« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình


Tóm tắt Xem thử

- Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh Hòa Bình, Sở Giao thông Vận tải Hòa Bình, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình, bạn bè và người thân trong gia đình đã tạo điều kiện về tinh thần, vật chất, thời gian.
- Tổng quan về dự án đầu tư.
- 3 1.1.1 Khái niệm đầu tư.
- 3 1.1.2 Các loại đầu tư.
- 4 1.1.3 Dự án đầu tư.
- 6 1.2 Quản lý dự án đầu tư.
- Khái niệm về quản lý dự án.
- Mục đích của quản lý dự án.
- 9 1.2.3 Trình tự quá trình quản lý dự án.
- Nội dung quản lý dự án.
- Các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư.
- Quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
- Đặc điểm các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách.
- Phân cấp quản lý các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách.
- Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn ngân sách.
- 20 1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách.
- Tình hình đầu tư các CTGT từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh Hòa Bình.
- Kết quả đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách của tỉnh Hòa Bình.
- Các dự án đầu tư CTGT thuộc nguồn vốn ngân sách của tỉnh Hòa Bình.
- Phân tích thực trạng QLDA đầu tư các CTGT từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh Hòa Bình.
- 41 2.3.1 Phân tích các chỉ tiêu kết quả đầu tư các CTGT.
- 41 2.3.2 Đánh giá kết quả công tác quản lý các dự án đầu tư công trình giao thông.
- Định hướng đầu tư các công trình giao thông của Hòa Bình đến năm 2020.
- Những yêu cầu, định hướng về đầu tư.
- Nâng cao năng lực chủ đầu tư và Ban quản lý dự án.
- Kết quả đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước từ năm .
- Các dự án đầu tư công trình giao thông thuộc nguồn vốn ngân sách tỉnh giai đoạn .
- Tiến độ các dự án đầu tư các CTGT sử dụng nguồn vốn ngân sách.
- Chất lượng các dự án đầu tư các công trình giao thông sử dụng.
- 49 Bảng 2.5 Dự toán các dự án đầu tư các công trình giao thông sử dụng.
- Kế hoạch đầu tư các dự án giao thông chuyển tiếp và dự án giao thông khởi công mới giai đoạn 2015-2020.
- QLDA : Quản lý dự án QLĐT : Quản lý đầu tư TMĐT : Tổng mức đầu tư GPMB : Giải phóng mặt bằng TVGS : Tư vấn giám sát.
- GTVT : Giao thông vận tải CĐT : Chủ đầu tư KHĐT : Kế hoạch đấu thầu.
- PMU : Ban quản lý dự án.
- Tính cấp thiết của đề tài Để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững thì hệ thống giao thông là một trong những công trình hạ tầng được ưu tiên đầu tư.
- Hàng năm ngân sách Nhà nước đầu tư một lượng vốn đáng kể cho các dự án xây dựng các công trình thuộc hệ thống giao thông.
- Trong những năm gần đây Hòa Bình đã tập trung vốn đầu tư để xây dựng, cải tạo hệ thống đường giao thông từ tỉnh lộ đến đường giao thông nông thôn, các dự án đầu tư xây dựng trong lĩnh vực giao thông thuộc nguồn ngân sách tỉnh trong thời gian qua đã hoàn thành và từng bước phát huy hiệu quả, đã cải thiện đáng kể việc đi lại của nhân dân cũng như các phương tiện tham gia giao thông và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
- Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại trong công tác QLDA đầu tư xây dựng một số công trình giao thông trên địa bàn tỉnh: chất lượng còn hạn chế, thời gian thực hiện còn bị kéo dài, tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB vẫn còn là vấn đề nhức nhối.
- Do vậy, việc tìm ra một mô hình quản lý dự án hay nói cách khác là tìm ra những giải pháp phù hợp trong công tác quản lý dự án trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
- Chính bởi lẽ đó, em đã chọn đề tài “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” làm đề tài luận văn Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh.
- Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu một số cơ sở lý luận cơ bản về công tác quản lý đầu tư các công trình giao thông có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
- Vận dụng những cơ sở lý luận đó để phân tích thực trạng QLDA các công trình giao thông sử 2 dụng vốn từ ngân sách Nhà nước và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLDA đầu tư các công trình giao thông sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu vào tình hình công tác QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông bằng vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn .
- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư các công trình xây dựng từ nguồn vốn NSNN.
- Chương 2: Phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- TTổổnngg qquuaann vvềề ddựự áánn đđầầuu ttưư KKhhááii nniiệệmm đđầầuu ttưư Hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế.
- Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư.
- Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
- Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.
- Từ đây có khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.
- Hoạt động đầu tư có những đặc điểm chính sau đây.
- Một đặc điểm khác của đầu tư là thời gian tương đối dài, thường từ 2 năm trở lên, có thể đến 50 năm, nhưng tối đa cũng không quá 70 năm.
- Những hoạt động ngắn hạn trong vòng một năm tài chính không được gọi là đầu tư.
- Thời hạn đầu tư được ghi rõ trong quyết định đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư và còn được coi là đời sống của dự án.
- Lợi ích do đầu tư mang lại được biểu hiện trên hai mặt: lợi ích tài chính (biểu hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua chỉ tiêu kinh tế xã hội).
- 11..11..22 CCáácc llooạạii đđầầuu ttưư Có nhiều cách phân loại đầu tư.
- Để phục vụ cho việc quản lý dự án đầu tư có các loại đầu tư sau đây: a) Theo chức năng quản lý vốn đầu tư - Đầu tư trực tiếp: là phương thức đầu tư trong đó chủ đầu tư trực tiếp tham gia quản lý vốn đã bỏ ra .Trong đầu tư trực tiếp người bỏ vốn và người quản lý sử dụng vốn là một chủ thể.
- Đầu tư trực tiếp có thể là đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam.
- Đặc điểm của loại đầu tư này là chủ thể đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư .
- Chủ thể đầu tư có thể là Nhà nước thông qua các cơ quan doanh nghiệp nhà nước.
- Đầu tư gián tiếp: là phương thức đầu tư trong đó chủ đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý vốn đã bỏ ra.
- Trong đầu tư gián tiếp người bỏ vốn và người quản lý sử dụng vốn không phải là một chủ thể.
- Loại đầu tư này còn được gọi là đầu tư tài chính như cổ phiếu, chứng khoán, trái khoán… 5 Đặc điểm của loại đầu tư này là người bỏ vốn luôn có lợi nhuận trong mọi tình huống về kết quả đầu tư, chỉ có nhà quản lý sử dụng vốn là pháp nhân chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư.
- b) Theo nguồn vốn - Đầu tư trong nước: Đầu tư trong nước là việc bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam của các tổ chức, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam.
- Đầu tư trong nước chịu sự điều chỉnh của Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
- Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam, dưới đây gọi tắt là đầu tư nước ngoài, là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào khác để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Đầu tư ra nước ngoài: Đây là loại đầu tư của các tổ chức hoặc cá nhân của nước này tại nước khác.
- c) Theo tính chất đầu tư - Đầu tư chiều rộng (đầu tư mới): Đầu tư mới là đầu tư để xây dựng mới các công trình, nhà máy, thành lập mới các Công ty, mở các cửa hàng mới, dịch vụ mới.
- Đặc điểm của đầu tư mới là không phải trên cơ sở những cái hiện có phát triển lên.
- Loại đầu tư này đòi hỏi nhiều vốn đầu tư , trình độ công nghệ và quản lý mới.
- Thời gian thực hiện đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu hồi đủ vốn lâu, độ mạo hiểm cao.
- Đầu tư chiều sâu: Đây là loại đầu tư nhằm khôi phục, cải tạo, nâng cấp, trang bị lại, đồng bộ hoá, hiện đại hóa, mở rộng các đối tượng hiện có.
- Là phương thức đầu tư trong đó chủ đầu tư trực tiếp tham gia quản trị vốn đã bỏ ra, đòi hỏi ít vốn, thời gian thu hồi vốn nhanh.
- d) Theo thời gian sử dụng: Có đầu tư ngắn hạn, đầu tư trung hạn và đầu tư dài hạn.
- 6 e) Theo lĩnh vực hoạt động: Có đầu tư cho sản xuất kinh doanh, đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đầu tư cho quản lý… f) Theo tính chất sử dụng vốn đầu tư - Đầu tư phát triển: Là phương thức đầu tư trực tiếp, trong đó việc bỏ vốn nhằm gia tăng giá trị tài sản.
- Đầu tư chuyển dịch: Là phương thức đầu tư trực tiếp, trong đó việc bỏ vốn nhằm chuyển dịch quyền sở hữu giá trị tài sản (mua cổ phiếu, trái phiếu.
- g) Theo ngành đầu tư - Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, điện nước) và hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, cơ sở thông tin văn hoá.
- Đầu tư phát triển công nghiệp: Nhằm xây dựng các công trình công nghiệp.
- Đầu tư phát triển dịch vụ: Nhằm xây dựng các công trình dịch vụ DDựự áánn đđầầuu ttưư 1.1.3.1 Khái niệm dự án đầu tư Theo luật đầu tư thì dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
- Như vậy dự án đầu tư có thể xem xét từ nhiều góc độ khác nhau.
- Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài.
- Trên góc độ kế hoạch, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho cho các quyết định đầu tư và tài trợ.
- 7 - Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
- 1.1.3.2 Yêu cầu của dự án đầu tư Để đảm bảo tính khả thi, dự án đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau.
- Tính khoa học: Thể hiện người soạn thảo dự án đầu tư phải có một quá trình nghiên cứu tỷ mỷ kỹ càng, tính toán thận trọng, chính xác từng nội dung của dự án đặc biệt là nội dung về tài chính, nội dung về công nghệ kỹ thuật.
- Tính khoa học còn thể hiện trong quá trình soạn thảo dự án đầu tư cần có sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn.
- Tính thực tiễn: Các nội dung của dự án đầu tư phải được nghiên cứu, xác định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư.
- Tính pháp lý: Dự án đầu tư cần có cơ sở pháp lý vững chắc tức là phù hợp với chính sách và luật pháp của Nhà nước.
- Muốn vậy phải nghiên cứu kỹ chủ trương, chính sách của Nhà nước, các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tư.
- Tính đồng nhất: Các dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư, kể cả các quy định về thủ tục đầu tư.
- Với các dự án đầu tư quốc tế còn phải tuân thủ quy định chung mang tính quốc tế.
- 1.1.3.3 Phân loại dự án đầu tư a) Theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư - Dự án đầu tư trong nước: Để tiến hành quản lý và phân cấp quản lý, tuỳ theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư, các dự án đầu tư trong nước được phân theo 3 nhóm A, B và C.
- Dự án có tổng mức đầu tư lớn hay nhỏ? Trong các nhóm thì nhóm A là quan trọng nhất, phức tạp nhất, còn nhóm C là ít quan trọng, ít phức tạp hơn cả.
- 8 - Đối với các dự án đầu tư nước ngoài: Gồm 3 loại dự án đầu tư nhóm A, B và loại được phân cấp cho địa phương.
- b) Phân theo trình tự lập và trình duyệt dự án Theo trình tự (hoặc theo bước) lập và trình duyệt, các dự án đầu tư được phân ra hai loại.
- c) Theo nguồn vốn Dự án đầu tư bằng vốn trong nước (vốn cấp phát, tín dụng, các hình thức huy động khác) và dự án đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài (nguồn viện trợ nước ngoài ODA và nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI).
- QLDA đầu tư là một quá trình phức tạp nó mang tính duy nhất không có sự lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào.
- Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, yêu cầu về số lượng và chất lượng khác nhau, tiến độ khác nhau, con người khác nhau,… thậm chí trong quá trình 9 thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ Chủ đầu tư

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt