« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Tóm tắt Xem thử

- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HOÀNG CÔNG MINH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Thừa Thiên Huế, năm 2018 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Luật, Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: TS.
- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN.
- Khái niệm và đặc trưng pháp lý về công ty cổ phần.
- Khái niệm về công ty cổ phần.
- Đặc trưng pháp lý về công ty cổ phần.
- Quan niệm về tổ chức quản lý công ty cổ phần.
- Nội dung pháp luật về tổ chức quản lý công ty cổ phần.
- Cấu trúc quản trị nội bộ của các công ty cổ phần trên thế giới .
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần.
- THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN.
- Thực trạng các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý công ty cổ phần.
- Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về tổ chức quản lý công ty cổ phần.
- Nguyên nhân của những vướng mắc về thực hiện các quy định tổ chức quản lý công ty cổ phần.
- ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN .
- Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý CTCP .
- Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý công ty cổ phần .
- Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức quản lý CTCP .
- Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý CTCP Kết luận chương KẾT LUẬN PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Tính cấp thiết của đề tài Công ty cổ phần là một mô hình kinh doanh điển hình nhất về loại công ty đối vốn, ở đó các cổ đông góp vốn bằng cách mua cổ phần để trở thành đồng chủ sở hữu của công ty.
- Là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, cấu trúc vốn của công ty cổ phần cũng rất linh hoạt, có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư.
- Công ty cổ phần là hình thức tổ chức kinh doanh có khả năng huy động một số lượng vốn lớn ngầm chảy trong các tầng lớp dân cư, khả năng tích tụ và tập trung vốn với quy mô khổng lồ, có thể coi là lớn nhất trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay.
- Có thể nói, cùng với quá trình đổi mới kinh tế đất nước là sự không ngừng ra đời và phát triển các loại hình doanh nghiệp, nhất là công ty cổ phần.
- tạo điều kiện để những người trong nội bộ bao gồm cả chủ sở hữu thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của mình góp phần tiết kiệm chi phí, thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
- Tuy nhiên, thực tế thi hành cho thấy, trong thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp nội bộ của công ty cổ phần, cũng như hoạt động của các cơ quan trong CTCP bị đình trệ do những bất cập của các quy định điều chỉnh về tổ chức quản lý CTCP.
- Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tổ chức quản lý CTCP.
- 1 Với suy nghĩ như vậy, học viên lựa chọn đề tài "Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam " để làm đề tài luận văn thạc sĩ.
- Tình hình nghiên cứu đề tài Với vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình doanh nghiệp, công ty cổ phần đã trở thành phổ biến trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ.
- Trong những năm gần đây, công ty cổ phần nhận được sự quan tâm rất nhiều từ các nhà nghiên cứu và trở thành đề tài nghiên cứu hấp dẫn của các nhà khoa học, trên nhiều lĩnh khác nhau như kinh tế, đầu tư, xã hội.
- Khởi kiện người quản lý công ty: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1, năm 2011, tr.29-36.
- Cao Đình Lành (2014), Bảo đảm quyền cổ đông thiểu số trong mua bán, sáp nhập công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Tiếp cận từ góc độ quản trị công ty Theo hướng tiếp cận này, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề tổ chức quản lý CTCP như: Trần Thanh Tùng, Vai trò của ban kiểm soát trong công ty cổ phần, 2 https://www.thesaigontimes.vn/18001/Vai-tro-cua-ban-kiem--soat- trong-cong-ty-co-phan.html, truy cập ngày 15/9/2018.
- Bùi Xuân Hải (2006), So sánh cấu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần Việt Nam với các mô hình điển hình trên thế giới, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6 (nguồn: https://thongtinphapluatdansu.edu.vn truy cập ngày 15/9/2018).
- Từ Thảo, Cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com .
- Nguyễn Thị Vân Anh, Một số nghĩa vụ của người quản lý công ty cổ phần, nguồn: http://bklaw.com.vn/index.php?option=com_content&view=article &id=29:let-the-foreign-investors-beware&catid=19:legal- news&Itemid=16&lang=vi, Thứ sáu, 08 Tháng .
- Nguyễn Nữ Huyền (2016), Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2014, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Bình luận và đánh giá thực tiễn pháp luật Việt Nam theo các nguyên tắc quản trị công ty của OECD về đảm bảo quyền lợi của cổ đông.
- 3 + Bình luận và đánh giá về vai trò của HĐQT, BKS trong quản trị công ty.
- các nghiên cứu về tổ chức quản lý CTCP ở trên thế giới.
- quan niệm về tổ chức quản lý CTCP.
- Phân tích các khía cạnh pháp lý về tổ chức quản lý CTCP.
- Đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý CTCP.
- Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu các quy định về tổ chức quản lý CTCP trong LDN 2014.
- Nghị định 71 2017 NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- 4 - Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý CTCP.
- Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: lý luận và thực tiễn về tổ chức quản lý CTCP.
- Những nghiên cứu, đề xuất của luận văn góp phần vào việc hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức quản lý CTCP.
- Bố cục của luận văn Với mục đích, phạm vi nghiên cứu đã được xác định như trên, luận văn được xây dựng theo bố cục như sau: Phần mở đầu Chương 1: Những vấn đề lý luận về tổ chức quản lý công ty cổ phần.
- 5 Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về tổ chức quản lý công ty cổ phần.
- Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý công ty cổ phần.
- 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1.
- Khái niệm và đặc trưng pháp lý về công ty cổ phần 1.1.1.
- Khái niệm về công ty cổ phần Như bất kỳ hiện tượng kinh tế nào khác, công ty ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện lịch sử và xã hội nhất định.
- Các công ty với tư cách là những pháp nhân độc lập cùng với những thành viên có trách nhiệm hữu hạn xuất hiện từ năm 1870.
- Ở Việt Nam, Luật công ty ra đời muộn và chậm phát triển mặc dù hoạt động thương mại đã có từ lâu và trong lịch sử, hoạt động thương mại được điều chỉnh bằng thông lệ thương mại.
- Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 đã đưa ra khái niệm về CTCP như sau: "Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn".
- Đặc trưng pháp lý về công ty cổ phần Thứ nhất, công ty cổ phần là loại công ty đối vốn Thứ hai, vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Thứ ba, công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn Thứ tư, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp 1.2.
- Quan niệm về tổ chức quản lý công ty cổ phần Tổ chức quản lý công ty cổ phần được hiểu là sự thiết lập, vận hành của các cơ quan quyền lực trong CTCP và mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực đó nhằm xác định mục tiêu, hình thành các 7 công cụ để đạt được mục tiêu và giám sát việc thực hiện mục tiêu của công ty.
- Nội dung pháp luật về tổ chức quản lý công ty cổ phần Tại Việt Nam, theo LDN 2005, công ty cổ phần được tổ chức theo một mô hình duy nhất: Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, Ban kiểm soát và Giám đốc Tổng giám đốc.
- Tuy nhiên, thực tế áp dụng duy nhất mô hình quản trị đó đã không còn phù hợp với sự đa dạng của doanh nghiệp về quy mô, tính chât sở hữu cũng như cách thức quản trị công ty.
- Khắc phục hạn chế đó, LDN 2014 quy định công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác: Mô hình thứ nhất: Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (mô hình có Ban Kiểm soát).
- Đối với mô hình này, cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần lại được thiết kế theo hai mô hình khác nhau đó là mô hình bắt buộc phải có Ban kiểm soát và mô hình không bắt buộc phải có Ban kiếm soát.
- Việc có Ban kiểm soát hay không còn tùy thuộc vào số lượng cổ đông của công ty và tỷ lệ cổ phần mà cổ đông sở hữu.
- Cụ thể là: (i) Công ty cổ phần không bắt buộc phải có Ban kiểm soát nếu công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng sô cố phần của công ty.
- (ii) Công ty cổ phần bắt buộc phải có Ban kiểm soát là mô hình tổ chức quản lý truyền thống và điển hình của công ty cổ phần.
- Với mô hình này việc tổ chức quản lý công ty có sự phân công, phân nhiệm và chế ngự lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý, điều hành và kiểm soát công ty.
- Đây là bộ máy tổ chức quản lý phù hợp và hiệu quả trong trường hợp công ty cổ phần có sự tham gia đông đảo của các cổ đông.
- Trong mô hình này, công ty cổ phần không có Ban kiểm soát.
- Các thành viên độc lập sẽ thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiếm soát đối với việc quản lý điều hành công ty như chức năng của Ban kiểm 8 soát trong mô hình thứ nhất.
- Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong công ty có sự phân chia quyền lực rõ ràng giữa các bộ phận.
- Cấu trúc quản trị nội bộ của các công ty cổ phần trên thế giới1 Cấu trúc quản trị nội bộ của các CTCP trên thế giới, đặc biệt là các công ty niêm yết, thường theo một trong hai mô hình sau đây: (i) mô hình hội đồng đơn – hay còn gọi là hội đồng một tầng (unitary board hay one-tier board model), và (ii) mô hình hội đồng kép – hay còn gọi là hội đồng hai tầng (dual board hay two-tier board model).
- Nói đến cấu trúc hội đồng đơn hay kép là nói đến cấu trúc của bộ máy quản lý – điều hành của công ty, chứ không phải của toàn bộ cấu trúc quản trị công ty.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần - Mức độ tập trung sở hữu cổ phần của cổ đông trong công ty cổ phần - Hệ thống luật pháp 1 Bùi Xuân Hải (2006), So sánh cấu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần Việt Nam với các mô hình điển hình trên thế giới, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6 (nguồn: https://thongtinphapluatdansu.edu.vn truy cập ngày Kết luận chương 1 Qua nghiên cứu chương 1, chúng tôi rút ra một số kết luận sau.
- Một là, công ty ra đời là kết quả của việc thực hiện nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do khế ước và tự do lập hội.
- Đặc trưng pháp lý của công ty cổ phần, gồm: Công ty cổ phần là loại công ty đối vốn.
- Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân.
- Hai là: tổ chức quản lý công ty cổ phần được hiểu là sự thiết lập, vận hành của các cơ quan quyền lực trong CTCP và mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực đó nhằm xác định mục tiêu, hình thành các công cụ để đạt được mục tiêu và giám sát việc thực hiện mục tiêu của công ty.
- Ba là, nội dung pháp luật về tổ chức quản lý công ty cổ phần, bao gồm: Đại hội đồng cổ đông.
- Bốn là, cấu trúc quản trị nội bộ của các CTCP trên thế giới, đặc biệt là các công ty niêm yết, thường theo một trong hai mô hình sau đây: (i) mô hình hội đồng đơn – hay còn gọi là hội đồng một tầng (unitary board hay one-tier board model), và (ii) mô hình hội đồng kép – hay còn gọi là hội đồng hai tầng (dual board hay two- tier board model.
- Năm là, các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần, bao gồm: Mức độ tập trung sở hữu cổ phần của cổ đông trong công ty cổ phần.
- 10 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN 2.1.
- Thực trạng các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý công ty cổ phần 2.1.1.
- Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về tổ chức quản lý công ty cổ phần 2.2.1.
- Nguyên nhân của những vướng mắc về thực hiện các quy định tổ chức quản lý công ty cổ phần - Luật chưa tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để định rõ quyền hạn và nghĩa vụ giữa các cổ đông, cơ quan trong công ty như ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS, Giám đốc TGĐ điều hành.
- Thứ hai, một số nội dung nghiên cứu về thực tiễn áp dụng các quy định về tổ chức quản lý CTCP có viện dẫn các vụ việc thực tế để chứng minh cho các lập luận và qua đó phân tích nguyên nhân của những vướng mắc về thực hiện các quy định tổ chức quản lý công ty cổ phần.
- Thứ ba, LDN 2014 chưa tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để định rõ quyền hạn và nghĩa vụ giữa các cổ đông, cơ quan trong công ty như ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS, Giám đốc TGĐ điều hành.
- 12 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN 3.1.
- Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý công ty cổ phần 3.2.1.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện về tổ chức quản lý CTCP Một là, nâng cao tổ chức hoạt động của Đại hội đồng cổ đông.
- Hai là, tăng cường tính minh bạch trong các thoả thuận giữa cổ đông và công ty thông qua Điều lệ công ty 13 Kết luận chương 3 Qua nghiên cứu chương 3, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 1.
- Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý CTCP phải phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
- 14 KẾT LUẬN Tổ chức quản lý CTCP là một chế định quan trọng trong pháp luật về CTCP.
- Nó không chỉ liên quan trực tiếp đến các cổ đông sáng lập của công ty mà còn là vấn đề của các nhà đầu tư, chủ nợ, người cung ứng hàng hóa… Vì vậy, việc nghiên cứu về tổ chức quản lý CTCP là hết sức cần thiết.
- Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức quản lý CTCP.
- Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kết luận sau: Thứ nhất, hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần được quy định tại LDN 2014 đã định rõ quyền hạn và nghĩa vụ giữa cơ quan trong công ty như ĐHĐCĐ, HĐQT, GĐ (TGĐ) và BKS.
- Đồng thời, đảm bảo cho cổ đông quản lý, giám sát một cách tốt nhất với các nhà quản trị điều hành công ty.
- Bởi vì, "đằng sau cái biển công ty cổ phần là những thói quen kinh doanh cũ của người Phương Đông