« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện (Postef)


Tóm tắt Xem thử

- Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Tiến Hùng Pagei BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN TIẾN HÙNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN (POSTEF) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN TIẾN HÙNG QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA 2011A Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Tiến Hùng Pagei BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN (POSTEF) NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH Học viên: NGUYỄN TIẾN HÙNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.
- 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
- Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Khái niệm về cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Phân loại năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Vai trò của năng lực cạnh tranh đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
- Các yếu tố cấu thành, nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
- Yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp.
- Khả năng liên kết hợp tác với các doanh nghiệp khác và tiến tới hội nhập môi trường kinh tế quốc tế.
- Uy tín và thương hiêu của doanh nghiệp.
- Các nhân tố ảnh hưởng đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 16 1.2.2.1.
- Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh đối với công ty cổ phần thiết bị bưu điện (POSTEF.
- THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN (POSTEF.
- Khái quát về Công ty cổ phần thiết bị bưu điện.
- Kết quả sản xuất kinh doanh của POSTEF trong những năm gần đây.
- Thực trạng năng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh của POSTEF.
- Năng lực tài chính.
- Cơ cấu nguồn nhân lực và năng lực quản trị điều hành.
- Hình ảnh của doanh nghiệp.
- 49 2.2.2.2 Phân tích các nhóm đối thủ cạnh tranh.
- Đánh giá năng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh của POSTEF.
- GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN.
- Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh của POSTEF.
- Phương hướng nâng cao cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh của POSTEF.
- Giải pháp1: Nâng cao năng lực tài chính.
- 70 3.2.2 Giải pháp2: Nâng cao năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức.
- Kết quả sản xuất kinh doanh của POSTEF.
- 56 Bảng 2.6 Ma trận hình ảnh cạnh tranh.
- Tính cấp thiết của đề tài Trong thương trường kinh doanh đầy biến động, các doanh nghiệp đang ngày càng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trên tất cả các lĩnh vực.
- Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại thì năng lực cạnh tranh là vấn đề quan trọng luôn được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp vì nó phản ánh vị thế của doanh nghiệp đó trong nền kinh tế.
- Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thì áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng lớn.
- Chính vì điều đó, các doanh nghiệp luôn phải chủ động tìm cách để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, chiếm ưu thế hơn so với các đối thủ của mình và phát triển một cách bền vững.
- Nhưng đề tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, công ty đã luôn coi nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những vấn đề được công ty quan tâm hàng đầu.
- Nhận thấy được điều đó, tôi đã lựa chọn đề tài "Nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện (POSTEF)" để làm luận văn thạc sỹ của mình.
- Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Tiến Hùng Page2 2.
- Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thiết bị bưu điện (POSTEF).
- Để từ đó tìm ra những tồn tại và hạn chế, cũng như tìm ra được những nguyên nhân gây ra những tồn tại hạn chế về năng lực cạnh tranh của công ty.
- Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thiết bị bưu điện (POSTEF) trong thời gian tới để có thể tồn tại và phát triển bền vững khẳng định hơn nữa vị trí cũng như vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Thiết bị bưu điện (POSTEF) Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thiết bị bưu điện (POSTEF) từ năm 2008 đến nay.
- Các phương pháp biện chứng, Phương pháp định tính, phân tích tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của công ty để làm rõ các vấn đề liên quan tới khả năng cạnh tranh của công ty Phương pháp nghiên cứu tài liệu tổng hợp để đưa ra các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty trong thời gian tới.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chương 2.
- Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thiết bị bưu điện (POSTEF) Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Tiến Hùng Page3 Chương 3.
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thiết bị bưu điện (POSTEF) Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Tiến Hùng Page4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.
- Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.1.
- Khái niệm về cạnh tranh của doanh nghiệp Cạnh tranh là một thuật ngữ đã được sử dụng từ khá lâu song trong những năm gần đây được nhắc đến nhiều hơn, nhất là ở Việt Nam.
- Bởi trong nền kinh tế mở hiện nay, khi xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng phổ biến thì cạnh tranh là phương thức để đứng vững và phát triển của doanh nghiệp.
- Theo diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của OECD: “Cạnh tranh là khả năng các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
- Định nghĩa trên đã cố gắng kết hợp cả hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành và quốc gia.
- Ủy ban Cạnh tranh Công nghiệp của Tổng thống Mỹ đưa ra khái niệm cạnh tranh đối với một quốc gia như sau: “Cạnh tranh đối với một quốc gia thể hiện trình độ sản xuất hàng hóa dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của nhân dân nước đó trong những điều kiện thị trường tự do và công bằng xã hội”.
- Trong định nghĩa này người ta đề cao vai trò của các điều kiện cạnh tranh là “tự do và công bằng xã hội”.
- Như vậy, xét trên góc độ vĩ mô các khái niệm về cạnh tranh đều cho thấy mục tiêu chung của hoạt động cạnh tranh là thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, tạo việc làm và thu nhập cao cho nền kinh tế.
- Các nhà kinh tế của trường phái tư sản cổ điển quan niệm: “Cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng.
- Theo quan niệm này cạnh tranh chủ yếu là cạnh tranh về giá, vì thế lý thuyết giá cả gắn chặt với lý thuyết cạnh tranh.
- Khi nghiên cứu về cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, Mác cũng đã đưa ra khái niệm về cạnh tranh: “Cạnh tranh tư bản là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch”.
- Như vậy cạnh tranh là hoạt động của các doanh nghiệp trong nền sản xuất hàng hóa với mục đích ganh đua, giành giật những điều kiện thuận lợi tronh sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận cao.
- Kế thừa những tính hợp lý và khoa học của các quan niệm về cạnh tranh trước đây, luận văn cho rằng để đưa ra một khái niệm đầy đủ cần chỉ ra được chủ thể cạnh tranh, tính chất, phương thức và mục đích của quá trình cạnh tranh.
- Theo đó chúng ta có thể quan niệm “cạnh tranh là một quá trình kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế (quốc gia, ngành hay doanh nghiệp) ganh đua với nhau để chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cùng các điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có lợi nhất nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận”.
- Như vậy về bản chất, cạnh tranh là mối quan hệ giữa người với người trong việc giải quyết lợi ích kinh tế.
- Bản chất kinh tế của cạnh tranh thể hiện ở mục đích lợi nhuận và chi phối thị trường.
- Bản chất xã hội của cạnh tranh bộc lộ đạo đức kinh doanh và uy tín kinh doanh của mỗi chủ thể cạnh tranh trong quan hệ với những người lao động trực tiếp tạo ra tiềm lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và trong mối quan hệ với người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh khác.
- Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường, nó chịu nhiều chi phối của quan hệ sản xuất giữ vị trí thống trị trong xã hội, nó có quan hệ hữu cơ với các quy luật kinh tế khác như quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cung cầu…, đây là một đặc trưng gắn với bản chất của cạnh tranh.
- Quy luật cạnh tranh chỉ ra cách thức làm cho giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội, do đó nó làm giảm giá cả thị trường, nó tạo ra sức ép làm gia tăng hiệu Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Tiến Hùng Page6 quả sử dụng các yếu tố sản xuất, nó chỉ ra ai là người sản xuất kinh doanh thành công nhất.
- Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Cạnh tranh hiểu theo cấp độ doanh nghiệp, là việc doanh nghiệp đấu tranh để giành giật từ các doanh nghiệp đối thủ về khách hàng, về thị phần, về nguồn lực nhằm tạo ra lợi nhuận cao nhất.
- Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay chính là doanh nghiệp phải nỗ lực để tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn các doanh nghiệp đối thủ.
- Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất.
- Dưới đây là một số cách tiếp cận cụ thể về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý.
- Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp.
- Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa bao hàm các phương thức, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn công của doanh nghiệp khác.
- Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực của Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới.
- Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng: năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”.
- Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất định tính, hkó có thể định lượng.
- Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Tiến Hùng Page7 Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động.
- Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.
- Porter (1990), năng suất lao động là thức đo duy nhất về năng lực cạnh tranh.
- Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
- Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh.
- Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm cho rằng: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu cũng có ý kiến tương tự: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.
- Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực kinh doanh.
- Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn chưa được hiểu thống nhất.
- Để có thể đưa ra quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù hợp, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:.
- Thứ nhất, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ.
- Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trường tự do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh.
- trong điều kiện thị trường cạnh tranh hjoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa háo số lượng hàng hóa nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần.
- còn trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệp phải cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trường, cạnh Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Tiến Hùng Page8 tranh tư bản và do vậy quan niệm về năng lực cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới.
- Thứ hai, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng tranh đua, tranh giành về các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới.
- Thứ ba, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và cả những phương thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào quy chế.
- Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.
- Phân loại năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Dựa vào các tiêu thức khác nhau, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được phân ra thành nhiều loại.
- Căn cứ tính chất cạnh tranh trên thị trường.
- Cạnh tranh hoàn hảo là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có rất nhiều người bán và người mua, mỗi người bán chỉ cung ứng một lượng hàng rất nhỏ trong tổng cung của thị trường.
- Bất cứ doanh nghiệp nào gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường cũng không gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt