« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊM XUÂN SƠN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- Quảng Ninh, ngày 10 tháng 03 năm 2013 Học viên Nghiêm Xuân Sơn HV:NghiêmXuânSơn Page2 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, tôi đã được các thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quản lý rất thiết thực bổ ích cho hoạt động nghiên cứu và công tác thực tiễn của bản thân.
- Xin trân trọng cảm ơn! Người thực hiện Nghiêm Xuân Sơn HV:NghiêmXuânSơn Page3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT.
- MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ LUẬT THUẾ GTGT.
- Khái niệm về thuế GTGT.
- Sự cần thiết phải áp dụng thuế GTGT ở nước ta.
- Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT.
- Vai trò của thuế GTGT.
- CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT.
- 28 1.2.1 Sự cần thiết và khái niệm của công tác quản lý thuế GTGT.
- 28 1.2.2 Mô hình tổ chức quản lý thuế GTGT.
- 29 1.2.3 Khái quát nội dung công tác quản lý thuế GTGT.
- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC THU THUẾ GTGT.
- Các chính sách quản lý của Nhà nước.
- Tổ chức bộ máy quản lý.
- Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước.
- TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THUẾ GTGT Ở MỘT SỐ NƯỚC.
- Tình hình áp dụng thuế GTGT ở một số nước.
- 44 HV:NghiêmXuânSơn Page4 1.4.2.
- Kinh nghiệm rút ra từ các nước đã áp dụng thuế GTGT.
- QUAN ĐIỂM CỦA TÁC GIẢ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM.
- 46 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT TẠI QUẢNG NINH.
- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT.
- Một số khó khăn nảy sinh trong công tác quản lý thuế GTGT.
- 82 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở QUẢNG NINH.
- GTGT Giá trị gia tăng.
- KTXH Kinh tế xã hội.
- HV:NghiêmXuânSơn Page6 MỞ ĐẦU 1.
- Điểm nổi bật của cuộc cải cách này là thay thế luật thuế doanh thu bằng luật thuế giá trị gia tăng được thông qua tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999.
- Sự ra đời của luật thuế giá trị gia tăng được xem là một bước ngoặc có tính đột phá trong công tác quản lý thu thuế và đã thể hiện được sự mạnh dạn, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước.
- Để khắc phục được những hạn chế trên thì cần thiết phải tăng cường công tác quản lý và chống thất thu thuế giá trị gia tăng.
- Thời gian qua, Cục thuế tỉnh Quảng Ninh đã đạt được khá nhiều kết quả tốt trong công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các loại hình doanh nghiệp.
- Tuy nhiên, trong công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng Cục thuế tỉnh Quảng Ninh cũng gặp khá nhiều khó khăn.
- Điển hình là công tác quản lý hoá đơn chứng từ và sổ sách kế toán, phát hiện ra một số hiện tượng tiêu cực, các sai phạm chủ yếu xuất phát từ trình độ kém hiểu biết về luật của doanh nghiệp, số khác thì “ quá ” hiểu biết đến độ tìm mọi kẻ hở để trốn, tránh thuế, thành lập các công ty “ma” để xin hoàn thuế HV:NghiêmXuânSơn Page7 khống, các đơn vị XDCB tỉnh ngoài san gạt, xây dựng tại Quảng Ninh nhưng không khai, nộp thuế trên địa bàn tỉnh.
- Vì những vấn đề bức xúc đó và qua quá trình nghiên cứu với những kiến thức đã học và làm được cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo, các đồng nghiệp tại Cục thuế tỉnh Quảng Ninh, tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu để đi đến lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài của luận văn tốt nghiệp.
- Với mục đích, tìm hiểu thực trạng công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đánh giá những mặt được, những mặt còn hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý để từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu công tác quản lý thuế GTGT nói chung và thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, từ đó có những giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công tác quản lý thu thuế GTGT.
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên, trong quá trình nghiên cứu, tác giả lựa chọn và sử dụng các phương pháp: Phân tích, thống kê, khảo sát, thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- HV:NghiêmXuânSơn Page8 5.
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh HV:NghiêmXuânSơn Page9 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1.
- MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THUẾ GTGT 1.1.1.
- Khái niệm về thuế GTGT Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu, được nghiên cứu từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất và chính thức được áp dụng đầu tiên tại nước Pháp vào ngày 1 tháng 7 năm 1954.
- Khai sinh từ nước Pháp, thuế GTGT đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trên thế giới, trở thành nguồn thu quan trọng của nhiều nước.
- Thuế GTGT tiếng Anh là Value Added Tax (VAT), tiếng Pháp là Taxe Sur la Valeur Ajoutée (TVA) là loại thuế được tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
- Do thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ nên đối tượng nộp thuế phải là các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có giá trị tăng thêm, nhưng thực chất phần thuế mà họ nộp là do người mua hàng hóa dịch vụ phải thanh toán.
- Vì vậy, thuế GTGT là thuế gián thu.
- Như vậy, thuế GTGT được hiểu: "Thuế GTGT là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng".
- Sự cần thiết phải áp dụng thuế GTGT ở nước ta Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, từ năm 1986, nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển đổi cơ bản từ một nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung với hai thành phần kinh tế chủ yếu (kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu Nhà nước và kinh tế tập thể hợp tác xã), trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, sang một nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế.
- HV:NghiêmXuânSơn Page10 Trước năm 1986, để phù hợp với đường lối phát triển kinh tế lúc đó, Nhà nước ta đã thực hiện chính sách thuế ưu đãi có phân biệt theo thành phần kinh tế: khu vực kinh tế quốc doanh được ưu đãi nộp thuế với thuế suất thấp hơn khu vực kinh tế tập thể, khu vực kinh tế tập thể được ưu đãi hơn khu vực kinh tế cá thể.
- Từ năm 1990 đến nay, hệ thống chính sách thuế đã có nhiều cải cách phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, cùng bình đẳng trong quá trình sản xuất - kinh doanh.
- Cũng trên cơ sở thực hiện một hệ thống chính sách thuế áp dụng thống nhất cho các thành phần kinh tế, đã giúp cho các nhà quản lý thấy rõ khuyết tật của khu vực kinh tế quốc doanh.
- giải thể những cơ sở làm ăn thua lỗ triền miên, dành địa bàn thích đáng cho các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
- Để khắc phục những mặt hạn chế nói trên của Luật thuế doanh thu, ngày kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa IX đã nhất trí thông qua Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) có hiệu lực thi hành từ 1-1-1999 thay cho Luật thuế doanh thu.
- Thuế GTGT được tính trên giá trị mới tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng mà không đánh vào phần giá trị đã chịu thuế ở khâu trước nên cách tính thuế GTGT rất khoa học và cần thiết đối với nhu cầu phát triển sản xuất, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Thuế GTGT có những ưu điểm nổi bật hơn so với thuế doanh thu là.
- Thuế GTGT thuộc loại thuế đánh vào tiêu dùng, được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, hoặc được cung ứng dịch vụ, nên có thể tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.
- Thuế tính trên giá bán hàng hoặc giá dịch vụ, nên không phải đi sâu xem xét, phân tích về tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí, làm cho việc tổ chức quản lý thu tương đối dễ dàng hơn các loại thuế trực thu.
- Thuế GTGT kết hợp với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu, có tác dụng tích cực bảo vệ sản xuất, kinh doanh hàng nội địa.
- Việc khấu trừ thuế GTGT được thực hiện căn cứ trên hóa đơn mua vào đã thúc đẩy người mua phải đòi hỏi người bán xuất hóa đơn, ghi doanh thu đúng với hoạt động mua bán.
- Tuy vậy, ở khâu bán lẻ cuối cùng, giá trị tăng thêm thường không lớn, số thuế thu ở khâu này không nhiều.
- Việc kiểm tra thuế GTGT cũng có mặt thuận lợi vì đã buộc người mua, người bán phải lập và lưu giữ chứng từ, hóa đơn đầy đủ, nên việc thu thuế tương đối sát với thực tế hoạt động kinh doanh.
- 1.1.3 Nội dung cơ bản của Luật thuế GTGT Các văn bản chủ yếu quy định về thuế GTGT hiện hành bao gồm.
- Luật thuế Giá trị gia tăng được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 13/2008/QH12 thông qua ngày 03/6/2008 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009.
- Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng - Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chinh phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.
- Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
- Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.
- HV:NghiêmXuânSơn Page13 Nội dung cơ bản của Luật thuế GTGT gồm: 1.1.3.1.
- Phạm vi áp dụng * Đối tượng chịu thuế GTGT: Theo quy định tại điều 3 Luật thuế GTGT thì đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT.
- Đối tượng không chịu thuế GTGT.
- Các đối tượng không chịu thuế GTGT được quy định tại Điều 5 Luật thuế GTGT.
- Theo đó, các đối tượng không chịu thuế bao gồm 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ đặc trưng của những nhóm hàng này là.
- Những hàng hóa, dịch vụ mang tính chất thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống sản xuất cộng đồng không đặt vấn đề điều tiết tiêu dùng như dịch vụ y tế.
- Hàng hoá, dịch vụ thuộc các hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu xã hội, nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh như hàng nhập khẩu trong các trường hợp hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
- Các hàng hoá, dịch vụ của một số ngành cần khuyến khích như sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc mới sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
- Một số loại hàng hoá, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm như dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư.
- Một số dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu.
- hàng hoá, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế.
- Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp HV:NghiêmXuânSơn Page14 trong nước theo quy định của Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.
- Người nộp thuế GTGT: Theo quy định tại Điều 3 luật thuế GTGT thì Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
- Căn cứ tính thuế GTGT Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
- Giá tính thuế: Giá tính thuế là một căn cứ quan trọng để xác định số thuế GTGT phải nộp.
- Giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hóa đơn bán hàng của người bán hàng, người cung cấp dịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT được ghi trên chứng từ của hàng hoá nhập khẩu.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng.
- Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia tăng.
- Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng.
- HV:NghiêmXuânSơn Page15.
- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.
- Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng.
- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng.
- Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị.
- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước.
- Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trị gia tăng.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Giá thanh toán Giá chưa có thuế giá trị gia tăng = 1 + thuế suất của hàng hoá, dịch vụ.
- Thời điểm xác định thuế GTGT như sau.
- Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt