You are on page 1of 4

HỌ VÀ TÊN : TRẦN NGỌC PHƯƠNG NGHI

MSSV : ENENIU20148
GIẢNG VIÊN : ĐÀM ANH TUẤN
MÔN HỌC : CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề thi: Phân tích bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa. Liên hệ trách nhiệm bản thân
trong việc góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay?

BÀI LÀM

Bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa


Như mọi loại hình dân chủ khác, dân chủ vô sản, theo V.I. Lênin, không phải là chế độ dân
chủ cho tất cả mọi người; nó chỉ là dân chủ đối với quần chúng lao động và bị bóc lột; dân chủ vô
sản là chế độ dân chủ vì lợi ích của đa số. Rằng, dân chủ trong chủ nghĩa xã hội bao quát tất cả
các mặt của đời sống xã hội, trong đó, dân chủ trên lĩnh vực kinh tế là cơ sở; dân chủ đó càng
hoàn thiện bao nhiêu càng nhanh tới ngày tiêu vong bấy nhiêu. Dân chủ vô sản loại bỏ quyền dân
chủ của tất cả các giai cấp là đối tượng của nhà nước vô sản, nó đưa quảng đại quần chúng nhân
dân lên địa vị của người chủ chân chính của xã hội.

So với các kiểu nhà nước khác trong lịch sử, nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới,
có bản chất khác với bản chất của các kiểu nhà nước bóc lột trong lịch sử. Với tư cách là đỉnh cao
trong lịch sử tiến hóa của dân chủ, tính ưu việt về mặt bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
được thể hiện trên các phương diện:

+ Về chính trị : Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, giai cấp có
lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quần chúng nhân dân lao động. Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ
: bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công
nhân thông qua đảng của nó đối với toàn xã hội, chủ yếu là để thực hiện quyền lực và lợi ích của
toàn thể nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân. Trong xã hội chủ nghĩa, giai cấp vô sản là lực
lượng giữ địa vị thống trị về chính trị. Tuy nhiên, sự thống trị của giai cấp vô sản có sự khác biệt
về chất so với sự thống trị của các giai cấp bóc lột trước đây. Sự thống trị của giai cấp bóc lột là
sự thống trị của thiểu số đối với tất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội nhằm
bảo vệ và duy trì địa vị của mình. Còn sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản là sự thống trị
của đa số đối với thiểu số giai cấp bóc lột nhằm giải phóng giai cấp mình và giải phóng tất cả các
tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội. Do đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa là đại biểu cho ý
chí chung của nhân dân lao động. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo - yếu
tố quan trọng để đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân. Bởi vì Đảng Cộng sản đại biểu
cho trí tuệ lợi ích của giai cấp công nhân nhân dân lao động và toàn dân tộc. Xét về bản chất
chính trị, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng
rãi, tính dân tộc sâu sắc.

+ Về kinh tế : Khác với nền dân chủ tư sản, bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa là thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi
ích theo kết quả lao động là chủ yếu. Do đó, không còn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột. Nếu như
tất cả các nhà nước bóc lột khác trong lịch sử đều là nhà nước theo đúng nghĩa của nó, nghĩa là
bộ máy của thiểu số những kẻ bóc lột để trấn áp đa số nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột, thì
nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là một bộ máy chính trị - hành chính, một cơ quan cưỡng chế, vừa
là một tổ chức quản lý kinh tế - xã hội của nhân dân lao động. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa
trên chế độ sở hữu xã hội về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển
ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ hiện đại nhằm thỏa
mãn ngày càng cao những nhu cầu về vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động. Nó
không còn là nhà nước theo đúng nghĩa, mà chỉ là “nửa nhà nước”. Việc chăm lo cho lợi ích của
đại đa số nhân dân lao động trở thành mục tiêu hàng đầu của nhà nước xã hội chủ nghĩa, đảm bảo
quyền làm chủ của nhân dân về các tư liệu sản xuất chủ yếu; quyền làm chủ trong quá trình sản
xuất kinh doanh quản lý và phân phối; phải coi lợi ích kinh tế của người lao động là động lực cơ
bản nhất để có sức thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển .

+ Về tư tưởng - văn hóa - xã hội : Nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng
tinh thần là lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm chủ đạo
đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới (như văn học nghệ thuật, đạo đức, lối
sống, văn hoá, giáo dục, xã hội, tôn giáo v.v.), đồng thời nó kế thừa, phát huy những tinh hoa văn
hóa truyền thống dân tộc, mang những bản sắc riêng của dân tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng -
văn hóa tiên tiến, tiến bộ văn minh xã hội mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả những quốc gia, dân tộc.
Do đó, đời sống tư tưởng – văn hoá của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa rất phong phú và đa dạng,
toàn diện. Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân được làm chủ những giá trị văn hóa tinh
thần; được nâng cao trình độ văn hóa, có điều kiện để phát triển cá nhân. Sự phân hóa giữa các
giai cấp, tầng lớp từng bước được thu hẹp, các giai cấp, tầng lớp bình đẳng trong việc tiếp cận các
nguồn lực và cơ hội để phát triển . Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự kết hợp hài hòa về
lợi ích giữa cá nhân tập thể và lợi ích của toàn xã hội. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra sức động
viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng
xã hội mới.
Với những bản chất nêu trên dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết và chủ yếu được thực hiện
bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là kết quả hoạt động tự giác của quần chúng nhân
dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Nhờ nắm vững hệ tư tưởng cách mạng và khoa học
của chủ nghĩa Mác - Lênin và đưa nó vào quần chúng, Đảng mang lại cho phong trào quần chúng
tính tự giác cao trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; thông qua công tác tuyên
truyền giáo dục của mình, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, trình độ văn hóa dân chủ của nhân
dân để họ có khả năng thực hiện hữu hiệu những yêu cầu dân chủ phản ánh đúng quy luật phát
triển xã hội.

Liên hệ trách nhiệm bản thân trong việc góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay ?

Mọi công dân đều có quyền tham gia quản lý xã hội bằng nhiều cách khác nhau tùy theo trách
nhiệm và nghĩa vụ của mình. Với vai trò là một sinh viên còn ngồi trên ghế trường đại học, trong
bối cảnh đất nước đổi mới và hội nhập sâu rộng, bản thân em cần phải lĩnh hội và được trang bị
những tri thức xã hội và nhân văn cơ bản thông qua các hình thức giáo dục phong phú, đa dạng,
kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.

+ Học tập các môn khoa học xã hội và nhân văn, cốt lõi là các môn lý luận chính trị, bao
gồm: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị học Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư
tưởng Hồ Chí Minh và môn Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những hình
thức nổi bật nhất, giữ vai trò quan trọng. Thông qua học tập các môn lý luận chính trị; sinh viên
được truyền thụ, luận giải, phân tích một cách khoa học những nguyên lý của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, giúp sinh viên
chúng em tiếp thu tri thức khoa học, hình thành thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng; có lý
tưởng, tư duy khoa học, đạo đức cách mạng, năng lực sáng tạo trong hoạt động thực tiễn; nắm
được những kiến thức căn bản, cốt lõi, quan trọng để xây dựng cơ sở khoa học cho nhận thức và
niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng, vào sự lựa chọn và con đường độc lập dân tộc gắn
liền chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

+ Tiếp thu công tác thông tin, tuyên truyền, quán triệt về tình hình thế giới và trong nước, chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, định hướng và nhiệm vụ chủ yếu của ngành giáo
dục… : Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của Nhà nước có tính
chất chung, phổ biến và có phổ rộng, bao quát nhiều nội dung của đời sống xã hội, tác động tích
cực đối với sinh viên trong việc tiếp cận thông tin, trau dồi tri thức về những vấn đề tư tưởng -
chính trị; Thông tin, tuyên truyền được thực hiện qua website, facebook, bản tin nội bộ, tuyên
truyền qua loa phóng thanh, các cuộc thi… trực tiếp, cụ thể và phù hợp điều kiện thực tế mỗi
nhà trường; Các đợt học tập chính trị sâu rộng trong các nhà trường như học tập, quán triệt các
nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các chính sách và hệ thống pháp luật của Nhà nước; Các đợt học
tập cảm tình Đảng, học chính trị đầu khóa, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh, cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh… Để
bản thân ta không chỉ có ý thức và động cơ học tập đúng đắn, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, từng
bước vươn lên trở thành những người lao động có bản lĩnh và trình độ chuyên môn vững vàng,
làm chủ các tri thức khoa học - công nghệ tiên tiến phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc mà còn sống có lý tưởng và hoài bão, có bản lĩnh chính trị và có đạo đức cách mạng. Cần
phải tiếp tục đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp.

+ Tham gia tích cực các phong trào hành động của Đoàn, Hội và hoạt động ngoại khóa - hoạt
động đặc trưng của tuổi trẻ, là phương thức hữu hiệu để tập hợp và tạo điều kiện cho sinh viên
rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành. Các phong trào hành động cách mạng như “Thanh niên tình
nguyện”, “Thanh niên xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi
trẻ giữ nước”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tiếp sức mùa thi”, “Sinh viên 5 tốt”, “Sinh viên với biển,
đảo Tổ quốc”; cuộc thi viết và sáng tác ca khúc “Sinh viên Việt Nam những câu chuyện đẹp”,
cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp”; các phong trào bảo vệ môi
trường, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, đảm bảo trật tự đô thị; các cuộc vận động quyên góp
ủng hộ quần áo, sách vở cho gia đình, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khắc phục hậu quả thiên tai;
các hoạt động tình nguyện dài ngày các trung tâm thương bệnh binh, các chương trình văn hoá hè
cho thiếu niên, nhi đồng, xây dựng tủ sách tại các trường tiểu học, tổ chức các hoạt động thăm hỏi
và trao quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình liệt sĩ… là những hoạt động truyền cảm
hứng, không chỉ vun đắp những tình cảm cao đẹp, đậm tính nhân văn, cảm thông, sẻ chia của sinh
viên mà còn tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong xã hội.

+ Cần nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích của cuộc bầu cử, quyền lợi và trách nhiệm
của cử tri, những quy định cụ thể về quy định và thể lệ bầu cử thông qua việc tự tìm hiểu trên các
phương tiên thông tin đại chúng, tham gia đầy đủ các buổi tiếp xúc cử tri, trên cơ sở đó để lựa
chọn những ứng cử viên đủ tiêu chuẩn, thật sự tiêu biểu của dân tại cơ quan dân cử. Tự mình
tham gia bầu cử, nghiên cứu kỹ tiêu chuẩn đại biểu, cơ cấu cần thiết của Quốc hội, Hội đồng
nhân dân các cấp, số lượng ứng cử viên và số đại biểu được bầu tại đơn vị bầu cử. . . Cân nhắc,
lựa chọn những ứng cử viên thật sự tiêu biểu, có kiến thức, năng lực phản ánh được ý chí và
nguyện vọng chính đáng của Nhân dân với cơ quan dân cử. Phát huy truyền thống yêu nước của
dân tộc, thực hiện trách nhiệm công dân, tích cực tham gia bỏ phiếu, cân nhắc, lựa chọn kỹ
lưỡng, xứng đáng là những công dân có trách nhiệm đối với đất nước. Mỗi cử tri khi tham gia bầu
cử không những là niềm vinh dự được thực hiện quyền dân chủ, mà còn là nghĩa vụ công dân, thể
hiện trách nhiệm chính trị của mình đối với vận mệnh đất nước, với bao thế hệ đã hy sinh tính
mạng và tài sản để giành lại quyền thiêng liêng cho dân tộc là độc lập, tự do, dân chủ.

+ Cùng với học tập, việc tích cực tham gia các hoạt động này chính là thể hiện một cách đầy đủ
nhất, đậm nét nhất vai trò xung kích, những việc làm thiết thực của sinh viên hướng đến cộng
đồng, vì cộng đồng, vì mái nhà chung; không chỉ đáp ứng nguyện vọng yêu nước, đòi hỏi đích
thực và mong muốn cống hiến của tuổi trẻ mà còn tạo sức sống lâu bền trong sinh viên, góp phần
giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên.

You might also like