« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Vũ Văn Hiển - Khóa 2010 Khoa Kinh tế & Quản lý – ĐHBK Hà Nội 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam Tác giả luận văn: VŨ VĂN HIỂN Khóa: 2010 Người hướng dẫn: TS.
- PHẠM THỊ THANH HỒNG Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan đồng thời đảm bảo tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển, Hải quan Việt Nam đã chuyển đổi phương thức quản lý từ kiểm tra trong thông quan sang kiểm tra sau thông quan theo cơ chế quản lý hải quan hiện đại.
- Do vậy, hoàn thiện hoạt động của KTSTQ là yêu cầu tự thân của Hải quan và thực hiện vai trò đảm bảo cho cải cách thủ tục hành chính ở khâu thông quan.
- KTSTQ phải đánh giá được mức độ tuân thủ pháp luật của từng doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc áp dụng mức độ quản lý phù hợp, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
- đảm bảo sự quản lý của Hải quan đối với hàng hoá XNK của doanh nghiệp cùng với việc phát hiện kịp thời những bất cập, sơ hở của chính sách, pháp luật, biện pháp quản lý nhà nước, của ngành.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Mục tiêu nghiên cứu là trên cơ sở cụ thể hoá lý luận kiểm tra vào KTSTQ và phân tích mô hình tổ chức và hoạt động KTSTQ trong giai đoạn hiện nay để đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động KTSTQ.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động KTSTQ được thực hiện đối với các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động XNK.
- Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của Hải quan Việt Nam, các vấn đề về gian lận thuế, kiểm soát tuân thủ của doanh nghiệp liên quan đến pháp luật Hải quan phần lớn là thực hiện đối với hàng hóa nhập khẩu.
- Do đó, phạm vi nghiên cứu của Đề tài tập trung vào hoạt động KTSTQ đối với hàng nhập khẩu tại Cục KTSTQ và các Chi cục KTSTQ trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2012 nhằm đưa ra ý kiến nhận xét, phân tích nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất các giải pháp cũng như kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền Vũ Văn Hiển - Khóa 2010 Khoa Kinh tế & Quản lý – ĐHBK Hà Nội 2 c) Nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương như sau.
- Chương 1: Hệ thống những vấn đề lý luận về hoạt động KTSTQ.
- Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động KTSTQ tại Việt Nam.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động KTSTQ mang tính đồng bộ từ khâu tổ chức thu thập và khai thác thông tin.
- xử lý nghiệp vụ phân tích, đánh giá rủi ro, thực hiện KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan và tại doanh nghiệp, đồng thời cũng đề xuất các giải pháp thuộc cơ chế chính sách liên quan đến tổ chức bộ máy, nhân sự, đào tạo, luân chuyển, quy trình thủ tục, hệ thống thông tin, trình độ cán bộ, công tác tuyên truyền, phối hợp để tạo điều kiện cho công tác KTSTQ hoạt động có hiệu quả.
- d) Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật kết hợp giữa lý luận và kinh nghiệm thực tế phổ biến của các nước và thực tế của Việt Nam qua các phương pháp cụ thể sau: Sử dụng các mô hình quản lý rủi ro, Phương pháp so sánh, Phương pháp phân tích chi tiết.
- e) Kết luận Đề tài đã nêu bật được các vấn đề: Một là, Khái quát và làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động KTSTQ cùng kinh nghiệm tổ chức KTSTQ của một số nước.
- Hai là, Đánh giá thực trạng hoạt động KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu của Hải quan Việt Nam.
- Ba là, Đề xuất phương hướng và giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt