« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống đo đếm điện năng tại tổng công ty điện lực TP Hà Nội (EVN HANOI).


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN VIỆT HÙNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP HÀ NỘI (EVN HANOI) LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- NGUYỄN VIỆT HÙNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP HÀ NỘI (EVN HANOI) LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.
- TRẦN THỊ BÍCH NGỌC HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Đề tài luận văn thạc sỹ “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống đo đếm điện năng của EVN HANOI” là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Trần Thị Bích Ngọc– Giảng viên Viện Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội.
- Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2013 Học viên Nguyễn Việt Hùng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn đối với thầy cô Viện Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách khoa Hà nội đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức trong suốt thời gian em được học tại trường.
- 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ HTĐĐĐN .
- Khái niệm về chất lượng.
- Khái niệm về chất lượng HTĐĐĐN.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng HTĐĐĐN.
- Khái niệm về quản lý chất lượng.
- Một số quan điểm về quản trị chất lượng sản phẩm.
- Các giai đoạn phát triển nhận thức về quản lý chất lượng sản phẩm.
- Các công cụ quản trị chất lượng.
- Tầm quan trọng của nâng cao chất lượng HTĐĐĐN.
- Vai trò của việc nâng cao chất lượng.
- Phương hướng nâng cao chất lượng HTĐĐĐN.
- 29 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG CỦA EVN HANOI Giới thiệu tổng quan về EVN HANOI và cơ chế quản lý chất lượng hệ thống đo đếm điện năng.
- Giới thiệu về Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội.
- Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý, phân cấp quản lý và cơ chế quản lý chất lượng hệ thống đo đếm điện năng trong EVN HANOI.
- Các yêu cầu chất lượng hệ thống đo đếm điện năng.
- Các quy định trong công tác quản lý chất lượng HTĐĐĐN.
- Các quy định của pháp luật về quản lý Đo lường.
- Quy trình kinh doanh về công tác quản lý vận hành hệ thống đo đếm điện năng tại EVNHANOI.
- Tổng quan về kết quả công tác kiểm định, kiểm tra, quản lý vận hành hệ thống đo đếm điện năng trong những năm gần đây của EVN HANOI.
- Hiện trạng HTĐĐĐN trên lưới điện và phân cấp quản lý vận hành HTĐĐĐN.
- Đánh giá thực trạng về công tác kiểm định phương tiện đo.
- Đánh giá công tác kiểm tra, quản lý vận hành hệ thống đo đếm điện năng.
- 57 2.4.5 Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố công nghệ đến chất lượng HTĐĐĐN của EVN HANOI.
- Phân tích tồn tại, nguyên nhân trong công tác quản lý chất lượng HTĐĐĐN của EVN HANOI hiện nay.
- Quy định quản lý nội bộ.
- CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HTĐĐĐN CỦA EVNHANOI .
- Phương hướng, mục tiêu về nâng cao chất lượng HTĐĐĐN của EVN HANOI.
- Giải pháp về luật, quy trình quản lý.
- 109 KẾT LUẬN Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của EVN HANOI 33 2.2 Số lượng lao động của EVN HANOI qua một số năm gần đây 36 2.3 Trình độ văn hoá của cán bộ công nhân viên (đến Bảng chuẩn đo lường để thực hiện kiểm định PTĐ của EVN HANOI 40 2.5 Danh mục, địa điểm được công nhận khả năng kiểm định PTĐ của EVNHANOI.
- 44 2.6 Bảng tổng hợp thiết bị đo đếm phục vụ bán điện cho khách hàng của EVN HANOI đến hết năm Bảng số liệu kiểm định PTĐ hàng năm của EVN HANOI 52 2.8 Bảng số lượng kiểm định PTĐ với số lượng khách hàng tương ứng của EVN HANOI 53 2.9 Số lượng PTĐ kiểm định không đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường của EVN HANOI 56 2.10 Số lượng HTĐĐĐN của các khách hàng của EVN HANOI 57 2.11 Bảng tỷ lệ tổn thất điện năng của EVN HANOI 58 2.12 Số lượng PTĐ thay định kỳ thực tế của EVN HANOI 59 2.13 Số lượng kiểm tra định kỳ HTĐĐĐN hàng năm của EVN HANOI 60 2.14 Bảng số lượng phúc tra GCS công tơ hàng năm của EVN HANOI 60 2.15 Bảng số lượng HTĐĐĐN bị sự cố hàng năm của EVN HANOI 61 2.16 Bảng tổng hợp số lượng kiểm tra giám sát mua bán điện của EVN HANOI 62 2.17 Số liệu mua công tơ cơ khí và điện tử của EVN HANOI trong các năm gần đây 67 3.1 Bảng chức năng, biên chế của Công ty thí nghiệm, kiểm định thiết bị điện Hà Nội 90 3.2 Mẫu biên bản treo tháo, đấu nối HTĐĐĐN 98 3.3 Kế hoạch đầu tư HTĐĐĐN và truyền số liệu từ xa đến năm Kế hoạch mua băng kiểm định PTĐ đến năm Bảng chức năng, biên chế quản lý về Đo lường điện tại Ban Kỹ thuật 108 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Số hiệu Tên hình vẽ, đồ thị Trang1.1 Hình các loại công tơ đang sử dụng 6 1.2 Hình các loại máy biến điện áp đang sử dụng 6 1.3 Hình các loại máy biến dòng điện đang sử dụng 7 1.4 Sơ đồ đấu nối các thành phần của HTĐĐĐN trực tiếp 7 1.5 Sơ đồ đấu nối các thành phần của HTĐĐĐN gián tiếp qua TI hạ thế 7 1.6 Chi tiết HTĐĐĐN gián tiếp qua TI hạ thế trong tủ điện 8 1.7 Sơ đồ đấu nối các thành phần của HTĐĐĐN trung thế 8 1.8 Sơ đồ lưu trình tổng quát 24 1.9 Sơ đồ nhân quả (hay mô hình xương cá) 24 1.10 Biểu đồ cây 25 2.1 Mô hình tổ chức của EVN HANOI 31 2.2 Cơ chế quản lý chất lượng hệ thống đo đếm điện năng tại EVN HANOI 38 2.3 Hình dấu kiểm định kiểu 2 46 2.4 Hình tem quản lý kiểm định PTĐ 46 2.5 Hình mẫu tem kiểm định của EVN HANOI 47 2.6 Sơ đồ phân cấp quản lý vận hành HTĐĐĐN 50 2.7 Hình ảnh Kiểm định viên đo lường của EVN HANOI đang kiểm định công tơ điện.
- 54 2.8 Hình ảnh nhân viên kiểm tra của EVN HANOI đang kiểm tra HTĐĐĐN tại hiện trường 63 2.9 Sơ đồ các cấp lưu kho PTĐ trong EVN HANOI 64 2.10 Máy biến dòng điện, máy biến điện áp lưu trong kho của Công ty Điện lực huyện ngoại thành.
- 65 2.12 Mô hình cơ bản hệ thống công tơ điện tử được kết nối, truyền số liệu từ xa về trụ sở của EVN HANOI 66 2.13 Biểu đồ mua công tơ 1 pha cơ khí và điện tử của EVN HANOI trong các năm gần đây 68 2.14 Biểu đồ mua công tơ 3 pha cơ khí và điện tử của EVN HANOI trong các năm gần đây 68 2.15 Hình ảnh Kiểm định viên đang kiểm định công tơ điện tử 3 pha nhiều biểu giá trên băng kiểm điện tử MTE.
- 69 2.16 Cấu trúc cơ sở dữ liệu CMIS 2.0 của EVN HANOI 70 2.17 Hình ảnh công tơ bị tác động vào bên trong 77 2.18 Sơ đồ công tơ bị đấu tắt mạch dòng dây pha 77 2.19 Hình ảnh HTĐĐĐN bị khách hàng đấu tắt mạch dòng dây pha 78 2.20 Tổng hợp các nhóm nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng HTĐĐĐN 81 3.1 Mô hình tổ chức bộ máy của Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Đo lường điện Hà Nội.
- 87 3.2 Mô hình tổ chức của Công ty thí nghiệm, kiểm định thiết bị điện Hà Nội 90 3.3 Kiểu dáng mã vạch trên công tơ điện tử 111 DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT Bộ KH&CN : Bộ Khoa học và Công nghệ CNTT : Công nghệ thông tin CNKT : Công nhân kỹ thuật ĐN : Điện năng EVN : Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN HANOI : Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội GCS : Ghi chỉ số HC : Hiệu chuẩn HTĐ : Hệ thống điện HTĐĐĐN : Hệ thống đo đếm điện năng KCS : Phòng Kiểm định Đo lường điện KD : Kinh doanh KĐ : Kiểm định PTĐ : Phương tiện đo QĐ : Quyết định SC : Sửa chữa TĐC : Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng TBA : Trạm biến áp TU : Máy biến điện áp đo lường TI : Máy biến dòng điện đo lường Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ QTKD Viện Kinh tế và Quản lý Nguyễn Việt Hùng 1 MỞ ĐẦU 1.
- Do điện năng là một mặt hàng đặc thù, không thể cất giữ, mua bao nhiêu phải bán ngay bấy nhiêu thông qua hệ thống đo đếm điện năng để xác định được sản lượng điện mua bán do đó trong kinh doanh bán điện sẽ có nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp, đòi hỏi người quản lý cũng như người thực hiện ngoài việc hiểu biết về Kinh doanh phải am hiểu về kiến thức chuyên ngành điện.
- Đây cũng là một thuận lợi nhưng cũng là một khó khăn cho người quản lý cũng như người thực hiện kinh doanh mặt hàng đặc thù này.
- Hệ thống đo đếm điện năng bao gồm các phương tiện đo như công tơ điện, máy biến dòng điện, máy biến điện áp đo lường, mạch đấu dây và các thành phần khác để hoàn thiện một hệ thống đo đếm như dây dẫn điện, hòm bảo vệ, ống thép bảo vệ, cột điện… Hệ thống đo đếm điện năng chuẩn là hệ thống đo, đếm chính xác sản lượng điện năng giao nhận của hai bên mua điện và bán điện.
- Hệ thống đo đếm điện năng chính xác cao là Hệ thống đo đếm điện năng có các thành phần công tơ điện, máy biến dòng điện, máy biến điện áp đo lường có cấp chính xác cao, có dây dẫn điện đảm bảo đủ tiết diện, chất lượng tốt, được đấu với sơ đồ đấu dây phù hợp.
- Để nâng cao được chất lượng hệ thống đo đếm điện năng thì phải có nhiều biện pháp đồng bộ từ đầu tiên là công tác định hướng quản lý chất lượng, công tác kiểm định công tơ, máy biến dòng điện, máy biến điện áp, công tác bảo quản phương tiện đo, công tác lắp đặt, quản lý, vận hành, kiểm tra, công tác thay định kỳ, xử lý sự cố phương tiện đo… Vì hệ thống đo đếm điện năng là một hệ thống quan trọng trong quá trình mua bán điện, một mắt xích quan trong trong toàn bộ chu trình từ sản xuất phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, đo đếm bán điện và thu tiền điện nên để nâng cao hiệu quả trong quá trình Sản xuất Kinh doanh bán điện thì phải nâng cao chất lượng hệ thống đo đếm điện năng.
- Đây là 1 khâu để ghi nhận được thành quả trong cả quá trình lao động, vận hành hệ thống điện cung cấp đến khách hàng.
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ QTKD Viện Kinh tế và Quản lý Nguyễn Việt Hùng 2 Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hiện nay cùng với quá trình mở cửa, với sự phát triển như vũ bão của nền kỹ thuật,công nghệ hiện đại và xu thế hội nhập khu vực hoá, toàn cầu hoá kinh tế, sự cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng gay gắt quyết liệt.
- Hàng rào thuế quan dần bị xoá bỏ.Những thị trường quan trọng như thị trường Châu Âu, thị trường Mỹ, thị trường Nhật Bản lại hết sức nghiêm ngặt về thủ tục và tiểu chuẩn chất lượng sản phẩm.
- Vì vậy vấn đề chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng cấp bách và trở thành vấn đề ưu tiên hàng đầu.
- Như ông Hoàng Mạnh Tuấn nguyên Tổng cục phó Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng đã nói: "chất lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản để quyết định sự thắng bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại, thương vong trong từng doanh nghiệp nói riêng cũng như sự thành công hay tụt hậu của nền kinh tế đất nước nói chung".
- Chính vì vậy em đã chọn đề tài luận văn là : “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống đo đếm điện năng của EVN HANOI ” nhằm góp phần vào việc tìm ra những tồn tại hiện nay, đề ra những quan điểm hướng đi và biện pháp để nâng cao chất lượng hệ thống đo đếm điện năng.
- Mục đích nghiên cứu: Đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống đo đếm điện năng của Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN HANOI).
- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng hệ thống đo đếm điện năng của Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN HANOI).
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là các hoạt động, công tác liên quan đến chất lượng hệ thống đo đếm điện năng của Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN HANOI) trong 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012.
- Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, so sánh các số liệu, hiện trạng việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn hiện hành của EVN HANOI trong công tác đo đếm điện năng từ đó phản ánh thực trạng chất lượng hệ thống đo đếm điện năng.
- phân tích để tìm các nhân tố ảnh hưởng và đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống đo đếm điện năng tại EVN HANOI.
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ QTKD Viện Kinh tế và Quản lý Nguyễn Việt Hùng 3 6.
- Cấu trúc luận văn: Ngoài mở đầu, kết luận danh mục, tài liệu tham khảo, phụ lục thì Luận văn được xây dựng và triển khai theo các Chương sau: Chương I: Tổng quan về quản lý chất lượng và quản lý hệ thống đo đếm điện năng.
- Chương II: Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng hệ thống đo đếm điện năng trong EVN HANOI.
- Chương III: Phương hướng, mục tiêu và các giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống đo đếm điện năng của EVN HANOI.
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ QTKD Viện Kinh tế và Quản lý Nguyễn Việt Hùng 4 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ HTĐĐĐN 1.1.
- Khái niệm về chất lượng : 1.1.1.
- Khái niệm chung: Trong cuộc sống hàng ngày, thuật ngữ chất lượng thường xuyên được nhắc tới, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được thấu đáo và sử dụng đúng các thuật ngữ này.
- Theo Philip.B.Groby cho rằng: "Chất lượng là sự phù hợp với những yêu cầu hay đặc tính nhất định".
- "Chất lượng là sự phù hợp với các mục đích và việc sử dụng".
- Chất lượng là tổng thể những tính chất, những thuộc tính cơ bản của sự vật..
- Theo tiêu chuẩn số 8402-86 (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO) và tiêu chuẩn số TCVN 5814-94 (Tiêu chuẩn Việt nam): "Chất lượng là tập hợp các đặc tính của 1 thực thể, đối tượng.
- -Chất lượng luôn luôn gắn liền với thực thể vật chất nhất định, không có chất lượng tách biệt khỏi thực thể.
- Thực thể được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là sản phẩm mà còn bao hàm cả các hoạt động, quá trình, doanh nghiệp hay con người.
- -Chất lượng được đo bằng sự thoả mãn nhu cầu.
- Hệ thống đo đếm điện năng cũng là 1 sản phẩm tổng hợp của EVN HANOI được sử dụng để làm phương tiện đo đếm điện năng tiêu thụ của khách hàng và nó cũng phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật đo lường, đảm bảo hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật.
- Trong những năm trước đây, quan điểm của các quốc gia thuộc hệ thống XNCN cho rằng chất lượng sản phẩm đồng nhất với giá trị sử dụng của sản phẩm.
- Họ cho rằng, :"Chất lượng sản phẩm là tổng hợp các đặc tính kỹ thuật, kinh tế của sản phẩm phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó".
- Theo đó, chất lượng sản phẩm được xem xét biệt lập, tách rời với nhu cầu, sự biến động của thị trường, hiệu quả kinh tế Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ QTKD Viện Kinh tế và Quản lý Nguyễn Việt Hùng 5 và các điều kiện của một doanh nghiệp.
- Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung mọi vấn đề đều được thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch, sản phẩm sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Đồng thời, các doanh nghiệp cũng ít chú ý tới vấn đề chất lượng sản phẩm, mà nếu có cũng chỉ trên giấy tờ, khẩu hiệu mà thôi.
- Cùng tồn tại trong một môi trường, điều kiện, các doanh nghiệp vừa bình đẳng vừa cạnh tranh với nhau để vươn lên tồn tại, phát triển, suy cho cùng vấn đề tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định đến sự tồn tại cảu doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
- Chính vì vậy, mà nảy sinh nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng sản phẩm.
- Chất lượng sản phẩm theo hướng công nghệ là tập hợp các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và vận hành sản phẩm, có thể đo được hoặc so sánh được, nó phản ánh giá trị sử dụng và chắc năng của sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
- Trong những điều kiện xác định về kinh tế xã hội, quan điểm này đã phản ánh đúng bản chất của sản phẩm về mặt kỹ thuật.
- Do vậy, điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ chất lượng sản phẩm không cải tiến kịp thời, khả năng tiêu thụ kém và không phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.
- Tuy nhiên quan điểm này để dùng đánh giá được chất lượng sản phẩm, đồng thời có thể cải tiến, hoàn thiện sản phẩm (về mặt kỹ thuật) thông qua việc xác đinh rõ những đặc tính hoặc chỉ tiêu của sản phẩm.
- Chất lượng sản phẩm tiếp cận theo hướng khách hàng là các đặc tính của sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng và có khả năng thoả mãn nhu cầu của họ.
- Theo cách tiếp cận này thì chỉ có những đặc tính của sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng mới được coi là chất lượng sản phẩm.
- Mức độ thoả mãn nhu cầu là cơ sở để đánh giá chất lượng sản phẩm .
- ở đây, chất lượng sản phẩm không cần thiết phải tốt nhất, cao nhất mà chỉ cần nó phù hợp và đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng.
- Khách hàng chính là người xác định chất lượng của sản phẩm chứ không phải nhà sản xuất hay nhà quản lý.
- Do đó, sản phẩm hàng hoá cần phải được cải tiến, đổi mới một cách thường xuyên và kịp thời về chất lượng để thoả mãn 1 cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.
- Theo các hướng tiếp cận trên đây, để giảm đi những hạn chế của từng quan niệm, tổ chức ISO đã đưa ra khái niệm về chất lượng sản phẩm như sau: "Chất lượng sản phẩm là một tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng).
- tạo cho thực thể (đối tượng) đó có khả năng thoả mãn nhu cầu xác định hoặc tiềm ẩn".
- Quan niệm này phản ánh được chính xác, đầy đủ, bao quát nhất những vấn đề liên quan tới chất lượng sản phẩm, từ các yếu tố, đặc tính cơ lý hoá liên quan đến nội tại sản phẩm tới nhứng yếu tố chủ quan trong quá trình mua sắm và sử dụng của người tiêu dùng: đó là khả năng thoả mãn nhu cầu.
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ QTKD Viện Kinh tế và Quản lý Nguyễn Việt Hùng 6 Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nhưng trái lại, việc nâng cao chất lượng sản phẩm lại bị giới hạn bởi công nghệ và các điều kiện kinh tế xã hội khác.
- Do đó, chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế thị trường được coi là hệ thống những đặc tính nội tại của sản phẩm, được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được và phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật hiện tại, thoả mãn được nhu cầu nhất định của xã hội.
- Khái niệm về chất lượng HTĐĐĐN: 1.1.2.1.
- Khái niệm về hệ thống đo đếm điện năng: [28, 29] Hệ thống đo đếm điện năng bao gồm các phương tiện đo như công tơ điện, máy biến dòng điện, máy biến điện áp đo lường, mạch đấu dây và các thành phần khác để hoàn thiện một hệ thống đo đếm như dây dẫn điện, hòm bảo vệ, ống thép bảo vệ, cột điện… Hệ thống đo đếm điện năng được sử dụng để đo dòng điện (I), điện áp (U), góc pha (φ), công suất tác dụng (P), công suất phản kháng (Q), công suất toàn phần (S)… đếm điện năng (điện năng tác dụng, phản kháng, toàn phần) tiêu thụ của phụ tải.
- Các thiết bị chính trong hệ thống đo đếm điện năng a/ Công tơ điện: biến đổi các tín hiệu đầu vào bao gồm dòng điện, điện áp thành kết quả đầu ra là điện năng (có thể là điện năng tác dụng hoặc điện năng phản kháng hoặc cả 2).
- Hình 1.1: Hình các loại công tơ đang sử dụng.
- (Nguồn: Giáo trình Đo lường điện.
- Tài liệu nội bộ của EVN HANOI) b/ Máy biến điện áp đo lường (hay còn gọi là TU): biến đổi điện áp cao thành điện áp thấp phù hợp với công tơ để thực hiện phép đo.
- Hình 1.2: Hình các loại máy biến điện áp đang sử dụng (Nguồn: Giáo trình Đo lường điện.
- Tài liệu nội bộ của EVN HANOI)

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt