« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp nâng cao công tác quản lý ngân sách cấp xã trong công cuộc xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 - 2015


Tóm tắt Xem thử

- đồng thời đáp ứng được yêu cầu về quản lý NSX trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay, tôi lựa chọn đề tài luận văn “Giải pháp nâng cao công tác quản lý ngân sách cấp xã trong công cuộc xây dựng NTM tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015”.
- Mục tiêu, đối tương và phương pháp nghiên cứu của đề tài - Mục tiêu: Đề ra phương hướng và giải pháp nâng cao công tác quản lý ngân sách xã nhằm góp phần phát triển kinh tế-xã hội nông thôn tỉnh Nam Định.
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý NSX trên địa tỉnh Nam Định.
- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thông tin thứ cấp được khai thác trên cơ sở các văn bản, báo cáo quyết toán, dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, báo cáo tổng kết qua các năm, các công trình nghiên cứu về ngân sách nhà nước, ngân sách xã.
- Cơ sở lý luận chung về NSX và Chương trình xây dựng NTM: Ngân sách xã là một cấp ngân sách, là bộ phận cấu thành của Ngân sách nhà nước, là một bộ phận của bộ máy chính quyền cấp xã.
- Xây dựng nông thôn mới là biểu hiện cụ thể của phát triển nông thôn nhằm tạo ra một nông thôn có kinh tế phát triển, có đời sống về vật chất văn hoá và tinh thần tốt, có bộ mặt nông thôn hiện đại, bao gồm cả cơ sở hạ tầng phục vụ tốt cho sản xuất, phục vụ tốt cho đời sống và văn hóa của người dân.
- Thực trạng công tác quản lý NSX tại tỉnh Nam Định a) Những thành tựu đạt được: NSX đã có những chuyển biến tích cực, có sự thay đổi, phát triển nhanh về quy mô và chất lượng.
- Nguồn thu ngân sách xã cơ bản đảm bảo hoạt động của Đảng, chính quyền, đoàn thể, an sinh xã hội và một phần dành cho đầu tư phát triển, đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
- Công tác quản lý, điều hành ngân sách xã được nâng cao về chất lượng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định chính trị và an ninh nông thôn.
- 2 b) Hạn chế, tồn tại: Ngân sách xã chưa thực sự là một cấp ngân sách hoàn chỉnh, quy mô còn nhỏ bé, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
- Quản lý thu ngân sách ở nhiều địa phương chưa tốt, còn để thất thu, nợ đọng nhiều.
- Công tác quản lý chi ngân sách chưa thực sự tiết kiệm và hiệu quả.
- Giải pháp nâng cao công tác quản lý NSX trong công cuộc xây dựng NTM - Thực hiện tốt quy trình quản lý NSX đảm bảo đúng Luật Ngân sách.
- Đổi mới cơ chế tổ chức thực hiện dân chủ, công khai trong quá trình quản lý NSX.
- Bổ sung, sửa đổi một số cơ chế, chính sách của Nhà nước cho phù hợp với thực tiễn quản lý NSX.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý NSX phù hợp với cơ chế huy động và quản lý các nguồn vốn thực hiện chương trình quốc gia về xây dựng NTM.
- Tăng cường công tác đầu tư phát triển nguồn thu ngân sách xã và huy động sức dân hợp lý cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
- Cần có cơ chế xử lý nợ ngân sách xã cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.
- Không ngừng tổ chức đào tạo, đào tạo lại cán bộ quản lý tài chính NSX để đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.
- Kết luận: Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước, ngân sách xã và chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới qua đó đã giúp ta hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn về công tác quản lý ngân sách xã của nước ta nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng.
- Luận văn đã phản ánh thực trạng cơ chế quản lý ngân sách xã, phân tích được những ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại trong quản lý ngân sách xã để từ đó đề ra phương hướng và các giải pháp cơ bản hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trong giai đoạn hiện nay nhằm phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn, cũng như thực hiện thắng lợi Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015.
- vấn đề nâng cấp NSX thành cấp ngân sách hoàn chỉnh

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt