« Home « Kết quả tìm kiếm

Trang 1 CHỦ THỂ VĂN HÓA VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- CH TH VĔN HÓA VI T NAM * H tọa độ ba chi u Giống như một điểm trong không gian, vị trí của một nền văn hóa trong xã hội phải được xác định bởi một hệ tọa độ.
- Một hệ tọa độ ba chiều: Thời gian văn hóa, Không gian văn hóa và Chủ thể văn hóa.
- Thời gian vĕn hóa được xác định từ khi một nền văn hóa hình thành cho đến khi tàn lụi.
- Nói chung, thời gian văn hóa không thể có ranh giới rạch ròi, nó là một khái niệm mờ.
- Thời điểm khởi đầu của một nền văn hóa là do thời điểm hình thành dân tộc (chủ thể văn hóa) quy định.
- Không gian vĕn hóa có phần phức tạp hơn : bởi lẽ văn hóa có tính lịch sử, cho nên trong văn hóa đã có cả yếu tố thời gian.
- Vì có tính thời gian cho nên không gian văn hóa liên quan đến lãnh thổ nhưng không đồng nhất với không gian lãnh thổ.
- Nó bao quát tất thảy những vùng lãnh thổ mà ở đó dân tộc đã tồn tại qua các thời đại.
- Do vậy, không gian văn hóa bao giờ cũng rộng hơn không gian lãnh thổ.
- Không gian văn hóa cũng là một khái niệm mờ : không gian văn hóa của hai dân tộc ở cạnh nhau thường có phần chồng lên nhau, có miền giáp ranh.
- Để có được hình dung đầy đủ về không gian văn hóa của một dân tộc cụ thể, cần nắm được nguồn gốc và quá trình hình thành của dân tộc.
- Nghĩa là, cả thời gian văn hóa lẫn không gian văn hóa đều phụ thuộc vào việc xác định trục thứ ba của hệ tọa độ - chủ thể văn hóa.
- Nguồn gốc dân tộc Vi t Nam - ch th vĕn hóa Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu gần đây, người ta đã chia nhân loại thành hai khối quần cư lớn: Phi-Âu và Úc-Á , đó cũng chính là hai trung tâm hình thành chủng tộc cổ xưa nhất của loài người : Trung tâm phía Tây ở miền Đông-Bắc Phi và Tây-Nam Á, và Trung tâm phía Đông ở miền Đông Nam Á.
- Trung tâm phía Tây có hai đại chủng : Âu (Europeoid) và Phi (Negroid).
- Trung tâm phía Đông cũng có hai đại chủng : Á (Mongoloid) và Úc, hay phương Nam (Australoid, tiếng La-tinh Austra = phương Nam).
- Hai trung tâm này xuất hiện không đồng thời : trung tâm phía Tây có trước.
- Như vậy, có thể nói rằng chủ thể của văn hóa Việt Nam ra đời : (a) trong phạm vi của trung tâm hình thành loài người phía Đông: và (b)trong khu vực hình thành của đại chủng phương Nam.
- Chesnov (1976) viết - Đông Nam Á đã là một trong những cái nôi hình thành loài người.
- Đây chính là địa bàn hình thành đầu tiên của đại chủng phương Nam".
- CN (sơ kì đồ đá cũ), tức là chính vào khoảng thời gian hình thành trung tâm phía Đông- cái nôi thứ hai của loài người.
- ở vùng châu thổ sông Cửu Long đã hình thành một "cầu lục địa".
- Trên nền của những sự kiện trên, trong những giai đoạn tiếp theo, quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam có thể được hình dung theo ba giai đoạn : a) Vào thời đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm về trước), có một dòng người thuộc chủng Mongoloid từ vùng Tây Tạng thiên di về phía đông nam, tới vùng nay là Đông Dương thì dừng lại.
- Quá trình chia tách này tiếp tục diễn tiến, dần dần đã dẫn đến sự hình thành các dân tộc cụ thể (cùng với sự chia tách ngôn ngữ), trong đó người Vi t đã tách ra từ khối Việt- Mường chung vào khoảng cuối thời Bắc thuộc (tk.
- Cuộc sống biệt lập khiến cho khối người này lưu giữ được nhiều hơn những đặc điểm của truyền thống văn hóa cổ gần gũi với cư dân các hải đảo.
- Kết hợp các cứ liệu nhân chủng học với các cứ liệu ngôn ngữ học, có thể sơ bộ hình dung bức tranh về nguồn gốc các dân tộc Đông Nam Á như sau : Như vậy, người Việt và tuyệt đại bộ phận các dân tộc Việt Nam đều xuất phát từ cùng một nguồn gốc chung là nhóm loại hình Indonésien, chính điều đó đã tạo nên tính thống nhất - một tính thống nhất trong sự đa dạng - của con người và văn hóa Việt Nam, và rộng hơn là toàn vùng Đông Nam Á.
- Trong sự đa dạng chung đó lại luôn có tính thống nhất bộ phận : của người Việt-Mường và các dân tộc cùng gốc Nam-Á - Bách Việt