« Home « Kết quả tìm kiếm

BẢO TỒN VA PHAT HUY GIA TRỊ VAN HOA CỦA HỆ THỐNG DI TICH TIN NGƯỠNG TON GI


Tóm tắt Xem thử

- BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VÀ CHỨC NĂNG CỦA QUẦN THỂ DI TÍCH TÍN NGƯỠNG - TÔN GIÁO VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CƯ DÂN CÙ LAO PHỐ TRONG BỐI CẢNH ĐƯƠNG ĐẠI Nguyễn Thị Toàn Thắng1 Đô thị hóa – Hiện đại hóa là một quá trình có tính tất yếu trong bối cảnh hiện nay ở nhiều địa phương trong cả nước.
- Sự thay đổi bối cảnh ít nhiều sẽ có sự tác động đến hệ thống các di sản văn hóa của địa phương.
- Chính vì lẽ đó, tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các di sản văn hóa nói chung, di tích văn hóa nói riêng là một nhiệm vụ mang tính cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.
- Điều đó cho thấy, quá trình đô thị hóa đã có sự tác động lên vùng đất lịch sử văn hóa này, nhưng sự tác động đó chưa thật sự mạnh mẽ và hiệu quả như mong muốn của các nhà quản lý.
- Hiện tại, cù lao Phố vẫn là một vùng bán nông thôn, tách biệt với sự phát triển đô thị hóa mạnh mẽ của thành phố Biên Hòa, vẫn tồn tại đồng thời hai không gian sống trong cùng một thiết chế quản lý xã hội hành chính.
- Tuy nhiên, những tàn dư của văn hóa làng xã vẫn còn lưu giữ trong cách giao tiếp và ứng xử của những người dân trong khu vực này.
- Trừ những người giàu có sống tách biệt trong những ngôi nhà cao tầng và biệt thự, phần còn lại rất cởi mở và quan tâm đến cộng đồng xung quanh, thái độ thân thiện và đôn hậu vẫn còn được lưu giữ.
- Trong khi đó, khu vực 2 vẫn còn bảo lưu không gian văn hóa và cấu trúc xã hội gần giống truyền thống.
- Với sự phân hóa về mặt không gian của bối cảnh văn hóa như trên, chức năng và các giá trị của hệ thống di tích phân bố trong bối cảnh văn hóa đó cũng có nhiều sự tác động khác biệt.
- chung lại, hiện tại các di tích tín ngưỡng tôn giáo tại cù lao Phố còn lưu giữ các giá trị cụ thể sau: giá trị lịch sử, giá trị khoa học, giá trị văn hóa và giá trị xã hội.
- Trong các loại giá trị này, giá trị xã hội chịu sự định đoạt của yếu tố chức năng mạnh mẽ nhất, và nó cũng trở thành phương tiện đưa di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử - văn hóa nói riêng vào trong đời sống đương đại.
- Theo định nghĩa của Durkheim, “chức năng” của một thiết chế xã hội là sự tương ứng giữa nó với những nhu cầu (t.Pháp: besoins) của cơ thể xã hội (social organism).
- Như vậy, khái niệm chức năng bao hàm quan niệm về một cấu trúc (structure) gồm một tập hợp các quan hệ (set of relations) giữa những thực thể đơn vị (unit entities), sự liên tục của cấu trúc được duy trì bởi quá trình đời sống được tạo thành từ những hoạt động của các đơn vị cấu thành.2 Khi xem xét mối quan hệ giữa quần thể di tích tín ngưỡng – tôn giáo ở cù lao Phố và các nhóm cộng đồng có liên quan đến quần thể các di tích này chính là ta đang xem xét giá trị của chúng trong mối quan hệ với cấu trúc xã hội đã được thiết lập đối với cộng đồng, trong mối quan hệ tương tác với chúng thông qua các chức năng phục vụ nhu cầu của cộng đồng mà chúng đã đảm nhận.
- Chẳng hạn, với cộng đồng người Việt, ngôi đình đảm nhận ba chức năng cơ bản: hành chính, tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa cộng đồng, hay Thất Phủ cổ miếu của cộng đồng người Hoa với các chức năng đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa, liên kết các nhóm nhỏ trong một cộng đồng lớn thông qua tất cả các hoạt động có liên quan với di tích….Tuy nhiên, chức năng cũng giống như giá trị, nó không bất biến và nhất quán xuyên qua các cấu trúc xã hội.
- khác nhau, đương nhiên chức năng của đối tượng tương tác với cộng đồng sẽ có những biến đổi khác so với những chức năng mà nó đã đảm nhận trước đó.
- Để làm sáng tỏ vấn đề này bằng những kết quả thực tế, tôi lựa chọn bốn đối tượng tiêu biểu và nổi bật trong toàn hệ thống di tích đã được khảo sát để nghiên cứu sâu.
- Xét về tính đại diện, bốn đối tượng trên thỏa các tiêu chí sau: có dữ liệu lịch sử tương đối đầy đủ, có sức hút đối với cộng đồng, được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa bởi cơ quan quản lý nhà nước, được đưa vào khai thác du lịch và được xem là những biểu tượng văn hóa của Cù lao Phố nói riêng, tỉnh Đồng Nai nói chung.
- Radcliffe-Brown (1965), Structure and Function in Primitive Society (Cấu trúc và chức năng trong xã hội nguyên thủy.
- Trước tiên, tôi muốn phân tích những giá trị lưu tồn ở hai ngôi đình Bình Kính nơi có đền Thờ Nguyễn Hữu Cảnh và đình Bình Quan trong các chức năng hiện tại của chúng.
- Trong quá khứ đình Bình Kính từng đảm nhận các chức năng tương tự như các ngôi đình khác tại cù lao Phố, nhưng khi nó được lựa chọn trở thành nơi đặt đền thờ Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh, thì dường như nó chỉ còn lại chức năng cơ bản nhất là chức năng tín ngưỡng và lịch sử.
- Ngày nay người dân chung quanh hầu như chỉ nhắc đến tên gọi “đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh”, tính chính danh của một ngôi đình đã bị xóa đi trong ký ức của cộng đồng.
- Một khi di tích này mang danh của một ngôi đền thờ thần, thì lẽ dĩ nhiên chức năng của nó sẽ thiên về giá trị văn hóa, với vai trò đặt biệt của niềm tin và sự tín ngưỡng của cộng đồng đối với đối tượng được thờ cúng.
- Tuy nhiên, trong thực tế, giá trị nổi bật nhất của ngôi đền này lại là giá trị lịch sử.
- Bởi, những ký ức còn lưu lại trong cộng đồng đối với vị thần thờ trong ngôi đền là những ký ức thuộc về lịch sử.
- Ngôi đền là một biểu tượng biểu trưng cho lòng ngưỡng vọng về những đóng góp to lớn của một con người đã có công khai mở vùng đất mới, là người đã có công thiết lập nên hệ thống hành chính trên mảnh đất Nam Bộ, và ông cũng chính là người đã góp công gắn kết hai cộng đồng Hoa – Việt thông qua những ứng xử đầy nhân văn và giàu tính khoan dung.
- Với những công lao to lớn ấy, cộng đồng ngưỡng vọng ông như một vị anh hùng dân tộc hơn là một vị thánh hiển linh.
- Mặc dù, khi ông thác đi, triều đình đã phong thần cho ông, nhưng về cơ bản trong tâm thức của cộng đồng, ông không phải là một vị thần đầy quyền năng và siêu phàm.
- Cách thức ghi nhớ và thờ phụng Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh đối với cộng đồng cư dân ở Cù lao Phố mà nói giống như cách người ta ghi nhớ và thờ phụng tổ tiên của mình, những người đã cho họ cuộc sống hiện tại thông qua những đóng góp và hy sinh của người đó trong lịch sử.
- Ký ức lịch sử đè nặng trong tâm thức của người dân tạo nên giá trị tiêu biểu đặc trưng cho ngôi đền là giá trị lịch sử.
- Cộng đồng trân trọng di tích như trân trọng một chứng tích lịch sử hơn là một thiết chế của tín ngưỡng và niềm tin.
- Trong khi Thất Phủ cổ miếu cũng với đối tượng thờ phụng trung tâm là một vị tướng trong lịch sử Trung Hoa – Quan Công.
- Tuy nhiên, khi bước chân vào ngôi miếu, vị tướng này đã được cộng đồng huyền thoại hóa, thoát khỏi vị thế của một nhân vật lịch sử để hóa thân thành một thần linh, uy vũ và thiêng liêng với những năng lực siêu phàm.
- Mặt khác, ông là một vị quan của triều đình, của chính quyền nhà Nguyễn.
- Trong khi, Quan Công lại có một sự nghiệp không suôn sẻ, thành công và thất bại đan xen, ông ta cũng làm quan, là võ tướng của một triều đình, nhưng đó là một triều đình chưa thiết lập được vị thế chính trị độc lập, chưa có quá trình xây dựng chế độ và quyền cai trị lên quần chúng, xuất thân từ tầng lớp bình dân, và tham gia vào cuộc chiến đấu tranh cho chính nghĩa, thể hiện ước mơ hòa bình, thịnh trị của quần chúng nhân dân.
- Trong tâm thức của dân tộc Trung Hoa, Quan Công đã trở thành một huyền thoại lịch sử, trở thành điểm tựa tinh thần cho những niềm tin về những giá trị đạo đức tốt đẹp nhất của cuộc sống.
- Chính vì lẽ đó, ông đã đi vào tâm thức của cộng đồng người Hoa như một linh thánh và trở thành điểm tựa tinh thần cho họ trên cả những bước đường lưu lạc tha hương.
- Có thể vì lẽ đó, mà thực sự, mặc dù là một di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, nhưng so với các di tích còn lại trong vùng, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh không quá cuốn hút, không quá hào nhoáng, không quá cô độc….di tích vẫn là một biểu tượng lịch sử, vẫn là một điểm đến, nhưng chỉ là một điểm đến thuộc về lịch sử, nơi để những thế hệ sau tìm đến những ký ức lịch sử xa xăm và thiếu khả năng liên kết với nhu cầu hiện thực của họ trong cuộc sống.
- Do đó, xét trên những yếu tố đã phân tích ở trên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh thực sự không hoàn toàn là một di tích tín ngưỡng cộng đồng.
- Chính xác hơn, chúng ta có thể gọi, đây là một di tích lịch sử của cộng đồng.
- Trong khi đó, đình Bình Quan, dẫu chỉ là một di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, nhưng thực tế, ngôi đình này lại có những giá trị với những chức năng đa dạng hơn.
- Với nến tảng ban đầu là một ngôi nhà vuông của cộng đồng, một thứ “công sở” của ấp, là điếm canh của những người giữa nhiệm vụ canh giữ an ninh cho xóm ấp, là nơi hội họp của bà con trong xóm ấp, là nơi để các dụng cụ âm khí cho đội trợ táng.
- Đương nhiên chức năng của nó hoàn toàn rất thế tục và mang tính chất hành chính.
- Với sự tiến hóa về mặt tên gọi, di tích này có thêm chức năng mới, chức năng phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng.
- Trải qua các biến cố lịch sử, ngôi đình vừa là một ngôi đình làng thờ cúng thần thành hoàng, các vị thần trong tín ngưỡng dân gian, vừa kiêm thêm chức năng là một nơi thờ cúng liệt sĩ, những người con của vùng đất này đã chiến đấu và hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Đương nhiên, lý do khiến cho ngôi đình kiêm thêm chức năng đặc biệt này thể hiện ở sự lựa chọn của cộng đồng đối với ngôi đình trong cả quá khứ và hiện tại.
- Trong thời kỳ chiến tranh, nơi đây được lựa chọn là địa điểm nuôi giấu cán bộ cách mạng, là một căn cứ địa cho hoạt động cách mạng của địa phương.
- Chính chiến tranh, và nhu cầu bảo vệ đã khiến cho cộng đồng trao thêm một sứ mệnh lịch sử cho ngôi đình của họ.
- Sau chiến tranh, dựa trên những đóng góp của di tích với lịch sử, cộng đồng đã trao cho ngôi đình thêm một chức năng mới, vừa mang tính lịch sử, vừa thể hiện tâm thức truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, ghi nhớ và tri ân với những người đã cống hiến, hy sinh để bảo vệ làng xã, bảo vệ đất nước.
- Diễn trình hệ thống hóa các chức năng của đình Bình Quan khá kỳ lạ so với những ngôi đình xung quanh.
- Hiện tại, ngôi đình này cũng là một di tích tín ngưỡng cộng đồng có những biểu hiện đặc biệt nhất so với các thiết chế tín ngưỡng cộng đồng khác ở Cù lao Phố.
- Thông qua những dữ liệu lịch sử và biểu hiện bên ngoài, chúng ta dễ dàng cho rằng giá trị nổi bật của di tích này chính là giá trị lịch sử và văn hóa.
- Tuy nhiên, thông qua những nghiên cứu điền dã, chúng tôi nhận thức rằng giá trị hiện tồn có ý nghĩa mạnh mẽ nhất của di tích đối với cộng đồng chính là giá trị xã hội của nó.
- Để đo lường giá trị xã hội của di tích, bắt buộc chúng tôi phải xâm nhập vào cộng đồng để quan sát và đánh giá mục đích và nhu cầu của họ khi họ gắn kết với di tích.
- Như đã giới thiệu ở phần trước, nhóm cộng đồng cư dân tập trung sống xung quanh ngôi đình này gần như tất cả đều có mối quan hệ thân tộc với nhau, nhà cửa được xây dựng xung quanh ngôi đình, những người tham gia vào ban quản lý di tích, ban quý tế…đều có mối quan hệ thân tộc và hàng xóm láng giềng với nhau.
- Vì vậy, chúng tôi nhận thấy, hiện tại, một trong những chức năng quan trọng nhất của ngôi đình này là chức năng liên kết cộng đồng.
- Nhờ đó chức năng giáo dục và kế thừa các giá trị văn hóa, các chuẩn mực, các khuôn mẫu của cộng đồng được tiếp nối cho các thế hệ kế tiếp.
- Khi các thành viên trong nhóm cộng đồng được kết nối, họ gắn bó với nhau hơn và ý thức bảo vệ, duy trì, tiếp nối các giá trị truyền thống được nâng cao, giúp cho họ tự giác học hỏi, tự giác thực hành để bảo vệ các giá trị tốt đẹp ấy.
- Tôi nhận thấy, ý thức gieo trồng các giá trị truyền thống, các chuẩn mực ứng xử cho thế hệ tiếp nối dường như là một sự sắp đặt có chủ ý và bài bản.
- Điểm cần nhấn mạnh ở đây là chức năng giáo dục và chức năng kế thừa đã được phát huy một cách có hiệu quả nhất để duy trì sức hấp dẫn của ngôi đình với các thế hệ sau của cộng đồng.
- Ngoài chức năng là một thiết chế sinh hoạt và gắn kết cộng đồng, ngôi đình vẫn lưu giữa chức năng tín ngưỡng, dẫu yếu tố này không thể hiện quá nổi bật.
- Nhưng sâu thẳm trong tâm thức của cộng đông nơi đây, ngôi đình giống như một ngôi nhà thờ lớn của cộng đồng.
- Niềm tin và sự tín ngưỡng của cộng đồng có sự tha hóa, sự tha hóa được hiểu theo hướng tích cực nhất của nghĩa gốc, đó là sự biến đổi khác đi, tất cả đều phụ thuộc vào nhu cầu và chức năng cung ứng nhu cầu.
- Khác với đình Bình Quan, giá trị nổi bật ra bên ngoài của Thất Phủ cổ miếu chính là các giá trị thuộc về tín ngưỡng và văn hóa, nhưng ẩn sâu bên trong, ngôi cổ miếu là một thiết chế cố kết cộng đồng người Hoa với lịch sử, văn hóa truyền thống của cộng đồng và cả những quan hệ xã hội với những nhu cầu rất hiện đại.
- Cũng giống như tại đình Bình Quan, khi có các hoạt động lễ hội, các nhóm cộng đồng người Hoa sẽ tụ họp về miếu, tổ chức và phân công các nhiệm vụ cụ thể để phục vụ cho hoạt động lễ hội.
- Nhưng họ vẫn có sự phân định rạch ròi từng nhóm riêng biệt, sự phân định đó giúp họ bảo tồn các truyền thống và các giá trị riêng, đồng thời cũng xác định sự độc lập tương đối của họ với cộng đồng chung.
- Trong tổng thể, họ đoàn kết và gắn bó với tư cách là cộng đồng người Hoa, những lưu dân tha hương nơi đất khách, nhưng xét từ văn hóa và cộng đồng thì họ luôn có ý thức bảo lưu những đặc trưng riêng.
- Đây là một biểu hiện nhị nguyên của hai quá trình hội tụ và phân ly văn hóa của cộng đồng người Hoa.
- Xét một mặt nào đó, ngôi cổ miếu này giữ vai trò hội tụ và thống nhất truyền thống văn hóa cho các nhóm cộng đồng người Hoa.
- Nó là một biểu tượng của sự đoàn kết và thống nhất đặc điểm văn hóa chung nhất.
- Đây chính là một trong những chức năng quan trọng định hình nên các giá trị cho di tích, đồng thời cũng là yếu tố quyết định sức sống của di tích.
- Trong 4 di tích tiêu biểu được lựa chọn để phân tích trong phần nội dung này, chùa Đại Giác là di tích tôn giáo duy nhất được xem xét như một đại diện cho các ngôi chùa còn lại trong khu vực.
- Với tư cách là một di tích tôn giáo, những người theo quan điểm Mác-xít ắt hẳn sẽ cho rằng ngôi chùa này là một nơi thực hiện chức năng “đền bù hư ảo” và định hình “thế giới quan” cho những tín đồ tìm đến như bao ngôi chùa khác trên đất nước này.
- Song, sự giản đơn trong nhận thức sẽ khiến chúng ta bỏ sót những vấn đề quan trọng ẩn tàng phía sau những biểu hiện tưởng chừng phổ quát nhất của một di tích tôn giáo.
- Xét về mặt lịch sử, đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất xứ Đồng Nai, với nhiều huyền thoại, cổ vật và những câu chuyện lịch sử gắn với các bậc cao tăng và quý tộc của vương triều Nguyễn.
- Với những dấu ấn đặc biệt thuộc về lịch sử, di tích tôn giáo này dễ tạo cho người khác cảm giác đây là một chứng tích của lịch sử chính trị, của quá trình chuyển giao thể chế chính trị, chuyển từ hình thức chính quyền cát cứ sang chính quyền phong kiến tập quyền của nhà Nguyễn.
- Chức năng lịch sử của chùa Đại Giác đã được phục dựng và trở thành yếu tố nổi bật nhất để được thừa nhận là một di tích lịch sử văn hóa.
- Song, như đã trình bày ở những phần trước đó, lịch sử và những ký ức lịch sử tuy rất quan trọng và cực kỳ quan trọng đối với một di tích, nhưng nó không đủ sức mạnh để kéo dài cuộc sống của di tích từ bối cảnh này sang bối cảnh khác.
- Chức năng lịch sử góp phần nâng cao vị thế cho một di tích.
- Nhưng sức sống và sự nối tiếp những giá trị của di tích lại phụ thuộc vào những chức năng khác của di tích đó.
- Đương nhiên, chức năng cung ứng niềm tin và đáp ứng nhu cầu thực hành tâm linh vẫn là chức năng quan trọng nhất đối với một cơ sở tôn giáo.
- Hòa cùng xu hướng chung của đời sống thế tục, thông qua những hoạt động cụ thể, các ngôi chùa ở cù lao Phố và Biên Hòa – Đồng Nai nói chung, chùa Đại Giác nói riêng còn thực hiện các chức năng xã hội trên từng lĩnh vực cụ thể của đời sống như góp phần giảm thiểu sự cách biệt và phân hóa xã hội qua những hoạt động từ thiện như tổ chức bếp ăn từ thiện phục vụ cơm chay cho người nghèo, phát gạo cho người nghèo vào các rằm lớn như rằm tháng 7….Tuy nhiên, với những giới hạn tương đối của một cơ sở tôn giáo, nên các hoạt động mang tính cộng đồng chỉ nằm trong nhóm đối tượng hạn chế là những Phật tử của chùa.
- So với các đối tượng di tích tín ngưỡng cộng đồng, các di tích tôn giáo luôn có những khác biệt và giới hạn nhất định về mặt chức năng, tuy những chức năng cơ bản về lịch sử, văn hóa, xã hội vẫn hội tụ trong các nhóm di tích này, nhưng với những đối tượng tương tác khác nhau, các giá trị được hình thành cũng khác nhau đối với từng loại hình di tích.
- Dù mỗi loại hình di tích có những chức năng và giá trị riêng biệt cả trong truyền thống và bối cảnh đương đại, nhưng tất cả những yếu tố đó đã góp phần tạo nên sức hút và sức sống cho mỗi loại hình di tích ở cù lao Phố.
- Những yếu tố này không phải là những khuôn mẫu chủ quan của một thể chế chính trị hay sự qui ước cứng nhắc từ những người nắm giữ di tích.
- Nó là sự lựa chọn có tính khách quan của các nhóm cộng đồng cùng lúc giữ hai vai trò chủ thể và khách thể văn hóa đối với quần thể các di tích tín ngưỡng – tôn giáo nói trên.
- Qua những phân tích trên, để bảo tồn và phát huy tốt các giá trị đặc sắc của các loại hình di tích tín ngưỡng tôn giáo ở cù lao Phố, cần lưu ý đến các yếu tố tạo nên sức hút của các di tích như: khả năng kết nối cộng đồng, mức độ ảnh hưởng và khả năng đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng, điều kiện kinh tế, sự quan tâm của chính quyền địa phương….
- Để thực hiện tốt các chức năng trên của di tích chính quyền và các cơ quan quản lý cần quan tâm đến việc tôn trọng tiếng nói đa thanh trong hoạt động bảo tồn.
- Đồng thời phải thực hiện song hành hoạt động bảo tồn với hoạt động phát huy các giá trị văn hóa: phải xem hoạt động bảo tồn di sản văn hóa là hoạt động vì cộng đồng và gắn với cộng đồng để khuyến khích cộng đồng cùng tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của di tích.
- các di tích tín ngưỡng – tôn giáo được lựa chọn luôn là yếu tố phản ánh các khía cạnh của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và khoa học – kỹ thuật của cộng đồng trong quá khứ, đồng thời thể hiện khả năng gắn kết với cộng đồng trong bối cảnh hiện tại và tương lai.
- Do đó, bản thân di tích vừa tích hợp các thông điệp của quá khứ, những khát vọng và mong ước của cộng đồng đối với thế giới tâm linh, vừa là nơi ghi nhận bảng giá trị tinh thần của một cộng đồng xã hội.
- Khi xem các di tích tín ngưỡng – tôn giáo như những thực thể sống động tồn tại song hành cùng cuộc đời sống xã hội của cộng đồng, thì quá trình bảo tồn và phát huy di tích cần lưu ý tạo dựng không gian văn hóa cộng đồng với những hoạt động sống động như hoạt động của một bảo tàng (tổ chức, sắp đặt, thu hút khách tham quan.
- Đi cùng với bảo tồn di tích bao giờ cũng phải hướng đến phát triển văn hóa.
- Tích lũy các giá trị mới phù hợp và loại trừ những giá trị, những hoạt động không phù hợp là yếu tố cũng cần hướng đến ở các di tích.
- Một di tích tín ngưỡng – tôn giáo có thể tồn tại và phát huy hết sức sống của nó khi và chỉ khi chúng ta ý thức gắn kết hoạt động bảo tồn di sản vật thể với di sản văn hóa phi vật thể.
- Để bảo tồn và phát huy tốt quần thể các di tích ở cù lao Phố, chính quyền địa phương và các cấp quản lý phải giữ vai trò lãnh đạo, hướng dẫn các chuyên gia và nhân dân cùng tham gia xây dựng không gian văn hóa sinh thái.
- Gắn kết hoạt động sống của cộng đồng với hoạt động bảo tồn di tích.
- Đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng để tạo nên sức sống và sức hút bền vững cho di tích.Trong bối cảnh đời sống của người dân chịu nhiều sự tác động của nền kinh tế thị trường, bảo tồn di sản văn hóa cần lưu ý đến hiệu quả kinh tế, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống về vật chất và đời sống tinh thần cho nhân dân.
- Trần Hồng Liên (2010), Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật Giáo Việt Nam, Tổng Hợp, Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Thịnh (2012), Di sản văn hóa Việt Nam bản sắc và những vấn đề về quản lý, bảo tồn, Xây Dựng, Hà Nội.
- Trần Thị Hồng Yến (2013), Biến đổi về xã hội và văn hóa ở các làng quê trong quá trình đô thị hóa tại Hà Nội, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr36