« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích hoạt động tín dụng trong Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng trong Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Huê Khóa: 2011B Người hướng dẫn: PGS.
- Nguyễn Ái Đoàn Nội dung tóm tắt: a) Lý do lựa chọn đề tài: Hoạt động tín dụng Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nói riêng.
- Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất.
- Để hạn chế những rủi ro trong hoạt động, các TCTD đã và đang tìm mọi giải pháp để đổi mới, tăng cường công tác quản lý, phòng ngừa trong công tác tín dụng nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong hoạt động.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích môi trường vĩ mô, phân tích môi trường ngành Ngân hàng, Phân tích khách hàng trong quan hệ tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
- Tập trung nghiên cứu cách thức phân tích khách hàng khi tài trợ và các chính sách tài trợ của Ngân hàng.
- Đi sâu vào phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam từ đó tổng hợp và đưa ra những nhận xét, những tồn tại trong công tác tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
- Bản luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, đồng thời đề xuất các biện pháp để thực hiện các giải pháp đó.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá về hoạt động tín dụng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu, phân tích các số liệu thực tế nhằm đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tín dụng Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
- c) Nội dung chính, và những đóng góp mới của luận văn * Nội dung chính của luận văn:Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tín dụng và hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
- Đóng góp mới của luận văn.
- Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá chung về hoạt động tín dụng, từ đó nhận xét và đánh giá về chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam .
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp các số liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau: Sách, internet, các ấn phẩm, các báo cáo thường niên, các tạp chí chuyên ngành và các tài liệu nghiên cứu có liên quan để đánh giá tình hình một cách sát thực làm cơ sở cho việc đưa ra các nhận xét, đánh giá.
- Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện và các biện pháp để thực hiện các giải pháp đó.
- e) Kết luận: Với mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện công tác tín dụng tại và nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, luận văn "Phân tích hoạt động tín dụng trong Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam" đã phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động tín dụng và phân tích các cơ hội, thách thức, Phân tích vị thế cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam so với các Ngân hàng khác từ đó đưa ra các giải pháp, biện pháp đối với công tác tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nói chung.
- Luận văn được thực hiện và hoàn thành từ kết quả học tập và trau dồi kiến thức, kỹ năng về kinh tế, quản trị kinh doanh một cách toàn diện trong quá trình học tập tại lớp cao học – Ngành quản trị kinh doanh, do các thầy cô giáo Viện Kinh tế & Quản lý – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội giảng dạy, Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tâm của thầy giáo: PGS.TS.
- Nguyễn Ái Đoàn - Viện Kinh tế & Quản lý - Trường địa học Bách khoa Hà Nội Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng vì trình độ còn hạn chế nên các giải pháp mà học viên đưa ra không thể tránh khỏi sai sót, tính thuyết phục và khái quát chưa cao.
- Song tôi vẫn hy vọng những tồn tại và giải pháp trên sớm được nghiên cứu xem xét

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt