« Home « Kết quả tìm kiếm

Tran Thi Nhung, Nghệ thuật miêu tả ngoại hình người phụ nữ trong "Truyền kỳ mạn lục" từ góc nhìn giới,Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, số 9, 2010. The art of Describing the Women’s Appearance in “Truyen ky man luc” from the Viewpoint of Gender


Tóm tắt Xem thử

- 1 NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NGOẠI HÌNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC TỪ GÓC NHÌN GIỚI Trần Thị Nhung – Đại học Sư phạm ĐH Thái Nguyên Từ khóa: Phụ nữ, Nho giáo, Văn học Việt Nam, Giới, Truyền kỳ mạn lục.
- Tóm tắt: Dưới góc nhìn giới, bài báo đi sâu phân tích, cắt nghĩa nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật nữ của Truyền kỳ mạn lục - áng “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học Việt Nam.
- Qua đó làm nổi bật sự chi phối của quan điểm kỳ thị nữ sắc thời trung đại đến cách xây dựng hình tượng người phụ nữ.
- Nghiên cứu cho thấy, miêu tả người phụ nữ chính diện, Nguyễn Dữ ít quan tâm đến vẻ đẹp ngoại hình, đặc biệt né tránh cái đẹp thân xác.
- ngược lại, ở những người phụ nữ phản diện, ông lại nhấn mạnh nhưng gắn nó với sức mạnh ma quái.
- Cách miêu tả này có nguồn gốc từ quan điểm khắt khe với nữ sắc của Nho gia.
- Truyền kỳ mạn lục là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trung đại viết về người phụ nữ.
- Vấn đề người phụ nữ trong tập tác phẩm này đã được đề cập đến trong không ít công trình lớn nhỏ, tiêu biểu như: Lời giới thiệu Truyền kỳ mạn lục - Bùi Kỷ [3].
- Truyền kỳ mạn lục, một thành tựu của truyện ký văn học viết bằng chữ Hán - Bùi Duy Tân[8].
- Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ - Nguyễn Phạm Hùng [6].
- Sự phát triển văn xuôi 2 Hán - Việt từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX - Nguyễn Đăng Na [9].
- Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn Quốc - Trung Quốc - Việt Nam thông qua Kim Ngao tân thoại, Tiễn đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục - Toàn Huệ Khanh [7]… Chúng tôi nhận thấy, bên cạnh những ưu điểm nhất định, các công trình nghiên cứu về người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục còn có hạn chế là chưa chú ý đến đặc điểm giới của người phụ nữ và sự chi phối của quan điểm văn hóa giới đến nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ.
- Để khắc phục hạn chế đó, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi vận dụng những tri thức về văn hóa giới thời trung đại ở Việt Nam để phân tích, cắt nghĩa một khía cạnh trong nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ của tác giả Truyền kỳ mạn lục, góp phần vào tiến trình nghiên cứu nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục nói riêng và nhân vật nữ trong văn học nói chung.
- Về khái niệm giới, chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng: “Khái niệm giới không chỉ đề cập đến nam và nữ mà cả mối quan hệ giữa nam và nữ.
- Xã hội Việt Nam thời trung đại là xã hội nam quyền với Nho giáo là quốc giáo, người đàn ông và toàn xã hội đã lấy tiêu chí giá trị của nam giới, có lợi cho nam giới để áp đặt cho phụ nữ.
- Vì vậy, chỉ có những người phụ nữ đáp ứng các tiêu chí nam giới đã đưa ra mới được khen ngợi, được coi là người phụ nữ chính diện lý tưởng, ngược lại sẽ bị phê phán, bị coi là người phụ nữ phản diện.
- E sợ sắc đẹp người phụ nữ làm ảnh hưởng đến lý tưởng thánh nhân, Nho gia có thái độ coi thường nữ sắc, hắt hủi người đẹp, coi người phụ nữ đẹp là “nguy hiểm”, “ác nghiệt”, là “nguyên nhân gây nên suy vong, sụp đổ của triều đại, bất hạnh và tai họa cho gia đình, đau khổ cho cá nhân” [13.tr291].
- Đây chính là một trong những quan điểm nổi bật của văn hóa giới thời trung đại.
- Quan điểm này đã chi phối đời sống văn chương 3 và để lại dấu ấn đậm nét trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình người phụ nữ ở nhiều tác phẩm, tiêu biểu có Truyền kỳ mạn lục.
- Vẻ đẹp ngoại hình là một trong những đặc điểm quan trọng của vẻ đẹp con người nói chung và nữ giới nói riêng.
- Mức độ và thái độ miêu tả vẻ đẹp ngoại hình người phụ nữ là một nhân tố thể hiện quan niệm về cái đẹp nữ tính của mỗi người, mỗi thời kỳ.
- Nếu như trong các tác phẩm văn học thế kỷ XVIII và hiện đại, vẻ đẹp ngoại hình người phụ nữ được đề cao và trân trọng như cội nguồn tạo nên sự hấp dẫn của nữ tính thì ở các truyện về người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục, vẻ đẹp ấy lại được miêu tả với thái độ kỳ thị.
- Biểu hiện của thái độ này là việc nhà văn không chú ý vẻ đẹp ngoại hình ở những người phụ nữ chính diện lý tưởng còn ở những người phụ nữ phản diện, ông lại nhấn mạnh nhưng gắn nó với sức mạnh ma quái.
- 2.1 Miêu tả người phụ nữ chính diện lý tưởng, nhà văn ít quan tâm đến vẻ đẹp ngoại hình, đặc biệt né tránh cái đẹp có tính chất gợi cảm, hấp dẫn về phương diện giới, trong khi đức hạnh lại được khắc sâu với thái độ ngưỡng mộ, thậm chí tôn thờ.
- Điều này khiến người đọc hình dung giá trị của người phụ nữ không ở dung nhan, thân thể mà chỉ cần đức hạnh.
- Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu là một người phụ nữ có nhan sắc, nhưng tác giả không miêu tả cụ thể về sắc đẹp của nàng.
- Sắc đẹp đó chỉ được nhắc đến trong hai câu văn giới thiệu không gây ấn tượng: “Phùng có người con trai là Trọng Quỳ, Từ có người con gái là Nhị Khanh, gái sắc trai tài, tuổi cũng suýt soát.
- Đoạn văn giới thiệu Nhị Khanh và Trọng Quỳ theo mô-típ lứa đôi tài tử giai nhân - trai tài gái sắc như nhiều truyện Nôm thế kỷ XVIII.
- Tuy nhiên, cái đẹp của Nhị Khanh trong tác phẩm này chỉ được điểm qua một cách mờ nhạt mà không hề được hình tượng hóa và ngợi ca như ở nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh) [2.tr8], nàng Quỳnh Thư trong Sơ kính tân trang của Phạm Thái (Chiều cá nhảy, vẻ nhạn sa/ Mắt long lanh nguyệt, tóc rà rà mây/ Má hồng môi thắm hây hây/ Khổ mê thược dược, thức say hải đường) [10] hay nàng Dao Tiên trong Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự (Dờn dờn mây cựa quanh trăng/ Hoa tươi mỉm động ngọc lừng thơm bay/ Thiên nhiên sẵn đúc dày dày/ Mực hoen sá thấm phấn rơi thông giồi) [14.tr66]… 4 Trong khi đó, đức hạnh nhu thuận của Nhị Khanh lại được nhấn mạnh và ca ngợi không chỉ qua những tính từ chỉ mức độ cao mà còn bằng giọng điệu đầy ngưỡng mộ: “Nhị Khanh tuy hãy còn nhỏ, nhưng sau về nhà họ Phùng, khéo biết cư xử với họ hàng rất hòa mục và thờ chồng rất cung thuận, người ta đều khen là người nội trợ hiền” [3.tr16].
- Cũng như Nhị Khanh, Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương không được miêu tả cụ thể, hình tượng hóa và nhấn mạnh về ngoại hình dù nàng có thể là một người phụ nữ đẹp.
- Cả tác phẩm chỉ có một câu văn duy nhất nhắc đến vẻ đẹp của nàng.
- Song trong câu văn ấy, sắc đẹp cũng chỉ được coi là một phần phụ, một yếu tố có tính chất bổ sung cho chân dung đạo đức: “Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương.
- Trong câu văn này, đương nhiên ý nghĩa cũng không thể khác: Tư dung của Vũ Nương chỉ là một phần phụ bên cạnh phẩm hạnh thùy mị, nết na của nàng.
- Ở đây, cả người trần thuật, gia đình Trương Sinh lẫn Trương Sinh đều coi trọng vẻ đẹp đạo đức của Vũ Nương hơn vẻ đẹp ngoại hình, chỉ coi ngoại hình là một yếu tố đi kèm của đức hạnh.
- Trong Chuyện đối tụng ở Long cung, Dương Thị cũng không được miêu tả về vẻ đẹp ngoại hình dù cho chính ngoại hình của nàng đã hấp dẫn Thần thuồng luồng, khiến Thần thuồng luồng mê đắm.
- Vẻ đẹp đó nếu được nhắc đến thì cũng chỉ là mơ hồ và nhạt nhòa qua hai câu thơ: Người đẹp đầu cài trâm bích ngọc Cho ta thương nhớ ngẩn ngơ lòng [3.tr65] Ít quan tâm đến vẻ đẹp ngoại hình, né tránh cái đẹp hấp dẫn về phương diện giới cũng là đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật miêu tả hình tượng nàng Lệ Nương trong Chuyện Lệ Nương và phu nhân Ngô Chi Lan trong Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa.
- Điều này khiến người đọc hình dung, người trần thuật chỉ chú ý duy nhất ở người phụ nữ lý tưởng là đức hạnh.
- So sánh với Nguyễn Du ở thế kỷ XVIII có thể thấy, miêu tả người phụ nữ chính diện lý tưởng, nhà thơ không chỉ quan tâm đến vẻ đẹp một chiều về đạo đức mà còn quan tâm đến vẻ đẹp ngoại hình hấp dẫn của người con gái.
- 5 Vì thế, trong Truyện Kiều, Thúy Kiều không chỉ được ngợi ca ở vẻ đẹp “hiếu nghĩa đủ đường” mà còn được mến mộ với sắc đẹp nghiêng thành và vẻ đẹp mê hồn của thân thể.
- Đoạn thơ miêu tả Kiều tắm thể hiện điều đó: Buồng the gặp buổi thong dong, Thang lan rủ bức trướng hồng tẩm hoa.
- (Nguyễn Du - Truyện Kiều) [2.tr97] 2.2 Nếu như vẻ đẹp ngoại hình của những người phụ nữ chính diện lý tưởng hầu như chỉ được nhắc đến mờ nhạt và luôn đi kèm vẻ đẹp đạo đức thì vẻ đẹp ngoại hình của các nhân vật nữ phản diện lại thường xuyên được nhấn mạnh một cách có dụng ý.
- Tuy nhiên, việc nhấn mạnh này không đi kèm thái độ trân trọng, ngưỡng mộ mà thường gắn với sự e sợ, né tránh.
- Vẻ đẹp ngoại hình ở đây được dùng như một yếu tố để tô đậm kiểu nhân vật biểu tượng cho sự cám dỗ sắc dục, sự nguy hiểm.
- Trong Chuyện cây gạo, vẻ đẹp tuyệt sắc của nàng Nhị Khanh được tác giả nhấn mạnh và nhắc lại hai lần ngay ở đầu truyện: “Trình Trung Ngộ là một chàng đẹp trai ở đất Bắc Hà.
- Dọc đường, hay gặp một người con gái xinh đẹp, từ Đông thôn đi ra, đằng sau có một ả thị nữ theo hầu.
- Chàng liếc mắt trông, thấy là một giai nhân tuyệt sắc” [3.tr28].
- Ở đây, vẻ đẹp ngoại hình của Nhị Khanh không được coi là yếu tố tô thêm vẻ đẹp đạo đức lý tưởng mà được coi như một biểu hiện của sự cám dỗ, mê hoặc.
- Vì thế, nếu như điều đầu tiên khiến người đàn ông và gia đình người đàn ông yêu mến những nhân vật nữ lý tưởng là đức hạnh thì điều đầu tiên làm Trung Ngộ đắm đuối Nhị Khanh lại là sức hấp dẫn của nhan sắc, rồi sau đó là sức hấp dẫn của thân thể “Đầu cài én ngọc hình nghiêng chếch/ Lưng thắt ve vàng dáng ỏe oai” [3.tr31].
- Hai cô gái trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây cũng để lại ấn tượng mạnh trong lòng độc giả với sắc đẹp tột bậc qua lời nhận xét của Hà Nhân: “Vẻ kiều diễm của em Liễu thật là tột bậc, có thể xứng đáng với một câu thơ cổ: “Mỹ nhân nhan sắc đẹp như hoa”” [3.tr51].
- Cùng với sắc đẹp đó hai cô gái còn xuất hiện với những cử chỉ đa tình và quyến rũ: Thấy Hà Nhân qua đường, hai nàng “nhí nhoẻn cười đùa”, “hái những 6 quả ngon, hái những bông hoa đẹp mà ném cho sinh” khiến cho sinh động lòng “Lâu lâu như thế, sinh không mần ngơ được, một hôm mới dừng lại trò chuyện lân la” [3.tr48].
- Trong Chuyện nàng Túy Tiêu, nhan sắc Túy Tiêu được nhấn mạnh trực tiếp qua lời giới thiệu của người trần thuật: “Trong bọn con hát có ả Túy Tiêu là người rất xinh đẹp” [3.153].
- Tuy nhiên, vẻ đẹp đó ngay từ đầu đã không được gắn với những dấu hiệu tốt đẹp, những tiêu chuẩn đạo đức hợp thức mà gắn với sự “phong lưu” và đa tình, gắn với dấu hiệu gây ra bất hạnh cho Dư Nhuận Chi trong suốt cuộc đời.
- Đào Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị xuất hiện với chân dung một người phụ nữ có ngoại hình lộng lẫy qua lời nhận xét của sư cụ Pháp Vân và cậu học trò bị Hàn Than coi thường.
- Tuy nhiên, dưới con mắt của cả hai người này, vẻ đẹp của nàng đều gắn với sự lẳng lơ, cám dỗ sắc dục, khiến người khác e sợ hoặc xem thường.
- Sư cụ Pháp Vân nói đến sắc đẹp của nàng trong câu văn huấn đạo, nhắc nhở sư Vô Kỷ, cảnh báo rằng sắc đẹp này sẽ là nguyên nhân làm vấy bẩn lòng thiền, mờ bóng tâm sáng của thiền sư: “Người con gái này… tuổi đã trẻ trung, sắc lại lộng lẫy, ta e lòng thiền không phải đá, sắc đẹp dễ mê người.
- Quả thực sau này sắc đẹp và sức hấp dẫn của Hàn Than đã làm lay động lòng dục của sư Vô Kỷ, khiến Vô Kỷ trễ nải kinh kệ và đắm chìm trong bể tình.
- Còn trong mắt cậu học trò, ngoại hình nữ tính của Hàn Than lại tượng trưng cho sự lẳng lơ, đáng khinh, đáng mai mỉa.
- Giọng nói, mái tóc, cách đi đứng, điểm trang… của nàng dưới mắt cậu học trò này tất cả đều lộ vẻ cám dỗ, trần tục: Miệng đào lưng liễu, uốn lưỡi vừa véo von mấy khúc Dương Châu.
- Nhật sáng mây lành, nghển đầu đã nương tựa dưới trời Đâu xuất Quần ném dòng Tương lớp lớp Tóc rơi mây Sở từng từng Trong mơ xúc cảnh bâng khuâng, du tiên nửa gối Trước gió ghẹo người giéo giắt, đoản địch vài xoang… Mùi thiền dẫu bén, Lòng tục chưa phai… [3.tr78] 7 Cũng giống các nhân vật nữ trên, nàng Thị Nghi trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang được giới thiệu là một người con gái “khá có tư sắc”.
- Sắc đẹp của nàng được miêu tả thực ra nhằm mục đích biến nàng thành một tấm gương răn sắc.
- Chính chồng của nàng sau này đã công nhận sắc đẹp nàng đã quyến rũ và làm anh ta mê muội: “Đem môi son má phấn làm tôi say mê, Rút nguyên khí chân tinh khiến tôi hao tổn” [3.tr128].
- Diêm Vương sau này trách tội viên quan họ Hoàng cũng là vì anh ta đã phạm lời răn sắc của thánh hiền để đến nỗi bị quỷ ám: “Nhà ngươi theo dòng Nho học, đọc sách thánh hiền trải xem những sự tích xưa nay, há không biết lời răn sắc đẹp, cớ sao lại đi vào con đường ấy!” [3.tr130] Việc tô đậm vẻ đẹp ngoại hình người phụ nữ để biến họ thành biểu tượng của sự quyến rũ nhục dục không phải chỉ xuất hiện trong Truyền kỳ mạn lục mà đã từng xuất hiện khá nhiều trong nền văn học Phương Đông nói chung và văn học Việt Nam nói riêng.
- Đọc Truyện yêu nữ Châu Mai trong Thánh Tông di thảo, ta có thể thấy thái độ ứng xử với nữ sắc tương tự.
- Trong truyện này, vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ cũng được nhấn mạnh nhưng không phải để ca ngợi mà nhằm cảnh báo, răn đe nam giới: “Đến năm Hồng Đức thứ sáu, nó (yêu quái) lại hiện thành một người con gái đẹp tuyệt trần, trạc mười sáu tuổi, mắt long lanh như nước mùa thu, môi đỏ như son vẽ, tóc mây mặt hoa, cười nói duyên dáng, làm cho người ta phải động lòng” [1.tr10].
- Rõ ràng theo quan niệm người xưa, cái đẹp của người phụ nữ không được gắn với cái đáng yêu, cái nhân văn mà chỉ gắn với cái ác, cái nguy hiểm và bất hạnh.
- Ta có thể tìm thấy thái độ tương tự qua bài thơ Giới sắc của Nguyễn Trãi, câu chuyện Rắn báo oán trong Tang thương ngẫu lục của Nguyễn Án và nhiều tác phẩm văn học khác.
- Thái độ e sợ nữ sắc không chỉ thể hiện ở việc gắn sắc đẹp với yêu ma mà còn thể hiện trong kết cấu truyện nhấn mạnh bi kịch của người đàn ông khi bị quyến rũ bởi những phụ nữ có có dung nhan.
- Trình Trung Ngộ trong Chuyện cây gạo vì mê đắm sắc đẹp của Nhị Khanh mà bị Nhị Khanh ám, hồn vía không còn như người thường.
- Cảnh chàng trai này ốm nặng vì bị quỷ ám được miêu tả rất kinh dị như có dụng ý được dùng để răn đe nam giới, tô đậm sự ma quái của nữ sắc: “Từ đấy, Trung Ngộ sinh ra 8 ốm nặng.
- Mà Nhị Khanh cũng thường qua lại, có lúc đứng trên bãi sông gọi eo éo, có lúc đến bên cửa sổ nói thì thào.
- Tương tự là hiện tượng sư Vô Kỷ bị mê hoặc và cám dỗ bởi sắc đẹp của Hàn Than mà trễ nải kinh kệ, cuối cùng cũng ốm lai nhai rồi đi theo tiếng gọi của người con gái này xuống âm phủ trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị.
- Cả Trình Trung Ngộ và Vô Kỷ đều được xây dựng theo mô-típ nhân vật vì mê đắm sắc dục mà phải chịu hậu quả bi thảm, đó cũng là biểu hiện của thái độ e sợ và né tránh nữ sắc.
- Ở những truyện khác, tuy kết thúc người đàn ông không bị trừng phạt nghiêm khắc như Trung Ngộ và Vô Kỷ nhưng trước khi tỉnh ngộ, những người đàn ông này cũng được tô đậm theo mô-típ bị sắc dục làm cho mê mải, ngu muội.
- Hà Nhân trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây vì mê đắm sắc dục mà trễ nải học hành “mượn tiếng du học, nhưng bút nghiên chí nản, son phấn tình nồng” [3.tr58] Viên quan họ Hoàng trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang vì mê đắm Thị Nghi mà bị ma ám: “Làm quan được một tháng, Hoàng bỗng bị bệnh điên cuồng hoảng hốt, mê lịm đi không còn biết gì.
- Bên cạnh các đặc điểm kể trên, những người phụ nữ có vẻ đẹp hấp dẫn trong Truyền kỳ mạn lục còn được miêu tả gắn với những quan niệm rất phóng túng về quan hệ thân xác, quan hệ tính dục với nam giới.
- Họ xuất hiện trong truyện với nhiều triết lý táo bạo cũng như những bài thơ miêu tả cảnh ái ân như: “Nay dám mong quân tử quạt hơi dương vào hang tối, thả khí nóng tới mầm khô, khiến cho tía rụng hồng rơi, được trộm bén xuân quang đôi chút, đời sống của thiếp thế sẽ không phải phàn nàn gì nữa” [3.tr30.
- Giấc xuân mê mệt chốn hoang liêu/ Bỗng sượng sùng thay cuộc ấp yêu/ Măng ngọc vuốt ve xuyến trạm/ Dải là cổi tháo trút hài thêu/ Mộng tàn gối bướm bâng khuâng lạc/ Xuân hết cành quyên khắc khoải kêu… Có thể thấy, những quan niệm được gắn vào miệng những cô gái hấp dẫn này hoàn toàn trái ngược với lý tưởng tu thân khắc kỷ của nhà nho.
- Như vậy, trong Truyền kỳ mạn lục, nếu như vẻ đẹp dung nhan ngoại hình của người phụ nữ chính diện không được chú ý miêu tả thì vẻ đẹp đó lại khá được nhấn mạnh ở những người phụ nữ phản diện.
- Tuy nhiên, việc nhấn mạnh miêu tả ở đây không gắn với thái độ khuyến khích, ngưỡng mộ mà gắn với thái độ né tránh, e sợ.
- Thái độ này được thể hiện bằng việc gắn nữ sắc với hình ảnh yêu ma quỷ quái, hình dung sức mạnh của nữ sắc như yêu nghiệt hãm hại, cản trở người đàn ông.
- Tâm thức tiếp nhận người đẹp trong những câu chuyện này cũng chính là tâm thức tiếp nhận hình ảnh người phụ nữ hồng nhan rất phổ biến ở phương Đông thời trung đại.
- So sánh với những vần thơ miêu tả, ngợi ca sắc đẹp, hình thể người phụ nữ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều…, ta thấy sự khác biệt trong cách nhìn, cách tả, cách nghĩ về vẻ đẹp ngoại hình người phụ nữ của các văn sĩ thế kỷ XVIII so với tác giả Truyền kỳ mạn lục.
- Với các văn sĩ này, vẻ đẹp ngoại hình người phụ nữ không phải là cái đáng sợ, đáng né tránh mà là một cái đẹp đáng trân trọng, đáng ngưỡng mộ.
- Vì thế, trong Thiếu nữ ngủ ngày, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã không ngại ngần vẽ ra trước mắt độc giả một người phụ nữ đẹp mỹ miều với tất cả sự hấp dẫn của hình thể nữ tính, đậm màu sắc phồn thực bằng cách liệt kê nhiều yếu tố của một thân thể đẹp, thanh tân: Mùa hè hây hẩy gió nồm đông, Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng.
- (Hồ Xuân Hương - Thiếu nữ ngủ ngày) [10] Táo bạo hơn, nhà thơ quý tộc Nguyễn Gia Thiều qua Cung oán ngâm khúc còn dám công khai miêu tả vẻ đẹp đa tình đầy gợi cảm của người cung nữ – một vẻ đẹp mà Nho giáo, Phật giáo vốn e sợ: Áng đào kiểm đâm bông não chúng Khóe thu ba rợn sóng khuynh thành.
- (Nguyễn Gia Thiều - Cung oán ngâm khúc) [4.tr131-132] Có thể thấy, nếu như các nhà thơ trên đây phần nào đã vượt qua quan điểm bảo thủ của Nho gia về nữ sắc và đứng từ điểm nhìn nữ giới để miêu tả vẻ đẹp ngoại hình người phụ nữ, chú ý đến vẻ đẹp thân thể nữ giới và miêu tả chúng một cách hình tượng với giọng điệu ngợi ca và ngưỡng mộ thì tác giả Truyền kỳ mạn lục dường như vẫn chưa thoát khỏi điểm nhìn nam quyền, điểm nhìn của nhà Nho khi miêu tả người phụ nữ.
- Vì thế, những yếu tố thuộc về nữ sắc đã không được chú ý miêu tả, không được khen ngợi trong tập tác phẩm này.
- Tóm lại, do quán tính nghệ thuật và sức ép văn hóa thời đại, tác giả Truyền kỳ mạn lục vẫn chưa thể thoát ly những quan điểm đạo đức thẩm mỹ của Nho gia: coi thường và nghiêm khắc với nữ sắc, cho rằng nữ sắc gắn với sự cám dỗ nhục dục, với cái xấu xa, độc ác.
- Vì vậy, khi xây dựng hình tượng người phụ nữ chính diện lý tưởng, ông không nhấn mạnh vẻ đẹp ngoại hình, không đề cập đến vẻ đẹp thân thể người phụ nữ mà chỉ nhấn mạnh đức hạnh của họ.
- Trái lại, khi xây dựng hình tượng người phụ nữ phản diện, ông lại nhấn mạnh vẻ ấy nhưng luôn gắn nó với sức mạnh yêu ma, quỷ quái.
- 11 Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, bên cạnh quan điểm nghiêm khắc của nhà Nho, khi xây dựng hình tượng người phụ nữ phản diện, Nguyễn Dữ vẫn có những biểu hiện nhân đạo.
- Ở một số truyện, có thể nhà văn đã mượn yếu tố kỳ ảo để che chắn cho những phát ngôn táo bạo của người phụ nữ đẹp, phóng túng, mượn lời họ để nói hộ những tư tưởng mới về con người tự nhiên mà các thế kỷ sau này sẽ phát triển thành một xu hướng chính.
- [3] Nguyễn Dữ (1988), Truyền kỳ mạn lục, Bản dịch của Trúc Khê – Ngô Văn Triện, Nxb.
- [5] Phạm Thị Hồng (2010), “Nhân vật Thúy Kiều trong đoạn kết Truyện Kiều nhìn theo quan điểm văn hóa giới thời trung đại”, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 6, Hà Nội.
- [6] Nguyễn Phạm Hùng (2001), Trên hành trình văn học trung đại, Nxb.
- [7] Toàn Huệ Khanh, Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn Quốc – Trung Quốc – Việt Nam thông qua Kim Ngao tân thoại, Tiễn đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
- [8] Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ X – Nửa đầu thế kỷ XVIII, Tái bản lần thứ bảy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- [9] Nguyễn Đăng Na (1987), Sự phát triển văn xuôi Hán – Việt Nam từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, Luận án phó Tiến sĩ, Trường ĐHSPHN, Hà Nội.
- [13] Trần Nho Thìn (2008), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội