« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Định (BIDV Nam Định)


Tóm tắt Xem thử

- Tóm tắt luận văn thạc sỹ Đại học Bách Khoa Hà Nội Khóa Học viên: Trần Trọng Tiến TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Định (BIDV Nam Định.
- Tác giả luận văn: Trần Trọng Tiến Khoá Người hướng dẫn: GS.TS Đỗ Văn Phức 1.
- doanh nghiệp Việt Nam nói chung, ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng muốn tồn tại và phát triển phải đổi mới căn bản trong giải quyết tất cả các vấn đề nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh từ trung bình trở lên mới có cơ sở tồn tại bình thường và phát triển.
- Một trong những đổi mới quan trọng của ngân hàng thương mại Việt Nam là phải thường xuyên mở thêm các loại dịch vụ mới, tái cơ cấu các loại dịch vụ.
- Hoạt động ngân hàng, bảo lãnh ngân hàng được biết đến từ lâu và được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
- Tại Việt Nam, những năm gần đây, dịch vụ này được các ngân hàng thương mại (NHTM) rất quan tâm và đẩy mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng theo sự phát triển chung của nền kinh tế và xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu.
- Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định có nhiều thế mạnh trong hoạt động bảo lãnh: vì Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam là một trong những ngân hàng TM có uy tín, kinh nghiệm hàng đầu tại Việt Nam và được biết đến trên trường quốc tế.
- Tuy vậy, hoạt động bảo lãnh Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định còn thiếu cơ sở khoa học, thiếu tự tin dẫn đến còn nhiều rủi ro tiềm ẩn, hiệu quả đạt được chưa cao so với tiềm năng và so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn.
- Bản thân của học viên hiện tại và trong tương lai công tác tại ngân hàng thương mại.
- chuyên ngành đào tạo là QTKD, do vậy học viên muốn qua đề tài nghiên cứu này được tham gia ý kiến đóng góp với hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP ĐT&PT Nam Định, góp phần phát triển hoàn thiện hơn nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng để phục vụ tốt hơn nữa cho quá trình đổi mới va phát triển kinh tế của đất nước… Từ những lý do trên học viên đã chủ động đề xuất và được giáo viên hướng dẫn, Viện chuyên ngành chấp thuận cho làm luận văn thạc sỹ với đề tài: “Giải pháp phát triển Tóm tắt luận văn thạc sỹ Đại học Bách Khoa Hà Nội Khóa Học viên: Trần Trọng Tiến hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Định (BIDV Nam Định.
- Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này học viên kỳ vọng đạt được những kết quả sau.
- Nghiên cứu khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt bảo lãnh ngân hàng.
- Đánh giá tình hình phát triển bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Nam Định cùng những nguyên nhân trong thời gian qua.
- Kết quả đề xuất một số giải pháp trọng yếu nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Nam Định trong thời gian tới.
- Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh TMCP Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam định qua 05 năm.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn.
- đề xuất những giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Nam Định.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đã sử dụng tổng hợp một số phương pháp: Duy vật biện chứng, phương pháp tiếp cận hệ thống, khảo nghiệm tổng kết thực tiễn, điều tra, phân tích tổng hợp và thống kê để phân tích, phương pháp chuyên gia tìm ra giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Nam Định.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - Sử dụng các phương pháp để đánh giá hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Nam Định một cách bài bản và khoa học.
- Lần đầu tiên đề xuất những giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Nam Định.
- Nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo.
- nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương truyền thống như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận của hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
- Chương 2: Phân tích hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Nam Định trong 5 năm qua.
- Chương 3: Một số giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Nam Định trong 5 năm tới.
- Tóm tắt luận văn thạc sỹ Đại học Bách Khoa Hà Nội Khóa Học viên: Trần Trọng Tiến Phân tích hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng là một vấn đề quan trọng được rất nhiều người quan tâm để nhà quản trị ngân hàng mới biết được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình đang ở mức độ nào để đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm hoàn thiện hoạt động đó.
- Do vậy, để nắm bắt tình hình hoạt động bảo lãnh một cách kịp thời và chính xác đòi hỏi phải thực hiện phân tích hoạt động này một cách thường xuyên, trên cơ sở đó đề ra các những giải pháp nhằm đem lại hiệu quả cho Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.
- Muốn vậy, ta căn cứ vào nguồn số liệu hoạt động qua các năm của Ngân hàng và thông qua các chỉ tiêu trong hoạt động bảo lãnh, công tác đánh giá hiệu quả hoạt động của BIDV Nam để phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn về hoạt động bảo lãnh giúp cho các đối tượng quan tâm có được những nhận định chính xác về tình hình hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng để đưa ra các quyết định phù hợp trong tương lai.
- Trong chương 1 đề tài đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại.
- Trong phần cơ sở lý luận đề cập đến những vấn đề cơ bản về chỉ tiêu đánh giá hoạt động bảo lãnh và những nhân tố ảnh hưởng, tầm quan trọng của việc hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng.
- Trong chương 2, sẽ nghiên cứu cụ thể thực trang về hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Nam Định để biết được điểm mạnh cũng như điểm yếu, từ đó xây dựng một số giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh trong thời gian tới.
- Mặc dù Ngân hàng đã không ngừng cải thiện tình hình hoạt động bảo lãnh của mình song hoạt động này của Ngân hàng vẫn chưa đem lại hiệu quả tương xứng với tiềm năng của sản phẩm.
- Qua nghiên cứu cho thấy những nguyên nhân.
- Mức độ nhận thức, đầu tư và quản lý rủi ro cho bảo lãnh của lãnh đạo ngân hàng thương mại đối với hoạt động bảo lãnh + Công nghệ Ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu + Tình trạng thiếu thông tin + Đội ngũ cán bộ.
- Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân hàng.
- Tóm tắt luận văn thạc sỹ Đại học Bách Khoa Hà Nội Khóa Học viên: Trần Trọng Tiến Dựa trên những cơ sở lý luận kết hợp với thực tiễn hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Nam Định, nội dung của chương 3 đã nêu được các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng.
- Các giải pháp bao gồm: Giải pháp : Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
- Giải pháp : Về nghiệp vụ, công nghệ, phòng ngừa rủi ro Giải pháp : Phân bố phát triển mạng lưới.
- Hiệu quả sau khi thực hiện các giải pháp là hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng được cải thiện.
- Chất lượng hoạt động bảo lãnh là một chỉ tiêu quan trọng, góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiện đại, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, giao thương thương mại phát triển.
- Việc áp dụng các biện pháp nhằm hoàn thiện, phát triển hoạt động bảo lãnh trong giai đoạn tới là yêu cầu tất yếu, góp phần vào sự phát triển chung của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, giữ vững vị trí dẫn đầu trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam.
- Với sự cố gắng của bản thân kết hợp lý thuyết đã học, em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bảo lãnh Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Nam Định.
- Để hoàn thành luận văn này, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo GS.TS Đỗ Văn Phức và các thầy cô trong Viện Kinh tế và Quản lý, Viện Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
- Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Học viên Trần Trọng Tiến

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt