« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải trên lưới điện của Công ty truyền tải điện 1


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VŨ QUÝ ĐỀ TÀI: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG TRUYỀN TẢI TRÊN LƯỚI ĐIỆN CỦA CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 (PTC1) LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội - 2013 VŨ QUÝ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA 2010B BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VŨ QUÝ ĐỀ TÀI: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG TRUYỀN TẢI TRÊN LƯỚI ĐIỆN CỦA CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 (PTC1) CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc cùng các anh, chị Phòng Kế hoạch, Phòng Kỹ thuật đường dây, Kỹ thuật trạm, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Điều độ máy tính và phương thức, Phòng Vật tư Công ty Truyền tải điện 1 đã cung cấp những tài liệu liên quan để tôi hoàn thành bản luận văn này.
- CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐIỆN TRUYỀN TẢI 1.1.
- Khái niệm về chất lượng sản phẩm 1 1.2.
- Ý nghĩa của việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đối với doanh nghiệp 2 1.3.
- Phân loại chất lượng sản phẩm 4 1.4.
- Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng sản phẩm 5 1.4.1.
- Khái niệm quản lý chất lượng sản phẩm 5 1.4.2.
- Khái niệm đảm bảo chất lượng sản phẩm 7 1.4.3.
- Các phương pháp quản lý để đảm bảo chất lượng sản phẩm 7 1.5.
- Các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng sản phẩm 10 1.5.1 Sơ đồ lưu trình 10 1.5.2 Sơ đồ nhân quả 11 1.5.3 Biểu đồ Pareto 12 1.5.4 Phiếu kiểm tra 13 1.5.5 Biểu đồ kiểm soát 14 1.6.
- Khái niệm và ý nghĩa của đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải 15 1.6.1.
- Ý nghĩa của việc đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải 17 1.7.
- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng điện năng truyền tải 17 1.7.1 Tiêu chuẩn về độ lệch tần số 17 1.7.2 Tiêu chuẩn về độ lệch điện áp 18 1.7.3 Tiêu chuẩn về độ tin cây cung cấp điện và suất sự cố 20 1.7.4 Tiêu chuẩn về chi phí truyền tải điện 21 1.8.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải 25 Vũ Quý Luận văn thạc sĩ 1.8.1 Các yếu tố từ bên ngoài 25 1.8.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 26 Tóm tắt nội dung Chương 1 29 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG TRUYỀN TẢI TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 2.1.
- Giới thiệu đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty truyền tải điện 1 30 2.1.1.
- Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty truyền tải điện 1 37 2.3.
- Phân tích thực trạng chất lượng điện truyền tải tại Công ty truyền tải điện 1 giai đoạn .
- Phân tích thực trạng chất lượng điện truyền tải tại Công ty truyền tải điện 1 theo thời gian .
- Phân tích thực trạng chất lượng tần số tại Công ty TTĐ .
- Phân tích thực trạng chất lượng điện áp tại Công ty TTĐ .
- Phân tích thực trạng chất lượng điện truyền tải tại Công ty truyền tải điện 1 theo khu vực 58 2.3.2.1.
- Thực trạng chất lượng điện truyền tải khu vực địa hình núi cao 59 2.3.2.2.
- Thực trạng chất lượng điện truyền tải khu vực thành thị 63 2.3.2.3.
- Thực trạng chất lượng điện truyền tải khu vực ven biển 68 2.4.
- Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng và đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải tại Công ty truyền tải điện 1 71 2.4.1.
- Một số giải pháp Công ty Truyền tải điện 1 đã áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải.
- ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG TRUYỀN TẢI TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIÊN 1 3.1.
- Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty truyền tải điện 1 79 3.1.1.
- Mục tiêu của Công ty Truyền tải điện 1 79 3.1.2.
- Định hướng phát triển của Công ty Truyền tải điện 1 79 3.2.
- Định hướng phát triển của Công ty truyền tải điện 1 để đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải trong tương lai 80 3.3.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải trên lưới Công ty Truyền tải điện 1 80 3.3.1.
- Điện áp tại thanh cái cho phép vận hành trên lưới điện truyền tải 19 Bảng 2.1.
- Bảng sản lượng điện truyền tải của Công ty Truyền tải điện 1 37 Bảng 2.2.
- Chỉ tiêu suất sự cố đối với Công ty Truyền tải điện 1 42 Bảng 2.7.
- Các nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới Công ty Truyền tải điện 1 49 Bảng 2.12.
- Nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới Truyền tải điện Tây Bắc 62 Bảng 2.18.
- Nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới Truyền tải điện Thái Nguyê 62 Bảng 2.19.
- Nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới Truyền tải điện Hòa Bình 62 Bảng 2.20.
- Nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới Truyền tải điện Hà Nội 66 Bảng 2.24.
- Nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới Truyền tải điện Hải Phòng 66 Bảng 2.25.
- Nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới Truyền tải điện Ninh Bình 66 Bảng 2.26.
- Nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới Truyền tải điện Quảng Ninh 69 Bảng 2.30.
- Nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới Truyền tải điện Thanh Hóa 69 Bảng 2.31.
- Nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới Truyền tải điện Nghệ An 69 Bảng 2.32.
- Nguyên nhân gây ra sự cố trên lưới Truyền tải điện Hà Tĩnh 69 Bảng 3.1.
- Mô hình kiểm tra chất lượng sản phẩm 08 Hình 1.2.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 28 Hình 2.1.
- Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Công ty Truyền tải điện 1 41 Hình 2.2.
- Sơ đồ xương các các nguyên nhân trên lưới truyền tải Công ty TTĐ1 47 Hình 2.3.
- Tính cấp thiết của đề tài Điện năng là một mặt hàng đặc biệt, một sản phẩm mà chất lượng của sản phẩm này có tác động rất lớn đến sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế và đến mọi mặt đời sống của xã hội.
- Đảm bảo chất lượng điện năng sẽ tái khẳng định vị trí doanh nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế.
- Một số quan niệm không đúng cho rằng ngành điện là một ngành độc quyền, nên không quan tấm đến chất lượng điện năng và đảm bảo chất lượng điện năng.
- Để đảm bảo cho sự phát triển của xã hội, cải thiện uy tín và vị thế của doanh nghiệp ngành điện hiểu rất rõ tầm quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng điện năng.
- Ngành điện trong tương lai có lộ trình tham gia vào mô hình “thị trường điện” khi đó từ khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối điện đều phải đảm bảo chất lượng điện.
- Chất lượng điện năng không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của ngành điện, đến chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất.
- Do đó vấn đề nghiên cứu chất lượng điện năng và đảm bảo chất lượng điện năng có ý nghĩa thực tiễn và cấp thiết.
- Đồng thời với vị trí làm việc tại Công ty Truyền tải điện 1 cho phép nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này nên tôi đã chọn đề tài: “Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải trên lưới điện của Công ty Truyền tải điện 1” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
- Đề tài là cơ sở phân tích thực trạng, nhận dạng các nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp cho việc đảm bảo chất lượng điện năng truyền tải cho Công ty trong các năm tiếp theo.
- Thông qua đề tài này tôi muốn củng cố và hoàn thiện kiến thức về chất lượng, đảm bảo chất lượng điện năng và quản lý chất lượng sản phẩm nói Vũ Qúy Luận văn thạc sĩ chung, nghiên cứu một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng điện truyền tải cho Công ty Truyền tải điện 1.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài - Tập hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm.
- Phân tích thực trạng chất lượng và đảm bảo chất lượng điện truyền tải tại Công ty Truyền tải điện .
- Nhận dạng được các nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến chất lượng điện truyền tải tại Công ty Truyền tải điện 1 - Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng điện truyền tải tại Công ty Truyền tải điện 1 3.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng điện năng truyền tải và các giải pháp đảm bảo chất lượng điện truyền tải - Phạm vi nghiên cứu: Công ty Truyền tải điện 1, các Công ty truyền tải thuộc Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc Gia 4.
- Điều tra, khảo sát thực tế, thu thập và xử lý những thông tin liên quan đến hoạt động đảm bảo chất lượng điện truyền tải tại Công ty Truyền tải điện 1.
- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chất lượng và đảm bảo chất lượng điện truyền tải Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng và đảm bảo chất lượng điện truyền tải tại Công ty Truyền tải điện 1 (giai đoạn 2009 đến 2011) Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng điện truyền tải tại Công ty Truyền tải điện 1.
- Vũ Quý Luận văn thạc sĩ Trang 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐIỆN TRUYỀN TẢI 1.1 .
- Khái niệm về chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kinh tế, kỹ thuật và xã hội.
- Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm.
- Theo quan niệm của các nhà sản xuất, chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước.
- Xuất phát từ người tiêu dùng, chất lượng được định nghĩa là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng.
- Trong cuốn “Chất lượng là thứ cho không”, Philip Crosby định nghĩa.
- chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu” hay tiến sỹ W.Edwards Deming thì “ Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng hay sự thỏa mãn khách hàng”.
- Theo A.P.Viavilov một chuyên gia quản lý chất lượng của Liên Xô thì.
- Chất lượng là một tập hợp những tính chất của sản phẩm chứa đựng mức độ thích ứng của nó để thỏa mãn những nhu cầu nhất định theo công dụng của nó với những chi phí xã hội cần thiết” [12,tr.37].
- Chất lượng được hiểu là đại lượng đo bằng tỷ số giữa lợi ích thu được từ tiêu dùng sản phẩm” [11,tr.12].
- Chất lượng sản phẩm cung cấp những thuộc tính mang lại lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt nó với sản phẩm cùng loại trên thị trường” [11, tr.12].
- Phần lớn các chuyên gia về chất lượng trong nền kinh tế thị trường coi chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với nhu cầu hay mục đích sử dụng của người tiêu dùng.
- Vũ Quý Luận văn thạc sĩ Trang 2 * Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đưa ra định nghĩa chất lượng sản phẩm như sau: “Chất lượng là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu” [8,tr.63].
- Trên đây là một số quan niệm tiêu biểu về chất lượng, mỗi quan niệm được nêu ra dựa trên những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề chất lượng và do đó mỗi quan niệm đều có điểm mạnh và điểm yếu.
- Tuy nhiên, để hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được thống nhất, dễ dàng, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã đưa ra định nghĩa chất lượng được đông đảo các quốc gia chấp nhận một cách rộng rãi trong hoạt động kinh doanh quốc tế ngày nay.
- Vậy tóm lại có thể định nghĩa về chất lượng sản phẩm.
- Chất lượng sản phẩm là tổng hợp các tính chất, các đặc trưng của sản phẩm tạo lên giá trị sử dụng, thể hiện khả năng, mức độ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng với hiệu quả cao trong những điều kiện sản xuất, kinh tế và xã hội nhất định”.
- Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhưng không có nghĩa là phải theo đuổi chất lượng cao với bất cứ giá nào mà luôn có giới hạn về kinh tế - xã hội và công nghệ.
- Ý nghĩa của việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đối với doanh nghiệp Chất lượng sản phẩm luôn là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại phát triển của mỗi doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo lập vị thế của doanh nghiệp trên thị trường đồng thời đem lại lợi ích to lớn cho người tiêu dùng nhờ tăng mức thỏa mãn nhu cầu của họ với chi phí tiết kiệm hơn.
- Đặc biệt, trong môi trường kinh doanh hiện nay khi tính cạnh tranh quốc tế tăng lên gay gắt và những đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng cùng với những qui định nghiêm ngặt của các quốc gia trong việc bảo vệ người tiêu dùng đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh khiến các doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò, tính cấp bách của chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
- Chất lượng đã trở thành ngôn ngữ phổ biến, trung tâm chú ý và vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và thế giới.
- Vũ Quý Luận văn thạc sĩ Trang 3 Chất lượng sản phẩm tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua.
- Mỗi sản phẩm có rất nhiều các thuộc tính chất lượng khác nhau.
- Bởi vậy, sản phẩm có chất lượng cao là một trong những căn cứ quan trọng cho quyết định lựa chọn mua hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Khi sản phẩm chất lượng cao, ổn định đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nó tạo ra một biểu tượng tốt, hình thành thói quen, sự tin tưởng của họ trong quyết định lựa chọn mua hàng.
- Chất lượng cao là điều kiện quan trọng nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Chất lượng sản phẩm được khách hàng đánh giá cao cũng là cở sở cho khả năng duy trì và mở rộng thị trường tạo sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp.
- Khách hàng nhận được giá trị tăng nhiều hơn từ chất lượng sản phẩm với chi phí tiết kiệm hơn.
- Ưu thế đó biến các doanh nghiệp có chất lượng cao trở thành những doanh nghiệp cạnh tranh hàng đầu thế giới.
- Các công ty thành công trên thị trường là các doanh nghiệp đã nhận thức và giải quyết tốt bài toán chất lượng.
- Nhiều doanh nghiệp đã tạo ra lợi thế độc quyền trong chất lượng cạnh tranh.
- Trong nhiều trường hợp nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa tương đương với tăng năng suất lao động xã hội.
- Những sản phẩm là các công cụ, phương tiện sản xuất hoặc tiêu dùng có sử dụng nguyên liệu, năng lượng trong quá trình tiêu dùng thì nâng cao chất lượng có tác

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt