« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Vũng Tàu


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN ĐĂNG KIÊN GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.
- NGUYỄN VĂN NGHIẾN Hà Nội – Năm 2014 1 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ Quản trị Kinh doanh “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Vũng Tàu” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của cá nhân tôi.
- Để vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế nơi tôi đang công tác, tôi đã thực hiện luận văn: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Vũng Tàu”.
- 11 Chương 1- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
- Quan niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.
- Quan niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.
- Khái niệm về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.
- Tiêu chí cơ bản đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.
- Năng lực tài chính.
- Năng lực sản phẩm dịch vụ.
- Năng lực công nghệ.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM.
- 30 Chương 2- THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH VŨNG TÀU.
- Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
- Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
- Thực trạng năng lực cạnh tranh của SeABank Vũng Tàu.
- Hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Giới thiệu khái quát các đối thủ cạnh tranh của SeABank trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của SeABank Vũng Tàu.
- Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh hiện tại của SeABank Vũng Tàu86 Chương 3- GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH VŨNG TÀU.
- Một số chỉ tiêu cơ bản của SeABank Vũng Tàu đến năm 2020.
- Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2011- 2015.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
- Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho SeABank Vũng Tàu.
- Giải pháp nâng cao năng lực tài chính.
- Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
- ACB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 4.
- BR-VT : Bà Rịa- Vũng Tàu 6.
- DONGABANK : Ngân hàng TMCP Đông Á 8.
- NHNN : Ngân hàng Nhà nước 12.
- NHTM : Ngân hàng thương mại 13.
- NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần 14.
- NHTMQD : Ngân hàng thương mại quốc doanh 15.
- SEABANK : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á 20.
- SCB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn 21.
- VIETCOMBANK: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương 23.
- VIETINBANK : Ngân hàng TMCP Công Thương 24.
- WTO : Tổ chức Thương mại Thế Giới 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Số liệu hoạt động của SeABank giai đoạn Bảng 2.2 : Tình hình huy động vốn của các khối TCTD trên địa bàn Bảng 2.3 : Dư nợ của các khối TCTD trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu Bảng 2.4 : Cơ cấu dư nợ theo thời gian, thành phần kinh tế và ngành trên địa bàn.
- Bảng 2.5: Hình ảnh cạnh tranh của SeABank và một số ngân hàng TMCP Bảng 2.6 : Vốn tự có của SeABank năm 2011và năm 2012 Bảng 2.7 : Chỉ số CAR của SeABank và một số ngân hàng TMCP năm 2012 Bảng 2.8 : Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu nguồn vốn huy động của SeABank Vũng Tàu Bảng 2.9 : Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của một số ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2012 Bảng 2.
- 20: Mạng lưới điểm ATM SeABank trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu Bảng 2.21: Thống kê chất lượng cán bộ nhân viên tại Chi nhánh đến 31/12/2012.
- 8 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 : Các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Hình 1.2 : Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong ngành Hình 2.1 : SeABank Hội sở ngày nay tại 25 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Hình 2.2 : Cơ cấu tổ chức hoạt động của SeABank Hình 2.3 : SeABank Vũng Tàu ngày nay Hình 2.4 : Sơ đồ tổ chức hoạt động của SeABank Vũng Tàu DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1 : Tỷ trọng vốn huy động tại các TCTD năm 2012 Biểu đồ 2.2 : Tình hình tăng trưởng vốn huy động tại các TCTD từ năm Biểu đồ 2.3 : Dư nợ cho vay của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2012.
- Biểu đồ 2.4 : Tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn Biểu đồ 2.5 : Tỷ lệ dư nợ cho vay theo ngành kinh tế Biểu đồ 2.6 : Tình hình dư nợ SeABank Vũng Tàu các năm gần đây Biểu đồ 2.7 : Doanh số thanh toán của SeABank Vũng Tàu Biểu đồ 2.8 : Cơ cấu trình độ nhân lực của SeABank Vũng Tàu 9 MỞ ĐẦU 1.
- Lý do chọn đề tài Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường mang tất yếu khách quan.
- Có cạnh tranh thì mới có cải tiến và phát triển.
- Các giải pháp đó thực hiện nội dung đề án cơ cấu lại, song cũng chính là các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.
- Trong quá trình thực thực hiện đề án cơ cấu lại, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Vũng Tàu (SeABank Vũng Tàu) là một NHTM ngoài những mặt mạnh còn những tồn tại và yếu kém lớn nhất định về nhiều mặt đặc biệt là tình trạng dư nợ xấu hiện nay.
- Nhưng phải thừa nhận rằng, trước môi trường cạnh tranh hiện nay trong cộng đồng NHTM Việt Nam, đang đặt ra cho SeABank Vũng Tàu nhiều thách thức không nhỏ.
- Là một chuyên viên đang công tác tại SeABank Vũng Tàu hơn ai hết tôi thấu hiểu những khó khăn về tính cạnh tranh gay gắt đối với các NHTM khác trên địa bàn tỉnh.
- Vì vậy, việc lựa chọn luận văn “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Vũng Tàu” để nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng được yêu cầu về sự cạnh tranh, cải cách ngành ngân hàng gay gắt trong giai đoạn thực tiễn hiện nay, đặc biệt là thực tiễn đối với chính bản thân SeABank Vũng Tàu.
- Lịch sử nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Vũng Tàu giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012.
- Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục đích nghiên cứu giải quyết các vấn đề cơ bản sau 10 - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích các tiêu chí và các yếu tố tác động trực tiếp đến thực trạng năng lực cạnh tranh của SeABank Vũng Tàu.
- Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tận dụng những cơ hội, phát huy những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu, khắc phục những đe dọa, từ đó tự hoàn thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- 3.2 Đối tượng nghiên cứu - Những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
- Giới hạn luận văn chỉ tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của SeABank chi nhánh Vũng Tàu và một số ngân hàng TMCP có năng lực cạnh tranh tương đồng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- 3.3 Phạm vi nghiên cứu Hoạt động của SeABank và một số NHTMCP có năng lực cạnh tranh tương đồng với SeABank trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 4.
- Các luận điểm cơ bản và đóng góp mới Trên cơ sở vận dụng các lý thuyết về cạnh tranh vào thực tiễn ngân hàng nhằm phân tích hiện trạng năng lực cạnh tranh của Chi nhánh như: những cơ hội, những thách thức từ môi trường, điểm mạnh, điểm yếu tác động đến tình hình hoạt động của SeABank Vũng Tàu trong quá trình hoạt động, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Chi nhánh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào việc chứng minh, bổ sung và hệ thống hoá những vấn đề lý luận về cạnh tranh của NHTM trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là của SeABank nói chung và SeABank Vũng Tàu nói riêng trước yêu cầu cạnh tranh gay gắt hiện nay, làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, học tập về chuyên ngành.
- Nguồn số liệu trong luận văn được sử dụng từ báo cáo hàng năm của SeABank Vũng Tàu, của ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được chia thành 03 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
- Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của SeABank Vũng Tàu trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho SeABank Vũng Tàu.
- 12 Chương 1- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1.
- Quan niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 1.1.1.
- Quan niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1.1 .
- Khái niệm về cạnh tranh Thế kỷ XX, nhiều lý thuyết cạnh tranh hiện đại ra đời như lý thuyết của Micheal Porter, J.B.Barney, P.Krugman.v.v… Trong đó, phải kể đến lý luận "lợi thế cạnh tranh" của Micheal Porter, ông giải thích hiện tượng khi doanh nghiệp tham gia cạnh tranh thương mại quốc tế cần phải có "lợi thế cạnh tranh" và "lợi thế so sánh".
- Ông phân tích lợi thế cạnh tranh tức là sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp, của quốc gia, còn lợi thế so sánh là điều kiện tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, môi trường tạo cho doanh nghiệp, quốc gia đó có thuận lợi trong sản xuất cũng như trong thương mại.
- Ông cho rằng lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, lợi thế cạnh tranh phát triển dựa trên lợi thế so sánh, lợi thế so sánh phát huy nhờ lợi thế cạnh tranh.
- Qua những quan điểm của các lý thuyết cạnh tranh trên cho thấy, nếu tiếp cận cạnh tranh ở giác độ kinh tế thì cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là vai trò tạo ra động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
- Theo đó có thể hiểu, cạnh tranh là đấu tranh để giành lấy thị trường tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ bằng những biện pháp ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh tế, chính trị, tâm lý… để tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo ra nhiều sản phẩm mới với năng suất và hiệu quả cao nhất.
- Trong một ngành kinh doanh, mọi điều kiện bên ngoài là bình đẳng, sau một chu kỳ nhất định ai giành được thị phần lớn nhất, có lợi nhuận cao nhất, phát triển một cách bền vững nhất thì người đó giành chiến thắng trong cạnh tranh.
- Tuy nhiên, trong cạnh tranh sẽ phát sinh ra người có khả năng cạnh tranh mạnh, người có khả năng cạnh tranh yếu hay sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh và sản phẩm có khả năng cạnh tranh yếu.
- Để có thể chiến thắng trong cạnh tranh thì các chủ thể cạnh tranh cần phải có khả năng cạnh tranh, mà khả năng cạnh tranh đó chính là 13 sức cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh.
- Các loại hình cạnh tranh Thực tế, có nhiều tiêu thức được sử dụng làm căn cứ để phân loại cạnh tranh.
- Căn cứ phổ biến thường dựa vào chủ thể tham gia thị trường, mức độ, tính chất cạnh tranh trên thị trường và phạm vi ngành kinh tế.
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua: đây là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật "mua rẻ, bán đắt".
- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: là cuộc cạnh tranh trên cơ sở của quy luật cung - cầu.
- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: đây là cuộc cạnh tranh chủ yếu trên thị trường với tính gay go và khốc liệt, cạnh tranh này có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp nhằm chiếm lĩnh thị phần, thu hút khách hàng và kết quả là hàng hoá gia tăng với chất lượng, mẫu mã đẹp hơn nhưng giá cả lại thấp hơn và có lợi cho người mua hơn.
- Những doanh nghiệp giành được thắng lợi trong cạnh tranh sẽ tăng được thị phần, tăng doanh thu bán hàng tạo ra lợi nhuận tăng và để mở rộng đầu tư sản xuất.
- Căn cứ vào hình thái và tính chất của cạnh tranh trên thị trường chia làm hai loại.
- Cạnh tranh hoàn hảo: là loại hình cạnh tranh có đặc điểm như: có vô số người bán, người mua độc lập với nhau (mỗi cá nhân đơn lẻ không có tác động tới giá cả trên thị trường).
- Cạnh tranh không hoàn hảo: Bao gồm cạnh tranh mang tính độc quyền và độc quyền tập đoàn.
- Cạnh tranh mang tính độc quyền là thị trường trong đó có nhiều hãng bán những sản phẩm tương tự (thay thế được cho nhau) nhưng được phân biệt khác nhau.
- Đặc 14 điểm của loại hình cạnh tranh này là sản phẩm đa dạng hoá: các hãng cạnh tranh với nhau bằng việc bán sản phẩm khác nhau về nhãn hiệu, mẫu mã, bao bì, các điều kiện dịch vụ đi kèm, chất lượng và danh tiếng, mỗi hàng là người sản xuất duy nhất với sản phẩm của mình.
- hình thức cạnh tranh chủ yếu là thông qua nhãn mác.
- Cạnh tranh mang tính độc quyền tập đoàn: khi đó thị trường chỉ có vài hãng bán những sản phẩm đồng nhất hoặc phân biệt (độc quyền tập đoàn phân biệt).
- Đặc điểm của độc quyền tập đoàn là chỉ có ít hãng cạnh tranh trực tiếp, các hãng phụ thuộc chặt chẽ (mỗi hãng khi ra quyết định phải cân nhắc cẩn thận xem hành động của mình ảnh hưởng như thế nào tới đối thủ cạnh tranh và sẽ phải ứng xử như thế nào.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất, tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó, trong đó các chủ doanh nghiệp tìm mọi cách để thôn tính lẫn nhau, giành giật khách hàng về phía mình, chiếm lĩnh thị trường.
- Biện pháp cạnh tranh của hình thức này chủ yếu là cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, giá trị cá biệt (giá trị xã hội), thu lợi nhuận siêu ngạch.
- Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành là làm cho kỹ thuật phát triển, điều kiện sản xuất trong một ngành thay đổi, giá trị hàng hoá được xác định lại, tỷ suất lợi nhuận giảm xuống, và doanh nghiệp nào chiến thắng sễ mở rộng được phạm vi hoạt động, doanh nghiệp thua sẽ mất thị phần, thu hẹp phạm vi hoạt động, thậm chí dẫn tới phá sản.
- Cạnh tranh giữa các ngành: là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành kinh tế khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn.
- Biện pháp cạnh tranh của hình thức này là hình thức chuyển dịch vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành có nhiều lợi nhuận hơn.
- Cạnh tranh giữa các ngành sẽ đem lại kết quả là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư ở các ngành khác nhau với cùng một số vốn bỏ ra chỉ thu được lợi nhuận như nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân cho tất cả các ngành.
- Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 15 Theo quan điểm thương mại truyền thống thì năng lực cạnh tranh được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất.
- Hiệu quả của các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh được đánh giá dựa trên mức chi phí thấp.
- Có quan điểm cho rằng năng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận và thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước, gắn năng lực cạnh tranh theo thị phần mà nó chiếm giữ.
- Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh là năng suất lao động, tổng năng suất các yếu tố sản xuất, công nghệ, chi phí nghiên cứu và phát triển, chất lượng và tính khác biệt của sản phẩm.
- Có quan niệm xem xét năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên khả năng sản xuất ra sản phẩm ở một mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến không có trợ cấp, gắn với ưu thế mà sản phẩm đưa ra thị trường đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững trước các đối thủ khác hay sản phẩm thay thế.
- Trong đó, phải kể đến lý luận "lợi thế cạnh tranh" của Micheal Porter, giáo sư nổi tiếng với chiến lược cạnh tranh ở Đại học Harvard (Hoa Kỳ) thì năng lực cạnh tranh liên quan tới việc xác định vị trí của doanh nghiệp để phát huy các năng lực độc đáo của mình trước các lực lượng cạnh tranh như: đối thủ hiện tại, đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm thay thế, nhà cung cấp và khách hàng, được thể hiện qua mô hình sau: Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt