« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- VVŨŨ VVĂĂNN HHIIỂỂNN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TTSS..
- PPHHẠẠMM TTHHỊỊ TTHHAANNHH HHỒỒNNGG HÀ NỘI – 2013 Vũ Văn Hiển - Khóa 2010 Khoa Kinh tế & Quản lý – ĐHBK Hà Nội LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
- Học viên: Vũ Văn Hiển Vũ Văn Hiển - Khóa 2010 Khoa Kinh tế & Quản lý – ĐHBK Hà Nội LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Viện sau đại học, Khoa Kinh tế & Quản lý cùng các thầy cô giáo Trường Đại học Bách khoa - Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện đề tài nghiên cứu này.
- Xin được cảm ơn Ban Lãnh đạo, anh chị em đồng nghiệp ở Cục Kiểm tra sau thông quan – Tổng cục Hải quan đã cung cấp tài liệu và tạo điều kiện giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
- Xin trân trọng cảm ơn! Học viên: Vũ Văn Hiển Vũ Văn Hiển - Khóa 2010 Khoa Kinh tế & Quản lý – ĐHBK Hà Nội MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH ii PHẦN MỞ ĐẦU .
- Mục tiêu nghiên cứu.
- ….3 3.Vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu .
- Kết cấu của Luận văn CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN.
- ..7 1.1 Tổng quan về kiểm tra sau thông quan.
- ..7 1.1.1 Khái niệm về kiểm tra sau thông quan.
- ..7 1.1.2 Các bộ phận tham gia vào hoạt động kiểm tra sau thông quan.
- ..9 1.1.3 Quan hệ giữa kiểm tra sau thông quan với một số hoạt động khác có liên quan Vai trò của kiểm tra sau thông quan.
- 12 1.2 Tổ chức hoạt động kiểm tra sau thông quan của cơ quan hải quan.
- 12 1.2.1 Đối tượng kiểm tra và chịu sự kiểm tra của kiểm tra sau thông quan.
- 12 1.2.2 Phạm vi kiểm tra sau thông quan.
- 14 1.2.3 Nội dung các trường hợp kiểm tra sau thông quan.
- 15 1.2.4 Tổ chức bộ máy của lực lượng kiểm tra sau thông quan.
- 15 1.2.5 Quy trình tổ chức kiểm tra sau thông quan.
- 17 Vũ Văn Hiển - Khóa 2010 Khoa Kinh tế & Quản lý – ĐHBK Hà Nội 1.3 Kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức kiểm tra sau thông quan.
- 19 1.3.1 Mô hình tổ chức kiểm tra sau thông quan của Mỹ.
- 19 1.3.2 Mô hình tổ chức kiểm tra sau thông quan của Nhật Bản.
- 20 1.3.3 Mô hình tổ chức kiểm tra sau thông quan của Trung Quốc.
- 23 1.3.4 Bài học kinh nghiệm vận dụng vào kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam.
- 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KTSTQ TẠI VIỆT NAM Giới thiệu cơ cấu tổ chức của lực lượng KTSTQ.
- 28 2.2 Kết quả thu thuế từ hoạt động KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu.
- 30 2.2.1 Đặc điểm chung của hàng hóa nhập khẩu và yêu cầu quản lý hàng hóa nhập khẩu của Cơ quan Hải quan Việt Nam.
- 30 2.2.2 Kết quả thu thuế từ hoạt động kiểm tra sau thông quan.
- 33 2.3 Thực trạng hoạt động KTSTQ tại Việt Nam Về cơ chế chính sách Về quy trình kiểm tra sau thông quan Về công tác thu thập, xử lý thông tin phục vụ hoạt động KTSTQ Về hiệu quả của hoạt động KTSTQ Về kỹ năng triển khai hoạt động KTSTQ Hạn chế và nguyên nhân tồn tại.
- PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI VIỆT NAM Phương hướng hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan.
- 72 3.1.1 Bối cảnh quốc tế và những vấn đề đặt ra cho Hải quan Việt Nam về KTSTQ 72 3.1.2 Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về hiện đại hóa Hải quan.
- 73 3.1.3 Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 trong lĩnh vực KTSTQ.
- 73 3.1.4 Phương hướng hoàn thiện hoạt động KTSTQ.
- 74 Vũ Văn Hiển - Khóa 2010 Khoa Kinh tế & Quản lý – ĐHBK Hà Nội 3.2 Các giải pháp hoàn thiện hoạt động KTSTQ.
- 75 3.2.2 Hoàn thiện Quy trình thủ tục kiểm tra sau thông quan.
- 81 3.2.4 Nâng cao trình độ cán bộ kiểm tra sau thông quan Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật Hải quan của đối tượng KTSTQ.
- 94 3.2.6.2 Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động KTSTQ.100 3.3 Kiến nghị Đối với cơ quan quản lý nhà nước Kiến nghị với Bộ Tài chính Kiến nghị với Tổng cục Hải quan Kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Vũ Văn Hiển - Khóa 2010 Khoa Kinh tế & Quản lý – ĐHBK Hà Nội i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM : Diễn đàn hợp tác Á - Âu C/O : Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá FOB : Giao hàng lên tàu (Free On Board) GTGT : Giá trị gia tăng GTVT : Giao thông vận tải KTSTQ : Kiểm tra sau thông quan NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NSNN : Ngân sách nhà nước QLRR : Quản lý rủi ro SXXK : Sản xuất xuất khẩu TSCĐ : Tài sản cố định WCO : Tổ chức Hải quan thế giới WTO : Tổ chức thương mại thế giới XNK : Xuất nhập khẩu Vũ Văn Hiển - Khóa 2010 Khoa Kinh tế & Quản lý – ĐHBK Hà Nội ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Kết quả thu NSNN của lực lượng KTSTQ.
- 57 Bảng 2.6: Thông tin bổ sung nhằm xác định DN KTSTQ DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1: Ứng dụng kiểm toán vào kiểm tra sau thông quan.
- 11 Hình 1.2: Mô hình quy trình kiểm tra sau thông quan.
- 19 Hình 1.3: Mô hình hệ thống cơ sở dữ liệu của Hải quan Nhật Bản.
- 21 Hình 1.4: Mô hình kiểm tra bên thứ ba có liên quan đến hoạt động thương mại.....22 Hình 2.1: Mô hình tổ chức của lực lượng kiểm tra sau thông quan.
- 31 Hình 2.3: Lưu đồ các bước quy trình kiểm tra sau thông quan.
- 50 Hình 2.5: Mô tả quá trình lựa chọn và xác định đối tượng kiểm tra sau thông quan.......56 Vũ Văn Hiển - Khóa 2010 Khoa Kinh tế & Quản lý – ĐHBK Hà Nội 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan đồng thời đảm bảo tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển và đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, Hải quan Việt Nam đã chuyển đổi phương thức quản lý từ kiểm tra trong thông quan sang kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) theo cơ chế quản lý hải quan hiện đại.
- Theo đó, thay vì kiểm tra 100% hàng hóa nhập khẩu trong khâu thông quan, cơ quan Hải quan sẽ thông qua hệ thống quản lý rủi ro (QLRR) trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro tiến hành phân luồng và áp dụng biện pháp kiểm tra thích hợp đối với hàng hóa nhập khẩu.
- Một trong các biện pháp kiểm tra quan trọng nhất góp phần thúc đẩy thông quan nhanh chóng, tạo thuận lợi cho thương mại nhưng vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) chính là KTSTQ.
- Sau gần 10 năm áp dụng phương thức KTSTQ, hoạt động KTSTQ của Hải quan Việt Nam đã bước đầu đạt được một số kết quả tích cực góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế phát triển.
- Tuy nhiên, do là phương thức kiểm tra mới, vừa nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của quốc tế đồng thời phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam nên KTSTQ còn nhiều hạn chế, hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với vai trò của KTSTQ và chưa đáp ứng yêu cầu về quản lý và hiện đại hóa hải quan.
- Thực tế hoạt động KTSTQ đã phát hiện nhiều bất cập, sơ hở trong khâu thông quan: Có những vấn đề chỉ phát sinh sau khi hàng hoá đã thông quan như phí kỳ vụ.
- Có những vấn đề không thể kiểm tra trong thông quan như việc sử dụng hàng nhập khẩu tạo tài sản cố định được miễn thuế.
- Có những hoạt động chỉ có thể thực hiện khi KTSTQ như xác minh việc thanh toán.
- Do vậy, hoàn thiện cơ chế và Vũ Văn Hiển - Khóa 2010 Khoa Kinh tế & Quản lý – ĐHBK Hà Nội 2 nâng cao hiệu quả hoạt động của KTSTQ là yêu cầu tự thân của Hải quan và thực hiện vai trò đảm bảo cho cải cách thủ tục hành chính ở khâu thông quan.
- đảm bảo sự quản lý của Hải quan đối với hàng hoá XNK của doanh nghiệp cùng với việc phát hiện kịp thời những bất cập, sơ hở của chính sách, pháp luật, biện pháp quản lý nhà nước, của ngành.
- Mặt khác, thực tế hoạt động của lực lượng KTSTQ cho thấy, các vi phạm phổ biến và những bất cập, hạn chế trong việc KTSTQ chủ yếu xảy ra đối với hàng hóa nhập khẩu.
- Với ý nghĩa trên, việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để nghiên cứu đưa ra các giải pháp hoàn thiện KTSTQ trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết và có ý nghĩa góp phần thúc đẩy hoạt động KTSTQ thực hiện đúng vai trò, nhiệm vụ và góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Hải quan đặc biệt trong bối cảnh ngành Hải quan đã chọn năm 2011 là “Năm kiểm tra sau thông quan”.
- Xuất phát từ những luận điểm trên kết hợp với những kiến thức và kinh nghiệm của bản thân là một cán bộ hải quan, Tôi chọn Đề tài “Hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam” làm Luận văn Thạc sỹ của mình.
- Trong ngành Hải quan cũng có một số đề tài nghiên cứu khoa học về KTSTQ như Đề tài cấp ngành năm 2006 “Hoàn thiện mô hình KTSTQ của Hải quan Việt Nam” của Thạc sỹ Nguyễn Viết Hồng.
- Hoạt động KTSTQ của Hải quan Việt Nam là một lĩnh vực mới, nên đến nay chưa có công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu nào dưới dạng Luận án Tiến sỹ.
- Dưới dạng luận văn thạc sỹ có Đề tài “Hoàn thiện tổ chức KTSTQ của Hải quan Việt Nam” năm 2006 của tác giả Mai Chí Thành.
- Đề tài này bước đầu nghiên cứu về tổ chức và hoạt động KTSTQ giai đoạn 2001-2006 và đưa ra các giải pháp Vũ Văn Hiển - Khóa 2010 Khoa Kinh tế & Quản lý – ĐHBK Hà Nội 3 kiến nghị hoàn thiện tổ chức KTSTQ đến giai đoạn 2010.
- Tuy nhiên, trong điều kiện ngành Hải quan đang xây dựng Chiến lược phát triển ngành Hải quan đến năm 2020 thì Đề tài này cần được phát triển để phù hợp với tình hình mới.
- Đồng thời Đề tài này cũng chưa đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động KTSTQ.
- Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020, ngành Hải quan tiếp tục đẩy mạnh cải cách hiện đại hoá hải quan, triển khai thủ tục hải quan điện tử theo lộ trình đến năm 2020 có 100% các Cục Hải quan, 100% các Chi cục Hải quan, 100% các loại hình hải quan cơ bản, 90% kim ngạch xuất nhập khẩu, 80% doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
- Tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá đến năm 2020 phấn đấu đạt dưới 7%.
- Hoạt động KTSTQ phải đánh giá được mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp làm cơ sở để áp dụng các biện pháp kiểm tra đối với doanh nghiệp, làm cơ sở xét và công nhận doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt.
- Vì vậy, yêu cầu đẩy mạnh hoạt động KTSTQ là yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của ngành.
- Xuất phát từ yêu cầu trên, Luận văn đi vào nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động KTSTQ trong giai đoạn 2012-2015 tầm nhìn 2020.
- Trong đó tập trung đánh giá thực trạng hoạt động KTSTQ và đề xuất các giải pháp, các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động KTSTQ.
- Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu là trên cơ sở cụ thể hoá lý luận kiểm tra vào KTSTQ và phân tích mô hình tổ chức và hoạt động KTSTQ trong giai đoạn hiện nay để đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động KTSTQ của Hải quan Việt Nam.
- Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, Đề tài cần thực hiện được bốn nhiệm vụ cụ thể như sau: Một là, làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động KTSTQ.
- Vũ Văn Hiển - Khóa 2010 Khoa Kinh tế & Quản lý – ĐHBK Hà Nội 4 Hai là, nghiên cứu kinh nghiệm thực tế của một số nước tiên tiến trên thế giới để rút ra bài học thực tiễn đối với Việt Nam trong hoạt động KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu.
- Ba là, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động KTSTQ.
- Bốn là, đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện hoạt động KTSTQ giai đoạn mới 2013-2015 tầm nhìn 2020.
- Vấn đề nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin và số liệu về hoạt động KTSTQ, Tác giả thấy nổi lên một số vấn đề quan trọng cần tập trung giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác KTSTQ: Vấn đề thứ nhất: Lựa chọn đối tượng KTSTQ trên cơ sở quản lý rủi ro? Vấn đề thứ hai: Các giải pháp nâng cao kỹ năng triển khai hoạt động KTSTQ? Vấn đề thứ ba: Các giải pháp về tổ chức nguồn lực.
- tổ chức thông tin hỗ trợ hoạt động KTSTQ? Luận văn sẽ tập trung phân tích vào ba vấn đề trên để đưa ra những nhận định khách quan và giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả KTSTQ.
- Phạm vi nghiên cứu Hoạt động KTSTQ được thực hiện đối với các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động XNK (bao gồm cả xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu hàng hóa).
- Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của Hải quan Việt Nam, các vấn đề về gian lận thuế, kiểm soát tuân thủ của doanh nghiệp liên quan đến pháp luật Hải quan phần lớn là thực hiện đối với hàng hóa nhập khẩu.
- Do đó, phạm vi nghiên cứu của Đề tài tập trung vào hoạt động KTSTQ đối với hàng nhập khẩu tại Cục KTSTQ và các Chi cục KTSTQ trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2012 nhằm đưa ra ý kiến nhận xét, phân tích nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất các giải pháp cũng như kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền.
- Vũ Văn Hiển - Khóa 2010 Khoa Kinh tế & Quản lý – ĐHBK Hà Nội 5 5.
- QLRR trong lĩnh vực hải quan là việc áp dụng một cách hệ thống những quy trình thủ tục để xác định, phân tích, đánh giá và tiến hành các biện pháp kiểm soát khả năng và mức độ vi phạm pháp luật Hải quan có thể xảy ra.
- Phương pháp so sánh được sử dụng trong phân tích các chỉ tiêu về thu thuế, nhân lực, nguồn lực dành cho lực lượng KTSTQ để đánh giá thực trạng hoạt động của KTSTQ nhằm kiến nghị các giải pháp phù hợp.
- Ý nghĩa của Đề tài nghiên cứu Ý nghĩa của Đề tài “Hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam” thể hiện trên ba mặt chủ yếu sau: Vũ Văn Hiển - Khóa 2010 Khoa Kinh tế & Quản lý – ĐHBK Hà Nội 6 Một là, Khái quát và làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động KTSTQ cùng kinh nghiệm tổ chức KTSTQ của một số nước.
- Hai là, Đánh giá thực trạng hoạt động KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu của Hải quan Việt Nam.
- Ba là, Đề xuất phương hướng và giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam.
- Kết cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kiểm tra sau thông quan Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động KTSTQ.
- Vũ Văn Hiển - Khóa 2010 Khoa Kinh tế & Quản lý – ĐHBK Hà Nội 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN 1.1 Tổng quan về kiểm tra sau thông quan 1.1.1 Khái niệm về kiểm tra sau thông quan Từ những năm 60 của thế kỷ XX, Hội đồng Hợp tác Hải quan (Tổ chức Hải quan thế giới ngày nay, gọi tắt là WCO) đã bắt tay nghiên cứu các biện pháp quản lý hải quan tiên tiến, trong đó có biện pháp tiến hành kiểm tra sau khi hàng hoá đã được thông quan.
- Cơ sở kiểm tra của biện pháp này là các chứng từ khai hải quan, sổ sách kế toán và các loại giấy tờ khác còn lưu lại tại cơ quan Hải quan, tại doanh nghiệp và các bên liên quan khác về hàng hoá đã thông quan.
- Hoạt động này còn được gọi bằng một thuật ngữ chuyên môn khác là "kiểm tra trên cơ sở kiểm toán".
- Thuật ngữ “Kiểm tra sau thông quan ” hay còn gọi là “kiểm toán hải quan” hay “kiểm tra trên cơ sở kiểm toán” là một vấn đề mới trong lĩnh vực nghiệp vụ kiểm tra, giám sát hải quan, là một mắt xích trong xâu chuỗi các hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan nhằm bắt buộc người khai hải quan tuân thủ các quy định của pháp luật, KTSTQ là khâu cuối cùng trong chuỗi quy định đó.
- Kết quả của KTSTQ là tiền đề để xem xét xây dựng các tiêu chí đánh giá người khai hải quan có chấp hành tốt pháp luật hay không, từ đó phục vụ công tác quản lý của hải quan theo nguyên tắc đánh giá QLRR khi lựa chọn phương pháp kiểm tra hải quan trong quá trình thông quan hàng hoá, làm cơ sở để định hướng kiểm tra có trọng điểm, trọng tâm trước khi thông quan.
- Các khâu liên hoàn trong công tác kiểm tra gắn kết với nhau một cách logic.
- Tùy theo đặc điểm hoạt động và biện pháp quản lý tại mỗi khu vực, mỗi quốc gia khác nhau dẫn đến có nhiều quan niệm khác nhau về KTSTQ.
- Theo Tổ chức Hải quan Thế giới, KTSTQ là quy trình nghiệp vụ cho phép công chức hải quan kiểm tra tính chính xác của hoạt động khai hải quan bằng việc kiểm tra các hồ sơ, tài liệu ghi chép về kế toán và thương mại liên quan đến hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá và tất cả các số liệu, thông tin, bằng chứng khác Vũ Văn Hiển - Khóa 2010 Khoa Kinh tế & Quản lý – ĐHBK Hà Nội 8 cho cơ quan Hải quan mà hiện tại đang được các đối tượng kiểm tra (cá nhân hoặc doanh nghiệp) trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào hoạt động buôn bán quốc tế nắm giữ.
- Theo Công ước Kyoto sửa đổi, bổ sung tháng 9/1999, Kiểm tra trên cơ sở kiểm toán là các biện pháp được tiến hành nhằm thoả mãn mục đích của họ trong việc xác định tính chính xác và trung thực của các tờ khai hàng hoá thông qua kiểm tra các chứng từ, biên bản, hệ thống kinh tế và dữ liệu thương mại của các bên liên quan.
- Theo Hải quan ASEAN, KTSTQ là một biện pháp kiểm soát hải quan có hệ thống mà thấy thoả đáng về độ chính xác và trung thực của việc khai báo hải quan thông qua việc kiểm tra sổ sách, hồ sơ có liên quan, hệ thống kinh doanh và dữ liệu thương mại của các cá nhân/các Công ty tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào thương mại quốc tế.
- Theo Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 của Việt Nam, KTSTQ là hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan nhằm: Thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ mà chủ hàng, người được chủ hàng ủy quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu đó khai, nộp, xuất trình với cơ quan Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đó được thông quan.
- thẩm định việc tuân thủ pháp luật trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Như vậy, về mặt pháp lý ở hầu hết các nước, các tổ chức liên quan đến hải quan đều coi KTSTQ là một khâu nghiệp vụ của cơ quan Hải quan.
- KTSTQ không phải là một lĩnh vực khoa học riêng biệt mà là hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Hải quan trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học của các ngành khoa học khác như kiểm toán, xác suất thống kê, QLRR, điều tra, giám định.
- Hoạt động KTSTQ được thực hiện nhằm đạt được năm mục tiêu chủ yếu sau đây: Một là, Thẩm định tính chính xác, trung thực của các nội dung khai báo về đối tượng quản lý của cơ quan Hải quan, phù hợp với quy định của pháp luật;

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt