« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị thương hiệu tại các doanh nghiệp Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN THỊ MINH HẰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI – NĂM 2014 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị thương hiệu tại các doanh nghiệp Việt Nam” Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Minh Hằng Khóa: 2012B Người hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Long Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế cạnh tranh, thương hiệu ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với mỗi DN.
- Những công ty, tập đoàn với thương hiệu nổi tiếng có thể dễ dàng xâm nhập vào các thị trường khác nhau, dễ dàng thu hút được sự quan tâm của khách hàng.
- Để đạt được điều đó, doanh nghiệp cần phải quản trị thương hiệu một cách hệ thống và hiệu quả.
- Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, nhận thức cũng như hoạt động quản trị thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam dường như còn rất mờ nhạt.
- Gần như các doanh nghiệp đều không coi quản trị thương hiệu như là một hoạt động xương sống, xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp mà chỉ coi hoạt động này là một bộ phận tác nghiệp bình thường, có thì thì tốt, không có thì không sao.
- Chính vì sự không coi trọng đó mà nhiều sự việc đáng tiếc đã xảy ra, như việc các thương hiệu nổi danh của Việt Nam được bán cho nước ngoài, sau đó, biến mất khỏi thị trường và nhường chỗ cho thương hiệu nước ngoài (Dạ Lan, Tribeco.
- hay việc các thương hiệu Việt Nam bị đăng ký, “chiếm đoạt” ở thị trường nước ngoài (Vinataba, Trung Nguyên.
- Xuất phát từ thực tế đó, học viên chọn lựa đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị thương hiệu tại các doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Xuất phát từ yêu cầu và tính cấp thiết của đề tài, luận văn này nhằm.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về thương hiệu và quản trị thương hiệu, trong đó 2 làm rõ đặc điểm/phong cách của thương hiệu và tài sản thương hiệu, đồng thời tìm hiểu về quy trình quản trị thương hiệu tại DN.
- Trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu, tổng hợp và khảo sát các vấn đề về hoạt động quản trị thương hiệu tại các DN Việt Nam hiện nay.
- trên cơ sở đó nhận diện và phân tích các tồn tại về quản trị thương hiệu hiện nay.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quản trị của một số thương hiệu thành công trên thế giới.
- Từ lý luận và kinh nghiệm quản trị của một số thương hiệu đã nổi danh, đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết các tồn tại và nâng cao hiệu quả quản trị thương hiệu tại các DN Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thương hiệu và hoạt động quản trị thương hiệu tại các DN Việt Nam.
- Trong đó, học viên sẽ tiến hành khảo sát thực tế tại Hà Nội – một trong những nơi tập trung nhiều nhất các DN Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Hoạt động quản trị thương hiệu tại các DN Việt Nam hiện nay - Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết các tồn tại và nâng cao hiệu quả quản trị thương hiệu tại các DN Việt Nam c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Chương 1: Cơ sở lý luận về thương hiệu và quản trị thương hiệu Chương 2: Thực tiễn quản trị thương hiệu tại các DN Việt Nam Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị thương hiệu tại các DN Việt Nam - Những đóng góp chính của luận văn + Giải pháp 1: Quy trình phát triển thương hiệu của doanh nghiệp + Giải pháp 2: Đầu tư ngân sách hợp lý cho xây dựng và quản trị thương hiệu + Giải pháp 3:Tổ chức nhân lực quản trị thương hiệu 3 + Giải pháp 4: Cách thức quản trị thương hiệu d) Phương pháp nghiên cứu.
- Sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp điều tra thực tế, phương pháp so sánh, đối chiếu và phương pháp nghiên cứu tình huống.
- e) Kết luận Đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị thương hiệu tại các doanh nghiệp Việt Nam” có ý nghĩa khoa học như sau.
- Làm rõ các quan điểm về thương hiệu, sự khác biệt giữa quan điểm hiện đại theo xu hướng hiện nay với các quan điểm cũ vẫn được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam, từ đó, góp phần nâng cao nhận thức về thương hiệu tại Việt Nam.
- Khảo sát, phân tích, tổng hợp thực tiễn các vấn đề về quản trị thương hiệu nhằm làm rõ hơn về thực tiễn vấn đề này hiện nay, bổ sung vào hệ thống các nghiên cứu về quản trị thương hiệu của Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp với Nhà nước nhằm hỗ trợ một cách hiệu quả cho hoạt động quản trị thương hiệu của doanh nghiệp - Đề xuất một số giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị thương hiệu tại doanh nghiệp Với nỗ lực, tinh thần học hỏi của bản thân, được sự giúp đỡ hướng dẫn của các thầy cô giáo trong Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo - TS Nguyễn Văn Long, tác giả đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu đã đặt ra

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt