« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo cơ chế một cửa tại Kho bạc nhà nước Hòa Bình


Tóm tắt Xem thử

- 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.
- CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.
- 3 1.1.1 Ngân sách nhà nước.
- Chi Ngân sách nhà nước.
- KIỂM SOÁT CHI NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC.
- Tổng quan về Kho bạc Nhà nước.
- 8 1.2.2 Khái niệm kiểm soát chi NSNN.
- 10 1.2.3 Nôi dung kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
- 10 1.2.4 Quy trình kiểm soát chi NSNN theo cơ chế một cửa.
- 11 1.2.5 Căn cứ, phương pháp kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
- 11 1.2.6 Quy định chung về kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
- 16 1.2.7 Vai trò của kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
- 17 1.2.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
- 19 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÒA BÌNH.
- 26 2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÒA BÌNH.
- Phân tích thực trạng tổ chức kiểm soát chi NSNN tại KBNN Hòa Bình.
- Phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên.
- Phân tích thực trạng kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản.
- Phân tích thực trạng quy trình kiểm soát chi theo cơ chế một cửa tại KBNN Hòa Bình.
- 47 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KBN HÒA BÌNH.
- CÁC QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT CHI NSNN QUA KBNN.
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NSNN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÒA BÌNH.
- Giải pháp về hoàn thiện qui trình kiểm soát thanh toán một số khoản chi NSNN.
- Hành chính nhà nước: HCNN 3.
- Kho bạc nhà nước: KBNN 5.
- Ngân sách nhà nước: NSNN 6.
- Kiểm soát chi: KSC 12.
- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, một mặt giảm bớt các thủ tục phiền hà mặt khác cũng tăng cường công tác quản lý kiểm soát kinh tế nói chung và tài chính, ngân sách nói riêng một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất.
- Một trong những mục tiêu và yêu cầu cơ bản của cải cách hành chính trong tài chính công là nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước.
- Hai là, cơ chế kiểm soát cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.
- Với ý nghĩa đó tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo cơ chế một cửa tại KBNN Hòa Bình” -2- 2.
- Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về kiểm soát chi NSNN qua KBNN nói chung và kiểm soát chi theo cơ chế một cửa nói riêng, từ đó tiến hành phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN theo cơ chế một cửa tại Kho bạc Nhà nước Hòa Bình, rút ra những mặt tích cực, những hạn chế, tìm ra nguyên để từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN theo cơ chế một cửa tại KBNN Hòa Bình nói riêng và hệ thống KBNN nói chung.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là công tác kiểm soát chi NSNN theo cơ chế một cửa qua KBNN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề liên quan đến công tác kiểm soát chi, quy trình kiểm soát chi theo cơ chế một cửa của các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư XDCB và chi CTMTQG qua KBNN chủ yếu trong giai đoạn 2007-2011.
- Ý nghĩa khoa học của đề tài Luận văn đã hệ thống hoá và hoàn thiện lý luận về kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
- Đánh giá thực trạng kiểm soát chi NSNN theo cơ chế một cửa tại KBNN Hòa Bình từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
- Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chi NSNN, ngăn chặn tham ô, lãng phí gây tổn hại đến công quỹ của Nhà nước.
- Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận văn được kết cấu thành 03 chương: Chương1: Một số vấn đề chung về quản lý chi ngân sách nhà nước và kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo cơ chế một cửa.
- Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi NSNN theo cơ chế một cửa tại KBNN Hòa Bình.
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Hòa Bình theo cơ chế một cửa.
- -3- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1.
- CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1.1 Ngân sách nhà nước a) Khái niệm: Ngân sách nhà nước là một phạm trù lịch sử nó tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước.
- Trước hết Ngân sách Nhà nước được hiểu là một hệ thống các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng nguồn tài chính để đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý, điều hành nền kinh tế, xã hội.
- Điều I Luật Ngân sách Nhà nước đã khẳng định: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” b) Vai trò của NSNN: Vai trò tất yếu của NSNN ở mọi thời đại và trong mọi mô hình kinh tế là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội đó là vai trò quan trọng của NSNN trong cơ chế thị trường, vai trò này có thể khái quát trên các khía cạnh sau.
- Vai trò điều tiết trong lĩnh vực kinh tế: Nhà nước định hướng việc hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền, điều đó được thực hiện thông qua các chính sách thuế và chính sách chi tiêu của ngân sách chính phủ nhằm kích thích sự tăng trưởng kinh tế.
- Vai trò điều tiết trong lĩnh vực xã hội: Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, sự tồn tại và hoạt động có hiệu quả của bộ máy Nhà nước có ý nghĩa quyết định.
- Việc thực hiện các nhiệm vụ này cơ bản thuộc về Nhà nước và không vì mục tiêu lợi nhuận.
- c) Tổ chức hệ thống ngân sách và phân cấp NSNN.
- Qua nhiều lần cải tiến và sửa đổi, hiện nay hệ thống NSNN theo điều 4 Luật Ngân sách nhà nước quy định: “Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương.
- Phân cấp NSNN: Phân cấp NSNN là giải quyết các mối quan hệ giữa chính quyền Nhà nước trung ương với các cấp chính quyền địa phương có liên quan tới hoạt động của NSNN.
- Quan hệ trong việc phân chia nhiệm vụ chi và nguồn thu cũng như cân đối ngân sách của các cấp chính quyền Nhà nước, đây là nội dung quan trọng nhất của phân cấp ngân sách.
- Chế độ phân cấp NSNN được quy định tại các điều khoản trong chương III của Luật NSNN, mỗi cấp ngân sách đều có các khoản thu được hưởng trọn vẹn 100% và các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ % nhất định.
- Về chi NSNN, mỗi cấp ngân sách đều có các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển tuỳ thuộc vào phạm vi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền nhà nước theo luật định.
- Quan hệ về quản lý trong chu trình vận động của NSNN, từ khâu lập ngân sách đến chấp hành và quyết toán ngân sách.
- a) Khái niệm: Chi Ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước, thực chất chi NSNN là việc cung cấp các phương tiện Tài chính cho các nhiệm vụ của Nhà nước.
- b) Đặc điểm của chi NSNN.
- Đối tượng của chi Ngân sách Nhà nước đa dạng, phong phú, phạm vi thực hiện rộng lớn.
- c) Phân loại chi NSNN.
- Trợ giá theo chính sách của Nhà nước.
- Đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Chi bổ sung dự trữ nhà nước.
- Chi ngân sách nhà nước là một lĩnh vực hết sức quan trọng, nó có tác động lớn đến tình hình kinh tế xã hội nói chung cũng như nền Tài chính nói riêng.
- Chi ngân sách đúng đắn sẽ tạo nên sức mạnh nguồn lực Tài chính Nhà nước phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, ngoài ra nó còn là công cụ hữu hiệu để thực hiện chính sách tài khoá phù hợp trong từng thời kỳ, từ đó tạo sự ổn định và phát triển vững chắc của nền kinh tế.
- Ngược lại, việc hoạch định chính sách cũng như việc thực hiện chi ngân sách nhà nước không hiệu quả sẽ gây tác động xấu như bất ổn về Tài chính - Tiền tệ dẫn đến khủng hoảng và kìm hãm -7- kinh tế phát triển.
- Vai trò to lớn của chi ngân sách nhà nước nó được thể hiện trên các lĩnh vực cụ thể sau.
- Trên lĩnh vực kinh tế: Để thiết lập một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá giữa các ngành, các vùng, các miền và giữa các địa phương thì công cụ Ngân sách mà đặc biệt là thông qua chi Ngân sách Nhà nước là rất quan trọng vì nó tạo nguồn lực về vốn làm cơ sở cho việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế của đất nước, từ đó khắc phục tình trạng phát triển mất cân đối, chống cạnh tranh không lành mạnh, chống độc quyền làm cho nền kinh tế phát triển phong phú, đa dạng.
- Hơn nữa, đất nước ta đang thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì chi ngân sách nhà nước là công cụ để Nhà nước thực hiện hỗ trợ, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển để có nhiều hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng và đặc biệt là phục vụ cho xuất khẩu, tăng tích luỹ vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
- Trên lĩnh vực xã hội: Cùng với việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế thì chi ngân sách nhà nước cũng góp phần tích cực thực hiện các chính sách xã hội.
- Đầu tư ngân sách đúng hướng sẽ thúc đẩy sự phát triển các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế...đảm bảo công bằng xã hội.
- Nếu sử dụng công cụ chi ngân sách không hợp lý sẽ có tác động xấu làm cho các vấn đề xã hội thêm phức tạp.
- Do vậy, đòi hỏi quá trình chi ngân sách nhà nước phải được nghiêm túc đầy đủ kỹ lưỡng, phải có sự thống nhất giữa chính sách và biện pháp thực hiện.
- ở góc độ tài chính cơ cấu, quy mô chi ngân sách nhà nước hợp lý có vai trò quan trọng đối với việc bình ổn giá cả, chống lạm phát, ổn định tiền tệ.
- Ngược lại cơ cấu, quy mô chi ngân sách nhà nước không hợp lý sẽ gây lãng phí vốn ngân sách nhà nước, kìm hãm sự phát triển kinh tế, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
- Những biểu hiện tiêu cực trong quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước còn làm nảy sinh và gia tăng bội chi ngân sách nhà nước, gây tác động xấu đến tới giá cả và tiền tệ.
- KIỂM SOÁT CHI NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.2.1.
- Theo quy định tại Quyết định số 108/2009/QĐ-TTG ngày 26 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý.
- tổng kế toán nhà nước.
- KBNN có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
- Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt - Tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực quản lý của KBNN.
- Quản lý quỹ NSNN, quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác được giao theo quy định của pháp luật - Tổ chức hạch toán kế toán NSNN, các quỹ và tài sản của Nhà nước được giao quản lý, các khoản vay nợ, viện trợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật.
- báo cáo tình hình thực hiện thu, chi NSNN cho cơ quan tài chính cung cấp và cơ quan nhà nước liên quan theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Tổ chức quản lý và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và KBNN - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước của KBNN.
- được sử dụng các khoản thu phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.
- Vụ Kiểm soát chi NSNN.
- Vụ Kế toán nhà nước.
- KBNN cấp tỉnh, KBNN cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
- 1.2.2 Khái niệm kiểm soát chi NSNN: Kiểm soát chi ngân sách nhà nước có thể hiểu là việc các cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, soát xét và đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của các khoản chi ngân sách nhà nước do các chủ thể thực hiện, dựa trên sự đối chiếu với các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do nhà nước quy định và trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng giai đoạn.
- 1.2.3 Nôi dung kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
- Kiểm soát chi NSNN bao gồm kiểm soát chi thường xuyên, kiểm soát chi xây dựng cơ bản.
- Nội dung kiểm soát chi của các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN theo các nội dung sau.
- Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán ngân sách nhà nước, đảm bảo các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, số dư tài khoản dự toán của đơn vị còn đủ để chi.
- Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, bảo đảm đúng chế độ, tiểu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Đối với các khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao để kiểm soát.
- 1.2.4 Quy trình kiểm soát chi NSNN theo cơ chế một cửa.
- 1.2.5 Căn cứ, phương pháp kiểm soát chi NSNN qua KBNN 1.2.5.1 Căn cứ, phương pháp kiểm soát chi thường xuyên.
- Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra kiểm soát trước trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán.
- Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN chuẩn chi.
- Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ điều kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng quy định.
- tham gia với cơ quan Tài chính, cơ quan quản lý Nhà nước có

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt