You are on page 1of 8

Đề cương ôn tập môn Kinh doanh quốc tế

CHƯƠNG 1:

1.. Kinh doanh quốc tế là gì?


Kinh doanh quốc tế là việc thực hiện hoạt động đầu tư vào sản xuất, mua bán,
trao  đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi có liên quan tới hai hay nhiều
nước và khu vực khác nhau.

VD:Việt Nam xuất khẩu gạo sang Philippines, Malaysia, Singapo, Mỹ, Đài
Loan , Trung Quốc,….

Việt Nam xuất khẩu café sang Hoa kỳ , Đức , Nhật Bản,…

Sam Sung đầu tư vào Việt Nam mở các nhà máy để sản xuất linh kiện điện tử.

Tại sao công ty lại tham gia kinh doanh quốc tế?

Các công ty tham gia vào kinh doanh quốc tế vì họ xuất phát từ những nguyên
nhân giống như khi họ quyết định mở rộng hoạt động trên thị trường nội địa: Đó là
tăng doanh số bán hàng và tiếp cận các nguồn lực.
-Tăng doanh số bán hàng: Cơ hội tăng doanh số bán hàng
Năng lực sản xuất dư thừa.
+ Cơ hội tăng doanh số bán quốc tế:Các công ty thường tham gia kinh doanh
quốc tế nhằm tăng doanh số bán hàng do các yếu tố như thị trường trong nước bão hòa
hoặc nền kinh tế đang suy thoái buộc các công ty phải khai thác cơ hội bán hàng quốc
tế. do mức thu nhập bấp bênh. Các công ty có thể ổn định nguồn thu nhập của mình
bằng cách bổ sung doanh số bán hàng quốc tế vào doanh số bán hàng trong nước. Nhờ
đó mà có thể tránh được những dao động thất thường của quá trình sản xuất. Đặc biệt,
các công ty sẽ nhảy vào thị trường quốc tế khi họ tin rằng khách hàng ở các nền kinh
tế khác có thái độ tiếp nhận sản phẩm của mình và có thể mua chúng. 
+ Tận dụng công suất sản xuất dư thừa: Đôi khi các công ty sản xuất nhiều
hàng hóa và dịch vụ hơn mức thị trường có thể tiêu thụ. Nhưng nếu các công ty khai
thác được nhu cầu tiêu thụ quốc tế mới thì chi phí sản xuất được phân bổ cho số lượng
nhiều hơn các sản phẩm làm ra, vì thế mà giảm bớt chi phí cho mỗi sản phẩm và tăng
được
lợi nhuận. Giá bán sản phẩm sẽ giảm công ty sẽ chiếm nhiều thị phần hơn so với đối
thủ cạnh tranh.
- Tiếp cận nguồn lực nước ngoài
Tiếp cận các nguồn lực như: Nhân lực, Tài nguyên thiên nhiên, Tài chính
Chi phí lao động thấp, có đội ngũ công nhân lành nghề và một môi trường với
mức độ ổn đinh về kinh tế, chính trị, xã hội có thể chấp nhận được.
1..2. Các chủ thể tham gia vào kinh doanh quốc tế
Các công ty thuộc tất cả các loại hình, các quy mô và ở tất cả các ngành đều
tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Tất cả các công ty sản xuất, công ty dịch
vụ và công ty bán lẻ đều tìm kiếm khách hàng ngoài biên giới quốc gia mình.
Công ty quốc tế Công ty đa quốc gia
Công ty quốc tế: tham gia trực tiếp vào Công ty đa quốc gia có đầu tư trực tiếp
bất kỳ hình thức nào của hoạt động kinh ra nước ngoài( dưới hình thức các chi
doanh quốc tế(như xuất khẩu, nhập nhánh hoặc marketing)
khẩu, sản xuất quốc tế)
 Công ty nhập khẩu chỉ hoạt động mua hàng từ các nhà cung cấp nước
ngoài vẫn là 1 công ty quốc tế vì công ty này đã tham gia vào chuỗi giá
trị quốc tế.
Câu2: môi trường kinh doanh quốc tế có những đặc điểm và nội dung gì
Câu 3: Sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ tác động tới quá trình toàn
cầu hóa như thế nào?
Câu 4: Có những loại hình công ty nào tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế?
giải thích vai trò của các công ty đa quốc gia trong kinh doanh quốc tế?
Câu 5: Phân tích các nhân tố thúc đẩy toàn cầu hóa?
ĐỀ KIỂM TRA

Câu 1: Hãy phân tích các loại toàn cầu hóa và lấy ví dụ.
Câu 2: Hãy cho biết các nguyên nhân phát sinh rủi ro chính trị? Phân loại rủi ro
chính trị theo phạm vi tác động và lấy ví dụ.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (5 điểm):
- Thuế quan: Thuế là khoản tiền mà chính phủ đánh vào mặt hàng được đưa
vào hay ra khỏi một nước. Bao gồm thuế quan nhập khẩu, thuế quan xuất khẩu và thuế
quan quá cảnh (hầu như đã được xóa bỏ). Các quốc gia đánh thuế nhập khẩu để bảo vệ
các nhà sản xuất trong nước và tạo nguồn thu cho ngân sách. Tuy nhiên, người tiêu
dùng lại bị hại do phải trả giá cao hơn đối với hàng nhập khẩu.

Thuế quan là một biện pháp mang tính kinh tế sử dụng trong điều tiết các hoạt
động thương mại. Bên cạnh công cụ thuế quan, các chính phủ có thể áp dụng hàng
loạt các biện pháp mang tính hành chính để can thiệp vào các dòng thương mại. Các
biện pháp này thường được xếp trong nhóm các biện pháp “phi thuế quan”.

- Các biện pháp phi thuế quan điển hình:

+ Hạn ngạch: Hạn ngạch là biện pháp quy định số lượng hàng hóa được đưa
vào hay đưa ra khỏi một nước trong một quãng thời gian nhất định, gồm hạn ngạch
xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu tự nguyện.

Hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng vì chính phủ có thể bảo vệ các nhà sản
xuất trong nước bằng cách hạn chế số lượng hàng hóa nhập khẩu hoặc nhằm mục đích
tạo sự cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu nước ngoài.

Hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng do chính phủ muốn duy trì mức cung thích
hợp đối với thị trường trong nước về những mặt hàng tài nguyên quan trọng. Hơn nữa,
việc này sẽ làm giảm lượng cung trên thị trường thế giới, từ đó làm mức giá bán gia
tăng nên nước xuất khẩu được lợi.

Về hạn chế xuất khẩu tự nguyện thì đây là hạn ngạch xuất khẩu tự nguyện áp
đặt đối với hoạt động xuất khẩu của mình theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Thuế quan và hạn ngạch có thể kết hợp với nhau tạo thành công cụ hạn ngạch
thuế quan: Nước xuất khẩu có thể đề ra mức hạn ngạch nhất định và áp dụng mức thuế
quan thấp đối với lượng hàng hóa nhập khẩu thấp hơn hạn ngạch và áp dụng mức thuế
cao đối với lượng hàng hóa nhập khẩu cao hơn hạn ngạch.

+ Cấm vận thương mại: Cấm vận thương mại là biện pháp cấm hoàn toàn quan
hệ thương mại (xuất, nhập khẩu) đối với một quốc gia nào đó.

+ Yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa: Quy định một mặt hàng nào đó được bán trên thị
trường trong nước nếu như một phần nhất định của mặt hàng đó được cung cấp bởi
nhà sản xuất nội địa. Mục đích của nó là buộc nhà sản xuất nước ngoài sử dụng nguồn
lực nước sở tại và nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước.

+ Các biện pháp khác: Những quy định về thủ tục hành chính, tiêu chuẩn kỹ
thuật, vệ sinh dịch tễ, bảo vệ môi trường, chống bán phá giá… đều nhằm hạn chế việc
nhập khẩu, tiêu dùng hàng hóa nước ngoài, bảo vệ các nhà sản xuất trong nước và
đảm bảo các tiêu chuẩn của hàng hóa ở nước xuất khẩu.
Câu 2 (5 điểm):
- Chi phí vận chuyển: thích hợp với sản phẩm có giá trị thấp so với trọng lượng
(xi măng, nước ngọt, thức ăn gia súc...).

- Thị trường không hoàn hảo:

+ Rào cản trong thương mại quốc tế;

+ Rào cản chuyển giao bí quyết sản xuất.

- Theo sát những đối thủ cạnh tranh: Những gì một công ty làm có tác động
trực tiếp lên các công ty cạnh tranh lớn và buộc có một sự phản hồi lại đúng như vậy

- Chu kỳ sống của sản phẩm:

+ Raymond Vernon đề cập đến đầu tư vào một quốc gia khi thị trường sở tại đủ
lớn;

+ Chu kỳ sống của công nghệ: FDI có thể kéo dài chu kỳ khai thác.

- Lợi thế đặc biệt từ vị trí địa lý: FDI sẽ tìm kiếm hiệu quả từ sự gắn kết các lợi
thế của nhà đầu tư với lợi thế đặc biệt từ vị trí địa lý.
Chương 2:

Câu 1:Hệ thống chính trị là gì ? Phân biệt 2 hệ thống chính trị chuyên chế
và dân chủ

*Hệ thống chính trị là một tập hợp những tổ chúc chính thức tạo nên một chính
phủ nó bao gồm : các cơ quan luật pháp, các đảng phái chính trị, các nhóm vận
động hành lang và công đoàn.

Sách giáo trình trang 13,14


Rủi do chính trị là khả năng khi đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp bị
kiềm chế bởi chính sách của chính phủ nước sở tại.

Câu 2: Ví dụ nguyên nhân phát sinh rủi do chính trị?

Rủi ro chính trị phát sinh là do nhiều nguyên nhân. Bao gồm những
nguyên nhân sau:

- Sự lãnh đạo chính trị yếu kém

- Chính quyền bị thay đổi thường xuyên

- Sự dính líu đến chính trị của các nhà lãnh đạo tôn giáo và quân đội

- Hệ thống chính trị không ổn định

- Những vụ xung đột về chủng tộc, tôn giáo và các dân tộc thiểu số

- Sự liên kết kém chặt chẽ giữa các quốc gia

Câu 2: Phân loại rủi do chính trị

*Căn cứ vào phạm vi tác động phân thành 2 loại:

-Rủi do vĩ mô: đe dọa đến tất cả DN không trừ một ngành nào , ảnh
hưởng đến hầu hết các DN cả DN trong và ngoài nước.

VD: Hoa Kỳ áp dụng cấm vận với Cuba, Iran, CHDCND Triều Tiên với
cớ rằng đây là các quốc gia hậu thuận cho các nhóm khủng bố trên thế giới.

Liên minh châu âu cũng đã thực thi nhiều lệnh cấm chống lại
Belarus, Sudan và Trung Quốc trên một số lĩnh vực thương mại nhất định vd du
lịch nước ngoài, nhằm chống lại việc vi phạm nhân quyền và buôn bán vũ khí.

-Rủi do vi mô: Là loại hình rủi do chính trị chỉ tác động đến những công
ty trong một ngành nào đó.
VD:Ở vê-nê-zuê-la tổng thống Hugo chavez đã tịch thu một khu vực khai
thác dầu mỏ do công ty dầu khí Total của pháp sở hữu. Năm 2006 chính phủ
Bolivia đã quốc hữu hóa phần lớn ngành công nghiệp sản xuất dầu mỏ và khí
đốt của nước này.

*Căn cứ vào hình thức biểu hiện phân thành 5 dạng hình thức

-Xung đột bạo lực: Xảy ra gây cản trở mạnh mẽ đến đầu tư của các công
ty, làm suy yếu khả năng sản xuất và phân phối sản phẩm, gặp khó khăn trong
việc vận chuyển nguyên liệu và thiết bị , gây cản trở việc tuyển dụng lao động.
Xung đột bạo lực có thể xảy ra ở nhiều cấp độ có thể là xung đột giữa dân và
chính phủ ở các quốc gia hay giữa các dân tộc, chủng tộc và tôn giáo.

Vd: Xung đột giữa hồi giáo và công giáo ở philippines, indonexia, giữa
hồi giáo và phật giáo ở miền nam thái lan., Myanmar,…

-Khủng bố và bắt cóc : Bắt cóc và các cuộc khủng bố là phương tiện để
các thế lực khẳng định vị thế chính trị. Khủng bố có mục đích tạo ra sự lo sợ ép
buộc thay đổi thông việc gây ra những cái chết và tàn phá tài sản một cách bất
ngờ và không lường trước được. Bắt cóc thường được sử dụng nhằm tài trợ tài
chính cho các hoạt động khủng bố . Các hãng nước ngoài nhiều tiền thường là
mục tiêu chính

Vd: khủng bố ở Mỹ ngày 11/9/2001 mục tiêu vào trung tâm thương mại
thế giới và lầu 5 góc

-Chiếm đoạt tài sản : Đôi khi chính quyền chiếm đoạt tài sản của công ty
trên lãnh thổ của họ với 3 hình thức tịch thu, quốc hữu hóa, sung công

+Tịch thu là việc chuyển tài sản của công ty vào tay chính phủ mà không
có đền bù

+Sung công là việc chuyển tài sản của công ty vào tay chính phủ được
đền bù
+Quốc hữu hóa là việc chính phủ đứng ra đảm nhiệm cả một ngành đây
là hình thức phổ biến hơn hai hình thức trên nếu sung công áp dụng 1 số cty nhỏ
thid quốc hữu hóa áp dụng toàn ngành.

VD: Tổng thống Hugo Chavez tuyên bố tài sản của 39 công ty tư nhân và
nước ngoài bị tịch thu từ nay sẽ thuộc sở hữu của Venezuela. sau khi thông qua
đạo luật cho phép chính phủ kiểm soát toàn bộ ngành công nghiệp “vàng đeN

-Sự thay đổi các chính sách: Sự tham gia của các chính đảng mới hay sự
thay đổi các chính sách của chính phủ cúng dẫn đến mất ổn định xã hội

-Những yêu cầu của địa phương : Những yêu cầu của địa phương có thể
gây bất lợi cho DN trong dài hạn như (1) việc phải tuyển dụng lao động địa
phương khiến cty thiếu lượng lao động có đủ trình độ (2) sự dụng nguyên liệu
địaa phương dẫn đến cp sx cao chất lượng giảm

Câu 3: Phương pháp quản lý rủi do chính trị ?

5 phương pháp
-  Né tránh: Né tránh đơn giản là hạn chế đầu tư vào những nước có nguy cơ rủi ro
chính trị cao.
- Thích nghi: Thích nghi có nghĩa là kết hợp chặt chẽ rủi ro với chiến lược kinh
doanh, thường được giúp đỡ của các quan chức địa phương. Các công ty thu nhận rủi
ro qua năm chiến lược: vốn nợ và vốn cổ phần của địa phương; định vị; trợ giúp; cộng
tác và bảo hiểm.
- Duy trì mức độ phụ thuộc: Để duy trì mức độ phụ thuộc của nước sở tại vào hoạt
động của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể tiếp cận theo ba hướng: 
+ Giải thích cho người dân và các quan chức địa phương tầm quan trọng của họ đối
với phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Sử dụng nguyên vật liệu, công nghệ và một phần nguồn lực sẵn có của địa phương.

+ Nếu công ty đủ mạnh và đủ lớn, công ty có thể nhận được toàn bộ quyền kiểm soát
kênh phân phối ở địa phương. Nếu công ty bị đe dọa, nó có thể từ chối cung cấp cho
người tiêu dùng địa phương và người mua là các công ty địa phương.
- Thu thập thông tin: Có hai nguồn dữ liệu cần thiết cho việc dự báo rủi ro chính trị
chính xác là: 
+ Công ty yêu cầu người lao động đánh giá mức độ rủi ro chính trị. 

+ Công ty có thể thu thập thông tin từ những hãng chuyên cung cấp những dịch vụ về
rủi ro chính trị.

- Những chính sách địa phương: Các nhà quản lí có thể xem xét đến những qui luật
và qui định áp dụng trong kinh doanh ở mỗi quốc gia. Hơn nữa, pháp luật ở nhiều
quốc gia rất dễ thay đổi, và luật mới ra tiếp tục tác động đến doanh nghiệp. 
Để những ảnh hưởng của địa phương có lợi cho họ, các nhà quản lí đề nghị những
định hướng thay đổi có ảnh hưởng tích cực tới họ.

GNP là chỉ số phản ánh tổng sản phẩm quốc dân; và GDP là chỉ số tổng sản
phẩm quốc nội. Chỉ số GNP thể hiện toàn bộ giá trị được công dân mang quốc
tịch nước đó sản xuất ra trong thời gian 1 năm. Công dân quốc gia đó có thể tạo
ra các giá trị ở cả trong; và ngoài lãnh thổ quốc gia đó.

Trong khi đó, chỉ số GDP là toàn bộ giá trị được các thành phần kinh tế hoạt
động trong lãnh thổ của quốc gia đó tạo ra; tính trong khoảng thời gian một
năm. Các thành phần kinh tế đóng góp vào chỉ số GDP bao gồm cả các thành
phần kinh tế trong nước; và nước ngoài hoạt động tại quốc gia đó. Vì thế, để
đánh giá sức mạnh nền kinh tế một quốc gia, người ta thường dựa vào chỉ số
GDP

Ví dụ: Một nhà đầu tư Đức xây dựng một nhà máy sản xuất đồ may mặc tại Việt
Nam để tiêu thụ nội địa. Khi đó, tất cả các thu nhập của nhà máy sau khi đã bán
sản phẩm được tính vào chỉ số GDP của Việt Nam. Nhưng lợi nhuận nhà máy
này thu được sau khi đã trừ đi thuế; quỹ phúc lợi và lương người lao động Đức
làm việc cho nhà máy được tính vào GNP của Đức.

You might also like