You are on page 1of 91

TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM

Tình huống 1: Một học sinh trong lớp bạn chủ nhiệm làm mất xe đạp đã không dám về nhà vì
lo sợ bố mẹ đánh mắng. Bạn biết học sinh đó đang ở nhà một người thân. Bạn sẽ xử lý như thế
nào?
Gợi ý:
- Đến nhà em học sinh đó để hỏi han tình hình và trấn an tinh thần của gia đình. Nhấn mạnh
những điểm tốt của học sinh đó để gia đình yên tâm về con mình và không nghĩ rằng em đánh
mất xe vì một lý do xấu.
Tình huống 2: Bạn vào lớp dạy tiết 3 ở lớp. Khoảng 10 phút thì một em học sinh đứng lên hốt
hoảng nói với bạn rằng em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra chơi vào đã không thấy
đâu. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
Gợi ý:
- Trấn an học sinh đó để em không quá hốt hoảng và lo lắng.
- Sau đó bạn tiếp tục bài giảng và dành thời gian giải quyết vấn đề:
+ Trước tiên bạn khuyên học sinh đó xem lại thật kỹ tiền còn ở trong túi em không và có phải
mất ở lớp thật không.
+ Nếu thật sự mất ở lớp, bạn cần giữ một thái độ điềm tĩnh, ôn tồn để nói chuyện với học sinh
trong lớp: bạn động viên tinh thần tự giác của các em, giải thích cho học sinh và mở ra nhiều
hướng cho em nào đã trót lấy của bạn có cơ hội trả lại mà không ai biết mình đã lấy.
+ Giáo viên có lời khuyên đối với học sinh làm mất tiền, với học sinh lấy tiền của bạn và học
sinh cả lớp.
Tình huống 3: Bạn được Ban giám hiệu phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 2A. Khi nhận
lớp bạn thấy các em rất trầm. Trong các giờ học học sinh không tích cực tham gia tìm hiểu bài.
Các em cũng không hăng hái tham gia vào các hoạt động của lớp. Bạn phải làm gì để khuấy
động phong trào của lớp?
Gợi ý:
- Tìm hiểu nguyên nhân mà lớp trầm và chưa tích cực tham gia hoạt động học tập và các hoạt
động khác.
- Đưa ra các biện pháp phù hợp:
+ Có các biện pháp để động viên khích lệ các em mỗi khi làm được một việc tốt
+ Cùng cả lớp tổ chức những trò chơi chung, những buổi học ngoại khóa
+ Động viên học sinh nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của lớp của trường
+ Tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp, cuối tuần có biểu dương khen thưởng kịp thời.
Tình huống 4: Bạn được Ban Giám hiệu giao cho bạn tổ chức một tiết hoạt động tập thể cho
toàn bộ học sinh khối 5, nhưng bạn chưa hiểu nên rất lúng túng không biết làm thế nào. Bạn sẽ
làm gì trong trường hợp đó?
Gợi ý:
- Tìm hiểu chủ đề của tiết HĐTT trong thời gian đó
- Xây dựng giáo án, tìm phương án tổ chức của tiết
- Xin ý kiến đóng góp của các giáo viên trong khối
- Duyệt giáo án với Ban giám hiệu trước khi thực hiện
- Khi thực hiện xong xin ý kiến đóng góp của tất cả giáo viên dự và ban giám hiệu.
Tình huống 5: Đang trong giờ học, Nam đứng dậy thưa:
- Thưa cô, bạn Hà lấy bút của em ạ!
- Thưa cô, em không lấy. Hà trả lời.
- Chính mắt em nhìn thấy ngòi bút của em nằm trong hộp bút của bạn ấy. Nam khẳng định.
Vậy bạn sẽ xử lý như thế nào?
Gợi ý: Giáo viên nhẹ nhàng hỏi Hoà có nhặt được bút của bạn mà chưa kịp trả lại không? Cô
tuyên dương các em nhặt được của rơi trả lại người mất và khen những em có tính tự giác.
Nếu học sinh không tự giác thì vào cuối buổi học, GV cho cả lớp ở lại và tiến hành kiểm tra
toàn lớp (để tránh trường hợp Hà không phải là thủ phạm như vậy sẽ không ảnh hưởng tới tâm
lí của học sinh). Lúc này khi đã tìm được học sinh lấy bút của bạn Nam thì GV cần nhắc nhở
học sinh đó một cách nhẹ nhàng, tình cảm mang tính giáo dục. Giáo viên có thể nói: Cô rất
buồn với hành động của em vì em đã không dũng cảm nhận lỗi để trả lại bút cho bạn. Từ nay
trở đi, em hãy hứa với cô và cả lớp lần sau em sẽ tuyệt đối không tái phạm nữa. Đây là một bài
học để cho cả lớp ta đáng ghi nhớ.
Tình huống 6: Trong khi chấm bài kiểm tra cuối kì I, bạn thấy có một trường hợp học sinh
mức học chỉ ở mức độ trung bình nhưng bài kiểm tra xuất sắc. Với trường hợp như vậy giờ trả
bài kiểm tra bạn xử lý như thế nào?
Gợi ý: Khen ngợi em đó có nhiều cố gắng trong học tập và mời em đó lên bảng trình bày lại
cho cả lớp nghe. Nếu bài làm tốt thì cần tuyên dương về sự có gắng của em đó, nếu không làm
được thì khuyên em cần cố gắng hơn nữa và nhắc nhở cả lớp cần có tính trung thực trong học
tập, nhất là trong kiểm tra.
Tình huống 7: Ở lớp bạn có phong trào thi đua: "Giữ vở sạch, viết chữ đẹp" đã được học sinh
nhiệt tình hưởng ứng. Một hôm, bạn sơ ý viết nhầm đầu bài tiết học lên bảng, em Hiền cặm
cụi, cẩn thận ghi đầu bài vào vở sạch sẽ. Lát sau, bạn phát hiện ra mình ghi nhầm nên xóa đi
viết lại. Em Hiền cảm thấy bực bội xé ngay trang vở vừa viết Bạn nhìn thấy, ở vào tình huống
này bạn xử lí như thế nào?
Gợi ý: Nhận sự sơ suất của mình trước các em, nhưng cũng đồng thời phân tích cho các em
hiểu những sai sót của em Hiền và nói cho các em hiểu rằng trong cuộc sống đôi khi mọi
người cũng mắc lỗi lầm. Khi nhận ra lỗi lầm thì phải biết sửa sai
Tình huống 8: Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh rất hay làm mất trật tự trong các giờ
học và điều đó làm ảnh hưởng đến giáo viên bộ môn và các bạn trong lớp. Bạn là giáo viên chủ
nhiệm thì bạn cần phải làm gì để giải quyết tình trạng đó?
Gợi ý:
Trước tiên bạn cần phải tìm hiểu rõ xem vì sao học sinh đó lại rất hay làm mất trật tự trong lớp
và môn học nào cũng thế hay chỉ là một sô môn học. Nếu lý do học sinh đưa ra là không hợp lý
thì bạn cần phải giải thích rõ cụ thể cho học sinh đó. Chẳng hạn như: không thích học môn học
đó. Hay là do thầy, cô bộ môn đó dạy không hay hoặc môn học đó khó hiểu, thì bạn cần phân
tích cho học sinh đó hiểu vai trò và tác dụng của môn học đó. Hoặc trao đổi với giáo viện bộ
môn đó để tìm ra phương pháp dạy khác phù hợp hơn,
Tình huống 9:
Bạn đang là chủ nhiệm của một lớp. Vào đầu học kỳ II, có một học sinh trong lớp xin được
chuyển lớp. Bạn cần phải làm gì trong tình huống này?
Gợi ý:
Đầu tiên không nên đồng ý cho học sinh đó chuyển lớp vội. Tìm hiểu xem lý do vì sao học
sinh đó lại có ý định chuyển lớp. Nếu lý do là do mối quan hệ của học sinh đó với các bạn
trong lớp là không được tốt, học sinh đó bị cô lập trong tập thể lớp, thì giáo viên cần phân tích
cho học sinh đó rõ nguyên nhân vì sao lại xảy ra mối quan hệ xâu thế. Và nguyên nhân dẫn đến
mối quan hệ xấu đó là do từ cá nhân học sinh đó hay là từ tập thể lớp để từ đó tìm cách cải
thiện mối quan hệ theo hướng tích cực, nâng cao tinh thần đoàn kết trong học tập cũng như
trong các mối quan hệ. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng cần họp với ban các sự lớp để
giúp các bạn khác trong lớp từ bỏ các thói quen xấu trong ứng xử. Từ đó, cái thiện phong trào
học tập và hoạt động của lớp.
Còn nếu lý do mà học sinh đó đưa ra là hợp lý, không phải vì lợi ích cá nhân hay vì các mối
quan hệ không được tốt thì giáo viên chủ nhiệm nên tạo điều kiện và giúp đỡ học sinh đó trong
việc chuyển lớp.
Tình huống 10:
Trong trường có một học sinh cá biệt, thường xuyên đánh bạn và lấy đồ của bạn. Ban giám
hiệu nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm cần đưa học sinh về gặp gia đình và trao đổi về
vấn đề này. Khi đưa học sinh về nhà, trước khi giáo viên giải thích xong thì phụ huynh của học
sinh đã đứng dậy đánh luôn con và nói vì đã "làm xấu mặt" gia đình. Với địa vị là một người
giáo viên chủ nhiệm của học sinh đó, thì trong trường hợp này bạn sẽ xử lý tình huống này như
thế nào?
Gợi ý:
Việc đầu tiên bạn phải làm là can thiệp vào không cho phụ huynh của học sinh tiếp tục đánh
học sinh nữa, trong khi đó bạn cũng đồng thời dùng những lời lẽ thích hợp để giải thích cho
phụ huynh của em biết rằng trong việc giáo dục con cái bằng bạo lực không bao giờ mang lại
kết quả tốt đẹp thậm chí nó còn phản tác dụng khiến cho mối quan hệ trong gia đình trở nên
xấu đi và điểu đó là không ai trong gia đình mong muốn.
Sau khi bạn đã can thiệp vào và vị phụ huynh học sinh có vẻ bình tĩnh hơn, bạn sẽ quay lại câu
chuyện của mình một cách nhẹ nhàng, niềm nở và vui vẻ. Bên cạnh đó bạn cần làm cho phụ
huynh học sinh hiểu rằng nhà trường luôn luôn coi trọng vai trò của gia đình trong việc giáo
dục học sinh đặc biệt là khi các em mắc sai lầm. Dù cho đó là học sinh thế nào thì không bao
giờ được giáo dục các em bằng bạo lực hay dung những lời lẽ nặng nề, xúc phạm thậm chí làm
ảnh hưởng đến danh dự của học sinh. Ở độ tuổi của các em, các em còn nhỏ, các em cần được
tôn trọng. Chính vì vậy, việc dùng cách giáo dục bằng bạo lực hay dùng lời lẽ không hay chỉ
làm ảnh hưởng đến các em thậm chí nó còn có hậu quả tồi tệ hơn. Cuối cùng thì bạn cần yêu
cầu gia đình phối hợp với nhà trường để có hướng giáo dục tốt nhất cho em.
Tình huống 11: Trong giờ trả bài kiểm tra cuối kì, có một học sinh thắc mắc với thầy (cô) về
kết quả bài kiểm tra: Bài của em làm giống hệt bài của bạn, sao bạn ấy lại được điểm 8 mà em
chỉ được có 5?. Nếu là bạn thì bạn sẽ hành xử như nào?
Gợi ý:
Nhẹ nhàng và nói: "Em đã nhìn kĩ chưa! Mang bài của em và bạn lên đây cho cô (thầy) kiểm
tra . Sau khi kiểm tra xong, nếu bạn sai thì đơn giản là bạn hãy nói lời xin lỗi với cả lớp đặc
biệt là em học sinh bị bạn chấm nhầm. Sau đó, bạn sẽ chấm lại bài kiểm tra. Nhưng là do em
đó không để ý mà em đó sai thì bạn hãy giải thích cho em hiểu lỗi sai của mình. Bạn có nhắc
nhở em đó để lần sau em đó cẩn thận hơn.
Tình huống 12: Khi bạn mới nhận lớp mình chủ nhiệm, có một học sinh trong lớp đề nghị bạn
hát nhưng bạn không có năng khiếu hát . Mặc dù bạn đã có nói với học sinh là có thể kể
chuyện nhưng em học sinh đó vẫn đề nghị bạn hát cho bằng được . Bạn sẽ xử lý thế nào trong
tình huống này?
Gợi ý:
Nếu là gặp phải trường hợp trên , bạn sẽ tươi cười vui vẻ với học sinh và nói với cả lớp rằng:
"Cô (thầy) hát không hay đâu các em đừng cười cô (thầy) nhé . Các em có thể hát cùng cô
được không ?” . Bạn sẽ bắt nhịp và hát cùng với cả lớp.
Tình huống 13: Bạn là giáo viên chủ nhiệm đến thăm nhà một em học sinh nghỉ học mấy hôm
nay. Đến cổng thì nghe phụ huynh học sinh nói vọng to ra: "Thầy ( cô) nào dạy mày mà mày
dốt thế?". Bạn xử lý tình huống này như thế nào?
Gợi ý:
Vẫn vào nhà thăm em học sinh ñó bình thường. Vì đó là một câu cửa miệng chứ không có ý đồ
gì. Và đó có thể là do thói quen hoặc văn hóa của vị phụ huynh. Là giáo viên thì phải làm sao
mà không thẹn với lòng mình là được. đừng để cái tôi của mình lớn quá.
Tình huống 14: Có một lần vì có việc đột xuất nên bạn đã đến muộn 5 phút. Khi bước đến cửa
lớp bạn nghe rõ tiếng học sinh trong lớp reo hò vì tưởng cô giáo không đến dạy. Tình huống
này bạn xử lí như thế nào ?
Gợi ý:
Bạn vào lớp, xin lỗi các em về việc mình đã đến muộn. đồng thời cũng nhẹ nhàng nhắc nhở
học sinh về thái độ vừa rồi của các em và nhanh chóng bắt đầu bài giảng.
Tình huống 15:
Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh ở lại lớp. Đầu năm, tập trung học sinh không thấy
học sinh đó đi học. Bạn đến gặp phụ huynh của em ấy nhằm trao đổi về tình hình học tập của
em và muốn phối hợp với gia đình để giúp đỡ em học tốt hơn thì bố của em lại xin cho con thôi
học. Lý do: vì em không được khôn như các bạn cùng lớp, học rất kém, học trước quên sau,
thích gì làm nấy.
Trước tình huống này, bạn phải làm gì để giúp đỡ cho học sinh?
Gợi ý:
Trước hết tôi động viên gia đình tạo ñiều kiện cho em đến lớp; tìm hiểu xem nguyên nhân có
phải em thuộc đối tượng trẻ khuyết tật về trí tuệ,....
Sau đó giải thích cho phụ huynh rõ: trẻ em có quyền được học tập và vui chơi. Mặc dù em
không được khôn như các bạn cùng lớp. Nhưng nghỉ học lúc này sẽ làm mất đi cơ hội được
đào tạo, trang bị mọi kiến thức để em ấy bước vào đời, và chắc chắn em ấy cũng sẽ không có
cơ hội về sau này có được việc làm tốt, tương lai không thể rộng mở.
Ở nhà trong độ tuổi này không làm được việc gì ngược lại có thể làm cho học sinh buồn chán,
thậm chí chơi bời, lêu lổng. Động viên gia đình cho em cố gắng học hết bậc tiểu học rồi học
hết bậc Trung học cơ sở. Sau đó sẽ đi học một nghề nào đó để em ấy có thể tự kiếm sống, tự
lập, giúp ñỡ mẹ và các em.
Nếu em thuộc đối tượng học sinh khuyết tật (thiểu năng trí tuệ,…) qua việc xác nhận từ gia
đình, y tế, địa phương,.. thì cần lập kế hoạch và hồ sơ cá nhân của em để phối hợp cùng gia
đình giáo dục, theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của em..
Tình huống 16:
Một đồng nghiệp có việc bận đột xuất đã điện thoại nhờ bạn dạy thay giúp một buổi, bạn đã
vui vẻ nhận lời và hoàn thành buổi dạy một cách hoàn mỹ. Nhưng sau đó, hiệu trưởng biết
được và đã gọi bạn và đồng nghiệp lên kiểm điểm, khiển trách một cách nghiêm khắc, yêu cầu
không được tái phạm. Đồng nghiệp của bạn rất ấm ức, cho rằng hiệu trưởng quá nguyên tắc và
máy móc, thời đại này cần quản lý "thoáng" một chút thì người dưới quyền sẽ thoải mái và tự
giác làm việc có hiệu quả hơn. Còn bạn? Bạn có phản ứng như thế nào?
Gợi ý:
- "Kỷ luật là tự giác", người tuân thủ kỷ luật là người tự giác và thoải mái nhất. Hiệu trưởng đã
thực thi hoàn toàn đúng chức năng quản lý của mình, nếu không, cả trường sẽ ngày càng không
còn tuân thủ theo một kỷ luật, nguyên tắc nào nữa. Giá như, người đồng nghiệp đã báo cáo
hiệu trưởng xin phép và trình bày rõ việc dàn xếp lớp thì mọi việc thật tốt đẹp.
- Người đồng nghiệp có thái độ phản ứng như vậy là chủ quan, không đúng, vì rằng dù không
bỏ lớp, vẫn có thể coi là đã hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng vi phạm nguyên tắc trong
thực hiện nhiệm vụ. Bản thân người dạy thay không nên có phản ứng gì ngoài việc nhận
khuyết điểm (cùng vi phạm nguyên tắc) và hứa khắc phục, đồng thời sẽ có lời khuyên nhủ
đồng nghiệp.
Tình huống 17:
Hai học sinh đánh nhau, phụ huynh của một trong hai em học sinh đó đến lớp và gọi em học
sinh kia ra, đe doạ đánh em học sinh này. Cả lớp xúm quanh lại, ồn ào và mất trật tự. Nếu bạn
có mặt trong trường hợp đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Gợi ý:
Hỏi lý do về việc phụ huynh đó cần gặp học sinh.
Mời phụ huynh về văn phòng để giải quyết.
Cùng GVCN, Ban phụ trách công tác đội gặp 2 học sinh trong cuộc để tìm hiểu sự việc và có
hướng giải quyết thích hợp.
Tình huống 18:
Sáng nay khi vào lớp, cô giáo đã phát hiện một học sinh của lớp có vẻ mặt mệt mỏi, uể oải,
biết rằng em có biểu hiện bất thường về tâm sinh lý. Tuy nhiên, được báo sáng nay có thanh tra
đến thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo nên cô giáo tập trung chuẩn bị; thực hiện tiết dạy
cho thanh tra dự giờ; nộp hồ sơ sổ sách cho thanh tra kiểm tra; tổ chức cho thanh tra khảo sát
chất lượng học sinh rồi nghe thanh tra nhận xét, đánh giá, góp ý về chuyên môn… Đến khi
xong việc thì em học sinh kia bị ngất xỉu phải đưa đi viện cấp cứu.
Theo bạn, cô giáo có lỗi trong việc này hay không? Nếu là bạn, bạn có cách xử lý nào khác?
Gợi ý:
Thanh tra là việc quan trọng nhưng không thể quan trọng hơn sức khỏe và tính mạng của học
sinh. Vì vậy, cô giáo đã có lỗi trong việc để tình trạng sức khỏe của học sinh trầm trọng hơn.
Nên thông báo với đoàn thanh tra tình hình đột xuất của lớp để xử lý đối với em học sinh đang
bị bệnh (như thông báo gia đình, đưa em đi viện…) rồi hãy thực hiện bổn phận và trách nhiệm
chuyên môn của mình.
Tình huống 19:
Giáo viên chủ nhiệm phát sổ liên lạc cho học sinh, yêu cầu các em mang về nhà cho cha mẹ
xem và ký tên. Khi thu lại sổ liên lạc, giáo viên phát hiện trong sổ liên lạc của học sinh không
đúng là chữ ký cha mẹ em, mà có sự giả mạo chữ ký. Là bạn, bạn sẽ làm gì?
Gợi ý:
Gặp riêng học sinh, yêu cầu học sinh đó giải thích hành vi trên. Phân tích đúng sai của hành vi.
Mời phụ huynh đến cùng học sinh để trao đổi về việc làm trên và có biện pháp giáo dục.
Tình huống 20:
Thầy giáo A là GVCN của lớp. Trong lớp có một học sinh vốn hiếu động, ham chơi, ít học, học
sinh này không làm bài tập ở nhà lại còn gây mất trật tự. Sau vài lần nhắc nhở nhưng không có
hiệu quả, thầy A quyết định đuổi học sinh này ra khỏi lớp và làm vệ sinh sân trường trong 3
ngày.
Bạn có nhận xét gì về cách giải quyết của thầy A? Nếu là bạn, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Gợi ý:
- Cách giải quyết của thầy A phạm 2 sai lầm cơ bản:
+ Thể hiện sự bất lực của thầy trong phương pháp giáo dục học sinh (xử phạt là biện pháp cuối
cùng khi các hình thức giáo dục khác không có hiệu quả).
+ Làm cho học sinh hiểu sai về ý nghĩa tốt đẹp của vấn đề lao động (là nghĩa vụ, là vinh
quang).
- Nhắc nhở, phê bình học sinh này trước lớp.
- Nếu là giờ bài tập: chọn 1 bài tập vừa sức để cho học sinh đó lên bảng giải.
- Nếu là giờ lý thuyết thì nêu câu hỏi để buộc học sinh này cùng tham gia vào bài giảng.
- Trực tiếp tìm hiểu hoàn cảnh, cùng gia đình, các học sinh khác giúp đỡ học sinh này tiến bộ.
- Nếu học sinh đó có tiến bộ thì nên biểu dương trước lớp
Tình huống 21:
Trong lớp có hai trường hợp học sinh như sau:
- Học sinh A thuộc gia đình khá giả, nhà gần trường lại được bố mẹ thường xuyên đưa đón đến
trường nên luôn luôn đi học đúng giờ và được cô giáo thường xuyên biểu dương.
- Học sinh B thuộc gia đình nghèo, nhà lại xa trường, một mình em phải băng qua một cánh
đồng rộng và một chiếc cầu bắc qua một con sông; cho dù em đã dậy và đi học từ rất sớm
nhưng vẫn có lúc trể giờ vào học. Mỗi lần như vậy thường bị cô giáo chê trách và bảo: "Em
cần cố gắng”. Qua nhiều lần như thế, em B đã mạnh dạn thưa với cô giáo: "Thưa cô! Em đã cố
gắng hết sức rồi ạ!".
Theo bạn, bạn nên nói gì với em B và bạn có nhận xét gì về việc đánh giá, nhận xét của cô giáo
về hai học sinh nêu trên?
Gợi ý:
- An ủi, cảm thông với học sinh B.
- Việc nhận xét, đánh giá của cô giáo đối với hai học sinh như nêu trên chỉ mới đúng ở biểu
hiện cuối cùng của mỗi em mà không có tác động giáo dục, khuyến khích sự tiến bộ cụ thể đối
với từng em: một bên không cần cố gắng gì cả đã “tốt”; một bên đã cố gắng hết sức mình mà
vẫn không thể “tốt” hơn được. Tình huống, có lẽ, muốn nhắc nhở người giáo viên cần đổi mới
sâu sắc cách đánh giá học sinh trong giai đoạn hiện nay: tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh, tình hình
của học sinh; cảm thông và chia sẽ những khó khăn và đánh giá theo mỗi tiến bộ nhỏ trong
điều kiện và khả năng hiện tại của mỗi em.
Tình huống 22:
Một buổi sáng đến trường, giờ ra chơi giáo viên về văn phòng uống nước. Trở lại lớp, giáo
viên đã phát hiện tiền để trong cặp của mình không còn nữa. Là bạn, bạn sẽ ứng xử thế nào?
Gợi ý:
- Bình tĩnh, không bộc lộ sự giận dữ, lo lắng.
- Tiến hành giảng dạy bình thường hết tiết học.
- Sau giờ học, giáo viên kể một mẫu chuyện nhỏ về tính trung thực, thật thà cho cả lớp nghe.
Sau đó thông báo sự việc, kêu gọi tính tự giác của học sinh, có thể gặp riêng cô giáo để trả lại
tiền.Giáo viên hứa sẽ giữ kín chuyện và vẫn đối xử bình thường với học sinh đó.
- Nếu không có kết quả thì phải báo cho Ban Giám hiệu, Ban phụ trách Đội cùng ban cán sự
lớp âm thầm theo dõi để có hướng giúp đỡ.
Tình huống 23:
Một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (gia đình bố mẹ ly hôn) bị phát hiện là thủ phạm của một
vụ trộm tiền nhà hàng xóm. Khi được thông báo về hiện tượng đó, nhà trường đưa học sinh này
ra Hội đồng kỷ luật .Nếu là giáo viên chủ nhiệm của em học sinh đó, bạn sẽ làm gì? Tại sao
làm như vậy?
Gợi ý:
- GVCN trình bày hoàn cảnh của học sinh đó với nhà trường, đề nghị hoãn việc kỷ luật.
- Tiếp tục tìm hiểu, theo dõi, giúp đỡ, tạo điều kiện cho học sinh sửa chữa khuyết điểm.
- Thể hiện lòng bao dung, độ lượng, coi trọng việc giáo dục là chính.
Tình huống 24:
Khi đến một gia đình học sinh với mục đích phối hợp giáo dục em A, một học sinh học kém và
thiếu ý thức kỷ luật, nhưng gia đình em lại nói: "Nếu thầy cô không dạy được nó thì để tôi cho
nó chuyển trường hoặc cho nó nghỉ học luôn cũng được". Bạn phải xử lý thế nào?
Gợi ý:
Giải thích cho phụ huynh hiểu vai trò của họ trong việc phối hợp cùng với nhà trường để tạo
điều kiện giúp học sinh tiến bộ, bạn sẽ trao đổi thẳng thắn về nguyên nhân những khuyết điểm
của em và đề xuất giải pháp. Trong khi trao đổi, bạn nên chỉ rõ đâu là nguyên nhân khách quan
thuộc về trách nhiệm của gia đình và nhà trường, đâu là nguyên nhân chủ quan thuộc về cá tính
và đạo đức của học sinh. Bạn cũng nên thẳng thắn nhận khuyết điểm nếu như chưa thực sự làm
tròn trách nhiệm của mình, có như thế mới khiến gia đình tin tưởng. Chắc chắn bằng thái độ
đúng mực, tinh thần trách nhiệm cao và tình thương yêu học trò, bạn sẽ thuyết phục được gia
đình trong việc phối hợp cùng nhà trường dạy dỗ học sinh nên người
Tình huống 25:
Giả sử trong giờ lên lớp của một tiết dạy, học sinh hỏi bạn một vấn đề liên quan đến bài giảng
mà nhìn qua bạn chưa có câu trả lời thích hợp. Bạn xử lý tình huống đó như thế nào?
Gợi ý:
- Khen học sinh đó có những phát hiện lí thú và nêu vấn đề ra trước lớp để học sinh thảo luận,
suy nghĩ.
- Trong lúc đó giáo viên tranh thủ tìm hướng giải quyết.
- Sau một thời gian ngắn, nếu chưa có câu trả lời đúng thì xem vấn đề đó là bài tập về nhà để
học sinh nghiên cứu vì thời lượng không cho phép. Tuyệt đối không trả lời qua loa.
- Giáo viên tìm câu trả lời và giải đáp cho học sinh trong giờ học sau.

I. CÁC TÌNH HUỐNG CÓ SỰ PHÂN TÍCH CÁCH GIẢI QUYẾT


1. Dạy thay đồng nghiệp bị ốm
Một lần do đồng nghiệp của bạn bị ốm phải nghỉ dạy, bạn được phân công dạy thay. Sau khi
kết thúc bài giảng, bạn hỏi các em: “Thầy dạy thế các em có hiểu bài không?”. Các em trả
lời: “Thầy dạy hay lắm ạ. Cô A. dạy chúng em chẳng hiểu gì cả. Hay là thầy dạy luôn lớp em
đi ạ”. Vào tình huống này bạn chọn cách xử lý nào trong 3 cách sau:
A. Mỉm cười, im lặng không nói gì.
B. Phê bình các em, tỏ thái độ không thích khi các em nói “xấu” cô giáo A.
C. Giải thích cho các em hiểu mỗi người có một phương pháp dạy riêng, không nên phê phán
cô A. dạy không hay.
Đây là một tình huống rất thường gặp và quả là khó xử đối với giáo viên. Vào một lớp lạ dạy
thay một đồng nghiệp của mình, đa số các thầy cô đều rất ngại vì có thể phương pháp của mình
không giống với thầy cô đang dạy các em khiến các em không quen nên khó tiếp thu bài. Khi
kết thúc bài giảng, các thầy (cô) thường hỏi: "Thầy (cô) dạy thế nào, các em có hiểu bài
không?". Nhưng đến khi nhận được câu trả lời thì chính thầy cô lại bị rơi vào tình huống khó
xử.
Câu trả lời rất hồn nhiên của học sinh: "Thầy dạy hay lắm ạ" có thể chỉ là một lời "xã giao" với
thầy giáo mới, nhưng cũng có thể là một lời nói thật. Với câu nói "vô hại" này bạn có thể mỉm
cười và cám ơn các em đã nhận xét tốt về cách dạy của thầy. Nghề thầy giáo còn gì hạnh phúc
hơn khi nghe học sinh của mình nói như vậy.
Nếu chỉ dừng lại ở đó thì thật tuyệt vời và chẳng có gì đáng bàn. Nhưng khi học sinh có sự so
sánh và ngỏ ý chê bai cô giáo của mình dạy không hay: "Cô A. dạy chúng em chẳng hiểu gì cả"
thì vấn đề lại không còn đơn giản nữa. Người ta vẫn nói "Bụt chùa nhà không thiêng" là vì thế.
Chưa chắc bạn đã dạy hay hơn cô giáo A như các em nói, mà có thể vì các em đã quen với cô
nên cảm thấy cách dạy của cô không còn thú vị. Còn bạn, mới tiếp xúc gặp gỡ các em, nên vì
mới lạ nên các em thấy bạn dạy hay hơn cô A. Điều đó có thể lắm chứ!
Nhưng dù đó là một lời khen thật lòng và nhận xét đúng đi nữa bạn cũng không nên mỉm cười
mà không nói gì. Vì như vậy rất dễ khiến các em hiểu rằng bạn đồng tình với phê phán đó của
các em thì thật là tệ hại, và mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn và người đồng nghiệp đó rất có thể sẽ
bị ảnh hưởng.
Bạn cũng không nên phê bình các em. Rõ ràng bạn đã hỏi để biết được nhận xét của các em về
bài giảng của bạn và các em cũng đã trả lời theo đúng những gì chúng nghĩ. Các em hoàn toàn
có quyền được phát biểu những ý kiến chính đáng của mình một cách bình đẳng, dân chủ. Bạn
cũng cần phải hiểu rằng đã đến lúc phải thay đổi quan điểm cho rằng chỉ có thầy cô mới có
quyền nhận xét, phê bình học sinh, còn các em chỉ biết răm rắp nghe theo chứ không được
phép đưa ra ý kiến của mình. Lối tư duy đó sẽ tạo cho học sinh tâm lý ỉ lại, thiếu chủ động và
bạn cũng sẽ không bao giờ biết được hiệu quả thực sự cách dạy của mình.
Vậy chọn cách xử lý 3 là tối ưu. Trước hết, bạn nên mỉm cười cám ơn các em đã chú ý lắng
nghe bài giảng và dành tình cảm cho thầy. Điều đó làm thầy rất hài lòng. Sau đó bạn nhẹ nhàng
giải thích cho các em hiểu mỗi thầy cô giáo đều có một phương pháp dạy riêng nhưng đều có
chung một mục đích là giúp các em hiểu bài, nắm vững được kiến thức. Chính vì vậy các em
không nên so sánh để rồi khen người này, chê bai người kia. Bạn có thể nói: "Các em ạ, các em
rất may mắn là đã được học cô A, đó là một cô giáo có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn
cao, đã đào tạo được nhiều học sinh giỏi, được học sinh nhiều thế hệ yêu quý, ngợi ca. Có thể
là các em chưa quen với phương pháp dạy học của cô nên các em cảm thấy khó khăn trong
việc tiếp thu bài giảng. Cách tốt nhất là các em nên trao đổi thẳng thắn với cô để cô trò có thể
hiểu nhau. Thầy tin rằng, với một giáo viên luôn có tinh thần trách nhiệm cao như cô A, cô sẽ
sẵn sàng điều chỉnh phương pháp dạy để các em dễ hiểu hơn. Và theo thầy các em nên chăm
chú nghe cô giảng và có thể điều chỉnh cách học của mình để làm sao đạt được kết quả cao
nhất".
Với những lời lẽ thấu tình, đạt lý ấy, chắc chắn bạn sẽ được các em yêu quý, tôn trọng không
chỉ vì bạn dạy hay mà chủ yếu là vì sự tôn trọng học sinh và đồng nghiệp của bạn.
2. Phụ huynh xin cho con thôi học
Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh học rất kém, lại thường xuyên đi học muộn,
trong giờ học lại thường ngủ gật, không chú ý nghe giảng. Khi bạn đến gặp phụ huynh của em
ấy nhằm trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình để giúp đỡ em
học tốt thì mẹ của em lại xin cho con thôi học. Lý do là vì bố em mất sớm, em lại có em nhỏ,
mẹ em muốn xin cho em thôi học, ở nhà trông em để mẹ đi bán hàng kiếm tiền nuôi các con.
Trước tình huống này, bạn phải làm gì để giúp đỡ cho học sinh?
A. Đành đồng ý với mẹ của học sinh vì em ấy cần ở nhà giúp mẹ, mà có đi học thì em ấy cũng
không thể học tốt được.
B. Khăng khăng không đồng ý vì lý do nhà nước đã có luật phổ cập giáo dục đến hết cấp II.
C. Trao đổi thêm với phụ huynh học sinh, động viên gia đình tạo điều kiện cho em học tiếp.
Phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua
khó khăn.
Do nhà nước đã quy định phổ cập trung học cơ sở nên bạn không thể đồng ý cho học sinh nghỉ
học vì còn chưa học hết cấp II, cho dù sức học của em ấy yếu kém. Mặt khác, nghỉ học lúc này
sẽ làm mất đi cơ hội được đào tạo, trang bị mọi kiến thức để em ấy bước vào đời, và chắc chắn
em ấy cũng sẽ không có cơ hội để sau này có được việc làm tốt, tương lai không thể rộng mở.
Việc ở nhà trong độ tuổi này cũng sẽ có thể làm cho học sinh buồn chán, thậm chí chơi bời, lêu
lổng. Bạn hãy động viên gia đình cho em học hết phổ thông cơ sở, sau đó sẽ đi học một nghề
nào đó để em ấy có thể tự kiếm sống, tự lập, giúp đỡ mẹ và các em.
Nếu mẹ của học sinh tỏ ý lo lắng rằng con mình kém cỏi, có đi học cũng chẳng theo được,
chẳng có lợi ích gì, thì bạn cần phải khéo léo, tế nhị nói rằng em ấy học chưa tốt không phải vì
em ấy kém mà chỉ vì em ấy chưa có thời gian và chưa thực sự tập trung vào việc học. Như vậy,
gia đình học sinh vừa tin tưởng con mình, vừa không phải xấu hổ vì kết quả học tập của con.
Bạn hãy yêu cầu gia đình tạo điều kiện cho cháu tập trung học và bạn cũng hứa sẽ quan tâm,
khích lệ để cháu học tốt hơn. Bạn có thể phân công những em học sinh khác kèm cặp, giúp đỡ
học sinh đó.
Nếu gia đình học sinh muốn cháu ở nhà giúp việc nhà vì hoàn cảnh khó khăn như vậy thì bạn
có khăng khăng không đồng ý vì lý do nhà nước đã có luật phổ cập giáo dục đến hết cấp II thì
cũng không ích gì. Trong trường hợp này, bạn nên nhẹ nhàng động viên gia đình cho cháu đi
học tiếp vì chính tương lai của cháu. Bạn có thể cắt cử học sinh ngoài giờ học thay phiên nhau
đến giúp đỡ việc nhà cho em ấy có thời gian đi học. Bạn nên phối hợp với hội phụ huynh của
lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn này. Bạn cũng có thể
động viên gia đình cho các em nhỏ của học sinh đi gửi nhà trẻ để mẹ em có thể yên tâm đi làm
mà em học sinh ấy vẫn được tiếp tục đi học.
3. Nếu thầy cô không dạy được nó…
Khi đến một gia đình học sinh với mục đích phối hợp giáo dục em A, một học sinh học kém và
thiếu ý thức kỷ luật, nhưng gia đình em lại nói: “Nếu thầy cô không dạy được nó thì để tôi cho
nó chuyển trường hoặc cho nó nghỉ học luôn cũng được”. Bạn phải xử lý thế nào?
A. Đặt vấn đề cho con đi học hay không là tùy thuộc vào gia đình.
B. Yêu cầu gia đình tiếp tục cho em đi học vì chưa đến tuổi lao động, nghỉ học thì dễ sinh hư
hỏng.
C. Trao đổi với gia đình và tìm hiểu nguyên nhân, về phía nhà trường, giáo viên chủ nhiệm sẽ
nhận cố gắng và quan tâm giúp đỡ em học tập tiến bộ hơn. Đề nghị với gia đình tạo điều kiện
và động viên em chăm chỉ học hành.
Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh là một yêu cầu hết sức
quan trọng. Trong trường hợp này học sinh A vừa học kém lại thiếu ý thức kỷ luật, có thể một
số biện pháp của bạn ở trường đã không có hiệu quả, bạn tìm đến sự giúp đỡ của phụ huynh là
việc làm cần thiết.
Nhưng vấn đề là ở chỗ, không phải bất kỳ phụ huynh học sinh nào cũng hiểu được vai trò của
mình trong việc phối hợp cùng nhà trường để giáo dục con cái. Nhiều người thường có quan
niệm rằng, đã gửi con em họ đến trường, phải đóng tiền là nhà trường và các thầy cô giáo phải
có trách nhiệm hoàn toàn trong việc dạy dỗ chúng mà không cần mình phải quan tâm nữa. Đó
là một cách nghĩ hết sức sai lầm. Trong tình huống này bạn phải đối mặt với cách suy nghĩ đó.
Vậy bạn có thể bỏ qua? Bạn là một giáo viên có trách nhiệm, lo lắng cho tương lai của học sinh
nên đã tìm đến tận nhà để nói chuyện với gia đình tìm cách giúp đỡ em. Nhưng sự nhiệt tình,
tinh thần trách nhiệm của bạn đã bị "dội một gáo nước lạnh" khi gặp câu nói có vẻ phó mặc từ
phía gia đình. Bạn sẽ tự ái, cảm thấy bị xúc phạm? Điều đó hoàn toàn có thể hiểu được. Nhưng
bạn không thể vì tự ái mà "đầu hàng" dễ dàng như thế. Bạn chỉ đến để "thông báo" về khuyết
điểm của em học sinh và sau đó để gia đình tự "tìm cách lo liệu", cho nghỉ hay đi học tiếp tùy
gia đình quyết định, thì sự có mặt của bạn liệu có ý nghĩa gì?
Trước thái độ phản ứng của phụ huynh, là một giáo viên có trách nhiệm, thương yêu học sinh
và ý thức được hậu quả của việc nghỉ học sớm nên bạn thẳng thắn đề nghị gia đình phải tiếp
tục cho con đi học. Đó là việc nên làm. Nhưng bạn sẽ "ăn nói" ra sao nếu vị phụ huynh đó phản
ứng lại: "Việc cho đi học nữa hay không là quyền của gia đình tôi, không cần nhà trường can
thiệp". Đó là điều hiển nhiên không cần bàn cãi. Trước thái độ có vẻ "bất cần" ấy rất dễ đẩy
bạn vào tình thế không còn gì để nói. Và chắc chắn lúc này bạn sẽ không còn hứng thú gì để
tiếp tục thể hiện trách nhiệm của mình nữa vì nó không được gia đình đón nhận.
5. Giáo viên chủ nhiệm đưa học sinh phạm lỗi về nhà
Có một học sinh vi phạm nghiêm trọng nội quy của nhà trường. Ban giám hiệu yêu cầu giáo
viên chủ nhiệm phải đưa em đó về tận nhà để nói chuyện với bố mẹ. Nhưng khi chưa kịp để
giáo viên trình bày xong, bố của em học sinh đó đã đứng dậy tát em học sinh tới tấp vì đã làm
"xấu mặt" gia đình. Vào địa vị của người giáo viên chủ nhiệm này, bạn xử lý sao đây?
Cách 3: Bạn can thiệp không cho người bố tiếp tục đánh học sinh đó. Đồng thời bạn dùng
những lời lẽ giải thích cho vị phụ huynh hiểu đó không phải là cách giáo dục hay và yêu cầu
gia đình cùng phối hợp với nhà trường để giáo dục em.
Việc phải dẫn học sinh phạm lỗi về tận nhà để trình bày với gia đình là "vạn bất đắc dĩ", vì giáo
viên sẽ phải chuẩn bị "đương đầu" với những phản ứng từ phía gia đình. Nhưng thiết lập mối
quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh là một nhiệm vụ vô cùng
quan trọng. Là một giáo viên chủ nhiệm, bạn thay mặt cho nhà trường để thực hiện sự phối hợp
đó.
Đứng trước tình huống khó xử này bạn nên thật bình tĩnh và khéo léo. Hãy cố gắng kiềm chế
sự tự ái để nhanh chóng tìm ra phương án xử lý. Trước hết bạn cần tìm cách chấm dứt ngay
hành động đánh con của vị phụ huynh đó và phân tích để phụ huynh nhận ra rằng trong việc
giáo dục học sinh bạo lực không bao giờ đem lại kết quả tốt đẹp mà đôi khi còn phản tác dụng.
Sau khi vị phụ huynh đó có vẻ bình tĩnh trở lại, bạn bắt đầu câu chuyện của mình một cách nhẹ
nhàng, cởi mở. Bạn phải giải thích cho phụ huynh hiểu nhà trường luôn coi trọng vai trò của
gia đình trong việc phối hợp để giáo dục học sinh, nhất là khi chúng phạm lỗi. Dù đó có thể là
một học sinh nghịch ngợm, hay vi phạm nội quy của trường, lớp nhưng không bao giờ mong
muốn gia đình lại giáo dục em bằng những hình thức tiêu cực, phản khoa học như đánh đập,
chửi mắng thậm tệ, xúc phạm đến lòng tự trọng của các em. Ở độ tuổi học sinh trung học các
em đã có ý thức về cái tôi cá nhân, cần được người lớn tôn trọng. Chính vì vậy, chỉ có sự nhẹ
nhàng, ân cần nhưng tuyệt đối nghiệm khắc mới có tác dụng khi chúng có lỗi. Bạo lực hay sự
xúc phạm quá đáng chỉ khiến chúng dễ nảy sinh tâm lý chống đối và trở nên ương ngạnh hơn
mà thôi.
6. Học sinh bị kỷ luật, phụ huynh nhờ giáo viên chủ nhiệm can thiệp
Một học sinh sắp bị đưa ra xét ở Hội đồng kỷ luật. Phụ huynh là người có chức vị chủ chốt ở
địa phương đến đề nghị bạn với tư cách là giáo viên chủ nhiệm xin với Hội đồng kỷ luật chiếu
cố và "cho qua". Nếu là giáo viên chủ nhiệm, bạn ứng xử thế nào với vị phụ huynh đó?
Cách 1: Giáo viên chủ nhiệm đế nghị với phụ huynh đó lên thẳng hiệu trưởng để trình bày ý
kiến.
Cách 2: Nhận là sẽ trình bày đề nghị của gia đình trước cuộc họp Hội đồng kỷ luật.
Cách 3: Tóm tắt lại khuyết điểm trầm trọng mà học sinh vi phạm. Đề nghị gia đình cùng thống
nhất với giáo viên chủ nhiệm đánh giá mức độ vi phạm và biện pháp kỷ luật cần thiết, coi đó là
biện pháp giáo dục để em học sinh có dịp "tỉnh ngộ" rút kinh nghiệm và sửa chữa khuyết điểm.
Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh là vô cùng quan trọng trong việc
giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt nhà trường thực hiện mối liên kết
giữa giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình để đảm bảo được tính thống nhất, toàn vẹn của
quá trình giáo dục.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh nhiều khi lại là một vấn
đề hết sức nhạy cảm, đặt giáo viên vào những tình thế khó xử mà không phải bất cứ giáo viên
nào cũng tìm được cách xử lý đúng đắn.
Trong trường hợp này, phụ huynh học sinh bị kỷ luật là một vị chức sắc ở địa phương (và chắc
chắn rất có ảnh hưởng trong Hội phụ huynh của lớp bạn), đã đến nhờ bạn giúp để "giảm tội"
cho con họ. Đây là một hiện tượng không hiếm. Bởi đã là một người có địa vị, lại là gia đình
danh giá, chắc chắn họ không muốn con họ lại bị kỷ luật, "tiếng dữ" đồn xa ảnh hưởng đến uy
thế chính trị của gia đình. Bạn thực sự lúng túng không biết nên nhận lời hay kiên quyết từ
chối?
Và không ít giáo viên đã chọn xử lý theo phương án 1 và 2. Bởi bạn sẽ gặp khó khăn khi phải
từ chối thẳng thừng đề nghị của vị phụ huynh có địa vị ấy, nhất là khi việc này "nằm trong tầm
tay" của bạn. Khi chọn cách xử lý này chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong mối
quan hệ với vị phụ huynh đó. Và cũng có khi sự nhận lời của bạn chỉ là giải pháp tình thế để
"yên lòng" vị phụ huynh đó. Nhưng sau đó bạn sẽ "bào chữa" thế nào trước Hội đồng kỷ luật
và các em học sinh khác trong lớp về những lỗi mà em đó đã gây ra? Liệu các em học sinh có
đặt nghi vấn gì về mối quan hệ "đặc biệt" giữa bạn và gia đình có địa vị ấy khi mà học sinh vi
phạm kỷ luật mà vẫn không bị xử lý hay xử lý rất nhẹ?
Như vậy, hai cách trên nghe chừng không ổn. Bạn nên xử lý theo gợi ý 3. Đầu tiên bạn nên ôn
tồn giải thích cho vị phụ huynh đó hiểu được mức độ vi phạm kỷ luật trầm trọng của con họ và
biện pháp xử lý kỷ luật là cần thiết để giáo dục em. Bạn phải nói thế nào để vị phụ huynh đó
hiểu rằng việc đưa trường hợp của em ra xét ở Hội đồng kỷ luật nhà trường không có gì khác là
nhằm giúp đỡ em tiến bộ, chỉ cho em thấy hậu quả của việc vi phạm kỷ luật, để em nhận lỗi và
chịu trách nhiệm về những việc làm sai trái của mình. Có như thế lần sau em mới không tái
phạm.
Bạn cần nói để phụ huynh của em hiểu rằng chiếu cố cho em lúc này không phải là giúp đỡ em
mà trái lại, chỉ làm hại em, và rất có thể lần sau em vẫn tiếp tục phạm lỗi.
Để phụ huynh của em "yên tâm", bạn cũng có thể nói với họ rằng việc đưa ra Hội đồng kỷ luật
trường không phải là điều gì ghê gớm cả và bạn sẽ hết sức giúp đỡ trong khả năng có thể để
nâng đỡ em nếu như em biết ăn năn và quyết tâm sửa chữa sai lầm.
Và bạn cũng cần phải nói cho phụ huynh biết rằng để xảy ra hiện tượng học sinh vi phạm kỷ
luật lỗi một phần cũng do phía gia đình và nhà trường chưa nghiêm khắc trong việc giáo dục
em. Chính vì thế đây là cơ hội để bạn đưa ra lời đề nghị và giải pháp để thắt chặt hơn mối quan
hệ này. Nếu khéo léo bạn có thể chuyển hướng mục đích của buổi gặp gỡ này từ "nhờ vả" sang
sự phối hợp để tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi của em học sinh và bàn biện pháp giúp đỡ. Bằng
một thái độ nghiêm túc, bằng tinh thần trách nhiệm bạn hãy biến nó thành một cuộc trao đổi
cởi mở và thẳng thắn.
Hỏi đáp về đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22
(Bộ GD&ĐT)
1. Có phải Thông tư 22 ra đời sẽ thay thế Thông tư 30? Thông tư 22 được ban hành
có gây xáo trộn gì trong các hoạt động dạy - học và đánh giá học sinh tiểu học ở các nhà
trường hiện nay?
Trả lời: Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 22 nhằm sửa đổi, bổ sung một số
quy định trong Thông tư 30 chứ không thay thế Thông tư 30. Do đó, khi Thông tư 22 có hiệu
lực (từ ngày 06/11/2016), việc đánh giá học sinh tiểu học thực hiện theo các quy định của
Thông tư 30 và những sửa đổi, bổ sung được quy định trong Thông tư 22, thể hiện trong văn
bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 Thông tư đánh giá học sinh tiểu học của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thực tế chỉ có một số điểm được sửa đổi, bổ sung nhằm giúp cho giáo viên, nhà trường
dễ dàng thực hiện hơn, khắc phục những khó khăn đã gặp phải khi thực hiện Thông tư 30 trong
thời gian qua.
Các tư tưởng nhân văn: đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không so sánh học sinh
này với học sinh khác, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh,… trong Thông tư 30 vẫn được kế
thừa và phát triển trong Thông tư 22.
Trong thời gian Thông tư 22 chưa có hiệu lực, giáo viên vẫn đánh giá học sinh tiểu học
theo Thông tư 30.
Thời điểm Thông tư 22 có hiệu lực (ngày 06/11/2016) cũng chính là thời điểm chuẩn bị
cho việc đánh giá giữa học kì I theo kế hoạch thời gian năm học 2016-2017. Do đó, việc ban
hành Thông tư 22 sẽ không gây xáo trộn gì trong các hoạt động dạy - học và đánh giá học sinh
tiểu học ở các nhà trường.
2. Tại sao việc đánh giá định kỳ đối với từng môn học, hoạt động giáo dục và từng
năng lực, phẩm chất lại theo ba mức?
Trả lời: Thông tư 30 quy định đánh giá học sinh về học tập theo hai mức: Hoàn
thành hoặc Chưa hoàn thành. Qua thực tiễn cho thấy việc quy định như vậy phần nào chưa
động viên được những học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục ở mức độ tốt,
mức cao hơn so với yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng. Mặt khác, tâm lí cha mẹ học sinh vẫn
còn băn khoăn con mình đã hoàn thành nhưng muốn biết hoàn thành ở mức nào.
Để khắc phục tình trạng trên, Thông tư 22 quy định việc đánh giá định kì đối với từng
môn học, hoạt động giáo dục được lượng hoá thành ba mức Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa
hoàn thành. Việc quy định như vậy nhằm xác định rõ mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của
học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng để động viên học sinh phấn đấu trong học tập, để cả
giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động, phương pháp dạy và học, đồng thời giúp cha
mẹ học sinh nắm bắt rõ hơn mức độ đạt được của con mình và có biện pháp giúp đỡ để các em
tiếp tục vươn lên.
Cùng với mục đích trên, Thông tư 22 quy định việc đánh giá từng năng lực, từng phẩm
chất học sinh theo ba mức:Tốt, Đạt và Cần cố gắng thay cho hai mức quy định trong Thông tư
30 là Đạt, Chưa đạt.
Cũng tương tự như đánh giá từng môn học, hoạt động giáo dục, việc lượng hóa thành 3
mức như vậy sẽ giúp giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh xác định được mức độ hình
thành, phát triển từng năng lực, từng phẩm chất sau một giai đoạn rèn luyện, phấn đấu của học
sinh. Từ đó giáo viên, nhà trường, cha mẹ học sinh có những biện pháp kịp thời giúp đỡ học
sinh phát huy những điểm tích cực, khắc phục những hạn chế để ngày một tiến bộ hơn.
3. Vì sao phải thêm bài kiểm tra định kì giữa học kì đối với môn Tiếng Việt và môn
Toán ở lớp 4, lớp 5?
Trả lời: Ở khối lớp 4, lớp 5 cần có thêm bài kiểm tra giữa học kì đối với môn Tiếng Việt
và môn Toán vì:
- Lớp 4, lớp 5 là các lớp cuối cấp tiểu học. Các khối lớp này so với các khối lớp 1, lớp 2,
lớp 3 có yêu cầu kiến thức, kĩ năng cơ bản ở mức sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn.
- Môn Tiếng Việt và môn Toán ở các khối lớp này là hai môn học công cụ, chiếm nhiều
thời lượng hơn so với các môn học khác.
- Tạo điều kiện cho học sinh quen dần với cách kiểm tra đánh giá ở cấp trung học cơ sở
và các cấp học cao hơn.
4. Quy định về hồ sơ đánh giá và việc ghi chép của giáo viên theo Thông tư 22 có gì
thay đổi?
Trả lời:
a) Quy định về hồ sơ đánh giá theo Thông tư 22 có sự thay đổi đáng kể
- Thay vì có 5 loại như trước đây, nay gồm có: Học bạ và Bảng tổng hợp kết quả đánh
giá giáo dục của lớp.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quy định mẫu “Học bạ” và “Bảng tổng hợp kết quả đánh
giá giáo dục của lớp” trước khi Thông tư 22 có hiệu lực.
- Đối với Học bạ học sinh đang dùng được tiếp tục sử dụng và có điều chỉnh cho phù
hợp với nội dung theo Thông tư 22 (sẽ được hướng dẫn cụ thể trong khi tập huấn).
b) Việc ghi chép của giáo viên
- Trong đánh giá thường xuyên, để có thời gian nhiều hơn dành cho đổi mới phương
pháp dạy học và quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ học sinh trong quá trình học, thay vì “hàng tháng,
giáo viên ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục” như trước đây, nay ngoài việc dùng lời nói
chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa, khi cần thiết giáo viên
viết nhận xét hay những lưu ý đối với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có khả năng
vượt trội trong học tập và rèn luyện.
- Tại thời điểm giữa và cuối mỗi học kì, giáo viên ghi kết quả đánh giá vào Bảng tổng
hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
- Tại thời điểm cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả đánh giá học sinh vào
Học bạ.
5. Việc khen thưởng học sinh theo Thông tư 22 có những điểm mới nào?
Trả lời: Thông tư 22 có những điều chỉnh trong nội dung khen thưởng cuối năm học.
Cụ thể như sau:
- Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả đánh giá các
môn học đạt Hoàn thành tốt, các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm
học các môn học đạt 9 điểm trở lên;
- Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít
nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp công nhận;
Như vậy, tinh thần đổi mới của Thông tư 30 vẫn được tiếp tục kế thừa trong các quy
định về khen thưởng trong Thông tư 22 (khen thưởng các học sinh tiến bộ vượt bậc về từng nội
dung đánh giá). Song đã quy định rõ ràng hơn về tiêu chí để khen thưởng học sinh hoàn thành
xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện.
Các quy định như vậy sẽ cụ thể hơn, giúp cho giáo viên và nhà trường thuận lợi trong
việc khen thưởng học sinh, đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu không gây áp lực cho học sinh, cha
mẹ học sinh và khắc phục được bệnh thành tích trong giáo dục.

Bộ đề tự luận thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học


BỘ ĐỀ TỰ LUẬN
Đề số 1: GVCN lớp có mấy chức năng, là những chức năng nào? Nêu rõ chức năng quản lý
giáo dục toàn diện học sinh và việc áp dụng kỹ năng này vào tình hình thực tế của lớp mình
phụ trách.
Gợi ý hướng dẫn chấm
1. GVCN lớp có 4 chức năng: (2,0 điểm)
- GVCN lớp là người quản lý giáo dục toàn diện HS một lớp;
- GVCN là tổ chức tập thể HS hoạt động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi
HS;
- GVCN là cầu nối giữa tập thể HS với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường; là người
tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục;
- GVCN là đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi HS và phong trào chung của lớp.
b. GVCN lớp là người quản lý giáo dục toàn diện HS một lớp: (4,0 điểm)
- Quản lý giáo dục không chỉ nắm được những chỉ số quản lý hành chính như: tên, tuổi, số
lượng, gia cảnh trình độ HS về học lực, và đạo đức … mà còn phải dự báo xu hướng phát triển
nhân cách của HS trong lớp để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học phù hợp
với điều kiện, khả năng của mỗi HS. (1,5 điểm)
- Muốn thực hiện chức năng quản lý giáo dục toàn diện, đòi hỏi GVCN phải có: (1,5 điểm)
+ Những tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học.
+ Các kĩ năng sư phạm như: Kĩ năng tiếp cận đối tượng HS; Kĩ năng nghiên cứu tâm lý lứa
tuổi, xã hội; Kĩ năng đánh giá; Kĩ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp.
+ Nhạy cảm sư phạm: để dự đoán đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của HS; Định hướng
giúp các em lường trước những khó khăn, thuận lợi, vạch ra những dự định để tự hoàn thiện về
mọi mặt.
- Quản lý học tập và quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách có quan hệ hỗ trợ, tác động
lẫn nhau: giáo dục đạo đức có tác động mạnh mẽ đến chất lượng học văn hóa nhất là trong điều
kiện hiện nay của nền kinh tế thị trường, KHKT… (1,0 điểm)
c. Liên hệ thực tế: (4,0 điểm)
Đưa ra được các hình thức, biện pháp, giải pháp cụ thể ứng với 3 nội dung của chức năng quản
lý giáo dục toàn diện. ( mỗi nội dung đạt 1,0 điểm)
Đề số 2: Một trong những mục đích quan trọng khi ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp
giáo viên Tiểu học là “Giúp giáo viên tiểu học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối
sống, năng lực nghề nghiệp. Từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ”.
Hãy nêu ý kiến của mình về mục đích trên và trình bày kế hoạch phấn đấu, rèn luyện để có thể
đạt được những tiêu chuẩn nghề nghiệp của cấp tiểu học.
Gợi ý hướng dẫn chấm
1. Nêu được khái niệm chuẩn NNGVTH là gì? (1,0 đ)
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị,
đạo đức lối sống, kiến thức, kĩ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm
đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học.
2. Nêu được sự cần thiết của việc ban hành Chuẩn nghề nghiệp: (1,5 đ)
Do GV được đạo tạo không đồng bộ
Việc đổi mới nội dung, chương trình, PP giáo dục đòi hỏi người GVTH phải có những yêu cầu
nhất định, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của Chuẩn đòi hỏi người giáo viên phải đạt được để
đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học ở từng giai đoạn. Do vậy việc ban hành “Chuẩn nghề
nghiệp GVTH” là rất cần thiết
3. Nêu được ý nghĩa của việc đánh giá Chuẩn NNGVTH ? (1,5 đ)
Nhờ có chuẩn, mỗi giáo viên tự đánh giá mình, từ đó tự đề ra kế hoạch rèn luyện phấn đấu, bồi
dưỡng nâng cao phẩm chất năng lực nghề nghiệp.
Với chuẩn nghề nghiệp giúp cho các cấp quản lý đánh giá, phân loại đội ngũ giáo viên tiểu học
chính xác để phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
4. Nêu được kế hoạch phấn đấu theo 3 lĩnh vực: phẩm chất, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ
năng: (6,0 đ)
- Nêu được kế hoạch phấn đấu theo mỗi lĩnh vực đạt 2,0 đ
- Yêu cầu: Mỗi lĩnh vực gồm đủ 5 yêu cầu và 4 tiêu chí (cần chú trọng đến biện pháp thực
hiện).
Đề số 3: Ngành Giáo dục đã và đang quyết tâm không để tình trạng học sinh không đạt chuẩn
lên lớp theo tinh thần cuộc vận động Hai không. Thầy (Cô) hãy nêu kế hoạch của bản thân để t/
hiện có hiệu quả nội dung trên.
Gợi ý hướng dẫn chấm
Bài tự luận nêu được những nội dung trọng tâm sau:
1. Khái quát tình hình thực hiện: (2,0 đ)
Nêu được các ý khái quát tình hình thực hiện về Cuộc vận động Hai không trong toàn ngành đã
và đang thực hiện, có kết quả và được sự ủng hộ tích cực của xã hội.
2. Kế hoạch của bản thân: (7 điểm)
Nêu được những ý chính:
- Thực hiện nghiêm túc chương trình, quy chế chuyên môn; đảm bảo kế hoạch giáo dục của
nhà trường, của tổ khối; không tuỳ tiện cắt xén chương trình,… (1,0 đ)
- Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học; quyết tâm thực hiện việc dạy thật – học thật, vì
đây là cái gốc của chống tiêu cực và thực hiện hiệu quả hoạt động đổi mới giáo dục. (1,0 đ)
- Công tác kiểm tra, đánh giá học sinh luôn hướng đến tính trung thực, “Học gì thi nấy”, cho
điểm sát với kết quả của học sinh; tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng nâng đỡ về điểm số,
cấy điểm tuỳ tiện, làm sai lệch thực tế năng lực và chất lượng học tập; có nhiều biện pháp hữu
hiệu, phù hợp trong kiểm tra, đánh giá, chống hành vi gian lận trong kiểm tra, thi cử, quay cóp,
… (2,0 đ)
- Trên cơ sở xác định đúng thực chất năng lực hs, phát huy vai trò giáo viên chủ nhiệm trong
lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém. Thường xuyên quan tâm đối tượng hs cá biệt để có
biện pháp giáo dục phù hợp. (1,0 đ)
- Có sự phối hợp đồng bộ với đồng nghiệp và các hoạt động giáo dục khác trong hoạt động
giáo dục. Đặc biệt chú ý mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng nhằm làm tốt công
tác giáo dục toàn diện HS trong và ngoài nhà trường. (1,0 đ)
- Bản thân mỗi giáo viên phải có kế hoạch giáo dục (dạy học) ngay từ đầu năm học, luôn tự tu
dưỡng, rèn luyện để nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức và phẩm chất đạo đức, xứng đáng
là tấm gương cho học sinh.
Hướng dẫn cho điểm:
- Nêu được những ý trên, đạt từ 8 – 9 điểm;
- Trình bày được kế hoạch với những ý như trên nhưng còn chung chung, chưa nêu được yêu
cầu cần đạt: - Hiểu yêu cầu nhưng cách trình bày chưa rõ ràng, còn dàn trải, nặng về hình thức:
5 – 6,25 điểm;
- Trình bày kế hoạch bản thân không rõ ràng, chung chung, có sự lúng túng trong nhận thức,
không hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân: dưới 5 điểm;
- 1 điểm dành cho chữ viết đẹp. Trường hợp viết sai nhiều lỗi chính tả, trừ 50 % trên tổng số
điểm.
* Đề bài 4:
“ Chất lượng giáo dục” là đạo đức nghề nghiệp của mỗi nhà giáo. Là người đang trực tiếp
giảng dạy, thầy (cô) hãy trình bày hiểu biết, quan điểm của bản thân để nâng cao chất lượng
của lớp mình.
YÊU CẦU – HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI
I. Hình thức: (2 điểm)
- Bài viết có đủ 3 phần: mở bài, thân bài (phát triển) và kết luận.
- Chữ viết chân phương, rõ ràng.
- Không có nhiều hơn 3 lỗi chính tả hoặc lỗi dùng từ.
II. Nội dung: Trình bày đủ các phần theo đề bài như sau: (8 điểm)
1. Hiểu biết về khái niệm chất lượng giáo dục. (1 điểm)
- Chất lượng là sản phẩm làm ra phù hợp với mục tiêu.
- Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng yêu cầu về mục tiêu giáo dục.
- Nhận thức rõ chất lượng chuyên môn của giáo viên quyết định đến chất lượng giáo dục.
2. Trình bày được những biện pháp đã và cần áp dụng để nâng cao chất lượng giáo dục (2,5
điểm)
- Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Thực hiện tốt việc điều chỉnh nội dung dạy học.
- Đổi mới phương pháp dạy học. Sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Phụ đạo hs yếu để củng cố kiến thức.
- Quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Xây dựng cho hs tình cảm yêu trường, mến bạn tạo động lực để các em hăng hái thi đua học
tập. Giáo dục kĩ năng sống cho hs.
- Kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy của gv và học tập của hs.
- Điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp….
3. Dẫn chứng cách thức thực hiện và việc làm cụ thể. (3 điểm)
- Duy trì sĩ số.
- Thực tiễn giảng dạy trong tiết học.
- Khảo sát, thống kê đối tượng học sinh.
- Phân tích chất lượng học sinh.
- Tiến hành phụ đạo, bồi dưỡng.
- Lập sổ theo dõi.
- Sau mỗi đợt kiểm tra định kì có phân tích chất lượng học sinh. Đối chiếu, so sánh qua từng
giai đoạn. Nhận xét, đánh giá.
- Tham gia dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm nâng cao tay nghề.
- Phát huy lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo.
- Liên hệ với PHHS kịp thời về kết quả học tập của các em.
- Phối hợp chặt chẽ giữa ba lực lượng: Nhà trường – gia đình – xã hội.
- Nêu được kết quả của việc thực hiện - Minh chứng.
4. Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục. ( 1,5
điểm )
- Gv có ảnh hưởng lâu dài đến thành tích học tập của hs.
- Người gv phải có các kĩ năng cơ bản, có khối lượng kiến thức chung và việc thực hiện giảng
dạy đúng yêu cầu, phải tự học tập, rèn luyện nâng cao tay nghề.
- Đội ngũ gv chuẩn về nghề nghiệp, tốt về đạo đức, giỏi về chuyên môn, tận tâm với nghề và
vững vàng về chính trị…..
* Đề bài 5:
Anh (chị) hãy cho biết thế nào là dạy học phát huy tính tích cực của học sinh?
Để dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, cần tiến hành các hoạt động nào ? Những
hoạt động này có đặc trưng gì ? Anh (chị) đã vận dụng việc dạy học phát huy tính tích cực học
tập của học sinh ở lớp mình như thế nào?
Đáp án
Ý 1 (3 điểm): Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh là thay đổi cách dạy và cách học,
chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”, giáo viên làm trung tâm sang
cách dạy lấy học sinh làm trung tâm. Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo
viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và
người học. Dạy và học tích cực là điều kiện tốt khuyến khích sự tham gia chủ động, sáng tạo
và ngày càng độc lập của học sinh vào quá trình học tập. (2 điểm)
- Hoạt động học tập của học sinh chính là hoạt động nhận thức. Hoạt động này chỉ có hiệu quả
khi học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác, với một động cơ nhận thức đúng
đắn. Qua đó sẽ thông hiểu, ghi nhớ những gì đã nắm được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của
chính mình. (1 điểm)
Ý 2 (3 điểm): Để dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh giáo viên thường sử dụng
các hoạt động:
- Đàm thoại khi giảng bài; (0,5 điểm)
- Đặt ra những câu hỏi gợi mở, gợi ý nhằm khuyến khích HS suy nghĩ tích cực học tập; (0,5
điểm)
- Thực hành (theo mẫu trong lớp hay ngoài lớp); (0,5 điểm)
- Thảo luận theo cặp, nhóm, lớp; (0,5 điểm)
- Tổ chức hoạt động để HS tìm tòi, khám phá, tự phản ánh việc học và tự đánh giá kết quả học
tập của mình,…(1 điểm).
Ý 3 (2 điểm): Dấu hiệu đặc trưng của dạy và học tích cực:
- Người học được cuốn hút tham gia vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo,
thông qua đó tự lực khám phá, tìm tòi kiến thức không thụ động trông chờ vào việc truyền thụ
của giáo viên. (1 điểm)
- Người học được hoạt động, được trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn
đề, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống theo khả năng nhận thức, khả năng sáng tạo của
mỗi cá nhân.(1 điểm)
Ý 4 (2 điểm): Vận dụng: Giáo viên nêu được dẫn chứng cụ thể trong thực tế giảng dạy về việc
vận dụng dạy học phát huy tính tích cực của học sinh./.
* Đề bài 6:
Câu 1: (2 điểm)
Chuẩn kiến thức, kỹ năng là gì? (GV chỉ trình bày theo dạng : trả lời trực tiếp - gạch đầu dòng
- liệt kê)
Câu 2: (8 điểm)
Ngày 01 tháng 9 năm 2011 Bộ GD-ĐT có công văn 5842/BGDĐT-VP về việc hướng dẫn điều
chỉnh nội dung dạy học GDPT.
Đây là một trong những chỉ đạo quan trọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tiếp tục thúc đẩy
nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng
dạy học và chất lượng thực hiện chương trình giáo dục tiểu học.
Anh (Chị) hãy trình bày hiểu biết, quan điểm của bản thân về chủ trương này; dẫn chứng cách
thức thực hiện và nêu kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
II. Đáp án bài tự luận: GV phải nêu được các nội dung sau:
* Câu 1: (2 điểm) Chuẩn kiến thức kĩ năng.
a- Là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức và kĩ năng của môn học, hoạt động GD mà HS
cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập. (0,5đ)
b- Được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học, ở các lĩnh vực học tập, yêu cầu về thái độ được
xác định cho từng lớp và cho cả cấp học. (0,5đ)
c- Là cơ sở để biên soạn SGK, quản lý dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học,
hoạt động giáo dục nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của chương trình, đảm bảo chất
lượng và hiệu quả của quá trình GD ở tiểu học. (1đ)
* Câu 2: (8 đ)
1. Phần mở bài: (1đ)
- Nêu được lí do vì sao Bộ GD-ĐT có công văn trên và thời gian thực hiện từ năm học 2011-
2012.
2. Phần thân bài: Nêu được 3 vấn đề (6đ)
a. GV nhận thức được việc thực hiện công văn 5842 của Bộ nhằm: (2,5đ)
- Để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức kỹ năng, phù hợp với thời lượng dạy học và điều
kiện thực tế các nhà trường. (0,5đ)
- Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm các nội dung quá khó, trùng lặp, chưa thực
sự cần thiết đối với học sinh, các câu hòi, bài tập đòi hỏi phải khai thác quá sâu kiến thức lý
thuyết, để GV, HS dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho giáo viên đổi
mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình cấp học. (1đ)
- Thời gian dư do giảm bớt bài, giảm bớt nội dung trong từng bài, giáo viên không đưa thêm
nội dung khác vào dạy mà dùng để củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng đã học hoặc tổ chức
các hoạt động giáo dục phù hợp cho học sinh. Từng tổ khối thảo luận, thống nhất cách sử dụng
thời gian dư cho hợp lý. (0,5đ)
- Không tổ chức kiểm tra đánh giá vào các nội dung, yêu cầu đã giảm bớt. Giáo viên tiểu học
phải nắm vững hướng dẫn điều chỉnh các nội dung các môn học cấp tiểu học để thực hiện trong
quá trình dạy học. (0,5đ)
b. GV trình bày những việc làm cụ thể để t/hiện điều chỉnh nội dung dạy học ở lớp mình trực
tiếp giảng dạy:
- GV phải nắm vững yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cơ bản được quy định trong chương trình
tiểu học đối với từng môn học của khối lớp đang trực tiếp giảng dạy sẽ giúp giáo viên điều
chỉnh dạy và học phù hợp với mức độ của HS nhưng vẫn đảm bảo HS phải nắm được chuẩn
kiến thức. (1đ)
- Phải tổ chức khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học để nắm được khả năng học tập của
từng HS trong lớp. Từ đó xác định nội dung cụ thể của bài học trong sách giáo khoa cần hướng
dẫn cho từng nhóm đối tượng hs
- GV xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể của mình, báo cáo cho tổ trưởng chuyên môn, ban
giám hiệu và ghi vào kế hoạch dạy học tuần (lịch báo giảng). (1đ)
c. GV nêu kết qủa chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh sau khi GV thực hiện điều chỉnh
việc dạy và học ( kết quả chất lượng HK I hoặc HK II so với chất lượng khảo sát đầu năm)
(1,đ)
3. Phần kết luận: (1đ)
- GV nêu quan điểm của mình về công văn 5842 của Bộ GD-ĐT, hoặc kiến nghị với các cấp
quản lý giáo dục nhắm giúp GV thực hiện điều chỉnh dạy và học được thuận lợi ./.
BỘ ĐỀ THI KHẢO SÁT NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
ĐỀ 1
Bài 1:
Tìm tất cả các số tự nhiên có 2 chữ số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 lại vừa chia hết
cho 5?
Bài giải:
Số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 tận cùng phải là chữ số 0; Số đó chia hết cho 3
nên tổng các chữ số hải chia hết cho 3.
Vậy các số tự nhiên cần tìm là: 30; 60; 90.
Bài 2:
Cho dãy số: 1,1; 2,2; 3,3; ... ; 108,9; 110,0.
a) Dãy số này có bao nhiêu số hạng?
b) Số hạng thứ 50 của dãy là số nào?
c) Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
Bài giải:
a) Dãy số này có bao nhiêu số hạng?
Số các số hạng của dãy là: (110 – 1,1) : 1,1 + 1 = 100
b) Số hạng thứ 50 của dãy là số nào?
- Số hạng cuối của 50 số hạng đầu của dãy là: (50 – 1) x 1,1 + 1,1 = 55
c) Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
Số hạng cuối của 100 số tự nhiên đầu tiên là: (100 – 0) x 1 + 1 = 99
Dãy số 100 số tự nhiên đầu tiên là: 0; 1; 2; …; 98; 99.
Trung bình cộng dãy số trên là: (99 + 0) : 2 = 49,5
Tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên là: 49,5 x 100 = 4950
Bài 3 :
Lúc 6 giờ một xe máy đi từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc 45km/giờ. Lúc 6 giờ 20 phút cùng
ngày một ôtô cũng đi từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc 55 km/giờ. Hỏi ôtô đuổi kịp xe máy lúc
mấy giờ ? Địa điểm gặp nhau cách tỉnh B bao nhiêu kilômet? Biết quãng đường từ tỉnh A đến
tỉnh B dài 165km.
Bài giải:
Từ 6 giờ đến 6 giờ 20 phút xe máy đi hết thời gian là:
6 giờ 20 phút – 6 giờ = 20phút = 1/3 giờ
Từ 6 giờ đến 6 giờ 20 phút xe máy đi hết quãng đường là:
45 x 1/3 = 15 km
Thời gian ô tô đuổi kị xe máy là: 15 : (55 + 45) = 1,5 giờ = 1 giờ 30 phút
Ô tô đuổi kị xe máy lúc: 6 giờ 20 phút + 1 giờ 30 phút = 7 giờ 50 phút
Địa điểm gặp nhau cách B là: 165 – 55 x 1,5 = 82,5 km
Bài 4 :
Bạn Khoa đến cửa hàng bán sách cũ và mua được một quyển sách Toán rất hay gồm 200
trang. Về đến nhà đem sách ra xem. Khoa mới phát hiện ra từ trang 100 đến trang 125 đã bị xé.
Hỏi cuốn sách này còn lại bao nhiêu trang?
Bài giải:
Số trang bị xé là: (125 – 100) : 1 + 1 = 26
Số trang còn lại là: 200 - 26 = 174 trang
Bài 5:
4
Cho hình thang ABCD có đáy bé AB bằng 5
đáy lớn CD. Trên AB lấy điểm M sao cho
MB gấp 3 lần MA. Biết diện tích tam giác MDC là 181,25m2 ; chiều cao hạ từ M của tam giác
MDC là 14,5m. Tính:
1. Diện tích hình thang ABCD
2. Diện tích các hình tam giác DAM và CBM?
Bài giải: A M B
Cách 1:
1. Diện tích hình thang ABCD?
Đáy DC của tam giác MDC là:
181,25 x 2 : 14,5 = 25m
Đáy bé AB của hình thang ABCD là: D C
25 x 4/5 = 20m
Diện tích hình thang ABCD là: (25 + 20) x 14,5 : 2 = 326,25m2
2. Diện tích các hình tam giác DAM và CBM?
A M B
Theo bài ra ta có MA = 1/4 AB = 1/4 x 20 = 5 m
Diện tích tam giác DAM là : 5 x 14,5 : 2 = 36,25 m2
Theo bài ra ta có MB = 3 MA = 5 x 3 = 15m
Diện tích tam giác CBM là : 15 x 14,5 : 2 = 108,75 m2
Cách 2: D C
2. Diện tích các hình tam giác DAM và CBM?
* Xét diện tích tam giác DAM và diện tích tam giác MDC ta có :
- Chiều cao hạ từ đỉnh D của tam giác DAM bằng chiều cao hạ từ đỉnh M của tam giác
MDC.
- Đáy AM = ¼ AB = 1/5 đáy DC
Nên diện tích tam giác DAM bằng 1/5 diện tích tam giác MDC
S_DAM = 1/5 S_MDC = 1/5 x 181,25 = 36,25 m2
* Xét diện tích tam giác CBM và diện tích tam giác DAM ta có :
- Chiều cao hạ từ đỉnh C của tam giác CBM bằng chiều cao hạ từ đỉnh D của tam giác
DAM.
- Đáy MB = 3MB
Nên diện tích tam giác CBM bằng 3 diện tích tam giác DAM
S_CBM = 3 S_MDC
Diện tích tam giác CBM là : 36,25 x 3 = 108,75 m2
1. Diện tích hình thang ABCD?
Diện tích hình thang ABCD là: 36,25 + 108,75 + 181,25 = 326,25 m2

ĐỀ 2 + ĐỀ 3
Câu 1: Toán lớp 4 ( 4 điểm).
Giáo viên khối lớp Bốn mua nhiều hơn khối lớp 3 78 quyển sổ, nhưng lại mua ít hơn
giáo viên khối lớp Năm 93 quyển sổ. Hỏi trung bình mỗi khối mua bao nhiêu quyển sổ, Biết
rằng giáo viên khối lớp Bốn mua 177 quyển sổ ?
Bài giải:
Số quyển số giáo viên khối lớp 3 mua là: 177 – 78 = 99 quyển
Số quyển số giáo viên khối lớp 5 mua là: 177 + 93 = 270 quyển
Trung bình mõi khối mau là: (177+ 99 + 270) : 3 = 182 quyển
ĐS: 182 quyển

Câu 2: Toán lớp 5 (5 điểm)


Tìm x:
(x + 1) + (x + 2) + (x + 3) + … + (x + 9) + (x+ 10) = 240.
Bài giải:
(x + 1) + (x + 2) + (x + 3) + … + (x + 9) + (x+ 10) = 240.
X x 5 + 55 = 240
X x 5 = 240 -55
X x 5 = 185
X = 185 : 5
X = 37
Câu 3: Toán lớp 4 ( 4 điểm).
Người nông dân trồng ngô trên khu đất hình chữ nhật có chiều dài là 200m. Chiều rộng
3
bằng 5
chiều dài, tính ra cứ 100m2 thì thu hoạch được 85kg ngô. Hỏi người nông dân đó thu
được bao nhiêu tạ ngô ?
Bài giải:
Chiều rộng là: 200 x 3/5 = 120m
Diện tích là : 200 x 120 = 24000m2
24000m2 gấp 100m2 số lần là : 24000 : 100 = 240 lần
Số ngô thu được là : 85 x 240 = 20400 kg = 204 tạ

Câu 4: Toán lớp 3 (3 điểm)


Sáng chủ nhật cô giáo đưa cho bạn Tài lớp trưởng Lớp 5A trường tiểu học Khương Tiên
100.000 đồng để mua đồ dùng học tập cho cả lớp. Cô yêu cầu mua 12 quyển vở, 7 chiếc bút, 8
thước kẻ. Biết rằng giá tiền một quyển vở là 1500 đồng, giá tiền một chiếc bút là 2000 đồng và
giá tiền một thước kẻ là 2500 đồng. Hỏi bạn Tài phải trả lại cô giáo bao nhiêu tiền ?
Bài giải:
Tài phải trả cô giáo số tiền là: 100 000 – (12 x 1500 + 7 x 2000 + 8 x 2500) = 48000đ

Câu 5: Toán lớp 3 ( 4 điểm).


Một người đi xe đạp trong 30 phút đi được 10km. Hỏi nếu cứ đạp xe đều như vậy trong
66 phút thì đi được mấy km?
Bài giải:
Trong 6 phút người đó đi được là: 10 : (30 : 6) = 2 km
66 phút người đó đi được: 2 x (66 : 6) = 22 km
ĐS: 22km

Câu 6 : Lớp 4 ( 6 điểm). Tìm giá trị của a và b; m và n biết:


a) Hiệu của ab0 và ab có giá trị sau: b) Tổng m n 0 và m n có giá trị sau:
ab0 a = …………… mn0 m = ……………
ab b = …………… mn n = ……………
378 528

Bài giải:
a) Xét cột đơn vị:
10 – b = 8; Nên b = 2
Xét cột hang chục: 8 + m = *2; Nên m = 4
Vậy a = 4; b = 2
b) Xét cột đơn vị:
0 + n = 8; Nên n = 8
Xét cột hàng chục: 8 + m = *2; Nên m = 4
Vậy m = 4; n = 8 A

Câu 7: Toán lớp 5 :( 6 điểm). Hình vẽ


Cho ABCD là hình vuông như
hình vẽ. Tính diện tích phần tô màu
biết rằng đường kính hình tròn là D B
8cm ?

Bài giải: C
Kẻ AC cắt BD tại O.
Diện tích hình vuông ABCD gấp 4 lần diện tích tam giác AOD.
OD là: 8 : 2 = 4cm
Diện tích tam giác AOD là: 4 x 4 : 2 = 8cm2
Diện tích hình vuông ABCD gấp 4 lần diện tích tam giác AOD.
8 x 4 = 32 cm2
Diện tích hình tròn là: 4 x 4 x 3,14 = 50,24cm2
Diện tích phần tô màu là: 50,24 – 32 = 18,24 cm2

Câu 8: Lớp 5 ( 9 điểm).


Cho tam giác ABC vuông tại A, cạnh AB dài 50 cm, Cạnh AC dài 60cm. Trên cạnh AB lấy
đoạn AD dài 10cm, từ D kẻ đường thẳng song song với AC và cắt BC tại E. Tìm diện tích tam
giác BED. B

Bài giải:
Diện tích tam giác ABC là: 60 x 50 : 2 = 1500 cm2
Diện tích tam giác AEC là: 60 x 10 : 2 = 300 cm2 D E

A C
Diện tích tam giác AEB là: 1500 – 300 = 1200 cm2
Chiều cao ED của tam giác AEB đỉnh E là: 1200 x 2 : 50 = 48 cm
Đoạn thẳng DB là: 50 – 10 = 40 cm
Diện tích tam giác BED là: 40 x 48 : 2 = 960 cm2

Câu 9 : ( 5 điểm).
6 1
Hình Chữ nhật ABCD có chiều dài bằng m chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi
7 3
và diện tích của hình chữ nhật đó?
Bài giải:
Chiều rộng là: 6/7 x 1/3 = 2/7m
Chu vi là : (6/7 + 2/7) x 2 = 16/7m
Diện tích là : 6/7 x 2/7 = 12/49 m2

Câu 10: ( 6 điểm )


Một đội trồng cây đã lên kế hoạch trồng 945 cây, khi trồng được 80% số cây thì gặp mưa
bão nên đã dừng lại. Hỏi đội đó cần trồng thêm bao nhiêu cây để đảm bảo kế hoạch?
Bài giải:
Số phần trăm cây còn lại là: 100% - 80% = 20%
Đội đó cần trồng thêm là: 945 x 20% = 189 cây
Câu 11: ( 6 điểm ) Có 66 giáo viên đi thi năng lực trước khi vào phòng thi họ đều bắt tay
lẫn nhau và chúc nhau đạt kết quả tốt. Hỏi có bao nhiêu cái bắt tay ? Biết rằng: mỗi cái bắt tay
cần có 02 người và không lặp lại.
Bài giải:
Mỗi người cần giơ tay ra để bắt tay với 65 người còn lại. Số lần giơ tay ra là: 66 x 65 =
4290 cái
Số cái bắt tay là: 4290 : 2 = 2145 cái
Câu 12: (6 điểm)
7
a. Tổng của hai số là 80. Số thứ nhất bằng số thứ hai. Tìm hai số đó.
9
Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là: 7 + 9 = 16 phần
Số thứ nhất là: 80 : 16 x 7 = 35
Số thứ hai là: 80 : 16 x 9 = 45
9
b. Hiệu của hai số là 55. Số thứ nhất bằng số thứ hai. Tìm hai số đó.
4
Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là: 9 + 4 = 5 phần
Số thứ nhất là: 55 : 5 x 9 = 99
Số thứ hai là: 55 : 5 x 4 = 44
ĐỀ 4
Câu 1:
3
Một sân bóng hình chữ nhật có chiều dài là 60m. Chiều rộng bằng 5
chiều dài. Tình chu
vi và diện tích của sân bóng đó?
Bài giải:
Chiều rộng là : 60 x 3/5 = 36m
Chu vi : (60+36) x 2 = 192m
Diện tích : 60 x 36 = 2160 m2
Câu 2:
Hãy điền số vào dấu * để được số tự nhiên vừa chia hết cho 2, 3 và 5 ?
a) 1 * * 7 * *

b) 2 * * * * 3 *
- Hãy nhận xét số tự nhiên đó.
Bài giải:
a) 1 99 7 1 0

b) 2 40003 0
- Hãy nhận xét số tự nhiên đó.
Số tự nhiên đó vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 tận cùng hải là chữ số 0; Số đó chia
hết cho 3 nên tổng các chữ số hải chia hết cho 3.
Câu 3:
Tìm x:
( x + 2) + (x + 4) + (x + 6) + (x + 8) + x = 120.
Bài giải:
( x + 2) + (x + 4) + (x + 6) + (x + 8) + x = 120.
X x 5 + 20 = 120
X x 5 = 120 -20
X x 5 = 100
X = 100 : 5
X = 20
Câu 4:
Cho tam giác ABC vuông tại A có cạnh AB = 40 cm. M là một điểm trên cạnh AC và
1
đoạn AM bằng 4
cạnh AC. Từ M kẻ đường vuông góc với cạnh AC cắt cạnh BC tại điểm N.
B
Tính độ dài đoạn MN.

(Đề còn thiếu dữ kiện) N

Đề 5 A M C
Bài 1:
1 1
a. Tìm A, biết: A + 3
=1- 2
b. Cho phép chia 42, 246 : 5,3
Tìm số dư của phép chia trên trong trường hợp thương chỉ lấy 2 chữ số phần thập phân.
Bài giải:
1 1
a.Tìm A, biết: A + 3
=1- 2
1 1
A+ 3
=1- 2
A + 1/3 = ½
A = ½ - 1/3
A = 1/6
b. Cho phép chia 42, 246 : 5,3
Tìm số dư của phép chia trên trong trường hợp thương chỉ lấy 2 chữ số phần thập phân.
Số dư: 42,246 : 5,3 = 7,97 (dư 0,005)
Bài 2:
Không tính kết quả, hãy so sánh A và B, biết:
A = 2009 X 2011 B = 2010 X 2010
Bài giải:
A = 2009 X 2011 = (2010 – 1) x (2010 + 1) = 2010 x 2010 + 2010 x 1 – 2010 x1 – 1 =
2010 x 2010 -1
=B-1
Vậy A < B
Bài 3:
Tìm hai số. Biết rằng nếu lấy số lớn chia cho số bé được thương là 5, số dư là 3 và tổng của
2 số và số dư là 48.
Bài giải
Giả sử SBC bớt đi 3 và trong tổng bớt đi số dư thì tổng lúc này là: 48 – 3x2 = 42
Tỷ số giữa SC và SBC lúc này là 1/5
Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 5 = 6 phần
Số chia là: 42 : 6 = 7
Số bị chia lúc đầu là: 7 x 5 + 3 = 38
Bài 4:
Cho hình chữ nhật ABCD có chu vi 90 dm và chiều dài bằng 1,5 chiều rộng. Trên cạnh CD
1
lấy điểm N sao cho CN = 3
CD. Trên cạnh BC lấy điểm M sao cho BM = MC X 2.
a. Vẽ hình.
b. Tính diện tích tam giác AMN bằng mét vuông? A B
Bài giải
Nửa chu vi: 90 : 2 = 45m
“chiều dài bằng 1,5 chiều rộng” nghĩa là chiều dài bằng 3/2 chiều rộng.
Tổng số hần bằng nhau là: 3 + 2 = 5 phần N
Chiều dài là: 45 : 5 x 3 = 27m

D M C
Chiều rộng là: 45 : 5 x 2 = 18m
Diện tích tam giác AMC là : 27 : 3 x 18 : 2 = 81 m2
Diện tích tam giác ANC là : 18 : 3 x 27 : 2 = 81 m2
Diện tích tam giác MCN là : (27 : 3) x (18 : 3) : 2 = 27 m2
Diện tích tam giác AMN là : 81 + 81 - 27 = 135 m2

Bài 5:
Một ôtô xuất phát từ A lúc 7 giờ sáng và đến B lúc 9 giờ với vận tốc 60 km/ giờ. Lúc 7 giờ
10 phút có một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 40 km/ giờ. Hỏi ôtô và xe máy gặp nhau lúc
mấy giờ?
Bài giải
Quãng đường AB dài là: 60 x (9 – 7) = 120km
Từ 7 giờ đến 7 giờ 10 phút ô tô đi hết thời gian là: 7 giờ 10 phút – 7 giờ = 10 phút = 1/6 giờ
Từ 7 giờ đến 7 giờ 10 phút ô tô đi được: 60 x 1/6 = 10 km
Thời gian để ô tô gặp xe máy là: (120 – 10) : (60 + 40) = 11/10 giờ = 1 giờ 6 phút
Ô tô gặp xe máy lúc: 7 giờ 10 phút + 1 giờ 6 phút = 8 giờ 16 phút
Bài 6
Một đám ruộng hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính chiều dài và chiều
rộng đám ruộng đó biết chu vi đám ruộng đó là 48 m.
Nửa chu vi: 48 : 2 = 24m
“chiều dài gấp 3 lần chiều rộng” nghĩa là chiều dài bằng 3/1 chiều rộng.
Tổng số hần bằng nhau là: 3 + 1 = 4 phần
Chiều dài là: 24 : 4 x 3 = 18m
Chiều rộng là: 24 : 4 x 1 = 6m
Đề 7
1/. Một học sinh khi làm phép nhân một số có ba chữ số với số có hai chữ số. Do sơ suất
học sinh đó đã viết nhầm chữ số hàng đơn vị của số có hai chữ số là 2 thành 8 nên tích tìm
được là 2034. Biết tích đúng là 1356. Tìm số có ba chữ số

Giải

Do viết nhầm nên tích mới đã tăng thêm 8 - 2 = 6 lần số có 3 chữ số.

Vậy số có 3 chữ số là: (2034 - 1356) : 6 = 113

ĐS: 113

2/. Một hình chữ nhật có chu vi là 140m. Tính diện tích hình chữ nhật biết rằng nếu kéo
chiều rộng thêm 1/3 chiều rộng và giữ nguyên chiều dài thì hình chữ nhật thành hình vuông.
Vậy diện tích hình chữ nhật là bao nhiêu?

Giải:

Nửa chu vi là: 140 : 2 = 70m


"nếu kéo chiều rộng thêm 1/3 chiều rộng và giữ nguyên chiều dài thì hình chữ nhật thành hình
vuông"Như vậy chiều rộng bằng 3/4 chiều dài.

Chiều rộng là: 70 : (3+4) x 3 = 30m

Chiều dài là: 70 - 30 = 40m

Diện tích là: 40 x 30 = 1200 m2

3/ Một hình chữ nhật có chu vi gấp 5 lần chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật đó biết rằng
chiều dài bằng 60m.

Giải:

“Chu vi gấp 5 lần chiều rộng” nghĩa là chiều rộng bằng 2/3 chiều dài

Vậy chiều rộng là 60 x 2/3 = 40m

Diên tích là: 60 x 40 = 2400m2

4/ Anh (chị) hãy giải bài toán sau rồi nêu cách hướng dẫn để học sinh giải bài toán đó?
Bài toán: Tìm một số, biết rằng nếu đem số đó chia cho 9 thì được thương là 207 và số dư
lớn nhất?

Giải:

Vì số chia là 9 nên số dư lớn nhất là 8.

Vậy số cần tìm là: 207 x 9 + 8 = 1871

1
5/Hình chữ nhật ABCD có diện tích 84 cm2 . Tính diện tích tam giác CDE biết rằng: DE =
3
AD

A B

D C

Bài giải
* Xét diện tích tam giác CDE và diện tích tam giác CDA ta có :
- Chiều cao hạ từ đỉnh C của tam giác CDE và CDA chung.
- Đáy DE = 1/3 AD
Nên diện tích tam giác DCE bằng 1/3 diện tích tam giác DCA (1)
* Xét diện tích tam giác DCA và diện tích tam giác BCA ta có :
- Chiều cao bằng nhau và chính là chiều dài HCN
- Đáy bằng nhau và chính là chiều rộng HCN
Nên diện tích tam giác DCA bằng diện tích tam giác BCA
=> S_DCA = ½ S_ABCD (2)
Từ (1) và (2) ta có: S_DCE = 1/3 x ½ = 1/6 S_ABCD = 1/6 x 84 = 14cm2
1
6/ Cho hình thang vuông ABCD ( như hình vẽ ) có đáy bé bằng 3
đáy lớn, có diện tích
bằng 72 cm2 . Tính diện tích tam giác ABD.

A B

D C

* Xét diện tích tam giác ABD và diện tích tam giác BCD ta có :
- Chiều cao hạ từ đỉnh D của tam giác ADB bằng chiều cao hạ từ đỉnh B của tam giác
BCD.
- Đáy AB = 1/3 CD
Nên diện tích tam giác ABD bằng 1/3 diện tích tam giác BCD
=> S_ABD = 1/4 S_ABCD = 1/4 x 72 = 18 cm2

Chư in vì chư a làm đáp án

ĐỀ THI TỰ LUẬN KHẢO SÁT NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Đề 1
Bài 1:
a. Học sinh bậc Tiểu học được học những từ loại nào?
b. Cho đoạn văn: “Trước mặt Minh đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng,
sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. Giữa đầm bác Tâm đang bơi thuyền đi
hái hoa sen. Bác cẩn thận ngắt từng bông, bó thành từng bó, ngoài bọc một chiếc lá rồi đè
nhẹ vào lòng thuyền”. Đồng chí hãy xác định danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn trên?
Bài 2:
Chia các từ, ngữ sau thành các nhóm cho phù hợp rồi đặt tên cho mỗi nhóm: thợ xây, dược
sĩ, thợ gặt, chủ tiệm, thợ cấy, chủ cửa hàng, giảng viên, thợ mộc, thợ lắp ráp ô tô, bác học, chủ
đại lí, thợ sơn, kĩ sư công trình, tiểu thương.
Bài 3:
a. Tìm 3 từ có tiếng nhân có nghĩa là người, 3 từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng thương
người:
b. Đặt một câu trong đó có từ chứa tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người.
Bài 3:
Xác định chủ ngữ, vị ngữ chính có trong các câu sau đây:
- Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn, nở
hoa tím ngắt.
- Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn.
- Tiếng sóng vỗ long bong bên mạn thuyền.
Bài 4:
Giải thích nghĩa của câu tục ngữ "Ếch ngồi đáy giếng".
Bài 5:
Đồng chí hãy điền dấu câu còn thiếu vào câu văn dưới đây và chép lại cho đúng chính tả:
Sống trên cái đất mà ngày xưa dưới sông cá sấu cản trước mũi thuyền trên cạn hổ rình xem hát
này con người phải giàu nghị lực.
Trích "Cà Mau quê hương cây đước, cây tràm" của Mai Văn Tạo
Bài 6:
Trong bài thơ Bên kia sông Đuống của nhà thơ Hoàng Cầm có đoạn:
" Chưa bán được một đồng
Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong
Bước cao thấp bên bờ tre hun hút
Có con cò trắng bay qua vùn vụt
Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu?
Mẹ ta lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ"
Đồng chí hãy viết đoạn văn ngắn (9-10 câu) nêu cảm nhận của mình về tình cảm của tác giả
dành cho mẹ qua ý đoạn thơ.
Đề 2 + Đề 3
Câu 1. Bài tập: (tiếng việt lớp 2):( 5 điểm).
Điền vào chỗ trống:
a)che hay tre; mở hay mỡ; đổ hay b) l, đ hay n ; i hay iê ?
đỗ ? … ong …anh …áy …ước in trời
cây ……...; mái ……….; măng Thành xây khói b...c …on phơi bóng
……; vàng
……….chở; màu ……….; …..
….cửa; Cây bàng lá nõn xanh ngời
rộng ……; rán ……..; ……..rác; Ngày ngày ch…m đến t…m mồi chíp
thi……; trời ……mưa; chiu
Đường xa gánh nặng sớm ch…u.
Kê cái đòn gánh bao nh…u người
ngồi

Câu 2. (tiếng việt lớp 2):( 5 điểm).


Điền vào chỗ trống:

a) ai hay ay ? (TV 2 trang 79) b) tr hay ch ? (TV 2 trang 95)


m ái nhà ; chải tóc giò chả ; trả lại;
đi cày ruộng ; giơ tay con trăn đang bò ; cái chăn đắp
chạy thi ; thợ may

Câu 3. (tiếng việt lớp 4):( 6 điểm).


Chọn lời giải nghĩa ở cột B nối với cột A cho phù hợp:
A B
a) Tặc lưỡi 1) cố gắng
b) Yên vị 2) giả vờ
3) bật lưỡi thành tiếng để tỏ ý bỏ
c) Giả bộ
qua, dù còn phân vân, áy náy.
d) Im như phỗng 4) ngồi yên vào chỗ.
5) không động cựa hoặc nói năng
e) Cuồng phong
gì, như một bức tượng.
g) Ráng (tiếng Nam
6) gió to, bão; cơn giận.
Bộ)
7) Thấy mình nhỏ bé, kém cỏi,
h) Tự tin không tin tưởng vào khả năng của
mình.
8) tự tôn trọng bản thân, giữ gìn
i) Tự ti phẩm giá, không để ai coi thường
mình.
9) tin tưởng vào khả năng của bản
j) Tự trọng
thân mình.
10) quá nghĩ đến mình nên tỏ ra
k) Tự kiêu giận dỗi, khó chịu khi người khác
không đề cao mình.
l) Tự hào 11) luôn đề cao bản thân.
12) lấy làm hài lòng và tỏ ra vui
m) Tự ái
sướng về cái tốt đẹp mà mình có.

Câu 4. (tiếng việt lớp 4):( 4 điểm).


Thầy cô hãy thêm trạng ngữ cho các câu sau:
- Ở nhà, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình.
- Trong giờ học, em rất chăm chú nghe giảng và phát biểu.
-Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.
- Bây giờ, con đường đến trường đã dễ dàng hơn.
Câu 5. (tiếng việt lớp 2): ( 5 điểm).
Thầy (cô) hãy giải nghĩa các từ sau:
- Quê quán (quê): là nơi cha sinh(khai sinh theo họ cha), là nơi mẹ sinh( khai sinh theo họ
mẹ)
- Lang thang : Đến chỗ này rồi lại bỏ đi chỗ khác, không dừng lại ở một chỗ nào nhất
định. lang thang đây đó: sốnglang thang, vất vưởng ngoài đường phố.
- Ngao du thiên hạ : Đi đây đi đó
- Bái phục chịu phục với lòng tôn kính
- Lăng xăng tỏ ra vội vã, rối rít với vẻ quan trọng
- Váng đầu: Đau đầu chống mặt

Câu 6. Bài tập lớp 1:( 3 điểm).


Thầy (cô) hãy ghi các tiếng gạch chân trong câu sau vào cột tiếng và phân biệt phụ âm đầu,
âm đệm, âm chính, âm cuối trong các tiếng đó:
" Dù khó khăn, gian khổ đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt"

Tiếng Phụ âm Âm đệm Âm chính Âm cuối


đầu
1.Dù d …………. u ………….
2.gian gi …………. a n
3.cũng c …………. u ng
4.phải ph a i
5.khổ kh …………. ô ………….
6.tốt t …………. ô t

Câu 7: Tìm và điền quan hệ từ thích hợp vào các chỗ trống (TV lớp 5) (2 điểm).
- Tiếng cười không nhưng đem lại niềm vui cho mọi người mà còn là một liều thuốc
trường sinh.
- Khôngchỉ Hồng chăm học mà .bạn ấy còn rất chăm làm.
Đề 4
Câu 1:(3đ)
a)Hãy tìm tất cả các nguyên âm đôi có trong Tiếng Việt? Tiếng Việt có 3 nguyên âm đôi /
ie/,/uô/,/ ươ /
Nguyên âm đôi /iê/ được ghi bằng các tổ hợp chữ cái: iê,yê,ia,ya
/uô/ uô,ua
/ươ/ ươ,ưa
b)Nhận xét chỗ sai của câu sau và viết lại cho đúng ngữ pháp Tiếng Việt.
- Khi những hạt mưa đầu xuân nhè nhẹ rơi trên lá non.
Chưa có 2 bộ phận chính của câu, chỉ có trạng ngữ.
Sửa lại: Bỏ từ khi và viết lại: Những hạt mưa đầu xuân nhè nhẹ rơi trên lá non.
Câu 2: ( 3đ)
Xác định các bộ phận chủ ngữ,vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau:
a) Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, /con sông Nậm Rốm trắng sáng //có khúc ngoằn
ngoèo, /có khúc
TN CN VN1 VN2
trườn dài.

b, Rải rác khắp thung lũng,/ tiếng gà gáy// râm ran

TN CN VN

Câu 3: (4đ)

Đồng chí hiểu nghĩa câu tục ngữ và các từ sau như thế nào?
a) Ăn vóc học hay. Có ăn thì mới có sức vóc, có học thì mới biết điều hay lẽ phải trong
cuộc sống.

b) khẩn khoản: Tha thiết, nài nỉ người khác chấp nhận yêu cầu mong muốn của mình
- Đồng bào: Những người cùng giống nòi, cùng đất nước.

Câu 4: (4đ)
Trong bài Tre Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.
Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp
của tre: Sự đùm bọc, đoàn kết? Cách nói này hay như thế nào?
Lời giải Trong đoạn thơ này, tác giả đã sử dụng cách nói nhân hoá để nói về những phẩm chất
tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng,. Nhân hoá ở đây nghĩa là
gán cho tre những đặc tính của người: những thân tre bao bọc, che chở cho nhau;tay tre ôm níu
nhau quấn quýt; họ hàng nhà tre sống quây quần, ấm cúng bên nhau để làm nên lũy thành bền
vững
- Cách nói nhân hoá làm cho cảnh vật trở nên sống động. Những cây tre như những sinh thể
mang hồn người. Cách nói này gúp tác giả thể hiện được hai tầng nghĩa: vừa nói được những
phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam, lại vừa nói được những phẩm chất, những truyền
thống tốt đẹp, cao đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
"
Đề 5
Câu 1:
Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau:
- Rải rác khắp thung lũng/, tiếng gà gáy /râm ran.
TN CN VN
- Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông,/ những chùm hoa khép miệng/
đã bắt đầu kết
TN CN VN
trái.
Câu 2:
Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của hai câu sau:
a. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói, tiếng
cười rộn ràng,
TN CN1 VN1 CN

vui vẻ.
VN2
b. Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng.
TN TN CN VN
Câu 3:
Gạch bỏ từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại:
a, Bao la, mênh mông, ngan ngát, bất tận.
b, Hun hút, vời vợi, xa thăm thẳm, tăm tắp, tít mù.
c, Sâu hoắm, thăm thẳm, vời vợi, hoăm hoắm.
Câu 4
Câu thơ “ Măt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa ”
Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì?
A, Nhân hóa
B, So sánh
C, Cả hai ý trên đều đúng

BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN


LẦN 1 NĂM HỌC 2015 - 2016

Bài 1 (1 điểm) Chia các từ, ngữ sau thành các nhóm cho phù hợp rồi đặt tên cho mỗi nhóm: thợ
xây, dược sĩ, thợ gặt, chủ tiệm, thợ cấy, chủ cửa hàng, giảng viên, thợ mộc, thợ lắp ráp ô tô, bác
học, chủ đại lí, thợ sơn, kĩ sư công trình, tiểu
thương.............................................................................................................................................
Bài 2: (1 điểm)
a. Tìm 3 từ có tiếng nhân có nghĩa là người, 3 từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng thương
người:
............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
b. Đặt một câu trong đó có từ chứa tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người.
.............................................................................................................................................
Bài 3: (1 điểm)
Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ chính có trong các câu sau đây:
- Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh
rờn, nở hoa tím ngắt.
- Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn.
- Tiếng sóng vỗ long bong bên mạn thuyền.
Bài 4: (1 điểm)
Giải thích nghĩa của câu tục ngữ "Ếch ngồi đáy giếng".
Bài 5: (1 điểm)
Đồng chí hãy điền dấu câu còn thiếu vào câu văn dưới đây và chép lại cho đúng chính tả:
Sống trên cái đất mà ngày xưa dưới sông cá sấu cản trước mũi thuyền trên cạn hổ rình
xem hát này con người phải giàu nghị lực.
Trích "Cà Mau quê hương cây đước, cây tràm" của Mai Văn Tạo
Bài 6: (5 điểm)
Trong bài thơ Bên kia sông Đuống của nhà thơ Hoàng Cầm có đoạn:
" Chưa bán được một đồng
Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong
Bước cao thấp bên bờ tre hun hút
Có con cò trắng bay qua vùn vụt
Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu?
Mẹ ta lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ"

Đồng chí hãy viết đoạn văn ngắn (9-10 câu) nêu cảm nhận của mình về tình cảm của tác
giả dành cho mẹ qua ý đoạn thơ.

Hướng dẫn cho điểm


Bài 1: Chia mỗi nhóm đúng cho 0,25 điểm
Công nhân: thợ xây, thợ mộc, thợ lắp ráp ô tô, thợ sơn.
Nông dân: thợ gặt, thợ cấy.
Thương nhân: chủ tiệm, chủ cửa hàng, tiểu thương, chủ đại lí
Trí thức: dược sĩ, giảng viên, bác học, kĩ sư công trình.
Bài 2: Đủ và đúng mỗi nhóm cho 0,25 điểm
Nhân có nghĩa là người: công nhân, nhân dân, nhân tài, thương nhân,...
Nhân có nghĩa là lòng thương người: nhân ái, nhân nghĩa, nhân đạo,...
Đặt được câu đúng cho 0,5 điểm (câu rõ nghĩa, có đủ chủ ngữ và vị ngữ, có từ chứa tiếng
nhân có nghĩa là lòng thương người).
Bài 3: Tìm đúng mỗi câu, cho 0,3 điểm, đúng cả ba câu cho 1 điểm.
Câu thứ nhất:
CN là: dây khoai từ, khoai mỡ, dây đậu biếc
VN là: bò, nở hoa.
Câu thứ hai:
CN là: con bướm quạ
VN: to, màu nâu
Câu thứ ba:
CN là: tiếng sóng vỗ
VN: long bong
Bài 4: Giải thích đúng nghĩa của câu tục ngữ cho 1 điểm.
Câu tục ngữ "Ếch ngồi đáy giếng".là hình ảnh con ếch ngồi dưới đáy giếng nhìn lên chỉ
thấy một khoảng trời rất nhỏ ở trên miệng giếng nhưng nó cứ nghĩ đó là cả bầu trời.Thông qua
câu tục ngữ này, người xưa muốn chế diễu những người lười giao lưu, học hỏi, có hiểu biết
nông cạn nhưng lại cho mình là học rộng, hiểu nhiều.
Bài 5: Điền đúng mỗi dấu câu cho 0,2 điểm.
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông "cá sấu cản trước mũi thuyền", trên cạn "hổ
rình xem hát" này, con người phải giàu nghị lực.
Bài 6:
Đoạn văn khoảng 9-10 câu
Nội dung có các ý:
- Hoàn cảnh xuất xứ của bài thơ Bên kia sông Đuống (Giặc Pháp tấn công chiếm làng,
tác giả cùng đơn vị vượt sông để bảo toàn lực lượng. Đêm đến, ở bên kia sông, nghĩ đến cảnh
quê hương bị giặc giày xéo, nhà thơ "xót xa như rụng bàn tay" và cũng chỉ một đêm đó nhà thơ
Hoàng Cầm đã viết xong bài thơ Bên kia sông Đuống).
- Bên kia sông, tác giả nghĩ đến cảnh làng mạc điêu tàn, chết chóc trước mũi súng kẻ thù,
đàn con thơ dại đói ăn,... nhưng đau đớn hơn cả là khi tác giả nghĩ đến mẹ già; người mẹ đã
cao tuổi "đầu bạc phơ" nhưng vẫn phải bươn chải trên bước đường mưu sinh bằng gánh hàng
rong.

Đề toán

Bài 1: (1,5 điểm) Cho các chữ số: 2, 3, 5. Hãy viết tất cả các số có ba chữ số khác nhau từ
các chữ số đã cho. Tính tổng của các số vừa viết được bằng cách thuận tiện nhất.
Bài 2: (1,5 điểm) Cho biểu thức A = p + m x 4 + m + 4 x n + 2 x p + n + 2 x p.
Tính giá trị biểu thức A biết m + p + n = 2011
Bài 3: (1,5 điểm) Tính giá trị các biểu thức sau:
b. (131,4 - 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2
a. ( ):

Bài 4: (1,5 điểm) Tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện nhất
a. 2009 + 3567 + 6433 - 1009
b.

Bài 5: (2 điểm)
Trong một phép chia có thương là 3 số dư là 1. Tổng của số bị chia, số chia và số dư
là 202. Tìm số bị chia, số chia của phép chia đó.
Bài 6: (2 điểm)
Bác An có thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 460m. Ở một góc ruộng, bác đã lấy

một phần đất có kích thước bằng chiều rộng và chiều dài để trồng rau. Bác nhận
thấy phần đất trồng rau là một hình vuông. Hãy tính diện tích thửa ruộng của bác An
bằng a.

ĐÁP ÁN
Bài 1: Viết đủ các 6 số cho 0,75 điểm (đúng mỗi số cho 0,1 điểm)
Trình bày được cách tính tổng thích hợp: cho 0.75 điểm.
(200 + 300 + 500) x 2 + (20 + 30 + 50) x 2 + (2 + 3 + 5) x 2 = 1000 x 2 +100 x 2 + 10 x 2
=(1000 + 100 + 10) x 2 = 1110 x 2 = 2220
Bài 2: A = p + m x 4 + m + 4 x n + 2 x p + n + 2 x p
=px1+px2+px2+mx4+mx1+nx4+nx1
=px5+mx5+nx5
= (p + m + n) x 5
= 2011 x 5
= 10055
Bài 3: Tính đúng mỗi bài cho 0,75 điểm
b. (131,4 - 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2
= 50,6 : 2,3 + 43,68
a. ( ): =
= 22 + 43,68
= 65,68
Bài 4: Tính đúng bài a cho 0,5 điểm; đúng bài b cho 1 điểm. Đúng kết quả nhưng cách
tính chưa thuận tiện thì không cho điểm.
a. 2009 + 3567 + 6433 - 1009
= 2009 - 1009 + 3567 + 6433 b.
= 1000 + 10 000
= 11 000 =

= =
=

Bài 5: Giải
Tổng của số bị chia và số chia là 202 - 1 = 201
Nếu bớt số bị chia 1 đơn vị thì số bị chia gấp 3 lần số chia và lúc này
tổng của SBC và SC là: 201 -1 = 200
Ta có sơ đồ: 0,75 đ

200
Số bị chia -1:
Số chia:

Số chia của phép chia là:


200 : (3 +1) = 50 (0,5đ)
Số bị chia của phép chia là:
(200 – 50) + 1 = 151 (0,5đ)
Đáp số: Số bị chia: 151; số chia: 50.(0,25đ)
(Trình bày cách giải khác đúng, phù hợp chương trình tiểu học vẫn cho điểm tối đa)
Bái 6:
Giải:
Tổng của chiều dài và chiều rộng thửa đất hình chữ nhật đó là:
( Nửa chu vi thửa ruộng hình chữ nhật là:)
460 : 2 = 230 (m) (0,25đ)
Vì đám đất trồng rau có hình vuông nên chiều rộng thửa ruộng bằng chiều dài thửa ruộng
hay chiều rộng thì bằng chiều dài nên ta có: chiều rộng thì bằng chiều dài.
( 0,25 điểm)
Chiều rộng thửa ruộng hình chữ nhật là:
230 : (8+15) x 8 = 80 (m) ( 0,25đ)
Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật là:
230 - 80 = 150 (m) ( 0,25đ)
Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật là:
80 x 150 = 120 000 (m2) (0,25đ)= 1200 (a) (0,25đ)
Đáp số: 1200 a (0,25đ)
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP
Môn: Tiếng Việt
I/ Từ ngữ:
1/ Tìm một số từ ghép có tiếng hải đứng trước (hải có nghĩa là biển). Đặt câu với một từ tìm
được.
2/ Tìm từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với mỗi từ sau: lạnh, um tùm.
3/ Các từ: tốt tươi, đánh đập, chán chê, mặt mũi, đi đứng, tươi cười là từ láy hay từ ghép ? Vì
sao?
II/ Ngữ pháp:
1/ Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của hai câu sau:
Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói, tiếng cười
rộn ràng, vui vẻ.
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng.
2/Theo mẫu câu: Cháu mời bác xơi nước ạ! Hãy đặt một câu cầu khiến với từng từ: mời,
khuyên, đề nghị, mong.
3/ Trong những câu sau, câu nào là câu ghép?
Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.
Khi làng quê tôi đã khuất hẳn, tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.
Khi ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ nhô lên ở chân trời sau rặng tre đen mờ.
Vì trời hạn hán nên ruộng đồng nứt nẻ.
III/ Cảm thụ văn học:
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
Tre Việt Nam - NGUYỄN DUY
Em thấy đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẻ và sâu sắc của
những hình ảnh đó.
IV/ Tập làm văn:
Chiều rồi bà mới về nhà
Cái gậy đi trước,chân bà theo sau
Mọi ngày bà có thế đâu
Thì ra cái mỏi làm đau lưng bà!
Bà rằng: Gặp một cụ già
Lạc đường, nên phải nhờ bà dẫn đi
Một đời một lối đi về
Bỗng nhiên lạc giữa đồng quê, cháu à!
Cháu nghe câu chuyện của bà
Hai hàng nước mắt cứ nhoà rưng rưng
Bà ơi, thương mấy là thương
Mong đừng ai lạc giữa đường về quê!
Theo Nguyễn Văn Thắng
Dựa vào nội dung đoạn thơ trên, bằng trí tưởng tượng và sự sáng tạo của mình, em hãy kể lại
câu chuyên cảm động về người bà kính yêu.

ĐÁP ÁN
Môn: Tiếng Việt
I/ Từ ngữ: ( 3 điểm)
1/ Một số từ ghép có tiếng hải đứng trước: hải âu, hải cảng, hải đảo, hải đăng, hải lí, hải
lưu, hải phận, hải quan, hải quân, hải sản, hải ngoại,
Đặt câu : Các chú bộ đội hải quân ngày đêm canh giữ biển trời của Tổ Quốc.
2/ Từ cùng nghĩa: lạnh- rét ; um tùm - rậm rạp
Từ trái nghĩa : lạnh – nóng; um tùm – thưa thớt
3/ Các từ: tốt tươi, đánh đập, chán chê, mặt mũi, đi đứng, tươi cười là từ ghép. Vì hai tiếng
trong mỗi từ đều có nghĩa. Các từ này có hình thức âm thanh ngẫu nhiên giống từ láy, nhưng
không phải là từ láy
II/ Ngữ pháp: ( 3 điểm)
1/ Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của hai câu sau:
a) Trên những ruộng lúa chín vàng,/ bóng áo chàm và nón trắng /nhấp nhô,/
TN CN VN
tiếng nói, tiếng cười /rộn ràng, vui vẻ.
CN VN
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê /toàn màu vàng.
TN TN CN VN
2/Theo mẫu câu: Cháu mời bác xơi nước ạ!
Tôi khuyên anh đừng đi!
Cô đề nghị các em giữ trật tự!
Mẹ mong con học hành chăm ngoan!
3/ Trong những câu sau, câu nào là câu ghép?
Câu a và e
III/ Cảm thụ văn học: ( 4 điểm)
-Hình ảnh ( măng tre) “ nhọn như chông” gợi cho ta thấy sự kiêu hảnh hiên ngang bất khuất
của loài tre ( hay cũng chính là của dân tộc Việt Nam!).
- Hình ảnh (cây tre) “ lưng trần phơi nắng phơi sương” có ý nói đến sự dãi dầu, chịu đựng mọi
khó khăn, thử thách trong cuộc sống của loài tre hay cũng chính là của người dân Việt Nam.
- Hình ảnh “có manh áo cộc tre nhường cho con” gợi cho ta nghĩ đến sự che chở, hy sinh tất cả
( ở người mẹ dành cho con); lòng nhân ái và tình mẫu tử thật cảm động.
IV/ Tập làm văn: ( 8 điểm)
bài văn có đầy đủ cấu trúc 3 phần : 2 điểm
bài văn có đầy đủ các ý theo yêu cầu của một bài văn kể chuyện : 4 điểm
dùng từ và đặt câu đúng: 2 điểm
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 5
Môn: Toán
Thời gian: (90 phút)
Câu 1: Tính nhanh (3 điểm)
a) (1+3+5+7++2011) x ( 125125 x 127 – 127127 x 125)
b)
c) 1,1 + 2,2 + 3,3 + 4,4 + 5,5 + 6,6 + 7,7 + 8,8 + 9,9
Câu 2 (5 điểm)
Cho hai số A và B. Nếu đem số A trừ 6,57 và đem số B cộng với 6,57 thì được hai số bằng
nhau. Nếu bớt 0,2 ở cả hai số thì được hai số có tỉ số bằng 4.
Tìm hai số đó.
Câu 3 (5 điểm)
Một hình chữ nhật có chu vi là 246m. Nếu chu vi giảm đi 6m thì chiều dài gấp 5 lần chiều
rộng. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Câu 4: (4điểm)
Linh mua 4 tập giấy và 3 quyển vở hết 21600 đồng. Dương mua 7 tập giấy và 6 quyển vở cùng
loại hết 39600 đồng. Tính giá tiền mỗi tập giấy và mỗi quyển vở.
ĐÁP ÁN
Môn: Toán
Câu 1(4 điểm)
*Tính nhanh (2 điểm)
a/Vì 125125 x 127 – 127127 x 125 = 1001 x125 x127 – 1001x127x125 = 0 (1đ)
Nên (1+3+5+7++2011) x ( 125125 x 127 – 127127 x 125) = 0 (0,5đ)
b) = (1đ)
1,1 + 2,2 + 3,3 + 4,4 + 5,5 + 6,6 + 7,7 + 8,8 + 9,9
= (1,1 + 9,9) + (2,2 + 8,8) + (3,3 + 7,7) + (4,4 + 6,6) +5,5 (0,75đ)
= 11 x 4 + 5,5 (0,5đ)
= 49,5 (0,25đ)
Câu 2: (5 điểm)
Bài giải
Khi bớt A đi 6,57 và thêm 6,57 vào B thì hai số mới bằng nhau nên số A hơn số B là: 6,57 x 2 =
13,14 (0,5 điểm)
Khi cùng bớt hai số A và B đi 0,2 thì hiệu hai số không đổi nên hiệu hai số vẫn là:
13,14. (0,5 điểm)
Ta có sơ đồ: Số A
Số B 13,14
Hiệu số phần bằng nhau là: 4 - 1 = 3 (lần) (0,5điểm)
Số B đã bớt 0,2 là: 13,14 : 3 = 4,38 (1 điểm)
Số B là: 4,38 + 0,2 = 4,58 (1 điểm)
Số A là: 4,58 + 13,14 = 17,72 (1 điểm)
Đáp số: (0,5 điểm) A = 17,72 ; B = 4,58
Câu 3: (5 điểm)
Bài giải
Nữa chu vi sau khi giảm là: ( 246 - 6 ) : 2 = 120 (m) (0,5 điểm)
Ta có sơ đồ sau:
Chiều rộng: 120m (0,5 điểm)
Chiều dài:
Tổng số phần bằng nhau là: 5 + 1 = 6 (phần) (0,5 điểm)
Chiều rộng hình chữ nhật là: 120 : 6 = 20 (m) (1 điểm)
Chiều dài hình chữ nhật là: 20 x 5 = 100 (m) (1 điểm)
Diện tích hình chữ nhật là: 100 x (20 + 3) = 2300 (m2) (1 điểm)
Đáp số: 2300 (m2) (0,5 điểm)
Câu 4: (4 điểm)
Bài giải
Gỉa sử Linh mua 8 tập giấy và 6 quyển vở thì số tiền Linh phải trả là:
21600 x 2 = 43200 ( đồng) (0,5 điểm)
Ta có: Linh mua 8 tập giấy 6 quyển vở : 43200 đồng
Dương mua 7 tập giấy 6 quyển vở : 39600 đồng
Vậy giá tiền một tập giấy là: 43200 – 39600 = 3600 ( đồng ) (1điểm)
Số tiền mua 4 tập giấy là: 3600 x 4 = 14400 (đồng) (0,5điểm)
Số tiền mua 3 quyển vở là: 21600 – 14400 = 7200 (đồng) (1điểm)
Gía tiền một quyển vở là: 7200 : 3 = 2400 (đồng) (0,5điểm)
Đáp số: (0,5điểm)Tập giấy : 3600 đồng
vở: 2400 đồng
THÔNG TƯ SỐ 22/2006/TT-BGDDT
Câu 1.Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT được sửa đổi và bổ sung một số điều của Quy
định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư 30/2014/TT- BGDĐT có hiệu
lực thi hành kể từ ngày tháng năm nào ?
A. Kể từ ngày 06 tháng 8 năm 2016
B. Kể từ ngày 06 tháng 9 năm 2016
C. Kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2016
D. Kể từ ngày 06 tháng 11 năm 2016
Câu 2. Theo Văn bản hợp nhất số 03 /VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016, Điều 3 "Mục
đích đánh giá" có tất cả bao nhiêu khoản?
A. 3 khoản
B. 4 khoản
C. 5 khoản
D. 6 khoản
Câu 3.. Theo Văn bản hợp nhất số 03 /VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016, nội dung Đánh
giá sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh bao gồm:
A.Tự phục vụ, tự quản; tự học và giải quyết vấn đề.
B.Tự phục vụ, tự quản; giao tiếp, hợp tác;
C. Tự phục vụ, tự quản; giao tiếp, hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề.
D. Tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề.
Câu 4. Theo Văn bản hợp nhất số 03 /VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016, nội dung Đánh
giá sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh bao gồm:
A. Chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm;trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương.
B. Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục; Tự tin, tự trọng, tự chịu
trách nhiệm;
C.Trung thực, kỉ luật, đoàn kết; Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp,
quê hương, đất nước.
D. Cả ba ý trên đều đúng
Câu 5. Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng, gồm các câu hỏi,
bài tập được thiết kế theo mấy mức độ nhận thức của học sinh:
A. Hai mức độ.
B.Ba mức độ.
C. Bốn mức độ.
D. Năm mức độ.
Câu 6. Theo Văn bản hợp nhất số 03 /VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016, có bao nhiêu
nội dung và cách thức đánh giá học sinh tiểu học?
A. 2 nội dung và 2 cách thức.
B. 4 nội dung và 2 cách thức.
C. 2 nội dung và 4 cách thức.
D. 4 nội dung và 4 cách thức.
Câu 7. Hồ sơ đánh giá từng năm học của mỗi học sinh Theo Văn bản hợp nhất số 03
/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 gồm:
A. Học bạ; Sổ theo dõi chất lượng giáo dục; Bài kiểm tra định kì cuối năm học.
B. Phiếu hoặc sổ liên lạc trao đổi ý kiến của cha mẹ học sinh (nếu có); Giấy chứng nhận,
giấy khen, xác nhận thành tích của học sinh trong năm học (nếu có).
C. Học bạ và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
D. Học bạ, Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp và bài kiểm tra định kì cuối
năm học.
Câu 8. Theo Văn bản hợp nhất số 03 /VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016, giáo viên ghi
kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của
lớp ở các thời điểm:
A. Cuối mỗi học kì.
B. Giữa học kì và cuối học kì.
C. Cuối năm.
D. Tất cả đều sai.
Câu 9. Theo quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT , Tại điều 4,
mục 3 quy định đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kì bằng
điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ
học sinh, trong đó quan trọng nhất là đánh giá của:
A. Cha mẹ học sinh.
B. Học sinh.
C. Giáo viên.
D. Giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
Câu 10. Theo quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT, quy định
khen thưởng học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện
theo các điều kiện nào?
A. Kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt, các năng lực, phẩm
chất đạt Tốt.
B. Kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt, các năng lực, phẩm
chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 8 điểm trở lên;
C. Kết quả đánh giá các môn học, các hoạt động giáo dục đạt Hoàn
thành, các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn
học đạt 9 điểm trở lên.
D. Kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt, các năng lực, phẩm
chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên;
Câu 11. Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT, quy định đánh giá định
kì về học tập đối với học sinh với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các
mức nào?
A. Hoàn thành tốt; Hoàn thành.
B. Hoàn thành tốt; Hoàn thành; Chưa hoàn thành
C. Tốt; Đạt; Cần Cố gắng
D. D. Tốt; Đạt
Câu 12. Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT, quy định các lần đánh
giá định kì về học tập là:
A. Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học.
B. Vào cuối học kì I và cuối năm học

C. Chỉ lớp 4, 5 được đánh giá vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học.
D. Vào giữa học kì I, giữa học kì II.
Câu 13. Cụm từ “đánh giá” được sửa đổi bởi cụm từ “nhận xét” theo khoản 2 Điều
mấy của Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT:
A. Điều 5
B. Điều 4
C. Điều 3
D. Điều 2
Câu 14. Cụm từ “Nguyên tắc đánh giá” được sửa đổi bởi cụm từ “Yêu cầu đánh giá”
theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT được quy định tại:
A. Điểm a khoản 1 điều 1.
B. Điểm b khoản 1 điều 1.
C. Khoản 2 điều 1.
D. Khoản 1 Điều 2.
Câu 15. Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT bỏ hẳn mấy Điều của Thông tư
30/2014/TT-
BGDĐT:
A. 3 Điều
B. 4 Điều
C. 5 Điều
D. 6 Điều
câu 16. Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT bãi bỏ Khoản 3 Điều mấy của Thông tư
30/2014/TT-BGDĐT:
A. Điều 3
B. Điều 4
C. Điều 5
D. Điều 6
Câu 17. Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Thông tư 30/2014/TT-
BGDĐT thì dòng nào dưới đây là sai:
A. Giáo viên không thông báo trước lớp những điểm chưa tốt của học sinh.
B. Giáo viên không thông báo trong cuộc họp cha mẹ học sinh những điểm chưa tốt của
học sinh.
C. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh.
D. Học sinh có quyền nêu ý kiến và được nhận sự hướng dẫn, giải thích của giáo viên,
hiệu
trưởng về kết quả đánh giá.
câu 18. Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Thông tư 30/2014/TT-
BGDĐT thì dòng nào dưới đây là đúng:
A. Đề kiểm tra định kì cuối năm lớp 5 do Phòng Giáo dục và Đào tạo ra.
B. Đề kiểm tra định kì cuối năm lớp 1 đến lớp 4 do tổ chuyên môn ra.
C. Đề kiểm tra định kì phải đảm bảo 4 mức độ nhận thức của học sinh.
D. Đề kiểm tra định kì chỉ thực hiện vào cuối năm học
câu 19. Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Thông tư 30/2014/TT-
BGDĐT thì phát biểu nào dưới đây là sai:
A. Giáo viên không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên.
B. Giáo viên dùng điểm số để đánh giá định kì.
C. Giáo viên không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân để đánh giá thường xuyên.
D. Giáo viên không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân để đánh giá định kì.
Câu 20. Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Thông tư 30/2014/TT-
BGDĐT quy định đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất học sinh được thực hiện bao nhiêu
lần
trong năm học:
A. 1 lần
B. 2 lần
C. 3 lần
D. 4 lần
Câu 21. Đối với môn Tiếng Việt và Toán lớp 4, 5, Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT
sửa đổi, bổ sung Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT quy định có bao nhiêu bài kiểm tra định kì
trong
năm:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4 là đúng
Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 về Điều lệ trường tiểu học
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Điều lệ trường tiểu học quy định Hội đồng trường họp thường kì ít nhất mấy lầntrong
một năm học?
a) 1 lần
b) 2 lần
c) 3 lần
d) 4 lần
Câu 2: Theo Điều lệ trường tiểu học, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểuhọc là:
a) Tốt nghiệp Sơ cấp sư phạm
b) Tốt nghiệp Trung cấp sư phạm
c) Tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm
d) Tốt nghiệp Đại học sư phạm
Câu 3: Điều lệ trường tiểu học quy định nhiệm kì của Hội đồng trường là:
a) 5 năm
b) 4 năm
c) 3 năm
d) 2 năm
Câu 4: Điều lệ trường tiểu học quy định tuổi của học sinh tiểu học:
a) Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 11 tuổi
b) Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 14 tuổi
c) Tuổi của học sinh tiểu học từ 7 đến 11 tuổi
d) Tuổi của học sinh tiểu học từ 7 đến 14 tuổi
Câu 5: Điều lệ trường tiểu học quy định mỗi lớp học có:
a) Không quá 25 học sinh
b) Không quá 30 học sinh
c) Không quá 35 học sinh
d) Không quá 40 học sinh
Câu 6: Điều lệ Trường tiểu học qui định hệ thống sổ sách phục vụ hoạt động giáo dụccủa giáo
viên dạy lớp trong trường phổ thông gồm:
a) Giáo án, Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ, Sổ chủ nhiệm, Sổ côngtác Đội
b) Giáo án, Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ, Sổ chủ nhiệm
c) Giáo án, Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ, Sổ chủ nhiệm, Sổ thốngkê
d) Giáo án, Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ, Sổ chủ nhiệm, Sổ tự học
Câu 7: Điều lệ trường tiểu học quy định trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ emở nước
ngoài về nước có thể vào học lớp 1 ở độ tuổi
:a) Từ 7 đến 8 tuổi
b) Từ 7 đến 9 tuổi
c) Từ 7 đến 10 tuổi
d) Từ 7 đến 11 tuổi1
Câu 8: Điều lệ trường tiểu học quy định Phó hiệu trưởng tham gia giảng dạy mỗi tuần:
a) 3 tiết
b) 4 tiết
c) 5 tiết
d) 6 tiết
Câu 9: Điều lệ trường tiểu học quy định Tổ chuyên môn có tổ phó khi Tổ có:
a) Từ 5 thành viên trở lên
b) Từ 6 thành viên trở lên
c) Từ 7 thành viên trở lên
d) Từ 8 thành viên trở lên
Câu 10: Điều lệ trường tiểu học quy định về diện tích mặt bằng xây dựng trường đối vớikhu
vực thành phố, thị xã:
a) 4m2 cho một học sinh
b) 6m 2 cho một học sinh
c) 8 m2 cho một học sinh
d) 10 m2 cho một học sinh
Câu 11: Điều lệ trường tiểu học quy định khu đất làm sân chơi, sân tập:
a) Không dưới 20% diện tích mặt bằng của trường
b) Không dưới 25% diện tích mặt bằng của trường
c) Không d ưới 30% diện tích mặt bằng của trường
d) Không dưới 35% diện tích mặt bằng của trường
Câu 12: Điều lệ trường tiểu học quy định Tổ chuyên môn có:
a) Ít nhất 3 thành viên
b) Ít nhất 4 thành viên
c) Ít nhất 5 thành viên
d) Ít nhất 6 thành viên
Câu 13: Điều lệ trường tiểu học quy định Hội đồng trường tiểu học có:
a) 2 nhiệm vụ và quyền hạn
b) 3 nhiệm vụ và quyền hạn
c) 4 nhiệm vụ và quyền hạn
d) 5 nhiệm vụ và quyền hạn
Câu 14: Điều lệ trường tiểu học quy định Tổ chuyên môn:
a) Sinh hoạt định kì mỗi tuần một lần
b) Sinh hoạt định kì hai tuần một lần
c) Sinh hoạt định kì ba tuần một lần
d) Sinh hoạt định kì mỗi tháng một lần
Câu 15: Quyết nghị của Hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất:
a) Một phần hai số thành viên có mặt nhất trí
b) Hai phần ba số thành viên có mặt nhất trí
c) Ba phần tư số thành viên có mặt nhất trí
d) Bốn phần năm số thành viên có mặt nhất trí2
Câu 16: Viên chức làm công tác Thư viện, thiết bị giáo dục được bố trí vào tổ công tác:
a) Tổ văn phòng
b) Tổ chuyên môn
c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng
d) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng, tổ công đoàn
Câu 17: Các Hội đồng được thành lập trong trường tiểu học công lập:
a) Hội đồng sư phạm; Hội đồng trường; Hội đồng thi đua khen thưởng
b) Hội đồng trường; Hội đồng thi đua khen thưởng; Hội đồng tư vấn
c) Hội đồng thi đua khen thưởng; Hội đồng tư vấn; Hội đồng quản trị
d) Hội đồng kỷ luật
Câu 18: Ngày truyền thống của trường tiểu học là ngày:
a) Ngày Khai giảng năm học
b) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
c) Ngày Tổng kết năm học
d) Ngày do mỗi trường tự chọn
Câu 19: Tổ nào có nhiệm vụ: “Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy địnhChuẩn nghề
nghiệp giáo viên tiểu học”?
a) Tổ văn phòng
b) Tổ công đoàn
c) Tổ chuyên môn
d) Tổ Ban giám hiệu
Câu 20: Tổ nào có nhiệm vụ đánh giá, xếp loại viên chức làm công tác Kế toán?
a) Tổ văn phòng
b) Tổ công đoàn
c) Tổ chuyên môn
d) Tổ Ban giám hiệu
Câu 21: Hiệu trưởng trường tiểu học do ai bổ nhiệm?
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
b) Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
d) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Câu 22: Phó Hiệu trưởng trường tiểu học do ai bổ nhiệm?
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
b) Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
d) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Câu 23: Số lượng thành viên của Hội đồng trường là:
a) Từ 7 đến 9 người
b) Từ 7 đến 11 người
c) Từ 7 đến 13 người
d) Từ 7 đến 15 ngư
phần này chưa in

QDD14 về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
1. Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành kèm theo văn bản nào dưới
đây?

a. Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 8/4/2011 của Bộ GD-ĐT


b. Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4/5/2007 của Bộ GD-ĐT
c. Công văn số 10358/BGDĐ ngày28/9/2007 của Bộ GD-ĐT
d. Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/209 của Bộ GD-ĐT

2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là:

a. Những yêu cầu của Bộ GD-ĐT đối với người giáo viên tiểu học.
b. Các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm và
tiêu chuẩn xếp loại; quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học.
c. Hệ thống các yêu cầu cơ bản về chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư
phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu
học.
d. Tất cả các ý trên.

3. Mục đích của việc ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là gì?

a. Làm cơ sở để xây dựng, đổi mới nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu
học. Giúp giáo viên tiểu học tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế
hoạch học tập, rèn luyện và phấn đấu.
b. Làm cơ sở để đánh giá giáo viên tiểu học hằng năm phục vụ công tác quy hoạch, sử
dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học.
c. Làm cơ sở để giáo viên đăng kí giáo viên dạy giỏi các cấp.
d. Ý a và ý b đúng
4. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học gồm mấy lĩnh vực?
a. 2 lĩnh vực b. 3 lĩnh vực c. 4 lĩnh vực d. 5 lĩnh vực

5. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học bao gồm các lĩnh vực sau:

a. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm
b. Phẩm chất chính trị; kiến thức và kỹ năng sư phạm
c. Phẩm chất về kiến thức và kỹ năng sư phạm
d. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và kỹ năng sư phạm

6. Tiêu chí “Phối hợp với gia đình và các đoàn thể địa phương để theo dõi, làm công tác giáo
dục học sinh” thuộc lĩnh vực nào của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học?

a. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống


b. Kiến thức
c. Kỹ năng sư phạm
d. Không thuộc lĩnh vực nào cả

7. Tiêu chí “Có khả năng soạn được các đề kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn, đạt
chuẩn kiền thức, kỹ năng môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh” thuộc lĩnh vực nào
của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học?

a. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống


b. Kiến thức
c. Kỹ năng sư phạm
d. Không thuộc lĩnh vực nào cả

8. Tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp vào thời điểm:

a. Đầu năm học


b. Cuối năm học
c. Cuối học kì I và cuối năm học
d. Do nhà trường chọn thời điểm phù hợp

9. Đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp gồm các mức độ sau:

a. Xuất sắc; tốt; khá; trung bình


b. Tốt; khá; trung bình; kém
c. Tốt; khá; trung bình; chưa đạt yêu cầu
d. Xuất sắc; khá; trung bình; kém

10. Một giáo viên được đánh giá, xếp loại chung theo Chuẩn nghề nghiệp đạt loại Xuất sắc
cần phải:

a. Cả 3 lĩnh vực đều phải được xếp loại tốt


b. Các lĩnh vực đều xếp loại tốt, trong đó phải có 1 lĩnh vực xếp loại xuất sắc
c. Có 2 lĩnh vực xếp loại tốt, 1 lĩnh vực xếp loại khá
d. Có 2 lĩnh vực xếp loại xuất sắc

11. Giáo viên bị xếp loại “Kém” theo Chuẩn nghề nghiệp khi:
a. Có một trong 3 lĩnh vực xếp loại kém
b. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác
c. Gian lận trong thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập của học sinh
d. Các ý trên đều đúng

12. Một giáo viên được hiệu trưởng dự giờ 1 tiết Tiếng Việt, 1 tiết Toán, 1 tiết trong các môn
còn lại đều không đạt yêu cầu. Cuối năm học, hiệu trưởng xếp loại giáo viên này loại “Kém”
là đúng hay sai?

a. Đúng b. Sai

13. Trong trường hợp chưa đồng ý với đánh giá, xếp loại theo Chuẩn nghề nghiệp của hiệu
trưởng, giáo viên có quyền khiếu nại lần đầu tiên với:

a. Hiệu trưởng
b. Hội đồng trường
c. Chủ tịch công đoàn cơ sở
d. Trưởng phòng Phòng GD-ĐT

14. Trong trường hợp giáo viên được đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp cận với mức độ tốt,
khá hoặc trung bình, việc xem xét nâng mức hay giữ nguyên dựa trên sự phấn đấu của mỗi
giáo viên, hiệu trưởng nhà trường quyết định những trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm về
quyết định đó, đều này đứng hay sai?

a. Đúng b. Sai

15. Tiêu chuẩn để xếp loại “Tốt” các lĩnh vực của Chuẩn nghề nghiệp là:

a. 200 điểm b. 180 điểm c. Từ 140 đến 179 điểm d. Từ 180 đến 200 điểm
16. Một giáo viên được xếp loại cả ba lĩnh vực là loại “Tốt”, vậy xếp loại chung Chuẩn
nghề nghiệp của giáo viên này là:
a. Tốt b. Khá c. Xuất sắc d. Trung bình
17. Một giáo viên có hành vi xâm phạm thân thể học sinh, giáo viên này đã nhận lỗi với
gia đình học sinh và trước hội đồng trường. Giáo viên này nên tự đánh giá, xếp loại
Chuẩn nghề nghiệp là:
a. Trung bình b. Tốt c. Khá d. Kém
18. Hiệu trưởng xếp loại chung Chuẩn nghề nghiệp của một giáo viên là “Tốt”, kết quả
xếp loại này là:
a. Đúng b. Sai
19. Điểm tối đa mỗi tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp là:
a. 40 b. 100 c. 10 d. 200
20. Một giáo viên tự xếp loại có hai lĩnh vực loại “Tốt” và một lĩnh vực loại “Trung bình”,
xếp loại chung của Chuẩn nghề nghiệp là:
a. Tốt b. Trung bình c. Khá d. Xuất sắc
phần trên chưa in
II. CÂU HỎI TỰ LUẬN .
1. Theo anh (chị) hiểu như thế nào về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học? Việc đánh giá,
xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học hiện nay là cần thiết hay không?
Vì sao?
Trả lời:
*Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là:
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống;kỹ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần đạt nhằm đáp ứng mục
tiêu của Giáo dục Tiểu Học. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học được điều chỉnh phù hợp
với điều kiện kinh tế, xã hội và mục tiêu giáo dục tiểu học ở từng giai đoạn giáo dục.
Việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học hiện
nay là cần thiết bởi vì:
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học làm cơ sở để xây dựng, đổi mới nhiệm vụ, mục
tiêu đào tạo bồi dưỡng GV tiểu học ở các khoa , trường cao Đẳng ,đại học sư phạm ,giúp
GV tiểu học tự đánh giá năng lực nghề nghiệp từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn
luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.
2. Có người nói Chuẩn nghề nghiệp giáo viên chủ yếu dùng để làm điều kiện được dự thi giáo
viên dạy giỏi các cấp. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao?
Trả lời:
Tôi không đồng tình bởi Việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên tiểu học hiện nay là cần thiết bởi vì:
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học làm cơ sở để xây dựng, đổi mới nhiệm vụ, mục
tiêu đào tạo bồi dưỡng GV tiểu học ở các khoa , trường cao Đẳng ,đại học sư phạm ,giúp GV
tiểu học tự đánh giá năng lực nghề nghiệp từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu
nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.
3. Anh (chị) hãy trình bày quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên tiểu học ở đơn vị trong thời gian qua. Điểm nào phù hợp, chưa phù hợp, những đề xuất
của anh (chị) để việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp mang lại hiệu quả
cao như mục đích khi ban hành Chuẩn.
Trả lời:
Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ở đơn
vị trong thời gian qua:
Định kỳ vào cuối năm học hiệu trưởng nhà trường tiến hành tổ chức đánh giá, xếp loại
giáo viên.
+ Căn cứ vào nội dung từng tiêu chí, yêu cầu của chuẩn, GV tự đánh giá, xếp loại theo
các tiêu chuẩn của chuẩn qui định .
+ Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia nhận xét, góp ý và ghi kết quả vào phiếu đánh
giá, xếp loại GV.
Tôi thấy quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
ở đơn vị trong thời gian qua là hợp lí.

Còn lại chưa in


ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN
Phần 1: Hiểu biết - Lý luận
Câu 1: Đồng chí hãy nêu và phân tích nguyên nhân của việc thực hiện tài liệu chuẩn kiến thức,
kĩ năng các môn học ở bậc Tiểu học?
Câu 2: Thế nào là dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh? Để phát huy tính tích
cực học tập của học sinh trong mỗi tiết học thì người giáo viên thường sử dụng những hoạt
động nào?
Phần 2: Kiến thức - Kỹ năng
Câu 3: Môn Tiếng Việt
a. Học sinh bậc Tiểu học được học những từ loại nào?
b. Cho đoạn văn: "Trước mặt Minh đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen
hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. Giữa đầm bác Tâm đang bơi thuyền đi hái hoa
sen. Bác cẩn thận ngắt từng bông, bó thành từng bó, ngoài bọc một chiếc lá rồi đè nhẹ vào
lòng thuyền". Đồng chí hãy xác định danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn trên?
Câu 4: Môn Toán
a. Nêu các phương pháp cơ bản thường được sử dụng trong giảng dạy môn Toán ở bậc Tiểu
học.
b. Đồng chí hãy hướng dẫn học sinh giải bài toán sau:
Cho hình thang ABCD có đáy bé AB bằng đáy lớn CD. Trên AB lấy điểm M sao cho MB gấp 3
lần MA. Biết diện tích tam giác MDC là 181,25m2; chiều cao hạ từ M của tam giác MDC là
14,5m. Tính:
1. Diện tích hình thang ABCD?
2. Diện tích các hình tam giác DAM và CBM?
ĐÁP ÁN
CÂU Ý NỘI DUNG
Giáo viên nêu được: Có 2 nguyên nhân cơ bản:
- Xuất phát từ mục tiêu giáo dục Tiểu học
- Thực trạng dạy học các môn ở Tiểu học
* Dạy học theo chuẩn mục tiêu giáo dục Tiểu học:
- Kiến thức các môn ở Tiểu học là những điều ban đầu đơn giản, cần thiết nhất, bổ
ích, học sinh thích học và có thể học tốt.
- Kiến thức khoa học là vô hạn. Khả năng học sinh có giới hạn nên phải lựa chọn
nội dung yêu cầu phù hợp HS.
- Nội dung chương trình được cụ thể hoá bằng SGK và các tài liệu khác được trình
bày chặt chẽ, khoa học, hệ thống và có tính khả thi. Việc phân biệt SGK với chuẩn
kiến thức kỹ năng là cần thiết. Chẩn KTKN là yêu cầu cơ bản HS phải đạt được.
* Thực trạng:
- CBQL, GV chưa quan tâm nhiều đến “chuẩn”. Thường dạy học, đánh giá theo
SGK, PPCT. Coi SGK là pháp lệnh.
Câu + Nhầm lẫn giữa SGK với “chuẩn”. Mục tiêu dạy học cho tất cả các đối tượng nên
1 gây quá tải, chán nản cho HS.
(5.0) - Nhiều GV đưa vào tiết học kiến thức không phù hợp HS: Khó, dài mà thời gian có
hạn.
- Xác định chuẩn KTKN và dạy học theo chuẩn là nhu cầu cấp thiết.
GV phải xác định rõ những nội dung cơ bản, thiết thực, mức độ cần đạt cho học
sinh để bài học không khó, không dài. GV không bị sức ép về thời gian, lớp học bớt
căng thẳng, nặng nề. Dạy học theo chuẩn KTKN hướng tới mọi đối tượng với
nhưng mục tiêu yêu cầu riêng.
+ Chuẩn KTKN là căn cứ xây dựng bài kiểm tra, tối thiểu HS cần đạt.
- Đánh giá giờ dạy căn cứ vào chuẩn, không dùng SGK, SGV làm thước đo để đánh
giá.
- HS giói, HS yếu GV căn cứ vào gợi ý để điều chỉnh, bổ sung về nội dung hay
mức độ của HS. Mức độ, nội dung bồi dưỡng HS có năng lực không phải là căn cứ
để đánh giá tiết dạy thông thường hàng ngày.
Dạy học phát huy tính tích cực của HS:
* Quá trình dạy học gồm hai hoạt động có quan hệ hữu cơ đó là Hoạt động dạy của
GV và Hoạt động học của HS. Cả hai hoạt động này đều nhằm thực hiện mục đích
giáo dục.
- Hoạt động học tập của học sinh chính là hoạt động nhận thức. Hoạt động này có
hiệu quả khi HS học tập tích cực, chủ động tự giác.
1 * Kết quả học tập của HS là thước kết quả quả hoạt động dạy của GV. Hoạt động
(3.0) dạy học cần dựa trên nhu cầu, hứng thú thói quen và năng lực của người học ở các
lứa tuổi khác nhau.
- Mục đích của dạy học là trẻ em phát triển trên nhiều mặt, chứ không phải chỉ lĩnh
hội tri thức.
- Thực sự coi trọng việc hình thành, phát triển những kỹ năng tự học của HS.
* Chương trình và kế hoạch dạy học của GV phải căn cứ vào nhu cầu, hứng thú,
năng lực của HS.
- Trong quá trình dạy học, cần tạo điều kiện cho HS chủ động tiếp thu các kiến
thức, kỹ năng… biến những cái đó thành kiến thức của mình.
- Khi dạy học, hoạt động tư duy của học sinh cần được khơi dậy, phát triển và coi
Câu trọng. Đây chính là dạy học phát huy tính tích cực của HS.
2 * Quá trình dạy học trong nhà trường thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với tập
(5.0) thể. Trong quá trình học tập ở lớp, HS có thể chia sẻ kết quả học tập với các bạn…
- HS được trao đổi với nhau để kiểm tra sự hiểu biết…
- Được đặt câu hỏi với bạn để xem suy nghĩ của mình có giống với bạn không …
- Điều chỉnh sửa chữa những hiểu biết sai thông qua trao đổi thảo
luận ...
Như vậy, Dạy học phát huy tính tích cực của HS là luôn luôn phát huy tính tích
cực, chủ động của HS ở mỗi tiết học. Phát huy sự tương tác giữa HS với HS, giữa
HS với GV.
Những hoạt động mà người GV thường hay sử dụng nhằm phát huy tính tích cực
của HS trong mỗi tiết dạy:
- Đàm thoại khi giảng bài.
2 - Đặt ra những câu hỏi gợi mở, gợi ý nhằm khuyến khích HS suy nghĩ tích cực học
tập.
(2.0) - Thực hành (theo mẫu, trong lớp hay ngoài lớp).
- Thảo luận (theo cặp, nhóm, lớp).
- Tổ chức hoạt động để HS tìm tòi, khám phá, tự phản ánh việc học và tự đánh giá
kết quả học tập của mình.

Câu Nêu được các từ loại HS Tiểu học được học:


3 1 - Danh từ
(4.0) (1.0) - Động từ
- Tính từ
- Đại từ
- Quan hệ từ
GV chỉ ra được các danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn:
2 1. Danh từ: mặt, Minh, đầm, sen, bông, sen, nền, lá, giữa, đầm, bác, Tâm, thuyền,
(3.0) hoa sen, bác, bông, (từng) bó, chiếc, lá, lòng, thuyền.
2. Động từ: đu đưa, bơi, đi, hái, ngắt, bó (thành), bọc, để.
3. Tính từ: rộng, mênh mông, trắng, hồng, khẽ, nổi bật, xanh mượt, cẩn thận, nhè
nhẹ.
Câu Các phương pháp cơ bản thường sử dụng trong dạy học môn Toán ở bậc Tiểu học:
4 1 + Phương pháp vấn đáp
(6,0) (1.0) + Phương pháp trực quan
+ Phương pháp giải quyết vấn đề
+ Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm.
2 Hướng dẫn giải bài toán qua các bước:
(5.0) a. Tính diện tích hình thang ABCD
Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu kỹ bài toán
Bài toán cho biết điều gì? Yêu cầu tìm gì? Biết diện tích tam giác MDC và chiều
cao. Đáy bé bằng 4/5 đáy lớn => Tìm diện tích hình thang ABCD; Diện tích tam
giác DAM và diện tích tam giác CBM)?
? Muốn tìm được diện tích hình thang ABCD phải biết được điều kiện gì? (Đáy lớn,
đáy bé)
? Dựa vào điều kiện nào để tìm ra đáy lớn (Đáy tam giác MDC chính là đáy lớn, đáy
bé bằng 4/5 đáy lớn)
Bước 2: Lập kế hoạch giải:
+ Yêu cầu HS vẽ hình đúng yêu cầu (Có hình vẽ minh hoạ)

+ Nêu rõ cách giải


Đáy tam giác MDC chính là đáy lớn của hình thang ABCD nên áp dụng cách tính
đáy tam giác (lấy 2 lần diện tích chia cho chiều cao)
Bước 3: Trình bày bài giải
Đáy lớn của hình thang ABCD: 181,25 x 2 : 14,5 = 25 (m)
Đáy bé của hình thang ABCD: 25 x 4/5 = 20 (m)
Diện tích hình thang ABCD: (25 + 20) x 14,5 : 2 = 326,25 (m2)

Bước 4: Kiểm tra lời giải và các phép tính:


b. Tính diện tích của hình tam giác DAM và CBM
Dẫn dắt HS bằng những câu hỏi tương tự như câu a
B1: Hướng dẫn HS tìm hiểu kỹ bài toán
B2: Lập kế hoạch giải:
B3: Trình bày bài giải
MB = 3MA
Đáy tam giác DAM là: 20 : 4 = 5 (m)
+ Diện tích hình tam giác DAM là: 5 x 14,5 : 2 = 36,25 (m2)
+ Diện tích hình tam giác CBM là: (5 x 3) x 14,5 : 2 = 108,75 (m2)
B4: Kiểm tra lời giải và phép tính
Lưu ý: Nếu GV nêu cách hướng dẫn nà cách giải khác nhưng đúng cho điểm tối đa.

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN

I. PHẦN CHUNG: (3 điểm)


1) Theo Thông tư 22/2016 học sinh được đánh giá định kì về học tập; Đánh giá định kì về
năng lực, phẩm chất vào thời điểm nào và đánh giá như thế nào? (2 điểm)
2) Đồng chí hiểu thế nào là hoạt động TNST trong môn học? ( 1 điểm)
II. PHẦN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ: (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Câu thơ
“ Măt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa ”
Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì ?
A. Nhân hóa B. So sánh C.Cả hai ý trên đều đúng
Câu 2: (1 điểm) Cho đoạn văn:
Xác định các bộ phận chủ ngữ,vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau:
a) Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo,
có khúc trườn dài.
b)Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.
Câu 3: (2 điểm) Trong bài thơ Mặt trời xanh của tôi, nhà thơ Nguyễn Viết Bình có viết:
Rừng cọ ơi ! Rừng cọ !
Lá đẹp, lá ngời ngời
Tôi yêu thường vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi
Theo đồng chí, khổ thơ trên đã bộc lộ tình cảm của tác giả đối với rừng cọ của quê hương như
thế nào ?
Câu 4: (2 điểm)
Có 18 giáo viên đi thi năng lực trước khi vào phòng thi họ đều bắt tay lẫn nhau và chúc nhau
đạt kết quả tốt. Hỏi có bao nhiêu cái bắt tay ? Biết rằng: mỗi cái bắt tay cần có 02 người và
không lặp lại.
Câu 5: (1 điểm) Tìm x:
( x + 1) + (x + 2) + (x + 3) + ... + (x + 9) + (x+ 10) = 240.
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
ĐÁP ÁN THI CHẤT LƯỢNG ( ĐỐI VỚI GV 9 MÔN)
I. Phần chung:
Câu 1: Theo thông tư 22/2016 Học sinh được Đánh giá định kì về học tập; Đánh giá định kì về
năng lực, phẩm chất:
1. Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn
luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến
thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành,
phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
2. Đánh giá định kì về học tập
a) Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn cứ vào quá
trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học sinh đối với từng
môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động
giáo dục;
b) Vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và
Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kì;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kì I
và giữa học kì II;
c) Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực,
gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
- Mức 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học;
- Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của
cá nhân;
- Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương
tự trong học tập, cuộc sống;
- Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những
phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt;
d) Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho điểm
0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kì không
dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kì I và cuối
năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho
học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
3. Đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất
Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm căn cứ
vào các biểu hiện liên quan đến nhận thức, kĩ năng, thái độ trong quá trình đánh giá thường
xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh, tổng hợp theo
các mức sau:
a) Tốt: đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên;
b) Đạt: đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên;
c) Cần cố gắng: chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.”
Câu 2: Hoạt động TNST trong từng môn học được hiểu là sự vận dụng kiến thức đã học và áp
dụng trong thực tế đời sống đối với một đơn vị (một phần kiến thức) nào đó, giúp học sinh phát
hiện, hình thành, củng cố kiến thức một cách sáng tạo và hiệu quả. Các hoạt động này được
thực hiện trong lớp học, ở trường, ở nhà hay tại bất kỳ địa điểm nào phù hợp.
II. Phần chuyên môn:
Câu 1: (1 điểm) C , Cả hai ý trên đều đúng
Câu 2: (1 điểm mỗi ý đúng 0,5 điểm)
Xác định các bộ phận chủ ngữ,vị ngữ, trạng ngữ

a) Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc
TN CN VN 1
ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài.
VN2 VN3
b)Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.
TN CN
Câu 3: (2 điểm)
Khổ thơ bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ. Tác giả trò chuyện với
rừng cọ như trò chuyện với người thân ("Rừng cọ ơi ! Rừng cọ !") tả những chiếc lá cọ vừa đẹp
vừa ngời ngời sức sống. Hình ảnh “Mặt trời xanh của tôi” ở dòng thơ cuối không chỉ nói lên sự
liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả (lá cọ xòe những cánh nhỏ dài trong xa như mặt trời
đang tỏa những tia nắng xanh) mà còn bộc rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng
cọ quê hương.
Câu 4: (2 điểm) Bài giải:
Mỗi người cần giơ tay ra để bắt tay với 17 người còn lại. Số lần giơ tay ra là:
18 x 17 = 306 ( lần)
Số cái bắt tay là: 306 : 2 = 153 ( cái)
Đáp số: 135 cái
Câu 5:(1 điểm)
( x + 1) + (x + 2) + (x + 3) + ... + (x + 9) + (x+ 10) = 240.
X x 10 + 55 = 240
X x 10 = 240 -55
X x 10 = 185
X = 185 : 10
X = 18,5

Hỏi đáp về đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22
1. Có phải Thông tư 22 ra đời sẽ thay thế Thông tư 30? Thông tư 22 được ban hành có gây
xáo trộn gì trog các hoạt động dạy - học và đánh giá học sinh tiểu học ở các nhà trường
hiện nay
Trả lời: Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 22 nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định
trong Thông tư 30 chứ không thay thế Thông tư 30. Do đó, khi Thông tư 22 có hiệu lực (từ
ngày 06/11/2016), việc đánh giá học sinh tiểu học thực hiện theo các quy định của Thông tư 30
và những sửa đổi, bổ sung được quy định trong Thông tư 22, thể hiện trong văn bản hợp nhất
số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 Thông tư đánh giá học sinh tiểu học của Bộ Giáo dục
và Đào tạo. Thực tế chỉ có một số điểm được sửa đổi, bổ sung nhằm giúp cho giáo viên, nhà
trường dễ dàng thực hiện hơn, khắc phục những khó khăn đã gặp phải khi thực hiện Thông tư
30 trong thời gian qua.
Các tư tưởng nhân văn: đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không so sánh học sinh này với
học sinh khác, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh,… trong Thông tư 30 vẫn được kế thừa và
phát triển trong Thông tư 22.
Trong thời gian Thông tư 22 chưa có hiệu lực, giáo viên vẫn đánh giá học sinh tiểu học theo
Thông tư 30.
Thời điểm Thông tư 22 có hiệu lực (ngày 06/11/2016) cũng chính là thời điểm chuẩn bị cho
việc đánh giá giữa học kì I theo kế hoạch thời gian năm học 2016-2017. Do đó, việc ban hành
Thông tư 22 sẽ không gây xáo trộn gì trong các hoạt động dạy - học và đánh giá học sinh tiểu
học ở các nhà trường.
2. Tại sao việc đánh giá định kỳ đối với từng môn học, hoạt động giáo dục và từng năng lực,
phẩm chất lại theo ba mức?
Trả lời: Thông tư 30 quy định đánh giá học sinh về học tập theo hai mức: Hoàn
thành hoặc Chưa hoàn thành. Qua thực tiễn cho thấy việc quy định như vậy phần nào chưa
động viên được những học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục ở mức độ tốt,
mức cao hơn so với yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng. Mặt khác, tâm lí cha mẹ học sinh vẫn
còn băn khoăn con mình đã hoàn thành nhưng muốn biết hoàn thành ở mức nào.
Để khắc phục tình trạng trên, Thông tư 22 quy định việc đánh giá định kì đối với từng môn
học, hoạt động giáo dục được lượng hoá thành ba mức Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa
hoàn thành. Việc quy định như vậy nhằm xác định rõ mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của
học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng để động viên học sinh phấn đấu trong học tập, để cả
giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động, phương pháp dạy và học, đồng thời giúp cha
mẹ học sinh nắm bắt rõ hơn mức độ đạt được của con mình và có biện pháp giúp đỡ để các em
tiếp tục vươn lên.
Cùng với mục đích trên, Thông tư 22 quy định việc đánh giá từng năng lực, từng phẩm chất
học sinh theo ba mức:
Tốt, Đạt và Cần cố gắng thay cho hai mức quy định trong Thông tư 30 là Đạt, Chưa đạt.
Cũng tương tự như đánh giá từng môn học, hoạt động giáo dục, việc lượng hóa thành 3 mức
như vậy sẽ giúp giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh xác định được mức độ hình thành,
phát triển từng năng lực, từng phẩm chất sau một giai đoạn rèn luyện, phấn đấu của học sinh.
Từ đó giáo viên, nhà trường, cha mẹ học sinh có những biện pháp kịp thời giúp đỡ học sinh
phát huy những điểm tích cực, khắc phục những hạn chế để ngày một tiến bộ hơn.
3. Vì sao phải thêm bài kiểm tra định kì giữa học kì đối với môn Tiếng Việt và môn Toán ở
lớp 4, lớp 5?
Trả lời: Ở khối lớp 4, lớp 5 cần có thêm bài kiểm tra giữa học kì đối với môn Tiếng Việt và
môn Toán vì:
- Lớp 4, lớp 5 là các lớp cuối cấp tiểu học. Các khối lớp này so với các khối lớp 1, lớp 2, lớp 3
có yêu cầu kiến thức, kĩ năng cơ bản ở mức sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn.
- Môn Tiếng Việt và môn Toán ở các khối lớp này là hai môn học công cụ, chiếm nhiều thời
lượng hơn so với các môn học khác.
- Tạo điều kiện cho học sinh quen dần với cách kiểm tra đánh giá ở cấp trung học cơ sở và các
cấp học cao hơn.
4. Quy định về hồ sơ đánh giá và việc ghi chép của giáo viên theo Thông tư 22 có gì thay
đổi?
Trả lời:
a) Quy định về hồ sơ đánh giá theo Thông tư 22 có sự thay đổi đáng kể
- Thay vì có 5 loại như trước đây, nay gồm có: Học bạ và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo
dục của lớp.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quy định mẫu “Học bạ” và “Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo
dục của lớp” trước khi Thông tư 22 có hiệu lực.
- Đối với Học bạ học sinh đang dùng được tiếp tục sử dụng và có điều chỉnh cho phù hợp với
nội dung theo Thông tư 22 (sẽ được hướng dẫn cụ thể trong khi tập huấn).
b) Việc ghi chép của giáo viên
- Trong đánh giá thường xuyên, để có thời gian nhiều hơn dành cho đổi mới phương pháp dạy
học và quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ học sinh trong quá trình học, thay vì “hàng tháng, giáo viên
ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục” như trước đây, nay ngoài việc dùng lời nói chỉ ra cho
học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa, khi cần thiết giáo viên viết nhận xét
hay những lưu ý đối với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có khả năng vượt trội
trong học tập và rèn luyện.
- Tại thời điểm giữa và cuối mỗi học kì, giáo viên ghi kết quả đánh giá vào Bảng tổng hợp kết
quả đánh giá giáo dục của lớp.
- Tại thời điểm cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả đánh giá học sinh vào Học bạ.
5. Việc khen thưởng học sinh theo Thông tư 22 có những điểm mới nào?
Trả lời: Thông tư 22 có những điều chỉnh trong nội dung khen thưởng cuối năm học.
Cụ thể như sau:
- Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả đánh giá các môn
học đạt Hoàn thành tốt,
các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở
lên;
- Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một
năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp công nhận;
Như vậy, tinh thần đổi mới của Thông tư 30 vẫn được tiếp tục kế thừa trong các quy định về
khen thưởng trong Thông tư 22 (khen thưởng các học sinh tiến bộ vượt bậc về từng nội dung
đánh giá). Song đã quy định rõ ràng hơn về tiêu chí để khen thưởng học sinh hoàn thành xuất
sắc các nội dung học tập và rèn luyện.
Các quy định như vậy sẽ cụ thể hơn, giúp cho giáo viên và nhà trường thuận lợi trong việc
khen thưởng học sinh, đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu không gây áp lực cho học sinh, cha mẹ
học sinh và khắc phục được bệnh thành tích trong giáo dục.
Nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học theo văn bản hợp nhất 03/VBHN –
BGDĐT cho giáo viên tiểu học
Cách thức đánh giá thường xuyên bằng nhận xét đã được nhiều nước có nền giáo dục phát triển
thực hiện từ rất lâu. Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét là dùng lời nói, chủ yếu là lời nói mang
tính xây dựng, tích cực để phản hồi giúp học sinh phát hiện lỗi, sửa lỗi…đây chính là đánh giá vì sự
tiến bộ của học sinh, đánh giá để phát triển học tập vì đối với học sinh tiểu học, lời nói có sức ảnh
hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tình cảm, xúc cảm, đến niềm tin của học sinh.
Trong thời gian vừa qua, để giúp giáo viên thực hiện tốt nhận xét đánh giá thường xuyên kết quả
học tập của học sinh, Trường Tiểu học C/Sơn đã thực hiện một số giải pháp:
1. Tập trung hướng dẫn kĩ để giáo viên thấu hiểu cách thức đánh giá thường xuyên học sinh tiểu
học.
a. Giúp giáo viên nắm vững Cơ sở khoa học của đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học bằng
nhận xét Mỗi hs tiểu học là một chủ thể có tính duy nhất, đang phát triển, chưa định hình về nhân
cách. Sự phát triển của hs tiểu học, phụ thuộc rất nhiều vào sự trải nghiệm/ môi trường tương tác
giáo dục (lớp học). Do vậy, đánh giá thường xuyên bằng nhận xét tích cực đặc biệt quan trọng đối với
hs tiểu học, thậm chí quan trọng hơn nhiều so với cho điểm số. Bởi vì suy nghĩ và cảm nhận của
hs tiểu học chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những lời nhận xét trực tiếp của giáo viên. Học sinh tiểu
học xây dựng niềm tin, hứng thú học đường trên cở sở những lời n/ xét trực tiếp của giáo viên trong
những t/ huống/ bối cảnh có ý nghĩa. Những lời n/xét trực tiếp, tích cực của GV đối với HS t/học luôn
có sức mạnh tạo dựng, nhân bản niềm tin, truyền cảm hứng, nuôi dưỡng hứng thú học đường. Cho nên
Đánh giá thường xuyên không dùng điểm số mà sử dụng những nhận xét chứa đầy cảm xúc tích cực
sẽ có lợi hơn cho sự thúc đẩy hoạt động học tập, giúp phát triển toàn diện nhân cách học sinh tiểu học.
b. Giúp giáo viên nắm vững khái niệm, phương pháp, kỹ thuật đánh giá thường xuyên học sinh tiểu
học bằng nhận xét Giáo viên cần biết: Đánh giá thường xuyên là một bộ phận của kế hoạch (quá trình)
dạy học. Nó tập trung phản hồi và làm rõ thông tin về học tập, rèn luyện của học sinh; nuôi dưỡng
hứng thú, động cơ học tập của học sinh; giúp học sinh biết làm thế nào để cải thiện thành tích học tập,
rèn luyện theo mục tiêu; Hỗ trợ phát triển năng lực tự đánh giá của HS đồng thời gia tăng sự hiểu biết
về các mục tiêu và các tiêu chí đánh giá; ghi nhận đầy đủ những cố gắng của người học và giúp giải
thích kết quả ĐGĐK từ đó giáo viên nắm vững và có kỹ năng sử dụng “ Các phương pháp và kĩ thuật
đ/giá thường xuyên” như: nhóm phương pháp quan sát; nhóm phương pháp vấn đáp; nhóm p/pháp
viết và một số kĩ thuật khác, GV biết Lập kế hoạch đánh giá thường xuyên và T/hiện đánh giá
thường xuyên trên lớp một cách hiệu quả.
d. Giúp giáo viên phân biệt rõ Đánh giá thường xuyên và Đánh giá Định kì Đánh giá thường xuyên
nhằm: Hỗ trợ học sinh học tập; cung cấp thông tin phản hồi cho cả HS-GV; Không nhằm xếp loại học
lực; Kg nhằm mục đích đưa ra kết quả g/dục cuối cùng, Tập trung vào cái chưa hoàn thiện để tìm
cách hỗ trợ học sinh; Công cụ đánh giá không áp dụng chuẩn đồng loạt với mọi học sinh; Giáo viên
đánh giá và học sinh đánh giá. Đánh giá định kì khác ĐGTX: Để phân loại kết quả học tập của HS;
để công nhận quá trình học tập; để xếp loại học sinh; Để đưa ra kết luận về KQGD của HS ở từng giai
đoạn; ít quan tâm học sinh đạt thành tích như thế nào; công cụ đánh giá đảm bảo tính chuẩn; áp dụng
chuẩn cho mọi học sinh cùng lúc; Chỉ Giáo viên thực hiện đánh giá. e. Làm cho giáo viên hiểu “Đánh
giá là hoạt động học tập của học sinh” Đánh giá là hoạt động học tập hay phương pháp học tập, đòi hỏi
giáo viên phải hướng dẫn để mỗi học sinh đều biết cách tự đánh giá, học sinh được đánh giá lẫn nhau.
Giáo viên phải hình thành ở học sinh khả năng tự kiểm tra, tự suy ngẫm… để phát triển năng lực tự
đánh giá. Giáo viên phải tạo ra những tình huống để học sinh được bộc lộ những suy nghĩ, quan điểm
Qua thực tế nghiên cứu tôi khẳng định rằng TT 22 đã giúp giáo viên, học sinh và phụ
huynh có nhiều yên tâm hơn khi thực hiện đánh giá học sinh. Với bài viết này tôi xin chỉ ra
một số điểm mới của thông tư và đưa ra một số giải pháp góp phần thực hiện thông tư cách có
hiệu quả.
A.Một số điểm mới cần lưu ý:
* Điểm mới thứ nhất là về hình thức của thông tư 22 trong việc sửa đổi một số tên gọi của
các Điều trong thông tư 30:
- Cụ thể nếu như ở Điều 4 của TT 30 có tên “Nguyên tắc đánh giá” thì ở thông tư 22 Điều 4 lại
được gọi tên là “Yêu cầu đánh giá”; còn nếu như ở Điều 10 của thông tư 30 có tên là: “Đánh
giá định kì kết quả học tập” thì sang thông tư 22 Điều 10 được gọi tên là: “Đánh giá định
kì”. Hoặc tại Điều 13 của thông tư 30 có tên là: “Hồ sơ đánh giá” thì ở Điều 13 của thông tư
22 lại có tên là: “Hồ sơ đánh giá và tổng hợp kết quả đánh giá.”
*Điểm mới thứ hai là về một số nội dung, cách thức đánh giá đối với học sinh. Điều này
được cụ thể hóa qua một số nội dung như sau:
+ Thứ nhất là việc sửa đổi bổ sung Điều 6 về đánh giá thường xuyên học sinh:
-Theo TT 30 tại khoản 2 Điều 6 việc đánh giá thường xuyên học sinh giáo viên chỉ ghi những
nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục của học sinh thì theo TT 22 tại
khoản 2 Điều 6 lại ghi rõ: Đánh giá thường xuyên học sinh là việc giáo viên dùng ngay những
lời nói chỉ ra cho học sinh cái đúng và cái chưa đúng và đưa ra cách sửa chữa những cái chưa
đúng cho học sinh. Hoặc giáo viên nhận xét lên vở, sản phẩm của học sinh khi cần thiết và đặc
biệt cần quan tâm cách chữa bài cho học sinh. Đồng thời nếu như ở TT 30 chưa quan tâm nhiều
đến việc học sinh tự đánh giá thì sang TT 22 Bộ GD - ĐT đã chỉ rõ tầm quan trọng trong việc
tự đánh giá của học sinh. Việc học sinh thực hiện đánh giá là nhằm chỉ ra cho bạn của mình
thấy được cái lỗi để bạn mình tìm ra cách làm tốt hơn. Như vậy so với TT 30 thì TT 22 có điểm
mới, ưu việt hơn trong công tác đánh giá thường xuyên đối với học sinh. Việc đánh giá thường
xuyên với học sinh ở TT 22 giúp giáo viên đỡ mất nhiều thời gian ngồi ghi chép.
+Thứ hai là việc sửa đổi bổ sung Điều 10 về tổ chức đánh giá định kì đối với học sinh:
- Nếu như ở TT 30 việc đánh giá định kì đối với học sinh được hiệu trưởng phối hợp với giáo
viên tổ chức vào hai đợt cuối kì 1 và cuối năm thông qua việc tổ chức cho học sinh làm bài
kiểm tra ở các môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử - Địa lý, Tin học và Ngoại ngữ. Còn
trong thông tư 22 đã chỉ rõ việc đánh giá định kì đối với học sinh được xem là kết quả của cả
quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.Việc tổ chức đánh giá do hiệu trưởng kết hợp với
giáo viên thực hiện vào các thời gian như: Giữa kì 1, cuối kì 1; giữa kì 2 và cuối kì 2 với các
môn bằng nhận xét và thực hiện vào cuối kì 1, cuối năm đối với các môn bằng điểm số. Riêng
khối 4, 5 có thêm các bài kiểm tra định kì vào giữa kì 1, giữa kì 2 với các môn Toán và Tiếng
Việt. Bài kiểm tra với nội dung bám chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học song được thực hiện
qua 4 mức độ, trong đó 3 mức độ đầu gồm Hiểu biết - Kết nối và Vận dụng cũng giống như
TT30 còn ở TT22 bài kiểm tra có thêm mức 4 là cách học sinh vận dụng các kiến thức bài học
vào giải quyết một số vấn đề mới liên quan đến thực tiễn. Bài kiểm tra cũng được giáo viên
nhận xét, chấm theo thang điểm 10 và được trả lại cho học sinh.
+Thứ ba là việc đánh giá đối với học sinh khuyết tật và học sinh học các lớp linh hoạt:
-Trước hết theo TT 30 việc đánh giá học sinh khuyết tật học hòa nhập được đánh giá như với
học sinh bình thường nếu đủ khả năng tiếp thu và có mức độ vận dụng vừa phải. Còn ở TT 22
thì đối với học sinh khuyết tật học hòa nhập được đánh như với học sinh không khuyết tật có
điều chỉnh yêu cầu. Còn với học sinh khuyết tật học chuyên biệt thì được đánh giá theo kiểu
chuyên biệt hoặc theo căn cứ của giáo dục cá nhân. Riêng đối đối tượng học sinh học các lớp
linh hoạt giáo viên căn cứ các nhận xét và theo dõi quá trình học tập của học sinh để đánh giá
dựa trên kết quả các bài kiểm tra các môn học.
+Thứ tư là việc sửa đổi Điều 16 về Khen thưởng học sinh.
-Nếu như ở thông tư 30 thì khen thưởng đối với học sinh được thực hiện vào cuối kì 1 và cuối
năm dưới sự điều hành của giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho các em học sinh tự bầu chọn
những bạn có thành tích nổi bật hoặc vượt trội về một trong ba nội dung: Học tập, năng lực và
phẩm chất kết hợp cùng ý kiến trao đổi của phụ huynh sau đó giáo viên lập danh sách đề nghị
khen thưởng. Song sang thông tư 22 thì việc khen thưởng cho học sinh được tổ chức thức hiện
như sau: Hiệu trưởng sẽ thực hiện việc tặng giấy khen cho học sinh sau khi kết thúc năm học
tức là thực hiện vào đợt cuối năm với các mức sẵn có như Mức 1: Khen học sinh Hoàn thành
xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện nếu như em đó có kết quả học tập xếp loại hoàn
thành tốt, nhóm phẩm chất năng lực xếp loại tốt và kèm theo điều kiện là phải có bài kiểm tra
định kì cuối năm bằng điểm đạt từ 9 điểm trở lên; Mức 2: Là khen học sinh có thành tích vượt
trội hoặc tiến bộ vượt bậc ít nhất một môn học hoặc một năng lực, phẩm chất nào đó được giáo
viên và các bạn giới thiệu lên. Ngoài ra trong khen thưởng đối với học sinh theo TT 22 còn có
phần khen thưởng đột xuất dành cho những học sinh có thành tích trong năm hoặc những học
sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường đề nghị cấp trên khen. Như vậy so với thông tư 30
thì về mặt khen thưởng TT 22 đã có những mức độ nhất định và có những quy định rõ ràng,
trong đó chú trọng hơn đến mức độ tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng của học sinh.
Chính điều này là hoàn toàn hợp lí, chúng ta dễ dàng thỏa mãn hơn với nhau khi thực hiện
khen một học sinh xuất sắc. Một em học sinh được đánh giá học sinh xuất sắc thì em đó nắm
chắc mặt kiến thức các môn học và có những năng lực, phẩm chất nhất định.
+Thứ năm là việc thay đổi về một số trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân như
giáo viên, học sinh và phụ huynh trong việc thực hiện đánh giá được thể hiện tại các điều như
Điều 18,19,20. Về điểm mới của các điều 18,19,20 cần được lưu ý một số điểm chính như:
-Tại Điều 17về trách nhiệm của giám đốc sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT trong thông tư 22 ghi rõ:
Người chịu trách nhiệm chính là giám đốc sở GD -ĐT và Trưởng phòng GD- ĐT trong đó có
điểm mới nhấn mạnh việc kiểm tra theo dõi và giải quyết các vấn đề khó khăn của địa phương
khi thực hiện đánh giá theo thông tư 22.
-Tại Điều 18 về trách nhiệm của Hiệu trưởng theo TT 22 ghi rõ: Hiệu trưởng chịu trách nhiệm
chỉ đạo tổ chức, tuyên truyền thực hiện việc đánh giá học sinh theo thông tư này. Đồng thời
theo khoản 2 của điều này, điểm mới của thông tư nhấn mạnh Hiệu trưởng cần tôn trọng quyền
tự chủ của giáo viên trong việc thực hiện đánh giá học sinh.
-Tại Điều 19 về trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên. Cũng giống như TT 30 thì theo TT 22
trách nhiệm chính trong đánh giá học sinh chính là giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm
có trách nhiệm thực hiện tốt quá trình đánh giá về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh và
thông báo tới phụ huynh về kết quả học tập rèn luyện của học sinh. Song theo TT 22 có điểm
mới cần chú ý hơn đó là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức, hướng dẫn
cho học sinh cách tự đánh giá, nhận xét và tham gia nhận xét bạn. Như vậy so với TT 30 thì
thông tư 22 đánh giá rất cao quá trình tự nhận xét và nhận xét bạn của các học sinh. Đây cũng
chính là việc làm tốt góp phần hoàn thiện kĩ năng cho các em.
-Tại Điều 20 về trách nhiệm và quyền hạn của học sinh. Theo thông tư 30 thì học sinh phải
thực hiện tốt các nhiệm vụ quy định trong điều lệ trường Tiểu học và tiếp nhận sự giáo dục để
luôn tiến bộ, đồng thời có quyền nêu ý kiến và được nhận sự hướng dẫn, giải thích của giáo
viên, hiệu trưởng về kết quả đánh giá. Còn theo TT 22 thì trách nhiệm và quyền hạn của học
sinh được cụ thể bằng 2 khoản: Trong đó khoản 1 chỉ rõ học sinh được nêu ý kiến và nhận sự
hướng dẫn, giải thích của giáo viên và hiệu trưởng về kết quả đánh giá đồng thời phải có trách
nhiệm tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn theo sự hướng dẫn của giáo viên. Như
vậy một lần nữa thông tư 22 lại coi trọng việc học sinh thực hiện quyền tự đánh giá và đánh giá
bạn ở học sinh.
B. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THỰC HIỆN VIỆC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH
THEO THÔNG TƯ 22 CÁCH CÓ HIỆU QUẢ.
Trên cơ sở một số điểm mới nêu trên, sau đây tôi xin mạnh dạn trình bày một số giải pháp
góp phần thưc hiện thông tư cách có hiệu quả. Theo cá nhân tôi cũng với vai trò là một giáo
viên đứng lớp, trực tiếp làm công tác đánh giá học sinh, tôi thấy cần thực hiện một số giải pháp
như sau:
- Cần nhanh chóng tìm hiểu về thông tư. Tự cá nhân phải cập nhật đầy đủ nội dung về thông tư.
Đọc và nghiên cứu kĩ về thông tư. Chỉ ra những điểm mới cơ bản của thông tư và chọn lọc
những điểm mới liên quan đến nhiệm vụ chính của giáo viên, phần việc mình phụ trách.
- Lập kế hoạch cho việc tổ chức thực hiện thông tư. Giáo viên cần làm quen nhiều hơn và thực
hiện nhiều hơn cách đánh giá học sinh bằng lời nói. Trước đây chúng ta đã thực hiện nhưng
nay theo tinh thần của TT 22 rất coi trọng việc đánh giá thường xuyên bằng lời nói của giáo
viên thì đòi hỏi giáo viên cần làm tốt công tác này. Giáo viên không những chỉ ra lỗi cho học
sinh mà quan trọng là nêu cách sửa lỗi cho các em. Điều này đòi hỏi giáo viên cần linh hoạt.
Như vậy trong tất cả các giờ học, hoạt động giáo dục giáo viên cần quan tâm, bám sát hoạt
động của các em để kịp thời đánh giá nhận xét.
- Bên cạnh việc thực hiên đánh giá học giáo viên cần phải làm tốt công tác hướng dẫn cho học
sinh cách tự đánh giá và tham gia đánh giá nhận xét bạn. Đây là một điểm mới được nhấn
mạnh nhiều trong thông tư 22. Mặc dù ở TT 30 học sinh cũng đã được tham gia thực hiện đánh
giá bạn nhưng mới chỉ mức độ nhận xét chung, còn hiện nay theo thông tư 22 học sinh phải
biết tự đánh giá mình và tham gia đánh giá, góp ý và sửa sai cho bạn, giúp bạn tiến bộ. Để làm
được điều này đòi hỏi giáo viên phải tập luyện cho học sinh. Cũng thông qua giờ dạy, hoặc
bằng hoạt động giáo dục giáo viên tập cho học từng câu nói, từng nhận xét… để các em tham
gia nhận xét bạn.
- Ngoài việc thực hiện đánh giá, hướng dẫn học sinh cách tự đánh giá và đánh giá bạn, có một
điểm mới mà theo tôi giáo viên cần sớm quan tâm để phục vụ có hiệu quả cho việc tổng hợp
đánh giá học sinh đó là mặt khen thưởng. Viêc quy định lấy kết quả học tập đối với các môn
học bằng điểm số, nếu học sinh là Xuất sắc cần có điểm các môn kiểm tra cuối năm đạt từ 9
điểm trở lên. Nếu như thông tư 30 chưa đưa ra mức khen cụ thể thì ở thông tư 22 đã có mức cụ
thể rõ ràng, giúp giáo viên dễ dàng làm khen thưởng. Nói như vậy để giáo viên chúng ta cần
lưu tâm hơn trong việc tổ chức hoạt động học tập, nắm bắt kiến thức cho học sinh. Chúng ta
không quá nặng nề về điểm số trong việc thực hiện đánh giá học sinh theo phương pháp học
mới nhưng chúng ta không được xem nhẹ mà phải luôn coi trọng việc dạy học đạt chuẩn kiến
thức kĩ năng. Điều này đòi hỏi giáo viên cần linh hoạt trong việc lượng hóa kiến thức khi tổ
chức hoạt động học tập trên lớp. Sau từng thời gian học tập giáo viên phải biết được học sinh
mình nắm bài như thế nào, kiến thức nào chắc chắn, cái nào cần bổ sung để kịp thời giáo dục.
- Để góp phần thực hiện cách có hiệu quả nhất việc đánh giá học sinh theo thông tư 22 thì giáo
viên chủ nhiệm lớp cần làm tốt công phối kết hợp với giáo viên bộ môn, với phụ huynh học
sinh. Trong đó cần quan tâm và làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến đến tận phụ huynh.
Giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức các buổi họp phụ huynh để trao đổi về tinh thần mới của
thông tư 22 trong việc đánh giá học sinh. Trong đó cần chỉ rõ cho phụ huynh thấy được vai trò
của phụ huynh trong tham gia đánh giá và tác động đến kết quả đánh giá của học sinh. Để làm
được điều này đòi hỏi giữa giáo viên, phụ huynh học sinh cần luôn có mối liên hệ chặt chẽ,
giáo viên phải cho phụ huynh nắm được những đặc điểm nổi trội của con em họ; chỉ ra cho họ
thấy được những cái cần quan tâm, bồi dưỡng thêm cho học sinh để tranh thủ sự giúp đỡ từ
phía gia đình.
KÝnh thưa Ban gi¸m kh¶o
Thưa các quý vÞ ®¹i biÓu và toµn thÓ héi thi!
Em xin tự giới thiệu tên em là: Giàng Thị Dung, học sinh lớp 5.
Lời đầu tiên cho phép em thay mặt toàn thể các bạn học sinh Điểm trường Pha Luông
gửi tới các quý vị đại biểu lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc. Chúc hội thi của chúng ta thật thành
công.
Kính thưa quý vị đại biểu, thưa toàn thể hội thi!

"Tháp Mười đẹp nhất bông sen


Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ".

Bác Hồ vị lãnh tụ, người thầy vĩ đại của dân tộc Việt Nam, anh hùng dân tộc, danh nhân
văn hoá đã ra đi, nhưng người để lại cho chúng ta một di sản tinh thần to lớn hơn cả. Cả cuộc
đời và sự nghiệp của người là tấm gương sáng ngời cho toàn dân ta học tập và noi theo. Để
xứng đáng với lòng mong mỏi của Bác, chúng em đang ra sức học tập, rèn luyện
Đến với hội thi hôm nay, em xin được kể câu chuyện "Bác Hồ với mọi người". Theo: lời
kể của bác Vũ Kì in trong cuốn “Kể chuyện đạo đức Bác Hồ, nhà xuất bản giáo dục, năm
1998” Bài kể chuyện của em xin phép được bắt đầu.
Là chủ tịch nước, bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác Hồ vẫn rất quan tâm tới mọi
người. Bác luôn tranh thủ thời gian đi thăm hỏi đồng bào ở mọi nơi, nhất là vùng có nhiều khó
khăn. Bác quan t©m tíi tÊt c¶ mäi ngưêi tõ cô giµ ®Õn em nhá. Bác cïng ¨n,
cïng lµm viÖc, cïng vui ch¬i vµ tËp thÓ dôc, thÓ thao víi c¸c ®ång chÝ
trong c¬ quan.
N¨m 1961, Bác Hồ vÒ thăm tØnh Hµ TÜnh. Sau buæi nãi chuyÖn víi
®¹i biÓu nh©n d©n tØnh, Bác trë vÒ nhµ khách ®Ó nghØ.
Lóc Êy ®· 12 giê trưa, kh«ng gian yªn tÜnh. N»m trong phßng, Bác
nghe bªn ngoµi cã tiÕng ngưêi nãi:
- T«i ®i bé liÒn 30 c©y sè ®Õn ®©y, muèn ®Ó ®ưîc gÆp Bác Hồ,
nghe Bác Hồ nãi chuyÖn…
- Bác ®· nãi chuyÖn s¸ng nay råi cô ¹…
- T«i muèn tËn m¾t tr«ng thÊy Bác, ®ưîc trùc tiÕp nghe Bác nãi…
Tõ trong phßng, Bác nãi víi anh c¶nh vÖ: “chó ra mêi cô giµ vµo
phßng kh¸ch, Bác mÆc ¸o råi sÏ ra tiÕp”. Khi tr«ng thÊy B¸c, cô giµ ®øng
dËy cung kÝnh cói chµo. B¸c mêi cô ngåi råi hái th¨m gia ®×nh, hái th¨m
®êi sèng bµ con ®Þa phư¬ng. B¸c quay l¹i dÆn anh c¶nh vÖ: “Mêi cô ¨n
c¬m trưa, ®Ó cô nghØ ng¬i, ®Õn chiÒu truyÒn ®¹t l¹i nh÷ng ý chÝnh bµi
nãi chuyÖn cña B¸c… Råi chuÈn bÞ xe ®ưa cô vÒ nhµ”
ThÊy c¸ch gi¶i quyÕt ©n cÇn, chu ®¸o cña B¸c ®èi víi cô giµ, anh
c¶nh vÖ cã ý ®Þnh thanh minh víi Bác…
Bác nh×n anh c¶nh vÖ vµ nãi nhá: “Bác biÕt chó muèn ®Ó B¸c nghØ,
Nhưng mét cô giµ ®i bé 30 c©y sè ®Õn th¨m B¸c, t¹i sao B¸c l¹i kh«ng tiÕp
cô ®ưîc”.
KÝnh thưa quý vÞ ®¹i biÓu, kÝnh thưa Ban giám khảo thưa toµn thÓ
héi thi!

Câu chuyện trên với những lời nói ân cần, cách đón tiếp nồng hậu, chân tình của Bác
dành cho một cụ già lặn lội ba mươi cây số đến thăm Bác như vẫn còn âm vang mãi. Từ mẩu
chuỵên ấy, chúng em càng hiểu hơn về Bác, Bác vĩ đại cao cả nhưng gần gũi, ấm áp, bao dung,
chan hoà biết bao. Ở cương vị lãnh đạo tối cao, luôn bận trăm công nghìn việc nhưng vẫn luôn
dành thời gian cho tất cả mọi người . Tình yêu thương nhân ái của Bác đã bao trùm khắp non
sông nước Việt như lời nhà thơ Tố Hữu ngợi ca .“Ôi lòng Bác vậy cứ thương taThương cuộc
đời chung , thương cỏ hoa .Chỉ biết quên mình cho hết thảyNhư dòng sông chảy nặng phù
sa.” Tình yêu thương, nhân ái rộng mở của Bác là một tấm gương trong suốt để cho thế hệ trẻ
chúng em hôm nay, mai sau tự nhìn nhận soi vào. Là người học sinh dưới mái trường Xã hội
chủ nghĩa, em tự nhận thấy rằng thiếu nhi chúng em cần phải học hỏi, cuộc sống chan hoà từ
Bác, phải biết quí trọng, quan tấm đến tất cả mọi người có như thế thì cuộc sống mới tốt đẹp
hơn, người với người yêu thương nhau hơn, góp phần xay dựng mối quan hệ xã hội đẹp hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc ban giám khảo, quí vị đại biểu, quí thầy cô giáo và các bạn
Đội viên trong Hội thi hôm nay Sức khoẻ - chúc Hội thi thành công tốt đẹp.
luanvansieucap Tài liệu NẠP TIỀN TẢI LÊN Đăng kýĐăng nhập Trang chủGiáo Dục - Đào TạoĐề thiĐề thi lớp 8 Đề văn lớp 8- sưu
tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (124) 263,86217 Nước nở hoaGửi tin nhắn Báo tài liệu vi phạmTải lên: 11,632 tài liệu Upload tăng
doanh thuTẢI XUỐNG17 Chứng minh tình yêu thương đất nước yêu thiên nhiên , yêu con người qua văn bản lớp 8 " Khi con Tu Hú " và "?1.
Mở bài:- Dẫn dắt- Nêu luận điểm chung: Qua các tác phẩm của mình các nhà văn, nhà thơ đã thể hiện tình cảm thiết tha của mình đối với
thiên nhiên đất nước.2. Thân bài: LĐ1: Với "Cảnh Khuya", Hồ Chí Minh đã bộc lộ lòng yêu thiên nhiên, đất nước rất tha thiết.Yêu thiên nhiên:-
Mở các giác quan để cảm nhận thiên nhiên:+ Thính giác: tiếng suối = tiếng hát xa (cảm nhận tinh tế)+ Thị giác: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng
hoa (phân tích hình ảnh này ở phương diện trực tiếp và gián tiếp => rất khéo)- Tâm hồn của Người: + Yêu thiên nhiên: Trong hoàn cảnh khó
khăn gian khổ, tâm hồn của Người vẫn rất ung dung, khoan khoái trước vẻ đẹp kì diệu mà thiên nhiên ban tặng.+ Yêu nước thương dân: lo
lắng cho vận mệnh nước nhà- Chú ý: Đây là sự kết hợp chặt chẽ và hài hoà tâm hồn chiến sĩ và tâm hồn nghệ sĩ.- Những cảm nhận vô cùng
tinh tế đã chỉ ra được tình yêu quê hương thiên nhiên đất nước đầy lãng mạn.LĐ2: Chốn tù ngục khó khăn vẫn không làm tình yêu thiên
nhiên đất nước của Tố Hữu phai nhạt mà còn thêm mãnh liệt cùng niềm khát khao tự do chãy bỏng.Yêu thiên nhiên:- Cảnh màu hè+ Lúa
chiêm, cây trái + tiếng ve # có thể là tiếng ve ngoài không gian# có thể là tiếng gọi thôi thúc trong tâm trí nhà thơ, là tiếng gọi của tự do+ Bắp
rây, nắng đào+ Sáo diều "lộn nhào" : khát vọng tự do mãnh liệt- Tâm hồn: nhức nhối, khó chịu+ Muốn "chết uất"+ Chân muốn đạp tan phòng-
> Sử dụng động từ mạnh -> muốn toát khỏi lao tù, trở về với tự doYêu đất nước- Niềm khát khao tự do đến cháy bỏng (chú ý đến hoàn cảnh
sáng tác bài thơ) : Người thanh niên Tố Hữu lúc nàynhư được chiếu sáng tâm hồn bởi ánh sáng cách mạng. Dường như ông muốn được tự
do, được phục vụ đất nước.- Chú ý: Giọng điệu thiết tha, giản dị.LĐ3: Để có được những vần thơ hay trong "Quê hương" Tế Hanh phải trải
qua những cung bậc của cảm xúc yêu quê da diết.- Cảnh dân chài đi đánh cá:+ Trời trong gió nhẹ sớm mai hồng: Ngỳa đẹp trời hức hẹn một
vụ cá bội thu.+ Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá+ Thuyền = tuấn mã+ Cánh buồm = mảnh hồn làng- Cảnh đoàn thuyền trở về:+ Những
con cá tươi ngon thân bạc trắng+ Dân làng chài làn da ngăm rám nắng+ Chiếc thuyền im bến ỏi về nằm ( = nhà hiền triết cảm nhận dư vị
muối biển trong thớ vỏ, trong da thịt mình)-> Với những vần thơ giản dị mà gợi cảm, tác giả đã vẽ nên một bức tranh quê hương yên bình,
bày tỏ nỗi nhớ vàtình yêu tha thiết đối với quê mình.3. Kết bài:1 Khẳng định lại luận điểmPhân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố HữuTrong
bóng tối mịt mờ chốn lao tù, dường như sự sống đã chấm dứt hẳn, bởi lạnh giá, bởi cô độc. Vậy mà, giữa những âm thanh khô khốc, chói tai
của tiếng xiềng xích, vẫn vang lên nhịp tim thổn thức, rạo rực của một hồn thơ trẻ tha thiết yêu đời, yêu người. Tố Hữu, bằng cảm xúc chân
thật của mình, đã cất lên tiếng nói tâm tình tha thiết củangười chiến sĩ cộng sản suốt đời chiến đấu cho lí tưởng và tâm hồn khát khao tự do
đến cháy bỏng trong bài thơ “Khicon tu hú”.Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn
đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng. Giờ đây, người ta không còn thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng
nhàthơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng
quê Việt Nam, báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống - mùa hè về. Lúc này, khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc
sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến
cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài:“Khi con tu hú gọi bầyLúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dầnVườn râm dậy tiếng ve ngânBắp rây vàng
hạt đầy sân nắng đàoTrời xanh càng rộng càng caoĐôi con diều sáo lộn nhào tầng không.”Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người
thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Nhữngbước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc
phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút
giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông luá chín, hạt bắp vàng, ánh nắng
đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân...Phải có một sự tưởng tượng lãng mạn, bay bổng và một tâm hồn mến yêu sự sống sâu sắc
mới có thể vẽ lại toàn bộ bức tranh phong cảnh mùa hè sống động đến vậy. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp kia không phải là hiện thực, tất cả
chỉ là sự tưởng tượng của một tâm hồn mơ mộng khi căng tất cả các giác quan để nghe, để nhìn, để ngửi, để cảm nhận không khí hè qua
tiếng gọi bầy của tu hú. Chỉ bằng vài đường nét, màu sắc, âm thanh, nhà thơ đã phơi bày một bức tranh đầy nhựa sống với cánh đồng lúa
chiêm quen thuộc của quê hương đã bao lần đi vào thơ Tố Hữu:“Đây từng ô mạ xanh mơn mởn(...)Ôi ruộng đồng quê hương thương nhớ
ơi!”Giờ đây lại hiện về trong trạng thái căng đầy nhất, viên mãn nhất, lúa ngả vàng, ngả sang màu niềm vui, là màu vàng rực rỡ của mùa hè,
của mồ hôi kết tinh thành hạt thóc.Với một tâm hồn lãng mạn tinh tế, Tố Hữu đã cảm nhận sự thay đối của màu nắng với nhiều góc độ: từ ánh
nắng của “đôiánh lạt ban chiều” (Tâm tư trong tù), ánh nắng yếu ớt dễ bóp nghẹt bởi bóng tối tới một “ánh nắng đào” giữa mùa hè, lấp đi dấu
ấn của “vườn râm”. Câu thơ là một không gian thoải mái với sắc hồng kì lạ. Đó là thứ ánh sáng êm dịu, hiền hậu, vỗ về cho con người trước
những mất mát, đau khổ trong cuộc đời. Có lẽ từ chính sự gặp gỡ tuyệt diệu của chàng thanh niên trẻ tuổi:“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạMặt
trời chân lí chói qua tim”đã khiến cho ánh nắng mùa hè có sự thay đổi tinh tế đến vậy. Và sự xuất hiện của bầu trời trong vắt như mặt nước
yên bình nâng tầm bay cho các cánh diều đã đẩy tầm nhìn, tầm nhận thức của nhà thơ lên đến độ sâu nhất, xa nhất, cao nhất:2 “Trời xanh
càng rộng càng caoĐôi con diều sáo lộn nhào từng không”Thấp thoáng trong ánh nhìn người tù, là một không gian mở rộng đến vô cùng vô
tận. Mặc dù có thể lúc ấy ánh nhìn của nhà thơ - chiến sĩ có phần bị che khuất đi bởi chấn song nhà tù chật hẹp. Trên bầu trời lúc này không
phải là một mình lẻ loi, con sáo diều cũng có đôi, có cặp, có được sự tự do bay lượn trong vùng trời riêng kia. Huống chi là con người. Vậy
mà, thực tế thì sao? Con người cô đơn, cô đơn hơn bao giờ hết, và mất tự do.Không ngẫu nhiên mà bài thơ có sự bổ đôi của hai câu thơ lục
bát. Nhà thơ diễn tả bức tranh mùa hè sống động đối lập với cảnh mùa đông trong ngục tối đã làm nổi bật lên khát vọng cháy bỏng của người
chiến sĩ trên con đường tìm đến tự do. bốn câu thơ kết đã lắng lại cho tiếng lòng náo nức bật lên:“Ta nghe hè dậy bên lòngMà chân muốn
đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết mất thôiCon chim tu hú ngoài trời cứ kêu”Khổ thơ là lời bộc lộ trực tiếp cho tâm tư con người. Bốn
câu cảm thán là sự dồn nén những cảm xúc mãnh liệt của một trái tim đau khổ, uất hận vì mất tự do. Nhà thơ nghe hè, cảm nhận hè chỉ qua
tiếng chim tu hú gọi bầy. Hè đã đến, ba tháng trong ngục tối cũng đã trôi qua, lòng người thanh niên đầy nhiệt huyết càng trỗi dậy mạnh mẽ
hơn tiếng gọi lên đường, tiếng gọi của tự do.Từ trong sâu thẳm tâm tư mình, người tù đã nhận ra tất cả cuộc sống náo nức, vui tươi bên
ngoài lúc chỉ là tưởng tượng, bởi đó là tất cả những hình ảnh tồn tại trong trí nhớ của nhà thơ. Đó là những cánh đồng, những vườn cây trái,
những vườn râm. Còn hiện tại, kẻ thù đang giày xéo quê hương, đã biến bao đồng quê thành hoang mạc và thực chất không gian tự do mà
nhà thơ khát khao bên ngoài kia cũng chỉ là một không gian tù hãm, một cái lồng to giam chí lớn, như chụp lên cuộc sống con người, lên quê
hương. Cho nên, khổ thơ là sự bừng tỉnh của lí trí, là tâm trạng uất ức, ngột ngạt muốn đạp bỏ tất cả, tìm đến không gian tự do, tự tại thật sự.
Bằng cách ngắt nhịp mạnh kết hợp với những từ ngữ mạnh mẽ: “đạp tan”, “chết uất”, câu thơ đã tập trung cao độ tinh thần yêu đời, yêu
người cháy bỏng.Tiếng kêu tu hú cứ day đi day lại cả bài thơ, như thúc giục, như lời thôi thúc người tù vượt thoát cảnh giam cầm, tìm về với
tự do. Có lẽ vì vậy mà ba năm sau, Tố Hữu đã vượt ngục và quay về đội ngũ, để làm tròn ước nguyện cống hiến tất cảcuộc đời cho cách
mạng.“Khi con tu hú” là một bài thơ kết hợp hài hoà của cảnh và tình. Cảnh mở ra rạo rực, tha thiết, tình lắng đọng da diết, trầm buồn. Với
tâm hồn dân tộc, ngòi bút linh hoạt, mềm mại, Tố Hữu xứng đáng với danh hiệu con chim đầu đàn trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam.ĐỀ
THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8Câu 1: (3.0đ)Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: “ Nào đâu
những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang san
ta đổi mới ? ”(Trích: Tác phẩm “Nhớ rừng” – Thế Lữ)3 Câu 2: (7đ)“ Đọc sách là một công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về
cuộc sống”, hãy trình bày suy nghĩ của em về lời nhận xét trên.Câu 3: ( 10đ)Trong bài đề từ trên trang bìa tập “Nhật kí trong tù” - Hồ Chí Minh,
có hai câu thơ:“Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao” Em hãy phân tích bài thơ “Ngắm trăng” trích trong “Nhật kí trong tù” để làm sáng tỏ
ý chính của hai câu thơ trên. ---------------------------Hết-------------------------HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8Câu Nội
dung ĐiểmCâu 1( 3đ) Chỉ ra và phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ: + Ẩn dụ: “ đêm vàng” là những đêm trăng sáng, những
đêm tự do trong quá khứ của con hổ. + Phân tích: Ánh trăng sáng bao trùm khắp không gian, thấm đẫm lên những cành cây, kẽ lá…gợi một
khung cảnh thiên nhiên đẹp, thơ mộng và huyền ảo. Đó cũng là những đêm tự do trong quá khứ của con hổ, con hổ làm chủ không gian rộng
lớn bao la. + Điệp từ “ta” : nhấn mạnh và khẳng định vị thế và uy quyền ngự trị tuyệt đối của con hổ. + Câu hỏi tu từ “ Nào đâu…”, “ Đâu
những…” khẳng định những quá khứ đẹp đẽ, vị thế và sự oai hùng không còn nữa và càng xoáy sâu vào nỗi đau đớn, nuối tiếc khôn nguôi
của con hổ khi nghĩ về quá khứ.1,01.01.0Câu 2( 7.0đ)+ Về kĩ năng: Học sinh biết viết viết văn nghị luận đúng chủ đề, hành văn mạch lạc, lập
luận chặt chẽ, rõ ràng, dễ hiểu, thuyết phục được người đọc. Biết thực hiện kết hợp các thao tác nghị luận như: phân tích, tổng hợp, so sánh,
giải thích, chứng minh, nhận xét, đánh giá…+ Về nội dung: Học sinh có thể triển khai theo cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ
bản sau:- Vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách: Sách kết tinh học vấn, trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại. Sách là kho kiến thức vô
cùng rộng lớn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Sách ghi chép và truyền đạt cho con người những hiểu biết mà con người cần tìm hiểu.-
Sự cần thiết, bổ ích của việc đọc sách: Con người muốn nâng cao học vấn, hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống thì việc cần thiết là phải
đọc sách. Đọc sách là thừa hưởng những giá trị quý báu của nhân loại. Có niều loại sách cho người đọc lựa chọn như sách giải trí giúp con
người thư giãn; sách chuyên môn giúp con người nghiên cứu, tìm hiểu đê nâng cao vốn hiểu biết trong nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lý,
khoa học kĩ thuật, y học……- Liên hệ so sánh tầm quan trọng của việc đọc sách đối với bản thân. 1.02.02.02.0Câu 3( 10đ) * Yêu cầu chung:
+Kiểu bài: Phân tích tác phẩm kết hợp với chứng minh +Nội dung: Phân tích bài thơ “Ngắm trăng” để thấy được mặc dù bị giam cầm về thể
xác nhưng song sắt nhà tù không thể giam hãm được tinh thần của người tù- người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh. *Yêu cầu cụ thể:A-Mở
bài -Giới thiệu khái quát về Hồ Chí Minh và tập thơ “Nhật kí trong tù” -Một trong những vẻ đẹp về nội dung của tập nhật kí đồng thời cũng là
vẻ đẹp của con người Hồ Chí Minh là sự vượt ngục về tinh thần, điều đó thể hiện rõ ngay từ lời đề từ mở đầu tập nhật kí (Trích dẫn 2 câu thơ
trong bài đề từ) và được thể hiện cụ thể, sinh động trong bài thơ “Ngắm trăng”.B-Thân bài 1-Giải thích nội dung ý nghĩa hai câu thơ trong bài
đề từ tập nhật kí trong tù 1.01.04 Là lời khẳng đinh mặc dù bị giam hãm trong tù ngục nhưng song sắt nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ
không giam hãm được tinh thần của người tù- người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh 2- Chứng minh nội dung ý thơ qua bài thơ “Ngắm
trăng” Bài thơ “Ngắm trăng” là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện rõ nhất cho lời khẳng định “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài
lao” *Hai câu đầu: +Hoàn cảnh ngắm trăng của người tù hết sức đặc biệt: mất tự do về thân thể (trong tù), thiếu “rượu”, “hoa” những thứ
không thể thiếu khi thưởng nguyệt của các thi nhân xưa. Điệp ngữ “không” khẳng định sự thiếu thốn trong cảnh ngục tù đày. +Tuy nhiên,
trước đêm trăng đẹp tâm hồn thi sĩ đã bối rối, xúc động, xốn xang. Học sinh cần phân tích câu thơ phiên âm để thấy được tâm trạng cảm xúc
của Bác: Câu hỏi tu từ “Đối thử lương tiêu nại nhược hà” biểu hiện tâm trạng của Bác trước cảnh đẹp đêm trăng.*Hai câu cuối +Vượt lên trên
cảnh ngộ, những thiếu thốn của chốn lao tù, Bác mở rộng hồn mình để cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng. Biện pháp đối ngữ (nhân- minh
nguyệt, nguyệt- thi gia) , nghệ thuật nhân hóa, cách sử dụng từ “khán” thay cho “vọng” ở nhan đề thể hiện mối quan hệ bạn bè tri âm, tri kỉ
giữa trăng với người tù. +Sự giao hòa giữa Bác với vầng trăng biểu thị tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, sự tự do nội tại cao độ, khát
vọng tự do, là cuộc vượt ngục bằng tinh thần của Bác. +Mở đầu bài thơ là hình ảnh người tù nhưng kết thúc bài thơ chỉ có hình ảnh “thi gia”,
kẻ thù chỉ có thể giam cầm thân thể Bác chứ không giam hãm được tâm hồn Bác đúng như Bác đã từng viết “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần
ở ngoài lao” 3- Đánh giá: Ngắm trăng là thi phẩm đặc sắc trong “ Nhật kí trong tù”. Với người tù Hồ Chí Minh, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp
cao quý, thanh bình. “Ngắm trăng” cho ta hiểu sâu hơn về tình yêu thiênnhiên thắm thiết và phong thái ung dung tự tại của Hồ Chí Minh ngay
cả trong ngục tù tăm tối. Song sắt nhà tù trở nên vô nghĩa. Nhà tù có thể giam cầm Hồ Chí Minh về thể xác nhưng không thể nào giam hãm
tinh thần tự do của Bác. Giữa Bác và trăng luôn có mối quan hệ gần gũi, tri âm, tri kỉ.C-Kết bài Bài thơ “Ngắm trăng” thể hiện vẻ đẹp tâm hồn,
bản lĩnh, ý chí, nghị lực của Hồ Chí Minh trong hoàncảnh lao tù, đó là biểu hiện của “chất thép” sáng ngời trong thơ của Bác cũng như trong
tập nhật kí trong tù.0.51.01.51.01.01.01.01.0Vi sao noi bai tho ngam trang la cuoc vuot nguc tinh than cua Bac?Luận điểm một :- cảnh tù ngục
đầy khốn khổ của người tù : bốn bức tường lạnh lẽo , quánh đặc bởi không khó ngột ngạt pha loãng với tiếng xiềng xích rợn người.- Hoàn
cảnh trớ trêu : trăng sáng vằng vặc, kiêu hãnh tỏa ánh vàng trên bầu trời tự do, kẻ yêu trăng lại bị giam giữ nơi tù ngục, thiếu thốn trăm bề, và
đáng tiếc nhất, đó là sự thiếu thốn về thi liệu. Người xưa, muốn thưởng trăng thì phải córượu có hoa, và có thơ , ở cảnh tù ngục thì lấy đâu ra
những thi liệu cao quý ấy : lấy đâu rượu, đâu hoa và đâu kẻ tâm giao để cùng nhau họa thơ thưởng nguyệtLuận điểm 2 : Vượt ngục tinh thần-
Dù thiếu thốn, nhưng, như một quy luật tự nhiên, trăng tỏa mộng vào con người cũng mở hồn để đón lấy ánh trăng lung linh ấy. Hai câu thơ
cuối đã đạt đến mức đỉnh cao của nghệ thuật đăng đối và sắp xếp hình ảnh thơ , khắc họa thật độc đáo không gian khung cảnh ngắm trăng lạ
kì của người tù : cả 2 câu thơ đều bắt đầu và kết thúc là "trăng và người " ( nhân- nguyệt, nguyệt - thi gia). thế nhưng, giữa người và trăng lại
có tấm song sắt nhà tù ngăn trở. Song, người tù đãquên đi cảnh ngộ bị giam cầm để thả hồn theo trăng, hướng tầm mắt đến bầu trời cao
rộng tự do đẫm ánh vàng, trăng cúng tỏa ánh đến tận phòng giam để tìm kẻ iêu trăng mà sẻ chia, tâm sự. Trăng và người cùng gắn bó, bền
chặt ,hân hoan trong tình bạn tâm giao bền chặt/ Và giây phút giao cảm giữa người và trăng đã xóa tan đi mọi xiềng xích, cùm sắt và đâu
thương, Người "tù nhân" thoắt cái trở thành thi nhân => đây là cuộc vượt ngục tinh thần lớn lao. Câu thơ kết thúc thật đẹp : k còn tù nhân, k
còn tù ngục, chỉ còn lại thơ, trăng và tâm hồn nghệ sĩ- chiến sĩ dạt dào tha thiết.-Thâ- : tham khảo bạn nhé , dàn ý thôi Nhà văn Hoài Thanh
có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác đã viết nhiều bài thơ trăng. Trong số đó, bài “Ngắm trăng”5 là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị
Đường thi, được nhiều người ưa thích. Nguyên tác bằng chữ Hán, đây là bản dịch bải thơ:NGẮM TRĂNG“Trong tù không rượu cũng không
hoaCảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.Bài thơ rút trong “Nhật ký trong
tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới
Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trongnhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết.
Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó
cũng là sự thật “Trong tù không rượucúng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện
trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn
chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình
dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói,
trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?“Trong tù không rượu cũng không hoa,Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.Sự tự ý
thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghia sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua
song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt
nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường nhưBác:“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…Từ phòng
giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách
được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở
trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một
người bạn tri âm, tri kỷtừ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri
ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và
trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi
lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng
sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp
đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm
trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn
Bác vẫn có những giây 6 phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ
đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy
trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “…Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…” Trăng
tròn, trăg sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê
hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm
mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của
Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên
Đổ, v.v….Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén”
(Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự
do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí
Minh. Trong đề này em đi sâu vào phân tích ý "Cuộc vượt ngục tinh thần": Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn
cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù.. ..Bài: http://tuthienbao.com/forum/showthread.php?
t=110462#ixzz2Hg9bFmUvCảm nghĩ về nhận định Thơ Bác đầy trăngNhà văn Hoài Thanh có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác đã viết
nhiều bài thơ trăng. Trong số đó, bài “Ngắm trăng”là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi, được nhiều người ưa thích.NGẮM
TRĂNG“Trong tù không rượu cũng không hoaCảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,Trăng nhòm khe cửa
ngắm nhà thơ”.Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến
tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trongnhà tù, qua đó nói lên
một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết.Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là
sự thật “Trong tù không rượucúng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa
ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương.
Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên.Câu thơ bình dị mà dồi
dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế
mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?“Trong tù không rượu cũng không hoa,Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.Sự tự ý thức về cảnh
ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghia sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà
tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không
thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường nhưBác:“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…Từ phòng giam tăm tối, Bác
hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và
vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng
“tinh thần” ở ngoài lao”7 Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri
âm, tri kỷtừ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện
đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn
từ, hình ảnh và ý thơ:“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi
gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh
khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu
hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ
trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những
giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và
niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ
đòi thơ…”, “…Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…” Trăng tròn, trăg sáng… xuất hiện
trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho
nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ.
Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền,
trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….Uống rượu, ngắm trăng
là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng
đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên
của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc Bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.Nguồn Bài:
http://tuthienbao.com/forum/showthread.php?t=110462#ixzz2Hg9mzQR9Phát biểu về tập “Nhật kí trong tù”, nhà thơ Xuân Diệu có viết: “Cái
hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh”. (Yêu thơ Bác, tạp chí văn học số 5/1966)Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế
nào? Hãy phân tích các bài thơ trong tập Nhật kí trong tù để chứng minh.Bài làmHọc tập thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều quan trọng
nhất là chúng ta học được cách làm người của Bác kính yêu. Thơ Bác đẹp, hấp dẫn chúng ta trước hết bởi vì cuộc đời Bác đẹp, tâm hồn Bác
đẹp. Phát biểu về tập Nhật kí trong tù, nhà thơ Xuân Diệu có viết: “Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh”.Sự
nghiệp chính của Bác là hoạt động cách mạng. Bác chưa một lần hối hận mình là nhà văn, nhà thơ. Nhật kí trong tù trướchết là một tập nhật
kí của một người tù cộng sản nhằm ghi lại những sự việc bình thường hằng ngày mà tác giả trải qua. Thật may mắn, tập thơ đã đến với
chúng ta, giúp chúng ta hiểu thêm một quãng đời gian khổ của vị lãnh tụ vĩ đại.Thông quatập thơ, ta hiểu thêm về con người Bác. Đúng như
nhà thơ Xuân Diệu đã nói” Cai hay vô song của tập thơ”, sợ chỉ đỏ xuyênsuốt là phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí
Minh.Nói đến “chất người cộng sản” trước hết nói đến những phẩm chất tốt đẹp của con người chân chính nói chung. Phẩm chất ấy được thể
hiện qua tình yêu quê hương, đất nước và tình yêu con người; đấy chính là tình thần căm thù sự bất công tàn bạo. Đặc biệt phẩm chất người
cộng sản được thử thách qua việc chiến đấu kiên cường sẵn sàng hy sinh phấn đấu vì lí tưởng cộng sản cao đẹp.Chúng ta còn nhớ, vào
năm 1942 trên đường sang Trung Quốc công tác, Bác đã bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam. Chúng giải Bác qua nhiều nhà lao, Bác đã phải
chịu đựng bao gian khổ của chế độ nhà tù tàn bạo. Bị đọa đày, Bác vẫn bình tĩnh, lạc quan tin tưởng vào sự tất thắng của cách mạng, Bác có
một tình yêu bao là rộng lớn. Trước hết, đấy là tình yêu con 8 người. Bác cảm thông sâu sắc với những người bạn tù cùng cảnh ngộ. Nghe
tiếng sáo của người bạn tù, Bác viết thành bài thơ:Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu.Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu:Muốn dặm quan hà
khôn xiết nỗi.Lên lầu ai đó ngóng trông nhau.Qua tiếng sáo, Bác hình dung ra không chỉ nỗi niềm của người thổi sao mà con vẽ lên được ở
một vùng quê xa xôi kia có người vợ của người bạn tù dõi mắt ngóng về phía chân trời xa, nơi chồng mình bị giam cầm. Từ tình thương
người bạn tù, Bác gửi nỗi niềm cảm thông của mình đến với những người thân của họ. Có lần, bỗng bác nghe thấy một cháu bé khóc, khi biết
nguyên nhân phải vào tù, Bác đã xúc động viết bài Cháu bé trong nhà lao Tân Dương:Oa…!Oa…!Oa…!Cha trốn không đi lính nước nhà.Nên
nỗi thân em vừa nửa tuổiPhải theo mẹ đến ở nhà pha.Trong lao tù, Bác phải chịu biết bao cay đắng cực khổ, nhưng ta ít thấy Bác nói về nỗi
khổ của mình, có chăng nỗi khổ ấy được nói đến kèm theo một nụ cười hóm hỉnh, còn chủ yếu Hồ Chủ tịch nói về nỗi khổ của người khác với
sự cảm thông chân thành. Đọc lại những bài thơ, chúng ta vô cùng xúc động trước tình thương bao la của Người dành cho những ai cùng
cảnh ngộ, những ai bị đày đọa cực khổ trong chế độ xã hội bất công.Yêu thương con người chân thành tha thiết, đồng thời Hồ Chủ tịch cũng
là người yêu quí thiên nhiên. Thiên nhiên đối với Bác vừa gần gũi, vừa sinh động tươi đẹp. Người viết nhiều về thiên nhiên. Dường như,
trong thơ Bác, thiên nhiên và con người có sự hòa hợp thật đáng quí. Dưới đây là một bài thơ Bác sáng tác ngay trên đường chuyển nhà
lao:Mặc dù bị trói chân tay,Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng;Vui say ai cấm ta đừng,Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu.Vượt lên sự
đau khổ về thân xác, Bác hòa tâm hồn mình vào cảnh đất trời tươi đẹp, thưởng thức tiếng chim ca rộn rã ở chốn núi rừng ngào ngạt hương
bay. Bác bị trói, giải đi đường mà ung dung tự tại như một tiên ông say cảnh thiên nhiên. Người đọc cũng cảm thấy lòng mình hứng khởi qua
cách nhìn cảnh vật của Bác. Đằng sau vẻ đẹp của thiên nhiên là hình ảnh của một người tù cộng sản với niềm tin vô bờ vào ngày mai tươi
sáng của Cách mạng. Người đã từng tâm niệm:Ví không có cảnh đông tànThì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuânNghĩ mình trong lúc gian
truân.Tai ương rèn luyện tình thần thêm hăng.Vì tin tưởng vào tiền đồ của dân tộc, của cách mạng nên Bác Hồ đã vượt qua mọi gian khổ, hy
sinh chiến đấu. Bác coi lao tùchính trị là nơi thử thách dũng khí của người cộng sản. Dũng khí ấy được Bác thể hiện qua nhiều bài thơ. Phải
chăng đó là những nhân tố tạo nên phẩm chất của người chiến sĩ cộng sản: trung thành với lí tưởng, suốt đời phấn đấu hi sinh vì lí tưởngcao
đẹp? Kẻ thù có thể giam cầm được thân thể Bác, nhưng chúng không sao có thể giam cầm được tinh thần Bác. Bác đã nói về điều này một
cách ngắn gọn và giản dị:Thân thể ở trong laoTinh thần ở ngoài lao,Muốn nên sự nghiệp lớn,Tinh thần càng phải cao.Ý thức được về hoàn
cảnh xung quanh, có ý chí tận dụng mọi cơ hội để phụ sự lí tưởng là một đặc điểm trong nhân cách người cộng sản Hồ Chí Minh vĩ đại. Tổ
quốc là hình ảnh luôn thường trực trong tâm trí Bác. Vì Tổ quốc, vì nhân dân, 9 Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải
xuống Tải xuống 17 2/26 trang (26 trang)Tải Xuống17 Lịch sử tải xuống + THÀNH VIÊN THƯỜNG XEM THÊM Đề văn lớp 8- sưu tầm đề
kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (124) 26 3 16 Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (96) 3 683 1 Đề văn lớp 8-
sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (9) 4 549 0 Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (67) 3 515 2 Đề
văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (99) 3 405 0 Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (40) 3
505 0 Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (56) 4 575 4 Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi
dưỡng (79) 3 553 2 Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (121) 2 540 0 Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học
sinh giỏi bồi dưỡng (151) 3 498 0 THÔNG TIN TÀI LIỆU Ngày đăng: 29/07/2015, 10:56 Chứng minh tình yêu thương đất nước yêu thiên
nhiên , yêu con người qua văn bản lớp 8 " Khi con Tu Hú " và "? 1. Mở bài: - Dẫn dắt - Nêu luận điểm chung: Qua các tác phẩm của mình các
nhà văn, nhà thơ đã thể hiện tình cảm thiết tha của mình đối với thiên nhiên đất nước. 2. Thân bài: LĐ1: Với "Cảnh Khuya", Hồ Chí Minh đã
bộc lộ lòng yêu thiên nhiên, đất nước rất tha thiết. Yêu thiên nhiên: - Mở các giác quan để cảm nhận thiên nhiên: + Thính giác: tiếng suối =
tiếng hát xa (cảm nhận tinh tế) + Thị giác: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa (phân tích hình ảnh này ở phương diện trực tiếp và gián tiếp => rất
khéo) - Tâm hồn của Người: + Yêu thiên nhiên: Trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, tâm hồn của Người vẫn rất ung dung, khoan khoái trước
vẻ đẹp kì diệu mà thiên nhiên ban tặng. + Yêu nước thương dân: lo lắng cho vận mệnh nước nhà - Chú ý: Đây là sự kết hợp chặt chẽ và hài
hoà tâm hồn chiến sĩ và tâm hồn nghệ sĩ. - Những cảm nhận vô cùng tinh tế đã chỉ ra được tình yêu quê hương thiên nhiên đất nước đầy
lãng mạn. LĐ2: Chốn tù ngục khó khăn vẫn không làm tình yêu thiên nhiên đất nước của Tố Hữu phai nhạt mà còn thêm mãnh liệt cùng niềm
khát khao tự do chãy bỏng. Yêu thiên nhiên: - Cảnh màu hè + Lúa chiêm, cây trái + tiếng ve # có thể là tiếng ve ngoài không gian # có thể là
tiếng gọi thôi thúc trong tâm trí nhà thơ, là tiếng gọi của tự do + Bắp rây, nắng đào + Sáo diều "lộn nhào" : khát vọng tự do mãnh liệt - Tâm
hồn: nhức nhối, khó chịu + Muốn "chết uất" + Chân muốn đạp tan phòng -> Sử dụng động từ mạnh -> muốn toát khỏi lao tù, trở về với tự do
Yêu đất nước - Niềm khát khao tự do đến cháy bỏng (chú ý đến hoàn cảnh sáng tác bài thơ) : Người thanh niên Tố Hữu lúc này như được
chiếu sáng tâm hồn bởi ánh sáng cách mạng. Dường như ông muốn được tự do, được phục vụ đất nước. - Chú ý: Giọng điệu thiết tha, giản
dị. LĐ3: Để có được những vần thơ hay trong "Quê hương" Tế Hanh phải trải qua những cung bậc của cảm xúc yêu quê da diết. - Cảnh dân
chài đi đánh cá: + Trời trong gió nhẹ sớm mai hồng: Ngỳa đẹp trời hức hẹn một vụ cá bội thu. + Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá + Thuyền
= tuấn mã + Cánh buồm = mảnh hồn làng - Cảnh đoàn thuyền trở về: + Những con cá tươi ngon thân bạc trắng + Dân làng chài làn da ngăm
rám nắng + Chiếc thuyền im bến ỏi về nằm ( = nhà hiền triết cảm nhận dư vị muối biển trong thớ vỏ, trong da thịt mình) -> Với những vần thơ
giản dị mà gợi cảm, tác giả đã vẽ nên một bức tranh quê hương yên bình, bày tỏ nỗi nhớ và tình yêu tha thiết đối với quê mình. 3. Kết bài: 1
Khẳng định lại luận điểm Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu Trong bóng tối mịt mờ chốn lao tù, dường như sự sống đã chấm dứt
hẳn, bởi lạnh giá, bởi cô độc. Vậy mà, giữa những âm thanh khô khốc, chói tai của tiếng xiềng xích, vẫn vang lên nhịp tim thổn thức, rạo rực
của một hồn thơ trẻ tha thiết yêu đời, yêu người. Tố Hữu, bằng cảm xúc chân thật của mình, đã cất lên tiếng nói tâm tình tha thiết của người
chiến sĩ cộng sản suốt đời chiến đấu cho lí tưởng và tâm hồn khát khao tự do đến cháy bỏng trong bài thơ “Khi con tu hú”. Nhan đề bài thơ là
một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng. Giờ đây, người ta không còn
thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim
tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam, báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống - mùa
hè về. Lúc này, khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt
hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài: “Khi con tu hú gọi bầy Lúa
chiêm đương chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con
diều sáo lộn nhào tầng không.” Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc
đời. Những bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không
khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian
cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông luá chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân Phải có một sự
tưởng tượng lãng mạn, bay bổng và một tâm hồn mến yêu sự sống sâu sắc mới có thể vẽ lại toàn bộ bức tranh phong cảnh mùa hè sống
động đến vậy. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp kia không phải là hiện thực, tất cả chỉ là sự tưởng tượng của một tâm hồn mơ mộng khi căng tất
cả các giác quan để nghe, để nhìn, để ngửi, để cảm nhận không khí hè qua tiếng gọi bầy của tu hú. Chỉ bằng vài đường nét, màu sắc, âm
thanh, nhà thơ đã phơi bày một bức tranh đầy nhựa sống với cánh đồng lúa chiêm quen thuộc của quê hương đã bao lần đi vào thơ Tố Hữu:
“Đây từng ô mạ xanh mơn mởn ( ) Ôi ruộng đồng quê hương thương nhớ ơi!” Giờ đây lại hiện về trong trạng thái căng đầy nhất, viên mãn
nhất, lúa ngả vàng, ngả sang màu niềm vui, là màu vàng rực rỡ của mùa hè, của mồ hôi kết tinh thành hạt thóc. Với một tâm hồn lãng mạn
tinh tế, Tố Hữu đã cảm nhận sự thay đối của màu nắng với nhiều góc độ: từ ánh nắng của “đôi ánh lạt ban chiều” (Tâm tư trong tù), ánh nắng
yếu ớt dễ bóp nghẹt bởi bóng tối tới một “ánh nắng đào” giữa mùa hè, lấp đi dấu ấn của “vườn râm”. Câu thơ là một không gian thoải mái với
sắc hồng kì lạ. Đó là thứ ánh sáng êm dịu, hiền hậu, vỗ về cho con người trước những mất mát, đau khổ trong cuộc đời. Có lẽ từ chính sự
gặp gỡ tuyệt diệu của chàng thanh niên trẻ tuổi: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim” đã khiến cho ánh nắng mùa hè
có sự thay đổi tinh tế đến vậy. Và sự xuất hiện của bầu trời trong vắt như mặt nước yên bình nâng tầm bay cho các cánh diều đã đẩy tầm
nhìn, tầm nhận thức của nhà thơ lên đến độ sâu nhất, xa nhất, cao nhất: 2 “Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng
không” Thấp thoáng trong ánh nhìn người tù, là một không gian mở rộng đến vô cùng vô tận. Mặc dù có thể lúc ấy ánh nhìn của nhà thơ -
chiến sĩ có phần bị che khuất đi bởi chấn song nhà tù chật hẹp. Trên bầu trời lúc này không phải là một mình lẻ loi, con sáo diều cũng có đôi,
có cặp, có được sự tự do bay lượn trong vùng trời riêng kia. Huống chi là con người. Vậy mà, thực tế thì sao? Con người cô đơn, cô đơn hơn
bao giờ hết, và mất tự do. Không ngẫu nhiên mà bài thơ có sự bổ đôi của hai câu thơ lục bát. Nhà thơ diễn tả bức tranh mùa hè sống động
đối lập với cảnh mùa đông trong ngục tối đã làm nổi bật lên khát vọng cháy bỏng của người chiến sĩ trên con đường tìm đến tự do. bốn câu
thơ kết đã lắng lại cho tiếng lòng náo nức bật lên: “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết mất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu” Khổ thơ là lời bộc lộ trực tiếp cho tâm tư con người. Bốn câu cảm thán là sự dồn nén những cảm xúc mãnh
liệt của một trái tim đau khổ, uất hận vì mất tự do. Nhà thơ nghe hè, cảm nhận hè chỉ qua tiếng chim tu hú gọi bầy. Hè đã đến, ba tháng trong
ngục tối cũng đã trôi qua, lòng người thanh niên đầy nhiệt huyết càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn tiếng gọi lên đường, tiếng gọi của tự do. Từ trong
sâu thẳm tâm tư mình, người tù đã nhận ra tất cả cuộc sống náo nức, vui tươi bên ngoài lúc chỉ là tưởng tượng, bởi đó là tất cả những hình
ảnh tồn tại trong trí nhớ của nhà thơ. Đó là những cánh đồng, những vườn cây trái, những vườn râm. Còn hiện tại, kẻ thù đang giày xéo quê
hương, đã biến bao đồng quê thành hoang mạc và thực chất không gian tự do mà nhà thơ khát khao bên ngoài kia cũng chỉ là một không
gian tù hãm, một cái lồng to giam chí lớn, như chụp lên cuộc sống con người, lên quê hương. Cho nên, khổ thơ là sự bừng tỉnh của lí trí, là
tâm trạng uất ức, ngột ngạt muốn đạp bỏ tất cả, tìm đến không gian tự do, tự tại thật sự. Bằng cách ngắt nhịp mạnh kết hợp với những từ
ngữ mạnh mẽ: “đạp tan”, “chết uất”, câu thơ đã tập trung cao độ tinh thần yêu đời, yêu người cháy bỏng. Tiếng kêu tu hú cứ day đi day lại cả
bài thơ, như thúc giục, như lời thôi thúc người tù vượt thoát cảnh giam cầm, tìm về với tự do. Có lẽ vì vậy mà ba năm sau, Tố Hữu đã vượt
ngục và quay về đội ngũ, để làm tròn ước nguyện cống hiến tất cả cuộc đời cho cách mạng. “Khi con tu hú” là một bài thơ kết hợp hài hoà
của cảnh và tình. Cảnh mở ra rạo rực, tha thiết, tình lắng đọng da diết, trầm buồn. Với tâm hồn dân tộc, ngòi bút linh hoạt, mềm mại, Tố Hữu
xứng đáng với danh hiệu con chim đầu đàn trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8 Câu 1: (3.0đ)
Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: “ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống
ánh trăng tan ? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới ? ” (Trích: Tác phẩm “Nhớ rừng” – Thế
Lữ) 3 Câu 2: (7đ)“ Đọc sách là một công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về cuộc sống”, hãy trình bày suy nghĩ của em về lời
nhận xét trên. Câu 3: ( 10đ)Trong bài đề từ trên trang bìa tập “Nhật kí trong tù” - Hồ Chí Minh, có hai câu thơ: “Thân thể ở trong lao Tinh thần
ở ngoài lao” Em hãy phân tích bài thơ “Ngắm trăng” trích trong “Nhật kí trong tù” để làm sáng tỏ ý chính của hai câu thơ trên. Hết HƯỚNG
DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8 Câu Nội dung Điểm Câu 1 ( 3đ) Chỉ ra và phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp
tu từ: + Ẩn dụ: “ đêm vàng” là những đêm trăng sáng, những đêm tự do trong quá khứ của con hổ. + Phân tích: Ánh trăng sáng bao trùm
khắp không gian, thấm đẫm lên những cành cây, kẽ lá…gợi một khung cảnh thiên nhiên đẹp, thơ mộng và huyền ảo. Đó cũng là những đêm
tự do trong quá khứ của con hổ, con hổ làm chủ không gian rộng lớn bao la. + Điệp từ “ta” : nhấn mạnh và khẳng định vị thế và uy quyền ngự
trị tuyệt đối của con hổ. + Câu hỏi tu từ “ Nào đâu…”, “ Đâu những…” khẳng định những quá khứ đẹp đẽ, vị thế và sự oai hùng không còn
nữa và càng xoáy sâu vào nỗi đau đớn, nuối tiếc khôn nguôi của con hổ khi nghĩ về quá khứ. 1,0 1.0 1.0 Câu 2 ( 7.0đ) + Về kĩ năng: Học sinh
biết viết viết văn nghị luận đúng chủ đề, hành văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, rõ ràng, dễ hiểu, thuyết phục được người đọc. Biết thực hiện
kết hợp các thao tác nghị luận như: phân tích, tổng hợp, so sánh, giải thích, chứng minh, nhận xét, đánh giá… + Về nội dung: Học sinh có thể
triển khai theo cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau: - Vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách: Sách kết tinh học vấn,
trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại. Sách là kho kiến thức vô cùng rộng lớn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Sách ghi chép và
truyền đạt cho con người những hiểu biết mà con người cần tìm hiểu. - Sự cần thiết, bổ ích của việc đọc sách: Con người muốn nâng cao
học vấn, hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống thì việc cần thiết là phải đọc sách. Đọc sách là thừa hưởng những giá trị quý báu của nhân
loại. Có niều loại sách cho người đọc lựa chọn như sách giải trí giúp con người thư giãn; sách chuyên môn giúp con người nghiên cứu, tìm
hiểu đê nâng cao vốn hiểu biết trong nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lý, khoa học kĩ thuật, y học…… - Liên hệ so sánh tầm quan trọng của việc
đọc sách đối với bản thân. 1.0 2.0 2.0 2.0 Câu 3 ( 10đ) * Yêu cầu chung: +Kiểu bài: Phân tích tác phẩm kết hợp với chứng minh +Nội dung:
Phân tích bài thơ “Ngắm trăng” để thấy được mặc dù bị giam cầm về thể xác nhưng song sắt nhà tù không thể giam hãm được tinh thần của
người tù- người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh. *Yêu cầu cụ thể: A-Mở bài -Giới thiệu khái quát về Hồ Chí Minh và tập thơ “Nhật kí trong
tù” -Một trong những vẻ đẹp về nội dung của tập nhật kí đồng thời cũng là vẻ đẹp của con người Hồ Chí Minh là sự vượt ngục về tinh thần,
điều đó thể hiện rõ ngay từ lời đề từ mở đầu tập nhật kí (Trích dẫn 2 câu thơ trong bài đề từ) và được thể hiện cụ thể, sinh động trong bài thơ
“Ngắm trăng”. B-Thân bài 1-Giải thích nội dung ý nghĩa hai câu thơ trong bài đề từ tập nhật kí trong tù 1.0 1.0 4 Là lời khẳng đinh mặc dù bị
giam hãm trong tù ngục nhưng song sắt nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không giam hãm được tinh thần của người tù- người chiến sỹ
cách mạng Hồ Chí Minh 2- Chứng minh nội dung ý thơ qua bài thơ “Ngắm trăng” Bài thơ “Ngắm trăng” là một trong những bài thơ tiêu biểu
thể hiện rõ nhất cho lời khẳng định “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao” *Hai câu đầu: +Hoàn cảnh ngắm trăng của người tù hết sức
đặc biệt: mất tự do về thân thể (trong tù), thiếu “rượu”, “hoa” những thứ không thể thiếu khi thưởng nguyệt của các thi nhân xưa. Điệp ngữ
“không” khẳng định sự thiếu thốn trong cảnh ngục tù đày. +Tuy nhiên, trước đêm trăng đẹp tâm hồn thi sĩ đã bối rối, xúc động, xốn xang. Học
sinh cần phân tích câu thơ phiên âm để thấy được tâm trạng cảm xúc của Bác: Câu hỏi tu từ “Đối thử lương tiêu nại nhược hà” biểu hiện tâm
trạng của Bác trước cảnh đẹp đêm trăng. *Hai câu cuối +Vượt lên trên cảnh ngộ, những thiếu thốn của chốn lao tù, Bác mở rộng hồn mình để
cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng. Biện pháp đối ngữ (nhân- minh nguyệt, nguyệt- thi gia) , nghệ thuật nhân hóa, cách sử dụng từ “khán” thay
cho “vọng” ở nhan đề thể hiện mối quan hệ bạn bè tri âm, tri kỉ giữa trăng với người tù. +Sự giao hòa giữa Bác với vầng trăng biểu thị tình
yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, sự tự do nội tại cao độ, khát vọng tự do, là cuộc vượt ngục bằng tinh thần của Bác. +Mở đầu bài thơ là
hình ảnh người tù nhưng kết thúc bài thơ chỉ có hình ảnh “thi gia”, kẻ thù chỉ có thể giam cầm thân thể Bác chứ không giam hãm được tâm
hồn Bác đúng như Bác đã từng viết “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao” 3- Đánh giá: Ngắm trăng là thi phẩm đặc sắc trong “ Nhật kí
trong tù”. Với người tù Hồ Chí Minh, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp cao quý, thanh bình. “Ngắm trăng” cho ta hiểu sâu hơn về tình yêu thiên
nhiên thắm thiết và phong thái ung dung tự tại của Hồ Chí Minh ngay cả trong ngục tù tăm tối. Song sắt nhà tù trở nên vô nghĩa. Nhà tù có thể
giam cầm Hồ Chí Minh về thể xác nhưng không thể nào giam hãm tinh thần tự do của Bác. Giữa Bác và trăng luôn có mối quan hệ gần gũi, tri
âm, tri kỉ. C-Kết bài Bài thơ “Ngắm trăng” thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, bản lĩnh, ý chí, nghị lực của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh lao tù, đó là biểu
hiện của “chất thép” sáng ngời trong thơ của Bác cũng như trong tập nhật kí trong tù. 0.5 1.0 1.5 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 Vi sao noi bai tho ngam
trang la cuoc vuot nguc tinh than cua Bac? Luận điểm một : - cảnh tù ngục đầy khốn khổ của người tù : bốn bức tường lạnh lẽo , quánh đặc
bởi không khó ngột ngạt pha loãng với tiếng xiềng xích rợn người. - Hoàn cảnh trớ trêu : trăng sáng vằng vặc, kiêu hãnh tỏa ánh vàng trên
bầu trời tự do, kẻ yêu trăng lại bị giam giữ nơi tù ngục, thiếu thốn trăm bề, và đáng tiếc nhất, đó là sự thiếu thốn về thi liệu. Người xưa, muốn
thưởng trăng thì phải có rượu có hoa, và có thơ , ở cảnh tù ngục thì lấy đâu ra những thi liệu cao quý ấy : lấy đâu rượu, đâu hoa và đâu kẻ
tâm giao để cùng nhau họa thơ thưởng nguyệt Luận điểm 2 : Vượt ngục tinh thần -Dù thiếu thốn, nhưng, như một quy luật tự nhiên, trăng tỏa
mộng vào con người cũng mở hồn để đón lấy ánh trăng lung linh ấy. Hai câu thơ cuối đã đạt đến mức đỉnh cao của nghệ thuật đăng đối và
sắp xếp hình ảnh thơ , khắc họa thật độc đáo không gian khung cảnh ngắm trăng lạ kì của người tù : cả 2 câu thơ đều bắt đầu và kết thúc là
"trăng và người " ( nhân- nguyệt, nguyệt - thi gia). thế nhưng, giữa người và trăng lại có tấm song sắt nhà tù ngăn trở. Song, người tù đã
quên đi cảnh ngộ bị giam cầm để thả hồn theo trăng, hướng tầm mắt đến bầu trời cao rộng tự do đẫm ánh vàng, trăng cúng tỏa ánh đến tận
phòng giam để tìm kẻ iêu trăng mà sẻ chia, tâm sự. Trăng và người cùng gắn bó, bền chặt ,hân hoan trong tình bạn tâm giao bền chặt/ Và
giây phút giao cảm giữa người và trăng đã xóa tan đi mọi xiềng xích, cùm sắt và đâu thương, Người "tù nhân" thoắt cái trở thành thi nhân =>
đây là cuộc vượt ngục tinh thần lớn lao. Câu thơ kết thúc thật đẹp : k còn tù nhân, k còn tù ngục, chỉ còn lại thơ, trăng và tâm hồn nghệ sĩ-
chiến sĩ dạt dào tha thiết. -Thâ- : tham khảo bạn nhé , dàn ý thôi Nhà văn Hoài Thanh có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác đã viết nhiều
bài thơ trăng. Trong số đó, bài “Ngắm trăng” 5 là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi, được nhiều người ưa thích. Nguyên tác bằng
chữ Hán, đây là bản dịch bải thơ: NGẮM TRĂNG “Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. Người ngắm trăng
soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn
cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một
cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.
Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cúng không
hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho
thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi. Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và
hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa
bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng
trăng? “Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”. Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của
người tù một ý nghia sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù
ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người
tù có bản lĩnh phi thường như Bác: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”… Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh
sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không
thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao” Câu thứ tư
nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục
tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh
mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ: “Người ngắm
trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song
sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và
con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm
thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không
hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây 6 phút thảnh thơi, tự do ngắm
trăng, thưởng trăng. Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm
trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát
ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…” Trăng tròn, trăg sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một
nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài
thơ trăng đẹp. Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân
tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ,
trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v…. Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của
các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một
nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở.
Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh. Trong đề này em đi sâu vào phân tích ý "Cuộc vượt ngục
tinh thần": Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà
tù Bài: http://tuthienbao.com/forum/showthread.php?t=110462#ixzz2Hg9bFmUv Cảm nghĩ về nhận định Thơ Bác đầy trăng Nhà văn Hoài
Thanh có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác đã viết nhiều bài thơ trăng. Trong số đó, bài “Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác, mang phong
vị Đường thi, được nhiều người ưa thích. NGẮM TRĂNG “Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. Người
ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong
một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ
ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười
thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cúng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối
rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.Trăng,
hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào
trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh:
Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng? “Trong tù không rượu cũng
không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”. Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghia sâu sắc hơn
các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu
trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như
Bác: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”… Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái.
Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì
người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao” 7 Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có
nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái
ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu
trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng
nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và
người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa
thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong
thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà
vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng. Bác
không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng
ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy
thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…” Trăng tròn, trăg sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình
yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.
Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài
ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện
Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v…. Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân
mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của
tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm
nhận của nhiều người khi đọc Bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh. Nguồn Bài: http://tuthienbao.com/forum/showthread.php?
t=110462#ixzz2Hg9mzQR9 Phát biểu về tập “Nhật kí trong tù”, nhà thơ Xuân Diệu có viết: “Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng
sản Hồ Chí Minh”. (Yêu thơ Bác, tạp chí văn học số 5/1966) Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích các bài thơ trong tập Nhật
kí trong tù để chứng minh. Bài làm Học tập thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều quan trọng nhất là chúng ta học được cách làm người của
Bác kính yêu. Thơ Bác đẹp, hấp dẫn chúng ta trước hết bởi vì cuộc đời Bác đẹp, tâm hồn Bác đẹp. Phát biểu về tập Nhật kí trong tù, nhà thơ
Xuân Diệu có viết: “Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh”. Sự nghiệp chính của Bác là hoạt động cách mạng. Bác
chưa một lần hối hận mình là nhà văn, nhà thơ. Nhật kí trong tù trước hết là một tập nhật kí của một người tù cộng sản nhằm ghi lại những sự
việc bình thường hằng ngày mà tác giả trải qua. Thật may mắn, tập thơ đã đến với chúng ta, giúp chúng ta hiểu thêm một quãng đời gian khổ
của vị lãnh tụ vĩ đại.Thông qua tập thơ, ta hiểu thêm về con người Bác. Đúng như nhà thơ Xuân Diệu đã nói” Cai hay vô song của tập thơ”,
sợ chỉ đỏ xuyên suốt là phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Nói đến “chất người cộng sản” trước hết nói đến những
phẩm chất tốt đẹp của con người chân chính nói chung. Phẩm chất ấy được thể hiện qua tình yêu quê hương, đất nước và tình yêu con
người; đấy chính là tình thần căm thù sự bất công tàn bạo. Đặc biệt phẩm chất người cộng sản được thử thách qua việc chiến đấu kiên
cường sẵn sàng hy sinh phấn đấu vì lí tưởng cộng sản cao đẹp. Chúng ta còn nhớ, vào năm 1942 trên đường sang Trung Quốc công tác,
Bác đã bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam. Chúng giải Bác qua nhiều nhà lao, Bác đã phải chịu đựng bao gian khổ của chế độ nhà tù tàn bạo.
Bị đọa đày, Bác vẫn bình tĩnh, lạc quan tin tưởng vào sự tất thắng của cách mạng, Bác có một tình yêu bao là rộng lớn. Trước hết, đấy là tình
yêu con 8 người. Bác cảm thông sâu sắc với những người bạn tù cùng cảnh ngộ. Nghe tiếng sáo của người bạn tù, Bác viết thành bài thơ:
Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu. Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu: Muốn dặm quan hà khôn xiết nỗi. Lên lầu ai đó ngóng trông nhau. Qua
tiếng sáo, Bác hình dung ra không chỉ nỗi niềm của người thổi sao mà con vẽ lên được ở một vùng quê xa xôi kia có người vợ của người bạn
tù dõi mắt ngóng về phía chân trời xa, nơi chồng mình bị giam cầm. Từ tình thương người bạn tù, Bác gửi nỗi niềm cảm thông của mình đến
với những người thân của họ. Có lần, bỗng bác nghe thấy một cháu bé khóc, khi biết nguyên nhân phải vào tù, Bác đã xúc động viết bài
Cháu bé trong nhà lao Tân Dương: Oa…!Oa…!Oa…! Cha trốn không đi lính nước nhà. Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi Phải theo mẹ đến ở
nhà pha. Trong lao tù, Bác phải chịu biết bao cay đắng cực khổ, nhưng ta ít thấy Bác nói về nỗi khổ của mình, có chăng nỗi khổ ấy được nói
đến kèm theo một nụ cười hóm hỉnh, còn chủ yếu Hồ Chủ tịch nói về nỗi khổ của người khác với sự cảm thông chân thành. Đọc lại những bài
thơ, chúng ta vô cùng xúc động trước tình thương bao la của Người dành cho những ai cùng cảnh ngộ, những ai bị đày đọa cực khổ trong
chế độ xã hội bất công. Yêu thương con người chân thành tha thiết, đồng thời Hồ Chủ tịch cũng là người yêu quí thiên nhiên. Thiên nhiên đối
với Bác vừa gần gũi, vừa sinh động tươi đẹp. Người viết nhiều về thiên nhiên. Dường như, trong thơ Bác, thiên nhiên và con người có sự
hòa hợp thật đáng quí. Dưới đây là một bài thơ Bác sáng tác ngay trên đường chuyển nhà lao: Mặc dù bị trói chân tay, Chim ca rộn núi
hương bay ngát rừng; Vui say ai cấm ta đừng, Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu. Vượt lên sự đau khổ về thân xác, Bác hòa tâm hồn
mình vào cảnh đất trời tươi đẹp, thưởng thức tiếng chim ca rộn rã ở chốn núi rừng ngào ngạt hương bay. Bác bị trói, giải đi đường mà ung
dung tự tại như một tiên ông say cảnh thiên nhiên. Người đọc cũng cảm thấy lòng mình hứng khởi qua cách nhìn cảnh vật của Bác. Đằng sau
vẻ đẹp của thiên nhiên là hình ảnh của một người tù cộng sản với niềm tin vô bờ vào ngày mai tươi sáng của Cách mạng. Người đã từng tâm
niệm: Ví không có cảnh đông tàn Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân Nghĩ mình trong lúc gian truân. Tai ương rèn luyện tình thần thêm
hăng. Vì tin tưởng vào tiền đồ của dân tộc, của cách mạng nên Bác Hồ đã vượt qua mọi gian khổ, hy sinh chiến đấu. Bác coi lao tù chính trị là
nơi thử thách dũng khí của người cộng sản. Dũng khí ấy được Bác thể hiện qua nhiều bài thơ. Phải chăng đó là những nhân tố tạo nên phẩm
chất của người chiến sĩ cộng sản: trung thành với lí tưởng, suốt đời phấn đấu hi sinh vì lí tưởng cao đẹp? Kẻ thù có thể giam cầm được thân
thể Bác, nhưng chúng không sao có thể giam cầm được tinh thần Bác. Bác đã nói về điều này một cách ngắn gọn và giản dị: Thân thể ở
trong lao Tinh thần ở ngoài lao, Muốn nên sự nghiệp lớn, Tinh thần càng phải cao. Ý thức được về hoàn cảnh xung quanh, có ý chí tận dụng
mọi cơ hội để phụ sự lí tưởng là một đặc điểm trong nhân cách người cộng sản Hồ Chí Minh vĩ đại. Tổ quốc là hình ảnh luôn thường trực
trong tâm trí Bác. Vì Tổ quốc, vì nhân dân, 9 Người ra đi tìm đường cứu nước. Với hai bàn tay trắng, Bác đã đặt chân lên khắp châu Âu, châu
Mĩ, đã làm đủ nghề cực nhọc để sinh sống, học hỏi và “tìm hình của nước”. Tổ quốc đây chính là nhân dân lao động, là đất nước đang đau
thương đòi giải phóng…Cảm động biết bao khi chúng ta đọc được bài “Không ngủ được”. Một canh…hai canh…lại ba canh, Trằn trọc, băn
khoăn giấc chẳng thành Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt, Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. Sao vàng, đấy chính là hình ảnh của Tổ
quốc, của đất nước. Bác trằn trọc băn khoăn biết bao đêm trường vì Tổ quốc. Vừa chợp mắt, hình ảnh thân thương ấy lại hiện về. Và hạnh
phúc cho nhân dân, độc lập tự do cho Tổ quốc chính là khát vọng duy nhất, lớn lao trong suốt cả cuộc đời của Bác, của một người “nâng niu
tất cả chỉ quên mình” (Tố Hữu). Trong Nhật kí trong tù, chất người cộng sản thấm đượm vào từng bài thơ, từng câu thơ. Người đọc ngày
càng phát hiện rõ chất người cộng sản trong bài Tự khuyên mình, Không ngủ được – những bài Bác viết về chính bản thân mình – và cũng
có thể thể thấy được qua những bài ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp trên đất nước Trung Hoa như Cảnh ngoài đồng, Chiều tối… những bài viết
về những người cùng cảnh ngộ lao tù với Bác: Vợ người tù đến thăm chồng, Cờ bạc…, những người lao động vất vả như Phu làm đường…
chất người cộng sản cao quí này đã tạo nên trong thơ Bác chất thép cứng rắn thể hiện qua tình thần chiến đấu không mệt mỏi vì lí tưởng
cộng sản “mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen” (Nguyễn Trãi), đồng thời nó cũng tạo nên tình yêu mênh mông trong thơ Bác, xuất phát từ
con tìm thật dễ rung động trước một cuộc đời sẵn lòng chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với bao kiếp người cùng khổ. Nhà thơ Hoàng Trung
Thông đã nói hộ chúng ta những cảm nghĩ rất sâu sắc và sức hấp dẫn trong thơ của Hồ Chủ tịch: Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn tỏa
rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác vần thơ thép, Mà vẫn mênh mông bát ngát tình. Nhận định của nhà thơ Xuân Diệu có phần thiên về mặt
nội dung trong thơ của Bác. Thật ra, chất người cộng sản trong thơ của Bác có thể đến với chúng ta, chinh phục sự ngưỡng mộ của chúng ta
lại còn nhờ vào tài năng của người chiến sĩ –thi sĩ Hồ Chí Minh. Thơ Bác thật giản dị, nhưng cũng thật sâu sắc. Thơ Bác nói ít gợi nhiều, Bác
đề cập đến mọi đề tài. Từ chiếc gậy, cái răng rụng, đến con muỗi, con rệp…đều có thể đi một cách tự nhiên vào thơ Bác. Nhật kí trong tù tuy
viết bằng chữ Hán, đề cập đến nhiều vấn đề hiện đại, thể hiện tư tưởng tình cảm của một chiến sĩ cộng sản, nhưng cả về mặt nội dung cũng
như hình thức đều đậm đà tính dân tộc gần gũi với chúng ta, vừa cổ điển vừa hiện đại. Ngày nay, đọc Nhật kí trong tù, trước hết làm chúng ta
nhớ lại một quãng đường hoạt động cách mạng cực kì gian khổ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời chúng ta cũng có điều kiện hiểu biết về
những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ. Những phẩm chất này đã được thể hiện khá sinh động qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù.
Tựu trung lại, phẩm chất cao đẹp ấy là “chất người cộng sản” như nhà thơ Xuân Diệu đã nhận xét và chính nó đã tạo nên giá trị vô song cho
tác phẩm. Trước mắt chúng ta hiện nay còn không ít khó khăn gian khổ, thế hệ trẻ tìm thấy trong “chất người cộng sản Hồ Chí Minh” một
nguồn cổ vũ lớn lao. Nhiều bài thơ của Bác, khi đọc lên đường như tiếp cho chúng ta sức mạnh để đi tới, để “không ngừng thế tấn công”. Tấn
công vào cái tiêu cực của xã hội, tấn công vào nhứng tính toán nhỏ nhen ích kỉ trong lòng mình, hướng tới một điều tốt đẹp hơn, sẵn sàng
đón nhận mọi phong ba thử thách…để có thể trở thành một công dân có ích. Đọc thơ Người, học tập đạo lí làm người của Bác là một điều
không phải là dễ dàng, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay. Nhưng, phải chăng đấy là cách tốt nhất để chúng ta tu dưỡng, rèn luyện để có thể
tự tin bước vào đời với “chất người cộng sản” cao đẹp? Thiên nhiên và mùa xuân trong thơ văn của Bác Không chỉ trong các tác phẩm văn
chương nghệ thuật và những trước tác Người để lại, mà trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thiên nhiên
và mùa xuân đất nước luôn gắn bó mật thiết, rất gần gũi, thân quen và là đối tượng khơi nguồn cảm hứng, góp phần tạo nên sự phong phú
đa dạng trong tư tưởng và tình cảm của Người. Thiên nhiên và mùa xuân đất nước qua thơ văn của Bác 10 [...]... bên suối là vẻ đep bình dị
mà lãng mạn bay bổng của tâm hồn Thi nhân! ) Trở lại bài thơ Cảm tưởng đọc Thi n gia thi , ta thấy bản dịch của Viện Văn học đã bỏ mất chữ
thi n” trong câu đầu “Cổ thi thiên ái thi n nhiên mỹ” cho nên đã dẫn đến cách hiểu sai lệch như đã nói trên Thực ra ý thơ của Người nói rằng
thơ xưa thi n (thi n lệch) về ca ngợi thi n nhiên, thơ nay nên có thêm chất thép, thơ còn phải... theo ý nghĩa mỹ học của từ này) dường như trở
thành “gam” chủ đạo ! Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên, trong bài viết này, chúng ta hãy tìm hiểu quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
văn hóa văn nghệ, chủ yếu ở khía cạnh thi n chức của văn nghệ sĩ Khi nói về mặt trận văn hóa văn nghệ, điều quan trọng hàng đầu mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh là thi n chức của văn nghệ sĩ Về vấn đề này, sau khi... khoa học lớn ở Hà Nội, đồng chí Hà Huy Giáp đã đề xuất
ý kiến : “…Bác không phê bình thơ xưa yêu cảnh thi n nhiên đẹp, Bác chỉ phê bình thơ xưa thi n về cảnh thi n nhiên đẹp, ít chú ý đến việc
phục vụ cho sự nghiệp xây dựng một xã hội con người đẹp…Tiếc rằng bài này chưa hết ý nghĩa hai chữ thi n ái”…Tại sao lại 18 không dùng
chữ thi n”? (Thơ xưa thi n cảnh thi n nhiên đẹp)”…Và đồng chí Hà Huy Giáp đề. .. cái thi n và cái ác, giữa bóng tối và ánh sáng, giữa cái cao
thượng và cái thấp hèn, ghê tởm … Tuy nhiên “thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung” Đó
chính là khả năng nhân đạo mà văn học chân chính có thể mang lại cho con người Ở đây có mấy vấn đề cần lưu ý: 23 Sở dĩ nói văn học
chân chính chứ không phải văn học nói chung vì trong sự tồn tại của văn học. .. hoa,tuyết,nguyệt, phong Hiện đại thi trung ưng hữu thi t Thi
gia đã yếu hội xung phong Bản dịch Nhật ký trong tù của Viện Văn học (NXB Văn học, 1960) dịch là : Thơ xưa yêu cảnh thi n nhiên đẹp (1) 17
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong Bản dịch này đã trở thành quen thuộc,
được giảng dạy ở trường phổ thông cũng như đại học và hầu như được nhắc... nhiều quan niệm hạ thấp chức năng, vai trò xã hội của văn
học, nghệ thuật (chẳng hạn như quan niệm văn học, nghệ thuật chỉ là nỗi buồn đau và đề cao quá đáng “sức mạnh của nỗi buồn” (!); hoặc nói
rằng văn nghệ chẳng bao giờ là “vũ khí” gì cả ! v.v…) và thực tế là trên văn đàn đầy những tiếng rên rỉ bất lực (chứ không phải là nỗi buồn có
sức mạnh như các thi sĩ lãng mạn cách mạng trước đây : “Buồn ta ấy... sau khi bài thơ Cảm tưởng đọc Thi n gia thi của Người được công bố,
người ta coi đó là tuyên ngôn nghệ thuật của Người và đó cũng là ý tưởng lớn cấu thành đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Tuy nhiên, do
cách dịch bài thơ chưa hết ý nên đã xảy ra sự hiểu sai lệch quan niệm của Người Nguyên văn bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bằng
chữ Hán như sau : Cổ thi thiên ái thi n nhiên mỹ Sơn, thủy, yên,... hai vấn đề : tình cảm thi n nhiên trong thơ và lập trường đúng đắn của
người thi sĩ trong thời đại mới…Có lẽ nên nói ngay rằng : ở đây không hề có thái độ cự tuyệt hoàn toàn đối với tình cảm thi n nhiên trong thơ
và cũng không hề có thái độ phủ định tuyệt đối đối với giá trị thơ cổ điển Nhưng một điểm Bác thấy cần phê phán trong “cổ thi Ấy là chỗ tình
cảm thi n nhiên của các nhà thơ cổ có chỗ thi n... viết khi đề cập đến thơ Hồ Chí Minh, đến tư tưởng văn hóa văn nghệ của Người Theo bản
dịch này, nhiều người cho rằng Người đối lập thơ xưa với thơ nay, coi thơ xưa chỉ là thứ văn nghệ mua vui, ngâm hoa,vịnh nguyệt suông,
v.v… Hiểu như vậy là thô thi n, sai lệch Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu sáng tạo và tài tình tinh hoa của thơ xưa (cổ thi) trong những
bài thơ tức cảnh của mình Thi n nhiên... thân thi t.Dù ở trong mọi hoàn cảnh,tình cảm của Bác vẫn không đổi,vẫn luôn dành tấm lòng cho thi n
nhiên như một người bạn đồng hành =>Thể hiện tâm hồn của một người thi sĩ,một tình yêu thi n nhiên tha thi t,sâu đậm và gắn bó biết bao
-Thi n nhiên gắn bó với bác trong từng nguồn cảm hứng,trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn,mà còn là một người
mang lại cho Người những bài học cuộc . bay bổng của tâm hồn Thi nhân! ). Trở lại bài thơ Cảm tưởng đọc Thi n gia thi , ta thấy bản dịch của
Viện Văn học đã bỏ mất chữ thi n” trong câu đầu “Cổ thi thiên ái thi n nhiên mỹ” cho nên. Người. Nguyên văn bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết bằng chữ Hán như sau : Cổ thi thiên ái thi n nhiên mỹ Sơn, thủy, yên, hoa,tuyết,nguyệt, phong. Hiện đại thi trung ưng hữu thi t Thi
gia đã. ở khía cạnh thi n chức của văn nghệ sĩ . Khi nói về mặt trận văn hóa văn nghệ, điều quan trọng hàng đầu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh
nhấn mạnh là thi n chức của văn nghệ sĩ. Về vấn đề này, sau khi - Xem thêm - Xem thêm: Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi
bồi dưỡng (124), Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (124), Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi
dưỡng (124) TỪ KHÓA LIÊN QUAN đề cương ôn thi học sinh giỏi môn sinh học lớp 8 đề cương ôn thi học sinh giỏi văn 8 đề cương ôn thi
học sinh giỏi ngữ văn 8 đề cương ôn thi học sinh giỏi văn lớp 11 de cuong on thi hoc sinh gioi su lop 8 de cuong on thi hoc sinh gioi mon su
lop 8 de khao sat thi hoc sinh gioi lop 8 so 1 đề cương ôn thi học sinh giỏi lớp 12 môn văn đề cương ôn thi học sinh giỏi toán lớp 11 đề cương
ôn thi học sinh giỏi tiếng anh 8 đề cương ôn thi học sinh giỏi môn sinh lớp 11 đề cương ôn thi học sinh giỏi toán lớp 6 đề cương ôn thi học
sinh giỏi toán 8 đề cương ôn thi học sinh giỏi môn sinh học 8 đề cương ôn thi học sinh giỏi lớp 5 điều tra với đối tượng sinh viên học tiếng
nhật không chuyên ngữ1 xác định mức độ đáp ứng về văn hoá và chuyên môn trong ct mở máy động cơ rôto dây quấn các đặc tính của động
cơ điện không đồng bộ hệ số công suất cosp fi p2 đặc tuyến hiệu suất h fi p2 đặc tuyến tốc độ rôto n fi p2 thông tin liên lạc và các dịch vụ
phần 3 giới thiệu nguyên liệu từ bảng 3 1 ta thấy ngoài hai thành phần chủ yếu và chiếm tỷ lệ cao nhất là tinh bột và cacbonhydrat trong hạt
gạo tẻ còn chứa đường cellulose hemicellulose TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG dữ liệu thục hành bài 4 100 dữ liệu thực hành word bài 1 200 Giáo án
hóa học 12 Bài 15 Luyện tập polime và vật liệu polime 400 Giáo án hóa học 12 Bài 14 Vật liệu polime 700 Giáo án hóa học 12 Bài 13 Đại
cương về polime 600 Giáo án hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của amin aminoaxit peptit và protein 400 Giáo án hóa học 12
Bài 11 Peptit và protein 500 Giáo án hóa học 12 Bài 10 Aminaxit 800 TÀI LIỆU MỚI BÁN CHIẾN LƯỢC MARKETING NHÃN HIỆU VINASOY
42 0 0 Vận dụng nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong việc phát triển nền kinh tế ở
Việt Nam hiện nay 10 0 0 Các quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam 10 0 0 Đồ án ngyên lí chi tiết máy dhspkt đề
03 68 0 0 sales và marketing sales và marketing 2 0 0 Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng ngoại thương hà nội
97 0 0 Phương pháp nghiên cứu khoa học 200 0 0 Luận văn các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH úc đại lợi 66 0 0
TOP TÀI LIỆU 7 NGÀY 1 Chuyên đề đặc biệt về KHOẢNG CÁCH trong không gian 350 20 28596 2 Bài giảng điện tử công nghệ: cơ cấu phân
phối khí docx 172 15 11914 3 Trắc nghiệm sinh học lớp 12 theo từng chương có đáp án 5671 41 95781 4 Trắc nghiệm Con người và môi
trường 1943 51 38140 5 Giải bài tập thực hành công nghệ 11 bài 6 3076 7 156079 Gửi yêu cầu tài liệu Tìm tài liệu giúp bạn trong 24h MỤC
LỤC Chứng minh tình yêu thương đất nước yêu thiên nhiên , yêu con người qua văn bản lớp 8 " Khi con Tu Hú " và "? Phân tích bài thơ Khi
con tu hú của Tố Hữu Vi sao noi bai tho ngam trang la cuoc vuot nguc tinh than cua Bac? Luận điểm một : - cảnh tù ngục đầy khốn khổ của
người tù : bốn bức tường lạnh lẽo , quánh đặc bởi không khó ngột ngạt pha loãng với tiếng xiềng xích rợn người. - Hoàn cảnh trớ trêu : trăng
sáng vằng vặc, kiêu hãnh tỏa ánh vàng trên bầu trời tự do, kẻ yêu trăng lại bị giam giữ nơi tù ngục, thiếu thốn trăm bề, và đáng tiếc nhất, đó
là sự thiếu thốn về thi liệu. Người xưa, muốn thưởng trăng thì phải có rượu có hoa, và có thơ , ở cảnh tù ngục thì lấy đâu ra những thi liệu
cao quý ấy : lấy đâu rượu, đâu hoa và đâu kẻ tâm giao để cùng nhau họa thơ thưởng nguyệt Luận điểm 2 : Vượt ngục tinh thần -Dù thiếu
thốn, nhưng, như một quy luật tự nhiên, trăng tỏa mộng vào con người cũng mở hồn để đón lấy ánh trăng lung linh ấy. Hai câu thơ cuối đã
đạt đến mức đỉnh cao của nghệ thuật đăng đối và sắp xếp hình ảnh thơ , khắc họa thật độc đáo không gian khung cảnh ngắm trăng lạ kì của
người tù : cả 2 câu thơ đều bắt đầu và kết thúc là "trăng và người " ( nhân- nguyệt, nguyệt - thi gia). thế nhưng, giữa người và trăng lại có tấm
song sắt nhà tù ngăn trở. Song, người tù đã quên đi cảnh ngộ bị giam cầm để thả hồn theo trăng, hướng tầm mắt đến bầu trời cao rộng tự do
đẫm ánh vàng, trăng cúng tỏa ánh đến tận phòng giam để tìm kẻ iêu trăng mà sẻ chia, tâm sự. Trăng và người cùng gắn bó, bền chặt ,hân
hoan trong tình bạn tâm giao bền chặt/ Và giây phút giao cảm giữa người và trăng đã xóa tan đi mọi xiềng xích, cùm sắt và đâu thương,
Người "tù nhân" thoắt cái trở thành thi nhân => đây là cuộc vượt ngục tinh thần lớn lao. Câu thơ kết thúc thật đẹp : k còn tù nhân, k còn tù
ngục, chỉ còn lại thơ, trăng và tâm hồn nghệ sĩ- chiến sĩ dạt dào tha thiết. -Thâ- : tham khảo bạn nhé , dàn ý thôi Thiên nhiên và mùa xuân
trong thơ văn của Bác Tình cảm nhân đạo biểu hiện trong 'Nhật kí trong tù' của Hồ Chí Minh Suy nghĩ của em về thú lâm tuyền của Bác trong
bài Tức cảnh Pác Bó Văn học có tính nhân đạo hóa con người Xem thêm GỢI Ý TÀI LIỆU LIÊN QUAN CHO BẠN Đề văn lớp 8- sưu tầm đề
kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (124) 26 3,857 17 Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (96) 3 685 1 Đề văn lớp
8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (9) 4 549 0 Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (67) 3 517 2 Đề
văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (99) 3 405 0 Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (40) 3
505 0 Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (56) 4 583 4 Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi
dưỡng (79) 3 555 2 Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (121) 2 544 0 Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học
sinh giỏi bồi dưỡng (151) 3 506 0 Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (81) 4 436 0 Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm
tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (3) 3 422 0 Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (2) 3 661 2 Đề văn lớp 8- sưu tầm
đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (1) 4 1,011 3 Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (77) 1 301 1 Đề văn lớp 8-
sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (76) 1 394 2 Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (66) 3 574 1 Đề
văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (48) 1 307 0 Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (20) 2
289 0 Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (136) 2 305 0 B Giải bài tập về đường đồng... Toán họcToán 750 phút
trước Trả lời ngay D toán hình lớp 8 học kỳ... Toán họcToán 81 tuần trước Trả lời ngay Cho hình thang ABCD (AB song song CD) biết góc... O
giúp hai bài cuối vs Toán họcToán 43 giờ trước Trả lời ngay Câu hỏi: Tính nhẩm hiệu của số lớn nhất có... O ae giúp vs thi giua ki... Toán
họcToán 43 giờ trước Trả lời ngay Tìm hai số biết tổng của chúng bằng số nhỏ... O giúp vs thi giữa kì rồi Toán họcToán 43 giờ trước Trả lời
ngay Biết rằng 3/4 diện tích vườn hoa dùng để trồng... Nhận lời giải ngay chưa đến 10 phút Đăng bài tập ngay Chủ đề tìm kiếm Tai lieu Mục
lục miny Bài viết Quốc học Tìm kiếm mới Luận Văn Tài liệu mới Chủ đề tài liệu mới đăng tạo cv xin việc cunghocvui tìm kiếm mua bán nhà
đất học excel online Documento Dokument luận văn kế toán luận án tiến sĩ kinh tế tiểu luận quản lý giáo dục tiểu luận tình huống chuyên viên
chính cach lam bai tieu luan tiểu luận kinh tế lượng mẫu tiểu luận luận văn thạc sĩ kinh tế bài tham luận mẫu cách làm tiểu luận lời mở đầu
tiểu luận tiểu luận triết học cao học tiểu luận tình huống luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG info@123doc.org Yahoo
Skype GIÚP ĐỠ Câu hỏi thường gặp Điều khoản sử dụng Quy định chính sách bán tài liệu Hướng dẫn thanh toán GIỚI THIỆU 123doc là gì?
Copyright © 2010-2015 123Doc. Design by 123DOC

Xem nội dung đầy đủ tại:https://123doc.org/document/2950955-de-van-lop-8-suu-tam-de-kiem-tra-thi-hoc-sinh-gioi-boi-duong-124.htm

You might also like