« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Việt Trì


Tóm tắt Xem thử

- TRẦN ĐẠI NGHĨA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH VIỆT TRÌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH ộ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- TRẦN ĐẠI NGHĨA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH VIỆT TRÌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.
- Đào Thanh Bình , Giảng viên Viện kinh tế & Quản lý, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
- Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo Sau đại học, Viện kinh tế & Quản lý, thư viện Tạ Quang Bửu, cùng các giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng dẫn tôi trong khóa học và hoàn thành đề tài này.
- Tác giả Trần Đại Nghĩa 2MỤC LỤC MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM .
- Vai trò của ngân hàng thương mại (NHTM .
- TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM .
- Khái niệm tín dụng .
- Chức năng của tín dụng .
- Các hình thức tín dụng .
- Tín dụng ngân hàng .
- Vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế .
- HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM .
- Khái niệm về hiệu quả hoạt động tín dụng .
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng Các phương pháp nghiên cứu Rủi ro tín dụng .
- Ảnh hưởng của RRTD đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế xã hội .
- Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG .
- Đối với ngân hàng .
- Đối với nền kinh tế .
- Đối với người đi vay CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH VIỆT TRÌ .
- TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CN VIỆT TRÌ .
- Sự ra đời và quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội Sự ra đời và quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Việt Trì Cơ cấu tổ chức tại MB CN Việt Trì .
- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTMCP QUÂN ĐỘI CN VIỆT TRÌ Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của CN Việt Trì Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội CN Việt Trì Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng Tóm lược nội dụng và nhiệm vụ của chương CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH VIỆT TRÌ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ CỦA MB TRONG THỜI GIAN TỚI Xu hướng phát triển của ngành ngân hàng trong giai đoạn tới Những chiến lược và định hướng của MB và MB CN Việt Trì trong giai đoạn tới CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Giải pháp 1: Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn Giải pháp 2: Nâng cao hiệu quả tín dụng cá nhân Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng PHẦN KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan bản luận văn cao học với đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMP Quân đội – Chi nhánh Việt Trì ” hoàn toàn do tác giả tự làm và các kết quả chưa từng được công bố trong các tài liệu nào khác.
- Tác giả luận văn Trần Đại Nghĩa 5DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1Huy động vốn của MB CN Việt Trì Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh tại MB CN Việt Trì Bảng 2.3: Chỉ tiêu tổng dư nợ/tổng nguồn vốn Bảng 2.5: Chỉ tiêu tổng dư nợ/ nguồn vốn huy động Bảng 2.6: Chỉ tiêu nợ xấu/Tổng dư nợ Bảng 2.7: Chỉ tiêu hệ số thu nợ Bảng 2.8: Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Diễn biến huy động vốn của MB CN Việt Trì Biểu đồ 2.2 Diễn biến dư nợ của MB CN Việt Trì PHẦN MỞ ĐẦU I- Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài Ngân hàng là một trong những mắt xích rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với việc cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
- Tín dụng ngân hàng được hiểu là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng thương mại, một tổ chức chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, một bên là các chủ thể còn lại của nền kinh tế.
- Tuy nhiên, quan niệm phổ biến về tín dụng ngân hàng là: Tín dụng ngân hàng được hiểu là việc cho vay của Ngân hàng thương mại với các chủ thể của nền kinh tế Mặc dù các ngân hàng luôn cố gắng phát triển các dịch vụ khác ngoài hoạt động tín dụng để giảm tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập của ngân hàng nhưng đến thời điểm hiện nay hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả tín dụng đang là vấn đề bất cứ ngân hàng nào cũng phải quan tâm đặc biệt.
- Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội - Chi nhánh Việt Trì là một Chi nhánh mới được thành lập trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, cùng với đặc thù của tỉnh Phú Thọ có nền kinh tế chậm phát triển, các dịch vụ ngân hàng phát triển chậm, từ đó dẫn đến thu nhập của các Ngân hàng trên địa bàn nói chung, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Việt Trì nói riêng phụ thuộc rất lớn vào hoạt động tín dụng, thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm trên 90% trên tổng thu nhập.
- Qua thời gian đi vào hoạt động, hoạt động tín dụng đã bộc lộ một số hạn chế, dẫn đến chất lượng nợ xấu có xu 8hướng tăng lên.
- Cũng chính vì vậy hoạt động tín dụng luôn nhận được sự quan tâm và được tập trung phần lớn nguồn lực của ngân hàng.
- Có thể nói hoạt động tín dụng có vai trò rất lớn trong sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội - Chi nhánh Việt Trì.
- Chính vì vậy em lựa chọn đề tài luận văn: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Việt Trì”.
- Giới hạn của luận văn: Luận văn chỉ tập trung đi vào xem xét, đánh giá hiệu quả các khoản cho vay của ngân hàng thương mại với các chủ thể của nền kinh tế làm đối tượng nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hiệu quả của hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội - Chi nhánh Việt trì từ khi thành lập (năm 2006) đến năm 2013 và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng năm tiếp theo.
- Nhiệm vụ của đề tài: Góp phần hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường của các ngân hàng thương mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội - Chi nhánh Việt Trì trong thời gian qua và qua đó thấy được những điểm đạt được, chưa đạt được để có thể đưa ra các biện pháp giải quyết những tồn tại.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ở Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội - Chi nhánh Việt Trì trong thời gian tới.
- Những vấn đề mới và giải pháp của đề tài Đề tài nghiên cứu một số lý luận về tín dụng của ngân hàng thương mại, đưa ra một cái nhìn kết hợp giữa thực tế và lý luận.
- Đề tài đưa ra những lý luận về hiệu quả tín dụng, lý luận về tín dụng ngắn, trung dài hạn, tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân và lý luận về thẩm định tín dụng cùng với đó là các yếu tố nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
- Trên cơ sở đó đề tài đưa ra ba giải pháp nhằm giải quyết một số hạn chế để nhằm nâng cao hơn hiệu quả hoạt động tín dụng, thứ nhất là: Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn, thứ hai là Nâng cao hiệu quả tín dụng cá nhân và thứ ba là Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng.
- Phương pháp thống kê nghiên cứu: dựa trên việc thống kê các số liệu, tài liệu liên quan đến tình hình tín dụng.
- Chương 1: Tổng quan về hoạt động tín dụng và hiệu quả của hoạt động tín dụng + Chương 2: Thực trạng hiệu quả tín dụng của NH TMCP Quân đội - CN Việt Trì 10+ Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội - Chi nhánh Việt Trì.
- 11CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) 1.1.1.
- Khái niệm NHTM: NHTM (Commercial Bank) đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hóa.
- Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, ngược lại kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất của nó – kinh tế thị trường – thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.
- NHTM là loại ngân hàng trực tiếp giao dịch với các công ty, xí nghiệp, TCKT, tổ chức đoàn thể và các cá nhân,… bằng việc nhận tiền gửi các loại,… cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên.
- Điều 20 Luật các Tổ chức tín dụng nêu rõ: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”.
- Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã nói: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
- Như vậy, có thể nói rằng NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường.
- Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế.
- NHTM hoạt động mang tính chất kinh doanh.
- Nghiệp vụ nguồn vốn và tài sản nợ: Nghiệp vụ HĐV là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội.
- Trong nghiệp vụ này, NHTM được sử dụng những biện pháp và công cụ cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội, làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế.
- Kết quả của nghiệp vụ nguồn vốn là tạo ra nguồn vốn để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế.
- Cấp tín dụng và đầu tư (nghiệp vụ sử dụng vốn): Nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của NHTM.
- Đây là các nghiệp vụ cấu thành bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản có ngân hàng.
- Các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng.
- Các dịch vụ thanh toán, thu chi hộ cho khách hàng (chuyển tiền, thẻ ATM, thẻ tín dụng.
- Vai trò của ngân hàng thương mại (NHTM) 1.1.3.1.
- Vai trò tập trung vốn của nền kinh tế Trong nền kinh tế có những chủ thể có dư tiền và khoản tiền đó chưa được sử dụng một cách triệt để (ví dụ như vẫn còn cất giấu trong nhà chưa được mang ra lưu thông) nhưng họ cũng muốn tiền này sinh lời cho mình và họ nghĩ là cho vay và có những chủ thể cần tiền để hoạt động kinh doanh.
- Ngân hàng thương mại với vai trò trung gian của mình, nhận tiền từ người muốn cho vay, trả lãi cho họ và đem số tiền ấy cho người muốn vay vay.
- Thực hiện được điều này NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.
- mặt khác với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh.
- Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- đảm nhận việc mua trái phiếu công ty… 1.1.3.2.Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán Chức năng này có nghĩa là ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoản hay chi trả tiền theo lệnh của chủ tài khỏan.
- Khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lưu thông và độc quyền quản lý các công cụ đó (sec, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán.
- Ở các nước phát triển phần lớn thanh toán được thực hiện qua sec và được thực hiện bằng việc bù trừ thông qua hệ thống ngân hàng thương mại.
- Ngoài ra việc thực hiện chức năng là thủ quỹ của các doanh nghiệp qua việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đã tạo cơ sở cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay.
- Hiện nay ở các nước công nghiệp phát triển việc sử dụng hình thức chuyển tiền bằng đện tử là chuyện bình thường và chính điều này đưa đến việc không sử dụng sec ngân hàng mà dùng thẻ như thẻ tín dụng.
- Họ thanh toán bằng cách nối mạng các máy vi tính của các ngân hàng thương mại trong nước nhằm thực hiện chuyển vốn từ tài khoản người này sang người khác một cách nhanh chóng.
- 1.1.3.3.Chức năng tạo ra tiền ngân hàng trong hệ thống ngân hàng hai cấp Vào cuối thế kỉ 19 hệ thống ngân hàng hai cấp được hình thành, các ngân hàng không còn họat động riêng lẽ nữa mà tạo thành hệ thống, trong đó ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý về tiền tệ, tín dụng là ngân hàng của các ngân hàng.
- Các ngân hàng còn lại kinh doanh tiền tệ, nhờ họat động trong hệ thống các NHTM đã tạo ra bút tệ thay thế cho tiền mặt.
- Quá trình tạo ra tiền của NHTM được thực hiện thông qua tín dụng và thanh tóan trong hệ thống ngân, trong mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống ngân hàng trung ương mỗi nước.
- Vậy tiền “bút tệ” được NHTM tạo ra bằng cách nào? Bây giờ chúng ta giả sử rằng tất cả các NHTM đều không giữ lại tiền dự trữ quá mức quy định, các sec không chuyển thành tiền mặt và các yếu tố phức tạp khác bị bỏ qua thì quá trình tạo thành tiền như sau: Tên các ngân hàng Tiền gửi mới Thanh toán cho vay mới Dự trữ bắt buộc Ngân hàng A Ngân hàng B Ngân hàng C .
- Tiền toàn hệ thống ngân hàng Giả sử ngân hàng A có khoản tiền gửi mới là 1.000.000đ, dự trữ bắt buộc là 10% thì số tiền nó có thể cho vay là 900.000.
- Và số tiền đó đến tay người được chi trả, người chi trả đem số tiền đó gửi vào ngân hàng B, ngân hàng B lúc này sẽ có một lượng tiền gửi mới là 900.000.
- Số tiền này được cho người cần vay vay, người cho 14vay chi trả các khỏan đến người được chi trả, người được chi trả đem số tiền được trả gửi vào ngân hàng C.
- Lúc này ngân hàng C sẽ có số tiền gửi mới là 810.000.
- Người ta tính được rằng lượng tiền gửi mới trong tòan hệ thống ngân hàng là lượng tiền dự trữ bắt buộc là 1.000.000 và tiền cho vay là 9.000.000.
- Và do cách thức này mà tiền đã được tạo ra trong hệ thống ngân hàng 2 cấp.
- TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 1.2.1.
- Khái niệm tín dụng: Tín dụng xuất phát từ chữ La tinh: Credittum - tức là tin tưởng, tín nhiệm.
- tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam là sự vay mượn.
- Trong thực tế, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy vào góc độ nghiên cứu.
- Xét trên một quan hệ tài chính cụ thể thì tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể.
- Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ thì tín dụng là sự dịch chuyển quỹ từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm.
- Theo góc độ nghiên cứu của đề tài, tín dụng là quan hệ kinh tế giữa hai chủ thể cho vay – bên giao giá trị (Ngân hàng) và chủ thể đi vay - bên nhận giá trị (các tổ chức, cá nhân).
- Phạm trù tín dụng gắn liền với sản xuất, lưu thông hàng hoá, ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì ở đó có tín dụng tồn tại và sự vận động của nó luôn mang tính chất động lực của các quan hệ kinh tế.
- Chức năng của tín dụng.
- Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế: Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều tiết từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” để sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế.
- Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt hợp thành chức năng cốt lõi của tín dụng.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt