« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước khoáng và thương mại dịch vụ Quảng Ninh


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LƯƠNG THỊ NGUYỆT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN NƯỚC KHOÁNG VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN MINH DUỆ Hà Nội – Năm 2013 Luận văn thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Thị Nguyệt Viện Kinh tế và Quản lý LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH .
- CẠNH TRANH .
- Khái niệm về cạnh tranh .
- Phân loại cạnh tranh .
- Ý nghĩa của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
- Những công cụ sử dụng chủ yếu trong cạnh tranh.
- Cạnh tranh bằng các công cụ khác .
- NĂNG LỰC CẠNH TRANH .
- Năng lực cạnh tranh quốc gia .
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành .
- NHỮNG YẾU TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP .
- Năng lực tài chính .
- MA TRẬN ĐỂ ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY .
- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH NƯỚC GIẢI KHÁT.
- Một số đặc điểm của sự cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong ngành nước giải khát trên thế giới và tại Việt Nam TÓM TẮT CHƯƠNG CHƯƠNG 2.
- PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV NƯỚC KHOÁNG VÀ TMDV QUẢNG NINH .
- Giới thiệu về Công ty TNHH MTV nước khoáng và TMDV Quảng Ninh .
- Phân tích và đánh giá khát quát về năng lực cạnh tranh của công ty .
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY VỚI CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CHÍNH TRONG KHU VỰC.
- ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV NƯỚC KHOÁNG VÀ TMDV QUẢNG NINH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH NƯỚC GIẢI KHÁT.
- Các điểm mạnh và điểm yếu của công ty TNHH MTV nước khoáng và TMDV Quảng Ninh .
- Đinh hướng phát triển kinh doanh NGK của Công ty TNHH MTV nước khoáng và TMDV Quảng Ninh .
- GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV NƯỚC KHOÁNG VÀ TMDV QUẢNG NINH .
- Giải pháp 4: Đẩy mạnh hoạt động Marketing và xây dựng thương hiệu công ty TÓM TẮT CHƯƠNG KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Luận văn thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Thị Nguyệt Viện Kinh tế và Quản lý DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của công ty qua các năm Bảng 2.3: So sánh cơ cấu lao động của công ty với các doanh nghiệp nước giải khát khác trong năm Bảng 2.4: So sánh năng suất lao động giữa công ty và một số doanh nghiệp khác Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường của công ty Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty qua các năm Bảng 2.7: So sánh các chỉ tiêu tài chính của công ty với một số công ty trong ngành trên địa bàn tỉnh tính đến thời điểm Bảng 2.8: Số lượng đề tài, sáng kiến và kinh phí cho đầu tư nghiên cứu Bảng 2.9: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty với các DN so sánh.
- Bảng 3.1: Phân bố công suất theo vùng của ngành nước giải khát đến năm 2015, tầm nhìn đến năm Luận văn thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Thị Nguyệt Viện Kinh tế và Quản lý BẢNG CHỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân CN Công nghiệp CP Cổ phần CSH Chủ sở hữu DN Doanh nghiệp DT Doanh thu DV Dịch vụ KD Kinh doanh KDBQ Kinh doanh bình quân MTV Một thành viên LN Lợi nhuận NGK Nước giải khát QN Quảng Ninh QH Quốc hội UBND Ủy Ban Nhân dân UBTV Ủy ban thường vụ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TMDV Thương mại dịch vụ TC Tài chính TP Thành phố TM Thương mại TSCĐ Tài sản cố định SX Sản xuất XD Xây dựng Luận văn thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Thị Nguyệt Viện Kinh tế và Quản lý 1MỞ ĐẦU 1.
- Lý do chọn đề tài Gia nhập WTO và hoạt động trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn.
- Cơ hội là thị trường được mở rộng, dễ dàng hơn trong việc tiếp xúc với các công nghệ, phương pháp sản xuất, quản lý mới, nhưng thách thức cũng rất nhiều, đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp “nhỏ bé” của chúng ta với những doanh nghiệp “khổng lồ”, có nhiều tiềm lực, kinh nghiệm về sản xuất, quản lý và công nghệ tiên tiến của nước ngoài.
- Trước thực trạng đó, khả năng đứng vững và phát triển của doanh nghiệp tùy thuộc vào việc doanh nghiệp có nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình hay không.
- Vì vậy việc đánh giá và tìm biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là việc vô cùng cần thiết trong thời điểm nay.
- Để doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển, bản thân những nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải biết đánh giá, tìm ra các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp mình.
- Đối với ngành nước giải khát Việt Nam, mức độ cạnh tranh lại càng gay gắt hơn vì doanh nghiệp ngành giải khát của chúng ta phải cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn như Coca cola, Pepsico … Đứng trước nguy cơ tụt giảm doanh số và mất thị phần, các doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát trong nước buộc phải điều chỉnh chiến lược sản phẩm, đổi mới các hoạt động, đầu tư nhiều hơn cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, nhằm có thể duy trì và phát triển.
- Xuất phát từ những đòi hỏi trên, em càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với sự tồn tại, phát triển của công ty TNHH MTV nước khoáng và TMDV Quảng Ninh trong giai đoạn hội nhập hiện nay, vì vậy em chọn vấn đề “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH MTV nước khoáng và TMDV Quảng Ninh ” làm đề tài làm luận văn thạc sỹ.
- Mục đích nghiên cứu Luận văn thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Thị Nguyệt Viện Kinh tế và Quản lý 2Trên cơ sở các lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn, phân tích, đánh giá thực trạng và xu hướng cạnh tranh của Công ty TNHH MTV nước khoáng và TMDV Quảng Ninh, mục tiêu của luận văn là nhằm hệ thống hóa, áp dụng các kiến thức của các môn học vào thực tiễn của doanh nghiệp nhằm tìm các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng của đề tài là nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV nước khoáng và TMDV Quảng Ninh.
- Phạm vi của đề tài là nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty trên địa bàn Quảng Ninh, có tính đến xu thế phát triển, cạnh tranh của ngành trong phạm vi trong nước và quốc tế.
- 5.Những đóng góp trong luận văn - Hệ thống hóa lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nước giải khát nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV nước khoáng và TMDV Quảng Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV nước khoáng và TMDV Quảng Ninh trong thời gian tớí.
- Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo … luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.
- Chương 2: Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV nước khoáng và TMDV Quảng Ninh.
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV nước khoáng và TMDV Quảng Ninh.
- Luận văn thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Thị Nguyệt Viện Kinh tế và Quản lý 3CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1.
- CẠNH TRANH 1.1.1.
- Khái niệm về cạnh tranh Thế giới là sự thống nhất, đấu tranh của các mặt đối lập.
- Cạnh tranh là động lực và cũng là phương thức để xã hội đi lên.
- Có nhiều cách hiểu, định nghĩa khác nhau về cạnh tranh: Theo K.Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
- Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1): “Cạnh tranh ( trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất”.
- Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn kinh tế học ( xuất bản lần thứ 12) cho rằng: “Cạnh tranh (competition) là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường”.
- Hai tác giả này cho rằng cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo (perfect competition)- là cạnh tranh trong một ngành mà trong đó mọi người tin rằng hành động của họ không gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường, không một người mua, người bán duy nhất nào có thể gây ảnh hưởng có ý nghĩa tới giá cả thị trường.
- Như vậy để có cạnh tranh phải có các điều kiện tiên quyết sau.
- Phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh.
- -Việc cạnh tranh phải diễn ra trong môi trường cạnh tranh cụ thể, có các ràng buộc chung mà chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ như các ràng buộc của luật pháp, của thông lệ kinh doanh, của các thỏa thuận giữa người mua với người bán … Luận văn thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Thị Nguyệt Viện Kinh tế và Quản lý 4- Cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng thời gian không cố định (ngắn hoặc dài) và nó cũng diễn ra trong một khoảng không gian cũng không nhất định (hẹp hoặc rộng) Mục đích trực tiếp của hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể kinh tế là: Thứ nhất: Giành những lợi thế để hạ thấp giá cả của các yếu tố “đầu vào” của các chu kỳ kinh doanh và nâng cao mức giá “đầu ra” sao cho với chi phí thấp nhất mà vẫn có thể đạt được mức lợi nhuận cao nhất.
- Phân loại cạnh tranh.
- Người ta thường phân loại cạnh tranh theo một số tiêu thức sau.
- Căn cứ vào người tham gia trên thị trường, cạnh tranh được chia làm ba loại.
- Cạnh tranh giữa người bán với người mua: Là cạnh tranh theo “luật” mua rẻ bán đắt, chủ yếu theo quan hệ cung cầu trên thị trường.
- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Là cạnh tranh trên thị trường nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Là cạnh tranh giữa những người mua để mua được thứ sản phẩm, dịch vụ mà họ cần.
- Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế cạnh tranh chia thành 2 loại.
- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn.
- Kết quả của hoạt động cạnh tranh này là sự hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất một loại sản phẩm, dịch vụ nhằm mục đích tiêu thụ những sản phẩm, dịch vụ đó có lợi hơn để thu được lợi nhuận cao hơn.
- Căn cứ vào cách thức sử dụng trong cạnh tranh, cạnh tranh được chia thành 2 loại: Luận văn thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Thị Nguyệt Viện Kinh tế và Quản lý 5- Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và được xã hội thừa nhận, nó thường diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai.
- Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của Luật pháp, trái với chuẩn mực, đạo đức xã hội ( như trốn thuế, buôn lậu, móc ngoặc, khủng bố vv…) 1.1.3.
- Cạnh tranh có những mặt tích cực và hạn chế sau.
- Mặt tích cực của cạnh tranh.
- Đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh, cạnh tranh tạo áp lực buộc họ phải thường xuyên sáng tạo, cải tiến phương pháp sản xuất, tổ chức quản lý kinh doanh, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển sản phẩm mới, sản phẩm độc đáo, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
- Đối với người tiêu dùng, cạnh tranh tạo áp lực giảm giá đối với sản phẩm, dịch vụ trong khi lại buộc các doanh nghiệp phải đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của mình để thu hút khách hàng, tạo cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng.
- Đối với nền kinh tế, cạnh tranh làm sống động nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và tạo áp lực buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
- buộc các doanh nghiệp phải đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, sử dụng lao động hiệu quả, tăng năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng cường nền kinh tế quốc dân.
- Đối với quá trình hội nhập quốc tế, canh tranh thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm thị trường mới, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, qua đó tham gia sâu vào phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế, tăng cường giao lưu vốn, lao động, khoa học công nghệ với các nước trên thế giới.
- Mặt hạn chế của cạnh tranh: Trong cạnh tranh bao giờ cũng có “kẻ thắng, người thua” và không phải bao giờ “kẻ thua” cũng có thể đứng dậy được dẫn tới sự phá sản của các doanh nghiệp.
- Sự hạn chế của cạnh tranh còn thể hiện ở chỗ tuy cạnh tranh tự do sẽ tạo nên một thị Luận văn thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Thị Nguyệt Viện Kinh tế và Quản lý 6trường sôi động, nhưng cạnh tranh không lành mạnh cũng dễ gây nên tình trạng lộn xộn, gây rối loạn nền kinh tế xã hội, làm triệt tiêu các động lực phát triển khác của xã hội.
- Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là chỉ tiêu quan trọng trong cạnh tranh.
- chính sách giá của doanh nghiệp.
- Các hình thức định giá với tư cách là công cụ cạnh tranh: Sự ảnh hưởng của giá cả tới cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được thể hiện trong các phương pháp định giá của các doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp chấp nhận mức lãi thấp nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho mình.
- Định giá ngang với giá thị trường Doanh nghiệp căn cứ vào giá bán sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh để xác định mức giá của mình ngang hay xoay quanh mức giá của họ.
- Chính sách giá phân biệt Là chính sách định giá mà cùng một loại sản phẩm, nhưng doanh nghiệp định ra nhiều mức giá khác nhau, dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau như dựa vào khối lượng mua, theo thời điểm mua, theo phương thức thanh toán … Luận văn thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Thị Nguyệt Viện Kinh tế và Quản lý 81.1.4.3.
- Doanh nghiệp muốn thành công phải có các chính sách khuyến khích khách hàng, có mục tiêu và kế hoạch phát triển cũng như chính sách tiêu thụ tốt sản phẩm của mình.
- Doanh nghiệp cần thường xuyên thực hiện công tác quảng cáo, tổ chức hội nghị khách hàng nhằm truyền tải những thông tin cần thiết với khách hàng, nhất là khách hàng lớn.
- Nghiên cứu và xác định các kênh bán hàng và phân phối hàng hóa theo chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cạnh tranh bằng các công cụ khác.
- Ngoài các công cụ nêu trên, doanh nghiệp còn có thể tiến hành cạnh tranh bằng các công cụ khác như.
- Phương thức thanh toán Phương thức thanh toán gọn nhẹ, hay rườm rà, chậm trễ đều ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và do đó cũng ảnh hưởng tới hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Đó là cách rút lui khỏi cuộc cạnh tranh bằng việc tìm một thị trường khác (xa hơn, ít hiệu quả hơn.
- hoặc phải từ bỏ mặt hàng mà doanh nghiệp không cạnh tranh được sang một mặt hàng khác.
- NĂNG LỰC CẠNH TRANH Năng lực cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh hay tính cạnh tranh (competiviveness- tiếng Anh) là các thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến hiện nay ở nước ta và được chấp nhận với hàm ý tương tự nhau.
- Năng lực cạnh tranh có thể được phân biệt theo hai cấp độ: Năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp/ngành hoặc theo ba cấp độ: Năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp/ ngành và năng lực cạnh tranh sản phẩm/dịch vụ.
- Thông thường, người ta phân biệt theo hai cấp độ: Năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp/ ngành (Năng lực cạnh tranh sản phẩm/ dịch vụ được đề cập khi xem xét năng lực cạnh tranh doanh nghiệp/ ngành).
- Năng lực cạnh tranh quốc gia Năng lực cạnh tranh quốc gia có thể được hiểu là việc xây dựng một môi trường kinh tế chung, đảm bảo phân bố có hiệu quả các nguồn lực, đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững.
- Môi trường kinh tế chung có ý nghĩa rất lớn đối với việc thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh, lựa chọn của các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp theo các tín hiệu thị trường được thông tin đầy đủ.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ ngành được định nghĩa là khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng thị phần của sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường.
- Có một số phương pháp khác nhau phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành.
- Theo phương pháp này, năng lực cạnh tranh được xem xét theo 5 yếu tố như sau:

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt