, kiểm tra thuế.
- Theo từ điển Tiếng Việt: “thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp” [3;882], thanh tra là “loại hình đặc biệt của kiểm tra” [3;19].
- Theo Giáo trình Quản lý thuế thì thanh tra thuế là “hoạt động kiểm tra của tổ chức chuyên trách làm công tác kiểm tra của cơ quan thuế đối với đối tượng thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi trái pháp luật”.
- Về khái niệm kiểm tra, theo từ điển Tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” [4;523].
- Theo từ điển Luật học, kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn nói chung hay một công tác cụ thể được giao để đánh giá, nhận xét…” [5.
- Theo Giáo trình Quản lý thuế, “Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá” [1;411].
- Tổng hợp các quan niệm trên có thể hiểu: Kiểm tra thuế là hoạt động xem xét, đánh giá của cơ quan thuế các cấp đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân chịu sự quản lý trong việc thực hiện pháp luật về thuế, phí và lệ phí (gọi chung là thuế).
- Thanh tra thuế và kiểm tra thuế có những điểm giống nhau sau.
- Về mục đích: Thanh tra, kiểm tra thuế đều là nội dung quan trọng của quản lý thuế.
- Về chủ thể: Chủ thể thanh tra thuế, kiểm tra thuế là cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, thường là cơ quan thuế.
- Về đối tượng: Đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
- Về nội dung: Thanh tra, kiểm tra thuế là kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế.
- Về phương pháp: Thanh tra, kiểm tra thuế đều phải xem xét hoạt động thực tế của đối tượng để phát hiện, phân tích, đánh giá thực trạng đối tượng một cách chính 6xác, khách quan, làm rõ đúng, sai, chỉ rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục, xử lý vi phạm.
- Ngoài ra, hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế không chỉ được thực hiện ở một giai đoạn trong hoạt động quản lý thuế mà nó được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quản lý thuế.
- Tuy nhiên, giữa thanh tra và kiểm tra thuế cũng có sự khác nhau nhất định.
- Thứ nhất, chủ thể của thanh tra thuế không đồng nhất với đối tượng thanh tra thuế nhưng chủ thể kiểm tra thuế có thể không đồng nhất hoặc đồng nhất với đối tượng kiểm tra, chẳng hạn tự kiểm tra nội bộ thì chủ thể và đối tượng kiểm tra đồng nhất.
- Kiểm tra thuế là hoạt động trung tính, có thể là hoạt động quyền lực của cơ quan quản lý Nhà nước có thể chỉ là hoạt động quản lý đơn thuần.
- -Thứ ba, nội dung hoạt động thanh tra thuế thường là kiểm tra ở giai đoạn sau, khi các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh.
- Nội dung kiểm tra thuế thường là những vấn đề hiện tại, dễ nhận biết.
- Tất nhiên, nội dung kiểm tra thuế bao gồm cả những nội dung cụ thể của kiểm tra trước, kiểm tra trong và kiểm tra sau khi các hoạt động kinh tế phát sinh.
- Thứ tư, do mức độ nghiêm trọng của sự việc cần thanh tra, nên thời gian để tiến hành một cuộc thanh tra thuế thường dài hơn một cuộc kiểm tra thuế.
- Từ những phân tích trên, có thể rút ra nhận xét sau: Thanh tra thuế và kiểm tra thuế mặc dù có những điểm khác nhau nhưng đều là hoạt động không thể thiếu trong công tác quản lý thuế.
- Việc phân biệt thanh tra thuế và kiểm tra thuế không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành để tránh chồng chéo giữa thanh tra và kiểm tra, giảm phiền hà cho các tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế.
- 1.1.2 Đặc điểm của thanh tra, kiểm tra thuế: Thứ nhất, đối tượng và nội dung thanh tra, kiểm tra thuế rộng, bao gồm mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật thuế, được tiến hành 7ở tất cả các giai đoạn: đăng ký, kê khai, nộp thuế và trên mọi sắc thuế của người nộp thuế.
- Thứ hai, thanh tra, kiểm tra thuế là công tác khó khăn, phức tạp vì đụng chạm trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người nộp thuế.
- Để bảo vệ lợi ích vật chất của mình, che giấu các hành vi trốn thuế, người nộp thuế thường tìm mọi biện pháp cản trở, gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế.
- Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra thuế đòi hỏi cao về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế.
- Người cán bộ thuế ngoài việc phải nắm chắc các luật thuế, còn phải am hiểu chế độ kế toán, các chuẩn mực kế toán, pháp luật thuế, kỹ năng tin học, kỹ năng đánh giá rủi ro và phải nắm bắt được bản chất các hoạt động kinh tế của đối tượng thanh tra, kiểm tra mới có thể xác định đúng nghĩa vụ thuế của đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế.
- Do đó, cơ quan thuế ngoài việc tăng cường lực lượng thanh tra viên còn phải có kế hoạch xây dựng các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng đòi hỏi của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế trong điều kiện thực hiện đổi mới quản lý thuế.
- Thứ tư, hoạt động thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo một quy trình cụ thể.
- Quy trình hóa hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế được hiểu là việc xây dựng và chuẩn hóa trình tự thực hiện các bước công việc trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế và trách nhiệm thực hiện các bước công việc đó của từng bộ phận, từng cán bộ tham gia quy trình.
- Quy trình hóa hoạt động thanh tra, kiểm tra là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của cơ quan thuế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, đáp ứng những yêu cầu trong điều kiện thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp nói riêng và thực hiện đổi mới quản lý thuế nói chung.
- 1.1.3 Mục tiêu của thanh tra, kiểm tra thuế: Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế nhằm giúp người nộp thuế và cơ quan thuế thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về công tác quản lý thu ngân sách đảm 8bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành thuế.
- Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm đánh giá việc chấp hành các luật thuế của người nộp thuế nhằm phát huy nhân tố tích cực, đấu tranh ngăn ngừa và xử lý những mặt tiêu cực.
- Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm hướng dẫn, giúp đỡ người nộp thuế nắm được nghĩa vụ và quyền hạn của đơn vị khi thực hiện luật thuế.
- 1.1.4 Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra thuế: Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra là tập hợp các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành động mà các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức thanh tra, cán bộ, thanh tra viên phải tuân theo trong quá trình hoạt đông thanh tra, kiểm tra.
- Các nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra chỉ đạo và chi phối mối quan hệ trong thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra, kiểm tra đạt được mục đích đề ra.
- Mục tiêu của thanh tra, kiểm tra thuế là phát huy nhân tố tích cực, ngăn ngừa, xử lý những sai phạm gây tổn thất tới lợi ích của Nhà nước, của nhân dân, của các doanh nghiệp góp phần hoàn thiện chính sách thuế, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Để đạt được mục tiêu đã đề ra thì hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế cần tuân thủ những nguyên tắc sau: Thứ nhất, nguyên tắc tuân thủ pháp luật.
- Nguyên tắc này đòi hỏi cơ quan, cán bộ, công chức thanh tra, kiểm tra thuế phải thực hiện đúng chức năng, trách nhiệm, quyền hạn mà pháp luật quy định.
- 9Đây là nguyên tắc cần thiết để đề cao trách nhiệm của chủ thể thanh tra, kiểm tra.
- nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
- ngăn ngừa tình trạng làm trái pháp luật, vô hiệu hóa hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.
- Nguyên tắc trung thực đòi hỏi hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế phải tuân thủ các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp, phản ánh đúng thực tế sự việc, không thiện lệch, bóp méo sự việc dẫn đến kết luận không đúng thực tế.
- Nguyên tắc chính xác đòi hỏi chủ thể thanh tra, kiểm tra phải nhận thức đúng vấn đề, nội dung thanh tra, kiểm tra.
- Tính chính xác đảm bảo cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế đạt hiệu quả cao.
- Nguyên tắc khách quan yêu cầu chủ thể thanh tra, kiểm tra thuế phải phản ánh đúng sự vật, hiện tượng vốn có, tôn trọng sự thật.
- Tính khách quan tạo tiền đề cho việc kết luận chính xác và kết luận thanh tra, kiểm tra có chính xác mới thể hiện được tính khách quan của hoạt động thanh tra, kiểm tra.
- Đảm bảo tính trung thực, chính xác, khách quan là vấn đề có tính nguyên tắc cao trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
- Có trung thực, chính xác, khách quan trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế thì mới cho phép đánh giá đúng thực trạng của đối tượng thanh tra, kiểm tra, xử lý đúng người, đứng bản chất sự việc, đúng pháp luật.
- Tính công khai trong thanh tra, kiểm tra thuế thể hiện ở việc chủ thể thanh tra, kiểm tra thuế phải thông báo đầy đủ, công khai từ nội dung, kế hoạch, quyết định thanh tra, kiểm tra, tiếp xúc công khai với các đối tượng liên quan và công bố công khai kết luận thanh tra, kiểm tra.
- Việc công khai hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao tính khách quan, hạn chế những tiêu cực phát sinh.
- Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cần có phạm vi, hình thức công khai phù hợp để đảm bảo giữ gìn bí mật quốc gia, bí mật của người nộp thuế, đảm bảo lợi ích của Nhà nước và công dân, đảm bảo hiệu quả thanh tra, kiểm tra cao nhất.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt