« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21 - Bộ Quốc phòng


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hóa chất 21- Bộ Quốc Phòng”.
- Tác giả: Nguyễn Ngọc Thủy Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Khóa: 2011B Giáo viên hướng dẫn: TS.
- Phạm Cảnh Huy Nội dung luận văn tóm tắt: 1- Lý do chọn đề tài: Công ty TNHH MTV Hóa chất 21- Bộ Quốc Phòng (Nhà máy Z121) là doanh nghiệp hàng đầu trong cả nước, chuyên sản xuất thuốc nổ, kíp nổ, phụ kiện nổ công nghiệp các loại phục vụ cho ngành công nghiệp khai thác, xây dựng trong nước, sản xuất các sản phẩm tín hiệu an toàn hàng hải, sản xuất các loại pháo hoa, hỏa thuật phục vụ các dịp lễ hội và xuất khẩu, đồng thời sản xuất các mặt hàng quốc phòng phục vụ trong quân đội.
- Trước đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng khi mà thị trường người tiêu dùng thay thế cho người sản xuất trước kia, doanh nghiệp đang gặp phải bài toán khó là làm sao vừa sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, vừa đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp, bên cạnh đó đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật Nhà nước.
- Để tồn tại và phát triển, Công ty sản xuất và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đồng thời tạo được hình ảnh tốt trong con mắt của khách hàng.
- Đứng trên quan điểm của người tiêu dùng, các yếu tố tác động đến quyết định của họ trong việc mua một sản phẩm hay dịch vụ đó chính là chất lượng sản phẩm, giá cả và thời hạn giao hàng.
- Trong điều kiện như vậy, việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sẽ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giúp Công ty đứng vững trên thị trường nhằm làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
- Xuất phát từ nhận thức nêu trên và có điều kiện được nghiên cứu, làm việc ở Nhà máy Z121, tác giả đã chọn đề tài: “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hóa chất 21- Bộ Quốc Phòng” làm chuyên đề nghiên cứu của mình.
- 2 2- Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Như đã nêu ở phần lý do chọn đề tài, do yêu cầu về chất lượng của khách hàng ngày càng cao, vì vậy với đề tài: “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hóa chất 21- Bộ Quốc Phòng”, tác giả hy vọng sẽ đạt được các mục tiêu sau.
- Hệ thống hóa được các lý luận, mô hình về chất lượng và quản trị chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Hóa chất 21.
- Đưa ra được các giải pháp đóng góp cho việc quản trị chất lượng và qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Hóa chất 21.
- Góp phần đóng góp các sáng kiến mới cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH MTV Hóa chất 21- Bộ Quốc Phòng.
- 3- Tóm tắt nội dung chính và đóng góp của tác giả: Để sản phẩm đạt chất lượng như mong muốn, đạt được những yêu cầu khi thiết kế, đó là những vấn đề đang được các doanh nghiệp quan tâm.
- Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quá trình hình thành, các yếu tố bên trong (người lao động, nguyên vật liệu, trang thiết bị, tổ chức quản lý), các yếu tố bên ngoài (thị trường, khách hàng.
- Qua phân tích tình hình thực tế, tác giả nhận thấy, Nhà máy Z121 đã đạt được một số thành tựu cơ bản trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và có chiều hướng tăng lên trong những năm gần đây, đồng thời kiểm soát cơ bản tốt quá trình tạo ra sản phẩm và chất lượng sản phẩm .
- Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác quản lý chất lượng của Nhà máy Z121 vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Chính những vấn đề đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng hoạt động của doanh nghiệp quân đội này.
- 3 Trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất tại Nhà máy Z121, tác giả đưa ra một số đóng góp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của Nhà máy như sau.
- Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng, xác định nhiệm vụ và trách nhiệm của mọi thành viên trong công tác đảm bảo, kiểm soát chất lượng.
- Đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, ý thức tổ chức cho người lao động.
- Tìm nguồn nguyên vật liệu và nhà cung cấp mới có chất lượng ổn định.
- Cải tạo môi trường làm việc và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.
- Tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường.
- Hoàn thiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000.
- 4- Phương pháp nghiên cứu: Bước 1: Thu thập số liệu Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách quan sát thực tế, trao đổi với lãnh đạo Công ty, nhân viên các Xí nghiệp, Phân xưởng, Phòng ban và công nhân sản xuất trực tiếp của Công ty.
- Các số liệu thứ cấp được tác giả tổng hợp thông qua các bản kế toán, báo cáo tài chính, tham khảo các tài liệu liên quan trên Internet, sách báo, tạp chí… Bước 2: Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính, kế toán qua các kỳ, các năm, để đưa ra nhận xét cụ thể.
- 5- Kết luận: Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những nhiệm vụ mang tính chiến lược không riêng gì của Nhà máy Z121 mà là mục tiêu chung của tất cả các doanh nghiệp sản xuất hiện nay.
- Vì sự phát triển của nền kinh tế thị trường với xu hướng quốc tế hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, kéo theo sự cạnh tranh quyết liệt thì chất lượng và việc nâng cao chất lượng sản phẩm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đơn vị.
- Nhà máy Z121 khoảng chục năm trở lại đây đã nhận thấy tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm đối với sự tồn tại và phát triển của mình nên đơn vị luôn lấy chất 4 lượng sản phẩm là mục tiêu phấn đấu và nâng cao chất lượng là chiến lược quan trọng để sản xuất và kinh doanh.
- Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả đã căn cứ vào tình hình thực tế của Nhà máy Z121 để phân tích tình hình chất lượng sản phẩm, công tác quản lý chất lượng của đơn vị trong những năm qua.
- Từ đó tìm ra những ưu nhược điểm trong việc thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm của Nhà máy.
- Trên cơ sở lý luận với những kiến thức thực tiễn của bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo đến người công nhân sản xuất trực tiếp của Nhà máy Z121 cùng sự hướng dẫn của các thầy, cô giáo.
- Tác giả đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm của Nhà máy Z121.
- Với đề tài này, tác giả hy vọng rằng các đề xuất của bản thân sẽ góp phần tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm hiện nay của Nhà máy Z121.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt