« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu thực trạng và ứng dụng đấu thầu điện tử tại Việt Nam trong lĩnh vực mua sắm chính phủ


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊM NGỌC DŨNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC MUA SẮM CHÍNH PHỦ LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội – 2013 TRANG PHỤ BÌA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- NGHIÊM NGỌC DŨNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC MUA SẮM CHÍNH PHỦ Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Nghiêm Ngọc Dũng 3 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BMT Bên mời thầu CNTT Công nghệ thông tin CĐT Chủ đầu tư CSDL Cơ sở dữ liệu e-GP Mua sắm công qua mạng HSMST Hồ sơ mời sơ tuyển KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư KHĐT Kế hoạch đấu thầu TBMT Thông báo mời thầu TBMST Thông báo mời sơ tuyển TMĐT Thương mại điện tử 4 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục số 01: Các thuật ngữ cơ bản trong đấu thầu.
- 91 Phụ lục số 02: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu.
- 104 Phụ lục số 04: Một số gói thầu đã thực hiện trên hệ thống đấu thầu điện tử.
- 119 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng số 1: Khái quát hóa hoạt động mua sắm trong chu kỳ dự án.
- 35 Bảng số 2: Lợi ích các bên tham gia thực hiện mua sắm chính phủ điện tử.
- 42 Bảng số 3: So sánh hình thức đăng tải thông tin trong đấu thầu.
- 51 Bảng số 4: So sánh quy trình đấu thầu truyền thống và đấu thầu điện tử…… 57 5 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ số 1: Phân kỳ dự án.
- 99 Sơ đồ số 4: Quy trình đấu thầu rộng rãi và hạn chế qua mạng.
- 103 Sơ đồ số 8: Quy trình mở thầu.
- 104 Sơ đồ số 9: Quy trình đánh giá HSDT.
- 105 Sơ đồ số 10: Quy trình thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu.
- 106 Sơ đồ số 11: Quy trình thông báo kết quả đấu thầu.
- 108 Sơ đồ số 13: Các chức năng của hệ thống đấu thầu điện tử.
- 72 Sơ đồ số 14: Sơ đồ tìm kiếm hàng hóa dịch vụ trên hệ thống đấu thầu điện tử.
- 109 Sơ đồ số 16 Quy trình mua sắm hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng MAS.
- 81 Sơ đồ số 19 Quy trình ký kết hợp đồng trung gian cho mua sắm tập trung 82 Sơ đồ số 20 Quy trình tạm ứng theo hợp đồng/công việc.
- 83 Sơ đồ số 21 Quy trình thanh toán theo hợp đồng mua sắm hàng hóa.
- 7 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU VÀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG LĨNH VỰC MUA SẮM CHÍNH PHỦ TẠI VIỆT NAM.
- 11 1.1 Khái niệm về hoạt động mua sắm, đấu thầu, và thương mại điện tử.
- 11 1.2 Đặc điểm, phân loại và tác động của TMĐT đến Chính phủ điện tử.
- 13 1.3 Đặc điểm, mục tiêu, vai trò và tầm quan trọng của công tác đấu thầu.
- 20 1.4 Hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu của Việt Nam.
- 35 1.5 Khả năng ứng dụng của đấu thầu điện tử trong lĩnh vực mua sắm chính phủ tại Việt Nam.
- 39 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ TRONG LĨNH VỰC MUA SẮM CHÍNH PHỦ TẠI VIỆT NAM.
- 45 2.1 Thực trạng Hệ thống đấu thầu điện tử Việt Nam.
- 45 2.2 Phân tích quy trình đấu thầu điện tử hiện nay.
- 49 2.3 Một số đánh giá về việc ứng dụng đấu thầu điện tử tại Việt Nam.
- 58 CHƯƠNG III MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM.
- 73 3.2 Đề xuất hoàn thiện hệ thống đấu thầu điện tử.
- 95 7 PHẦN MỞ ĐẦU  Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, Thương mại điện tử (TMĐT) đang dần trở thành một khái niệm quen thuộc đối với các doanh nghiệp và người dân.
- Thực tế cho thấy, TMĐT ngày càng được phát triển và ứng dụng rộng rãi và sẽ trở thành hình thức giao dịch cơ bản trong tương lai gần.
- Chính phủ, ngoài việc tạo lập ra môi trường cho TMĐT phát triển còn là một chủ thể tích cực tham gia ứng dụng TMĐT, là khách hàng lớn nhất của thị trường TMĐT.
- Mua sắm của chính phủ thường được gọi là mua sắm công.
- Theo các nghiên cứu khảo sát gần đây, chi tiêu Chính phủ của các nước hàng năm chiếm khoảng từ 10.
- Chi phí mua sắm chính phủ của EU chiếm khoảng 16% GDP, Ý khoảng 11,9%, trong khi Hà Lan khoảng 21,5%.
- Trung Quốc chi tiêu chính phủ khoảng 600 tỷ USD năm 2006.
- Do khối lượng mua sắm sử dụng vốn nhà nước là rất lớn đối với mỗi quốc gia, bên cạnh đó hàng hoá và dịch vụ mua sắm chính phủ cũng hết sức đa dạng nên hàng năm các quốc gia phải dành rất nhiều thời gian và nguồn lực để tiến hành đấu thầu mua sắm chính phủ.
- Việc ứng dụng TMĐT vào mua sắm chính phủ giúp cho việc chi tiêu chính phủ đạt được nhiều lợi ích: tiết kiệm chi phí, thời gian, nâng cao tính minh bạch và thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, mở rộng không gian và thời gian đấu thầu.
- Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng TMĐT đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày và Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010 đã xác định việc ứng dụng TMĐT trong việc mua sắm chính phủ là một trong những mục tiêu quan trọng của ứng dụng TMĐT.
- Hơn nữa, Nghị định 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước để xây dựng một chính phủ điện tử, tinh giản, gọn nhẹ, minh bạch, tăng tính hiệu lực và hiệu quả đã được ban hành.
- Việc ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm chính phủ với hình thức đấu thầu qua mạng sẽ cung cấp một dịch vụ công quan trọng trong hệ thống chính phủ điện tử.
- Với đề tài “Nghiên cứu thực trạng và ứng dụng Đấu thầu điện tử tại Việt Nam trong lĩnh vực mua sắm chính phủ” tôi hy vọng sẽ tổng quan được những nội dung cơ bản về một phương thức triển khai mới trong lĩnh vực mua sắm chính phủ hiện nay.
- Mục tiêu nghiên cứu đề tài Nghiên cứu thực trạng và ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm chính phủ bằng hình thức đấu thầu điện tử, đánh giá sơ bộ kết quả triển khai thí điểm tại một số đơn vị, từ đó đề xuất phương án triển khai trong thời gian tới phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và kết quả triển khai thí điểm hệ thống đấu thầu điện tử tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012.
- Từ các số liệu, thông tin thu thập được, nghiên cứu sẽ tập trung phân tích và đánh giá việc ứng dụng hệ thống đấu thầu điện tử theo các nội dung cơ bản sau: (1) Việc ứng dụng CNTT trong mua sắm chính phủ trước khi hệ thống đấu thầu điện tử được đưa vào sử dụng.
- 9 (3) Về các điều kiện để áp dụng đấu thầu điện tử tại Việt Nam.
- (4) Về quy trình và các chức năng của hệ thống đấu thầu điện tử.
- Phạm vi nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý luận về hoạt động đấu thầu và cơ sở pháp lý hiện hành, đề tài tập trung nghiên cứu việc ứng dụng đấu thầu điện tử trong lĩnh vực mua sắm chính phủ trên hệ thống đấu thầu điện tử do Cục Quản lý đấu thầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý.
- Đề xuất các nội dung để tiếp tục triển khai hệ thống đấu thầu điện tử phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý thuyết, các văn bản pháp lý về lĩnh vực mua sắm, thương mại điện tử và đấu thầu điện tử được tổng quan trên cơ sở các bài giảng và các tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau.
- Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu sẽ áp dụng phương pháp ý kiến chuyên gia được tổng hợp từ các phiếu khảo sát theo dạng bảng câu hỏi để phân tích, đánh giá và đưa ra những đề xuất cụ thể đối với việc ứng dụng hệ thống đấu thầu điện tử tại Việt Nam.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn nghiên cứu của đề tài Từ nghiên cứu về khả năng ứng dụng đấu thầu điện tử trong lĩnh vực mua sắm chính phủ và việc đánh giá kết quả triển khai tại một số đơn vị thí điểm, nghiên cứu sẽ đề xuất phương án triển khai đấu thầu điện tử phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.
- Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ khả năng ứng dụng của TMĐT trong lĩnh vực mua sắm chính phủ tại Việt Nam hiện nay.
- Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng là một tài liệu tham khảo có giá trị đối với các đơn vị, cá nhân quan tâm đến ứng dụng TMĐT trong mua sắm chính phủ.
- Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động đấu thầu và ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực mua sắm chính phủ tại Việt Nam 10 - Chương II: Thực trạng ứng dụng đấu thầu thầu điện tử trong lĩnh vực mua sắm chính phủ tại Việt Nam.
- Chương III: Một số đề xuất để hoàn thiện hệ thống đấu thầu điện tử tại Việt Nam.
- 11 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU VÀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG LĨNH VỰC MUA SẮM CHÍNH PHỦ TẠI VIỆT NAM 1.1 Khái niệm về hoạt động mua sắm, đấu thầu, và thương mại điện tử 1.1.1 Khái niệm chung về mua sắm Mua sắm là các hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ dưới các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Các chứng chỉ xác nhận các hoạt động mua sắm có thể là hóa đơn, hợp đồng mua sắm.
- Có các dạng hoạt động mua sắm chính sau.
- Mua sắm cá nhân: chủ thể bên mua là cá nhân.
- Mua sắm tổ chức: chủ thể của bên mua là một tổ chức như: chính phủ của một quốc gia, cơ quan, doanh nghiệp… 1.1.2 Khái niệm Thương mại điện tử Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như “Thương mại điện tử” (Electronic commerce), “Thương mại trực tuyến” (online trade), “Thương mại không giấy tờ” (paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử” (e- business).
- Tuy nhiên, “Thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất trong các văn bản hay công trình nghiên cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu.
- TMĐT bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, các doanh nghiệp tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán đến mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với nhà cung cấp, đối tác, khách hàng.
- khi đó TMĐT phát triển thành kinh doanh điện tử, tức là doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử ở mức cao được gọi là doanh nghiệp điện tử.
- Như vậy, có thể hiểu kinh doanh điện tử là mô hình phát triển của doanh nghiệp khi tham gia thương mại điện tử ở mức độ cao và ứng dụng công nghệ thông tin chuyên sâu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Theo Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban liên hiệp quốc về luật 12 thương mại quốc tế (UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce, 1996): TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch.
- “Thương mại” được hiểu theo nghĩa rộng, bao quát mọi vấn đề nảy sinh từ mọi mối quan hệ mang tính thương mại, dù có hay không có hợp đồng.
- Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không giới hạn ở, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ.
- đại diện hoặc đại lý thương mại.
- 1.1.3 Khái niệm chung về đấu thầu và đấu thầu điện tử Khái niệm về đấu thầu và đấu thầu điện tử có thể dễ dàng tra cứu được nhiều tổ chức quốc tế và các quốc gia khác nhau trên thế giới.
- Thuật ngữ “Đấu thầu” đã xuất hiện trong xã hội từ xa xưa.
- Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 1998) thì đấu thầu được giải thích là việc “Đọ công khai, ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc được bán hàng (một phương thức giao làm công trình hoặc mua hàng.
- Như vậy bản chất của việc đấu thầu đã được xã hội thừa nhận như là một sự ganh đua (cạnh tranh) để được thực hiện một công việc, một yêu cầu nào đó.
- Trên thực tế đã tồn tại một số thuật ngữ về đấu thầu trong các văn bản pháp quy khác nhau.
- Tuy nhiên, bản chất của thuật ngữ về đấu thầu dù dưới dạng Quy 13 chế hay Luật cũng đều sử dụng một thuật ngữ có xuất xứ từ tiếng Anh là “Procurement” (nghĩa là mua sắm).
- Như vậy, tuy gọi là Luật Đấu thầu nhưng bản chất là Luật Mua sắm (Law on Procurement).
- Hiện nay, đấu thầu được hiểu là “Quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án theo quy định của Luật Đấu thầu trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế” (Luật Đấu thầu Điều 4 khoản 2).
- Như vậy, thực chất của quá trình đấu thầu ở Việt Nam đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước là một quá trình mua sắm - chi tiêu, sử dụng vốn của Nhà nước.
- Đấu thầu điện tử hay còn gọi là đấu thầu qua mạng, là quá trình sử dụng hệ thống mạng công nghệ thông tin (internet) và các thiết bị điện toán để thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu (Thông tư liên tịch số 17/TT-BTC-KHĐT).
- Các thuật ngữ cơ bản liên quan đến pháp luật về đấu thầu sẽ được mô tả tại Phụ lục số 01.
- 1.2 Đặc điểm, phân loại và tác động của TMĐT đến Chính phủ điện tử 1.2.1 Các phương tiện thực hiện TMĐT Các phương tiện thực hiện TMĐT (hay còn gọi là phương tiện điện tử) bao gồm: điện thoại, fax, truyền hình, điện thoại không dây, các mạng máy tính có kết nối với nhau.
- Mặc dù vậy, gần đây các giao dịch thương mại thông qua các phương tiện điện tử đa dạng hơn, các thiết bị điện tử di động cũng dần dần chiếm vị trí quan trọng, hình thức này được biết đến 14 với tên gọi thương mại điện tử di động (Mobile-commerce hay M-commerce.
- Điện thoại: là một phương tiện phổ thông, dễ sử dụng, và gần như xuất hiện sớm nhất trong các phương tiện điện tử được đề cập.
- Với sự phát triển của điện thoại di động, liên lạc qua vệ tinh, ứng dụng của điện thoại đang và sẽ trở nên rộng rãi hơn.
- Thương mại điện tử vẫn sử dụng điện thoại như một công cụ quan trọng, tuy nhiên “điện thoại” được hiểu theo nghĩa rộng, không giới hạn ở điện thoại cố định mà được hiểu là tất cả các hình thức giao tiếp bằng giọng nói thông qua các phương tiện điện tử: điện thoại qua Internet, “voice chat”, “voice message” qua Yahoo Messenger (YM) hay Skype.
- Đây cũng chính là lợi thế nổi bật của Internet với các ứng dụng truyền thoại qua môi trường này và các thiết bị điện tử như máy tính được sử dụng trong giao dịch thương mại điện tử này.
- Ví dụ: đàm phán, ký kết hợp đồng qua YM & thư điện tử.
- Fax qua Internet là một dịch vụ mới được ứng dụng khá rộng rãi để giảm chi phí trong giao dịch điện tử.
- Thiết bị điện tử cũng không giới hạn ở máy fax truyền thống mà mở rộng ra máy vi tính và các thiết bị điện tử khác sử dụng các phần mềm cho phép gửi và nhận văn bản fax.
- Hoạt động này cũng làm mở rộng khái niệm thương mại điện tử và những quy định về văn bản gốc, bằng chứng, văn bản do bản gốc của fax trước đây là văn bản giấy, bản gốc của fax qua máy vi tính có thể là văn bản điện tử.
- Truyền hình: ngày nay, truyền hình trở thành một trong những công cụ điện tử phổ thông nhất.
- Việc giao dịch và đàm phán bằng “video conference” thực hiện qua Internet trở nên quan trọng và đẩy mạnh thương mại điện tử khi tiết kiệm được thời gian và chi phí của các bên mà vẫn có hiệu quả như đàm phán giao dịch trực tiếp truyền thống.
- Ví dụ: e-learning sử dụng video-conference và net-meeting - Máy tính và mạng Internet: thương mại điện tử chỉ thực sự có vị trí quan trọng khi có sự bùng nổ của máy tính và internet vào những năm 90 của thế kỷ 20.
- Không chỉ giới hạn ở máy tính, các thiết bị điện tử và các mạng viễn thông khác cũng được ứng dụng mạnh mẽ vào thương mại làm đa dạng các hoạt động thương mại điện tử từ việc sử dụng thẻ thông minh trong thanh toán điện tử, mobile phone trong các giao dịch điện tử giá trị nhỏ, hệ thống thương mại điện tử trong giao thông để xử lý vé tàu điện, xe bus, máy bay đến giao dịch chứng khoán, tài chính, ngân hàng điện tử, hai quan điện tử trong nước và quốc tế.
- Những tập đoàn toàn cầu cũng chia sẻ thông tin trong hoạt động thương mại qua mạng riêng của mình hoặc qua internet.
- Ví dụ: ngân hàng điện tử (e-banking), mua sắm điện tử (e-procurement).
- 1.2.2 Đặc điểm của TMĐT - Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của CNTT.
- TMĐT là việc ứng dụng CNTT vào trong mọi hoạt động thương mại, chính vì lẽ đó mà sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, tuy nhiên sự phát triển của thương mại điện tử cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của CNTT như phần cứng và phần mềm chuyên dụng cho các ứng dụng thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán cho thương mại điện tử, cũng như đẩy mạnh sản xuất trong lĩnh vực CNTT như máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị mạng.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt