« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp nâng cao công tác quản lý ngân sách cấp xã trong công cuộc xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 - 2015


Tóm tắt Xem thử

- Những vấn đề chung về ngân sách nhà nước .
- Khái niệm về ngân sách nhà nước .
- Một số đặc điểm của Ngân sách nhà nước .
- Chức năng của Ngân sách nhà nước .
- Tổ chức hệ thống và phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước .
- Khái quát chung về Ngân sách xã .
- Khái niệm về Ngân sách xã .
- Đặc điểm của Ngân sách xã .
- Nguồn thu ngân sách xã .
- Nhiệm vụ chi ngân sách xã .
- Vai trò của Ngân sách xã trong phát triển KT-XH, xây dựng NTM……16 1.3.
- Công tác quản lý ngân sách xã .
- Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã .
- Quy trình quản lý ngân sách xã .
- Sự cần thiết phải nâng cao công tác quản lý ngân sách xã .
- Các yêu cầu về công tác quản lý tài chính ngân sách tại các xã thực hiện Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới TÓM TẮT CHƯƠNG CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI TỈNH NAM ĐỊNH……...34 2.1.
- Thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Nam Đinh giai đoạn Tổ chức bộ máy quản lý và công tác chỉ đạo, quản lý điều hành NSX….36 2.2.2.
- Công tác lập dự toán ngân sách xã .
- Công tác chấp hành dự toán ngân sách xã .
- Những định hướng nâng cao công tác quản lý ngân sách xã .
- Mục tiêu nâng cao công tác quản lý ngân sách xã .
- Thực hiện tốt quy trình quản lý NSX đảm bảo đúng Luật Ngân sách và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương .
- Tăng cường công tác đầu tư phát triển nguồn thu ngân sách xã và huy động sức dân hợp lý cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn .
- Cần có cơ chế xử lý nợ ngân sách xã cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương .
- Đổi mới cơ chế tổ chức thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong quá trình quản lý ngân sách xã .
- Bổ sung, sửa đổi một số cơ chế, chính sách của Nhà nước cho phù hợp với thực tiễn quản lý ngân sách xã KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Phạm Văn Thái 1 Lớp cao học QTKD năm 2010 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Phạm Văn Thái, học viên lớp cao học Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Khóa 2010-2012.
- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngân sách xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ngân sách xã) là công cụ của cấp uỷ chính quyền cơ sở để thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh nông thôn và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.
- Những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, ngân sách xã của nước ta nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, có sự thay đổi, phát triển nhanh về quy mô và chất lượng.
- Nguồn thu ngân sách xã cơ bản đảm bảo hoạt động của Đảng, chính quyền, đoàn thể, an sinh xã hội và một phần dành cho đầu tư phát triển, đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
- Công tác quản lý, điều hành ngân sách xã được nâng cao về chất lượng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định chính trị và an ninh nông thôn.
- Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác quản lý ngân sách xã vẫn còn những hạn chế, yếu kém, bất cập như: Ngân sách xã chưa thực sự là một cấp ngân sách hoàn chỉnh, quy mô còn nhỏ bé, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
- Quản lý thu ngân sách ở nhiều địa phương chưa tốt, còn để thất thu, nợ đọng nhiều, chưa quan tâm nuôi dưỡng nguồn thu.
- Công tác quản lý chi ngân sách chưa thực sự tiết kiệm và hiệu quả, nhất là công tác quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản còn buông lỏng, phát sinh tiêu cực gây thắc mắc, khiếu kiện trong dân, gây bất ổn an ninh nông thôn ở nhiều địa phương.
- Từ đó, ngân sách xã chưa phát huy hết vai trò là công cụ sắc bén của cấp uỷ chính quyền cơ sở trong việc phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới.
- Để khắc phục được những tồn tại, bất cập nêu trên, đồng thời đáp ứng được yêu cầu về quản lý ngân sách xã trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay, Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Phạm Văn Thái 4 Lớp cao học QTKD năm 2010 tôi lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao công tác quản lý ngân sách cấp xã trong công cuộc xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Nam Định giai đoạn làm đề tài luận văn thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh của mình.
- Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách xã ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2007-2011 làm cơ sở đề ra phương hướng và giải pháp nâng cao công tác quản lý ngân sách xã nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Nam Định.
- Mục tiêu cụ thể Làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của Ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách xã.
- Đồng thời đánh giá thực trạng hoạt động quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh và đưa ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách xã trong giai đoạn tới.
- Qua đó góp phần ổn định ngân sách địa phương, vững mạnh ngân sách nhà nước và nền tài chính quốc gia.
- nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách xã giúp tăng thu, tiết kiệm chi tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý ngân sách cấp xã tại tỉnh Nam Định.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tổng quát về ngân sách nhà nước, ngân sách xã và công tác quản lý ngân sách xã.
- Đánh giá hoạt động quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2007-2011 với 229 xã, phường, thị trấn trên cơ sở đó sẽ đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện.
- Phương pháp nghiên cứu của đề tài luận văn - Sử dụng thông tin thứ cấp được khai thác trên cơ sở các văn bản, báo cáo quyết toán, dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, báo cáo tổng kết qua các năm, các công trình nghiên cứu về ngân sách nhà nước, ngân sách xã.
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn đối với cán bộ kế toán xã, chủ tài khoản ngân sách xã và các cán bộ làm công tác theo dõi ngân sách xã của Sở Tài chính tỉnh Nam Định về công tác quản lý tài chính ngân sách xã.
- Đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về cơ chế quản lý ngân sách xã theo quy định nhà nước hiện hành.
- Tổng hợp, phân tích đầy đủ cơ chế quản lý điều hành thu, chi ngân sách xã.
- Đánh giá thực trạng cơ chế quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Đề ra quan điểm cơ bản và giải pháp nâng cao công tác quản lý ngân sách xã nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh, tăng cường cơ sở vật chất… góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước.
- Thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp xã trong công cuộc xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2007-2011.
- Giải pháp nâng cao công tác quản lý ngân sách xã.
- Những vấn đề chung về ngân sách nhà nước 1.1.1.
- Luật Ngân sách nhà nước ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quản lý và điều hành về tài chính, ngân sách của nước ta.
- Tại Điều 1 của Luật Ngân sách năm 2002 đã quy định.
- Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” (Luật Ngân sách nhà nước - NXB Tài chính).
- Các khoản thu Ngân sách nhà nước bao gồm: Các khoàn thu từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các khoản viện trợ và các khoản thu khác theo quy định của Pháp luật.
- Các khoản chi Ngân sách nhà nước bao gồm: Các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, bảo đảm các hoạt động của bộ máy Nhà nước, chi trả nợ, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của Pháp luật.
- Một số đặc điểm của Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính Quốc gia.
- Ngân sách nhà nước bao gồm những mối quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tài chính Quốc gia.
- Các quan hệ tài chính thuộc Ngân sách nhà nước gồm những đặc điểm: Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Phạm Văn Thái 7 Lớp cao học QTKD năm 2010 - Các hoạt động thu, chi của Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực về kinh tế, chính trị của Nhà nước, nó được thể hiện bằng thể chế, bằng luật định và những công cụ hành chính.
- Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công công.
- Toàn bộ các hoạt động thu, chi của Ngân sách nhà nước bao hàm các nội dung về kinh tế - xã hội và chứa đựng tổng thể các mặt lợi ích của các đối tượng liên quan.
- Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác.
- Nét riêng của Ngân sách nhà nước là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước được chia thành nhiều quỹ nhỏ, có các nhiệm vụ riêng và được dùng cho những mục đích đã định trước.
- Hoạt động thu, chi của Ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
- Chức năng của Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước có một vai trò quan trọng đối với toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của đất nước.
- Chức năng thứ ba là chức năng kiểm tra: Ngân sách nhà nước kiểm tra các hoạt động tài chính trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, các khoản phải nộp, việc sử dụng các nguồn tài chính quốc gia, sử dụng các tài sản nhà nước và việc chấp hành các chính sách, pháp luật về ngân sách.
- Tổ chức hệ thống và phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước 1.1.4.1.
- Tổ chức hệ thống Ngân sách nhà nước ở Việt Nam Hệ thống Ngân sách nhà nước là tổng thể các cấp Ngân sách nhà nước gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấp ngân sách.
- Nguyên tắc tổ chức hệ thống của Ngân sách nhà nước.
- Nguyên tắc thông nhất và tập trung dân chủ: Hệ thống Ngân sách nhà nước được xây dựng căn cứ vào Hiến pháp Nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Do đó Ngân sách nhà nước được thống nhất và do Quốc hội phê chuẩn dự toán và quyết toán, Chính phủ thống nhất quản lý ngân sách.
- Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp giữa các cấp ngân sách với chính quyền Nhà nước.
- Vì vậy ứng với mỗi cấp chính quyền thì có một cấp ngân sách tương ứng do đó hệ thống Ngân sách nhà nước bao gồm các cấp được thể hiện trên hình 1.1 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Phạm Văn Thái 9 Lớp cao học QTKD năm 2010 Hình 1.1: Hệ thống Ngân sách nhà nước Việt nam 1.1.4.2.
- Phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước ở Việt Nam Phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước là sự phân chia quyền hạn, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền trong việc quản lý, điều hành nhiệm vụ của Ngân sách nhà nước.
- Yêu cầu của phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước.
- Đảm bảo tính thống nhất của Ngân sách nhà nước, nguồn thu và nhiệm vụ chi cho mỗi cấp chính quyền được ổn định theo Luật định.
- Phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước phải phù hợp với việc phân cấp các lĩnh vực khác của Nhà nước, xác định rõ mối quan hệ giữa Ngân sách cấp trên và Ngân sách cấp dưới, quan hệ giữa Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương.
- Nội dung của phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước phải thực hiện theo đúng Hiến pháp và Luật pháp quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và trách Ngân sách Trung ương Ngân sách tỉnh và thành phố trực thuộc TW Ngân sách địa phương Ngân sách huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh Ngân sách xã, phường, thị trấn Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Phạm Văn Thái 10 Lớp cao học QTKD năm 2010 nhiệm các cấp chính quyền, đảm bảo mỗi cấp ngân sách có các nguồn thu, nhiệm vụ chi, quyền và trách nhiệm về ngân sách tương xứng.
- Quốc hội là cơ quan quyết định dự toán Ngân sách nhà nước, phê chuẩn tổng quyết toán Ngân sách nhà nước.
- Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định dự toán Ngân sách địa phương, phê chuẩn Quyết toán Ngân sách địa phương.
- Nguyên tắc phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước.
- Phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước phải được tiến hành đồng bộ với phân cấp quản lý kinh tế và tổ chức bộ máy hành chính.
- Đảm bảo vai trò chủ đạo của Ngân sách Trung ương và tính độc lập của Ngân sách địa phương trong hệ thống Ngân sách nhà nước thống nhất.
- Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong Ngân sách nhà nước Trong hoạt động quản lý ngân sách nhà nước, phân cấp quản lý ngân sách là tất yếu khách quan bắt nguồn từ sự phân cấp kinh tế và hệ thống tổ chức hành chính Nhà nước.
- Phân cấp quản lý ngân sách không chỉ giới hạn trong việc phân, giao nhiệm vụ thu, chi mà còn bao quát tất cả các lĩnh vực của hoạt động ngân sách ở từng cấp và phải thực hiện trên những nguyên tắc nhất định.
- Đối với nước ta hiện nay, thực hiện phân cấp quản lý theo các cấp ngân sách Trung ương đến Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh).
- Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện).
- Ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).
- Trong hệ thống Ngân sách nhà nước, Ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo, chi phối trong hệ thống Ngân sách nhà nước.
- Ngân sách cấp tỉnh có nhiệm vụ chủ đạo khai thác nguồn thu trên địa bàn tỉnh, nuôi dưỡng nguồn thu được phân cấp để tăng thu ngân sách, đồng thời sắp xếp Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Phạm Văn Thái 11 Lớp cao học QTKD năm 2010 lại các khoản chi, chú trọng chi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, ngoài ra còn thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới.
- Ngân sách cấp huyện là cấp ngân sách trung gian có nhiệm vụ thu, chi theo Luật Ngân sách đồng thời là cấp dự toán thực hiện quản lý, cấp phát theo chức năng nhiệm vụ được phân cấp.
- Ngân sách cấp xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống Ngân sách nhà nước, vừa là đơn vị dự toán đặc biệt với tư cách hưởng thụ Ngân sách nhà nước.
- Khái quát chung về Ngân sách xã 1.2.1.
- Khái niệm về Ngân sách xã Các nước trên thế giới có hệ thống chính quyền từ cấp Trung ương đến cấp xã và phân cấp quản lý NSNN thì Ngân sách xã là một bộ phận của chính quyền cấp xã và là một cấp của hệ thống NSNN.
- Đối với nước ta, từ khi xã, phường, thị trấn được công nhận là một cấp chính quyền trong hệ thống chính quyền từ Trung ương đến cấp cơ sở của Nhà nước pháp quyền thì Ngân sách xã cũng được xác nhận là một cấp của hệ thống NSNN, là một bộ phận của chính quyền cấp xã.
- Ngân sách xã được Nhà nước ta quy định là một cấp ngân sách địa phương cuối cùng trong hệ thống NSNN.
- Ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu, chi được phản ánh trong dự toán ngân sách của một năm do Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định và giao cho UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã.
- Đặc điểm của Ngân sách xã Là một cấp ngân sách nằm trong hệ thống ngân sách nhà nước nên ngân sách xã có những đặc điểm chung của ngân sách nhà nước và còn mang một số đặc điểm riêng có của một cấp ngân sách cơ sở

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt