You are on page 1of 31

PHÒNG GD& ĐT LẬP THẠCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số:......./KH- THKĐ TT Lập Thạch, ngày 9 tháng 9 năm 2020

KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 1


Năm học: 2020-2021

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:


Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (gọi
tắt là chương trình giáo dục phổ thông năm 2018);
Căn cứ Công văn 3535/BGDĐT- GDTH ngày 19 tháng 8 năm 2019 của Bộ
Giáo dục & Đào tạo về việc Hướng dẫn Thực hiện nội dung hoạt động trải
nghiệm cấp tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học
2020-2021;
Căn cứ Công văn 3866/BGDĐT-GDTH ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn tổ chức dạy học đối với lớp 1 năm học
2020-2021;
Căn cứ công văn số 2384/BGDĐT-GDTrH ngày 01/7/2020 của Bộ GD&ĐT
về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát
triển phẩm chất và năng lực học sinh;
Căn cứ Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 04 tháng 6 năm 2019 của ủy ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình Giáo
dục phổ thông 2018 tại Vĩnh Phúc;
Căn cứ Công văn số 309/PGD&ĐT-GDTH ngày 03 tháng 8 năm 2020 của
Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà
trường theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh nhiệm vụ năm
học 2020 - 2021 đối với Giáo dục Tiểu học huyện Lập Thạch;
Căn cứ Công văn số 370/PGDĐT-NVTH ngày 01 tháng 9 năm 2020 của
Phòng GD&ĐT về việc thực hiện Kế hoạch chuyên môn tháng 9 năm học 2020-
2021;
Căn cứ vào kết quả đạt được từ năm học 2019-2020 và tình hình thực tế của
Nhà trường và địa phương;
Căn cứ vào Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021 của Trường
Tiểu học Kim Đồng;
Trường Tiểu học Kim Đồng xây dựng kế hoạch dạy học lớp 1 năm học 2020-
2021 với những nội dung sau:

1
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH, THUẬN LỢI KHÓ KHĂN
1. Thống kê số liệu:
1.1. Tổng số lớp 1: 05 lớp
1.2. Học sinh:
Nội dung Tổng số Ghi chú
- Học sinh 170  

- Nữ 66  

- Dân tộc  

- Nữ dân tộc  

- HS hưởng CĐ  

- Học sinh khuyết tật  

- HS tuyển mớ  

- HS Lưu ban  

- Con TB-LS  

- HS thuộc hộ nghèo  

1.3. Đội ngũ giáo viên dạy lớp 1:


- Tỉ lệ giáo viên/lớp: 1,5 GV/lớp (Đủ theo quy định tại Thông tư số
16/2017/TT-BGDĐT).
Trong đó:
+ Giáo viên chủ nhiệm: 05/05 nữ ( đều là GV biên chế)
+ Số GVCN đạt chuẩn đào tạo trở lên: 05/05 nữ (Tỉ lệ 100%)
2. Cơ sở vật chất nhà trường:
- Phòng học: 05 phòng/ 05 lớp. Trong đó phòng học kiên cố: 05 phòng.
- Bàn ghế HS: 90 bộ, đúng tiêu chuẩn (Bàn 2 chỗ ngồi, ghế liền có lưng
tựa)
- Bàn ghế GV: 05 bộ
- Bảng chống lóa: 05 chiếc
- Đồ dùng dạy học: 05 bộ
3. Đặc điểm tình hình:
3.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của lãnh đạo Phòng
Giáo dục và Đào tạo, của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương Thị trấn Lập
Thạch, cùng sự kết hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể trong nhà trường.

2
- Lực lượng giáo viên đa số đều trẻ, khoẻ, nhiệt tình, tự giác trong khi
tham gia các hoạt động giáo dục.
3.2. Khó khăn:
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn rất nhiều chưa đáp ứng tốt
cho yêu cầu đổi mới hình thức dạy học, phương pháp dạy học.
- Là năm đầu tiên thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới theo
chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 nên gặp khá nhiều khó khăn khi tổ
chức các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục.
- Trình độ học sinh không đồng đều, số học sinh khuyết tật còn cao.Đời
sống kinh tế còn khó khăn, cha mẹ học sinh còn lo mưu sinh,đối tượng con em
công nhân còn nhiều,bố mẹ đi làm sớm về muộn, hầu hết con cái giao cho ông
bà cho nên sự quan quan tâm phối hợp của cha mẹ học sinh trong công tác giáo
dục học sinh cùng nhà trường còn nhiều hạn chế.
- Một số HS khả năng nhận thức chậm, gây nên những khó khăn cho giáo
viên khi tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập, làm ảnh hưởng đến việc nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC:
1. Thời lượng giáo dục:
- Tổ chức dạy học: 10 buổi/tuần.
- Các ngày học 2 buổi/ngày bố trí không quá 7 tiết học. Cụ thể như sau:
1.1. Buổi sáng:
Bắt đầu từ lúc 07h15’ và kết thúc lúc 10h15 (180 phút): Tổ chức dạy 4
tiết; mỗi tiết bình quân 35 phút; thời gian còn lại dành cho chuyển tiết và tổ chức
hoạt động ngoại khoá (Giờ ra chơi).
1.2. Buổi chiều:
Bắt đầu Từ lúc 14h00 và kết thúc lúc 16h20’ (140 phút): Tổ chức dạy 3
tiết; mỗi tiết bình quân 35 phút; thời gian còn lại dành cho nghỉ giữa tiết và tổ
chức hoạt động ngoại khoá (Giờ ra chơi). Thời gian cuối buổi dành 15’ cho việc
củng cố kiến thức đã học trong ngày.
2. Kế hoạch dạy học:
2.1. Số tiết dạy:
Số tiết/ Số
Nội dung giáo dục Ghi chú
năm học tiết/tuần
1. Môn học bắt buộc
Tiếng Việt 420 12
Toán 105 3
Đạo đức 35 1

3
Tự nhiên và Xã hội  70 2
Giáo dục thể chất  70 2
Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) 70 2
2. Hoạt động giáo dục bắt buộc
Hoạt động trải nghiệm ( Gồm: HĐTN, chào cờ, 105 3
Sinh hoạt lớp)- có tích hợp nội dung giáo dục
của địa phương.
3. Môn học tự chọn
Ngoại ngữ 1 70 2
4. Ôn luyện
Ôn luyện môn toán 70 2
Ôn luyện môn Tiếng Việt 70 2
Tự học 70 2
5. Hoạt động khác:
Hoạt động tập thể 35 1
Tổng số tiết/năm học  1.225 35
Số tiết trung bình/tuần  35

2.2. Thời khóa biểu giảng dạy


4
(Ghi thời khoá biểu khối 1)
Thứ Buổi Tiết Lớp 1A1 Lớp 1A2 Lớp 1A3 Lớp 1A4
1 Chào cờ
2 Tiếng Việt
Sáng
3 Tiếng Việt
Hai 4
1
Chiều 2
3
1
2
Sáng
3
Ba 4
1
Chiều 2
3
1
2
Sáng
3
Tư 4
1
Chiều 2
3
1
2
Sáng
Năm 3
4
Chiều
1
2
Sáng
3
Sáu 4
1
Chiều 2
3

3. Nội dung dạy học:


3.1. Môn học bắt buộc, Hoạt động giáo dục bắt buộc
Thực hiện dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học
ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm
2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể:
3.1.1. Môn Tiếng Việt:
Nội dung Yêu cầu cần đạt
1. KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: 1. ĐỌC
1.1. Âm, vần, thanh; chữ và dấu 1.1. Kỹ thuật đọc
5
thanh - Ngồi (hoặc đứng) thẳng lưng; sách, vở mở
1.2. Quy tắc chính tả phân biệt: rộng trên mặt bàn (hoặc trên hai tay). Giữ
c và k, g và gh, ng và ngh khoảng cách giữa mắt với sách, vở khoảng
1.3. Quy tắc viết hoa: viết hoa 25cm.
chữ cái đầu câu, viết hoa tên - Đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu (có thể đọc
riêng chưa thật đúng một số tiếng có vần khó, ít dùng).
2.Vốn từ theo chủ điểm: Từ chỉ - Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản
sự vật, hoạt động, đặc điểm gần ngắn. Tốc độ đọc khoảng 40 – 60 tiếng trong 1
gũi phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết
3.Công dụng của dấu chấm, dấu thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ.
chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu - Bước đầu biết đọc thầm.
4.1. Từ xưng hô thông dụng khi - Nhận biết được bìa sách và tên sách.
giao tiếp ở nhà và ở trường 1.2. Đọc hiểu:
4.2. Một số nghi thức giao tiếp 1.2.1 Văn bản văn học:
thông dụng ở nhà và ở trường: a. Đọc hiểu nội dung:
chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin
- Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản liên
lỗi, xin phép
quan đến các chi tiết được thể hiện tường minh.
0 Thông tin bằng hình ảnh
- Trả lời được các câu hỏi đơn giản về nội dung
(phương tiện giao tiếp phi ngôn cơ bản của văn bản dựa vào gợi ý, hỗ trợ.
ngữ) b. Đọc hiểu hình thức:
2. KIẾN THỨC VĂN HỌC: - Nhận biết được hình dáng, hành động của nhân
1. Câu chuyện, bài thơ vật thể hiện qua một số từ ngữ trong câu chuyện
2. Nhân vật trong truyện dựa vào gợi ý của giáo viên.
3. NGỮ LIỆU: - Nhận biết được lời nhân vật trong truyện dựa
3.1. Văn bản: vào gợi ý của giáo viên.
a. Văn bản văn học c. Liên hệ, so sánh, kết nối:
- Cổ tích, ngụ ngôn, truyện - Liên hệ được tranh minh hoạ với các chi tiết
ngắn, truyện tranh, đoạn văn trong văn bản.
miêu tả - Nêu được nhân vật yêu thích nhất và bước đầu
- Đoạn thơ, bài thơ (gồm cả đồng biết giải thích vì sao.
dao) d. Đọc mở rộng:
Độ dài của văn bản: truyện và - Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 10 văn bản văn
đoạn văn miêu tả khoảng 90 – học có thể loại và độ dài tương đương với các
130 chữ, thơ khoảng 50 – 70 văn bản đã học.
chữ - Thuộc lòng 4 - 5 đoạn thơ hoặc bài thơ đã học,
b. Văn bản thông tin: mỗi đoạn thơ, bài thơ có độ dài khoảng 30 - 40
Giới thiệu những sự vật, sự việc chữ.

6
gần gũi với học sinh 1.2.2. Văn bản thông tin:
Độ dài của văn bản: khoảng 90 a. Đọc hiểu nội dung:
chữ – Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản
3.2. Gợi ý chọn văn bản: về các chi tiết nổi bật trong văn bản.
xem danh mục gợi ý – Trả lời được câu hỏi: “Văn bản này viết về
3.3. Các từ ngữ có ý nghĩa tích điều gì?” với sự gợi ý, hỗ trợ.
cực, phù hợp với học sinh lớp 1. b.Đọc hiểu hình thức:
– Nhận biết được trình tự của các sự việc trong
văn bản.
– Hiểu nghĩa của một số tín hiệu đơn giản, gần
gũi với học sinh.
c. Đọc mở rộng:
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 5 văn bản
thông tin có kiểu văn bản và độ dài tương đương
với các văn bản đã học.
2. VIẾT:
2.1. Kỹ thuật viết:
-Biết ngồi viết đúng tư thế: ngồi thẳng lưng;
hai chân đặt vuông góc với mặt đất; một tay úp
đặt lên góc vở, một tay cầm bút; không tì ngực
vào mép bàn; khoảng cách giữa mắt và vở
khoảng 25cm; cầm bút bằng ba ngón tay (ngón
cái, ngón trỏ, ngón giữa).
-Viết đúng chữ viết thường, chữ số (từ 0 đến
9); biết viết chữ hoa.
-Đặt dấu thanh đúng vị trí. Viết đúng quy tắc
các tiếng mở đầu bằng các chữ c, k, g, gh, ng,
ngh.
-Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài
khoảng 30 - 35 chữ theo các hình thức nhìn - viết
(tập chép), nghe - viết. Tốc độ viết khoảng 30 - 35
chữ trong 15 phút.
2.2. Viết câu, đoạn văn ngắn
a. Quy trình viết:
Bước đầu trả lời được những câu hỏi như: Viết
về ai? Viết về cái gì, việc gì?
b. Thực hành viết:
-Điền được phần thông tin còn trống, viết
được câu trả lời, viết câu dưới tranh phù hợp với
nội dung câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
7
-Điền được vào phần thông tin còn trống, viết
câu nói về hình dáng hoặc hoạt động của nhân vật
dưới tranh trong câu chuyện đã học dựa trên gợi
ý.
-Điền được phần thông tin còn trống, viết câu
trả lời hoặc viết lại câu đã nói để giới thiệu bản
thân dựa trên gợi ý.
3. NÓI VÀ NGHE:
3.1. Nói:
- Nói rõ ràng, thành câu. Biết nhìn vào người
nghe khi nói.
- Đặt được câu hỏi đơn giản và trả lời đúng vào
nội dung câu hỏi.
- Nói và đáp lại được lời chào hỏi, xin
phép, cảm ơn, xin lỗi, phù hợp với đối
tượng người nghe.
- Biết giới thiệu ngắn về bản thân, gia đình, đồ
vật yêu thích dựa trên gợi ý.
- Kể lại được một đoạn hoặc cả câu chuyện đơn
giản đã đọc, xem hoặc nghe (dựa vào các tranh
minh hoạ và lời gợi ý dưới tranh).
3.2. Nghe:
- Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác
nói (nhìn vào người nói, có tư thế nghe phù hợp).
Đặt một vài câu hỏi để hỏi lại những điều chưa
rõ.
- Nghe hiểu các thông báo, hướng dẫn, yêu cầu,
nội quy trong lớp học.
- Nghe một câu chuyện và trả lời được các câu
hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu?
3.3. Nói nghe tương tác:
- Biết đưa tay xin phát biểu, chờ đến lượt được
phát biểu.
- Biết trao đổi trong nhóm để chia sẻ những ý
nghĩ và thông tin đơn giản.
3.1.2. Môn Toán:
Nội dung Yêu cầu cần đạt
1. SỐ VÀ PHÉP TÍNH
a. Số tự nhiên:
8
- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi
Đếm, đọc, viết các số 10; trong phạm vi 20; trong phạm vi 100.
trong phạm vi 100 - Nhận biết được chục và đơn vị, số tròn
Số tự chục.
nhiên
-Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự
So sánh các số trong
các số trong phạm vi 100 (ở các nhóm có
phạm vi 100
không quá 4 số).
- Nhận biết được ý nghĩa của phép cộng,
phép trừ.
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ
Phép cộng, phép trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100.
- Làm quen với việc thực hiện tính toán
trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng,
trừ (theo thứ tự từ trái sang phải).
Các
phép - Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong
tính với phạm vi 10.
Tính nhẩm
số tự - Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các
nhiên số tròn chục.
- Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép
tính (cộng, trừ) thông qua tranh ảnh, hình vẽ
Thực hành giải quyết
hoặc tình huống thực tiễn.
vấn đề liên quan đến các
- Nhận biết và viết được phép tính (cộng,
phép tính cộng, trừ
trừ) phù hợp với câu trả lời của bài toán có
lời văn và tính được kết quả đúng.
2. HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
b. Hình học trực quan:
- Nhận biết được vị trí, định hướng trong
không gian: trên - dưới, phải - trái, trước -
sau, ở giữa.
Quan sát, nhận biết hình - Nhận dạng được hình vuông, hình tròn,
dạng của một số hình hình tam giác, hình chữ nhật thông qua việc
Hình phẳng và hình khối đơn sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc
phẳng giản vật thật.
và hình - Nhận dạng được khối lập phương, khối
khối hộp chữ nhật thông qua việc sử dụng bộ đồ
dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.
Thực hành lắp ghép, xếp
-Nhận biết và thực hiện được việc lắp ghép,
hình gắn với một số hình
xếp hình gắn với sử dụng bộ đồ dùng học
phẳng và hình khối đơn
tập cá nhân hoặc vật thật.
giản
c. Đo lường:

9
- Nhận biết được về “dài hơn”, “ngắn hơn”.
- Nhận biết được đơn vị đo độ dài: cm
(xăng-ti-mét); đọc và viết được số đo độ dài
Biểu tượng về đại lượng
trong phạm vi 100cm.
và đơn vị đo đại lượng
- Nhận biết được mỗi tuần lễ có 7 ngày và
tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần lễ.
- Nhận biết được giờ đúng trên đồng hồ.
- Thực hiện được việc đo và ước lượng độ
Đo dài theo đơn vị đo tự quy ước (gang tay,
lường bước chân,...).
- Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước
thẳng với đơn vị đo là cm.
- Thực hiện được việc đọc giờ đúng trên
Thực hành đo đại lượng
đồng hồ.
- Xác định được thứ, ngày trong tuần khi
xem lịch (loại lịch tờ hàng ngày).
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn
đơn giản liên quan đến đo độ dài, đọc giờ
đúng và xem lịch (loại lịch tờ hằng ngày).
3. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM
Nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động sau và có thể bổ sung các
hoạt động khác tuỳ vào điều kiện cụ thể.
Hoạt động 1: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn, chẳng
hạn:
- Thực hành đếm, nhận biết số, thực hiện phép tính trong một số tình huống
thực tiễn hằng ngày (ví dụ: đếm số bàn học và số cửa sổ trong lớp học,...).
- Thực hành các hoạt động liên quan đến vị trí, định hướng không gian (ví dụ:
xác định được một vật ở trên hoặc dưới mặt bàn, một vật cao hơn hoặc thấp hơn
vật khác,...).
- Thực hành đo và ước lượng độ dài một số đồ vật trong thực tế gắn với đơn vị
đo cm; thực hành đọc giờ đúng trên đồng hồ, xem lịch loại lịch tờ hằng ngày.
Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá (ví dụ: các trò chơi
học toán,...) liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức cơ bản.
3.1.3. Môn Đạo đức:

Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú


I. QUAN HỆ VỚI BẢN THÂN:

1. Em là học - Bước đầu biết được : Trẻ em có -Một cách đơn giản.
sinh lớp 1 quyền có họ tên, có quyền được đi
học.
- Biết tên trường, tên lớp, tên thầy
giáo, cô giáo và một số bạn trong -Biết tự giới thiệu tên
mình, những điều mình
10
lớp. thích.
- Biết tự giới thiệu về mình trước
lớp.
Vui thích được đi học.
- Biết thế nào là ăn mặc gọn gàng, -Nêu được ví dụ.
sạch sẽ. -Đối với sức khoẻ và vẻ
2.Gọngàng, sạch
sẽ: - Biết ích lợi của ăn mặc gọn đẹp của bản thân.
gàng, sạch sẽ. Yêu cầu: Đầu tóc chải
-Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu gọn gàng ; thường xuyên
tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ. tắm gội, cắt móng tay,
móng chân ; quần áo
chỉnh tề, sạch sẽ ; chân đi
giày dép.

3.Giữ gìn sách - Bước đầu biết : Trẻ em có quyền - Ích lợi đối với việc học
vở, đồ dùng học được học tập. tập của bản thân và tiết
tập - Nêu được ích lợi của việc giữ kiệm tiền của cho gia
gìn sách vở, đồ dùng học tập. đình.
-Biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học Yêu cầu: Không xé, làm
tập của bản thân. quăn mép sách vở ;
không vẽ bậy, làm bẩn
sách vở, đồ dùng học
tập ; không sử dụng sách
vở, đồ dùng học tập để
chơi, nghịch.
II. QUAN HỆ VỚI NGƯỜI KHÁC

1.Gia đình em -Bước đầu biết : Trẻ em có quyền -Kể được một vài việc
có gia đình, có cha mẹ ; có quyền làm cụ thể thể hiện sự
được cha mẹ yêu thương, chăm quan tâm, chăm sóc của
sóc. bố mẹ đối với mình
-Biết: Bổn phận của con cháu là
phải lễ phép, vâng lời ông bà, cha
mẹ.
-Yêu quý gia đình; lễ phép, vâng
lời ông bà, cha mẹ.
2.Lễ phép với -Biết: Đối với anh chị cần lễ phép, -Anh em hoà thuận, gắn
anh chị, nhường đối với em nhỏ cần nhường nhịn. bó và yêu quý nhau thì
nhịn em nhỏ -Biết vì sao cần lễ phép với anh cha mẹ vui lòng, gia đình
chị, nhường nhịn em nhỏ. đầm ấm, hạnh phúc.
-Yêu quý anh chị em trong gia
đình, biết cư xử lễ phép với anh
11
chị, nhường nhịn em nhỏ trong
cuộc sống hằng ngày.

3.Lễp phép, -Biết được thế nào là lễ phép, -Nêu được một số biểu
vâng lời thầy giáo, cô giáo. hiện cụ thể.
vâng lời thầy
giáo, cô giáo Ví dụ : Chào hỏi lễ phép,
nói năng thưa gửi, biết
dùng hai tay khi nhận
-Biết vì sao cần phải lễ phép, vâng
hoặc đưa vật gì cho thầy
lời thầy giáo, cô giáo.
giáo, cô giáo ; biết lắng
nghe và làm theo những
lời dạy bảo của thầy
-Thực hiện lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
giáo, cô giáo. -Nêu được :
+ Thầy giáo, cô giáo là
những người đã chăm
sóc, dạy dỗ mình nên
người.
+ Lễ phép, vâng lời thầy
giáo, cô giáo mới mau
tiến bộ.

4.Em -Bước đầu biết được: Trẻ em có -Nêu được một số ví dụ


quyền được học tập, quyền được cụ thể Được bạn bè quý
và các bạn vui chơi, quyền được kết giao bạn mến, có nhiều bạn
bè.
-Biết cần phải cư xử với bạn bè
như thế nào khi cùng học, cùng
chơi.
-Bước đầu biết được vì sao cần
phải cư xử tốt với bạn bè khi cùng
học, cùng chơi.
Đoàn kết, thân ái với bạn bè xung
quanh
5. Cảm ơn và - Biết khi nào cần nói cảm ơn, khi - Cảm ơn để bày tỏ sự
xin lỗi nào cần nói xin lỗi. biết ơn đối với người đã
- Bước đầu biết được ý nghĩa của quan tâm, giúp đỡ mình.
câu cảm ơn và xin lỗi. -Xin lỗi để bày tỏ sự ân
hận, hoặc áy náy về việc
làm của mình.
- Biết nói cảm ơn, xin lỗi trong Ví dụ :
các tình huống phổ biến khi giao + Nói cảm ơn khi được
12
tiếp. bạn cho mượn sách vở,
đồ dùng học tập ; khi
được bố mẹ quan tâm,
chăm sóc,...
+ Nói xin lỗi khi làm
hỏng đồ dùng của người
khác ; khi sơ ý làm bạn
bị đau ; khi làm bố mẹ
buồn,...
6. Chào hỏi và - Nêu được ý nghĩa của việc chào - Chào hỏi và tạm biệt
tạm biệt hỏi, tạm biệt. giúp cho mọi người thêm
gần gũi, thân thiện với
nhau.
- Biết chào hỏi, tạm biệt trong các
tình huống cụ thể, quen thuộc -Ví dụ : Chào hỏi ông bà,
hằng ngày. cha mẹ khi đi học về ;
chào hỏi thầy giáo, cô
giáo, chào hỏi bạn bè,
-Có thái độ tôn trọng, lễ độ với
hàng xóm láng giềng ;...
người lớn tuổi ; thân ái với bạn bè
và em nhỏ.
IV. QUAN HỆ VỚI CÔNG VIỆC
1. Đi học đều -Nêu được thế nào là đi học đều và -Ích lợi đối với việc học
và đúng giờ đúng giờ. tập của bản thân và
không làm phiền thầy
-Biết được ích lợi của việc đi học
giáo, cô giáo và các bạn.
đều và đúng giờ.
- Biết nhiệm vụ của học sinh là Ví dụ : Khi trời nắng
phải đi học đều và đúng giờ. nóng, mưa rét, đường xa,
Biết khắc phục khó khăn để hằng đi lại khó khăn,...
ngày đi học đều và đúng giờ.
2.Trật tự trong -Biết được thế nào là giữ trật tự khi-Nêu được một số ví dụ
nghe giảng, khi ra vào lớp. cụ thể: không nói chuyện
trường học
riêng, làm việc riêng,
-Nêu được ích lợi của việc giữ trật không đùa nghịch, chen
tự khi nghe giảng và khi ra vào lớp. lấn, xô đẩy,...
-Thực hiện giữ trật tự khi ra vào -Đối với sức khoẻ và
việc học tập của bản
lớp, khi nghe giảng và biết nhắc thân, không làm ảnh
nhở bạn bè cùng thực hiện. hưởng đến thầy giáo, cô
giáo và các bạn khác.
V.QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG, ĐẤT NƯỚC, NHÂN LOẠI
1. Nghiêm -Nhận biết được tên nước, Quốc kì, -Bỏ mũ, nón, đứng
trang khi chào Quốc ca của Tổ quốc. nghiêm, mắt nhìn Quốc
cờ -Biết thế nào là nghiêm trang khi kì

13
chào cờ.
-Thực hiện nghiêm trang khi chào
cờ đầu tuần.
-Biết tôn kính Quốc kì và yêu quý
Tổ quốc Việt Nam.
2. Đi bộ đúng -Biết được một số quy định đối với -Một số quy định đơn
quy định người đi bộ. giản, Ví dụ: Đi bộ trên
vỉa hè (nếu đường không
-Nêu được lợi ích của việc đi bộ
có vỉa hè phải đi sát lề
đúng quy định. đường bên phải), qua
-Phân biệt được những hành vi đi đường theo đèn hiệu và
bộ đúng và đi bộ sai quy định. đi vào vạch sơn quy định.
Thực hiện đi bộ đúng quy định và -Đảm bảo an toàn cho
nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. bản thân và cho mọi
người.
V. QUAN HỆ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
1.Bảo vệ hoa và -Kể được lợi ích của cây và hoa nơi -Nêu được: Cây và hoa
cây nơi công công cộng đối với cuộc sống của cho vẻ đẹp, bóng mát,
cộng con người. hương thơm, không khí
-Nêu được những việc cần làm để trong lành.
bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. -Những việc làm phù hợp
-Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với với học sinh, ví dụ như:
thiên nhiên. không hái hoa, bẻ cành,
giẫm lên thảm cỏ,...
-Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở
đường làng, ngõ xóm và những nơi
công cộng khác ; biết nhắc nhở bạn
bè cùng thực hiện.

3.1.4. Môn Tự nhiên và Xã hội

Nội dung Yêu cầu cần đạt


1. GIA ĐÌNH
-Thành viên và mối quan hệ giữa - Giới thiệu được bản thân và các thành
các thành viên trong gia đình viên trong gia đình.
- Nêu được ví dụ về bản thân và các thành
viên trong gia đình làm công việc nhà và
chia sẻ thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cùng
nhau.
- Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử
phù hợp với các thành viên trong gia đình
-Nhà ở, đồ dùng trong nhà; sử dụng - Nêu được địa chỉ nơi gia đình đang ở.
an toàn một số đồ dùng - Nêu được một số đặc điểm của ngôi nhà
trong nhà hoặc căn hộ nơi gia đình đang ở, các phòng
14
trong ngôi nhà hoặc căn hộ và một số đặc
điểm xung quanh nơi ở.
- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ
dùng, thiết bị trong gia đình.
- Chỉ ra hoặc nêu được tên đồ dùng, thiết bị
trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có
thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy
hiểm.
- Nêu được cách sử dụng an toàn một số đồ
dùng trong gia đình và lựa chọn được cách
xử lí tình huống khi bản thân hoặc người
nhà có nguy cơ bị thương hoặc đã bị thương
do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận.
-Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, - Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ
ngăn nắp dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
- Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà
ở gọn gàng, ngăn nắp.
2. TRƯỜNG HỌC
-Cơ sở vật chất của lớp học và - Nói được tên trường, địa chỉ của trường,
trường học tên lớp học.
- Xác định được vị trí của lớp học, các
phòng chức năng, một số khu vực khác của
nhà trường như sân chơi, bãi tập, vườn
trường, khu vệ sinh,...
- Kể được tên một số đồ dùng, thiết bị có
trong lớp học.
- Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng
cẩn thận, đúng cách các đồ dùng, thiết bị
của lớp học và trường học.
-Các thành viên và nhiệm vụ của - Xác định được các thành viên trong lớp
một số thành viên trong lớp học, học, trường học và nhiệm vụ của một số
trường học thành viên.
- Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử
phù hợp với bạn bè, giáo viên và các thành
viên khác trong nhà trường.
-Hoạt động chính của học sinh ở lớp - Kể được tên các hoạt động chính trong
học và trường học lớp học và trường học; nêu được cảm nhận
của bản thân khi tham gia các hoạt động đó.
-An toàn khi vui chơi ở trường và - Nói được về hoạt động vui chơi trong giờ
giữ lớp học sạch đẹp nghỉ; biết lựa chọn và chơi những trò chơi

15
an toàn.
- Làm được những việc phù hợp để giữ lớp
học sạch đẹp.
3. CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
-Quang cảnh làng xóm, đường - Giới thiệu được một cách đơn giản về
phố quang cảnh làng xóm, đường phố qua quan
sát thực tế cuộc sống hằng ngày và tranh
ảnh hoặc video.
- Bày tỏ được sự gắn bó, tình cảm của bản
thân với làng xóm hoặc khu phố của mình.
-Một số hoạt động của người dân - Nêu được một số công việc của người dân
trong cộng đồng trong cộng đồng và đóng góp của công việc
đó cho xã hội qua quan sát cuộc sống hằng
ngày và tranh ảnh hoặc video.
- Nhận biết được bất kì công việc nào đem
lại lợi ích cho cộng đồng đều đáng quý.
- Nêu được một số việc học sinh có thể làm
để đóng góp cho cộng đồng địa phương.
- Giới thiệu được tên, thời gian diễn ra một
lễ hội truyền thống có sự tham gia của học
sinh, gia đình và người dân ở cộng đồng.
- Kể được một số công việc của các thành
viên trong gia đình và người dân cho lễ hội
đó.
Nêu được cảm xúc khi tham gia lễ hội đó.
-An toàn trên đường - Nhận biết được một số tình huống nguy
hiểm, các rủi ro có thể xảy ra trên đường và
nêu được cách phòng tránh thông qua quan
sát thực tế cuộc sống hằng ngày và tranh
ảnh hoặc video.
- Nói được tên và ý nghĩa của một số biển
báo và đèn hiệu giao thông.
-Thực hành đi bộ qua đường theo sơ đồ:
đoạn đường không có đèn tín hiệu giao
thông; đoạn đường có đèn tín hiệu giao
thông.
4.THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
-Thực vật và động vật xung - Nêu tên và đặt được câu hỏi để tìm hiểu về
quanh một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của cây
và con vật thường gặp.
16
- Vẽ hoặc sử dụng được sơ đồ có sẵn để chỉ
và nói (hoặc viết) được tên các bộ phận bên
ngoài của một số cây và con vật.
- Phân biệt được một số cây theo nhu cầu sử
dụng của con người (cây bóng mát, cây ăn
quả, cây hoa,...).
- Phân biệt được một số con vật theo ích lợi
hoặc tác hại của chúng đối với con người.
-Chăm sóc và bảo vệ cây trồng và - Nêu được việc làm phù hợp để chăm sóc,
vật nuôi bảo vệ cây trồng và vật nuôi.
-Làm được một số việc phù hợp để chăm
sóc, bảo vệ cây trồng ở trường hoặc ở nhà
và đối xử tốt với vật nuôi.
- Có ý thức giữ an toàn cho bản thân khi
tiếp xúc với một số cây, con vật và chia sẻ
với những người xung quanh cùng thực
hiện.
5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
-Các bộ phận bên ngoài và giác - Xác định được tên, hoạt động các bộ phận
quan của cơ thể bên ngoài của cơ thể; phân biệt được con
trai và con gái.
- Nêu được tên, chức năng của các giác
quan.
- Giải thích được ở mức độ đơn giản tại sao
cần phải bảo vệ các giác quan.
-Thực hiện được việc làm để bảo vệ các
giác quan trong cuộc sống hằng ngày, đặc
biệt biết cách phòng tránh cận thị học
đường.
-Giữ cho cơ thể khoẻ mạnh và an - Nêu được những việc cần làm để giữ vệ
toàn sinh cơ thể và ích lợi của việc làm đó; thực
hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể; tự
đánh giá được việc thực hiện giữ vệ sinh cơ
thể.
- Nêu được số bữa cần ăn trong ngày và tên
một số thức ăn, đồ uống giúp cho cơ thể
khoẻ mạnh và an toàn qua quan sát tranh
ảnh và (hoặc) video; tự nhận xét được thói
quen ăn uống của bản thân.
- Xác định được các hoạt động vận động và
17
nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ qua quan sát
tranh ảnh và (hoặc) video; liên hệ với
những hoạt động hằng ngày của bản thân và
đưa ra được hoạt động nào cần dành nhiều
thời gian để cơ thể khoẻ mạnh.
- Nhận biết được vùng riêng tư của cơ thể
cần được bảo vệ.
- Thực hành nói không và tránh xa người có
hành vi động chạm hay đe doạ đến sự an
toàn của bản thân.
-Thực hành nói với người lớn tin cậy để
được giúp đỡ khi cần.
6.TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
-Bầu trời ban ngày, ban đêm - Mô tả được bầu trời ban ngày và ban đêm
qua quan sát thực tế, tranh ảnh hoặc video.
- So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời
ban ngày và ban đêm; bầu trời ban đêm vào
các ngày khác nhau (nhìn thấy hay không
nhìn thấy Mặt Trăng và các vì sao).
- Nêu được ví dụ về vai trò của Mặt Trời
đối với Trái Đất (sưởi ấm và chiếu sáng).
- Có ý thức bảo vệ mắt, không nhìn trực
tiếp vào Mặt Trời và chia sẻ với những
người xung quanh cùng thực hiện.
-Thời tiết - Mô tả được một số hiện tượng thời tiết:
nắng, mưa, nóng, lạnh, gió,... ở mức độ đơn
giản.
- Nêu được sự cần thiết phải theo dõi dự
báo thời tiết hằng ngày.
- Thực hiện được việc sử dụng trang phục
phù hợp với thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh
để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh.
3.1.5. Môn Giáo dục Thể chất

Nội dung Yêu cầu cần đạt


KIẾN THỨC CHUNG
-Vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ - Biết thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị
trong tập luyện. dụng cụ trong tập luyện.
1. VẬN ĐỘNG CƠ BẢN
Đội hình đội ngũ
18
- Các tư thế đứng nghiêm, đứng
nghỉ - Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm
- Tập hợp đội hình hàng dọc, hàng mẫu của giáo viên để tập luyện.
ngang, dóng hàng, điểm số. - Thực hiện được nội dung đội hình đội
- Động tác quay các hướng ngũ; các động tác bài tập thể dục; các tư thế
và kĩ năng vận động cơ bản; các động tác
- Trò chơi rèn luyện đội hình đội cơ bản của nội dung thể thao được học.
ngũ - Tham gia chơi tích cực các trò chơi vận
động rèn luyện tư thế, tác phong, phản xạ
Bài tập thể dục và bổ trợ môn thể thao ưa thích.
- Các động tác thể dục phù hợp với
đặc điểm lứa tuổi - Hoàn thành lượng vận động của bài tập.
- Trò chơi bổ trợ khéo léo - Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và
Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản hoạt động tập thể. Bước đầu hình thành
- Các tư thế hoạt động vận động cơ thói quen tập thể dục.
bản của đầu, cổ, tay, chân.
Các hoạt động vận động phối hợp
của cơ thể
- Trò chơi rèn luyện kĩ năng vận
động và phản xạ
2. THỂ THAO TỰ CHỌN
- Tập luyện một trong các nội dung
thể thao phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi
- Trò chơi vận động bổ trợ môn thể
thao ưa thích.
3.1.6. Môn Nghệ thuật
a. Mỹ thuật

Nội dung Yêu cầu cần đạt

MĨ THUẬT TẠO HÌNH


Yếu tố và nguyên lí tạo hình Quan sát và nhận thức thẩm mĩ:
Lựa chọn, kết hợp: - Biết được mĩ thuật có ở xung quanh.
Yếu tố tạo hình - Biết được một số đồ dùng, màu vẽ và vật
- Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo.
đậm nhạt, chất cảm, không gian. - Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, nét,
Nguyên lí tạo hình hình, khối, màu sắc.
- Cân bằng, tương phản, lặp lại, Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ:
19
nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, - Đọc được tên một số màu trong thực hành,
tỉ lệ, hài hoà. sáng tạo.
Thể loại - Tạo được chấm bằng nhiều cách khác
Lựa chọn, kết hợp: nhau, biết sử dụng chấm trong tạo hình và
- Lí luận và lịch sử mĩ thuật trang trí sản phẩm.
- Hội hoạ - Tạo được một số loại nét khác nhau, biết
- Đồ hoạ (tranh in) sử dụng nét để mô phỏng đối tượng.
- Điêu khắc - Tạo được hình, khối dạng cơ bản.
Hoạt động thực hành và thảo Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành,
luận sáng tạo.
Thực hành - Sắp xếp được sản phẩm của cá nhân tạo
- Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thành sản phẩm nhóm học tập.
thuật 2D. - Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật
- Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, đất
thuật 3D. nặn, giấy màu,… trong thực hành, sáng tạo.
Thảo luận Phân tích và đánh giá thẩm mĩ:
Lựa chọn, kết hợp: - Trưng bày và nêu được tên sản phẩm, chia
- Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, di sản sẻ cảm nhận về sản phẩm của cá nhân, của
văn hoá nghệ thuật. bạn bè.
- Sản phẩm thực hành của học sinh. - Nêu được tên một số màu; bước đầu mô
Định hướng chủ đề tả, chia sẻ được cảm nhận về hình ảnh chính
Lựa chọn, kết hợp: ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

Thiên nhiên; Con người; Gia đình;


Nhà trường.
MĨ THUẬT ỨNG DỤNG
-Yếu tố và nguyên lí tạo hình Quan sát và nhận thức thẩm mĩ:
Lựa chọn, kết hợp: - Nêu được tên một số công cụ, vật liệu để
Yếu tố tạo hình thực hành, sáng tạo.
- Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, - Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, nét,
đậm nhạt, chất cảm, không gian. hình, khối, màu ở sản phẩm thủ công.
Nguyên lí tạo hình Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ:
Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp Biết cách sử dụng công cụ phù hợp với vật
điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, liệu và an toàn trong thực hành, sáng tạo.
hài hoà
Thể loại: Thủ công - Thực hiện được các bước trong thực hành
Lựa chọn, kết hợp: tạo ra sản phẩm.
- Đồ thủ công bằng vật liệu tự - Vận dụng được nét để tạo nên sản phẩm.

20
nhiên.
- Đồ thủ công bằng vật liệu nhân
tạo.
- Đồ thủ công bằng vật liệu sưu
tầm, tái sử dụng.
-Hoạt động thực hành và thảo - Tạo được sản phẩm từ vật liệu dạng hình,
luận : khối.
Thực hành - Sử dụng được chấm, nét, màu sắc khác
- Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ nhau để trang trí sản phẩm.
công 2D. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ:
- Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ - Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản
công 3D. phẩm.
Thảo luận - Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm và
Lựa chọn, kết hợp: bảo quản một số đồ dùng học tập.
- Sản phẩm thủ công.
- Sản phẩm thực hành của học sinh.
Định hướng chủ đề
Lựa chọn, kết hợp:
Đồ chơi, đồ dùng học tập.

b. Âm nhạc

Nội dung Yêu cầu cần đạt


*Hát
Bài hát tuổi học sinh (6 - 7 tuổi), - Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên,
đồng dao, dân ca Việt Nam, bài tư thế phù hợp.
hát nước ngoài. Các bài hát ngắn - Bước đầu hát đúng cao độ, trường độ.
gọn, đơn giản, có nội dung, âm vực - Hát rõ lời và thuộc lời.
phù hợp với độ tuổi; đa dạng về
- Bước đầu biết hát với các hình thức đơn
loại nhịp và tính chất âm nhạc.
ca, tốp ca, đồng ca.
- Nêu được tên bài hát.
- Bước đầu biết hát kết hợp gõ đệm, vận
động đơn giản hoặc trò chơi.
*Nghe nhạc
- Quốc ca Việt Nam. - Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù
- Một số bản nhạc có lời và không hợp với nhịp điệu.
lời phù hợp với độ tuổi. - Bước đầu biết cảm nhận về đặc trưng của
âm thanh trong cuộc sống và trong âm

21
nhạc; cảm nhận âm thanh cao - thấp, dài -
ngắn.
Nêu được tên bản nhạc.
*Đọc nhạc
-Giọng Đô trưởng. Các mẫu âm - Đọc đúng tên nốt; bước đầu đọc đúng cao
ngắn, đơn giản, dễ đọc, âm vực phù độ và trường độ các nốt nhạc.
hợp với độ tuổi. Chủ yếu sử dụng - Bước đầu cảm nhận và phân biệt được âm
trường độ: trắng, đen, móc đơn, và thanh cao- thấp, dài - ngắn, to- nhỏ.
dấu lặng đen.
*Nhạc cụ - Bước đầu biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và
Một số mẫu tiết tấu ngắn, đơn giản. đúng cách.
Chủ yếu sử dụng trường độ: trắng, - Bước đầu thể hiện được mẫu tiết tấu theo
đen, móc đơn, và dấu lặng đen. hướng dẫn của giáo viên.
- Bước đầu biết sử dụng nhạc cụ để đệm
cho bài hát.
*Thường thức âm nhạc
- Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc - Nêu được tên của một số nhạc cụ phổ biến
cụ gõ của Việt Nam và nước ngoài. được học.
- Nhận biết được nhạc cụ khi xem biểu diễn.
- Câu chuyện âm nhạc: Một số câu - Nêu được tên các nhân vật yêu thích.
chuyện âm nhạc phù hợp với độ - Kể được câu chuyện ngắn theo hình ảnh
tuổi. minh họa.
3.2. Môn Hoạt động Trải nghiệm

Nội dung Yêu cầu cần đạt


HOẠT ĐỘNG HƯỚNG VÀO BẢN THÂN
- Mô tả được hình thức bên ngoài của bản
thân.
Hoạt động khám phá bản thân - Thể hiện được một số biểu hiện cảm xúc
và hành vi yêu thương phù hợp với hoàn
cảnh giao tiếp thông thường
- Thực hiện được một số việc tự chăm sóc
bản thân phù hợp với lứa tuổi.
Hoạt động rèn luyện bản thân
- Nêu được những hành động an toàn,
không an toàn khi vui chơi và thực hiện
được một số hành vi tự bảo vệ.
HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN XÃ HỘI
Hoạt động chăm sóc gia đình - Thực hiện được lời nói, việc làm thể hiện
tình yêu thương với các thành viên trong gia

22
đình phù hợp với lứa tuổi.
- Biết tham gia sắp xếp nhà cửa gọn gàng.
- Biết cách sử dụng một số dụng cụ gia đình
một cách an toàn.
- Làm quen được với bạn mới, thể hiện sự
thân thiện với bạn bè, thầy cô.
- Nhận biết được những việc nên làm vào
Hoạt động xây dựng nhà trường
giờ học, những việc nên làm vào giờ chơi
và thực hiện được những việc đó.
- Tham gia các hoạt động giáo dục của Sao
Nhi đồng và của nhà trường.
- Biết thiết lập các mối quan hệ với hàng
Hoạt động xây dựng cộng đồng xóm.
- Tham gia một số hoạt động xã hội phù
hợp với lứa tuổi.
HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN TỰ NHIÊN
- Giới thiệu được với bạn bè, người thân về
Hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên nơi mình
quan thiên nhiên sinh sống.
- Biết bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên
nhiên nơi mình sinh sống.
- Nhận biết được thế nào là môi trường
Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp.
trường - Thực hiện được một số việc làm cụ thể
phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường
xung quanh luôn sạch, đẹp.
3.3. Dạy các môn tự chọn:
1. Ngoại ngữ 1( Tiếng Anh): HS bắt đầu làm quen với Tiếng Anh lớp 1.
2. Tiếng Anh tăng cường:
-Số lớp học Tiếng Anh tăng cường: 5 lớp.
-Số học sinh học Tiếng Anh tăng cường: 168em.
-Trung tâm liên kết: Trung tâm……….
3. Kĩ năng sống ( ghi rõ số lớp, số HS và trung tâm liên kết): không.
3.4. Dạy các tiết bổ sung:
Ngoài việc thực hiện dạy chương trình chính khoá, lớp 1 sẽ dạy thêm một
số tiết bổ sung để củng cố kiến thức, kĩ năng, thực hành kiến thức đã học môn
Toán và Tiếng Việt.
3.5. Dạy nội dung lồng ghép giáo dục:

23
Thực hiện dạy lồng ghép các nội dung giáo dục theo các văn bản hướng
dẫn của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.
3.6.Dạy nội dung Hoạt động tập thể:
Cùng với việc tổ chức dạy các Hoạt động trải nghiệm, trong chương trình
lớp 1 còn dành thời lượng tổ chức các hoạt động tập thể. Hai nội dung này được
lồng ghép vào trong cùng một tiết học như tiết Sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, tiết
Sinh hoạt lớp cuối tuần. Ngoài ra, còn được tổ chức cho học sinh học mỗi tuần 1
tiết, học nội dung An toàn giao thông.
3.7. Tự học
Trong thời lượng chương trình còn dành một số tiết tự học, học sinh tự ôn
tập, củng cố các kiến thức đã học trong ngày, trong tuần. Giáo viên chủ nhiệm
theo dõi và hướng dẫn các em tự ôn tập.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng:
Hiệu trưởng quản lý, tổ chức kế hoạch dạy học đảm bảo phù hợp với các
hoạt động chung của nhà trường
Huy động các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội cùng
tham gia hỗ trợ thực hiện kế hoạch dạy học của trường.
2. Trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng:
- Cùng Hiệu trưởng quản lý kế hoạch và nội dung dạy học, hoạt động
giáo dục.
- Tham mưu với Hiệu trưởng phân công chuyên môn cho cán bộ, giáo
viên theo đúng với các quy định của ngành.
- Căn cứ kế hoạch dạy học lập thời khóa biểu chi tiết cho việc tổ chức dạy
học của từng lớp.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch
dạy học, chất lượng giờ dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.
3. Trách nhiệm của tổ chuyên môn
- Triển khai đầy đủ, chính xác và thực hiện có hiệu quả kế hoạch dạy học
của nhà trường.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên trong
tổ. Không để xảy ra tình trạng bỏ buổi, bỏ tiết; không được đổi buổi hoặc thay
đổi thời gian, thời lượng dạy học đã quy định trong kế hoạch dạy học khi chưa
có sự đồng ý của Hiệu trưởng.
Trên đây là kế hoạch dạy học lớp 1 năm học 2020-2021 của Trường Tiểu
học Kim Đồng. Đề nghị CB-GV-NV có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc,
đúng theo kế hoạch của nhà trường đã đề ra.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch dạy học có thể điều chỉnh, bổ sung
cho phù hợp với tình hình thực tế./.
24
Nơi nhận : HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GD&ĐT (Báo cáo);
- Phó HT (thực hiện);
- Tổ CM, tổ VP (thực hiện);
- Lưu VT.

Mẫu 0
PHÒNG GD&ĐT LẬP THẠCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH:…………. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ........ /BC Lập Thạch, ngày ... tháng .. năm 2020

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐẦU NĂM


NĂM HỌC 2020- 2021
Thực hiện Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 20120 – 2021 và công văn số
/PGD ĐT-NVTH ngày tháng 9 năm 2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về
việc báo cáo số liệu đầu năm học 2020-2021. Trường Tiểu học:..........................
báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ đầu năm học 2020-2021 với những nội
dung sau:
1) Đặc điểm tình hình năm học 2020-2021:
Thống kê số lớp, số học sinh từng khối, toàn trường
Thống kê đội ngũ giáo viên theo chuyên ngành (biên chế, hợp đồng); Số lượng giáo
viên thiếu cụ bộ trong năm học ( Tính cả GV nghỉ thai sản nếu có)
Thống kê CSVC hiện có:
2) Công tác bàn giao học sinh lớp dưới lên lớp trên:
+ Tổng số HS xét lên lớp năm học 2019-2020:
+ Tổng số HS xét HTCT Tiểu học năm học 2019-2020:
25
+ Số HS lưu ban năm học 2019-2020: ........... học sinh ( Khối 1:... em; khối 2; ...em;
khối 3:... em; khối 4: ...em; khối 5:... em)
3) Công tác tuyển sinh học sinh vào lớp 1:
- Tổng số trẻ sinh năm 2014 ( 6 tuổi) trên địa bàn tuyển sinh:................
Trong đó:
+ Số trẻ đi học xã khác:............ ( Liệt kê theo từng xã)
+ Số trẻ đi học huyện khác:......................
+ Số trẻ đi học Tỉnh khác:...................
- Tổng sổ trẻ 6 tuổi xã, huyện, tỉnh khác chuyển đến:................. Trong đó:
+ Số trẻ xã khác đến học :............ ( Liệt kê theo từng xã)
+ Số trẻ huyện khác đến học:......................
+ Số trẻ Tỉnh khác đến học:...................
- Tổng số HS tuyển sinh lớp 1 năm học 2020- 2021: ..... em. Đạt tỉ lệ:.......... %
4) Việc thu chi đầu năm:
- Phần này các nhà trường thống kê dự kiến các khoản thu bắt buộc và các khoản thu
khác trong năm học 2020-2021 triển khai đến phụ huynh, học sinh
5) Triển khai dạy thí điểm tiếng Anh theo chương trình mới:
- Tổng số giáo viên dạy Tiếng Anh trong đó đạt trình độ B2
- Tổng số lớp, số học sinh học 2 tiết/tuần
- Tổng số lớp, số học sinh học 4 tiết/tuần
- Tổng số học sinh học tăng cường Tiếng Anh lớp 1, lớp 2 ( Ghi rõ tên trung tâm
phối hợp, số lớp, số HS từng khối tham gia)
6: Triển khai dạy Kĩ năng sống và HĐ trải nghiệm:
- Tổng số học sinh học KNS va HĐTN Ghi rõ tên trung tâm phối hợp, số lớp, số HS
từng khối tham gia)
7) Dạy học 2 buổi/ ngày và bán trú:
7.1. Hai buổi/ngày:
Tỉ lệ huy động học hai buổi/ ngày:
Thuận lợi:
Khó khăn:
7.2. Bán trú:
Tỉ lệ huy động học bán trú:
Thuận lợi:
Khó khăn:
8) Công tác kiểm định chất lượng, xây dựng trường TH đạt chuẩn Quốc gia + Phổ cập
đúng độ tuổi
9) Các công tác khác;
Thống kê các công tác khác như: Việc triển khai bảo hiểm y tế, các công tác Đoàn ,
Đội ....

26
10) Những khó khăn, kiến nghị, đề xuất:
10.1) Khó khăn:
Phần này các nhà trường thống kê những khó khăn cơ bản của năm học 2016-2017
như : Đội ngũ, CSVC, Học sinh, .....
10.2: Kiến nghị:
10.3: Đề xuất:

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG


- PGD(b/c)
- Lưu: VT.

27
TRƯỜNG TIỂU HỌC:………………………………………….
Mẫu M1 (A4 nằm ngang, Excel,
Thống kê lớp, học sinh đầu năm học 2020-2021 TimesnewRoman 12)

Số lớp Số HS
Số HS bỏ học
Chia ra Chia ra Riêng số 6 tuổi - 10 tuổi
Học
Trường
TT
TH Tổng Lớp 1 sinh
TS
số Nữ Riêng số 6 tuổi Dân số
Số % HS/DS dân tộc
L1 L2 L3 L4 L5 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 HSTH 6- (Cột SL %
SL DS 6 %(Cột 6-10 tuổi
Số HS 10 tuổi 20/19)
tuổi 13/12)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
1
Cộng
Người lập biểu Hiệu trưởng

TRƯỜNG TIỂU HỌC:…………………………………………. Mẫu M2 (A4 nằm ngang, Excel, TimesnewRoman 12)
Thống kê giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất trường học năm học 2020-2021
Nhà
Phòng học văn hóa Phòng chức năng Số máy vi tính
giáo
Số
TT Trường TH Số lớp Số HS Bán Dùng dục
GV Kiên Âm Mỹ Thư Thiết Ngoại Tin Tổng Dùng
TS kiên cho thể
cố nhạc thuật viện bị ngữ học số VP chất
cố HS
1
Cộng
Người lập biểu Hiệu trưởng

Trường Tiểu học:…………… Mẫu M3.1 (A4 nằm ngang, Excel, TimesnewRoman 12)

28
Thống kê tổng số trường, lớp, học sinh học ngoại ngữ năm học 2020-2021

TS Số lớp học NN Số HS học NN


TS TSH
TS lớp
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 HS S học Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Trường lớp học
TT % L3- NN %
TH L3- NN
SL % SL % SL % SL % SL % >L L3-> SL % SL % SL % SL % SL %
>L5 L3-
5 L5
>L5
                                                       
Tổng số                                                    
Ghi chú: - Vẫn nhập số lớp, số HS lớp 1, lớp 2 nếu học Ngoại ngữ nhưng không tính vào tổng số.
- Thống kê đầy đủ số lớp, số học sinh học Ngoại ngữ của đơn vị (bao gồm cả số lớp, số học sinh học 4 tiết/tuần).
Người lập biểu Hiệu trưởng

Trường TH:……………. Mẫu M3.2 (A4 nằm ngang, Excel, TimesnewRoman 12)

Thống kê trường, lớp, học sinh học ngoại ngữ 4 tiết/tuần năm học 2020-2021

TS Số lớp học NN 4tiết/tuần Số HS học NN 4tiết/tuần


TS TSH
TS lớp
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 HS S học Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Trường lớp học
TT % L3- NN %
TH L3- NN
SL % SL % SL % SL % SL % >L L3-> SL % SL % SL % SL % SL %
>L5 L3-
5 L5
>L5
                                                       
                                                       
                                                       
Tổng số                                                    
Ghi chú: - Vẫn nhập số lớp, số HS lớp 1, lớp 2 nếu học Ngoại ngữ 4 tiết/tuần nhưng không tính vào tổng số.
Người lập biểu Hiệu trưởng

Trường Th: Mẫu M4 (A4 nằm ngang, Excel, TimesnewRoman 12)

29
Thống kê trường, lớp, học sinh học tin học năm học 2020-2021

TS Số lớp học tin học Số học sinh học tin học


TS TSH
TS lớp
Trườn lớp học Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 HS S học Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
L3- TH % L3- TH %
g TH >L L3->
>L5 L3-
5 L5
TT >L5 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
                                                       
                                                       
                                                       
                                                       
                                                       
Tổng số                                                    
Ghi chú: vẫn nhập số lớp, số HS lớp 1, lớp 2 nếu học Ttin học nhưng không tính vào tổng số.
Người lập biểu Hiệu trưởng

TRường Tiểu học:……………………………………………………….Mẫu M5 (A4 nằm ngang, Excel, TimesnewRoman 12)


Thống kê trường, lớp, học sinh học 2 buổi/ngày, bán trú
Năm học 2020-2021
Số lớp Tỷ lệ Số học sinh Học Tỷ lệ
Lớp TS
Trường TS lớp sinh HS
TT Trên Tỷ lệ bán học Trên Tỷ lệ
TH lớp 5b/tuần 2b/ngày bán 5b/tuần 2b/ngày bán bán
5b/tuần 2b/ngày trú sinh 5b/tuần 2b/ngày
trú trú trú
 
 
 
Tổng số
Người lập biểu Hiệu trưởng

30
Trường TH:…………………………… Mẫu M6 (A4 nằm ngang, Excel, TimesnewRoman 12)
Thống kê chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học
Năm học 2020-2021
( Tính đến ngày......tháng.....năm .......)
Đội ngũ giáo viên (tính cả GV hợp đồng)
Cán bộ QL
Trong đó GV hợp đồng
Tổng số GV Văn hoá GV Âm nhạc GV Mỹ thuật GV Ngoại ngữ GV Thể dục GV Tin học
Trườ

GV Mỹ thuật
GV văn hóa
GV Âm nhạc

GV Tin học
GV ngoại ngữ

GV thể dục
T
T ng TH
ĐHSP

ĐHSP

ĐHSP

ĐHSP

ĐHSP

ĐHSP

ĐHSP

ĐHSP
THSP

CĐSP

THSP

CĐSP

THSP

CĐSP

THSP

CĐSP

THSP

CĐSP

THSP

CĐSP

THSP

CĐSP

THSP

CĐSP
Th.sĩ

Th.sĩ

Th.sĩ

Th.sĩ
Th.sĩ

Th.sĩ

Th.sĩ

Th.sĩ
1
2

3
Cộng

Tổng số

Người lập biểu Hiệu trưởng


(Ghi chú: Tất cả các số liệu liên quan đến nhau phải chính xác, trùng khớp và phải thống nhất với bộ phận thống kê của phòng GD&ĐT)
..........................................................................................

31

You might also like