« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh – Thái Bình


Tóm tắt Xem thử

- 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh – Thái Bình.
- Tác giả luận văn: Tạ Thanh Nhạn Khóa Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Thanh Nội dung tóm tắt: Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin và TMĐT vào hoạt động SXKD đã được nhiều DN trên thế giới và ở Việt Nam áp dụng và đã đạt được hiệu quả cao, mang lại lợi ích to lớn cho cả phía DN, người tiêu dùng và cho cả cộng đồng xã hội.
- Là một trong 20 KCN dệt may lớn nhất Việt Nam, KCN Nguyễn Đức Cảnh đang là KCN ổn định và phát triển nhất trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- Để KCN Nguyễn Đức Cảnh phát triển toàn diện và nâng cao năng lực kinh doanh, ngoài việc phải tăng cường sử dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại còn cần phải đẩy nhanh việc ứng dụng các thành tựu của ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là ứng dụng TMĐT làm công cụ trong các hoạt động SXKD của DN.
- Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn thực hiện đề tài luận văn thạc sỹ: “Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của KCN Nguyễn Đức Cảnh – Thái Bình.
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về TMĐT.
- thị trường và quy chế, chế tài thưởng phạt trong DN.
- đánh giá thực trạng hoạt động SXKD, ứng dụng công nghệ thông tin, TMĐT vào hoạt động SXKD của các doanh nghiệp KCN Nguyễn Đức Cảnh, đề xuất các giải pháp thúc đẩy ứng dụng TMĐT nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của KCN Nguyễn Đức Cảnh.
- Đối tượng nghiên cứu: Các DN đang hoạt động tại KCN Nguyễn Đức Cảnh – Thái Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động SXKD của các DN tại KCN Nguyễn Đức Cảnh – Thái Bình giai đoạn từ nay đến hết năm 2015.
- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn và phương pháp tổng hợp tài liệu, nguồn số liệu của các cơ quan thống kê trong và ngoài nước để khai thác thông tin.
- Sử dụng ma trận SWOT, phương pháp chuyên gia để dự báo.
- Ở chương 1, luận văn đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về TMĐT, thị trường và quy chế, chế tài thưởng phạt trong DN.
- Qua quá trình nghiên cứu, phân tích, tổng hợp đã hiểu được khái niệm, phân loại và lợi ích của TMĐT đối với hoạt động SXKD, việc ứng dụng công nghệ thông tin và TMĐT vào hoạt động SXKD bao gồm các hình thức nào, các bước triển khai ra sao.
- Hiểu được khái niệm thị trường, thị trường mục tiêu, các phương pháp nghiên cứu thị trường, cách đánh giá sức hấp dẫn của một thị trường và phương pháp lựa chọn thị trường mục tiêu.
- Ở chương 2, trên cơ sở các tài liệu thu thập được, luận văn đã đánh giá chính xác thực trạng hoạt động SXKD của KCN Nguyễn Đức Cảnh giai đoạn 2009-2012 thông qua các chỉ tiêu kinh tế như: tỷ lệ lấp đầy, thu hút vốn đầu tư, thu hút lao động, giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, giá trị xuất – nhập khẩu và đóng góp Ngân sách Nhà nước hàng năm.
- Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và TMĐT vào hoạt động SXKD bao gồm: mức độ ứng dụng phần cứng, phần mềm, kết nối internet, mức độ ứng dụng TMĐT, hạ tầng nhân lực công nghệ thông tin của DN.
- Thực trạng nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế.
- Thực trạng về quy chế, chế tài thưởng phạt trong hoạt động SXKD của DN.
- Ở chương 3, luận văn đã đánh giá tổng quát xu hướng ứng dụng TMĐT của các DN trên thế giới và ở Việt Nam.
- định hướng chiến lược của KCN Nguyễn Đức Cảnh đến năm 2015 và sau đó.
- Trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu của KCN Nguyễn Đức Cảnh, những cơ hội, thách thức của môi trường bên ngoài, thông qua phân tích ma trận SWOT, tác giả đã đưa ra 03 giải pháp đẩy mạnh ứng dụng TMĐT nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của KCN Nguyễn Đức Cảnh – Thái Bình, cụ thể: Giải pháp 1: Nghiên cứu thị trường nội địa, phân khúc thị trường, chọn thị trường mục tiêu trong nước để phát triển hàng dệt may.
- Giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong TMĐT góp phần giảm giá thành sản phẩm và cung ứng trực tiếp đến người tiêu dùng.
- Đồng thời góp phần đưa CNTT và TMĐT vào cuộc sống và SXKD từ đó nâng cao hiệu quả SXKD của các DN nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.
- Thúc đẩy công nghiệp và thương mại dịch vụ phát triển, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp Như vậy, luận văn đã cho mọi người cái nhìn tổng quát về thương mại điện tử và việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động SXKD nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của các DN ngày nay, đặc biệt là đối với các DN trong KCN Nguyễn Đức Cảnh – Thái Bình.
- Để việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động SXKD của các DN thực sự hiệu quả, nâng cao năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước và các DN

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt