Academia.eduAcademia.edu
Đề cương xã hội học Canhvhq. Đề 1. Câu 1. Làm rõ điều kiện, tiền đề hình thành và phát triển xã hội học? ý ngĩa đối với sự hình thành và phát triển xã hội học ở Việt Nam Đvđ: Xã hội học là một môn khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nghiên cứu các tương tác xã hội, đặc biệt đi sâu nghiên cứu có hệ thống sự phát triển cấu trúc, mối tương quan xã hội, hành vi xã hội được thể hiện trong quá trình hoạt động của con người trong các nhóm, tổ chức xã hội Xã hội học có nguồn gốc từ lâu đời nhưng nó chỉ thành môn khoa học độc lập vào những năm 30 của thế kỷ 19 gắn liền với những điều kiện, tiền đề cơ bản sau: * Điều kiện biến đổi kinh tế xã hội Xã hội học với tư cách là một môn khoa học độc lập xuất hiện vào đầu thế kỷ 19 dó quá trình hình thành phát triển khách quan của chủ nghĩa tư bản, sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiêp, đặc biệt là công nghiệp cơ khí dẫn đến sự thay đổi về tính chất và nội dung của lao động; lao động truyền thống ngày càng được thay thế bởi lao động sử dụng công cụ máy móc dẫn đến sản phẩm hàng hóa ngày càng nhiều và phong phú . Nhờ vậy, thị trường đã được mở rộng, hàng loạt nhà máy, xí nghiệp và tập đoàn kinh tế đã ra đời thu hút nhiều lao động từ nông thôn ra thành phố làm thuê; Hoạt động buôn bán và sản xuất được tổ chức lại theo quy mô công nghiệp lúc đầu đã xuất hiện ở Anh, sau đó ở Pháp, Đức và các nước khác… Điều đó đã tạo ra và đẩy nhanh quá trình biến đổi kinh tế ở các nước này. Biến đổi kinh tế dẫn đến biến đổi về mặt xã hội là một tất yếu khách quan. Những biến đổi đó là cơ sở xuất hiện và phát triển tri thức khoa học đặc biệt là khoa học về nghiên cứu xã hội với phương pháp nghiên cứu đặc thù khác với phương pháp nghiên cứu của triết học-xã hội. Chính vì vậy mà xã hội học ra đời và tách khỏi triết học. Xã hội học xuất hiện còn do là sự biến đổi của tình hình giai cấp trong xã hội ở thời kỳ này xuất hiện sự cần thiết phải nghiên cứu xã hội cụ thể hơn về gia đình. Hoàn cảnh công nhân và nông dân về đời sống xã hội và các giai cấp khác…việc nghiên cứu các vấn đề xã hội cụ thể, thực tế đó cũng là cơ sở để xã hội học ra đời và tách khỏi triết học về xã hội. * Điều kiện biến đổi về chính trị- xã hội Biến đổi về chính trị-xã hội đã góp phần quan trọng làm thay đổi căn bản thể chế chính trị-xã hội, trật tự xã hội và các thiết chế xã hội. Ở Châu âu thế kỷ XVIII là cuộc đại cách mạng Pháp năm 1789. Cuộc cách mạng này không chỉ mở đầu cho sự tan rã chế độ phong kiến, nhà nước quân chủ mà còn thay đổi trật tự xã hội cũ đó bằng một trật tự xã hội mới đó là nhà nước tư sản. Mâu thuẫn sâu sắc về lợi ích giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội và nhất là giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản đã lên đỉnh điểm làm bùng nổ các cuộc cách mạng vô sản. Những biến đổi về đời sống chính trị xã hội đặc biệt là ở Pháp đã đặt ra câu hỏi lý luận căn bản, đó là làm thế nào phát hiện và sử dụng các quy luật tổ chức XH để góp phần tạo dựng, củng cố trật tự XH và tiến bộ XH. Đó là điều kiện tốt nhất để xã hội học ra đời. * Điều kiện biến đổi về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Tiền đề lý luận và phương pháp luận làm nảy sinh XHH bắt nguồn từ những tư tưởng khoa học và văn hoá thời đại Phục hưng (Khai sáng) thế kỷ 18. Các nhà tư tưởng ở Anh thường cổ vũ và bênh vực cho quyền con người nhằm biện minh cho CNTB công nghiệp lần đầu tiên xuất hiện ở nước này. Các nhà triết học Pháp cho rằng con người và XH chủ yếu bị chi phối bởi điều kiện và hoàn cảnh XH của họ, rằng con người có những “quyền tự nhiên” nhất định mà các thiết chế XH đang vi phạm. Vì vậy, cần xóa bỏ, thay thế trật tự XH cũ bằng một trật tự XH mới phù hợp hơn với bản chất và nhu cầu cơ bản của con người. Sự biến đổi như vậy cần phải diễn ra một cách hợp pháp, tiến bộ và bằng con đường khai sáng. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt là phương pháp luận NC khoa học cũng là nhân tố quan trọng cho sự ra đời XHH. Các cuộc cách mạng khoa học diễn ra ở thế kỷ 16, 17 và đặc biệt là thế kỷ 18 đã làm thay đổi căn bản thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học nhân loại, thế giới hiện thực được xem như là một thể thống nhất có trật tự, có quy luật, và vì vậy có thể hiểu được, giải thích được bằng các khái niệm, phạm trù và phương pháp NC khoa học. Như vậy, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên và đặc biệt là phương pháp nghiên cứu khoa học cũng là nhân tố quan trọng cho sự ra đời của xã hội học. Các hiện tượng, quá trình xã hội và hành động của con người đã trở thành đối tượng nghiên cứu khoa học. Các khoa học tự nhiên như vật lý, sinh học, hóa học đã phát hiện ra những quy luật tự nhiên để giải thích thế giới. Các nhà tư tưởng xã hội, các nhà xã hội học đã tìm thấy ở khoa học tự nhiên một hình tượng, quan niệm và cách xây dựng lý thuyết nghiên cứu quá trình, hiện tượng xã hội một cách khoa học. Tóm lại: Xã hội học đã ra đời với tư cách là một khoa học trong lòng XH châu Âu thế kỷ 19 với các điều kiện chín muồi về kinh tế - chính trị - tư tưởng - văn hoá - xã hội - khoa học Câu 2. Làm rõ phương pháp nghiên cứu An két trong nghiên cứu xã hội học. Vận dụng trong nghiên cứu, triển khai đề tài khoa học xã hội nhân văn quân sự. Đvđ: Trong kho tàng các phương pháp nghiên cứu của xã hội học ứng dụng, phương pháp trưng cầu ý kiến bằng an két (bảng hỏi) ngày nay được sử dụng khá rộng rãi. Thực chất của phương pháp này là thông qua việc tiếp xúc với những con người cụ thể (những chuyên gia của một lĩnh vực nào đó, những đại biểu của các nhóm nhân khẩu-xã hội hay nhóm nghề nghiệp-xã hội nào đó…Đây là phương pháp phổ niến nhất để thu thập thông tin ban đầu trong xã hội học. Có nhiều quan niệm về phương pháp an két trong cứu xã hội học nhưng tựu chung lại đều thống nhất rằng: Phương pháp An két là phương pháp TTTT sơ cấp bằng cách người được điều tra trả lời các câu hỏi đã in sẵn trong bảng hỏi theo hướng dẫn của bảng hỏi hoặc điều tra viên. * Phương pháp này có những ưu điểm và nhược điểm của nó * Ưu điểm - Bảo đảm tính khuyết danh cao. Vì vậy, cho kết quả cao về các tình huống đối lập nhau, các vấn đề về đạo đức, mối quan hệ cấp trên - dưới; Tiết kiện kinh phí, thời gian, lực lượng (đảm bảo thời gian ngắn, lực lượng ít nhưng thu được số lượng phiếu điều tra nhiều); Hầu hết các câu hỏi là câu hỏi đóng. Do đó, khả năng định lượng thông tin rất cao, thuận tiện cho việc xử lý thống kê bằng máy; Dễ tiến hành trên diện rộng * Nhược điểm - Do câu hỏi đã được chuẩn bị trước nên không thể thay đổi (khi đã đến địa bàn) - Số lượng phiếu thu về không đủ (người trả lời không trả lại; thất lạc…) - Không nhận được đầy đủ các câu trả lời - Số câu hỏi không được nhiều (Nếu nhiều, bảng hỏi sẽ đầy, người trả lời sẽ ngại trả lời, trả lời không hết, hoặc qua loa…) - Các NC định tính (câu hỏi mở) rất hạn chế Để tiến hành một cuộc nghiên cứu xã hội học bằng an két có thể xem như là việc xây dựng và giải một bàn toán về vấn đề xã hội cụ thể với mô hình và những biến số nhất định trên cơ sở giao tiếp bằng lời hoặc văn bản giữa những người tham gia nghiên cứu, được tiến hành theo quy trình co bản sau: * Quy trình tiến hành của phương pháp TCYK Quy trình tiến hành của phương pháp TCYK quan trọng nhất là: - Soạn câu hỏi; Xây dựng bảng hỏi; Lựa chọn mẫu; Tiến hành bồi dưỡng điều tra viên; Điều tra thử; Điều tra TTTT; Tổng hợp xử lý thông tin, báo cáo kết quả. * Quy trình của việc phát phiếu - Phát phiếu (trực hoặc gián tiếp); Hướng dẫn trả lời; Hẹn thời gian thu lại; * Các loại và cách thức tiến hành trưng cầu ý kiến - TCYK tại nhà, tại nơi làm việc Theo cách này, điều tra viên tiến hành mang bảng hỏi phát cho ng những người trả lời tại nhà hay tại nơi làm việc. Việc thu lại bảng hỏi diễn ra theo chiều ngược lại sau khi hẹn thời gian (hoặc có thể thu qua trung gian: Thủ trưởng, bưu điện, tổ chức, cá nhân…) Trong QĐ, việc TCYK diễn ra tại đơn vị là chính. Các điều tra viên nên tập trung giới thiệu cách làm. Các QN được hỏi sau khi được hướng dẫn sẽ trả lời câu hỏi (điền phiếu) và sẽ trả lại ngay cho người hướng dẫn. Cách làm này phù hợp với tổ chức và hoạt động của đơn vị QĐ, đảm bảo tốt quy trình tiến hành và đạt hiệu quả cao. * Ưu điểm: Điều tra viên có điều kiện giới thiệu, giải thích cho người trả lời hàng loạt những vấn đề cần chú ý. Nhấn mạnh tính khuyết danh. * Nhược điểm: Các QN có thể trao đổi, bàn bạc, lan truyền thông tin dẫn đến làm sai lệch thông tin (Câu trả lời không phải là ý kiến cá nhân, mà là ý kiến nhóm…) - TCYK qua bưu điện Thông thường bảng hỏi được gửi đến người trả lời qua đường bưu điện. Kèm theo là lời giải thích, hướng dẫn. Để tiện cho việc trả lời, cơ quan NC phải gửi tem, phong bì có địa chỉ của cơ quan NC để người trả lời gửi về một cách thuận tiện. * Ưu điểm: Ít tốn kém thời gian, nhân lực, ngồi ở xa vẫn TTTT được * Nhược điểm- Số bảng hỏi bị mất nhiều (không gửi trả, thất lạc…); Tốn kém về kinh phí; Chỉ thu thập được thông tin của những người khi ta biết địa chỉ của họ - Trưng cầu nhóm: Đây là cách làm thông dụng, phổ biến nhất và có kết quả tốt nhất với cách làm tập trung một nhóm từ 10-40 người tại một địa điểm nào đó thuận tiện cho việc đọc và viết, sau đó tiến hành phát bảng hỏi cho mọi người. * Ưu điểm: Có điều kiện giới thiệu, giải thích; Nhấn mạnh khuyết danh; Có điều kiện kiểm tra lại bảng hỏi một cách sơ bộ trước hoặc sau khi thu lại (yêu cầu trả lời hết câu hỏi nếu họ chưa trả lời hết); Tiết kiệm thời gian, lực lượng; Phù hợp với nhóm người nhất định: lớp học, cơ quan, đơn vị… * Nhược điểm :Trong trường hợp nhóm có người mù chữ, hoặc trình độ học vấn thấp… sẽ khó trả lời được tốt, thậm chí không trả lời được do không đọc được hoặc không hiểu gì về câu hỏi. - Trưng cầu qua báo chí (Báo giấy, Báo điện tử) Đăng bảng hỏi và lời giải thích, hướng dẫn trên một phương tiện nào đó (Báo chí, Internet…) Cách thu: Theo đường bưu điện, hoặc đến tận nơi * Ưu điểm :Ít tốn kém về lực lượng, ngồi ở xa vẫn TTTT được… * Nhược điểm: Chỉ TTTT được những người là khán, thính giả của loại báo đó (Báo Tiền phong, Nông thôn ngày nay, Người cao tuổi…); Những thông tin này hầu hết là thông tin tích cực (vì họ quan tâm, hâm mộ… thì mới trả lời) Tóm lại: Có nhiều cách TCYK khác nhau. Mỗi loại trưng cầu đều có điểm mạnh, yếu riêng, việc lựa chọn cách nào phải căn cứ vào mục tiêu, đối tượng NC cho phù hợp, đạt hiệu quả. Có thể phối hợp các loại trưng cầu ý kiến cũng như với phương pháp điều tra khác. * Các loại câu hỏi sử dụng trong bảng hỏi Trong một bảng hỏi sử dụng nhiều loại CH khác nhau nhằm TTTT phục vụ đề tài NC. Mỗi loại CH có những ưu, nhược điểm riêng. Phải căn cứ vào đề tài NC mà đặt CH, sử dụng các loại CH cho phù hợp. Thông thường, phổ biến nhất trong bảng hỏi thường sử dụng các loại CH sau + Câu hỏi đóng (câu hỏi loại): có sẵn phương án trả lời: có - không; đã - chưa; đồng ý - không đồng ý… + Câu hỏi mở: là loại câu hỏi không có sẵn các phương án trả lời. + Câu hỏi kết hợp đóng mở: là câu hỏi có phương án trả lời, song lại có phần mở (thường là sự giải thích cho phương án nào đó) theo ý của người trả lời. + Câu hỏi sự kiện (nội dung) là câu hỏi về một sự kiện xã hội (Đặc trưng; nội dung cơ bản)…và thái độ ý kiến về các sự kiện đó (mong muốn, nhất trí, không nhất trí, đánh giá hậu quả…). + Ngoài ra còn có các câu hỏi kiểm tra, câu hỏi tâm lý Đề 2. Câu 1. Tại sao nói tiền đề khoa học tự nhiên có ý nghĩa quan trọng đối với sự ra đời của xã hội học? liên hệ phương pháp nghiên cứu xã hội học ơ Việt Nam? Đvđ: Xã hội học là một môn khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nghiên cứu các tương tác xã hội, đặc biệt đi sâu nghiên cứu có hệ thống sự phát triển cấu trúc, mối tương quan xã hội, hành vi xã hội được thể hiện trong quá trình hoạt động của con người trong các nhóm, tổ chức xã hội. Xã hội học ra đời với tư cách là môn khoa học quá trình đó gắn liền với những biến đổi của điều kiện kinh tế, đời sống chính trị xã hội. Đặc biệt là sự phát triển của khoa học tự nhiên ở thế kỷ ở thế kỷ 18,19 và những thành tựu của nó. - Sự phát triển của khoa học tự nhiên ở thế kỷ 18,19 và những thành tựu của nó Thế kỷ 19 cũng là thế kỷ phát triển mạnh mẽ của khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên. Những biến đổi cơ bản trong lĩnh vực: vật lý, hóa học, sinh học và những ứng dụng của các khoa học này, đặc biệt là khoa học hóa học và sinh học đã gây ra ấn tượng lớn và có ý nghĩa nhiều nhất vì mô hình của hai khoa học này đã được sử dụng như là những mô hình cho nhiều lý thuyết xã hội đầu tiên như: Sain-Simon, August Comte, trường phái E.Durkheim ở Pháp… Cũng trong thời kỳ này thuyết tế bảo được hình thành. Tế bào được quan niệm như là một đơn vị cơ bản của cơ thể với hai cấp độ: mỗi tế bào có cuộc sống riêng và cuộc sống này gắn liền với cuộc sống của cơ thể. Nhiều nhà xã hội học sau này mượn để giải thích sự vận hành của xã hội. Ngoài ra, còn có thuyết tiến hóa của Darwin là cơ sở cho sự xuất hiện của lý thuyết tiến hóa xã hội. Theo lý thuyết tiến hóa xã hội, trong xã hội cũng như trong tự nhiên, sự đấu tranh sinh tồn đã tuyển chọn các cá thể và giải thích sự tiến hóa xã hội Nói chung, những chuyển biến của khoa học tự nhiên là cơ sở cho các khoa học xã hội mới ra đời, tư tưởng triết học giảm đi sự chi phối, khoa học lịch sử và kinh tế càng phát triển. Sự phát triển của khoa học tự nhiên mang tính thực chứng đã ảnh hưởng đến cách nhìn nhận và giải thích các sự kiện xã hội. August comte chính là người đã phát minh ra khái niệm xã hội học và ông muốn xây dựng nó như là một khoa học nghiên cứu các hiện tượng xã hội trên cơ sở thực nghiệm chặt chẽ như khoa học tự nhiên. - Những đóng góp của August Comte trong vận dụng khoa học tự nhiên vào giải thích các hiện tượng, sự kiện xã hội. Ông đã để lại cho đời một gia tài khá đồ sộ và có giá trị trên nhiều lĩnh vực khoa học như toán học, vật lý học, thiên văn học…Ông là người khai sinh trực tiếp ra khái niệm xã hội học. Theo ông xã hội học kế thừa các môn khoa học tự nhiên có tính thực nghiệm ra đời trước nên xã hội học đương nhiên phải là môn khoa học có tính thực nghiệm, tính tổng hợp cao. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người bị uốn nắn và chi phối bởi lịch sử, là các hiện tượng xã hội phức tạp liên quan đến toàn bộ đời sống xã hội. Comte đóng góp trên những vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, Auguste Comte là người đầu tiên chỉ ra nhu cầu và bản chất của một khoa học về các quy luật tổ chức xã hội. Xã hội học có nhiệm vụ đáp ứng được nhu cầu nhận thức, nhu cầu giải thích những biến đổi xã hội và góp phần vào việc lập lại trật tự ổn định xã hội. Thứ hai, Auguste Comte cho rằng bản chất của xã hội học là ở chỗ sử dụng các phương pháp khoa học để xây dựng lý thuyết và kiểm chứng giả thuyết. Quan điểm như vậy của Comte về chủ nghĩa thực chứng khác hẳn với quan niệm của một số nhà nghiên cứu thế kỷ XIX và thế kỷ XX (những nhà nghiên cứu này thường đồng nhất khái niệm thực chứng với khái niệm "kinh nghiệm chủ nghĩa" hay với việc thu thập số liệu một cách đơn thuần, không có lý thuyết, thiếu lý luận). Thứ ba, Auguste Comte đã chỉ ra được các nhiệm vụ và vấn đề cơ bản của xã hội học. Xã hội học có nhiệm vụ phát hiện ra các quy luật, xây dựng lý thuyết, nghiên cứu cơ cấu xã hội (tĩnh học xã hội) và nghiên cứu quá trình xã hội (động học xã hội). Xã hội học có nhiệm vụ trả lời câu hỏi: trật tự xã hội (tổ chức xã hội) được thiết lập, duy trì và biến đổi như thế nào. Vấn đề này về sau trở thành mối quan tâm nghiên cứu hàng đầu trong xã hội học ở Mỹ và châu Âu thế kỷ XX Tóm lại, Ông là người có rất nhiều đóng góp to lớn cho sự khời đầu của ngãnh xã hội học. Ông là người đầu tiên vạch ra nhu cầu này sinh một khoa học xã hội nói chung và bản chất của xã hội nói riêng. Theo ông xã hội học có nhiệm vụ nghiên cứu sự vận động phát triển của xã hội loài người, đưa ra lời giải thích đối với những diễn biến của xã hội để góp phần vào việc xác lập trật tự, ổn định xã hội. Ông có công đầu tiên trong việc tách xã hội học ra khỏi triết học tự biện, ông đã vạch ra hai lĩnh vực nội dung nghiên cứu cơ bản là nghiên cứu cấu trúc xã hội và nghiên cứu quá trình xã hội. Các nội dung này là mối quan tâm nghiên cứu hàng đầu của các lý thuyết xã hội trước đây và hiện nay Tuy nhiên, ông cũng có một số khuyết điểm như: rơi vào chủ nghĩa giáo điều khi xếp loại thứ bậc của các khoa học tự nhiên. Tính giáo điều thể hiện rõ hơn nữa khi ông khẳng định rằng con người vốn có bản chất giống nhau và tất cả các xã hội đều có quy luật phát triển giống nhau trong khi các đề tài của ông chỉ giới hạn trong phạm vi các xã hội tây âu. Câu 2. Làm rõ những vấn đề cần nắm vững trong điều tra xã hội học lĩnh vực quân sự? tại sao trong nghiên cứu xã hội học lĩnh vực quân sự cần thể hiện tốt mối quan hệ phương pháp nghiên cứu đinh tính và định lượng. Đvđ: “ĐTXHH là quá trình NC khoa học, quá trình thu thập, luận giả và xử lý thông tin về các vấn đề XH, sự kiện XH, hiện tượng XH nhằm làm rõ thực trạng, nguyên nhân và xu hướng phát triển của chúng. Từ đó đưa ra các kiến nghị có cơ sở khoa học, thực tiễn cho công tác quản lý XH và hoạch định CSXH. Ngoài ra còn cung cấp tư liệu để bổ sung và phát triển tri thức XHH”. - Trước hết, ĐTXHH là một quá trình NC khoa học. Tức là, ĐTXHH bao gồm rất nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đều có vị trí, vai trò, tầm quan trọng khác nhau, thời gian tiến hành, phương pháp tiến hành cũng khác nhau… Vì vậy, khi ĐTXHH đòi hỏi phải tuân theo một trật tự lôgíc của các giai đoạn, phải có thứ tự từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. - Thứ hai, nội dung chủ yếu của ĐTXHH. Đó chính là quá trình thu thập và xử lý thông tin. + Quá trình thu thập và xử lý thông tin nó gắn chặt chẽ với nhau và rất quan trọng. Bởi vì, trong môi trường XH có rất nhiều thông tin. Xã hội càng hiện đại thì khả năng con người đứng trước sức ép của thông tin càng lớn. + Quá trình thu thập và xử lý thông tin gắn liền với khoa học và kỹ thuật. Có nghĩa là nó phải đuợc tiến hành một cách khoa học và có các phương tiên kỹ thuật trợ giúp (Máy ảnh, camera, ghi âm…). + Ngày nay, ĐTXHH sử dụng rất nhiều phương pháp để TTTT như: Phương pháp quan sát; phân tích tài liệu; phỏng vấn; an két… (sẽ trình bầy ở phần sau). - Thứ ba, mục đích của ĐTXHH Nói đến ĐTXHH, mục đích chính là phục vụ cho công tác quản lý XH một cách có hiệu quả và làm cơ sở cho việc hoạch định CSXH. Ngoài ra, ĐTXHH còn cung cấp tư liệu cho các KHXH-NV, trong đó có XHH. Cụ thể, ĐTXHH góp phần phát triển lý luận XHH nói chung, đặc biệt là các lý luận XHH chuyên biệt như: XHH nông thôn, đô thị, văn hoá, quân sự… cũng như khả năng vận dụng của nó trong thực tế đời sống XH. Như đã nói ở phần trước, ĐTXHH nằm ở cấp độ thực nghiệm, nó có ý nghĩa mô tả, giải thích sự kiện, hiện tượng, quá trình XH… đê cung cấp thông tin, phục vụ cho công tác quản lý XH và hoạch định các CSXH. * Những vấn đề cần nắm vững trong ĐTXHH (nguyên tắc) Đây là những vấn đề mang tính nguyên tắc, nó định hướng, chi phối toàn bộ quá trình điều tra từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Vì vậy, cần phải nắm vững những yêu cầu này để đảm bảo quá trình điều tra đạt hiệu quả và thành công. -.Tính định hướng chính trị - xã hội Mỗi cuộc điều tra xã hội học phải thực sự góp phần vào quá trình ổn định và phát triển, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tính định hướng chính trị - xã hội thể hiện sâu sắc, cụ thể ở mục đích và nhiệm vụ điều tra xã hội học. Tức là điều tra về cái gì? (nội dung điều tra) Để làm gì? (Cho ai) Và phục vụ cho cái gì? (Tức là chúng ta điều tra để góp phần hoạch định các CSXH và phục vụ cho công tác quản lý XH) Khi đặt ra vấn đề đó, chúng ta phải đứng trên lập trường tư tưởng quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình thực tế của đất nước và cơ quan, đơn vị, QĐ có cho phép hay không? Việc đề cập đến tính định hướng chính trị - xã hội là nó phải nằm trong việc xác định, lựa chọn đề tài, mục đích NC (Hay còn gọi là phần phương pháp luận của đề tài). Tính định hướng chính trị - XH thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ quá trình điều tra từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc - báo cáo kết quả (Báo cáo cái gì? Báo cáo cho ai? Báo cáo đến đâu?). Đây còn thể hiện đến tính bí mật của thông tin sau khi đã xử lý kết quả điều tra, vì không phải điều tra vấn đề gì cũng phải báo cáo, vì như vậy sẽ làm lộ bí mật quốc gia, bí mật quân sự. Khi đó báo cáo sẽ thuộc về các cơ quan có thẩm quyền khác. Tóm lại, khi tổ chức một cuộc ĐTXHH chúng ta phải chú ý đến vấn đề chính trị - XH này. Đây là vấn đề quan trọng, chi phối đến các gia đình khác. - Tính khoa học * Phải đảm bảo tính khoa học ĐTXHH là đi tìm sự thật của hiện tượng XH, vấn đề XH đang đặt ra, nên có ý nghĩa chính trị - XH rất lớn. Vì vậy, khi điều tra phải hết sức khách quan. Để thực hiện điều này là rất khó, bởi vì đối tượng của ĐTXHH là con người, các nhóm XH với các quan hệ XH rất đa dạng và phức tạp. Hơn nữa, nó luôn luôn biến đổi, khó nắm bắt. Trong khi đó người đi điều tra cũng là con người, cũng có những yếu tố tình cảm, các mối quan hệ… do vậy cũng chịu ảnh hưởng, tác động của các yếu tố khách - chủ quan. Nên trong vấn đề này người đi điều tra rất dễ dẫn đến chủ quan, định kiến. Vì vậy, yêu cầu đối với người đi điều tra là phải có thái độ khách quan. Nghĩa là không được áp đặt ý kiến riêng, không bày tỏ thái độ đánh giá, nhận xét tốt - xấu, đúng - sai… trong quá trình tiến hành điều tra. Vì mục tiêu là đi tìm sự thật vốn có. * Tính trung thực, kịp thời, chính xác. - Quá trình ĐTXHH, mọi thông tin thu được phải được lượng hóa bằng những con số. Nhưng đôi khi những con số cũng cho khả năng xảy ra sai lệch, nên người điều tra phải đặt vấn đề con số này ở đâu ra? làm sao mà có? Và nó phản ánh cái ?(Tức là phải làm cho con số biết nói lên sự thật của hiện tượng XH) Yêu cầu này còn thể hiện ở vai trò của điều tra viên trong quá trình điều tra: có trung thực hay không? - Quá trình điều tra, viết báo cáo, luận giải các vấn đề XH phải bảo đảm tính kịp thời, thời sự. (Tức là thông tin thu được phải xử lý, tổng hợp, báo cáo chính xác, đầy đủ và khẩn trương) Nếu chúng ta không thực hiện được những yêu cầu trên thì quá trình điều tra sẽ khog đem lại kết quả gì. Và như vậy thì việc đóng góp của ĐTXHH vào việc hoạch định, XD CSXH sã sai và kiến nghị cũng sai.Vì thế, yêu cầu tính trung thực, kịp thời, chính xác này nó thể hiện rất rõ ở điều tra viên có làm đúng với nhiệm vụ của minh hay không? Mặt khác, đấu tranh, phê phán, loại bỏ kiểu ĐTXHH tuỳ tiện, đơn giản, máy móc… * Bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ giữa định lượng và định tính trong lĩnh vực quân sự ĐTXHH không chỉ dừng lại ở các số liệu mẫu biểu thống kê và các sự kiện đơn lẻ. Từ các số liệu được miêu tả, khái quát trở thành các vấn đề có tính quy luật chi phối đời sống XH, từ đó đề xuất giải pháp góp phần quản lý xã hội và thực hiện CSXH. ĐTXHH là biết cách làm việc với con số và tìm ý nghĩa các con số. - Định lượng: (NC bằng bảng hỏi, An két) Là các quá trình, hiện tượng XH được lượng hóa thông qua các chỉ báo. Nó có tính chất mô tả các sự vật, hiện tượng, và nó thường được biểu thị bằng các con số. - Định tính: (PV sâu) Là sự khái quát vấn đề thông qua các con số (định lượng). Từ sự giải thích vấn đề đó nhận ra bản chất, quy luật của vấn đề NC. Như vậy, từ cách hiểu về định lượng và định tính trên, yêu cầu của ĐTXHH phải thể hiện tốt quan hệ giữa định lượng và định tính. Có định lượng thì mới có định tính (Tức là nhận xét, đánh giá qua các con số cụ thể). Giữa định lượng và định tính phản ánh mối quan hệ chủ - khách quan trong NC cũng như quan hệ bản chất - hình thức - nội dung của sự vật, hiện tượng, quá trình XH. Quan hệ chặt chẽ giữa định lượng và định tính được thể hiện trong toàn bộ quá trình các giai đoạn điều tra. Lựa chọn thời điểm điều tra thích hợp. Mỗi hiện tượng XH thường xảy ra trong không gian và thời gian nhất định, cụ thể. Vì vậy, phải lựa chọn thời điểm ĐTXHH thích hợp. Đây là yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả điều tra; có thể dẫn đến thành công hay thất bại của cuộc điều tra. Lựa chọn thời điểm ĐTXHH thích hợp (thời gian và không gian cụ thể) là lúc sự vật hiện tượng XH bộc lộ các đặc trưng cơ bản (những yếu tố, khía cạnh của yêu cầu NC) mà không bị cơ chế tự vệ, cũng như các yếu tố chủ quan, khách quan che lấp. Vì vậy, lựa chọn thời điểm điều tra thích hợp không được xuất phát từ ý muốn chủ quan, không được dựa trên định kiến của cảm tính cá nhân. Mà phải xuất phát từ vấn đề điều tra, đối tượng điều tra và khung cảnh XH của vấn đề NC, đối tượng NC Lựa chọn thời điểm thích hợp còn được quy định bởi nội dung, phương pháp, mục tiêu và các lực lượng tiến hành trong môi trường XH một cụ thể. Lựa chọn thời điểm điều tra thích hợp không những về thời gian, không gian, mà còn thể hiện ở địa điểm điều tra. Ba yếu tố này phải được hội tụ với nhau, liên quan chặt chẽ với nhau mới đem lại hiệu quả. Tóm lại: Những yêu cầu cần nắm vững trong ĐTXHH đều có ý nghĩa quan trọng trong quá trình ĐT. Mỗi một yêu cầu đều có nội dung, ý nghĩa riêng, nhưng chúng thống nhất, bổ sung cho nhau. Tính định hướng chính trị - XH thể hiện mục đích ĐT không hề làm mất đi tính khách quan, trung thực trong quá trình ĐT. Vì vậy, chúng trở thành một thể thống nhất và là một hệ thống nguyên tắc chung trong quá trình ĐTXHH. Đề 3. Câu 1. Hãy làm rõ sự tác động của phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo đến an sinh xã hội. Liên hệ vai trò quân đội trong thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước Đvđ: Trên thế giới ngày nay, an sinh xã hội được khẳng định là có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia dân tộc. An sinh xã hội chính là nhằm thực hiện quyền cơ bản của con người, đảm bảo bình đẳng, công bằng và phát triển xã hội bền vững. Chính sách an sinh xã hội có nội dung và phạm vi rộng lớn đã ngày càng được hoàn thiện về nhận thức và trong thực tiễn xã hội. * An sinh xã hội Cho đến nay, định nghĩa về ASXH được sử dụng phổ biến nhất là định nghĩa của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “An sinh xã hội là một hình thức bảo trợ xã hội mà xã hội dành cho các thành viên của mình thông qua nhiều biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội hoặc làm mất đi hoặc suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hay tử vong; những dịch vụ về chăm sóc y tế và những quy định về hỗ trợ đối với những gia đình có con nhỏ gặp phải khó khăn trong cuộc sống.” Chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011 – 2020 ở nước ta chỉ rõ: “An sinh xã hội là sự bảo đảm mà xã hội cung cấp cho mọi thành viên trong xã hội thông qua việc thực thi hệ thống các cơ chế, chính sách và biện pháp can thiệp trước các nguy cơ, rủi ro có thể dẫn đến suy giảm hoặc mất đi nguồn sinh kế” Như vậy an sinh xã hội có nội hàm rất rộng, bao gồm các vấn đề xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, ý tế và tác động đến rất nhiều người, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mọi người, cả khi một người cụ thể chưa sinh ra và cả khi người đó mất đi. Với nội hàm như vậy, an sinh xã hội là một bộ phận, nội dung quan trọng của chính sách xã hội. - Đặc điểm của quan hệ pháp luật an sinh xã hội > Trong quan hệ pháp luật an sinh xã hội thường có một bên tham gia là nhà nước: vì nhà nước đại diện cho ý chí xã hội, quản lý toàn bộ hoạt động của xã hội, thông qua ngân sách hỗ trợ, tạo dựng các phong trào ‘ủng hộ người nghèo”… > Tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội có thể là tất cả các thành viên trong xã hội không phân biệt bất cứ tiêu chí nào: được quy định trong Hiến pháp 1992, không phân biệt giai cấp, dân tộc tôn giáo, khó khăn đột xuất… > Chủ thể hưởng an sinh xã hội có quyền tham gia quan hệ pháp luật ngay từ khi sinh ra: gắn với quyền con người…. > Quan hệ pháp luật an sinh xã hội chủ yếu dựa trên nhu cầu quản lý rủi ro, tương trợ cộng đồng trong xã hội: nhằm ổn định đời sống cho nhân dân, > Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể là trợ giúp và được trợ giúp vật chất do Nhà nước bảo đảm thực hiện: trợ giúp vật chất là lĩnh vực đặc thù làm nên thuộc tính của quan hệ ANXH; ngoài ra còn hình thức khác, học nghề, giới thiệu việc làm… - Hoạt động an sinh xã hội ở Việt Nam Ở nước ta, an sinh xã hội được bắt đầu từ khi thành lập nước, ngày 2/9/1945 và không ngừng liên tục, bổ sung và phát triển, hoàn thiện theo hướng luật hóa, khoa học, thực tế và gần dân. Mô hình và các giải pháp về anh sinh xã hội mà nước ta đang thực hiện phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và có những bước đột phá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Hiện nay, nội dung an sinh xã hội ở nước ta tương đối phức tạp, song có thể chia thành ba nhóm: + Nhóm các chế độ về bảo hiểm xã hội (bắt buộc và tự nguyện có đóng có hưởng và cùng chia sẻ rủi ro) + Nhóm các chương trình xã hội (xóa đói giảm nghèo, y tế cộng đồng, chăm sóc sức khỏe) + Nhóm về các chế độ về trợ giúp xã hội (trợ giúp đột xuất và trợ giúp thường xuyên). Hoạt động an sinh xã hội ở nước ta hiện nay không phải chủ yếu là các khoản trợ cấp mà là các chương trình phát triển kinh tế gắn với việc giải quyết việc làm để mọi nười có thể kiếm được thu nhập từ việc làm. Cùng với đó là các hoạt đông như: + Hoạt động trợ cấp người tàn tật, người không có khả năng lao động, không có thu nhập và không nơi nương tựa + Hoạt động bảo hiểm xã hội… + Phong trào xã hội hóa chăm sóc đối tượng dễ bị tổn thương… + Các chính sách xóa đói, giảm nghèo đây là một thành tựu nổi bật được thế giới công nhận là nước thực hiện sớm mục tiêu thiên niên kỷ… Tóm lại hoạt động an sinh xã hội nước ta hiện rất đa dạng và phong phú đều này đã được Đảng ta khẳng định trong văn kiện Đại hội XII của Đảng đó là: bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội và các chương trình xã hội với năm trụ cột: hệ thống chính sách phát triển thị trường lao động, chú trọng trợ giúp đào tạo nghề; phát triển đa dạng các loại hình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…; hoàn thiện chính sách và hệ thống trợ giúp xã hội; phát triển hệ thống dịch vụ xã hội; hệ thống phúc lợi xã hội * Phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo tác động đến an sinh xã hội - Phân tầng xã hội: Phân tầng xã hội là khái niệm cơ bản của xã hội học chỉ trạng thái phân chia xã hội thành các nhóm xã hội với thứ bậc khác nhau trong nấc thang cấu trúc của hệ thống xã hội; kết quả vận động tổng hợp của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, trong đó địa vị kinh tế trong sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định. Phân tầng xã hội phản ánh “cơ cấu dọc” của hệ thống xã hội theo cách tiếp cận của phương pháp hệ thống + Phân tầng xã hội là hiện tượng xã hội mang tính phổ biến, sự phản ánh về mặt xã hội của quá trình phân công lao động xã hội và tình trạng bất bình đẳng giữa các nhóm xã hội trong một hệ thống xã hội. + Phân tầng xã hội là kết quả vận động tổng hợp của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, trong đó địa vị kinh tế trong sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định. + Về bản chất, phân tầng xã hội là hiện tượng xã hội phản ánh bất bình đẳng xã hội - một hiện tượng xã hội phổ biến trong các xã hội có giai cấp. + Phân tầng xã hội mang tính giai cấp, tính dân tộc, tính lịch sử. Xã hội có giai cấp là điển hình của phân tầng xã hội. - Phân hóa giàu nghèo: Phân hóa xã hội, khái niệm chỉ trạng thái xã hội từ sự đồng nhất sang không đồng nhất, với sự hình thành các nhóm xã hội có sự khác biệt về điều kiện và tính chất quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tập trung chủ yếu là sự khác biệt về kinh tế. Hình thức điển hình của phân hoá xã hội là phân hoá giàu nghèo. + Phân hóa giàu nghèo, quá trình phân chia xã hội thành nhóm giàu, nhóm nghèo; tình trạng xã hội có sự khác biệt về tài sản, thu nhập, mức sống, điều kiện sống. + Phân hoá giàu nghèo là sự phân tầng về mức sống, xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Tính chất, mức độ, hình thức phân hóa giàu nghèo tùy thuộc vào thể chế kinh tế, xã hôi. + Phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng xã hội phức tạp, không chỉ là sự phân hóa về kinh tế mà còn là sự phân hóa về chính trị, xã hội, văn hóa - Phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo tác động đến an sinh xã hội. Có nhiều yếu tố tác động, chi phối cơ cấu xã hội ở nước ta hiện nay. Những yếu tố chi phối chủ yếu: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa. - Nền kinh tế thị trường tạo ra sự khác biệt trong các nhóm xã hội bởi vì : + Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ các quy luật của kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; vị trí, vai trò các thành phần kinh tế không ngang bằng nhau trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; các thành phần kinh tế vừa thống nhất vừa cạnh tranh với nhau. Trong nền kinh tế thị trường sẽ xuất hiện sự đa dạng về lợi ích, lợi ích nhóm và nhóm lợi ích; các lợi ích đan cài nhau, vừa đồng nhất vừa loại trừ nhau. + Trong nền kinh tế thị trường có sự đa dạng về các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường quy định sự đa dang các giai tầng xã hội. Đại hội Đảng lần thứ IX, X, XI, XII chỉ rõ, trong nền kinh tế thị trường, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế và nhiều giai tầng xã hội; cơ cấu, tính chất, vị trí, vai trò, lợi ích của các giai tầng trong xã hội có sự thay đổi cùng với những biến đổi kinh tế, xã hội; mối quan hệ giữa các giai tầng xã hội là vừa hợp tác vừa đấu tranh trong nội bộ nhân dân, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. - Kinh tế thị trường đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa + Trong nền kinh tế thị trường sẽ tạo ra sự đa dạng, phong phú về ngành nghề, dẫn đến sự đa dạng, phong phú về lao động và tính chất lao động. Chuyển động ngành nghề là yếu tố chi phối sự biến đổi cơ cấu xã hội, trực tiếp tạo ra sự biến đổi về cơ cấu ngành nghề, lao động xã hội. + Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, khu vực đô thị được mở rộng, khu vực nông thôn bị thu hẹp, cư dân đô thị gia tăng nhanh chóng, tạo ra dòng chuyển dịch dân cư từ khu vực nông thôn sang khu vực đô thị, di cư tự do gia tăng… - Hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa : tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu ngành nghề, làm gia tăng quá trình phân công lao động xã hội và tạo ra sự khác biệt về thu nhập, mức sống. Quá trinh hội nhập quốc tế cũng đồng thời là quá trình tạo ra sự biến đổi về cơ cấu xã hội, trực tiếp tạo ra sự biến đổi cơ cấu ngành nghề, lao động xã hội, cơ cấu cư dân đô thị và cư dân nông thôn. - Xu thế phân hóa giàu nghèo Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, phân hóa giàu nghèo trở thành một hiện tượng xã hội nổi trội, đồng hành cùng với những biến đổi kinh tế xã hội của đất nước. Trên cả nước, trong tất cả cộng đồng dân cư, các giai cấp, giai tầng xã hội, các nhóm xã hội, ở các đô thị và nông thôn, đồng bằng, miền núi và hải đảo, trong tất cả các dân tộc (theo nghĩa tộc người) điều diễn ra tình trạng phân hóa giàu nghèo với mức độ và tính chất khác nhau. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập, tài sản, mức sống giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng doãng ra. Sự khác biệt về thu nhập, tài sản, mức sống trong một xã hội là một xu thế. Nó chó thấy, ở nước ta hiện nay đã, đang và sẽ có sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo. - Thực hiện an sinh xã hội trong xu thế phân hóa giàu nghèo * Liên hệ vai trò của quân đội - Thực hiện chính sách xã hội - Đảm bảo hậu phương quân đội Câu 2: Làm rõ phương pháp tiếp cận xã hội học về cơ cấu xã hội – giai cấp ở Việt Nam. Ý nghĩa bản thân Đvđ : Cơ cấu xã hội là cách thức tổ chức của một hệ thống xã hội nhất định; sự thống nhất tương đối bền vững của các nhóm xã hội, tạo nên tính ổn định và phát triển của hệ thống xã hội. Trong khi đó, cơ cấu xã hội-giai cấp là cơ cấu xã hội mà trong đó các nhóm xã hội được xem xét dưới góc độ giai tầng, tầng lớp. Theo quan điểm xã hội học Mác xít cơ cấu xã hội – giai cấp có thể được xem xét ở 2 phương diện sau: Một là: Đòi hỏi phải được xem xét không chỉ các giai cấp xã hội mà còn tất cả các tầng lớp các tập đoàn xã hội khác. Vai trò của chế độ sở hữu tư liệu sản xuất được coi trọng đặc biệt khi xem xét cơ cấu giai cấp xã hội Hai là: Nhấn mạnh đến việc nghiên cứu những tập đoàn người hợp thành những giai cấp cơ bản, chiếm vị trí quyết định đến sự phát triển và biến đổi của xã hội, quan hệ giai cấp, mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh giai cấp được coi là động lực vận động và biến đổi xã hội. - Những vấn đề có tính nguyên tắc trong xem xét giai cấp, tầng lớp xã hội: + Trong nền kinh tế nhiều thành phần cần nhận thức rõ đa thành phần kinh tế quy định sự đa dạng các thành phần xã hội. + Trong mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội có sự phân chia cụ thể, đa dạng + Phải đứng vững trên lập trường giai cấp của chủ nghĩa Mác – Lênin; gắn với tính dân tộc, văn hóa dân tộc, tộc người… - Phương pháp tiếp cận xã hội học về cơ cấu xã hội giai cấp + Tìm ra cách thức tổ chức của hệ thống xã hội trong phạm vi giai tầng. + Làm rõ tính đa dạng, đa chiều, nhiều cấp độ trọng cơ cấu xã hội giai cấp, trong mỗi tầng lớp xã hội. + Phân tích tính chất các quan hệ giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội + Đánh giá thực trạng và chỉ ra xu hướng biến đổi của các giai cấp, phân tích khuyết tật của cơ cấu. * Cơ cấu xã hội giai cấp trong nền kinh tế thị trường: + Nhiều hình thức sở hữa, nhiều thành phần kinh tế, đa dạng, đan cài nhau. + Các giai cấp, tầng lớp đang trong giai đoạn biến động, chưa định hình, khó định danh, nhận định. + Lợi ích các giai cấp, tầng lớp vừa có đồng nhất, vừa có khác biệt + Vị trí, vị thế các giai cấp trong lịch sử. + Quan hệ giai cấp, các tầng lớp chuyển dịch về tính chất với vị thế các tầng lớp mới trong kinh tế thị trường + Sự chuyển dịch của cơ cấu xã hội giai cấp tịnh tiến trong quá trình xác lập cơ sở xã hội XHCN phù hợp với tính chất, đặc điểm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đang tiềm ẩn những nguy cơ lệch CNXH, thể hiện thành lập các tầng lớp phi CNXH, tiền TBCN. + Vấn đề nổi cộm trong cơ cấu XH GC hiện nay là lợi ích trong tương quan lợi ích công nhân – lợi ích quốc gia dân tộc. + Vai trò, vị thế các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, tính chất quan hệ trong mối tương quan vị thế giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức. + Vấn đề giữ vững định hướng XHCN trong việc hoàn thiện nền tảng xã hội là cơ cấu XH GC. * Đối với quân đội: - Phân tích CCXH các nhóm XHQN góp phần cung cấp thông tin, tăng cường hơn nữa hiệu quả quá trình lãnh đạo, quản lý, chỉ huy trong QĐ. - Góp phần hoạch định CSXH phù hợp. - Góp phần XD QĐ VMTD theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại Đề 4. Câu 1. Từ góc độ tiếp cận xã hội học làm rõ sự biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp ở Việt Nam hiện nay và tác động của nó đến quá trình xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Ý nghĩa. Đvđ: Cũng giống như tự nhiên, mọi xã hội không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó. Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào, cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi; sự biến đổi trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn, và điều này cho thấy rõ hơn là sự biến đổi đó không còn là điều mới mẻ, nó đã trở thành chuyện thường ngày. - Kh/n biển đổi xã hội; phân biệt biến đổi xã hội với các kh/n liên quan. Theo Phạm Tất Dong và Viện từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam: “Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi, các quan hệ, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian. Biến đổi xã hội theo tác giả đưa ra có hai loại hình biến đổi xã hội hội cơ bản đó là: Biến đổi vĩ mô, nó diễn ra trên một phạm vi rộng lớn, diễn ra trong một thời gian dài và biến đổi vi mô, liên quan đến những biến đổi nhỏ, diễn ra nhanh hơn. Biến đổi xã hội khác với một số khái niệm liên quan cũng bàn đến sự thay vận động của xã hội như: Tiến bộ xã hội, tiến hóa xã hội hay biến cố xã hội…Nhưng ở đây ta cần phần biệt biến đổi xã hội và tiến bộ xã hội là vấn đề cơ bản mà xã hội học quan tâm. Biến đổi xã hội là khái niệm “trung tính” để chỉ sự thay đổi đa dạng của xã hội như: từ bên trong và bên ngoài, vĩ mô và vi mô, bộ phận và tổng thể, tích cực hoặc tiêu cực, đi lên hoặc đi xuống…Trong khí đó, tiến bộ xã hội là một khái niệm đánh giá xã hội nhằm để chỉ sự thay đổi xã hội theo hướng tích cực, đi lên theo chiều hướng ngày càng phát triển hơn. - Biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp hiện nay: Trong quá trình đổi mới ở Việt Nam, biến đổi cơ cấu xã hội là một trong những biến đổi xã hội điển hình nhất và là một tất yếu của sự phát triển xã hội. Sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp ở nước ta hiện nay được thể hiện rõ nhất trên hai vấn đề sau: + Sự đa dạng các giai tầng xã hội bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, và các tầng lớp khác có được sự đa dạng này là do tình hình kinh tế xã hội ta quy định mà cơ sở của nó là do thể chế kinh tế của ta quy định. + Sự xuất hiện các giai tầng mới trong nền kinh tế thị trường. Bước vào thời kỳ mới, đất nước đang tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì cơ cấu xã hội-giai cấp cũng có sự biến đổi theo. Các giai tầng xã hội cơ bản ở nước ta hiện nay: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, tầng lớp doanh nhân và một số nhóm (giai tầng) xã hội khác. Trong mỗi giai cấp, tầng lớp cũng có sự thay đổi cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Sự biển đổi này, dẫn đến đặc điểm kết cấu giai tầng xã hội chủ yếu nhất ở nước ta hiện nay là đa giai tầng xã hội, trong mỗi giai tầng xã hội có kết cấu đa dạng, phức tạp. Các giai tầng xã hội đang trong quá trình biến động, chưa định hình, khó định danh và khó nhận diện. Cơ cấu, tính chất, vị trí, vị thế, vai trò xã hội của các giai tầng xã hội thay đổi cùng với sự biến đổi về kinh tế, xã hội của đất nước. Vị trí, vị thế, vai trò và quan hệ giữa các các giai cấp trong phát triển kinh tế - xã hội có sự chuyển dịch về mức độ và tính chất. Lợi ích của các giai tầng xã hội vừa đồng nhất vừa có sự khác biệt, vừa thống nhất vừa đấu tranh, vừa đồng thuận vừa cạnh tranh. Quan hệ giữa các giai tầng xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mô hình cơ cấu giai tầng xã hội ở nước ta: giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức - nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. - Tác động của nó đến xây dựng nền quốc phòng toàn dân * Quốc phòng toàn dân: là nền quốc phòng của dân, do dân, vì dân, toàn dân tham gia sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, phát triển theo phương hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, do nhân dân làm chủ, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp, toàn diện giữ vững hoà bình, ổn định đất nước, sẵn sàng đánh bại mọi hành động xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Tác động tích cực: + Phản ánh đặc điểm cơ cấu kinh tế, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ quá độ. + Huy động được sức mạnh tổng hợp cá các giai tầng trong xã hội tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc: Mỗi giai cấp, tầng lớp đều có vai trò nhất định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường sức mạnh tiềm lực kinh tế, chính trị, quân sự của đất nước… - Tác động tiêu cực: + Hình thành lề thói thực dụng, tư tưởng phi vô sản… + Ảnh hưởng đến thành phần xã hội trong quân đội, đa dạng hơn, quân nhân chịu sự tác động tâm trạng, tâm lý của các giai tầng trong xã hội + Làm tăng nhanh sự chuyển dịch các chuẩn mực xã hội, có những chuẩn mực không phù hợp với phương hướng xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. + Ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa các nhóm xã hội quân nhân với các giai tầng trong xã hội. + Hình thành tâm trạng các nhau tong nhân dân, trong cán bộ, chiến sỹ trước những biến đổi kinh tế - xã hội của đất nước. + Kẻ thù lợi dụng lợi dụng những biểu hiện tiêu cực trong biến đổi cơ cấu XHGC để thực hiện âm mưu phi chính trị hóa quân đội Câu 2. Từ tiếp cận xã hội học, làm rõ tác động phân hóa giàu nghèo đến xây dựng quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Đvđ: Thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương nhất quán, lâu dài của Đảng ta. Thực hiện kinh tế thị trường để phát huy hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển nhanh nền kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân. Song kinh tế thị trường có mặt tiêu cực mâu thuẫn với chủ nghĩa xã hội, đó là xu thế phân tầng xã hội và phân hóa giàu nghèo ngày càng quá mức sẽ tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó đặc biệt là tác động đến sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. * Khái niệm thực chất của phân hóa giàu nghèo và phân tầng xã hội - Phân tầng xã hội là một khái niệm cơ bản của xã hội học, để chỉ trạng thái phân chia XH thành các nhóm XH với thứ bậc khác nhau trong nấc thang cơ cấu của hệ thống XH, kết quả tổng hợp của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, XH… trong đó địa vị kinh tế trong sản xuất vật chất của đời sống XH giữ vai trò quyết định. - Phân hóa giàu nghèo là quá trình phân chia xã họi thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế khác biệt nhau; thể hiện trong xã hội có nhóm giàu-tầng đỉnh, nhóm khá-tàng giữa, nhóm nghèo-tầng đáy, trong xã hội có sự khác biệt về thu nhập, tài sản, mức sống giữa các con người và các nhóm xã hội. - Phân hóa giàu nghèo không đồng nghĩa với phân tầng xã hội. Phân tầng xã hội là hệ quả về mặt xã hội, phản ánh tính chất của phân hóa giàu nghèo. Phân hóa giàu nghèo tạo ra sự khác biệt về thu nhập, tài sản, mức sống…giữa các con người và các nhóm xã hội, do đó tạo ra trong xã hội một cấu trúc xã hội tầng bậc dựa trên thu nhập, tài sản, mức sống. Phân tích phân hóa giàu nghèo cho thấy được quá trình và tính chất phân tầng xã hội đang diễn ra. - Thực chất của phân hóa giàu nghèo: Chỉ phản ánh quá trình phân chia XH về phương diện kinh tế (chủ yếu là tài sản; thu nhập; mức sống). Là quá trình phân chia xã hội thành các nhóm xã hội có sự khác biệt nhau về kinh tế và chất lượng sống. Từ một nhóm xã hội tương đối đồng nhất chia ra thành các nhóm xã hội khác biệt nhau, người giàu có đời sống vật chất và tinh thần khá hơn, ngược lại người nghèo đời sống khó khăn hơn chất lượng sống thấp hơn. - Phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo là một hiện thực xã hội: PHGN là hiện tượng KT - XH khách quan trong nền kinh tế thị trường, do đó nó hình thành cùng với sự phát triển KT - XH trong quá trình thực hiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Trên cả nước Việt Nam hiện nay, trong tất cả các cộng đồng dân cư, các giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hội, kể cả đô thị hay nông thôn, đồng bằng, miền núi, hải đảo, trong tất cả các dân tộc đều diễn ra tình trạng PHGN với mức độ và tính chất khác nhau. * Tương quan giữa phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc và tác động của nó. Tác động của phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo đối với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên các hướng, nội dung chủ yếu: Một là, phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo dẫn đến sự phân tâm xã hội, trạng thái “thờ ơ chính trị” trong thực hiện nghĩa vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc ở các tầng lớp xã hội. Thực tế phân hóa giàu nghèo giữa các khu vực, giữa các tầng lớp xã hội đã xuất hiện dư luận xã hội, ai được hưởng thành tựu phát triển kinh tế - xã hội phải là những người xung phong đi đầu khi đất nước bị xâm lược. Trong xã hội có sự phân hóa giàu nghèo ở nước ta hiện nay đã xuất hiện vòng xoáy “giàu nghèo”, một số người chỉ quan tâm đến làm giàu, lo thu vén cho bản thân và gia đình mà lãng quên nghĩa vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc. Hai là, phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo tác động theo hai chiều tích cực và tiêu cực đến tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở một số tầng lớp xã hội. Phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo làm suy giảm niềm tin của một bộ phận nhân dân vào sự tiến bộ và công bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sự suy giảm niền tin đó kéo theo sự suy giảm tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ Tổ quốc. Tính chất, mức độ tác động tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của cả nước, của từng vùng, miền và từng khu vực. Ba là, tác động đến xây dựng tiềm lực, lực lượng, thế trận của nền quốc phòng toàn dân. + Tác động của phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo đến xây dựng, củng cố và phát huy các tiềm lực của nền quốc phòng theo hai hướng: tích cực và tiêu cực Về mặt tích cực: Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo sẽ củng cố ý chí quyết tâm giữ vững độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và tinh thần sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của các tầng lớp nhân dân và các lực lượng vũ trang; tạo thuận lợi cho việc huy động nhân lực, vật lực, tài lực cho quốc phòng, huy động cán bộ khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật cho xây dựng nền quốc phòng từng bước hiện đại. Về mặt tiêu cực. - Mặt trái của phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình củng cố nền quốc phòng toàn dân. Nó góp thêm vào việc làm suy giảm khả năng huy động các nguồn lực cho quốc phòng. - Phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo sẽ tác động tiêu cực đến nhận thức, thái độ, hành vi của nhân dân về củng cố nền quốc phòng, qua đó là suy giảm đến xây dựng lực lượng toàn dân, suy giảm việc củng cố “thế trận lòng dân”. Với trạng thái thờ ơ chính trị do tác động tiêu cực của phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo sẽ làm suy giảm sự tham gia của nhân dân đối với hoạt động quốc phòng, người dân không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật. * Vấn đề đặt ra hiện nay.Trước sự tác động của phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo đến xây dựng nền quốc phòng toàn dân, cần chú trọng: - Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước phát triển - Cũng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc - Khơi dậy và phát huy lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng; Giải quyết hài hòa, thống nhất các lợi ích. - Xây dựng hệ thống chính trị các cấp trong sạch, vững mạnh… - Giữ gìn, phát huy nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vấn đề quan trọng nhất là đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt việc tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân, thực hiện thắng lợi lục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đề 5. Câu 1. Từ cách tiếp cận xã hội học về phân tầng xã hội làm rõ hệ lụy xã hội của phân hóa giàu nghèo ở nước ta tác động đến xây dựng quân đội về chính trị, ý nghĩa thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Đvđ: Thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương nhất quán, lâu dài của Đảng ta. Thực hiện kinh tế thị trường để phát huy hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển nhanh nền kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân. Song kinh tế thị trường có mặt tiêu cực mâu thuẫn với chủ nghĩa xã hội, đó là xu thế phân tầng xã hội và phân hóa giàu nghèo ngày càng quá mức sẽ tác đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó đặc biệt là tác động đến sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị hiện nay. * Khái niệm thực chất của phân hóa giàu nghèo và phân tầng xã hội - Phân tầng xã hội là một khái niệm cơ bản của xã hội học, để chỉ trạng thái phân chia XH thành các nhóm XH với thứ bậc khác nhau trong nấc thang cơ cấu của hệ thống XH, kết quả tổng hợp của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, XH… trong đó địa vị kinh tế trong sản xuất vật chất của đời sống XH giữ vai trò quyết định. - Phân hóa giàu nghèo là quá trình phân chia xã họi thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế khác biệt nhau; thể hiện trong xã hội có nhóm giàu-tầng đỉnh, nhóm khá-tàng giữa, nhóm nghèo-tầng đáy, trong xã hội có sự khác biệt về thu nhập, tài sản, mức sống giữa các con người và các nhóm xã hội. - Phân hóa giàu nghèo không đồng nghĩa với phân tầng xã hội. Phân tầng xã hội là hệ quả về mặt xã hội, phản ánh tính chất của phân hóa giàu nghèo. Phân hóa giàu nghèo tạo ra sự khác biệt về thu nhập, tài sản, mức sống…giữa các con người và các nhóm xã hội, do đó tạo ra trong xã hội một cấu trúc xã hội tầng bậc dựa trên thu nhập, tài sản, mức sống. Phân tích phân hóa giàu nghèo cho thấy được quá trình và tính chất phân tầng xã hội đang diễn ra. - Thực chất của phân hóa giàu nghèo: Chỉ phản ánh quá trình phân chia XH về phương diện kinh tế (chủ yếu là tài sản; thu nhập; mức sống). Là quá trình phân chia xã hội thành các nhóm xã hội có sự khác biệt nhau về kinh tế và chất lượng sống. Từ một nhóm xã hội tương đối đồng nhất chia ra thành các nhóm xã hội khác biệt nhau, người giàu có đời sống vật chất và tinh thần khá hơn, ngược lại người nghèo đời sống khó khăn hơn chất lượng sống thấp hơn. - Phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo là một hiện thực xã hội: PHGN là hiện tượng KT - XH khách quan trong nền kinh tế thị trường, do đó nó hình thành cùng với sự phát triển KT - XH trong quá trình thực hiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Trên cả nước Việt Nam hiện nay, trong tất cả các cộng đồng dân cư, các giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hội, kể cả đô thị hay nông thôn, đồng bằng, miền núi, hải đảo, trong tất cả các dân tộc đều diễn ra tình trạng PHGN với mức độ và tính chất khác nhau. * Hệ lụy của phân hóa giàu nghèo đến XD quân đội về chính trị Phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay tác động đến xây dựng về chính trị trên các hướng, nội dung chủ yếu: Một là, trong xã hội có giàu nghèo thì gia đình quân nhân cũng có giàu, khá và nghèo. Sự phân hoá về đời sống trong quân nhân, gia đình quân nhân là một thực tế. Phân hóa giàu nghèo của gia đình quân nhân ảnh hưởng không nhỏ đến tâm trạng xã hội của quân nhân, chi phối nhất định đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của quân nhân, ảnh hưởng nhất định đến tinh thần sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội của quân nhân. Hai là, phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo tác động đến lối sống quân nhân, góp thêm vào quá trình trỗi dậy chủ nghĩa cá nhân, hình thành lề thói thực dụng, trung bình chủ nghĩa trong quân nhân. Ba là, cái giàu, cái nghèo từng bước len lỏi, chi phối các quan hệ xã hội của quân nhân, làm phá vỡ quan hệ chức năng (quan hệ trên - dưới, chỉ huy - phục tùng). Trong xu thế phân hóa giàu nghèo có thể hình thành quan hệ “đẳng cấp kinh tế” giữa các quân nhân, làm xói mòn quan hệ dựa trên tình đồng chí đồng đội, một nét đẹp và là giá trị truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. Bốn là, phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo ảnh hưởng đến quá trình củng cố, phát huy bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của quân đội. Nó làm biến dạng cái nhìn của xã hội đối với nhóm xã hội quân nhân, nhất là với nhóm sĩ quan, gây nên nên những lo ngại về tính kỷ luật, sức mạnh chiến đấu của quân đội, làm rạn nứt quan hệ máu thịt giữa quân đội và nhân dân. Năm là, tác động của phân hóa giàu nghèo đến quân đội là mảnh đất để các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội, làm suy giảm niềm tin của quân nhân đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. * Ý nghĩa vấn đề đặt ra Tác động của phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo đến quân nhân, quân đội, đến quá trình xây dựng quân đội về chính trị là một thực tế.Vấn đề đặt ra là cần chủ động theo dõi, nghiên cứu sự tác động này để chỉ ra được thực trạng, dự báo xu hướng, từ đó cung cấp cơ sở khoa học thực tiễn cho các cấp lãnh đạo, chỉ huy có biện pháp lãnh đạo, quản lý phù hợp, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo đến quân nhân, quân đội, đến quá trình xây dựng quân đội về chính trị. Câu 2. Dưới tiếp cận xã hội học làm rõ thực trạng cơ cấu xã hội – giai cấp ở nước ta, ý nghĩa. Đvđ :+ Cơ cấu XH giai cấp: Cơ cấu xã hội giai cấp là cơ cấu xã hội mà trong đó các nhóm xã hội được xem xét dưới góc độ giai tầng, tầng lớp.Theo quan điểm xã hội học Mác xít cơ cấu xã hội – giai cấp có thể được xem xét ở 2 phương diện sau: Một là: Đòi hỏi phải được xem xét không chỉ các giai cấp xã hội mà còn tất cả các tầng lớp các tập đoàn xã hội khác. Vai trò của chế độ sở hữu tư liệu sản xuất được coi trọng đặc biệt khi xem xét cơ cấu giai cấp xã hội. Hai là: Nhấn mạnh đến việc nghiên cứu những tập đoàn người hợp thành những giai cấp cơ bản, chiếm vị trí quyết định đến sự phát triển và biến đổi của xã hội, quan hệ giai cấp, mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh giai cấp được coi là động lực vận động và biến đổi xã hội. * Cách tiếp cận cơ cấu xã hội-giai cấp - Cơ cấu xã hội-giai cấp là cách thức tổ chức của hệ thống XH. - Nghiên cứu cơ cấu xã hội giai cấp phải đi từ sự phân tích các nhóm XH với vai trò, vị trí, vị thế của nó. - Phân tích cơ cấu xã hội phải đi từ sự phân tích mô hình văn hoá có liên quan - Cơ cấu xã hội đa dạng, phức tạp, nhiều chiều, nhiều cấp độ (CCXH luôn vận động, biến đổi - Nghiên cứu cơ cấu xã hội phải tiến hành nghiên cứu sự phân tầng xã hội dưới sự tác động của bất bình đẳng XH - Xã hội là một hệ thống đa cơ cấu - chứa đựng trong đó nhiều phân hệ cơ cấu (các lát cắt, chiều cạnh) - Mục đích, ý nghĩa của phân tích CCXH của hệ thống XH nhằm phát hiện những khuyết tật về cấu trúc của nó, phát hiện những vấn đề XH phải giải quyết, phục vụ cho công tác quản lý XH . * Thực trạng cơ cấu xã hội giai cấp ở nước ta hiện nay. Trải qua 30 năm đổi mới, cơ cấu xã hội nước ta đã có những thay đổi đáng kể theo chiều hướng tiến bộ, cả từ giác độ nhận thức lẫn giác độ thực tế. Tuy nhiên, cho đến nay, cơ cấu ấy vẫn chưa đáp ứng được những chuẩn mực của một cơ cấu xã hội hiện đại. Đất nước ta đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ theo hướng CNH–HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu dẫn đến cơ cấu xã hội giai cấp ở nước ta hiện nay đa dạng, đan xen, phức tập - Biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp ở nước ta trước và sau đổi mới + Trước đối mới nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp gắn với hai chế độ sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân và tập thể Trên nền tảng kinh tế đó, hình thành cơ cấu xã hội giản đơn - "hai giai, một tầng” ("hai giai": chỉ có giai cấp công nhân và giai cấp nông dân; "một tầng": tầng lớp trí thức). + Bước vào thời kỳ đổi mới với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế và nhiều hình thức sở hữu dẫn đến cơ cấu xã hội giai cấp ở nước ta cũng đan dạng hơn với nhiều giai cấp và giai tầng trong xã hội như: Giai cấp nông dân, giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức, tầng lới doanh nhân, và các thành phần xã hội khác… - Biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp ở nước ta hiện nay Cho đến nay, nước ta xuất hiện nhiều giai cấp, giai tầng, nhóm xã hội mới như: các hội có tính chất nghề nghiệp ngày càng gia tăng cùng với đó là sự xuất hiện của đội ngũ những người thất nghiệp, những người lao động tự do, những người vô gia cư lang thang đường phố ....Nguyên nhân chính đưa đến sự xuất hiện trở lại các giai cấp và tầng lớp xã hội mới là do sự thừa nhận nhiều loại hình sở hữu và hình thức sở hữu khác nhau đối với TLSX, thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế. Đó là quá trình phát triển hợp quy luật và phù hợp với đặc điểm và các điều kiện đặc thù của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. - Những vấn đề đặt ra của sự biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp + Nhận thức: đây là là hiện thực xã hội, khách quan gắn liền với quá trình biến đổi xã hội, cơ cấu xã hội… + Đối với công tác xây dựng quân đội về chính trị Tác động tiêu cực: > Hình thành lề thói thực dụng, tư tưởng phi vô sản… > Ảnh hưởng đến thành phần xã hội trong quân đội, đa dạng hơn, quân nhân chịu sự tác động tâm trạng, tâm lý của các giai tầng trong xã hội > Làm tăng nhanh sự chuyển dịch các chuẩn mực xã hội, có những chuẩn mực không phù hợp với phương hướng xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. > Ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa các nhóm xã hội quân nhân với các giai tầng trong xã hội. > Hình thành tâm trạng các nhau tong nhân dân, trong cán bộ, chiến sỹ trước những biến đổi kinh tế - xã hội của đất nước. >Kẻ thù lợi dụng lợi dụng những biểu hiện tiêu cực trong biến đổi cơ cấu XHGC để thực hiện âm mưu phi chính trị hóa quân đội > Đặt ra vấn đề: Bản chất GCCN, tính nhân dân, dân tộc của quân đội. + Đối với xây dựng nền quốc phòng toàn dân: Đề 6. Câu 1. Từ tiếp cận xã hội học làm rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về an sinh xã hội. Liên hệ vai trò của Quân đội tham gia thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo. Đvđ: Trên thế giới ngày nay, an sinh xã hội được khẳng định là có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia dân tộc. An sinh xã hội chính là nhằm thực hiện quyền cơ bản của con người, đảm bảo bình đẳng, công bằng và phát triển xã hội bền vững. Chính sách an sinh xã hội có nội dung và phạm vi rộng lớn đã ngày càng được hoàn thiện về nhận thức và trong thực tiễn xã hội. * An sinh xã hội Cho đến nay, định nghĩa về ASXH được sử dụng phổ biến nhất là định nghĩa của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “An sinh xã hội là một hình thức bảo trợ xã hội mà xã hội dành cho các thành viên của mình thông qua nhiều biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội hoặc làm mất đi hoặc suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hay tử vong; những dịch vụ về chăm sóc y tế và những quy định về hỗ trợ đối với những gia đình có con nhỏ gặp phải khó khăn trong cuộc sống.” Chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011 – 2020 ở nước ta chỉ rõ: “An sinh xã hội là sự bảo đảm mà xã hội cung cấp cho mọi thành viên trong xã hội thông qua việc thực thi hệ thống các cơ chế, chính sách và biện pháp can thiệp trước các nguy cơ, rủi ro có thể dẫn đến suy giảm hoặc mất đi nguồn sinh kế” Như vậy an sinh xã hội có nội hàm rất rộng, bao gồm các vấn đề xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, ý tế và tác động đến rất nhiều người, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mọi người, cả khi một người cụ thể chưa sinh ra và cả khi người đó mất đi. Với nội hàm như vậy, an sinh xã hội là một bộ phận, nội dung quan trọng của chính sách xã hội. - Nội dung, họa động và cách tiếp cận sinh xã hội ở Việt Nam Ở nước ta, an sinh xã hội được bắt đầu từ khi thành lập nước, ngày 2/9/1945 và không ngừng liên tục, bổ sung và phát triển, hoàn thiện theo hướng luật hóa, khoa học, thực tế và gần dân. Mô hình và các giải pháp về anh sinh xã hội mà nước ta đang thực hiện phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và có những bước đột phá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Hiện nay, nội dung an sinh xã hội ở nước ta tương đối phức tạp, song có thể chia thành ba nhóm: + Nhóm các chế độ về bảo hiểm xã hội (bắt buộc và tự nguyện có đóng có hưởng và cùng chia sẻ rủi ro) + Nhóm các chương trình xã hội (xóa đói giảm nghèo, y tế cộng đồng, chăm sóc sức khỏe) + Nhóm về các chế độ về trợ giúp xã hội (trợ giúp đột xuất và trợ giúp thường xuyên). Hoạt động an sinh xã hội ở nước ta hiện nay không phải chủ yếu là các khoản trợ cấp mà là các chương trình phát triển kinh tế gắn với việc giải quyết việc làm để mọi nười có thể kiếm được thu nhập từ việc làm. Cùng với đó là các hoạt đông như: + Hoạt động trợ cấp người tàn tật, người không có khả năng lao động, không có thu nhập và không nơi nương tựa + Hoạt động bảo hiểm xã hội… + Phong trào xã hội hóa chăm sóc đối tượng dễ bị tổn thương… + Các chính sách xóa đói, giảm nghèo đây là một thành tựu nổi bật được thế giới công nhận là nước thực hiện sớm mục tiêu thiên niên kỷ… * Quan điểm của Đảng về an sinh xã hội Từ địa hội lần thứ VI đến Đại hội lần thứ XII, xuyên suốt trong tất cả các kỳ đại hội, an sinh xã hội luôn là một nội dung quan trọng, chủ yếu trong hệ thống quan điểm về chính sách kinh tế-xã hội của Đảng ta. Quan điểm của Đảng về an sinh xã hội được thể hiện ở các điểm cơ bản sau: Một là, an sinh xã hội là một nội dung trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa Hai là, an sinh xã hội vì dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, hướng vào mục tiêu phát triển và phát huy tối đa nguồn lực con người Ba là, an sinh xã hội tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội Bốn là, chính sách an sinh xã hội phải phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và điều kiện kinh tế xã hội của đất nước Năm là, chính sách an sinh xã hội phải khoa học hiện đại, luật hóa, xã hội hóa. Kế thừa quan điểm về an sinh xã hội từ các kỳ đại hội trướng Đại hội lần thứ XII của Đảng khẳng định tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội. Quan điểm của Đảng về an sinh xã hội tại Đại hội XII phủ rộng đầy đủ những nội dung cơ bản:: bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội và các chương trình xã hội với năm trụ cột: hệ thống chính sách phát triển thị trường lao động, chú trọng trợ giúp đào tạo nghề; phát triển đa dạng các loại hình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…; hoàn thiện chính sách và hệ thống trợ giúp xã hội; phát triển hệ thống dịch vụ xã hội, hệ thống phúc lợi xã hội. Tóm lại, bản chất an sinh xã hội là vấn đề con người, bảo đảm quyền con người cho mọi người. An sinh xã hội lấy con người làm trung tâm, vì sự ấm no, hạnh phúc của con người; lấy mục tiêu ổn định và phát triển xã hội, thưc hiện tiến bộ và công bằng xã hội là mục tiêu chủ yếu. Trong những thập kỷ vừa qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm thưc hiện chính sách an sinh xã hội, tất cả hướng tới con người và vì con người. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về an sinh xã hội đã và đang đi vào cuộc sống, có những bước tiến quan trọng. An sinh xã hội góp phần tăng cường đồng thuận xã hội, đoàn kết xã hội, tạo động lực xã hội cho sự nghiệp xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. * Vai trò của quân đội - Thực hiên chính sách an sinh xã hội - Đảm bảo hậu phương quân đội Câu 2. Làm rõ phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu xã hội học, vận dụng trong nghiên cứu, triển khai đề tài khoa học xã hội và nhân văn quân sự. Đvđ: Điều tra xã hội học là quá trình nghiên cứu khoa học, thu thập, xử lý thông tin về các hiện tượng xã hội, làm rõ thực trạng, nguyên nhân, xu hướng và đưa ra các kiến nghị giải pháp cho công tác quản lý xã hội. Để phục vụ trong quá trình nghiên cứu, điều tra xã hội học người nghiên cứu khoa học phải sử dụng nhiều phương pháp để thu thập thông tin, một trong những phương pháp phổ biến trong nghiên cứu xã hội học là phương pháp phỏng vấn. * Khái niệm: Phương pháp Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin trong điều tra xã hội học thông qua ngôn ngữ nói, giao tiếp trực tiếp giữa người đi điều tra và người được điều tra. Trên cơ sở nội dung, mục tiêu của cuộc NC. * Ưu điểm - Người PV luôn có điều kiện hướng tới đối tượng được PV - Có điều kiện đi sâu vào tìm hiểu sâu vấn đề được quan tâm - Thu được những ý tưởng mới nảy sinh từ sự tiếp xúc trực tiếp với đối tượng NC (thông tin thu được có độ chính xác, trung thực cao, có chiều sâu…) * Nhược điểm - Chỉ có thể PV một số lượng hạn chế vì thời gian ít (Khi số lượng PV tăng thì thời gian kéo dài, đòi hỏi phải tăng số người PV) - Kết quả PV phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó chủ yếu là năng lực, trình độ và kinh nghiệm của người Phỏng vấn. * Các loại và các yếu tố PV Các loại PV - Căn cứ vào đặc tính của thông tin: - PV sâu: Nhằm hiểu biết sâu sắc, tỉ mỉ về đối tượng. Thường sử dụng câu hỏi mở, và được dẫn dắt trên cơ sở 1 - 1 (1 người hỏi - 1 người trả lời) - PV theo bảng hỏi: Có sẵn bảng hỏi - Căn cứ vào mức độ tự do của cuộc PV: - PV tự do (Không tiêu chuẩn hóa; PV sâu): Là cuộc đàm thoại tự do không theo một chủ đề đã được vạch sẵn.; Đối với cuộc PV vày tùy theo tình huống cụ thể mà ta đưa ra các nội dung câu hỏi khác nhau, thay đổi câu hỏi, thêm bớt ý kiến cho phù hợp. - PV nửa tự do (Tiêu chuẩn hóa): Là cuộc PV được tiến hành theo một trình tự nhất định, với nội dung và câu hỏi đã được vạch sẵn (sơ bộ) nhằm tránh PV ra ngoài. Đặc điểm của loại PV này là: + Tính chất gò bó, cứng nhắc của nó. Trong cuộc PV cả người PV và đối tượng được PV đều phải tuân theo một trình tự nghiêm ngặt; người PV không được thay đổi nội dung hay trật tự các câu hỏi. + Thuận lợi: Dễ xử lý thông tin trên máy, vì các chỉ báo tập trung đã được mã hóa sẵn từ trước. - Căn cứ vào mức độ tiếp xúc - PV trực tiếp (PV sâu) - PV gián tiếp (qua đàm thoại) + Ưu: Nhanh, tiết liệm thời gian, lực lượng Nhược: Chỉ sử dụng được với những người có máy điện thoại; Thời gian hạn chế, CH không được nhiều - Theo số lượng người được PV: - PV cá nhân - PV nhóm: Tập trung từ 3-10 người. Kết quả thông tin sâu sắc, phong phú, đa dạng do có sự kích thích, gợi ý nhau - Theo số lần PV: - PV 1 lần - PV nhiều lần: Do cần TTTT ở một người, cùng một vấn đề, nhưng ở các thời điểm khác nhau. Mục đích: Kiểm tra sự thay đổi ý kiến khi có sự tác động từ bên ngoài Tóm lại: Có nhiều loại PV, mỗi loại có mục tiêu khác nhau, ưu điểm và hạn chế khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp nào phải căn cứ vào mục tiêu NC, đối tượg NC. - Các yếu tố của PV - Người đi PV: giữ vai trò chủ đạo - Người được PV (đối tượng PV) - Nội dung PV: các câu hỏi - Môi trường PV - Thông tin ngược Phương pháp PV phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tiếp xúc giữa người đi PV và đối tượng được PV. Vì vậy, phải lựa chọn người đi PV * Yêu cầu đối với người đi PV - Phải có đức tính trung thực, khách quan đối với ý kiến của người trả lời. Không được tùy tiện thay đổi ý kiến hay con số thu thập được. - Phải trung thực với kế hoạch NC của đề tài - Phải có sự hiểu biết sơ bộ về đối tượng (tuổi, quân hàm, trình độ, chức vụ…), địa bàn, đời sống vật chất - tinh thần, phong tục tập quán… - Biết cách giao tiếp, ứng xử linh hoạt, khôn khéo trong việc hướng dẫn, dẫn dắt người trả lời đi theo vấn đề NC. * Ba nguyên tắc thực hiện thành công cuộc PV sâu hay PV nhóm: Gồm: Nghệ thuật đạt CH “tại sao?”; Nghệ thuật lắng nghe; Nghệ thuật tiến hành cuộc PV thành một cuộc điều tra sáng tạo. - Nghệ thuật đạt CH “tại sao?” Trong thực tế bất kỳ cuộc PV nào, nếu người NC (PV) chỉ lắng nghê một cách thụ động đơn thuần các câu trả lời của người được PV thì rất dễ sa vào những chi tiết lan man, thiếu trọng tâm, lạc đề… không gắn gì với đề tài cần nắm bắt. Để khắc phục tình trạng trên, cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Các khía cạnh (câu hỏi) đưa ra để hỏi phải ssược sắp xếp theo trật tự rõ rang, chính xác. - Nội dung câu hỏi phải cụ thể, dễ hiểu (hiểu theo một nghĩa, tránh câu hỏi mập mờ, hàm ý nhiều nghĩa ở bên trong) - Các CH đưa ra phải tế nhị, không mớm cung - Chỉ nên hỏi từng CH, và chú ý đến những manh mối đã được nói ra hay còn bị che dấu mà người trả lời chưa muốn thổ lộ. - Nghệ thuật lắng nghe Biết cách lắng nghe là một công việc cực kỳ khó khăn, vì theo quy luật tâm lý thông thường, những người nghe hay mắc phải những sai lầm vô thức: - Hay rơi vào trạng thái thụ động - Thường nôn nóng muốn biết ngay tức thì sự thật Vì vậy, việc lắng nghe một cách chủ động sáng tạo, đòi hỏi phải có sự nhạy cảm cao trong tư duy, kết hợp giữa trực giác và cảm giác một cách chính xác sẽ đem lại hiệu quả cho cuộc PV. Một số điều càn chú ý khi lắng nghe: - Chủ động thể hiện sự đồng cảm với người nói, tỏ ra chăm chú, thấu hiểu được ý nghĩa và hành động của người nói. - Phải lưu ý đến cả nghĩa bóng và nghĩa đen những điều người được PV nói ra, cần nhạy cảm thu nhận và phán đoán được những ý nghĩa ẩn thực dấu đàng sau các câu trả lời. - Người PV phải hiểu được ý nghĩa của từng chi tiết mỗi khi người trả lời do dự, im lặng. - Phải có nghệ thuât khêu gợi người trả lời nói thật hết những điều sâu kín mà thông thường họ không muốn bộc lộ ra (Trong trường hợp này người PV phải biết kiên nhẫn chờ đợi, phải có khả năng chia sẻ, khêu gợi và phải có một tình cảm chân tình với một tấm lòng thành thật). - Nghệ thuật tiến hành cuộc PV thành một cuộc điều tra sáng tạo Phải tiến hành một cách linh hoạt sáng tạo. Có thể sử dụng một cách khéo léo các CH chức năng và các CH có tính chất tâ lý xen kẽ nhằm khắc phục những hàng rào tâm lý, những khoảng cách hay sự mặc cảm, chưa thực sự cởi mở trong khi trả lời các CH của người được PV. Một cuộc PV tốt là một cuộc PV không khiên cưỡng, nó là một cuộc tọa đàm, một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng, song hiệu quả thông tin lại cao. - Quy trình PV - Lập bảng hỏi (đối với bảng hỏi) - Bồi dưỡng điều tra viên - Lập kế hoạch PV - Một số chú ý trong tiến hành một cuộc PV - Lựa chọn thời gian bắt đầu và địa điểm PV Sao cho phù hợp với nội dung cuộc PV để kết quả thông tin thu được kháchquan, độ tin cậy cao - Lời nói đầu và những câu hỏi đầu tiên Nên bắt đầu bằng những câu hỏi trung lập… tạo không khí vui vẻ, hứng thú, quan tâm… - Việc ghi chép Bằng bút, máy ghi âm, hồi tưởng… phải tùy từng loại (Ghi càng đầy đủ càng tốt) - Thời gian PV (độ dài cuộc PV) + Cần phải chọn thời gian như thế nào cho phù hợp để người trả lời có thời gian suy nghĩ, diễn đạt + Thước đo thời gian là tâm lý người trả lời. Nếu người trả lời mệt mỏi, căng thẳng thì không nên PV tiếp + Thường thời gian PV còn phụ thuộc vào nội dung PV (Tốt nhất từ 45-60 phút) Tóm lại. Phương pháp phỏng vấn là cuộc nói chuyện được tiến hành theo kế hoạch nhất định thông qua cách thức hỏi-đáp trực tiếp giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin dựa theo một bản câu hỏi (phiếu điều tra được chuẫn bị trước) trong đó người phóng vấn nêu các câu hỏi cho đối tượng cần khảo sát, lắng nghe ý kiến trả lời và ghi nhận kết quả vào phiếu điều tra. 15