Academia.eduAcademia.edu
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Tổng quan về QHKTQT KN, Điều kiện hình thành nền KTTG Khái niệm nền kinh tế thị trường TG: Nền kinh tế thế giới là tổng thể các nền kinh tế quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chúng phụ thuộc và tác động lẫn nhau trên cơ sở phân công lao động quốc tế, thông qua các QHKTQT. + Phân công lao động: là sự phân chia lao động để sản xuất ra một hay nhiều sản phẩm nào đó mà phải qua nhiều chi tiết, nhiều công đoạn cần nhiều người thực hiện. (PCLĐ cá biệt vs PCLĐXH) + Phân công lao động quốc tế : phân công lao động giữa các quốc gia trên phạm vi thế giới, được hình thành khi sự PCLĐXH vượt ra ngoài biên giới một quốc gia do sự phát triển của lực lượng sản xuất, PCLĐQT ngày càng phát triển và bao trùm toàn bộ nền KTTG. Điều kiện hình thành nền KTTG: + Xét về góc độ kinh tế - xã hội: Điều kiện cần và đủ cho việc hình thành nên kinh tế thế giới chính là phân công lao động quốc tế và những quan hệ thị trường kèm theo nó. Chỉ khi phân công lao động quốc tế ra đời thúc đẩy tiến trình tập trung hóa và hợp tác hóa sản xuất quốc tế, gắn các nền kinh tế riêng lẻ lại với nhau trong quan hệ tương tác và phụ thuộc lẫn nhau thì lúc đó nên kinh tế thế giới mới có thể xuất hiện. Ban đầu, phân công lao động quốc tế phát triển chủ yếu dựa trên những ưu thế và sự khác biệt và điều kiện địa lý tự nhiên giữa các quốc gia riêng biệt. Dần dần, khoa học – kỹ thuật phát triển và ngày càng nổi lên như một yếu tố quyết định chất lượng của phân công lao động quốc tế. + Xét về góc độ độ kinh tế - kỹ thuật: Sự phát triển của các điều kiện vật chất – kĩ thuật về vận tải, giao thông liên lạc đã làm cho các bộ phận của nền kinh tế thế giới ngày càng xích lại gần nhau và quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực và các vùng lãnh thổ trên thế giới mở rộng không ngừng. KN, các loại chủ thể QHKTQT: Khái niệm: Chủ thể của QHKTQT là những đại diện của nền KTTG, tham gia vào các QHKTQT. Các loại chủ thể QHKTQT: + Các quốc gia có chủ quyền: 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. + Các vùng, lãnh thổ: Tỉnh/TP của quốc gia tham gia tam giác, tứ giác phát triển: tứ giác Thái Lan-Mianma-Lào-tỉnh Vân Nam TQ. Lãnh thổ hải quan riêng, có thẩm quyền độc lập: Ủy ban CÂ EU, Hongkong, Ma Cao (bp lãnh thổ của TQ) + Cá nhân: tham gia vào QHKTQT trong tiến trình di chuyển quốc tế sức lao động or tham gia váo hoạt động thương mại, đầu tư nước ngoài. Công ty xuyên quốc gia (hay đa quốc gia, siêu quốc gia): Chủ thể quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch TM, đầu tư, và tài chính-tiền tệ quốc tế. VD: GM, Microsoft, Toyota, Cocacola... Tổ chức phi chính phủ (NGOs): CARE, OXFAM, UNDP, UNIDO, UNCTAD... + Các tổ chức KTQT, liên kết khu vực/quốc tế: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng thế giới (WB), tổ chức TMTG (WTO),... ASEAN, EU, NAFTA, APEC,... KN QHKTQT, phân biệt QHKTQT vs KTĐN; Nội dung, đặc điểm của QHKTQ Khái niệm: QHKTQT là tổng hòa các quan hệ kinh tế hình thành giữa các chủ thể kinh tế thế giới trong tiến trình di chuyển quốc tế các yếu tố và các phương tiện của quá trình tái sản xuất mở rộng. + Chủ thể KTTG: các nền KTTG, TNCs, NGOs, các tổ chức quốc tế.. + Yếu tố và phương tiện sản xuất: đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn (tư bản: thiết bị, nhà xưởng, máy móc) và công nghệ + Quá trình tái sản xuất mở rộng: quá trình sản xuất liên tục, không ngừng với quy mô sản xuất và hiệu quả ngày càng tăng. Phân biệt QHKTQT vs KTĐN QHKTĐN QHKTQT Khái niệm Là những mối quan hệ về kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ của một nền kinh tế với bên ngoài. Là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các nền kinh tế xét trên phạm vi thế giới. Giống Đều đề cập đến các mối quan hệ quốc tế về kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, công nghệ nguồn lực,... Khác Nhìn nhận các mqh này dưới góc độ từ 1 nền kinh tế. Nhìn nhận các mqh này trên phạm vi toàn thế giới QHKTĐN là 1 bộ phận của QHKTQT Nội dung, đặc điểm của QHKTQT + Nội dung:...di chuyển quốc tế các yếu tố và phương tiện + Đặc điểm: Tổng quan về thương mại quốc tế KN, nguyên nhân dẫn đến TMQT, tầm quan trọng của TMQT Khái niệm: TMQT là sự mưa bán/trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc các tài sản trí tuệ giữa hai hay nhiều chủ thể của QHKTQT. -Nhập khẩu -Xuất khẩu Nguyên nhân dẫn đến TMQT (thêm ví dụ minh họa) + Phân bố tài nguyên khác nhau + Khả năng sản xuất khác nhau (vốn, công nghệ, nhân lực,..) + Vị trí địa lý, điều kiện đất đai, khí hậu khác nhau -> thuận lợi cho một số ngành kinh tế nhất định. + Sự phát triển về trình độ văn hoá, khoa học, mức độ giàu có. + Quá trình phân công lao động quốc tế. Tầm quan trọng của TMQT + Đối với người tiêu dùng, TMQT làm tăng khả năng lựa chọn hàng hóa và dịch vụ. Mặt khác, sự cạnh tranh giữa nhiều nhà sản xuất dẫn đến giảm giá thành sản phẩm, từ đó, người tiêu dùng được hưởng lợi từ mức giá mang tính cạnh tranh quốc tế đó. + Đối với các nhà sản xuất trong nước, việc phải trực tiếp cạnh tranh với những nhà sản xuất khác trên thế giới thúc đẩy họ không ngừng tìm tòi sáng kiến để nâng cao năng lực cạnh tranh, cả về giá cả lẫn chất lượng sản phẩm. + Đối với nền kinh tế như là một tổng thể thì TMQT làm tăng quá trình phân công lao động quốc tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, giúp mỗi nền kinh tế mở rộng qui mô sản xuất và tiêu dùng của mình, đồng thời tăng sản lượng và thu nhập cho nền kinh tế thế giới. + Ngoài ra, TMQT còn là kênh chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý của các nhà đầu tư quốc tế tới một nước . Những yếu tố ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của 1 quốc gia. Các KN: kim ngạch NK/XK, cơ cấu NK/XK, cán cân thương mại, thâm hụt/thặng dư thương mại. + Kim ngạch NK/XK: Kim ngạch nhập khẩu là tổng giá trị cho việc nhập khẩu một hay tất cả hàng hóa được nhập khẩu vào doanh nghiệp hay đất nước nào đó ở một thời kỳ nhất định theo tháng, quý hoặc năm, được quy ra một loại đơn vị tiền tệ đồng nhất. Theo thống kê hải quan, qua 9 tháng đầu năm 2017, tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu đạt tới 308,51 tỷ USD, so với cùng kỳ 2016 tăng lên trên 21%.  Với kim ngạch nhập khẩu ước tính được 154,48 tỷ USD, xuất khẩu đạt 154,03 tỷ USD,tăng lần lượt trên 23% và gần 20% so với năm 2016. Riêng tháng 9, năm 2017 gần đây, tổng giá trị của xuất nhập khẩu đật đến 37,6 tỷ USD, so với các tháng trước giảm gần 1%. Với kim ngạch nhập khẩu ước tính 18,6 tỷ USD, tăng lên 2,3%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu giảm lên đến gần 4%, giá trị chỉ đạt 19 tỷ USD. Trong đó, cán cân thương mại thời điểm này thặng dư lên tới 400 triệu, mức nhập siêu giảm xuống 442 triệu, 0.3% so với giá trị xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu là lượng tiền thu về được dựa trên việc xuất khẩu một hay các loại hàng hóa, dịch vụ của quốc gia tính trong một khoảng thời gian nhất định như tháng, quý hay năm. Với lượng tiền được quy đổi theo 1 đơn vị nhất định.Tổng của kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu sẽ gọi chung là Kim ngạch xuất nhập khẩu. So với năm 2007, tổng giá trị hàng hóa kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên gấp 3 lần. Trong đó, vào tháng 12/2017, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 11,569 tỷ USD, tính trung bình, mỗi ngày được xấp xỉ 370 triệu USD. Tổng năm 2007 xuất nhập khẩu kim ngạch chạm tới con số trên 100 tỷ USD. Dấu mốc này trong sự nghiệp vận chuyển hàng hóa quốc tế là cực kỳ quan trọng, tạo đà cho các năm sau phát triển hơn. Với tiền đề này, các kỷ lục đạt mức cao của hoạt động xuất nhập khẩu, giá trị kim ngạch đạt lên tới 200 tỷ USD ở thời điểm năm 2011, và lên tới 300 tỷ USD vào năm 2016. Sự phát triển kim ngạch qua từng năm tăng dần, dự kiến năm 2017 sẽ tăng lên tới 400 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu, xuất khẩu gọi chung là kim ngạch xuất nhập khẩu quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều tới nền kinh tế của Việt nam hiện nay + Cơ cấu XK/NK + Cán cân thương mại + Thâm hụt/thặng dư thương mại Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, VD minh hoạ. - Lý thuyết: Học thuyết lợi thế tương đối của Adam Smith cho rằng một nước nên chuyên môn hóa sản xuất, xuất khẩu những hàng hóa, dịch vụ mà nó có lợi thế tuyệt đối và nhập khẩu những hàng hóa mà nước khác có lợi thế tuyệt đối (một nước có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một sản phẩm nào đó khi nó có thể sản xuất sản phẩm đó với chi phí thấp hơn hay với năng suất cao hơn (các) nước khác). (Theo Adam Smith, sức mạnh làm cho nền kinh tế tăng trưởng là do sự tự do trao đổi giữa các quốc gia, do đó mỗi quốc gia cần chuyên môn vào những ngành sản xuất có lợi thế tuyệt đối, nghĩa là phải biết dựa vào những ngành sản xuất có thể sản xuất ra những sản phẩm có chi phí sản xuất nhỏ hơn so với quốc gia khác, nhưng lại thu được lượng sản phẩm nhiều nhất, sau đó đem cân đối với mức cầu ở mức giá lớn hơn giá cân bằng. Chính sự chênh lệch giá nhờ mức cầu tăng lên ở quốc gia khác làm cho nền kinh tế tăng trưởng). - VD: nước A cần 40h lao động để sản xuất ra 1 tấn gạo và 30h lao động dể sản xuất ra một tấn thép. Nước B cần 30h lao động để sản xuất ra 1 tấn gạo và 50h lao động để sản xuất ra 1 tấn thép. Giả định: 2 quốc gia A và B đều sản xuất 2 mặt hàng là gạo và thép; lao động là yếu tố sản xuất duy nhất, được di chuyển giữa các ngành trong 1 quốc gia nhưng không được di chuyển giữa các nước khác nhau; cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên tất cả các thị trường; chi phí vận tải = 0; tỉ lệ trao đổi 1 tấn thép = 1 tấn gạo. => Như vậy, nước A có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất thép so với nước B vì chi phí sản xuất thép của nước A là 30h < 50h của nước B. Cũng như vậy, nước B có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất gạo so với nước A. => Theo học thuyết của Adam Smith thì trong trường hợp này, nước B chuyên vào sản xuất gạo và nước A chuyên vào sản xuất thép rồi trao đổi hàng hóa với nhau. Như vậy 2 nước đều được lợi nhờ thương mại. Học thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo,VD minh hoạ Lý thuyết: theo học thuyết này thì TMQT là 1 cuộc chơi không có người thua (win-win game). Nói cách khác, nếu một quốc gia chuyên vào sản xuất những hàng hóa mà nó có hiệu quả hơn một cách tương đối (sản xuất với chi phí cơ hội thấp hơn) so với các nước cạnh tranh và trao đổi hàng hóa với các nước khác thì nó sẽ được lợi. (Lợi ích thương mại quốc tế bắt nguồn từ sự khác nhau về lợi thế so sánh ở mỗi quốc gia, mà các lợi thế so sánh đó có thể được biểu hiện bằng các chi phí cơ hội khác nhau của mỗi quốc gia, do đó lợi ích của thương mại quốc tế cũng chính là bắt nguồn từ sự khác nhau về các chi phí cơ hội của mỗi quốc gia. Chi phí cơ hội cho ta biết chi phí tương đối (chi phí so sánh) để làm ra sản phẩm hàng hoá khác nhau của mỗi quốc gia, hay nói cách khác, khi các chi phí cơ hội ở tất cả các quốc gia đều giống nhau thì không có lợi thế so sánh và cũng không có khả năng nảy sinh các lợi ích do chuyên môn hoá và thương mại quốc tế. Đó cũng là nội dung cơ bản của quy luật lợi thế so sánh đã được David Ricardo khẳng định là: các nước sẽ có lợi khi chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà họ làm ra với chi phí cơ hội (chi phí so sánh) thấp hơn so với các nước khác. Quy luật này đã được nhiều nhà kinh tế khác tiếp tục phát triển, hoàn thiện, trở thành quy luật chi phối động thái phát triển của thương mại quốc tế. ) - VD: Giả định như trong trường hợp lý thuyết tuyệt đối của Adam, cũng có 2 quốc gia A và B cùng sản xuất thép và gạo. Tuy nhiên, trong trường hợp lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo, nước A có lợi thế tuyệt đối so với nước B về cả hai loại mặt hàng. Nước A cần 20h lao động để sản xuất 1 tấn thép và 50h lao động để sản xuất 1 tấn gạo trong khi nước B cần 120h lao động để sản xuất 1 tấn thép và 60h lao động để sản xuất 1 tấn gạo. Tuy nhiên, nước A có lợi thế so sánh so với nước B về sản xuất thép tỉ lệ trao đổi nội địa giữa thép và gạo ở nước A là 1 thép = 0,4 gạo, nhỏ hơn tỉ lệ trao đổi nội địa giữa thép và gạo ở nước B. Trong khi đó, nước B sẽ có lợi thế so sánh so với nước A về sản xuất gạo (phân tích như trên). Như vậy, theo học thuyết lợi thế so sánh thì trong trường hợp này, nếu nước A chuyên môn hóa sản xuất mặt hàng mình có lợi thế so sánh là thép và nước B chuyên môn hóa sản xuất gạo sau đó trao đổi với nhau thì mỗi nước cũng đều có lợi. Học thuyết Heckscher – Ohlin – Samuelson (Mô hình “tỷ lệ yếu tố sx”), VD minh hoạ - Lý thuyết: Khi giả định qui luật thu nhập không thay đổi theo qui mô; trình độ công nghệ của hai nước như nhau; không có rào cản thương mại và chi phí vận chuyển = 0 thì một nước được coi là có lợi thế so sánh khi sản xuất 1 loại hàng hóa cần nhiều yếu tố sản xuất mà nước đó sẵn có. (Cơ sở lý luận khoa học của lý thuyết H-O-S vẫn chính là dựa vào lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, nhưng ở trình độ phát triển cao hơn là đã xác định được nguồn gốc của lợi thế so sánh chính là sự ưu đãi về các yếu tố sản xuất mà kinh tế học phát triển đương đại vẫn gọi là nguồn lực sản xuất. Và do vậy, lý thuyết H-O-S còn được coi là lý thuyết lợi thế so sánh về các nguồn lực sản xuất vốn có, hoặc vắn tắt hơn là lý thuyết nguồn lực sản xuất vốn có. Đó cũng chính là lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế. H-O-S đưa ra với nội dung: một nước sẽ sản xuất loại hàng hoá mà việc sản xuất nó cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của nước đó và nhập khẩu hàng hoá mà việc sản xuất nó cần nhiều yếu tố đắt và tương đối khan hiếm hơn của nước đó. Tuy còn có những khiếm khuyết lý luận trước thực tiễn phát triển phức tạp của thương mại quốc tế ngày nay, song quy luật này đang là quy luật chi phối động thái phát triển của thương mại quốc tế và có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn quan trọng đối với các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nước kém phát triển, vì vậy nó đã chỉ ra rằng đối với các nước này, đa số là những nước đông dân, nhiều lao động, nhưng nghèo vốn do đó trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá đất nước, cần tập trung xuất khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều lao động và nhập khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều vốn). - VD: gọi K là vốn, L là lao động + Nước A có lượng vốn tương đối nhiều hơn so với nước B: Ka/La lớn hơn + Nước B có lượng lao động nhiều tương đối hơn so với nước A: Lb/Kb lớn hơn + Thép là mặt hàng có hàm lượng vốn cao : Kt/Lt > Kg/Lg + Gạo là mặt hàng có hàm lượng lao động cao : Lg/Kg> Lt/Kt => Nước A có lợi thế so sánh trong sản xuất thép, nước B có lợi thế so sánh trong sản xuất gạo. Nội dung cơ bản của lý thuyết trọng thương - Kinh tế thương mại là một trò chơi có người thắng - người thua do sự thịnh vượng và hùng mạnh của một quốc gia phụ thuộc vào lượng vàng bạc mà nó có và tổng giá trị thương mại là cố định nên nước này được thì nước kia sẽ mất. Mục tiêu này được thực hiện bằng những nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là sử dụng công cụ thương mại để hạn chế nhập khẩu. - Lý thuyết trọng thương là lý thuyết kinh tế dân tộc chủ nghĩa bởi nó nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường vai trò của chính phủ trong việc kiểm soát nền kinh tế và mối quan hệ bổ sung giữa kinh tế và chính trị. Các chính sách kinh tế trọng thương bắt nguồn từ chủ nghĩa vàng bạc – nền tảng của chủ nghĩa trọng thương. - Chính phủ phải đóng một vai trò tích cực trong nền kinh tế để đảm bảo sự gia tăng không ngừng sự tích lũy vàng bạc, đặc biệt là thông qua thặng dư cán cân thương mại. - Thương mại được quản lý theo cách có lợi cho cán cân thương mại, từ đó tăng cường tích luỹ vàng bạc : + Thuế nhập khẩu đối với hàng hoá thành phẩm cao hơn so với thuế nhập khẩu đối với những nguyên liệu thô (tăng cường sản xuất và xuất khẩu). + Một số mặt hàng CN xuất khẩu được chính phủ trợ cấp hoặc được hoàn thuế nhập khẩu linh kiện và nguyên liệu. + Lương và giá được kiểm soát, duy trì ở mức thấp nhằm đạt được thặng dư thương mại. + Chính phủ có những biện pháp khuyến khích đối với những người sáng lập ra ngành công nghiệp mới và có chính sách hỗ trợ cho những ngành công nghiệp chủ chốt. + Chính phủ xây dựng sức mạnh hàng hải để chiếm lĩnh và kiểm soát thị trường nước ngoài. + Tăng cường tranh thủ thuộc địa như là thị trường xuất khẩu tiêu thụ sản phẩm CN với giá cao và thị trường cung cấp tài nguyên, nguyên vật liệu rẻ. (Lý thuyết trọng thương mặc dù có nội dung rất sơ khai và còn chứa đựng nhiều yếu tố đơn giản, phiến diện, chưa cho phép phân tích bản chất bên trong của các sự vật hiện tượng kinh tế, song đó đã là những tư tưởng đầu tiên của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển nghiên cứu về hiện tượng và lợi ích của ngoại thương. ý nghĩa tích cực của học thuyết này là đối lập với tư tưởng phong kiến lúc bấy giờ là coi trọng kinh tế tự cung, tự cấp. Ngoài ra, những người trọng thương cũng sớm nhận thức được vai trò qua trọng của nhà nước trong quản lý, điều hành trực tiếp các hoạt động kinh tế xã hội thông qua các công cụ thuế quan, bảo hộ mậu dịch trong nước... để bảo hộ các ngành sản xuất non trẻ, kiểm soát nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu). Chính sách thương mại quốc tế Phân biệt chính sách TM tự do và CSTM bảo hộ. Nêu những lập luận ủng hộ và phản đối từng loại chính sách này. Trình bày các công cụ của CSTM. So sánh hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan. KN, phân loại thuế quan. Trình bày các biện pháp phi thuế quan, cho VD. + Các công cụ CSTM: Thuế quan và phi thuế quan + So sánh hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan + Khái niệm, phân loại thuế quan: Khái niệm: Thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hóa sau khi hàng hóa đó được vận chuyển từ lãnh thổ hải quan này sang lãnh thổ hải quan khác. Phân loại Trình bày các biện pháp phi thuế quan, cho VD. Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan, có liên quan hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sự luân chuyển hàng hoá giữa các nước. + Các biện pháp hạn chế số lượng như hạn ngạch, hạn chế XK tự nguyện, giấy phép nhập khẩu, cấm xuất nhập khẩu. + Sử dụng hàng rào tiêu chuẩn, kỹ thuật công nghệ. + Trợ cấp xuất khẩu. + Thuế chống bán phá giá + Phá giá tiền tệ + Tín dụng xuất khẩu + Biện pháp mở rộng nhập khẩu tự nguyện + Chính sách mua hàng của chính phủ. *Ví dụ Trình bày các nguyên tắc cơ bản trong TMQT:(kèm ví dụ cụ thể để được trọn vẹn điểm) Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN – Most Favored Nation): Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác. Ví dụ: nước A cam kết dành cho nước B sự đối xử giống sự đối xử mà nước A dành cho bất kì một quốc gia thứ ba nào khác. Điều đó có nghĩa nước A đối xử với hàng hóa B bằng với hàng hóa C. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment – NT): Nguyên tắc NT được hiểu là hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong nước. Phạm vi áp dụng của nguyên tắc NT đối với hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ có khác nhau. Đối với hàng hoá và sở hữu trí tuệ, việc áp dụng nguyên tắc NT là một nghĩa vụ chung (general obligation). Như chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau nước A cam kết đối xử với hàng hóa nhập khẩu từ B vào A bình đẳng như hàng hóa trong nước. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng: Cạnh tranh công bằng (fair competition) thể hiện nguyên tắc "tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau” và được công nhận trong án lệ của vụ U ruguay kiện 15 nước phát triển (1962) về việc áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng nhập khẩu. (về mặt pháp lí việc áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng không với các quy định của GATT, nhưng việc áp đặt các mức thuế khác nhau này đã làm đảo lộn những “điều kiện cạnh tranh công bằng” mà U ruguay có quyền "mong đợi” từ phía những nước phát triển và đã gây thiệt hại cho lợi ích thương mại của U ruguay) Nguyên tắc mở cửa thị trường: thực hiện giảm dần các rào cản thương mại, không được tăng trở lại mức thuế đã giảm. Nguyên tắc "mở cửa thị trường" hay còn gọi là "tiếp cận" thị trường (market access) thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Trong một hệ thống thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa. Những mặt tích cực và hạn chế của việc các nước giàu trợ cấp nông nghiệp Những mặt tích cực và tiêu cực đối với 1 QG đang phát triển khi gia nhập WTO Đầu tư nước ngoài KN, nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế - KN: đầu tư quốc tế là luồng vốn di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. - Nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế Phân biệt đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): là loại hình di chuyển vốn giữa các nước trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Họ phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó (hoặc toàn bộ hoặc một phần tùy theo số vốn họ đóng góp). - Đầu tư gián tiếp nước ngoài: là sự di chuyển vốn giữa các quốc gia trong đó người sở hữu vốn không trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Họ không chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả đầu tư mà chịu hưởng lãi suất theo tỉ lệ đã được công bố hoặc không được công bố trước trên số vốn mà họ đã đầu KN, Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Khái niệm: FDI là một khoản đầu tư dài hạn, phản ánh lợi ích dài hạn và được điều hành bởi một thực thể đóng tại một nước (nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty mẹ) và một công ty (công ty con nước ngoài) hoạt động tại một nước khác. - Phân loại: Phân loại Căn cứ mục đích của FDI tìm kiếm - FDI tìm kiếm tài nguyên: khai thác tài nguyên, nguồn lao động, thúc đẩy thương mại (sau khi khai thác mang về nước để chế biến đối với những nguyên liệu thô). - FDI tìm kiếm thị trường (xuất hiện do rào cản thương mại và chi phí vận chuyển cao (giá nhập khẩu xe). Mở rộng và giữ thị trường. - FDI tìm kiếm hiệu quả: tận dụng chi phí sản xuất thấp ở nước nhận đầu tư (đầu tư chi phí đầu vào,…) có lợi cho xuất khẩu và bán cho nước thứ 3. - FDI tìm kiếm tài sản chiến lược: toàn cầu hoá sản xuất, tìm kiếm khả năng hợp tác. Căn cứ hình thức góp vốn - Thành lập tổ chức kinh tế: bao gồm: 100% vốn đầu tư nước ngoài (thành lập mới hoàn toàn) và liên doanh, cổ phần (thành lập trên cơ sở giữa một hoặc nhiều nhà đầu tư). - Đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (không thành lập pháp nhân mới): BOT: xây dựng – kinh doanh – chuyển giao. BTO: xây dựng – chuyển giao – kinh doanh. BT: xây dựng – chuyển giao. - Sáp nhập, mua lại: đầu tư thông qua sát nhập hoặc mua lại. Căn cứ theo chiến lược của nhà đầu tư - FDI theo chiều ngang: sản xuất các sản phẩm cùng loại, khai thác thị trường, giảm chi phí vận chuyển, giảm thay thế thương mại. - FDI theo chiều dọc: lùi (đầu tư để sản xuất ra một linh kiện cho một sản phẩm khác) và tiến (đầu tư để lắp ráp -> phân phối). - FDI hỗn hợp: kết hợp cả hai loại trên Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nước đầu tư và nước nhận đầu tư. Tích cực Tiêu cực Đối với nước đầu tư - Giảm chi phí sản xuất. - Tận dụng nguồn nguyên liệu, thế mạnh, chính sách đầu tư thông thoáng, cơ sở hạ tầng của nước được đầu tư. - Tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm của họ trong khi nhu cầu này đã bị bão hoà ở nước đầu tư. - Kéo dài chu kì sống của sản phẩm như đổi mới bao bì, kích cỡ (snack), sau đó mang đầu tư ở nước khác. Khó thu hồi vốn Khó bán lại cho doanh nghiệp trong nước Việc đầu tư vào một nước có hệ thống chính trị, pháp luật chưa ổn định sẽ dẫn tới việc tham nhũng, hối lộ và các tệ nạn khác. Đối với nước nhận dầu tư - Giải quyết tình trạng thiếu vốn, đặc biệt là đối với các nước nghèo. - Nhận được nguồn thu ngân sách để đầu tư vào cơ sở hạ tầng do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nước sở tại. - Tiếp nhận công nghệ tiên tiến -> nâng cao hiệu suất lao động. - Giải quyết vấn đề việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tay nghề và khả năng quản lý được nâng cao. - Tạo môi trường cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước. Áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hơn hẳn về công nghệ và vốn. Đối với các chủ đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm sẽ lợi dụng sơ hở của luật pháp để gây tình trạng lách luật, gian lận, trốn thuế. Các nước nhận đầu tư có thể nhận công nghệ lạc hậu: liên quan tới việc kéo dài chu kì sống của sản phẩm hoặc không nhận được sự chuyển giao công nghệ như mong đợi. Ảnh hưởng tới môi trường và người dân nước sở tại. Áp lực an ninh chính trị: do các tập đoàn đa quốc gia có ảnh hưởng rất lớn và có mối quan hệ mật thiết với chính trị của các nước tư bản. (slide bài 4 FDI) Trình bày các chính sách và biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Miễn giảm thuế: + Miễn giảm thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài + Ổn định mức thuế và tăng thêm thời gian ưu đãi thuế Khuyến khích về tài chính: + Chính phủ cho vay + Trợ cấp tín dụng + Bảo hiểm bảo lãnh + Cho vay lãi suất ưu đãi và góp vốn đầu tư Các biện pháp khuyến khích khác: + Hỗ trợ cơ sở hạ tầng chuyên dụng, đơn giản hóa thủ tục hành chính + Hỗ trợ dịch vụ + Các ưu đãi về thị trường + Ưu đãi về ngoại hối Nợ nước ngoài, nợ công KN, phân loại Nợ nước ngoài; phân biệt nợ nước ngoài vs nợ công Khái niệm: Nợ nước ngoài của một quốc gia tại một thời điểm nhất định là tổng số nợ theo hợp đồng chưa được thanh toán mà người cư trú của quốc gia đó có trách nhiệm phải thanh toán cho người không cư trú, bao gồm việc hoàn trả nợ gốc cùng (hoặc không cùng) với lãi, hoặc trả nợ lãi cùng (hoặc không cùng) với gốc. - Phân loại nợ nước ngoài: Căn cứ vào chủ thể: + Nợ nhà nước (nợ chính phủ): do nhà nước và các cơ quan của nhà nước đứng ra vay hoặc bảo lãnh vay. Các chính phủ thường dụa vào nguồn vốn nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách. + Nợ tư nhân: các khoản nợ do các doanh nghiệp tư nhân đứng ra vay không có sự bảo lãnh của nhà nước (các ngân hàng, công tu tài chính, các tổ chức tín dụng khác). Thường là những doanh nghiệp lớn, có uy tín và thương hiệu nổi tiếng. Căn cứ vào thời hạn cho vay: + Nợ ngắn hạn và trung hạn: gồm các khoản vay có thời hạn dưới 3 năm. Các khoản vay này thường chiếm một tỷ lệ nhỏ (khoảng dưới 10% - 20%) trong tổng số nợ vay. Trong nợ ngắn hạn thì tín dụng thương mại ngắn hạn (vay nợ nóng trong vòng vài ngày đến vài tuần) là quan trọng nhất. + Nợ dài hạn: gồm các khoản vay từ 3 năm trở lên và thường chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 80 – 90%) trong tổng số nợ. Căn cứ vào chủ thể cho vay: + Vay ưu đãi: do chính phủ các nước chủ yếu là các nước phát triển cho chính phủ các nước đang phát triển vay vứoi các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn thanh toán, thời hạn ân hạn (khoảng thời gian từ khi ký hiệp định vay bốn đến lần đầu tiên phải trả vốn gốc), và phương thức thanh toán. + Vay thương mại: do các tổ chức tín dụng và ngân hàng tư nhân nước ngoài cho chính phủ, doanh nghiệp vay với điều kiện khó khan và phức tạp hơn vay ưu đãi. Thường được thực hiện thông qua các tổ hợp ngân hàng. Căn cứ vào lãi suất cho vay: + Vay với lãi suất cố định: là khoản vay mà hằng năm con nợ phải trả cho chủ nợ một số tiền lãi bằng số dư nợ nhân với lãi suất cố định được quy định trong hợp đồng. + Vay với lãi suất biến động: là khoản vay mà hằng năm con nợ phải trả cho chủ nợ một số tiền lãi theo lãi suất của thị trường tự do. + Vay với lãi suất LIBOR là khoản vay mà con nợ phải trả cho chủ nợ một khoản tiền lãi căn cứ theo lãi suất LIBOR và cộng thêm một khoản phụ phí từ 0.5% – 3% (thu nhâp của chủ nơ do họ cung cấp dịch vụ cho con nợ) do các ngân hàng cho vay xác định. Phân biệt nợ nước ngoài với nợ công: Nợ nước ngoài Nợ công Chủ nợ -Tổ chức tài chính quốc tế -Chính phủ nước khác -Ngân hang thương mại hoặc tổ chức tín dụng nước ngoài/ quốc tế. - Công ty tài chính tư nhân nước ngoài/quốc tế (Nước ngoài) -Tổ chức tài chính quốc tế -Chính phủ nước khác -Ngân hang thương mại, tổ chức tín dụng. -Công ty tài chính tín dụng (Trong nước hoặc nước ngoài) Con nợ - Chính phủ -Tư nhân: doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tài chính tín dụng. -Chính phủ. Tính bền vững của nợ, các chỉ báo nợ - Tính bền nợ phụ thuộc vào giá trị nợ và năng lực trả nợ của đất nước: + Giá trị nợ biểu hiện qua quy mô nợ và lãi suất. + Năng lực trả nợ phụ thuộc và GDP, xuất khẩu, số thu thuế. - Các chỉ báo nợ: + Nợ/ GDP (30% - 50%) + Nợ/ Xuất khẩu (100% - 300%) + Nợ/ Thu ngân sách (140% - 260%) + Dịch vụ nợ/ xuất khẩu (20% – 25%) + Dịch vụ nợ/ Thu ngân sách (10% - 15%). + Nợ nước ngoài ngắn hạn/ dự trữ ngoại hối (dự trữ trả nợ) (1/1 nguy hiểm). Những ưu, nhược điểm của việc chính phủ đi vay nợ nước ngoài Ưu điểm: + Một biến pháp tài trợ ngân sách nhà nước hữu hiệu, có thể bù đắp các khoản chi tiêu mà lại không gây sức ép lên nền kinh tế. + Một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước cũng như bù đắp thâm hụt cán cân thanh toán. + Vốn bổ sung cho quá trình phát triển + Vốn đầu tư cho KH-CN, phát triển nhân lực, cơ sở hạ tầng. Nhược điểm: + Việc vay nợ nước ngoài sẽ khiến cho gánh nặng nợ nần, nghĩa vụ trả nợ tăng lên, giảm khả năng chi tiêu của chỉnh phủ. + Giảm trách nhiệm của chính phủ và người dân + Dễ khiến cho nền kinh tế bị động, phụ thuộc vào nước ngoài. Thậm chí, nhiều khoản vay, khoản viện trợ đòi hỏi kèm theo đó là các điều khoản về chính trị, quân sự. + Việc vay nước ngoài còn phụ thuộc vào đối tác cho vay và thường phải chịu những điều kiện ngặt nghèo về lãi suất và thời hạn vay trả cũng như dễ tổn thương khi bị rút vốn đột ngột. Phân tích 1 số nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công châu Âu và các tác động của nó đối với KTQT Viện trợ nước ngoài KN, phân loại ODA Khái niệm : ODA- Oficial Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là nguồn tài chính ưu đãi do các cơ quan chính thức(các chính phủ, các tôt chức phi chính phủ, cấc tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia) cũng cấp cho các nước chậm và đang phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phúc lợi ở các nước này. Phân loại ODA Theo tính chất: +Viện trợ không hoàn lại: là các khoản cho không. + Viện trợ có hoàn lại: là các khoản cho vay ưu đãi (vay với những điều kiện thuận lợi). + Viện trợ hỗn hợp: là các khoản vừa cho không, vừa cho vay. Theo mục đích: + Vốn đầu tư phát triển (chiếm 50 – 60%): vốn này được chính phủ các nước tiếp nhận trực tiếp tổ chức đầu tư bao gồm: đầu tư các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng; đầu tư các dự án phát triển bền vững như tạo việc làm, môi trường; đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. + Vốn viện trợ kĩ thuật: là các khoản vốn tài trợ để đào tạo chuyên gia, nâng cao năng lực tổ chức và quản lý, thực hiện cải cách thể chế kinh tế. + Vốn hỗ trợ cán cân thanh toán: giúp chính phủ các nước thanh toán các khoản nợ đến hạn và các loại lãi suất được tính từ những năm trước. + Vốn hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ: vốn được sử dụng cho mục đích cứu trợ đột xuất, cứu đói, khắc phục thiên tai, chiến tranh + Viện trợ quân sự: viện trợ song phương cho các nước đồng minh trong thời kì chiến tranh lạnh. Nhưng sau đó, viện trợ quân sự giảm mạnh. Theo điều kiện: + ODA không ràng buộc: bên nhận ODA không bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng. + ODA có ràng buộc: bên nhận ODA sẽ bị ràng buộc bởi những yếu tố sau: ràng buộc vào nguồn sử dụng (khi sử dụng ODA để mua hang hoá chỉ giới hạn trong một số công ty của nước tài trợ), mục đích sử dụng (chỉ sử dụng trong một số lĩnh vực nhất định, hoặc một số dự án cụ thể). + ODA có ràng buộc một phần: một phần ở các nước viện trợ, phần còn lại ở bất cứ nơi nào. Theo hình thức: + Hỗ trợ dự án sử dụng vào các dự án cụ thể, có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kĩ thuật, có thể cho không hoặc cho vay ưu đãi. + Hỗ trợ phi dự án: hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ trả nợ hoặc viện trợ chương trình. Động cơ của viện trợ nước ngoài Mục tiêu chính sách đối ngoại và các liên minh chính trị Thu nhập và đói nghèo Qui mô quốc gia Các ràng buộc thương mại Mức độ dân chủ Tác động của ODA đối với các nước cung cấp và các nước nhận ODA. - Tác động ODA đến nước tài trợ (diễn giải ra bằng lời nha) a. Tích cực + Tăng cường vị thế chính trị và ảnh hưởng của mình trên thế giới. + Tăng cường lợi ích và ảnh hưởng kinh tế. + Giúp mở rộng và củng cố quan hệ đối ngoại với các quốc gia khác. b. Tiêu cực + Không kiểm soát được hiệu quả đồng vốn bỏ ra, không đạt được mục tiêu đầu tư. + Giảm một phần vốn đầu tư trong nước + Chịu áp lực từ công luận đối với hình thức viện trợ có điều kiện. - Tác động của ODA đến nước nhận tài trợ a. Hiệu quả của ODA đối với nước nhận tài trợ + Cải thiện dịch vụ công, khắc phục hậu quả thiên tai dịch bệnh, giải quyết các vấn đề xã hội. + Hỗ trợ hoàn thiện các thể chế chính sách + Tăng khả năng thu hút FDI + Giải quyết vấn đề việc làm + Củng cố quyền lực chính trị và tính pháp lý của chế độ cầm quyền hiện hành. + Hỗ trợ quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế + Trong khi các nước đang phát triển đa phần là trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng nên thông qua ODA song phương có thêm vốn để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. ODA mang lại nguồn lực cho đất nước. Từ đó, tăng khả năng thu hút FDI. + Việc sử dụng viện trợ ở các nước đang phát triển nhằm loại bỏ sự thiếu vốn và ngoại tệ, tăng đầu tư vốn đến điểm mà ở đó sự tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho các nước này đạt được đến quá trình tự duy trì và phát triển. + Tạo điều kiện để các nước tiếp nhận có thể vay thêm vốn của các tổ chức quốc tế, thực hiện việc thanh toán nợ tới hạn qua sự giúp đỡ của ODA. 
 + ODA còn có thể giúp các nước đang lâm vào tình trạng phá giá đồng nội tệ có thể phục hồi đồng tiền của nước mình thông qua những khoản hỗ trợ lớn của các tổ chức tài chính quốc tế mang lại. 
 + ODA giúp các nước nhận hỗ trợ tạo ra những tiền đề đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển về lâu dài thông qua lĩnh vực đầu tư chính của nó là nâng cấp cơ sở hạ tầng về kinh tế. 
 + ODA tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các thành phố lớn: nguồn vốn này trực tiếp giúp cải thiện điều kiện về vệ sinh y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường. Đồng thời nguồn ODA cũng góp phần tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo... 
 + ODA giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dần dần mở rộng qui mô doanh nghiệp. 
 + Ngoài ra ODA còn giúp các nước nhận viện trợ có cơ hội để nhập khẩu máy móc thiết bị cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, từ các nước phát triển. Thông qua nước cung cấp ODA nước nhận viện trợ có thêm nhiều cơ hội mới để tham gia vào các tổ chức tài chính thế giới, đạt được sự giúp đỡ lớn hơn về vốn từ các tổ chức này. 
 b. Một số yếu kém trong quá trình tiếp nhận ODA + Sự phân bổ ODA sai lầm có thể dẫn tới hiệu quả thấp trong quá trình đầu tư. + Vấn đề môi trường bị ảnh hưởng. + Việc quá lệ thuộc vào các chuyên gia nước ngoài + Khả năng trả nợ của các nước tiếp nhận ODA cũng bị giảm đi. Từ đó kéo theo các tệ nạn như tệ nạn tham nhũng, hối lộ,… + Mặc dù được chủ động trong việc sử dụng vốn đầu tư nhưng dễ bị trói buộc vào vòng ảnh hưởng chính trị của các nước tài trợ. Hội nhập kinh tế, quốc tế KN, Các cấp độ hội nhập Kinh tế quốc tế Khái niệm: Hội nhập KTQT (International Economic Integration): quá trình gắn kết nền kinh tế và thị trường của một quốc gia với nền kinh tế và thị trường thế giới và khu vực thông qua các biện pháp tự do hóa và mở cửa thị trường trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. Các cấp độ hội nhập KTQT: + Khu vực mậu dịch tự do FTA: Các thành viên thỏa thuận: Giảm/xóa bỏ thuế, hạn ngạch khi buôn bán nội khối Tạo lập thị trường thống nhất về hàng hóa, dịch vụ. Độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với các quốc gia ngoài khối. FTA tiêu biểu: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) + Liên minh thuế quan – Customs Union Các thành viên thỏa thuận: Loại bỏ thuế quan trong quan hệ thương mại nội bộ Đồng thời thiết lập biểu thuế quan chung với phần còn lại của thế giới CU tiêu biểu: Liên minh thuế quan Trung Phi (ECCAS) Liên minh thuế quan Cộng đồng các quốc gia Độc lập (CIS) + Thị trường chung (Common Market) Các thành viên thỏa thuận: Các biện pháp tương tự liên minh thuế quan Các thành viên còn thỏa thuận và cho phép: tư bản và lực lượng lao động được tự do di chuyển giữa các nước thành viên. CM tiêu biểu: Thị trường chung Châu Âu (ECM) Thị trường chung Trung Mỹ + Liên minh kinh tế và tiền tệ (EMU) Các thành viên thỏa thuận: Xây dựng chính sách thương mại chung Hình thành đồng tiền chung thồng nhất Xây dựng hệ thống ngân hàng chung thay cho các ngân hàng TW của các nước thành viên Xây dựng chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng chung đối với nước ngoài Liên minh và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Liên minh tiền tệ là bước đầu của liên minh kinh tế + Liên minh chính trị - Political Union Sự hội nhập đầy đủ Chính sách kinh tế đều giống hệt nhau CÓ một chính ohur đơn nhất. Sự hội nhập toàn diện và chỉ xảy ra khi các nước thành viên từ bỏ quyền lực quốc gia thông qua việc lãnh đạo của một chính quyền duy nhất. Các nhân tố thúc đẩy và cản trở tiến trình hội nhập Kinh tế quốc tế Tác động tích cực và tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế Tích cực Chuyên môn hóa, khai thác tối ưu lợi thế, từng bước dịch chuyển cơ cấu kinh tế Tạo sự ổn định tương đối cùng phát triển, cơ sở lâu dài thiết lập và phát triển các quan hệ song phương và đa phương Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật Giải quyết các vấn đề việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo Góp phần nâng cao vị thế của từng quốc gia thành viên Tiêu cực Sự cạnh tranh nội bộ liên kết dẫn đến lấn át giữa các quốc gia thành viên Mâu thuẫn giữa các khối ngày càng gay gắt, đưa tới sự chia cắt thị trường làm chậm, chững lại quá tình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Vấn đề trong bảo vệ môi trường, bảo vệ quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc Phân tích 1 số nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 và các tác động của nó đối với KTQT Học viện ngoại giao QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ anhtuyetcrazy@gmail.comPage 25