You are on page 1of 64

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

CAO CỰ GIÁC
PHẠM THỊ HƯƠNG - TRẦN THỊ KIM NGÂN
NGUYỄN THỊ NHỊ - TRẦN NGỌC THẮNG

TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM


2 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG TÀI LIỆU

GV giáo viên

HS học sinh

KHTN Khoa học tự nhiên

KTDH kĩ thuật dạy học

KWL What we Know/ What we Want to learn/ What we Learned

KWLH Bổ sung How can we learn more

PPDH phương pháp dạy học

SBT sách bài tập

SGK sách giáo khoa

SGV sách giáo viên

STEAM Science, Technology, Engineering, Art, Maths

STEM Science, Technology, Engineering, Maths


3

MỤC LỤC
PHẦN 1. HƯỚNG DẪN CHUNG ..................................................................................... 5

1. Giới thiệu Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6...........................................................................5


2. Phân tích cấu trúc sách và cấu trúc bài học............................................................................... 14
3. Phương pháp dạy học ....................................................................................................................... 21
4. Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Khoa học tự nhiên lớp 6............. 31
5. Hướng dẫn sử dụng nguồn tài nguyên sách và các học liệu điện tử của
NXB Giáo dục Việt nam...................................................................................................................... 40
6. Khai thác thiết bị và học liệu trong dạy học .............................................................................. 41
7. Một số lưu ý lập kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6..................................... 41

PHẦN 2. GỢI Ý, HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ DẠNG BÀI...................... 47

1. Hướng dẫn dạy học bài hình thành kiến thức mới ................................................................. 47
2. Hướng dẫn dạy học bài thực hành ............................................................................................... 57
3. Hướng dẫn dạy học bài ôn tập chủ đề ........................................................................................ 60

PHẦN 3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO VIÊN VÀ SÁCH BÀI TẬP...................... 62

1. Hướng dẫn sử dụng sách giáo viên Khoa học tự nhiên 6..................................................... 62
2. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 ............................... 63
4 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
5

PHẦN MỘT

HƯỚNG DẪN CHUNG


1. GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
1.1. Quan điểm biên soạn
Sách giáo khoa (SGK) Khoa học Tự nhiên 6 được biên soạn theo các quan điểm sau:
1. Đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của HS và bám sát chương trình
môn Khoa học tự nhiên lớp 6 theo Chương trình giáo dục phổ thông được Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành ngày 26/12/2018, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của
SGK mới được ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 23/2020/
TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Đảm bảo định hướng hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực
chung được quy định trong Chương trình tổng thể, đồng thời đáp ứng các yêu cầu cần đạt
về năng lực đặc thù của môn học đó là năng lực khoa học tự nhiên với các năng lực thành
phần: nhận thức khoa học tự nhiên; tìm hiểu tự nhiên; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
3. Vận dụng triệt để các quan điểm dạy học phát triển năng lực, dạy học tích hợp, dạy
học dựa trên học tập trải nghiệm, dạy học giải quyết vấn đề và tích cực hoá hoạt động của
HS trong khi trình bày nội dung và phương pháp sử dụng sách. Cụ thể:
– Tích cực vận dụng nguyên lí “Người học là trung tâm” trong quá trình dạy và học, với
trọng tâm là chuyển từ giáo dục chú trọng truyền thụ kiến thức sang giúp cho HS hình thành
và phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực;
– Chú trọng đến quá trình phát triển năng lực của HS; tạo cơ hội tối đa để người học
được tương tác và trải nghiệm thực tế nhằm giải quyết các tình huống có vấn đề gắn liền với
các kiến thức, kĩ năng và giá trị nhận thức;
– Đặc biệt quan tâm đến học tập dựa trên các hoạt động; nội dung học tập được hình
thành từ việc phân tích các tình huống/ bối cảnh thực tiễn và kết quả giải quyết các vấn đề
thực tiễn; qua đó khám phá tri thức mới, góp phần hình thành năng lực, phẩm chất cho HS;
– Thể hiện rõ quan điểm giáo dục tích hợp xuyên suốt theo chủ đề, không chồng chéo,
thể hiện tính liên môn đối với những nội dung cần sử dụng các nguyên liệu kiến thức từ Hoá
học, Vật lí, Sinh học, Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.
Nội dung sách được xây dựng mang tính hội nhập, xu hướng hiện đại, nhưng vẫn bám
sát, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, đảm bảo tính khả thi trong điều kiện tổ chức dạy học.
6 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

4. Đảm bảo tổng thời lượng dạy học các bài học tương ứng với tổng số tiết học được
phân bố theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên 2018 (thể hiện qua
bản phân phối chương trình). Đảm bảo phân phối nội dung và hoạt động trong các bài học
phù hợp với đối tượng HS lớp 6.
5. Dựa trên các cách tiếp cận: tiếp cận học tập qua trải nghiệm, thực tiễn; tiếp cận hoạt
động – ý thức – nhân cách; và tiếp cận năng lực, dạy học tích hợp (Hình 1).

Hình 1. Phương pháp tiếp cận của bộ sách Khoa học tự nhiên 6

– Tiếp cận học tập qua trải nghiệm, thực tiễn


Sách được biên soạn nhất quán theo tiếp cận học tập qua trải nghiệm, thực tiễn. Việc
phân tích các tình huống trong thực tế sẽ giúp HS tìm kiếm cách giải quyết vấn đề thông
qua những kinh nghiệm thực tế của bản thân. Cùng với việc thu thập các thông tin, dữ liệu
thông qua SGK để phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp từ đó khát quát hoá thành kiến
thức, kinh nghiệm mới của bản thân và áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, HS được tham gia
thảo luận qua hệ thống câu hỏi/ nhiệm vụ gợi ý trong sách để tự mình rút ra kết luận về kiến
thức và phát triển năng lực. Trong cách tiếp cận này, HS đóng vai trò là chủ thể, có thể hình
thành và phát triển các phẩm chất và năng lực thông qua các hoạt động có tổ chức và định
hướng của nhà giáo dục.
– Tiếp cận hoạt động – ý thức – nhân cách
Để hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho HS hiệu quả, không thể chỉ
dùng những bài dạy lí thuyết của GV mà cần phải thông qua các hoạt động và giao tiếp của
chính các HS. Nói cách khác, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho HS
phải là quá trình tổ chức cho các em hoạt động và giao tiếp với thầy, cô, bạn bè và mọi người
xung quanh; thông qua đó, các em có thể trải nghiệm, phát hiện và lĩnh hội các giá trị, hình
thành ý thức, phẩm chất và các năng lực tâm lí xã hội. Sách được thiết kế thêm phần thảo
luận bao gồm hệ thống các câu hỏi và nhiệm vụ theo tiến trình của bài học, nhằm giúp HS
tăng cường hoạt động nhóm và định hướng cho việc tiếp nhận kiến thức và năng lực cần
đạt của bài học.
– Tiếp cận năng lực, dạy học tích hợp
Đây là phương pháp tiếp cận chủ đạo của bộ sách. Năng lực khoa học tự nhiên bao gồm
nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. SGK
Khoa học tự nhiên 6 được biên soạn theo hướng dạy học tích hợp các khoa học Hoá học, Vật lí và
7

Sinh học nhằm tạo điều kiện tối đa cho HS vận dụng kiến thức một cách tổng hợp. HS tiếp
cận năng lực khoa học tự nhiên từ các bối cảnh/ tình huống thực tế nhằm tích cực hoá các
hoạt động học tập của HS và hạn chế mô tả hàn lâm dẫn đến tâm lí chán học. Những năng
lực được hình thành sẽ giúp HS hiểu biết về thế giới tự nhiên bao gồm các quy luật và những
ứng dụng của chúng.
1.2. Những điểm mới của SGK môn Khoa học tự nhiên lớp 6
1.2.1. Những điểm mới về cơ sở và quan điểm biên soạn SGK Khoa học tự nhiên 6
– Luôn bám sát những quy định về biên soạn SGK của Bộ Giáo dục và Đào tạo: không có
nội dung vi phạm đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam.
– Luôn bám sát Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình môn Khoa
học tự nhiên 2018: đảm bảo tính vừa sức, tính khả thi và phù hợp với thực tiễn Việt Nam
trong những năm của thập niên 20 và 30 của thế kỉ 21 (Hình 2).
– Thay đổi cách tiếp cận: Thay vì tiếp cận trực tiếp nội dung kiến thức như SGK hiện
hành, SGK mới tiếp cận kiến thức thông qua bối cảnh và tình huống thường gặp trong thực
tế (minh hoạ dưới dạng kênh hình) để đề xuất các hoạt động giáo dục phù hợp với hệ thống
câu hỏi thảo luận dành cho HS; với sự hướng dẫn của GV, HS sẽ rút ra các kết luận cần thiết
theo yêu cầu cần đạt của chương trình Khoa học tự nhiên.

Nghị quyết TW 29-NQ/TW 11/2013


ÂN C
VÀ D HỦ
CAO CỰ GIÁC (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên)

Nghị quyết 88/2014/QH13 CAO CỰ GIÁC (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên)
BÌNH ĐẲNG

TR
ONG GIÁO D

PHẠM THỊ HƯƠNG – TRẦN THỊ KIM NGÂN


NGUYỄN THỊ NHỊ – TRẦN NGỌC THẮNG
SỰ

ỤC

HUÂN CHƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Quyết định 404/QĐ-TTg 3/2015


(Đề án đổi mới CT và SGK GDPT)
KHOA HỌC
TỰ NHIÊN
KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

BỘ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO


1. NGỮ VĂN 6 – TẬP MỘT 8. ÂM NHẠC 6
2. NGỮ VĂN 6 – TẬP HAI 9. MĨ THUẬT 6

Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT 3. TOÁN 6 – TẬP MỘT


4. TOÁN 6 – TẬP HAI
10. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM,
HƯỚNG NGHIỆP 6
11. GIÁO DỤC THỂ CHẤT 6
5. KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

(Tiêu chuẩn SGK mới) 6. GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6


7. TIN HỌC 6
12. CÔNG NGHỆ 6
13. LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6

Các đầu mối phát hành

Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT
● Miền Bắc: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội
CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục Hà Nội

Đủ – Đúng – Đẹp
● Miền Trung: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng
CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Trung

(Chương trình GDPT tổng thể ● Miền Nam:

● Cửu Long:
CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam
CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Nam
CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục Cửu Long

và môn Khoa học tự nhiên) Sách điện tử: http://hanhtrangso.nxbgd.vn

ISBN: 978-604-0-19560-9
khu vực dán
Kích hoạt tem để mở học liệu điện tử: tem chống giả
Cào lớp nhũ trên tem để nhận mã số.
Truy cập http://hanhtrangso.nxbgd.vn
và nhập mã số tại biểu tượng chìa khoá.

Giá: ........................

Luật Giáo dục sửa đổi 2019


NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Thông tư số 23/2020/TT-BGDĐT
(Bổ sung tiêu chuẩn SGK mới)
Hình 2. Cơ sở biên soạn SGK Khoa học tự nhiên 6
8 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

1.2.2. Những điểm mới về cấu trúc SGK Khoa học tự nhiên 6
SGK Khoa học tự nhiên 6 được thiết kế bao gồm phần Mở đầu giới thiệu về khoa học tự
nhiên và 11 chủ đề thể hiện toàn bộ nội dung Chương trình môn Khoa học tự nhiên lớp 6.
Mỗi chủ đề được chia thành một số bài học, với tổng số 56 bài. Bảng giải thích thuật ngữ cuối
sách giúp HS tra cứu nhanh các thuật ngữ khoa học liên quan đến bài học.
Mỗi chủ đề được cấu trúc thống nhất như sau:
1. Tên chủ đề
2. Các bài học
Mỗi bài học là một đơn vị kiến thức trọn vẹn được thiết kế từ 1 – 5 tiết dạy tuỳ nội dung
nhằm tạo điều kiện cho GV có thời gian tổ chức các phương pháp dạy học tích cực và triển
khai một cách hiệu quả.
Các chủ đề trong SGK Khoa học tự nhiên 6 được thiết kế bám sát 4 chủ đề khoa học (4
mạch nội dung) trong Chương trình giáo dục phổ thông môn học Khoa học tự nhiên 2018
(Chất và sự biến đổi của chất; Vật sống; Năng lượng và sự biến đổi; Trái Đất và bầu trời) trên
cơ sở tiếp cận các nguyên lí và khái niệm chung của khoa học (sự đa dạng, tính cấu trúc, tính
hệ thống, sự vận động và biến đổi, và sự tương tác), qua đó hình thành năng lực khoa học
tự nhiên cho HS.
Mỗi bài học bao gồm các nội dung sau:
1. Mục tiêu: giới thiệu yêu cầu cần đạt của bài học theo quy định của chương trình và là
mục tiêu tối thiểu HS đạt được sau khi kết thúc mỗi bài học.
2. Mở đầu: khởi động bằng một câu hỏi hoặc tình huống nhằm định hướng, dẫn dắt, gợi
mở vấn đề và tạo hứng thú vào bài.
3. Hình thành kiến thức mới: đưa ra các hoạt động để hình thành các đơn vị kiến thức
mới ở HS, gồm quan sát bối cảnh, tình huống trong thực tế thông qua kênh hình; làm thực
hành thí nghiệm; thảo luận các câu hỏi hoặc nhiệm vụ gợi ý trong SGK. Từ đó, HS rút ra kiến
thức trọng tâm của bài học và hình thành năng lực.
4. Luyện tập: giúp HS ôn lại kiến thức và rèn luyện kĩ năng đã học.
5. Vận dụng: yêu cầu HS giải quyết một nhiệm vụ học tập liên quan đến tình huống thực
tiễn trong cuộc sống.
6. Mở rộng: được thể hiện trong mục “Đọc thêm” ở một số bài nhằm cung cấp thêm kiến
thức và ứng dụng liên quan đến bài học phù hợp với HS lớp 6, giúp các em tự học ở nhà. Một
số bài còn có mục “Đố em” với cách trình bày hấp dẫn nhằm tạo hứng thú cho các em trong
quá trình học tập.
7. Bài tập: giúp các em tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của mình.
9

1.2.3. Những điểm mới về mục tiêu


Mục tiêu cụ thể của Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên (2018)
đã xác định: Môn Khoa học tự nhiên hình thành, phát triển ở HS năng lực khoa học tự nhiên,
bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học tự nhiên; tìm hiểu tự nhiên; vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã học; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần
hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên
nhiên, thế giới quan khoa học, sự tự tin, trung thực, khách quan, thái độ ứng xử với thế giới
tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững để trở thành người công dân có trách
nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân
và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách
mạng công nghiệp.
Các tác giả biên soạn SGK Khoa học tự nhiên 6 thiết kế các bài học trong mỗi chủ đề
theo các hoạt động đảm bảo bám sát mục tiêu bài học (những yêu cầu cần đạt của Chương
trình giáo dục môn Khoa học tự nhiên lớp 6) nhằm bước đầu hình thành và phát triển cho
HS năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định
hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu (yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và năng lực chung (tự chủ và tự học, giao
tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) được quy định trong Chương trình tổng thể.

1.2.4. Những điểm mới về nội dung


SGK Khoa học tự nhiên 6 được biên soạn bám sát theo Chương trình Giáo dục phổ
thông tổng thể và Chương trình môn Khoa học tự nhiên 2018, và do đó thể hiện những điểm
mới về nội dung khoa học của từng nội dung khoa học Vật lí, Hoá học và Sinh học như trình
bày dưới đây.
Chương trình giáo dục môn Khoa học tự nhiên được xây dựng và phát triển trên cơ sở
tích hợp các mạch nội dung của khoa học Vật lí, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái Đất theo
các nguyên lí của thế giới tự nhiên, là nền tảng để HS lựa chọn học các môn Vật lí, Hoá học và
Sinh học ở cấp THPT. Việc tích hợp giúp tránh được trùng lặp kiến thức ở các môn học khác
nhau. Ví dụ, nội dung protit, lipit, gluxit đã dạy trong kiến thức Hoá học thì sẽ không cần dạy
trong chương trình Sinh học; khái niệm chất đã dạy trong nội dung Hoá học sẽ không dạy
trong nội dung Vật lí. Chủ đề về năng lượng trước đây được dạy trong từng môn riêng lẻ
được tích hợp thành một chủ đề; chủ đề nước trước đây dạy ở cả môn Hoá học và Vật lí cũng
được tích hợp trong môn Khoa học tự nhiên.
Mức độ tích hợp là liên môn, với các nội dung được sắp xếp gần nhau theo từng mạch
nội dung hỗ trợ lẫn nhau theo nguyên lí của tự nhiên. Ví dụ khi học về chất trong Hoá học thì
theo mạch nội dung HS sẽ được học luôn về chất trong Sinh học, như chất tế bào. Khi học
về các dạng năng lượng và sự chuyển hoá năng lượng trong Vật lí, thì theo mạch nội dung
HS sẽ được học sự chuyển hoá năng lượng trong tế bào và vòng năng lượng trên Trái Đất.
10 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

Nội dung khoa học các chủ đề Chất và sự biến đổi của chất được đưa ngay vào chương
trình lớp 6 có thay đổi ít nhiều so với chương trình Hoá học THCS hiện hành. Sự khác biệt
chủ yếu là cách sắp xếp lại các mạch nội dung cho hợp lí hơn, phù hợp với các nguyên lí phát
triển của tự nhiên; giảm tải các kiến thức riêng lẻ, ít ứng dụng trong thực tiễn.
Một số nội dung được bổ sung, thay đổi so với chương trình Hoá học hiện hành là:
– Khái niệm huyền phù, nhũ tương;
– Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng; tính chất
và ứng dụng của chúng;
– Các khái niệm về năng lượng và tốc độ của phản ứng hoá học: phản ứng tỏa nhiệt,
thu nhiệt, mức độ nhanh chậm, các yếu tố ảnh hưởng, xúc tác và các ứng dụng của chúng
trong thực tế;
– Các nội dung về hoá học vỏ Trái Đất và các vấn đề liên quan đến khai thác tài nguyên
từ vỏ Trái Đất như lợi ích kinh tế – xã hội, tiết kiệm và sử dụng bền vững tài nguyên thiên
nhiên, sử dụng vật liệu tái chế, ...
– Sử dụng thuật ngữ hoá học theo danh pháp IUPAC trên cơ sở các nguyên tắc khoa
học, thống nhất, hội nhập và thực tế. Ví dụ: axit – acid, bazơ – base, oxit – oxide, oxi – oxygen,
hiđroxit – hydroxide, clo – chlorine, iot – iodine, Zn – kẽm (zinc) nhưng ZnCl2 – zinc chloride, ...
Nội dung khoa học các chủ đề Năng lượng và sự biến đổi trong chương trình giáo dục
phổ thông mới không thay đổi nhiều so với chương trình Vật lí THCS hiện hành. Sự khác biệt
chủ yếu là cách sắp xếp lại các mạch nội dung cho hợp lí hơn, phù hợp với các nguyên lí phát
triển của tự nhiên, giảm tải các kiến thức riêng lẻ, ít ứng dụng trong thực tiễn.
Các chủ đề về Năng lượng và sự biến đổi được phân bố từ lớp 6 đến lớp 9 theo các mạch
nội dung: các phép đo, lực và chuyển động, năng lượng và cuộc sống.
Một số nội dung được bổ sung, thay đổi so với chương trình Vật lí THCS hiện hành là:
– Khái niệm lực tiếp xúc và không tiếp xúc
– Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời
– Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng
– Hệ Mặt Trời – Ngân Hà.
Nội dung khoa học của các chủ đề Vật sống trong Chương trình giáo dục phổ thông
mới có một số điểm mới so với chương trình hiện hành Sinh học THCS hiện hành như sau:
– Xây dựng theo định hướng giảm tải các nội dung chi tiết về mô tả hình thái, cấu tạo
của thực vật và động vật mà tập trung hơn vào các nội dung có tính nguyên lí chung như: sự
đa dạng, tính cấu trúc, tính hệ thống. Ví dụ: Hiện tượng trong thế giới vật chất thể hiện từ các
11

cấp độ nguyên tử → phân tử → tế bào → cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã – hệ sinh
thái → Trái Đất (sinh quyển, khí quyển, thủy quyển, thạch quyển). Bên cạnh tính thống nhất
thì thế giới sống cũng rất đa dạng. Ví dụ: tế bào là đơn vị sự sống; cơ thể là một thể thống
nhất và có sự tương tác với nhau; sự đa dạng thế giới sống.
– Xây dựng theo mạch xuyên suốt: tính cấu trúc, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi;
trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng; cảm ứng của sinh vật; sinh trưởng và phát triển của
sinh vật và sinh sản của sinh vật.
– Tích hợp nhiều hơn vừa đảm bảo tính thống nhất về khoa học, vừa giúp HS hiểu sâu
kiến thức, tăng khả năng phân tích, khả năng vận dụng để hình thành năng lực.
– Bổ sung một số nội dung kiến thức vừa đảm bảo các nguyên lí chung của khoa học tự
nhiên, vừa cập nhật kiến thức hiện đại.
Nội dung các chủ đề được thể hiện 3 mạch lớn:
– Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống
– Từ tế bào đến cơ thể
– Đa dạng thế giới sống.
Nội dung kiến thức được thể hiện từ cấp độ cơ sở là tế bào, cơ thể, trên cơ thể.
Sau mỗi nội dung lí thuyết là yêu cầu thực hành để kiểm chứng và khám phá. Ngoài ra
nội dung SGK Khoa học tự nhiên 6, chú trọng nhiều đến các kiến thức thực tiễn, giảm tải một
số kiến thức hàn lâm.
1.2.5. Điểm mới về thiết kế và tổ chức hoạt động
SGK Khoa học tự nhiên 6 được thiết kế theo tiếp cận năng lực, bao gồm các hoạt động
tương ứng với các đơn vị kiến thức nhằm đạt mục tiêu bài học theo yêu cầu cần đạt của
chương trình. Để hỗ trợ cho HS tự học và GV dạy học trên lớp được thuận lợi, SGK thiết
kế phần thảo luận dưới dạng hệ thống các câu hỏi/ nhiệm vụ. HS có thể hoàn thành các
câu hỏi và nhiệm vụ đó để làm cơ sở tự rút ra nhận xét/ kết luận cho một đơn vị kiến thức
(Hình 3).
12 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

CHỦ ĐỀ

THẢO NHẬN XÉT/


BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG BÀI TẬP
LUẬN KẾT LUẬN

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ PHẨM CHẤT


NĂNG LỰC

Học liệu đi kèm:


1. Sách Hướng dẫn dạy học KHTN 6 (SGV)
2. Sách Bài tập KHTN 6
3. Học liệu điện tử

Hình 3. Thiết kế các hoạt động của SGK Khoa học tự nhiên 6

1.2.6. Điểm mới về cách trình bày


Sách được trình bày có sự kết hợp hài hoà, cân đối giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo
tính khoa học và tính giáo dục cao, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS lớp 6. Cụ thể là:
– Kênh chữ: Câu văn ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Kiến thức của bài được trình bày gọn
gàng và súc tích, đảm bảo tính khoa học.
– Kênh hình: Hình ảnh minh hoạ thực tế với mục đích cung cấp cho HS các dữ liệu có
thực trong đời sống, giúp HS có cơ hội tiếp nhận thông tin một cách chính xác.
1.2.7. Điểm mới về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động được thiết kế trong bộ sách Khoa học tự
nhiên 6 (SGK và SGV) đa dạng, phong phú và linh hoạt. Nhóm tác giả cũng định hướng tổ
chức hoạt động tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị mà các nhà trường. GV có
thể lựa chọn các hình thức tổ chức khác nhau phù hợp với mục tiêu và nội dung hoạt động.
Chẳng hạn, GV có thể sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức hoạt động như: hoạt động
nhóm cặp đôi, thực hành thí nghiệm, trình bày dạng áp phích, tham quan, thực địa, dự án
học tập, …
Bên cạnh đó, khi tổ chức hoạt dạy học cho HS, sách Hướng dẫn dạy học Khoa học tự
nhiên 6 cũng lưu ý GV:
– Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân ở lớp và ở nhà;
– Tổ chức hoạt động nhóm gắn với giao nhiệm vụ cho cá nhân và cho nhóm rõ ràng;
– Hướng dẫn hành vi cụ thể để HS tạo được sản phẩm hoạt động cá nhân/nhóm;
13

– Tạo điều kiện cho HS thảo luận, trải nghiệm, sáng tạo thông qua các hoạt động tìm tòi,
vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã có vào đời sống; hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề;
– Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; làm cho mỗi HS đều sẵn sàng tham
gia thảo luận tích cực.
Ngoài các phương pháp thường phối hợp vận dụng được gợi ý trong SGV, GV có thể sử
dụng thêm phương pháp đóng vai, trò chơi học tập, bàn tay nặn bột, … để tăng hứng thú
trong học tập.
1.2.8. Điểm mới về đánh giá
Điểm mới trong công tác đánh giá kết quả học tập của HS học môn Khoa học tự nhiên
lớp 6 là đánh giá theo năng lực. Hệ thống bài tập đánh giá trong SGK đã được thiết kế theo
tình huống/ bối cảnh liên quan đến ứng dụng khoa học tự nhiên giúp HS hình thành năng
lực nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Hệ thống bài tập khá đa dạng, bao gồm: trắc nghiệm khách quan, bài tập tự luận, bài tập
tình huống, bài tập dự án, …
Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS, đánh giá của
cha mẹ HS và đánh giá của cộng đồng; GV chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả
đánh giá.
Đặc biệt, kết quả đánh giá đối với mỗi HS là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên
và định kì về phẩm chất và năng lực, và có thể phân ra làm một số mức để xếp loại. Kết quả
đánh giá hoạt động học tập của HS được ghi vào hồ sơ học tập của HS (tương đương một
môn học).
Ngoài ra, sách Hướng dẫn dạy học Khoa học tự nhiên 6 cũng lưu ý GV:
– Thực hiện đánh giá quá trình;
– Đánh giá trên sự tiến bộ về hành vi của từng HS;
– Đánh giá trên sản phẩm, hồ sơ hoạt động;
– Đánh giá theo các tiêu chí cụ thể đặt ra về thái độ và về mức độ của các năng lực;
– Đánh giá dựa trên các nguồn khác nhau: tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đánh giá từ
GV, cha mẹ HS và cộng đồng.
1.2.9. Điểm mới về sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc tổ
chức dạy học
Các hoạt động trong SGK Khoa học tự nhiên 6 định hướng cho HS thảo luận, thực hành,
rèn luyện không chỉ ở trên lớp mà còn ở gia đình, ở ngoài xã hội và thế giới tự nhiên. Trong
quá trình học tập theo SGK, HS còn được trải nghiệm thông qua các tiết quan sát thiên
nhiên, thực hành thí nghiệm, trải nghiệm thực tế … để hoàn thành mục tiêu bài học.
14 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

2. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC SÁCH VÀ CẤU TRÚC BÀI HỌC


2.1. Phân tích ma trận nội dung/ hoạt động
Nội dung kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6 được xây dựng dựa trên sự kết hợp 4
mạch nội dung khoa học: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi,
Trái Đất và bầu trời được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất
định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có thêm một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình
thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên (Hình 4).

Mở đầu Môn Khoa học tự nhiên Kiểm tra – đánh giá


m
(5% thời lượng) Lớp 6 (10% thời lượng)

4 mạch nội dung

Chất và sự Vật sống Năng lượng và Trái Đất và


biến đổi của chất (38% thời lượng) sự biến đổi bầu trời
(15% thời lượng) (25% thời lượng) (7% thời lượng)

Hình 4. Sơ đồ cấu trúc mạch nội dung trong môn Khoa học tự nhiên lớp 6

Chương trình môn Khoa học tự nhiên lớp 6 được xây dựng dựa trên sự kết hợp của 3
trục cơ bản: (1) Chủ đề khoa học, (2) Các nguyên lí/ khái niệm chung của khoa học, và (3)
Hình thành và phát triển năng lực (Hình 5). Trong đó, các nguyên lí/ khái niệm chung, gồm
sự đa dạng, tính cấu trúc, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi, và sự tương tác, là vấn đề
xuyên suốt, gắn kết các mạch nội dung khoa học của chương trình.
15

Sự đa dạng: thể hiện đa dạng các chất có ở xung quanh ta, sự đa dạng thế giới sống (đa
dạng về loài và môi trường sống), đa dạng trong các phép đo, đa dạng các lực tồn tại trong
thực tiễn khi có sự tương tác giữa các vật, các dạng năng lượng, …
Tính cấu trúc: cấu trúc của chất; cấu trúc của tế bào – đơn vị cơ bản của cơ thể sống; cấu
trúc sinh giới.
Tính hệ thống: thể hiện ở hệ thống phân chia sinh giới trong tự nhiên ở các cấp độ khác
nhau như cấp độ tổ chức cơ thể đa bào gồm: tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể;
cấp độ trong phân chia sinh giới: giới – ngành – lớp – bộ – họ – chi/ giống – loài; hệ thống
các giới sinh vật: giới Khởi sinh – giới Nguyên sinh – giới Nấm – giới Thực vật – giới Động vật.
Sự vận động và biến đổi của chất chuyển thể từ rắng – lỏng – khí tạo nên sự tồn tại đa
dạng của chất trong tự nhiên; sự vận động và biến đổi năng lượng hình thành nên các dạng
năng lượng khác nhau; sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng, …
Sự tương tác thể hiện mối quan hệ giữa các chất, quan hệ giữa các sinh vật trong
tự nhiên, …
NGUYÊN LÍ – KHÁI NIỆM

c g c
ng trú hốn ộ ng ổi tá
dạ cấ
u ệt n
đ n đ n g
đa h vậ biế t ươ
Sự Tính Tín
h
Sự và Sự
CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI
NHẬN THỨC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

➢ Chất có ở xung quanh ta


TÌM HIỂU TỰ NHIÊN
VẬN DỤNG

VẬT SỐNG
➢ Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống
CHỦ ĐỀ KHOA HỌC

➢ Đa dạng thế giới sống


➢ Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI


➢ Các phép đo
➢ Lực và chuyển động
➢ Năng lượng và cuộc sống
C
LỰ

TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI


NG

➢ Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng


➢ Hệ Mặt Trời và Ngân Hà

Hình 5. Sơ đồ minh họa liên kết các trục: Chủ đề khoa học – Các nguyên lí, khái niệm chung của
khoa học – Hình thành và phát triển năng lực trong SGK Khoa học tự nhiên 6
16 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

2.2. Phân tích kết cấu các chủ đề/ bài học

MỞ ĐẦU
Môn KHOA HỌC TỰ NHIÊN (07 tiết)
LỚP 6
(140 tiết)
KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
(14 tiết)

11 CHỦ ĐỀ
(119 tiết)

Chủ đề 1. Các phép đo (10 tiết)

Chủ đề 2. Các thể của chất (4 tiết)

Chủ đề 3. Oxygen và không khí (3 tiết)

Chủ đề 4. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên


liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng;
tính chất và ứng dụng của chúng (8 tiết)

Chủ đề 5. Chất tinh khiết – Hỗn hợp – Phương


pháp tách các chất (6 tiết)

Chủ đề 6. Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống


(8 tiết)

Chủ đề 7. Từ tế bào đến cơ thể (7 tiết)

Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống (38 tiết)

Chủ đề 9. Lực (15 tiết)

Chủ đề 10. Năng lượng và cuộc sống (10 tiết)

Chủ đề 11. Trái Đất và bầu trời (10 tiết)

Hình 6. Sơ đồ kết cấu các chủ đề SGK Khoa học tự nhiên 6


17

2.3. Cấu trúc mỗi chủ đề/ bài học theo các mạch kiến thức
2.3.1. Cấu trúc chung
SGK Khoa học tự nhiên 6 và các bài học trong sách có cấu trúc gồm đầy đủ các thành
phần cơ bản theo điều 7, Thông tư 33/2017/TT–BGDĐT (Hình 7, 8).

SÁCH GIÁO KHOA


KHTN 6
Bài 1

Bài 2
Chủ đề 1

....
Chủ đề 2
Bài n
....

Giải thích thuật ngữ

Mục lục

Hình 7. Sơ đồ cấu trúc SGK Khoa học tự nhiên 6

BÀI HỌC

Khởi động Hoạt động 1

Hình thành Hoạt động 2


kiến thức mới
....
Luyện tập
Hoạt động n
Vận dụng

Mở rộng

Hình 8. Sơ đồ cấu trúc bài học trong SGK Khoa học tự nhiên 6
18 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

2.3.2. So sánh mạch kiến thức các chủ đề môn Khoa học tự nhiên lớp 6 Chương trình
2018 và mạch kiến thức môn Vật lí, Hoá học, Sinh học lớp 6 Chương trình 2006
Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Khoa học tự nhiên là môn học mới
so với chương trình hiện hành (Chương trình 2006), được xây dựng trên nền tảng của 3 môn
Vật lí, Hoá học, Sinh học và được phát triển từ môn Khoa học lớp 4, 5 (cấp tiểu học) và là môn
học bắt buộc ở các lớp 6, 7, 8 và 9.
Các môn Vật lí, Hoá học và Sinh học của Chương trình 2006 được biên soạn riêng biệt,
chú trọng đến các kiến thức riêng biệt của từng chuyên ngành. Trong khi ở môn Khoa học
tự nhiên lớp 6 của Chương trình 2018, những nguyên lí/ khái niệm chung nhất của thế giới
tự nhiên được tích hợp xuyên suốt 4 mạch nội dung (Bảng 1, 2, 3).
Bảng 1. Nội dung kiến thức Chủ đề khoa học “Chất và sự biến đổi”
trong môn KHTN lớp 6 và nội dung kiến thức Hoá học lớp 6 (Chương trình 2006)

Nội dung kiến thức môn Hoá học Nội dung kiến thức chủ đề “Chất và sự biến đổi”
lớp 6 (Chương trình 2006) môn Khoa học tự nhiên lớp 6 (Chương trình 2018)

Các chất có ở xung quanh ta:


1. Các thể của chất
2. Oxygen và không khí
Không có 3. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương
thực – thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng
dụng của chúng
4. Chất tinh khiết – Hỗn hợp – Phương pháp
tách các chất

Bảng 2. Nội dung kiến thức chủ đề khoa học “Vật sống” trong môn KHTN lớp 6
và nội dung kiến thức Sinh học lớp 6 (Chương trình 2006)

Nội dung kiến thức môn Sinh học Nội dung kiến thức chủ đề “Vật sống”
lớp 6 (Chương trình 2006) môn Khoa học tự nhiên lớp 6 (Chương trình 2018)
1. Đại cương về giới thực vật 1. Tế bào
2. Tế bào thực vật – Khái niệm
3. Rễ cây – Hình dạng và kích thước tế bào
4. Thân cây – Cấu tạo và chức năng tế bào
5. Lá cây – Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
6. Sinh sản sinh dưỡng – Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống
7. Hoa và sinh sản hữu tính 2. Từ tế bào đến cơ thể
8. Quả và hạt
– Cấp độ tổ chức cơ thể: cơ thể đơn bào, cơ thể
9. Các nhóm thực vật đa bào
10. Vai trò của thực vật
19

11. Tảo, Vi khuẩn, Nấm, Địa y – Các cấp độ tổ chức cơ thể đa bào: tế bào, mô, cơ
12. Tham quan thiên nhiên quan, hệ cơ quan, cơ thể
3. Đa dạng thế giới sống
– Phân loại thế giới sống
– Chứng minh về đa dạng thế giới sống (đa
dạng về loài, môi trường sống, hình thái)
– Vai trò của đa dạng sinh học
– Bảo vệ đa dạng sinh học
4. Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Bảng 3. Nội dung kiến thức chủ đề khoa học “Năng lượng và sự biến đổi”
trong môn KHTN lớp 6 và nội dung kiến thức môn Vật lí lớp 6 (Chương trình 2006)

Nội dung kiến thức chủ đề “Năng lượng


Nội dung kiến thức môn Vật lí lớp 6
và sự biến đổi” môn Khoa học tự nhiên
(Chương trình 2006)
lớp 6 (Chương trình 2018)

1. Cơ học 1. Các phép đo


– Các phép đo: đo độ dài, đo thể tích, đo 2. Lực
khối lượng
– Lực và biểu diễn lực
– Lực: lực cân bằng, trọng lực, lực đàn hồi,
lực kế – Tác dụng của lực
– Trọng lượng – khối lượng, khối lượng – Lực hấp dẫn và trọng lực
riêng–trọng lượng riêng – Lực tiếp xúc, lực không tiếp xúc
– Máy cơ đơn giản
– Biến dạng của lò xo, phép đo lực
– Mặt phẳng nghiêng
– Lực ma sát
– Đòn bẩy
– Ròng rọc 3. Năng lượng và cuộc sống
2. Nhiệt học – Năng lượng
– Sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất – Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng
khí và ứng dụng
4. Trái đất và bầu trời
– Nhiệt kế – Nhiệt giai và thực hành đo nhiệt độ
– Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời và
– Sự nóng chảy và sự đông đặc
Mặt Trăng
– Sự bay hơi và sự ngưng tụ
– Hệ Mặt Trời và Ngân Hà
– Sự sôi
20 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

Nhiều nội dung kiến thức trong môn Sinh học Chương trình 2006 thiên về mô tả, phân
loại máy móc, HS phải thừa nhận các kiến thức và khó nhớ; không thể hiện được các nguyên
lí chung. Ví dụ: toàn bộ kiến thức sinh học lớp 6 (Thực vật) là phân loại và mô tả về các cơ
quan ở thực vật (rễ, thân, lá).
Trong khi đó, nội dung kiến thức môn KHTN lớp 6 được xây dựng theo định hướng giảm
tải các nội dung chi tiết về mô tả hình thái, cấu tạo mà tập trung vào các nội dung có tính
nguyên lí chung như sự đa dạng, tính cấu trúc, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi, sự
tương tác có tính khái quát cao, các kiến thức có nhiều ứng dụng trong thực tiễn; tăng tính
tích hợp giữa kiến thức sinh học với kiến thức vật lí, hoá học và môi trường.
2.4. Phân tích một số chủ đề/ bài học đặc trưng
Phân tích Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống (38 tiết)

Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống


(38 tiết)

Bài 22. Phân loại thế giới sống


Bài 23. Phân loại thế giới sống
Bài 24. Virus
Bài 25. Vi khuẩn
Bài 26. Thực hành quan sát vi khuẩn
Bài 27. Nguyên sinh vật
Bài 28. Nấm
Bài 29. Thực vật
Bài 30. Thực hành phân loại thực vật
Bài 31. Động vật
Bài 32. Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên
Bài 33. Đa dạng sinh học
Bài 34. Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
Ôn tập Chủ đề 8

Hình 9. Sơ đồ cấu trúc các bài thuộc Chủ đề 8, Môn Khoa học tự nhiên lớp 6
21

Chủ đề 8 – Đa dạng thế giới sống, bao gồm:


– Phân loại thế giới sống: Thế giới sinh vật đa dạng và phong phú do đó chỉ ra được các
tiêu chí phân loại và sự cần thiết phải phân loại thế giới sống. Giới thiệu về 5 giới sinh vật
(theo Whittaker), các bậc phân loại trong giới (ngành – lớp – bộ – họ – chi/ giống – loài), sau
khi phân loại cần gọi được tên sinh vật.
– Đa dạng từng nhóm sinh vật: vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật, động vật và sự
tồn tại của dạng sống virus.
– Các bài về đa dạng chỉ dừng lại ở mức độ:
+ Nhận biết dựa vào hình thái, không yêu cầu mô tả hình dạng cụ thể và cấu tạo giải
phẫu bên trong;
+ Nêu được vai trò (có ích hoặc có hại), nếu là nhóm sinh vật gây bệnh thì trình bày một
số biện pháp phòng chống;
+ Không đề cập nhiều đến những loài thực vật có chứa chất gây nghiện hoặc chất độc
và những loài động vật có ích nhằm hạn chế việc sử dụng các sản phẩm gây nghiện từ thực
vật cũng như việc săn bắt các loài động vật quý hiếm.
– Sau khi giới thiệu về đa dạng thế giới sống, nội dung kiến thức đề cập đến vấn đề vai
trò của đa dạng sinh học và sự cần thiết phải bảo vệ đa dạng sinh học.
– HS có thể thực hành nhận dạng sinh vật qua bài quan sát sinh vật ngoài thiên nhiên.

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC


3.1. Những yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy học môn Khoa học tự nhiên
3.1.1. Khái niệm Phương pháp dạy học và Kĩ thuật dạy học
Phương pháp dạy học (PPDH) được hiểu là cách thức, con đường hoạt động chung giữa
người dạy và người học, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục tiêu dạy
học và giáo dục đã được xác định. Tài liệu này quan tâm đến PPDH áp dụng đối với các môn
học và hoạt động giáo dục. Theo đó, PPDH được định nghĩa là cách thức, là con đường hoạt
động chung giữa người dạy và người học, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm
đạt tới mục tiêu dạy học.
Có nhiều hệ thống phân loại PPDH. Dựa trên cơ sở nhấn mạnh phương diện lập kế
hoạch hành động dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn, có thể phân loại PPDH theo ba bình diện
là quan điểm dạy học (PPDH theo nghĩa rộng), phương pháp dạy học (theo nghĩa hẹp) và kĩ
thuật dạy học (KTDH) (Bảng 4).
22 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

Bảng 4. Phân loại PPDH theo 3 bình diện của PPDH

3 bình diện của phương pháp dạy học Ví dụ

Quan điểm dạy học (PPDH nghĩa rộng) là Dạy học lấy người học làm trung tâm, dạy
những định hướng tổng thể cho các hành học giải quyết vấn đề, dạy học khám phá,
động, thường dựa trên các lí thuyết học tập dạy học hợp tác, dạy học có ứng dụng công
hoặc cơ sở lí luận dạy học chuyên ngành. nghệ thông tin và truyền thông,…

Phương pháp dạy học (PPDH nghĩa hẹp) là Thuyết trình, đàm thoại, trực quan, thảo
cách thức hoạt động của GV và HS, trong luận, nghiên cứu trường hợp, đóng vai,…
điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt được
mục tiêu dạy học.

Kĩ thuật dạy học là những cách thức hành Công não, phòng tranh, các mảnh ghép,
động của GV và HS trong các tình huống sơ đồ tư duy, khăn trải bàn, KWL (What we
nhỏ nhằm thực hiện và điều chỉnh quá trình Know/ What we Want to learn/ What we
dạy học. Learned), KWLH (Bổ sung How can we learn
more)

3.1.2. Định hướng chung cho các phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất,
năng lực HS trong môn Khoa học tự nhiên
PPDH chịu sự chi phối của mục tiêu dạy học và nội dung day học, đồng thời nó cũng tác
động trở lại làm cho mục tiêu đề ra là khả thi và nội dung dạy học ngày một hoàn thiện hơn
(Hình 10). Do vậy, việc lựa chọn PPDH không chỉ căn cứ trực tiếp vào nội dung dạy học mà
còn từ mục tiêu dạy học.

Mục tiêu dạy học

Bối cảnh
giáo dục

Nội dung dạy học Phương pháp,


Kĩ thuật dạy học

Hình 10. Mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học
23

Phương pháp dạy học, giáo dục môn Khoa học tự nhiên được thực hiện theo các định
hướng chung sau đây:
a) Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; tránh áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc; bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học để HS có thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn
tri thức, tiếp tục phát triển sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.
b) Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên để phát hiện và giải quyết
các vấn đề trong thực tiễn; khuyến khích và tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm, sáng tạo
trên cơ sở tổ chức cho HS tham gia các hoạt động học tập, tìm tòi, khám phá, vận dụng kiến
thức, kĩ năng.
c) Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục
tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng HS và điều kiện cụ thể. Tùy theo yêu cầu cần đạt, GV có thể
sử dụng phối hợp nhiều PPDH trong một chủ đề. Các PPDH truyền thống (thuyết trình, đàm
thoại, ...) được sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Tăng cường sử
dụng các PPDH hiện đại đề cao vai trò chủ thể học tập của HS như dạy học giải quyết vấn đề,
dạy học dựa trên dự án, dạy học dựa trên trải nghiệm, khám phá; dạy học phân hoá, ... cùng
những KTDH phù hợp.
d) Các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện đa dạng và linh hoạt; kết hợp các hình
thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, học theo dự án học tập, tự học, ... Đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Khoa học tự nhiên. Coi trọng sử
dụng các nguồn tư liệu ngoài SGK và hệ thống các thiết bị dạy học được trang bị; khai thác
triệt để những lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, tăng cường
sử dụng các học liệu điện tử (như video, thí nghiệm mô phỏng, ...).

3.2. Hướng dẫn và gợi ý phương pháp, hình thức tổ chức dạy học/ tổ chức hoạt động
Năng lực khoa học tự nhiên có ba (03) thành phần năng lực. Mỗi thành phần năng lực
ứng với các biểu hiện khác nhau. Vì vậy GV cần lựa chọn sử dụng các PPDH có ưu thế phát
triển từng thành phần của năng lực khoa học tự nhiên. Bảng 5 trình bày định hướng về PPDH,
KTDH để phát triển ba (03) thành phần năng lực của năng lực khoa học tự nhiên cho HS.
24 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

Bảng 5. Định hướng PPDH, KTDH để phát triển các thành phần năng lực
của năng lực khoa học tự nhiên ở HS

Thành
phần Định hướng về PPDH, KTDH
năng lực phát triển thành phần năng lực Gợi ý PPDH, KTDH
khoa học của năng lực khoa học tự nhiên
tự nhiên

GV tạo cho HS cơ hội huy động những hiểu – PPDH:


biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình + Dạy học trực quan (sử
thành kiến thức mới. dụng mẫu vật tự nhiên, sử
GV có thể tổ chức các hoạt động tự học, trong dụng tranh hình, sơ đồ, mô
đó HS quan sát tranh hình, mẫu vật; tìm kiếm hình, video clip, biểu diễn
Nhận thức và đọc tài liệu; thực hiện các bài thực hành, … thí nghiệm)
khoa học qua đó phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống + Dạy học giải quyết vấn đề
tự nhiên hoá kiến thức; giải quyết vấn đề đơn giản. Sau + Dạy học hợp tác
đó, HS được trình bày, thảo luận kiến thức tự – KTDH: động não, bản đồ
học với HS khác, với GV, qua đó, kết nối được tư duy, KWL, khăn trải bàn,
kiến thức mới với hệ thống kiến thức. phòng tranh, mảnh ghép,
Tăng cường cho HS tự đánh giá, đánh giá …
lẫn nhau.

GV có thể thiết kế các hoạt động học tập nhằm – PPDH:


tạo điều kiện để HS tự tìm tòi, khám phá kiến
+ Dạy học trực quan
thức và rèn luyện các kĩ năng như: đặt câu hỏi,
vấn đề cần tìm hiểu; đề xuất giả thuyết; xây + Dạy học giải quyết vấn đề
dựng và thực hiện kế hoạch kiểm chứng giả + Dạy học dựa trên dự án
thuyết; thu thập số liệu, phân tích, xử lí để rút
Tìm hiểu + Dạy học hợp tác
tự nhiên ra kết luận, đánh giá kết quả thu được.
+ Sử dụng thí nghiệm
Bên cạnh đó, GV tạo điều kiện để HS được trao
đổi, thảo luận với các HS khác về quá trình tìm + Dạy học qua thực địa
hiểu của bản thân; trình bày và tự đánh giá, – KTDH: động não, bản đồ
đánh giá lẫn nhau về các kết quả thu được. tư duy, KWL, phòng tranh,
mảnh ghép
25

GV nên tạo cơ hội cho HS đề xuất hoặc tiếp – PPDH:


cận với các tình huống thực tiễn hoặc HS được + Dạy học giải quyết vấn đề
trải nghiệm thực tiễn tại các cơ sở sản xuất, các + Dạy học dựa trên dự án
phòng thí nghiệm, ….
+ Dạy học theo định hướng
Trong đó, HS tham gia giải quyết các vấn đề STEM/STEAM
thực tiễn, đề xuất các biện pháp khoa học
+ Sử dụng thí nghiệm
nhằm bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường,
phát triển bền vững, … hoặc HS được thiết kế, – KTDH: động não, bản đồ
tư duy, KWL, phòng tranh,
Vận dụng phân tích các mô hình công nghệ, … thông
mảnh ghép,…
kiến thức, qua đó, HS vận dụng được kiến thức và kĩ năng
kĩ năng đã học.
đã học Cần tạo cho HS những cơ hội để liên hệ, vận
dụng phối hợp kiến thức, kĩ năng từ các lĩnh
vực khác nhau trong môn học cũng như với
các môn học khác vào giải quyết những vấn
đề thực tế.
Tăng cường tích hợp liên môn và dạy học
theo định hướng giáo dục STEM (Science,
Technology, Engineering, Maths) hoặc STEAM
(Science, Technology, Engineering, Art, Maths).

Định hướng PPDH, KTDH cho 4 chủ đề khoa học (4 mạch nội dung) của môn Khoa học
tự nhiên lớp 6 là Chất và sự biến đổi chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, và Trái Đất và
bầu trời được trình bày trong các Bảng 6, 7, 8 và 9 dưới đây.
26 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

Bảng 6. Định hướng PPDH, KTDH Chủ đề khoa học “Chất và sự biến đổi chất”

Loại nội dung Định hướng PPDH,


Đặc điểm Ví dụ minh họa
kiến thức KTDH

Loại kiến thức thường – Dạy học trực quan: Khi dạy học về khái
khó, trừu tượng, khô mẫu vật, tranh, ảnh, niệm vật thể, nhiên
khan. Khi tổ chức dạy mô hình, video thí liệu, nguyên liệu,
học cần tổ chức cho nghiệm, thí nghiệm lương thực – thực
HS: đưa ra được các mô phỏng, thí nghiệm phẩm,…, có thể sử
khái niệm, nội dung ảo,... dụng:
thuyết và định luật – Sử dụng thí nghiệm – PPDH: đàm thoại
bằng cách quy nạp từ trong dạy học môn gợi mở/ tìm tòi/phát
các sự vật, hiện tượng KHTN hiện, dạy học hợp
cụ thể; từ các kiến thức – Dạy học giải quyết tác,…
thực tiễn đơn giản, từ vấn đề – KTDH: mảnh ghép,
Khái niệm, vốn kiến thức khoa học – PPDH đàm thoại gợi khăn trải bàn,…
thuyết và định mà HS có được từ trước mở/ tìm tòi/phát hiện
luật khoa học đó trong các môn học
tự nhiên cơ bản – Dạy học hợp tác
khác nhau, để chỉ ra
dấu hiệu đặc trưng – KTDH: động não, KWL;
của khái niệm; phát các mảnh ghép; khăn
biểu một cách chính trải bàn
xác nội dung các khái
niệm, thuyết và định
luật khoa học tự nhiên
cơ bản.
– Trang bị cho HS – PPDH đàm thoại gợi Khi dạy học về oxy-
những kiến thức cơ sở mở/ tìm tòi/phát hiện gen và không khí, có
về chất, tính chất đặc – Dạy học giải quyết thể sử dụng:
trưng cơ bản của các vấn đề
đơn chất, hợp chất vô
Nguyên tố – Dạy học hợp tác
cơ, hữu cơ cơ bản nhất.
và chất – PPDH theo góc
Các kiến thức này là cơ
sở để hình thành khái
niệm các chất hoá học,
sự phân loại các chất
vô cơ, hữu cơ.
27

– Ứng dụng các khái – PPDH: sử dụng thí


– Dạy học trực quan: sử
niệm, đối tượng, sự dụng mẫu vật, tranh, nghiệm: khi nghiên
kiện, định nghĩa hoặc ảnh, mô hình, video, thí
cứu các thành phần
quá trình hoá học, cấu nghiệm, mô phỏng, thí của không khí, nêu
tạo và tính chất của các nghiệm ảo,... và giải thích hiện
chất trong thực tiễn và – Sử dụng thí nghiệm tượng thí nghiệm,
môi trường. trong dạy học môn KHTN nhận xét và rút ra
– Liên hệ kiến thức với – Dạy học dựa trên dự án kết luận về thành
các vấn đề thực tiễn để phần của không khí.
HS hiểu được bản chất, – Kết hợp với dạy
biết vận dụng kiến học hợp tác tổ chức
thức vào thực tiễn cho nhóm HS được
tiến hành thí ng-
hiệm theo phương
pháp kiểm chứng.

– Giúp HS tái hiện lại – PPDH đàm thoại tái – KTDH: sơ đồ tư duy
các kiến thức đã học, hiện, gợi mở cho HS hệ thống
hệ thống hoá các kiến – Dạy học hợp tác hoá các kiến thức.
thức khoa học tự nhiên – Sử dụng bài tập
được nghiên cứu rời – Dạy học giải quyết
vấn đề để HS vận dụng các
rạc, tản mạn qua một kiến thức đã học để
số bài, một chương – Dạy học dựa trên dự án giải quyết các vấn
hoặc một phần thành – KTDH: Sơ đồ tư duy đề trong thực tiễn.
một hệ thống kiến
Ôn tập, luyện thức có quan hệ chặt
tập, tổng kết chẽ với nhau theo logic
xác định
– Tìm ra được những
kiến thức cơ bản nhất
và các mối liên hệ bản
chất giữa các kiến thức
đã thu nhận được để
ghi nhớ và vận dụng
chúng trong việc giải
quyết các vấn đề.
28 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

Bảng 7. Định hướng PPDH, KTDH Chủ đề khoa học “Vật sống”

Loại nội dung Định hướng PPDH,


Đặc điểm Ví dụ minh họa
kiến thức KTDH
Đây là dạng kiến thức – Dạy học trực quan: Khi dạy học về cấu tạo
tính mô tả các thành Quan sát ngoài thiên và chức năng tế bào,
phần cấu tạo, cấu trúc nhiên, quan sát mẫu cấu tạo cơ thể sinh vật,
và chức năng của các vật trong phòng thí ng-
có thể sử dụng:
hệ thống sống từ cấp hiệm, quan sát tranh,
Cấu trúc, phân tử – tế bào – cơ – PPDH: dạy học trực
ảnh, mô hình, video clip
chức năng thể – quần thể – hệ sinh – Các phương pháp quan: HS quan sát tranh
thái – sinh quyển. Các đàm thoại (thuyết hình về cấu trúc tế bào
kiến thức này chỉ mang trình, vấn đáp, ...) – KTDH: khăn trải bàn,
tính chất mô tả nên khi – KTDH: khăn trải bàn, sơ đồ tư duy
dạy học cần sử dụng các mảnh ghép, KWL,
phương tiện trực quan. phòng tranh,…
Đây là dạng kiến thức – Dạy học trực quan: Khi dạy học về sự sinh
về các cơ chế và quá Thí nghiệm, video clip, sản của tế bào, có thể
trình sinh lí xảy ra ở sơ đồ, tranh ảnh … sử dụng:
các cấp độ tổ chức – Sử dụng thí nghiệm – PPDH:
sống, bao gồm các quá + Dạy học trực quan
Cơ chế sinh lí trình cơ bản như trao – Dạy học hợp tác
+ Sử dụng thí nghiệm:
và các quá trình đổi chất và chuyển – Các phương pháp HS làm thí nghiệm
sinh học hoá năng lượng, sinh đàm thoại, diễn giảng chứng minh quá trình
trưởng và phát triển, quang hợp thải oxy-
– KTDH: động não,
sinh sản, cảm ứng, di gen và tạo tinh bột
khăn trải bàn, bản đồ
truyền – biến dị, tiến – KTDH: động não,
tư duy, phòng tranh,…
hoá,… khăn trải bàn, bản đồ
tư duy, phòng tranh,…
Đây là các kiến thức – Dạy học trực quan: Khi dạy học về vi khu-
ứng dụng hiểu biết về video clip, quan sát ẩn, nấm,…, có thể sử
vật sống trong thực thực tế dụng:
tiễn như công nghệ – Dạy học dựa trên dự án – PPDH: dạy học dựa
sinh học, y học, thực – Dạy học giải quyết trên dự án; dạy học
Kiến thức
phẩm, nông nghiệp,… vấn đề theo mô hình giáo dục
ứng dụng
– Dạy học theo định STEM,…
hướng STEM
– Kĩ thuật dạy học: các
mảnh ghép, phòng
tranh, bản đồ tư duy,…
29

Bảng 8. Định hướng PPDH, KTDH Chủ đề khoa học “Năng lượng và sự biến đổi”

Loại nội dung Định hướng PPDH,


Đặc điểm Ví dụ minh họa
kiến thức KTDH
Đây là dạng kiến thức – Dạy học giải quyết Khi dạy học khái niệm
mang tính chất khái vấn đề lực, lực ma sát,…, có
quát hoá các sự vật, – Dạy học trực quan thể sử dụng:
hiện tượng,… do đó – Sử dụng thí nghiệm
khá trừu tượng đối với – PPDH: dạy học trực
Các khái trong dạy học môn
HS THCS. Đây là dạng quan, dạy học giải
niệm, hiện KHTN
kiến thức về các hình quyết vấn đề
tượng, quá – PPDH đàm thoại gợi
thức biểu hiện ra bên mở/ tìm tòi/phát hiện – KTDH: khăn trải bàn,
trình vật lí ngoài, trình tự phát
– KTDH: khăn trải bàn, mảnh ghép,…
triển, diễn biến của sự
vật mà giác quan thu phòng tranh, bể cá,
nhận được một cách các mảnh ghép, bản
trực tiếp. đồ tư duy
Để tạo hứng thú, tích – Dạy học giải quyết Khi dạy học về sự biến
cực cho HS, nên có giải vấn đề dạng của lò xo, có thể
pháp để tăng cường – Dạy học trực quan sử dụng:
Các quy luật, hoạt động tìm hiểu, – Sử dụng thí nghiệm – PPDH: dạy học giải
khám phá của HS về trong dạy học môn quyết vấn đề, dạy học
định luật,
nội dung mới trước khi KHTN với thí nghiệm,…
thuyết vật lí
học trên lớp. – KTDH: khăn trải bàn,
– KTDH: khăn trải bàn
phòng tranh, bể cá,
các mảnh ghép, bản
đồ tư duy
Chủ đề này gồm các – Dạy học giải quyết Khi dạy học về năng
kiến thức chủ yếu là vấn đề lượng tái tạo”, có thể
định tính, dễ tiếp cận,
– Dạy học dựa trên dự án sử dụng:
đa số các nội dung gắn
liền với các sự vật, hiện – Dạy học khám phá – – PPDH: dạy học dựa
tượng, hay các quá Dạy học trực quan trên dự án
trình trong cuộc sống
Năng lượng
hằng ngày. Để tạo cơ – KTDH: khăn trải bàn, – KTDH: bản đồ tư duy
và cuộc sống phòng tranh, bể cá,
hội cho HS phát triển
các năng lực chung và KWL, mảnh ghép, bản
năng lực môn học, nên đồ tư duy
thường xuyên giao
cho HS các dự án/đề
tài học tập về các nội
dung của chủ đề.
30 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

Đây là các nội dung – Dạy học dựa trên dự án Khi dạy học về ảnh
liên quan đến việc HS hưởng của ma sát
– Dạy học trực quan
ứng dụng các kiến trong an toàn giao
– Dạy học theo định
thức được học vào thông, có thể sử dụng:
thực tế cuộc sống. Đa hướng STEM
Kiến thức số HS chưa có thói – KTDH: khăn trải bàn, – PPDH: dạy học dựa
ứng dụng quen vận dụng kiến phòng tranh, bể cá, trên dự án
thức để giải quyết vấn các mảnh ghép, bản – KTDH: Bản đồ tư duy
đề thực tiễn, do đó cần đồ tư duy
tạo thói quen cho HS
thông qua các nhiệm
vụ cụ thể.

Bảng 9. Định hướng PPDH, KTDH Chủ đề khoa học “Trái Đất và bầu trời”

Loại nội dung Định hướng PPDH,


Đặc điểm Ví dụ minh họa
kiến thức KTDH

Đây là dạng kiến thức – Dạy học giải quyết Khi dạy học về hệ Mặt
mang tính chất khái vấn đề Trời, Ngân Hà, hành
quát hoá các sự vật, – Dạy học trực quan tinh,…có thể sử dụng:
hiện tượng,… do đó – Sử dụng thí nghiệm – PPDH: dạy học trực
Các khái khá trừu tượng đối với trong dạy học môn
quan, dạy học giải
niệm, hiện HS THCS. KHTN
quyết vấn đề
tượng, quá – PPDH đàm thoại gợi
trình vật lí mở/ tìm tòi/ phát hiện – KTDH: khăn trải bàn,
– KTDH: khăn trải bàn, động não, KWL
phòng tranh, bể cá,
các mảnh ghép, bản
đồ tư duy
Nội dung này mới, khó. – Dạy học giải quyết Khi dạy học về chuyển
Để tạo hứng thú, tích vấn đề động nhìn thấy của
cực cho HS, nên có giải – Dạy học trực quan Mặt Trời, có thể sử
Các quy luật, pháp để tăng cường – Sử dụng thí nghiệm dụng:
hoạt động tìm hiểu, trong dạy học môn
định luật – PPDH: dạy học giải
khám phá của HS về KHTN
chuyển động quyết vấn đề, dạy học
nội dung mới trước khi – KTDH: khăn trải bàn,
trực quan, …
học trên lớp. phòng tranh, bể cá,
các mảnh ghép, bản – KTDH: khăn trải bàn
đồ tư duy
31

Đây là các nội dung – Dạy học dựa trên dự án Khi dạy học kiến thức
liên quan đến việc HS
– Dạy học trực quan về hình dạng quan sát
ứng dụng các kiến
– Dạy học theo định được của Mặt Trăng, có
thức được học vào thể sử dụng:
thực tế cuộc sống. Đa hướng STEM
Kiến thức số HS chưa có thói – KTDH: khăn trải bàn, – PPDH: dạy học dựa
ứng dụng quen vận dụng kiến phòng tranh, bể cá, các trên dự án, dạy học
thức để giải quyết vấn mảnh ghép, bản đồ tư theo mô hình giáo dục
đề thực tiễn, do đó cần duy STEM,…
tạo thói quen cho HS – KTDH: Bản đồ tư duy
thông qua các nhiệm
vụ cụ thể.

4. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
4.1. Một số vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá phẩm chất, năng lực HS
4.1.1. Định hướng đánh giá kết quả giáo dục trong dạy học môn Khoa học tự nhiên theo
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên (2018) đã xác định mục tiêu
đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đạt
chuẩn (yêu cầu cần đạt) của chương trình và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học
tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến
bộ của từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục.
Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong
Chương trình tổng thể và chương trình môn học. Phạm vi đánh giá là toàn bộ nội dung và
yêu cầu cần đạt của chương trình môn Khoa học tự nhiên. Đánh giá dựa trên các minh chứng
là quá trình rèn luyện, học tập và các sản phẩm trong quá trình học tập của HS.
Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua
đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá trên diện rộng ở cấp
quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế. Đặc điểm của kiểm tra, đánh giá trong
dạy học môn Khoa học tự nhiên là theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. Việc đánh
giá quá trình do GV phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả đánh giá của GV, của phụ
huynh HS, của bản thân HS được đánh giá và của các HS khác trong tổ, trong lớp. Việc đánh
giá tổng kết do cơ sở giáo dục tổ chức. Việc đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa
phương do tổ chức kiểm định chất lượng cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương tổ chức để phục vụ công tác quản lí các hoạt động dạy học, phát triển chương
trình và nâng cao chất lượng giáo dục. Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách
quan; phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học; không gây áp lực lên HS; hạn chế tốn kém
cho ngân sách nhà nước, gia đình HS và xã hội. Kiểm tra, đánh giá phải thực hiện được các
chức năng và yêu cầu chính sau:
32 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

– Đánh giá mức độ đạt được yêu cầu cần đạt và phương pháp dạy học;
– Cung cấp thông tin phản hồi đầy đủ, chính xác kịp thời về kết quả học tập có giá trị cho
HS tự điều chỉnh quá trình học; cho GV điều chỉnh hoạt động dạy học; cho cán bộ quản lí nhà
trường để có giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục; cho gia đình để giám sát, giúp đỡ HS;
– Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS được chú ý và xem là biện pháp phát triển
các năng lực như tự học và tự chủ; phát triển các phẩm chất như chăm học, trách nhiệm, …;
– Kết hợp kiểm tra, đánh giá quá trình với đánh giá tổng kết; đánh giá định tính với đánh
giá định lượng; trong đó đánh giá định lượng phải dựa trên đánh giá định tính, được phản
hồi kịp thời, chính xác;
– Kiểm tra, đánh giá được phối hợp nhiều hình thức khác nhau bảo đảm đánh giá toàn
diện nội dung, năng lực chung, năng lực đặc thù, phẩm chất;
– Đánh giá yêu cầu tích hợp nội dung, kĩ năng để giải quyết vấn đề nhận thức và thực
tiễn; đây là phương thức hiệu quả đặc trưng cho đánh giá năng lực HS;
– Chú trọng đánh giá kĩ năng thực hành khoa học tự nhiên.

4.1.2. Quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất,
năng lực HS
Quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng
lực HS chú trọng đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của HS và vì sự tiến
bộ của HS; từ đó điều chỉnh và tự điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học trong
quá trình dạy học. Hình 11 thể hiện rõ quan điểm hiện đại đó so với đánh giá truyền thống
trước đây.

ĐÁNH GIÁ TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIÁ HIỆN ĐẠI

ĐÁNH GIÁ ĐÁNH GIÁ


LÀ HỌC TẬP KẾT QUẢ HỌC TẬP

ĐÁNH GIÁ ĐÁNH GIÁ


VÌ HỌC TẬP VÌ HỌC TẬP

ĐÁNH GIÁ ĐÁNH GIÁ


KẾT QUẢ HỌC TẬP LÀ HỌC TẬP

Hình 11. Quan điểm hiện đại về đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực HS
33

Đánh giá là học tập (Assessment as learning) nhìn nhận đánh giá với tư cách như là
một quá trình học tập. Người học cần nhận thức được các nhiệm vụ đánh giá cũng chính là
công việc học tập của họ. Việc đánh giá cũng được diễn ra thường xuyên, liên tục trong quá
trình học tập của người học.
Đánh giá vì học tập (Assessment for learning) diễn ra thường xuyên trong quá trình
dạy học (đánh giá quá trình) nhằm phát hiện sự tiến bộ của người học, từ đó hỗ trợ, điều
chỉnh quá trình dạy học. Việc đánh giá nhằm cung cấp thông tin để GV và người học cải
thiện chất lượng dạy học.
Đánh giá kết quả học tập (Assessment of learning) có mục tiêu chủ yếu là đánh giá
tổng kết, xếp loại, lên lớp và chứng nhận kết quả. Đánh giá này diễn ra sau khi người học
học xong một giai đoạn học tập nhằm xác định xem các mục tiêu dạy học có được thực hiện
không và đạt được ở mức nào.
4.2. Một số gợi ý về hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực trong môn
Khoa học tự nhiên
4.2.1. Một số hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực trong môn Khoa học tự nhiên
Trong giáo dục có nhiều hình thức đánh giá kết quả học tập với mục đích và cách thức
khác nhau (đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết, đánh giá sơ khởi, đánh giá chuẩn đoán,
đánh giá theo chuẩn, đánh giá theo tiêu chí,…). Trong quá trình dạy học, có 2 hình thức
đánh giá phổ biến đó là đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Hai hình thức đánh giá
này đảm bảo cho quá trình đánh giá tuân thủ theo đúng quan niệm đánh giá hiện đại được
thể hiện như Hình 12.
ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH

ĐÁNH GIÁ VÌ HỌC TẬP ĐÁNH GIÁ LÀ HỌC TẬP

GV, HS … ĐÁNH GIÁ GV, HS … ĐÁNH GIÁ


ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN

THAY ĐỔI TRONG DẠY VÀ HỌC

THÚC ĐẨY SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH

ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT


(đánh giá kết quả học tập)
ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU MỘT BÀI HỌC HOẶC KẾT
THÚC MỘT GIAI ĐOẠN HỌC TẬP SO VỚI YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Hình 12. Mối quan hệ giữa hình thức đánh giá với quan điểm đánh giá hiện đại
34 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

Đánh giá thường xuyên


Đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm kiểm
tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của HS. Đánh giá
thường xuyên đươc thực hiện linh hoạt trong quá trình dạy học và giáo dục, không bị giới
hạn bởi số lần đánh giá.
Đánh giá định kì (Đánh giá tổng kết)
Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của HS sau một giai đoạn học tập, rèn
luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS so với yêu cầu cần đạt so
với quy định trong chương trình giáo dục phổ thông và sự hình thành, phát triển năng lực,
phẩm chất HS. Đánh giá định kì thường được tiến hành sau khi kết thúc một giai đoạn học
tập (giữa kì, cuối kì).
4.2.2. Phương pháp, công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học, giáo dục
HS môn Khoa học tự nhiên
a) Mối quan hệ giữa hình thức, phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập trong dạy học, giáo dục HS môn Khoa học tự nhiên lớp 6
Bảng 10. Mối quan hệ giữa hình thức, phương pháp và công cụ đánh giá

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá

Phương pháp hỏi – đáp Câu hỏi

Ghi chép các sự kiện thường nhật,


Phương pháp quan sát
thang đo, bảng kiểm

Đánh giá thường xuyên Phương pháp đánh giá qua Bảng quan sát, câu hỏi vấn đáp,
phiếu đánh giá theo tiêu chí (Ru-
(Đánh giá quá trình) hồ sơ học tập
brics, …)

Bảng kiểm, thang đánh giá, phiếu


Phương pháp đánh giá qua
đánh giá theo tiêu chí (Rubrics,
sản phẩm học tập
…)

Bài kiểm tra (câu hỏi tự luận, câu


Đánh giá định kì – Phương pháp kiểm tra viết hỏi trắc nghiệm), bài luận, phần
(Đánh giá tổng kết/đánh – Phương pháp đánh giá qua mềm biên soạn đề kiểm tra, bảng
giá kết quả) hồ sơ học tập kiểm, phiếu đánh giá theo tiêu
chí, thang đo
35

b) Một số ví dụ minh hoạ phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực HS trong dạy học
môn Khoa học tự nhiên lớp 6
(1) Phương pháp đánh giá qua kiểm tra viết dạng tự luận
Em hãy nêu một số nguồn gây ô nhiễm không khí và đề xuất biện pháp khắc phục.
(2) Phương pháp đánh giá qua kiểm tra viết dạng trắc nghiệm
Vật liệu nào dưới đây được sử dụng ngoài mục đích xây dựng còn hướng tới bảo vệ môi
trường và đảm bảo phát triển bền vững?
A. Gỗ tự nhiên B. Kim loại C. Gạch không nung D. Gạch chịu lửa
(3) Phương pháp đánh giá qua quan sát
Sử dụng phiếu quan sát để đánh giá năng lực hợp tác.

Họ tên học sinh:


Nhóm:
1. Kết quả quan sát (6 điểm)

Điểm Điểm Hành vi


Tiêu chí
tối đa đạt được của HS

Sẵn sàng, vui vẻ nhận nhiệm vụ được giao

Thực hiện tốt nhiệm vụ cá nhân được giao

Chủ động liên kết các thành viên có những điều kiện khác nhau
vào trong các hoạt động của nhóm

Sẵn sàng giúp đỡ thành viên khác trong nhóm khi cần thiết

Chủ động chia sẻ thông tin và học hỏi các thành viên trong nhóm

Đưa ra các lập luận thuyết phục được các thành viên trong nhóm

2. Kết quả phỏng vấn (4 điểm)


– Mục đích của em khi hợp tác với các bạn trong nhóm ………………………..
– Cách thức hợp tác với các bạn của em như thế nào? ………………………..
– Em tự đánh giá kết quả làm việc nhóm của em như thế nào? ………………………..
– Nhận xét về kết quả làm việc của các bạn trong nhóm và kết quả chung của nhóm
………………………..

(4) Phương pháp đánh giá thông qua hỏi đáp


Kể tên một số loại thực phẩm gia đình em thường sử dụng hằng ngày.
36 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

c) Một số ví dụ minh hoạ công cụ kiểm tra, đánh giá năng lực HS trong dạy học môn
Khoa học tự nhiên lớp 6
(1) Phiếu ghi chép các sự kiện thường nhật

Mẫu ghi chép sự kiện thường nhật

Lớp: …………… Tên học sinh: ……………


Thời gian: …………… Địa điểm: ……………
Người quan sát: ……………

TT Mô tả sự kiện Nhận xét Ghi chú

(2) Câu hỏi tự luận


Để sử dụng lương thực – thực phẩm an toàn, em thường phải chú ý những điều gì?
(3) Câu hỏi trắc nghiệm
Nhà máy sản xuất rượu vang dùng quả nho để lên men. Vậy nho là
A. vật liệu. B. nhiên liệu. C. nguyên liệu. D. khoáng sản.
(4) Bảng hỏi ngắn kiểm tra kiến thức nền

Câu hỏi ngắn Câu trả lời

– Nêu các thành phần cấu tạo tế


bào nhân sơ

– Trình bày chức năng của mỗi


thành phần cấu tạp nên tế bào
nhân sơ

– Kể tên một số sinh vật có cấu


tạo tế bào nhân sơ
37

(5) Thẻ kiểm tra


(1) Điều gì trong bài học hay giờ học này làm em thích nhất?
(2) Nội dung nào/ phần nào hoặc điều gì trong bài học làm em khó hiểu, cần giải thích lại?
(3) Điều gì em đặc biệt quan tâm hay mong muốn được biết, nhưng thầy/cô trong
bài học này chưa đề cập đến?
(6) Bài tập
Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực, có kích
thước rất nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi. Vi sinh
vật có ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, ngay ở điều kiện khắc nghiệt nhất như ở nhiệt độ cao
trong miệng núi lửa, nhiệt độ thấp ở Nam Cực và áp suất lớn dưới đáy đại dương. Vi sinh vật
có khoảng trên 100 nghìn loài, trong đó nhiều loài vi sinh vật có lợi nhưng cũng có nhiều loài
gây bệnh cho người và sinh vật khác.
a) Vi sinh vật bao gồm những nhóm nào sau đây?
A. Vi khuẩn, nguyên sinh vật
B. Vi khuẩn, thực vật
C. Nguyên sinh vật, thực vật
D. Nấm, động vật
b) Nêu vai trò của vi sinh vật đối với con người.
c) Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa vi sinh vật với các sinh vật khác như
thực vật, động vật.
(7) Sản phẩm học tập
GV có thể sử dụng các sản phẩm học tập để đánh giá sau khi HS kết thúc một quá trình
thực hiện các hoạt động học tập ở trên lớp, trong phòng thí nghiệm hay trong thực tiễn.
Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người.
Tác nhân gây bệnh thường là virus, vi khuẩn, nấm hoặc nguyên sinh vật. Các bệnh truyền
nhiễm thường lây lan nhanh và có thể bùng phát thành dịch. Hãy khảo sát thực trạng bệnh
truyền nhiễm ở địa phương em và lập bảng thống kê tác nhân gây bệnh, tên bệnh, biểu hiện
và biện pháp phòng chống các bệnh đó.
(8) Hồ sơ học tập
Hồ sơ học tập là tập tài liệu về các sản phẩm được lựa chọn một cách có chủ đích của
người học trong quá trình học tập môn học, được sắp xếp có hệ thống và theo một trình tự
nhất định.
38 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

Hồ sơ mô tả sự tiến bộ của HS

Mục đích Các sản phẩm có thể có trong hồ sơ


a) Mô tả sự thay đổi hoặc tiến bộ theo – Bài kiểm tra và điểm kiểm tra ở các thời điểm
thời gian khác nhau (đầu kì, giữa kì, cuối kì)
– Bảng mô tả mục tiêu học tập của HS theo
thời gian (đầu các kì học)
– Minh chứng mô tả các đề xuất, mô hình sản
phẩm/thí nghiệm ở các thời điểm khác nhau
(bản thảo ban đầu, bản thảo sau khi chỉnh sửa)
b) Mô tả sự phát triển kĩ năng của HS – Các minh chứng phản ánh sự phát triển của
các kĩ năng
– Tự đánh giá của cá nhân
– Bảng nhận từ GV hoặc các bạn trong lớp
– Báo cáo xác định điểm mạnh/ điểm yếu
– Bảng thiết lập mục tiêu học tập thay đổi
theo thời gian, những phản ánh về tiến trình
hướng tới (các) mục tiêu
c) Nhận ra điểm mạnh, điểm yếu – Báo cáo xác định điểm mạnh/ điểm yếu
– Bảng thiết lập mục tiêu
– Tự đánh giá của cá nhân
– Bảng nhận xét từ GV hoặc các bạn trong lớp

Hồ sơ học tập môn Khoa học tự nhiên lớp 6 của HS có thể bao gồm các minh chứng:
– Bài báo cáo thí nghiệm khi nghiên cứu sự chuyển thể của chất, xác định thành phần
phần trăm thể tích của oxygen trong không khí, …
– Phiếu học tập, phiếu ghi chép ngắn mô tả được phương án tìm hiểu về một số tính
chất (tính cứng, khả năng bị ăn mòn, bị gỉ, chịu nhiệt, ...) của một số vật liệu, nhiên liệu,
nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng, …
– Các bản vẽ mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh; cấu tạo cơ thể người, hình
nguyên sinh vật dưới kính lúp hoặc kính hiển vi, …
– Các báo cáo, nhận xét của HS phân loại và tổ chức các sinh vật đa dạng dựa trên sự
khác biệt có thể quan sát được, các báo cáo tuyên truyền về bệnh truyền nhiễm, ...
– Tập san mô tả các dạng năng lượng và giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả, bền
vững, ý nghĩa của các phát minh khoa học
– Hình chụp các sản phẩm học tập như kết quả dự án chế tạo máy lọc nước đơn giản
– Sưu tầm tranh vẽ mô tả sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tinh cách Mặt
Trời các khoảng cách khác nhau, một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng, ...
39

(9) Bảng kiểm (checklist)


Bảng kiểm là một danh sách ghi lại các tiêu chí (về các hành vi, các đặc điểm,… mong
đợi) có được biểu hiện hoặc được thực hiện hay không. Ví dụ về bảng kiểm đánh giá kĩ năng
thực hành thí nghiệm như sau:

Các tiêu chí Có Không

Chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ đạt yêu cầu của bài thí nghiệm

Nêu được câu hỏi thí nghiệm. Nêu được giả thuyết thí nghiệm

Thiết kế được các bước thí nghiệm

Thực hiện các thao tác thí nghiệm thành thạo

Ghi chép quá trình thí nghiệm đầy đủ

Giải thích kết quả thí nghiệm rõ ràng

Rút ra kết luận chính xác

(10) Thang đo
Thang đánh giá là công cụ đo lường mức độ mà HS đạt được ở mỗi đặc điểm, hành vi về
khía cạnh/lĩnh vực cụ thể nào đó.
Thang đánh giá kĩ năng thực hành thí nghiệm như sau: Các mức độ của thang đo từ 1
đến 5, trong đó 1: Chưa làm được; 2. Đã làm nhưng còn lúng túng; 3. Đã biết làm nhưng vẫn
còn sai sót; 4. Đã làm đúng; 5. Làm được ở mức rất thành thạo.

Các tiêu chí Mức 5 Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1


Chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ đạt yêu cầu
của bài thí nghiệm
Nêu được câu hỏi thí nghiệm; nêu được
giả thuyết thí nghiệm
Thiết kế được các bước thí nghiệm
Thực hiện các thao tác thí nghiệm
thành thạo
Ghi chép quá trình thí nghiệm đầy đủ

Giải thích kết quả thí nghiệm rõ ràng

Rút ra kết luận chính xác


40 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

(11) Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubrics)


Rubrics là một bản mô tả cụ thể các tiêu chí đánh giá và các mức độ đạt được của từng
tiêu chí đó về quá trình hoạt động hoặc sản phẩm học tập của HS.
Phiếu đánh giá theo tiêu chí để đánh giá kĩ năng thực hành thí nghiệm trong dạy học
môn Khoa học tự nhiên lớp 6.

Mức 1 Mức 2 Mức 3

Hình thành Giả thuyết đúng Giả thuyết liên quan với Không đề xuất giả thuyết hoặc
giả thuyết thực nghiệm nhưng chưa có giả thuyết nhưng không liên
hoàn toàn chính xác quan với thực nghiệm

Thiết kế Thiết kế Thay đổi không chỉ có yếu Thay đổi tất cả các yếu tố hoặc
thí nghiệm thí nghiệm tố cần thay đổi mà còn không có yếu tố nào thay đổi
chính xác chính xác thay đổi yếu tố khác

Phân tích Phân tích dữ Phân tích dữ liệu không Phân tích dữ liệu không liên
dữ liệu liệu chính xác liên quan đến giả thuyết quan đến giả thuyết

5. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NGUỒN TÀI NGUYÊN SÁCH VÀ CÁC HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
CỦA NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM
5.1. Cam kết hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lí trong việc sử dụng nguồn tài nguyên sách
và học liệu điện tử
NXB Giáo dục Việt Nam sẽ hỗ trợ GV, cán bộ quản lí sử dụng tài nguyên số SGK Khoa
học tự nhiên 6 cùng với hệ thống hình ảnh minh hoạ trong SGK giúp GV thuận lợi trong quá
trình thiết kế bài giảng.
5.2. Cách thức khai thác và hướng dẫn sử dụng nguồn tài nguyên trong dạy học môn
Khoa học tự nhiên lớp 6
GV sẽ được Nhà trường cung cấp các tài khoản Giáo viên để truy cập và sử dụng nguồn
tài nguyên số hỗ trợ cho việc dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6. “Hướng dẫn sử dụng nền
tảng Tập huấn Giáo viên cho tài khoản Giáo viên” có tại https://taphuan.nxbgd.vn/huong–
dan–su–dung. Sau khi đăng kí và đăng nhập tài khoản, GV sẽ được đưa đến giao diện ban
đầu của Sách điện tử để bắt đầu sử dụng.
Hai nguồn tài nguyên quan trọng được cung cấp bởi NXB Giáo dục Việt Nam là Hành
trang số và Tập huấn trực tuyến.
Trang https://hanhtrangso.nxbgd.vn cung cấp
– SGK, SBT và SGV Khoa học tự nhiên 6 phiên bản điện tử
41

– Phần luyện tập


– Học liệu điện tử gồm video, hình ảnh GIF, 3D và một số file audio
– Bài giảng điện tử gồm Bài giảng tham khảo và Kịch bản tham khảo
Trang https://taphuan.nxbgd.vn cung cấp
– Video bài giảng tập huấn Giáo viên Khoa học tự nhiên 6
– Slide bài giảng tập huấn Giáo viên Khoa học tự nhiên 6
– Tài liệu tập huấn Giáo viên Khoa học tự nhiên 6 (file pdf ) (tài liệu này)
– Video tiết học minh họa
– Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học (file pdf )

6. KHAI THÁC THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU TRONG DẠY HỌC


6.1. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các học liệu phục vụ cho dạy học môn Khoa học
tự nhiên lớp 6
Học liệu dạy học đi kèm SGK bao gồm sách giáo viên (SGV), sách bài tập (SBT), cùng với
các tài liệu tham khảo khác của các tác giả biên soạn SGK.
Bản điện tử của SGK, SGV và SBT Khoa học tự nhiên 6 sẽ được cung cấp tại trang web
Hành trang số của NXB Giáo dục: https://hanhtrangso.nxbgd.vn
6.2. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học
Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 6 môn Khoa học tự nhiên đã được ban hành
kèm theo Thông tư 44/2020/TT–BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm tranh ảnh; thiết
bị, dụng cụ, hoá chất; và các thiết bị khác (mẫu vật, băng đĩa, mô hình). Thông tư này cũng
xác định: tất cả các tranh/ ảnh dùng cho GV có thể thay thế bằng tranh/ ảnh điện tử hoặc
phần mềm mô phỏng và các mô hình trong danh mục có thể thay thế bằng phần mềm mô
phỏng 3D.
Các tranh/ ảnh điện tử và phần mềm mô phỏng 3D sẽ được cung cấp tại trang web
Hành trang số của NXB Giáo dục: https://hanhtrangso.nxbgd.vn

7. MỘT SỐ LƯU Ý LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6
Để thuận tiện cho việc lập kế hoạch dạy học của GV cũng như cán bộ quản lí theo dõi
việc dạy học của nhà trường, chúng tôi gợi ý phân phối chương trình môn Khoa học tự
nhiên lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) theo Bảng 11 dưới đây. Tuỳ điều kiện thực tế của
địa phương và đối tượng HS, các cơ sở giáo dục có thể linh hoạt thay đổi phân phối chương
trình cho phù hợp, miễn là đảm bảo các yêu cầu cần đạt của Chương trình Khoa học tự
nhiên 2018.
42 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

Bảng 11. Dự kiến phân phối chương trình môn Khoa học tự nhiên lớp 6
(Chân trời sáng tạo)

Số
Tuần Tên bài học
tiết
HỌC KÌ I
Mở đầu (7 tiết)
1
Bài 1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên

1 2 Bài 2. Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên

Bài 3. Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng
1
cụ đo – Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.

Bài 3. Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng
3
cụ đo – Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học (tiếp theo)
2
Chủ đề 1. Các phép đo (10 tiết)
1
Bài 4. Đo chiều dài

1 Bài 4. Đo chiều dài (tiếp)

3 2 Bài 5. Đo khối lượng

1 Bài 6. Đo thời gian

1 Bài 6. Đo thời gian (tiếp)


4
3 Bài 7. Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ

1 Ôn tập chủ đề 1

1 Kiểm tra
5
Chủ đề 2. Các thể của chất (4 tiết)
2
Bài 8. Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất

1 Bài 8. Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất (tiếp)

1 Ôn tập chủ đề 2
6 1 Kiểm tra

Chủ đề 3. Oxygen và không khí (3 tiết)


1
Bài 9. Oxygen
43

Số
Tuần Tên bài học
tiết
1 Bài 10. Không khí và bảo vệ môi trường không khí

1 Ôn tập chủ đề 3
7
Chủ đề 4. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực
2 phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng (8 tiết)
Bài 11. Một số vật liệu thông dụng

2 Bài 12. Nhiên liệu và an ninh năng lượng

8 1 Bài 13. Một số nguyên liệu

1 Bài 14. Một số lương thực – thực phẩm

1 Bài 14. Một số lương thực – thực phẩm (tiếp)

1 Ôn tập chủ đề 4
9
1 Kiểm tra

Chủ đề 5. Chất tinh khiết – Hỗn hợp – Phương pháp tách các chất (6 tiết)
1
Bài 15. Chất tinh khiết – Hỗn hợp

2 Bài 15. Chất tinh khiết – Hỗn hợp (tiếp)


10
2 Bài 16. Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

1 Ôn tập chủ đề 5

11 1 Kiểm tra

Chủ đề 6. Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống (8 tiết)


2
Bài 17. Tế bào

3 Bài 17. Tế bào (tiếp)


12
1 Bài 18. Thực hành quan sát tế bào sinh vật
44 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

Số
Tuần Tên bài học
tiết
1 Bài 18. Thực hành quan sát tế bào sinh vật (tiếp)

1 Ôn tập chủ đề 6
13
Chủ đề 7. Từ tế bào đến cơ thể (7 tiết)
2
Bài 19. Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

2 Bài 20. Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào


14
2 Bài 21. Thực hành quan sát sinh vật

1 Ôn tập chủ đề 7

1 Kiểm tra
15
Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống (38 tiết)
2
Bài 22. Phân loại thế giới sống

2 Bài 22. Phân loại thế giới sống (tiếp)

16 1 Bài 23. Thực hành xây dựng khoá lưỡng phân

1 Bài 24. Virus

1 Bài 24. Virus (tiếp)

17 2 Bài 25. Vi khuẩn

1 Bài 26. Thực hành quan sát vi khuẩn. Tìm hiểu các bước làm sữa chua.

1 Kiểm tra
18
1 Kiểm tra học kì I

HỌC KÌ II

18 2 Bài 27. Nguyên sinh vật

3 Bài 27. Nguyên sinh vật (tiếp)


19
1 Bài 28. Nấm
45

Số
Tuần Tên bài học
tiết
3 Bài 28. Nấm (tiếp)
20
1 Kiểm tra

21 4 Bài 29. Thực vật

1 Bài 29. Thực vật (tiếp)

1 Bài 30. Thực hành phân loại thực vật


22
1 Kiểm tra

1 Bài 31. Động vật

23 4 Bài 31. Động vật (tiếp)

1 Bài 31. Động vật (tiếp)

24 1 Bài 32. Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên

2 Bài 33. Đa dạng sinh học

3 Bài 34. Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên


25
1 Ôn tập chủ đề 8

1 Kiểm tra

Chủ đề 9. Lực (15 tiết)


26 2
Bài 35. Lực và biểu diễn lực

1 Bài 36. Tác dụng của lực

1 Bài 36. Tác dụng của lực (tiếp)

27 2 Bài 37. Lực hấp dẫn và trọng lượng

1 Bài 38. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

3 Bài 39. Biến dạng của lò xo. Phép đo lực


28
1 Bài 40. Lực ma sát
46 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

Số
Tuần Tên bài học
tiết
29 3 Bài 40. Lực ma sát (tiếp)

1 Ôn tập chủ đề 9

1 Kiểm tra
30 Chủ đề 10. Năng lượng và cuộc sống (10 tiết)
3
Bài 41. Năng lượng

1 Bài 41. Năng lượng (tiếp)


31
3 Bài 42. Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng

2 Bài 42. Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng (tiếp)

32 1 Ôn tập chủ đề 10

1 Kiểm tra

Chủ đề 11. Trái Đất và bầu trời (10 tiết)


2
33 Bài 43. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

2 Bài 44. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

1 Bài 44. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng (tiếp)
34
3 Bài 45. Hệ Mặt Trời và Ngân Hà

1 Bài 45. Hệ Mặt Trời và Ngân Hà (tiếp)

1 Ôn tập chủ đề 11
35
1 Kiểm tra

1 Ôn tập và Kiểm tra – đánh giá Học kì II


47

PHẦN HAI

GỢI Ý, HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC


MỘT SỐ DẠNG BÀI
Các bài học trong môn Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc 3 dạng: (1) Bài hình thành kiến
thức mới; (2) Bài thực hành; và (3) Bài ôn tập chủ đề. Mỗi dạng bài cần có cách thức tổ chức
dạy học riêng. Phần dưới đây là hướng dẫn dạy học cho dạng từng bài.

1. HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC BÀI HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Trong dạng bài học này, kiến thức được tiếp nhận là kiến thức HS hoàn toàn chưa được
biết trước đó hoặc chỉ biết trước thông qua tự học; do đó, HS có tâm lí hào hứng và sẵn sàng
học tập ở mức độ cao. Trong SGK đã có mục tiêu của bài học, nhưng khi thiết kế bài giảng,
GV cần cụ thể hoá các mục tiêu ở 3 nhóm năng lực chung, năng lực khoa học tự nhiên, và
phẩm chất cho phù hợp với đối tượng và điều kiện dạy học.
Dưới đây là ví dụ hướng dẫn một bài học cụ thể dạng Bài hình thành kiến thức mới.

BÀI 8. SỰ ĐA DẠNG VÀ CÁC THỂ CƠ BẢN CỦA CHẤT


TÍNH CHẤT CỦA CHẤT (3 tiết)

MỤC TIÊU
Bài học có mục tiêu phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây ở HS.
1. Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực tìm hiểu về sự đa dạng của chất trong cuộc
sống;
– Giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về tính chất của
chất, các quá trình chuyển đổi thể của chất; hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo
đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình
bày báo cáo;
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải
quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
48 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

2. Năng lực khoa học tự nhiên


– Nhận thức khoa học tự nhiên: nêu được sự đa dạng của chất (chất có xung quanh
ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh, ..); trình bày
được một số đặc điểm cơ bản ba thể (trạng thái) của chất (rắn, lỏng, khí) thông qua
quan sát; nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học); nêu
được các khái niệm về sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc; trình
bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, sôi, bay hơi, đông đặc, ngưng tụ;
– Tìm hiểu tự nhiên: tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể của chất;
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm
cơ bản ba thể của chất.
3. Phẩm chất
– Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;
– Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành;
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
Dựa vào mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn
PPDH và KTDH phù hợp để tổ chức cho HS tham gia các hoạt động học tập một cách
hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức, hình thành và
phát triển năng lực, phẩm chất liên quan đến bài học.
A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
– Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi
– Phương pháp graph hoặc kĩ thuật sơ đồ tư duy
– Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan
– Tiến hành thí nghiệm
– Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC
Khởi động
GV đặt vấn đề theo gợi ý sách giáo khoa. GV có thể chuẩn bị sẵn 3 lọ đựng mẫu (1)
muối ăn, (2) nước uống, (3) nước hoa. GV mở nắp tuần tự 3 lọ và hỏi HS ngồi ở đầu lớp
và cuối lớp ngửi được mùi của mẫu nào, từ đó dẫn qua các thể của chất (HS ngửi được
mùi nước hoa do nó ở thể khí, có thể lan toả ra khắp xung quanh).
Hình thành kiến thức mới
1. SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của chất
Nhiệm vụ: Từ việc quan sát Hình 8.1 trong SGK, GV hướng dẫn HS liệt kê các vật thể
từ kích thước lớn đến nhỏ, từ dễ nhìn đến không nhìn thấy, từ thể rắn đến lỏng và khí, từ
vật sống đến vật không sống. Qua đó, HS nêu được sự đa dạng của chất và vật thể xung
quanh ta.
49

Tổ chức dạy học: GV chia lớp thành 2 – 3 nhóm, yêu cầu HS quan sát Hình 8.1 trong
SGK hoặc trên màn hình (GV dùng máy chiếu phóng to hình). GV hướng dẫn từng
nhóm HS quan sát từ tổng quát đến chi tiết để liệt kê được càng nhiều vật thể có trong
hình càng tốt và giúp HS thảo luận câu hỏi 1.
1. Em quan sát được những vật thể nào trong Hình 8.1? Vật thể nào có sẵn trong tự
nhiên (vật thể tự nhiên), vật thể nào do con người tạo ra (vật thể nhân tạo)?
– Đá, đất, nước, cây, không khí, con người, thuyền, …
GV kết luận những gì các em vừa nhìn thấy và kể ra trong Hình 8.1 cũng như trong
cuộc sống xung quanh ta được gọi là vật thể.
Sau khi HS nhận ra được tính đa dạng của các vật thể, GV hướng dẫn HS phân loại
và từ đó phân biệt được các vật thể.
GV sử dụng phương pháp graph (hoặc kĩ thuật sử dụng sơ đồ tư duy) trong dạy
học, chiếu sơ đồ sau lên màn hình và yêu cầu HS điền vào các đỉnh của graph theo các
gợi ý cho sẵn. Sau đó đối chiếu với các nhận xét của SGK để ghi nhớ cách phân loại các
dạng vật thể cũng như các dấu hiệu đặc trưng để phân biệt chúng.

VẬT THỂ

Có sẵn trong tự nhiên Do con người tạo ra

Có đặc trưng sống Không có đặc trưng sống

GV hướng dẫn HS thảo luận các nội dung 2, 3 và 4 trong SGK:


2. Kể tên một số vật thể và cho biết chất tạo nên vật thể đó.
Không khí: oxygen và nitrogen
50 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

3. Nêu sự giống nhau, khác nhau giữa vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
– Giống: đều được hình thành từ các chất
– Khác:
+ Vật thể tự nhiên: có sẵn trong tự nhiên
+ Vật thể nhân tạo: do con người tạo ra
4. Kể tên một số vật sống và vật không sống mà em biết.
– Vật sống: người, chim, gà, cây, hoa, ...
– Vật không sống: bàn ghế, sách vở, quần áo, ...
Qua hoạt động 1, GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như SGK.
Luyện tập
Cho các vật thể (quần áo, cây cỏ, con cá, xe đạp). Hãy sắp xếp chúng vào mỗi nhóm
vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh và vật vô sinh.
GV có thể sử dụng giấy dán (sticker) cho các em dán vào các nhóm vật thể được
thầy cô ghi trên bảng.
Hình thành kiến thức mới
2. CÁC THỂ CƠ BẢN CỦA CHẤT
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm các thể cơ bản của chất
Nhiệm vụ: Từ việc quan sát Hình 8.2 trong SGK, HS sẽ nhận biết được thể (trạng thái)
của nước (nước đá – rắn, nước lỏng – lỏng, hơi nước – khí), hình dạng của nước ở các thể
khác nhau. Qua đó, HS sẽ nhận thức được các thể tồn tại phổ biến có thể có của chất.
Tổ chức dạy học: GV chia lớp thành 2 – 3 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát trực
tiếp các mẫu vật thật như trong Hình 8.2 ở SGK. GV hướng dẫn từng nhóm HS quan sát
và hoàn thành Bảng 8.1.
5. Quan sát Hình 8.2 và điền thông tin vào vở học theo mẫu Bảng 8.1.

Chất Thể Hình dạng xác định không? Có thể nén không?
Nước đá Rắn Có Rất khó
Nước lỏng Lỏng Không Khó
Hơi nước Khí (hơi) Không Dễ

Sau khi HS nhận ra được các thể của chất, GV hướng dẫn HS tìm hiểu các đặc điểm
của các thể cơ bản của chất.
GV chiếu mô hình các thể của chất lên màn hình, hướng dẫn HS quan sát và yêu cầu
HS trả lời các nội dung: mối liên kết giữa các hạt, khối lượng, hình dạng và thể tích, khả
51

năng chịu nén. Sau đó, GV tổng hợp lại thành bảng như SGK để giúp HS ghi nhớ các dấu
hiệu đặc trưng để phân biệt các thể của chất.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần đọc thêm về khái niệm chất hiểu một cách đơn
giản, thảo luận các nội dung 6 trong SGK.
6. Quan sát Hình 8.3, hãy nhận xét đặc điểm về thể rắn, lỏng và thể khí của chất.
GV gợi ý HS thảo luận các nội dung:
– Khoảng cách giữa các hạt (nguyên tử/ phân tử) và sự liên kết của chúng trong các thể
– Khối lượng, thể tích và hình dạng
– Khả năng chịu nén
Sau khi thảo luận các nội dung ở hoạt động 2, GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức
trọng tâm như gợi ý trong SGK.
Luyện tập
Kể tên ít nhất hai chất ở mỗi thể rắn, lỏng, khí mà em biết.
Khí: carbon dioxide, oxygen, ...
Rắn: sắt, muối, ...
Lỏng: nước, rượu, ...
Hình thành kiến thức mới
3. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
Hoạt động 3: Nhận xét đặc điểm của chất
Nhiệm vụ: Từ việc quan sát các Hình 8.4, 8.5 và 8.6 trong SGK, GV hướng dẫn HS xác
định một số tính chất của các chất.
Tổ chức dạy học: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ hoặc nhóm cặp đôi, yêu cầu các
nhóm quan sát Hình 8.4, 8.5 và 8.6 trong SGK hoặc trên màn hình (GV dùng máy chiếu
phóng to hình), hướng dẫn từng nhóm HS quan sát và giúp HS thảo luận nội dung 7.
7. Em hãy nhận xét về thể, màu sắc của than đá, dầu ăn, hơi nước trong các Hình
8.4, 8.5 và 8.6.
– Than đá: thể rắn, màu đen
– Dầu ăn: thể lỏng, màu vàng
– Hơi nước: thể khí, không màu
GV kết luận những gì các em vừa nhìn thấy trong Hình 8.4, 8.5 và 8.6 là các ví dụ về
các thể khí, rắn, lỏng của chất. Mỗi chất có thể tồn tại ở các thể khác nhau và có tính chất
khác nhau.
52 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

GV có thể mở rộng thêm phần thảo luận bằng các câu hỏi:
a) Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt các chất hoặc các vật thể?
– Dựa vào thể, màu sắc, hình dạng, tính chất của chúng
b) Làm thế nào để biết được tính chất của chất và của vật thể?
– Quan sát, đo lường để xác định màu sắc, mùi vị, hình dạng, thể tích, khối lượng,
độ tan, ...
– Thực hiện các thí nghiệm để biết được tính chất của chúng.
Hoạt động 4: Tìm hiểu một số tính chất của chất
Nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm 1, 2, 3 theo hướng dẫn trong
SGK, từ đó rút ra được một số tính chất của chất.
Tổ chức dạy học: GV chia HS thành các nhóm và hướng dẫn các nhóm tiến hành các
thí nghiệm theo các bước:
– Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất;
– Tiến hành thí nghiệm;
– Quan sát quá trình thí nghiệm;
– Ghi chép kết quả thí nghiệm.
GV hướng dẫn HS thảo luận các nội dung 8 đến 12 trong SGK.
8. Quan sát thí nghiệm 1 (Hình 8.7) và ghi kết quả sự thay đổi nhiệt độ hiển thị trên
nhiệt kế sau mỗi phút theo mẫu Bảng 8.2. Trong khoảng thời gian nước sôi, nhiệt độ của
nước có thay đổi không?
Thời gian đun nước (phút) Nhiệt độ (oC) Trạng thái của nước
0 30 lỏng
1 45 lỏng
2 60 lỏng
3 75 lỏng
4 85 lỏng
5 100 hơi
6 100 hơi
7 100 hơi

– Trong suốt thời gian nước sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.
Chú ý: Thời gian đun sôi nước phụ thuộc vào nhiệt độ ngọn lửa, độ dày của bình
cầu và lượng nước trong bình cầu.
53

9. Từ thí nghiệm 2 (Hình 8.8 và 8.9), em có nhận xét gì về khả năng tan của muối ăn
và dầu ăn trong nước?
– Muối ăn tan trong nước.
– Dầu ăn không tan trong nước.
10. Khi tiến hành thí nghiệm 3, em thấy có những quá trình nào đã xảy ra? Trong
thực tế, em đã gặp quá trình này chưa?
– Đường chuyển từ thể rắn sang lỏng.
– Đường bị cháy chuyển dần từ màu trắng sang nâu, cuối cùng cháy hết có màu
đen và mùi khét.
Trong thực tế: thắng đường (nước hàng) tạo màu nâu để dùng khi nấu các món ăn
hoặc làm bánh.
11. Em hãy cho biết trong các quá trình xảy ra ở thí nghiệm 3 có tạo thành chất mới không?
– Đường nóng chảy chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng: không tạo thành chất mới.
– Đường bị cháy chuyển dần từ màu trắng sang nâu, cuối cùng cháy hết có màu
đen: có tạo thành chất mới, đường cháy biến đổi thành chất khác.
12. Trong thí nghiệm 3, hãy chỉ ra quá trình nào thể hiện tính chất vật lí, tính chất
hoá học của đường.
– Đường chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng: tính chất vật lí.
– Đường cháy chuyển dần từ màu trắng sang nâu, cuối cùng sang màu đen: tính
chất hoá học.
Từ hoạt động 3 và 4, HS trình bày được một số tính chất cơ bản của chất và rút ra
kết luận như SGK.
GV sử dụng kĩ thuật sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, chiếu sơ đồ biểu diễn các
tính chất vật lí, tính chất hoá học của chất giúp HS ghi nhớ và phân biệt chúng.
Luyện tập
Em hãy nêu một số tính chất vật lí và tính chất hoá học của một chất mà em biết.
Ví dụ đá vôi:
– Tính chất vật lí: Đá vôi có tính cứng, màu trắng, bị mài mòn;
– Tính chất hoá học: Khi nung ở nhiệt độ cao, đá vôi sẽ chuyển thành vôi sống và có
khí carbon dioxide thoát ra.
Hình thành kiến thức mới
4. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
Hoạt động 5: Quan sát một số hiện tượng
Nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS quan sát các Hình 8.11 đến 8.14 trong SGK để nhận
biết được quá trình chuyển đổi thể của các chất.
54 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

Tổ chức dạy học: GV chia lớp thành 2 – 3 nhóm hoặc nhóm cặp đôi, yêu cầu các
nhóm quan sát Hình 8.11 đến 8.14 trong SGK hoặc trên màng hình (GV dùng máy chiếu
phóng to hình), hướng dẫn từng nhóm HS quan sát và giúp HS thảo luận các nội dung
13 đến 16.
13. Tại sao kem lại tan chảy khi đưa ra ngoài tủ lạnh?
– Nhiệt độ ngoài môi trường cao hơn nhiệt độ trong tủ lạnh làm cho kem chuyển
từ thể rắn sang lỏng.
14. Tại sao cửa kính trong nhà tắm bị đọng nước khi ta tắm bằng nước ấm?
– Có một lớp nước bám lên bề mặt làm mờ kính trong nhà tắm.
15. Khi em đun sôi nước, em quan sát thấy có hiện tượng gì trong nồi thuỷ tinh?
– Hơi nước bay lên;
– Có nhiều bong bóng trong nước và trên mặt thoáng của nước.
16. Quan sát vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, em hãy cho biết các quá
trình diễn ra trong vòng tuần hoàn này.
Quá trình chuyển thể của nước trong tự nhiên:
– Băng tan: Nước đá chuyển thành nước lỏng;
– Hình thành mây: Nước lỏng chuyển thành hơi nước;
– Mưa: Hơi nước chuyển thành nước lỏng;
– Hình thành băng: Nước lỏng chuyển thành nước đá.
Từ hoạt động 5, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.
Hoạt động 6: Thực hành chuyển đổi thể của chất
Nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm, từ đó rút ra được khái niệm các
quá trình biến đổi thể của chất.
Tổ chức dạy học: GV chia lớp thành các nhóm và hướng dẫn các nhóm tiến hành
thí nghiệm 4, 5 theo các bước:
– Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất;
– Tiến hành thí nghiệm;
– Quan sát quá trình thí nghiệm;
– Ghi chép kết quả thí nghiệm.
GV hướng dẫn HS thảo luận các nội dung 17 trong SGK.
17. Em hãy quan sát thí nghiệm 4, 5 và cho biết có những quá trình chuyển thể nào
đã xảy ra.
Thí nghiệm 4:
– Quá trình 1: Khi đun nóng, nến chuyển từ thể rắn sang thể lỏng (Hình 8.15b).
– Quá trình 2: Khi để nguội, nến chuyển từ thể lỏng sang thể rắn (Hình 8.15c).
55

Thí nghiệm 5:
– Trong cốc thủy tinh: Hơi nước bay lên, trong nước và mặt thoáng của cốc nước có
nhiều bọt khí (Hình 8.16a).
– Dưới đáy bình cầu: Nhiều giọt nước lỏng bám vào (Hình 8.16b).
Từ hoạt động 5 và 6, HS trình bày được các quá trình biến đổi thể của chất theo
hướng dẫn của SGK.
GV yêu cầu HS nêu các quá trình biến đổi thể quan sát được trong các hoạt động
5 và 6.
GV sử dụng phương pháp graph (hoặc kĩ thuật sử dụng sơ đồ tư duy) trong dạy
học, chiếu sơ đồ sau lên màn hình và yêu cầu HS điền các quá trình chuyển hoá tương
ứng giữa trạng thái của các chất theo các gợi ý cho sẵn. Sơ đồ này giúp HS ghi nhớ và
phân biệt được các quá trình biến đổi thể của chất.

GV có thể hướng dẫn HS đọc thêm để tìm hiểu về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi
của một số chất thường gặp.
Luyện tập
Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống ứng với mỗi quá trình chuyển thể: nóng chảy,
đông đặc, bay hơi, sôi và ngưng tụ.
GV có thể giới thiệu cho HS một số hoạt động trong cuộc sống qua hình ảnh và yêu
cầu các em cho biết quá trình chuyển thể tương ứng. Ví dụ:

Nấu chảy kim loại Mây bay trên trời


56 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

Nước đá tan chảy Tuyết rơi

Băng tan Sương đọng trên lá cây

Vận dụng
Vào những ngày trời nồm (không khí chứa nhiều hơi nước, độ ẩm cao), sự chênh
lệch nhiệt độ giữa nền nhà và lớp không khí bao quanh khiến hơi nước trong không
khí bị ngưng tụ tạo thành những hạt nước nhỏ gây ẩm ướt cho nền nhà. Để giảm thiểu
hiện tượng này, chúng ta nên đóng kín cửa, hạn chế không khí ẩm vào nhà. Em hãy giải
thích tại sao cần làm như vậy?
– Nhiệt độ trong nhà thấp hơn nhiệt độ ngoài trời, nên khi không khí có độ ẩm cao
(chứa nhiều hơi nước) tràn vào nhà, nó sẽ ngưng tụ tạo thành các giọt nước bám vào
nền nhà làm nền nhà trơn trượt. Do đó cần đóng kín cửa.
Trước khi kết thúc bài học, GV yêu cầu HS tự trả lời cho các nội dung được đề cập
đến trong phần khởi động.
57

2. HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC BÀI THỰC HÀNH


Với loại bài thực hành thường được tổ chức trong phòng thực hành hoặc ngoài thực địa.
Do đó, GV cần sử dụng một số phương pháp như thực hành thí nghiệm, sử dụng dụng cụ
trực quan, khám phá, dự án, …
Dưới đây là ví dụ hướng dẫn một bài học cụ thể dạng bài thực hành.

BÀI 21. THỰC HÀNH QUAN SÁT SINH VẬT


(2 tiết)

MỤC TIÊU
Bài học có mục tiêu phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây ở HS.

1. Năng lực chung


– Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực
hiện các nhiệm vụ được GV yêu cầu trong giờ thực hành;
– Giao tiếp và hợp tác: xác định được nội dung hợp tác nhóm trao đổi về cấu tạo
cơ thể sinh vật;
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải
quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong giải quyết các nhiệm vụ học tập.

2. Năng lực khoa học tự nhiên


– Nhận thức khoa học tự nhiên: trình bày được các bước làm tiêu bản hiển vi; mô tả
và vẽ được hình cơ thể đơn bào, các cơ quan cấu tạo cây xanh và cấu tạo cơ thể người;
– Tìm hiểu tự nhiên: quan sát và vẽ được cơ thể đơn bào (tảo lam, trùng roi, trùng
giày, ...); quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh; quan sát mô hình và mô
tả được cấu tạo cơ thể người;
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: liên hệ, giải thích được sự hoạt động có tổ
chức của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.

3. Phẩm chất
– Thông qua hiểu biết về cơ thể, có ý thức bảo vệ sức khoẻ, yêu thương bản thân
và gia đình;
– Trung thực trong quá trình thực hành và báo cáo kết quả thực hành của cá
nhân và nhóm.
58 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

Dựa vào mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn
phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức cho HS tham gia các hoạt động
học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức,
hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất liên quan đến bài học.

A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC


– Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi đáp
– Phương pháp thí nghiệm
– Phương pháp trực quan
– Dạy học hợp tác.

B. TỔ CHỨC DẠY HỌC


Hoạt động 1: Quan sát cơ thể đơn bào
Nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS làm tiêu bản, quan sát và vẽ mô phỏng một số cơ thể
đơn bào trong tự nhiên: trùng giày, trùng roi, tảo lục.
Tổ chức dạy học: GV định hướng để HS tự quan sát và tìm sinh vật trong môi trường
theo các bước gợi ý trong SGK. Sau đó, GV cho HS vẽ phác thảo sinh vật tìm thấy vào vở
và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
Trong các bước làm tiêu bản tại sao phải có bước đặt sợi bông lên lam kính?
– Khi quan sát cơ thể đơn bào trong giọt nước ao, hồ nên đặt vài sợi bông lên lam
kính để nhốt sinh vật, hạn chế sự di chuyển của sinh vật, giúp dễ dàng quan sát.
Hoạt động 2: Quan sát các cơ quan cấu tạo cây xanh
Nhiệm vụ: GV chuẩn bị mẫu vật là các cây xanh gần gũi với HS, dễ tìm kiếm (tuỳ đặc
điểm vùng miền để chọn cho phù hợp). Có thể sử dụng bộ ảnh: cây cà rốt, cây hành
tây, cây lạc, cây quất, cây xương rồng, cây nắp ấm,... để bổ sung thêm hoặc thay thế nếu
mẫu vật khó tìm. GV định hướng HS quan sát tìm ra các thành phần cấu tạo cây xanh.
Tổ chức dạy học: GV cho HS thực hiện các yêu cầu bằng cách hoạt động theo nhóm để
– Thảo luận tìm hiểu cấu tạo cây xanh;
– Cố định mẫu vật tự nhiên vào giấy bìa (nếu có);
– Quan sát và xác định các thành phần cấu tạo cây xanh ở mẫu vật hoặc bộ ảnh.
Hoạt động 3: Quan sát mô hình cấu tạo cơ thể người
Nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS quan sát hình hoặc mô hình cấu tạo cơ thể người và
xác định vị trí, cấu tạo của một số cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người.
59

Tổ chức dạy học: GV cho HS làm việc theo nhóm, tự xác định vị trí của các cơ quan
trong cơ thể người thông qua định hướng, gợi ý để HS thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
– Quan sát hình/mô hình em hãy cho biết cấu tạo của cơ thể người gồm bao nhiêu
phần. Gọi tên và xác định vị trí của các phần đó trên hình/mô hình.
– Trên hình/ mô hình, em hãy chỉ ra một vài cơ quan, hệ cơ quan của người.
– Khi tháo lắp các bộ phận của mô hình người, để thuận tiện cho việc lắp mô hình
về dạng ban đầu, em cần chú ý đặt bộ phận đó như thế nào?
Hoạt động 4: Báo cáo kết quả thực hành

BÁO CÁO KẾT QUẢ


ĐoQUAN
lực SÁT SINH VẬT
Lực kế
Tiết: ..... Thứ ....., ngày ..... tháng .... năm....

Nhóm: ..................................... Lớp: ........................

1. Mục tiêu 2. Nội dung 3. Kết quả

− Quan sát cơ thể đơn


bào trong nước ao, hồ,
1. Vẽ và chú thích môi trường nuôi cấy và (HS vẽ hình sinh vật đơn bào)
một cơ thể đơn bào tranh/ ảnh về sinh vật
đơn bào − Mô tả hình dạng ngoài, màu sắc
của sinh vật đơn bào: .........................
....................................................................

2. Nêu được các cơ − Quan sát cây xanh − Nêu tên một số cơ quan, hệ cơ
quan cấu tạo cây qua ảnh hoặc mẫu vật quan ở cây xanh: ..................................
xanh trên mẫu đã thật và kể tên một số cơ .....................................................................
quan sát quan, hệ cơ quan .....................................................................

− Quan sát hình hoặc


3. Kể tên một số cơ − Kể tên một số cơ quan, hệ cơ
mô hình cấu tạo cơ thể
quan, hệ cơ quan ở quan trong cơ thể người: .................
người và kể tên một số
người ....................................................................
cơ quan, hệ cơ quan

4. Mô tả được những − Xác định được những mẫu vật/


mẫu vật/ tranh ảnh − Quan sát mẫu vật/ tranh ảnh thực vật đã quan sát có
thực vật đã quan tranh ảnh thực vật đã rễ, thân, lá biến dạng: ........................
sát những mẫu vật/ chuẩn bị .....................................................................
tranh ảnh nào có rễ, .....................................................................
thân, lá biến dạng
60 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

3. HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC BÀI ÔN TẬP CHỦ ĐỀ


Với các dạng bài đặc thù là bài ôn tập, GV hướng dẫn HS hệ thống hoá kiến thức qua sơ
đồ tư duy hoặc graph học tập. Sau đó, HS sẽ được luyện tập và vận dụng qua hệ thống bài
tập ôn tập.
Dưới đây là ví dụ hướng dẫn một bài học cụ thể dạng Bài ôn tập chủ đề.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9 (1 tiết)

MỤC TIÊU
Bài học có mục tiêu phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây ở HS.
1. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong
chủ đề ôn tập;
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên
trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chủ đề;
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua
việc giải bài tập trong SGK.
2. Năng lực khoa học tự nhiên
– Hệ thống hoá được kiến thức về lực.
3. Phẩm chất
– Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, có giải pháp phù hợp ứng dụng trong thực tế;
– Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện
các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.

A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC


– Dạy học hợp tác (cặp đôi/nhóm nhỏ)
– Kĩ thuật sơ đồ tư duy.

B. TỔ CHỨC DẠY HỌC


Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức
Nhiệm vụ: GV định hướng cho HS hệ thống hoá được kiến thức về lực.
61

Tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống hoá kiến
thức theo nhóm. GV có thể thiết kế sẵn hệ thống hoá kiến thức bằng graph câm và yêu
cầu HS điền vào bằng cách tái hiện những kiến thức đã học.

Lực

Biểu diễn lực Tác dụng Đo lực Phân loại Đơn vị đo


bằng mũi tên Lực kế Niuton (N)

Lực không Lực tiếp xúc


Thay đổi hướng, tốc độ Biến dạng vật tiếp xúc – Lực ma sát
chuyển động của vật Lực hấp dẫn – Lực cản của không khí

Hoạt động 2: Vận dụng


Nhiệm vụ: GV định hướng cho HS giải được các bài tập của chủ đề.
Tổ chức dạy học: GV tổ chức cho HS làm bài tập để vận dụng kiến thức của chủ đề
đồng thời phát triển phẩm chất năng lực của HS.
62 TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

PHẦN BA

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG


SÁCH GIÁO VIÊN VÀ SÁCH BÀI TẬP
1. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO VIÊN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
1.1. Kết cấu Sách giáo viên
Bên cạnh SGK (sách học sinh), NXB Giáo dục Việt Nam giới thiệu sách giáo viên (SGV)
được các tác giả SGK biên soạn để hỗ trợ cho GV trong quá trình triển khai dạy học. Cấu trúc
của SGV gồm các phần:
MỤC TIÊU
Xác định các mục tiêu về năng lực và phẩm chất ở HS.
1. Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo;
2. Năng lực khoa học tự nhiên: nhận thức khoa học tự nhiên; tìm hiểu tự nhiên; vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học;
3. Phẩm chất (trong số 5 phẩm chất).
A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Nêu các PPDH và KTDH có thể sử dụng trong bài dạy
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC
Hướng dẫn GV triển khai các hoạt động dạy học theo trình tự trong SGK.
Khởi động
Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tên hoạt động (theo gợi ý trong SGK)
Nhiệm vụ (mô tả nhiệm vụ của từng hoạt động)
Tổ chức dạy học (hướng dẫn GV tổ chức triển khai hoạt động trên lớp hiệu quả, gợi ý trả
lời các câu hỏi hoặc nhiệm vụ thảo luận trong SGK)
Hoạt động n: Tên hoạt động
Luyện tập (hướng dẫn tổ chức luyện tập cho HS theo SGK)
Vận dụng (hướng dẫn tổ chức vận dụng cho HS theo SGK)
63

C. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TRONG SGK

1.2. Sử dụng Sách giáo viên hiệu quả


Để sử dụng SGV có hiệu quả, GV cần thực hiện các nội dung sau:
– Nghiên cứu SGK (mục tiêu bài học, mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập và
vận dụng);
– Đọc SGV nghiên cứu cách thực hiện để đạt mục tiêu bài dạy (năng lực chung, năng lực
khoa học tự nhiên và phẩm chất HS cần đạt);
– Lựa chọn PPDH và KTDH phù hợp với nội dung bài học, có thể tham khảo gợi ý của SGV;
– Tổ chức các hoạt động giảng dạy theo hướng dẫn gợi ý của SGV, bao gồm:
+ Hướng dẫn HS tổ chức thảo luận nội dung (câu hỏi/ nhiệm vụ) trong SGK, tham
khảo gợi ý trong SGV;
+ Hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm bài học qua gợi ý của SGV;
+ Tổ chức cho HS luyện tập và vận dụng theo hướng dẫn trong SGV;
+ Hướng dẫn HS giải bài tập trong SGK theo gợi ý trình bày trong SGV.

2. GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
Để giúp HS tự ôn tập bài học ở nhà, sách bài tập (SBT) Khoa học tự nhiên 6 cũng được
thiết kế theo từng chủ đề tương ứng với các chủ đề trong SGK. Mỗi chủ đề bao gồm các
bài tập trắc nghiệm khách quan và bài tập tự luận ở 4 mức độ biết – hiểu – vận dụng – vận
dụng cao.
Hệ thống bài tập bám sát nội dung các chủ đề trong SGK để cho tất cả các HS có thể tự
học và ôn tập. Ngoài ra, SBT Khoa học tự nhiên 6 có phần mở rộng và nâng cao dành cho HS
yêu thích môn Khoa học tự nhiên, có học lực khá và giỏi.
Tất cả các bài tập trong SBT đều có đáp số và gợi ý cách giải.
SBT không bắt buộc cho mọi HS mà chỉ là tài liệu để HS tự học ở nhà hoặc để GV sử
dụng cho phần luyện tập trên lớp.
64

Chịu trách nhiệm xuất bản:


Chủ tịch Hội đồng Thành viên NGUYỄN ĐỨC THÁI
Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH

Chịu trách nhiệm nội dung:


Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH

Biên tập nội dung: ĐẶNG CÔNG HIỆP


Thiết kế sách: NGUYỄN THỊ HỒNG THOA
Trình bày bìa: NGUYỄN MẠNH HÙNG
Sửa bản in: TRẦN MINH HƯƠNG
Chế bản tại: CÔNG TY CP DỊCH VỤ XUẤT BẢN GIÁO DỤC GIA ĐỊNH

Địa chỉ sách điện tử và tập huấn qua mạng:


- Sách điện tử: hanhtrangso.nxbgd.vn
- Tập huấn online: taphuan.nxbgd.vn

Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ, chuyển thể dưới
bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6


BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Mã số: ...

In ................... bản, (QĐ ) khổ 19 x 26,5 cm.

Đơn vị in: .................... địa chỉ ........


Cơ sở in: .................... địa chỉ ........
Số ĐKXB: .../CXBIPH/. GD.
Số QĐXB: .../QĐ– GD – HN ngày ... tháng ... năm 20...
In xong và nộp lưu chiểu tháng ... năm 20...
Mã số ISBN: ...............................................................

You might also like