« Home « Kết quả tìm kiếm

Kỹ Thuật Bào Chế Và Sinh Dược Học Các Dạng Thuốc Tập 1 - p2


Tóm tắt Xem thử

- Chương 3 THUỐC TIÊM - THUỐC NHỎ MAT THUỐC TIÊM MỤ TIÊU 1.
- Trình bày được định nghĩa, phân loại thuốc tiêm.2.
- Phăn tích được các ưu nhược điểm của dạng thuốc tiêm.3.
- công thức thuốc tiêm.4.
- Phăn tích được tác dộng của từng loại dung môi thường dùng trong bào chế thuốc tiêm đến độ ổn định, độ an toàn và sinh khả dụng của thuốc.5.
- thuốc tiêm.8.
- Trình bày được sơ đồ các giai đqạn pha chế thuốc tiêm dung dịch, thuốc tiêm hỗn dịch, thuốc tiêm đông khô.9.
- lượng của thuốc tiêm.10.
- Phân tích được ảnh hưởng của các yếu tô dược học và sinh học đến sinh khả dụng của thuốc tiêm.11.
- Phân tích được vai trò và trình tự pha chế một sô công thức thuốc tiêm đã trích dẫn.
- Định nghĩa Thuốc tiêm là những chế phẩm vô khuẩn, có thể là dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương hoặc bột khô khi tiêm mới pha lại thành dung dịch hay hỗn dịch để tiêm vào cơ thể theo những đường tiêm khác nhau.103 2.
- Do vậy, nhà bào chế cần phải biết được yêu cầu, đặc điểm của từng đường tiêm thuốc để vận dụng khi nghiên cứu xây dựng công thức, trong sản xuất, cũng như hướng dẫn sử dụng các chế phẩm thuốc tiêm một cách có hiệu quả và an toàn nhất.Các đường tiêm thường gặp:- Tiêm trong da: Thuôc được tiêm vào giữa lớp trong cùng và lớp ngoài cùng của da.
- Không được tiêm dưới da các thuốc tiêm hỗn dịch nước hoặc dầu, các thuốc tiêm dung dịch gây đau hoặc kích ứng tại chô.- Tiêm bắp: Thuốc được tiêm vào bó sợi cơ nằm dưói da.
- Phần lớn các dạng thuốic tiêm như dung dịch nước hay dầu, hỗn dịch nước hay dầu, nhũ tương D/N hay N/D đều có thể tiêm bắp.
- Các thuốc tiêm bắp cần phải đẳng trương.- Tiêm tĩnh mạch : Thuốc được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, 100% lượng dược chất có trong liều thuốic được đưa trực tiếp vào máu không qua giai đoạn hấp thu và được phân bô ngay đến nơi tác dụng, gây ra các đáp ứng sinh học gần như tức thời.
- Ví dụ thuốc tiêm talazolin hydroclond - một thuốíc dãn mạch ngoại vi hoặc một số thuốc cản quang khi chiếu chụp thận hoặc một số thuốc điều trị ung thư cần tập trung nồng độ thuốc cao tại nơi bị bệnh.
- Thuốc tiêm động mạch phải đẳng trương, không có chất gây sốt và tuyệt đôi không được có chất sát khuẩn.104 - Tiêm trực tiếp vào cơ tim: Chỉ áp dụng trong trường hợp cấp cứu khi sự sông của người bệnh bị đe doạ và chỉ áp dụng đối với các chất kích thích như adrenalin, isoprenalin.- Tiềm vào dịch não tuỷ: Thuốc được tiêm vào khoảng không dưới màng bọc cột sông (dịch não tuỷ), áp dụng khi gây tê cột sông (ví dụ bupivacain), điều trị bằng thuốic kháng sinh (như trường hợp tiêm streptomycin trong điều trị viêm màng não do lao).
- Thuốc tiêm vào dịch não tuỷ nhất thiết phải đẳng trương, không có chất gây sốt và không có chất sát khuẩn.- Tiêm vào khớp hoặc túi bao khớp: Nhằm phát huy tôi đa hiệu quả điều trị của thuốc tại chỗ.
- Thuốc tiêm nhất thiết phải đẳng trương.- Tiêm vào mắt: Có thể tiêm dưới kết mạc, tiêm vào tiền phòng, tiêm vào sau nhãn cầu.
- Phân loại thuốc tiêm Có nhiều cách phân loại thuốc tiêm:- Dựa theo đường tiêm thuốc: Thuốc tiêm dưới da, thuốc tiêm bắp, thuốc tiêm tĩnh mạch, thuốíc tiêm truyền tĩnh mạch.- Dựa theo hệ phân tán: Thuốíc tiêm dung dịch, thuốc tiêm hỗn dịch, thuốc tiêm nhũ tương, thuốc tiêm dạng bột vô khuẩn.- Dựa theo bản chất của dung môi: Thuốc tiêm nước và thuốic tiêm dầu- Dựa theo nguồn gốc và mục đích sử dụng'.
- Thuốc tiêm pha từ các hoá chất vô cơ hay hữu cơ, thuốc tiêm là các sản phẩm sinh học (vaccin, kháng độc tố), thuốc tiêm dùng để chẩn đoán bệnh (thuốc cản quang, thuốc nhuộm để kiểm tra chức năng của một số cơ quan nội tạng), thuốc tiêm có gắn chất phóng xạ dùng để chẩn đoán hav điều trị bệnh.- Dựa theo liều dùng : Thuốc tiêm liều nhỏ và thuốc tiêm liều lớn (thuốc tiêm dùng với liều > 100 mililít cho một lần tiêm truyền).
- Những ưu điểm và hạn chế của dạng thuốc tiêm Ưu điểm.
- Nhiều thuốc tiêm được tiêm trực tiếp vào máu (tiêm tĩnh mạch, tiêm động mạch) hoặc tiêm trực tiếp vào các cơ quan đích (tiêm vào tim, tiêm vào dịch não tuỷ).
- Thuốc tiêm được tiêm trực tiếp vào các mô, bỏ qua các hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể như da và niêm mạc, do đó thuốic tiêm phải là những chế phẩm vô khuẩn, tinh khiết để không gây tai biến cho ngưòi dùng thuốc.
- Vì vậy, để pha chế, sản xuất các chế phẩm thuốc tiêm đạt yêu cầu, phải tiến hành nghiên cứu xây dựng được công thức thuốíc tối ưu (có độ ổn định cao, có hiệu lực và an toàn), phải có hoá chất, dung môi đạt tiêu chuẩn để pha thuốc tiêm, phải có bao bì đạt tiêu chuẩn dùng đóng thuốc tiêm, phải có đầy đủ các điều kiện vê cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật phù hợp dùng cho pha chế, sản xuất thuốc tiêm và phải có nhân lực có trình độ chuyên môn phù hợp.- Chỉ những người có trình độ chuyên môn y học nhất định mới được phép tiêm thuốc cho người bệnh và cũng phải thực hiện nghiêm ngặt các yêu cầu vệ sinh vô khuẩn khi tiêm thuốc.- Dùng thuôc theo đường tiêm tốn nhiều thòi gian hơn so vói các đưòng dùng thuốc khác, có khi kéo dài nhiều giò như tiêm truyền tĩnh mạch và phải theo dõi sát tình trạng bệnh nhân trong suốt thời gian tiêm thuốc.- Gía của các chế phẩm thuốc tiêm thường cao hơn so với dạng thuốc khác.106 II.
- THÀNH PHẦN THUỐ TIÊM Trong một chế phẩm thuốc tiêm thường có 4 thành phần chính là:- Dược chất- Dung môi- Các thành phần khác- Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốícMuôn đưa ra được một chế phẩm thuốc tiêm có hiệu lực điều trị cao, ổn định và an toàn, trước hết cần phải có những thông tin khoa học về dược chất và các thành phần cần phối hợp trong một công thức thuổc tiêm.
- của dược chất, trên cơ sở đó mới có thể lựa chọn được dung môi và các chất thích hợp cần thêm vào thành phần của thuốc tiêm.Muốn pha thuốc tiêm vào mạch máu, dược chất nhất thiết phải hòa tan hoàn toàn trong nước.
- Đối với các thuốc tiêm dưới da hay tiêm bắp, thể tích tiêm một lần thưòng hạn chế từ 1 đến một vài mililít, do vậy cần chọn dược chất ở dạng có khả năng hòa tan tốt trong dung môi.
- Nếu dược chất có độ tan thấp trong dung môi thì có thể dùng hỗn hợp dung môi hoặc pha dưới dạng thuốc tiêm hỗn dịch.
- phải chọn dược chất ở dạng vừa có độ tan thích hợp, vừa ổn đạnh trong dạng thuốc.Trong trường hợp dược chất không ổn định khi pha ở dạng dung dịch nước thì cần bào chê thuôc tiêm ở dạng bột vô khuẩn bằng phương pháp kết tinh vô khuẩn, phun sấy vô khuẩn hoặc bào chế thành thuốc tiêm đông khô.107 Dung môi là những chất lỏng dùng để hòa tan hay phân tán dược chất tạo thành các dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương tiêm.Dung môi dùng để pha chế thuốc tiêm phải là những chất không có tác dụng dược lý riêng, tương hợp với máu, không độc, không gây kích ứng tại nơi tiêm thuôc, không ngăn cản tác dụng điều trị của thuốc, duy trì được độ tan, độ ôn đinh của dược chất ngay cả khi tiệt khuẩn ở nhiệt độ cao cũng như trong quá trình bảo quản chê phẩm thuôc, không bị ảnh hưỏng do sự thay đổi pH và phải đạt độ tinh khiêt cần thiết để pha thuốc tiêm.Dung môi thường dùng trong các công thức thuôc tiêm là nước, dầu thực vật, hay hỗn hợp các dung môi đồng tan với nước như glycerin, ethanol, propylen glycol, polyethylen glycol.
- Nước cất đế pha thuốc tiêm Nưóc là một dung môi lý tưởng được dùng để pha phần lớn các thuốc tiêm có chứa các dược chất khác nhau.
- Do nước tương hợp rất cao với các mô của cơ thê, bởi thế các thuốc tiêm dùng nước làm dung môi vừa dễ sử dụng, vừa an toàn hơn so với các loại dung môi khác.
- Nước dùng để pha thuốc tiêm được ghi trong Dược điển của các nước là nước cất.Theo Dược điển Việt Nam, nước để pha thuốc tiêm là nưóc cất vô khuẩn, không có chất gây sốt, được điều chế từ nưốc uống hoặc nước tinh khiết bằng phương pháp cất với thiết bị cất thích hợp, chứa trong bình kín và mới cất trong vòng 24 giờ.
- Nước cất đế pha thuốc tiêm phải đạt các yêu cầu theo chuyên luận “Nước để pha thuốc tiêm” của Dược điển Việt Nam III.Dược điển Mỹ 26 cho phép dùng cả nước cất và nước thẩm thấu ngược làm dung môi đê pha thuốic tiêm nhưng không được thêm chất sát khuẩn hay chất bảo quản.Để đánh giá độ tinh khiết hoá học của nước cất có thể dựa trên điện trở của mẫu nước cất đó.
- Trong những trường hợp này, nưốc cất để pha thuốc tiêm không được có C02hoà tan.
- Vì thế, cần dùng nước cất pha tiêm không có khí 02hòa tan để pha các thuốc tiêm này.Có thể loại khí C02và 02hòa tan trong nước cất pha tiêm bằng cách đun sôi nưốc trong khoảng 10 phút ngay trước khi pha hoặc sục khí N2.
- Hạn chê quá trình thủ}7phân đôi VỚI các dược chất dễ bị thủy phân trong nước, nhất là khi tiệt khuẩn chế phẩm ở nhiệt độ cao (ví dụ: các barbiturat).Tuy nhiên, các dung môi đồng tan với nước có thê gây kích ứng tại nơi tiêm hoặc làm lăng độc tính của thuốc, đặc biệt là khi dùng với lượng lốxi hoặc với nồng độ cao, do đó phải thử nghiệm cẩn thận khi lựa chọn các dung môi này làm dung môi trong một công thức thuốc tiêm.• Ethanol: Ethanol dùng làm dung môi pha thuốc tiêm phải là loại mới cất và trung tính.
- Vì vậy, hàm lượng ethanol dùng làm hỗn hợp dung môi trong một công thức thuốc tiêm không nên vượt quá 15%.
- Một vài dung dịch tiêm (digoxin, ergotamin, phenytoin) có chứa ethanol với nồng độ thấp.
- Nhưng cần lưu ý là propylen glycol có thể gây kích ứng mạnh chỗ tiêm, đặc biệt là khi tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.- Thuốc tiêm natri phenobarbital (BP1980) Natri phenobarbital 20 gDinatri edetat 0,02 gHỗn hợp dung môi (90 % propylen glycol và 10 % nước cất pha tiêm) vđ.
- 100 ml Natri phenobarbital tan tốt trong hỗn hợp dung môi và hầu như không bị thủy phân khi tiệt khuẩn thuốc tiêm bằng nhiệt.- Thuốc tiêm Co-trimoxazol (Glaxo Wellcome) Trimethoprim1,60 gSulfamethoxazol8,00 gPropylen glycol40 %Ethanol10 %Alcol benzylic1 %Diethanolamin0,3 % Natri metabisulfit0,1 % Natri hydroxyd vđ.
- Hay một hỗn hợp dung môi gồm 18% polyethylen glycol 400, 80 % propylen glycol và 2 % alcol benzylic được dùng làm dung môi để pha thuốc tiêm Lorazepam vừa tăng độ tan của dược chất, vừa độ ổn định chế phẩm.Lưu ý: Khi dùng PEG làm dung môi pha thuổc tiêm, PEG có thể bị phân hủy tạo ra íbrmaldehyd trong quá trình tiệt khuẩn chế phẩm bằng nhiệt, làm tăng độc tính của thuốc tiêm.
- Bảng 3.1: Độ tan của một vài steroid trong các dung môi khác nhau Dược chấtNướcDầu lạcEthyl oleatEthanol 95% Deoxycorton acetatKhông tan Oestradiol benzoatKhông tan ProgesterolKhông tan1/601/601/8TestosterolKhông tan Đê pha dung dịch thuốc tiêm có dược chất thực tế không tan trong nước nhưng tan trong dầu người ta dùng dầu thực vật, ethyl oleat, isopropyl myristat hay benzyl benzoat (dùng riêng rẽ hay kết hợp và đôi khi có thêm một tỷ lệ alcol nhất định) làm dung môi pha thuốc tiêm.Sử dụng dầu làm dung môi pha thuốc tiêm còn giúp tạo ra các chế phẩm thuốc tiêm có tác dụng kéo dài.
- Do sau khi tiêm, dược chất phải qua quá trình khuếch tán từ pha dầu sang pha nước của mô quanh vị trí tiêm, hòa tan lại vào pha nước rồi mối được hấp thu.Thuốc tiêm dầu chỉ được tiêm bắp, tuyệt đối không được tiêm mạch máu.
- Một số dầu có thể gây kích ứng hay phản ứng quá mẫn khi tiêm ở một sô' bệnh nhân, do vậy trên nhãn của sản phẩm thuốc tiêm dầu cần ghi rõ tên dầu thực vật đã dùng làm dung môi để pha thuốc tiêm đó.
- Dầu thực vật: Dầu dùng làm dung môi pha thuốc tiêm phải chuyển hoá được trong cơ thể, như vậy chỉ có thể dùng dầu thực vật mà không được dùng dầu khoáng.
- Ví dụ, theo Dược điển Mỹ 26, dầu để pha thuốc tiêm là dầu thực vật thu được băng phương pháp ép, tồn tại ở thể lỏng và trong suốt khi thử nghiệm ơ 10°c, có chỉ số xà phòng 185-200, chỉ sốiod 79-141, lượng acid béo tự do trong lOg dầu khi trung hòa bằng dung dịch natri hydroxyd 0,020 N không được quá 2,0 ml.Khi cân trung tính hoá dầu làm dung môi để pha thuôc tiêm, cân tiên hanh qua các bước:1.
- Thuốc tiêm pha với dung môi là ester ít nhớt hơn so với thuôc tiêm pha với dung môi dầu nên tiêm thuôc dễ dàng hơn, nhất là khi thòi tiết lạnh.• Bemỵl benzoat: Benzyl benzoat được dùng để làm tăng độ tan của steroid trong dầu, ví dụthuôc tiêm dimercaprol (BP 88):Dimercaprol 5gBenzyl benzoat 9,6 mlDầu thầu dầu vđ.
- ác thành phần khác trong công thức thuốc tiêm Đê đảm bảo chất lượng của các chê phẩm thuôc tiêm trong quá trình pha chê - san xuât, bảo quản và sử dụng (ổn định về vật lý, hoá học, bào chê, sinh khả dụng và an toàn), ngoài dược chất và dung môi, trong thành phần của đa số thuốc tiêm cần có thêm các thành phần khác.
- Đó là các chất chống oxy hoá, các châ't112 điều chỉnh pH, các chất sát khuẩn, các chất tạo phức, các chất làm tăng độ tan, các chất diện hoạt và các chất đẳng trương hóa thuốc tiêm.
- Các hóa chất này cũng phải là các hóa chất đạt yêu cầu chất lượng để pha thuốc tiêm.
- Do vậy, khi pha chếdung dịch thuốc tiêm mà dược chất ít tan trong dung môi phải áp dụng các biện pháp thích hợp để làm tăng độ tan của dược chất.Các biện pháp có thể áp dụng: 3.1.1.
- Ví dụ:- Natri benzoat hoặc natri salicylat được thêm vào thành phần thuốc tiêm cafein đê làm tăng độ tan của cafein trong nưóc: Thuốc tiêm cafein 7% (DĐVNIII)- Antipyrin hoặc uretan được dùng làm tăng độ tan của quinin hydroclorid trong thuốc tiêm quinin.- Ethylendiamin được dùng làm tăng độ tan của theophylin trong thuốc tiêm aminophylin.
- Nếu để ethylendiamin bay hơi mất, pH của dung dịch sẽ giảm, khi đó theophylin dạng ion sẽ chuyên thành theophylin tự do và tủa lại:Để ổn định độ tan của theophylin, khi pha thuốc tiêm aminophyhn vẫn phải có thêm ethylendiamin với tỷ lệ:Cafein Natri benzoat Nước cất pha tiêm vừa đủ7g 10 g 100 mlTheophylin + H.
- theophylinAminophylin Ethylendiamin 68,5%2,5 g 2,1 ml 113 - Các tác nhân treo (làm tăng độ nhớt của môi trường phân tán) như natri carboxymethylcellulose, povidon, sorbitol, manitol, nhôm monostearat, có tác dụng ngăn cản sự hình thành các tinh thể lớn trong quá trình bảo quản chê phẩm thuốc tiêm hỗn dịch.
- Các tá dược khác Để bào chế các chế phẩm thuốc tiêm ở dạng bột đông khô, nhất là khi lượng dược chất được dùng với liều rất nhỏ, tự nó không thể hình thành được bánh đông khô có hình dạng xác định, khi đó phải thêm vào thành phần của thuốc tiêm các tá dược độn.
- Bao bì đóng thuốc tiêm Bao bì đóng thuổc tiêm là một thành phần không thể thiếu để có một sản phẩm thuốc tiêm.
- Bao bì đóng thuốc tiêm có vai trò duy trì sự nguyên vẹn của chế phẩm thuốc tiêm, tạo điều kiện thuận lợi khi vận chuyển, bảo quản và sử dụng.Bao bì đóng thuốc tiêm có thể là ống tiêm thủy tinh được hàn kín sau khi đóng thuốc, cũng có thể là chai, lọ bằng thủy tinh được đậy kín bằng nút cao su và có chụp nhôm bên ngoài, cũng có thể là túi hay chai làm bằng chất dẻo, cũng có thể là hệ bơm - kim tiêm đóng sẵn ở trong (xem minh hoạ ở hình 3.2).
- Một số chế phẩm thuốc tiêm được đóng trong các loại bao bì khác nhau 129 Thuôc tiêm bắt đầu tiếp xúc với bao bì từ khi thuốc được đóng vào bao bì, chịu tác động của nhiệt trong quá trình tiệt khuẩn bằng nhiệt và tiếp xúc liên tục trong suốt quá trình bảo quản chế phẩm cho tói khi thuốc được sử dụng cho ngươi bệnh.
- Do vậy, việc lựa chọn bao bì có những đặc tính phù hợp với thuốc tiêm sẽ đóng vào bao bì đó là một bước rất quan trọng đê đảm bao chất lượng của thuốc.
- Bao bì đóng thuốc tiêm lý tưởng phải có các đặc tính.
- Có bề mặt bền vững ngay cả khi tiệt khuẩn ở nhiệt độ và áp suất cao đê không ảnh hưởng đến các thành phần có trong thuôc.- Có độ trong thích hợp đủ để phát hiện các tiểu phân, sự ô nhiễm và các biểu hiện biến chất của thuốc.- Có khả năng cản trở ánh sáng để bảo vệ dược chất dễ bị phân huỷ dưới tác động của ánh sáng.- Giá rẻ để có thể bỏ đi sau khi dùng hoặc dễ dàng rửa sạch để dùng lại.Thực tế, khó có loại bao bì nào có được đầy đủ các đặc tính nêu trên, vì thế nhà bào chế phải có kiến thức nhất định về một sô" vật liệu thường dùng làm bao bì thuốc tiêm như thủy tinh, chất dẻo, cao su, để có cơ sở lựa chọn bao bì thích hợp cho từng thuốc tiêm cụ thể.
- Bao bì đóng thuốc tiêm bảng thủy tinh Ưu điểm: Bao bì đóng thuốc tiêm bằng thủy tinh gần như trơ với hoá chất, không cho khí và hơi nước thấm qua, có bề mặt nhẵn dễ rửa sạch bằng nưốc, trong suốt nên rất thuận lợi cho việc đánh giá một sô' chỉ tiêu cảm quan của thuốc, có hình dạng ổn định ngay cả khi tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm ở 121°c hoặc nhiệt khô ở 260°c, có khả năng giữ được chân không hay khí trơ.
- Thành phần các loại thủy tinh dùng làm bao bì thuốc tiêm Thủy tinh được sản xuất bằng cách nung chảy silicat (Si02) lấy từ cát.
- Thành phần của thủy tinh dùng làm chai, ống đóng thuốc tiêm Thành phầnVai tròSi02Thành phần chính, rất bền về mặt hoá học b 2 o 3 Làm tăng độ bển của sản phẩmNa20Làm giảm nhiệt độ chảy, nhưng ion natri khá linh động k 20 Làm giảm nhiệt độ chảy, ion K* ít linh động so với ion Na* L ì 20 Làm giảm nhiệt độ chảy, ion Li* linh động hơn ion Na*CaOGiảm mức độ linh động của các ion kiềm ai 2 o 3 ốn định thủy tinhPbOỔn định thủy tinh Bao bì thủy tinh của các nhà sản xuất khác nhau có thành phần và tỷ lệ các oxyd kim loại rất khác nhau (bảng 3.9) nên có các đặc tính vật lý và hoá học cũng rất khác nhau.
- Na2S04+ 2 H+.(thủy tinh)Quá trình khử kiềm này không chỉ làm giảm nồng độ ion Na+trên bề mặt bao bì thủy tinh, mà còn làm tăng độ ổn định hoá học của thủy tinh, hạn chê sự hòa tan các thành phần khác trong thủy tinh vào thuốc tiêm.
- Quá trinh khử kiềm trên bề mặt thủy tinh cũng có thể dùng các khí acid như khí hydrocloric, hydroAuoric.131 Bao bì thủy tinh, với thành phần hoá học đã nêu, khi tiếp xúc vói nước, đặc biệt là các dung dịch thuốc tiêm có pH kiềm, cộng với tác động của nhiệt khi tiệt khuẩn, sẽ xảy ra quá trình thủy phân và hòa tan các chất kiểm từ bề mặt bao bì thủy tinh vào thuốc và có thể gây lóc thủy tinh (các mảnh thủy tinh mỏng, nhỏ bong ra từ bể mặt bao bì thủy tinh), nhất là thủy tinh kiềm (xem số liệu minh họa ở bảng 3.10).
- Lượng các chất bị hòa tan từ các loại bao bì thủy tinh khác nhau khi tiếp xúcvới nước ở 121 °c trong 1giờ Chất hoà tanHàm lượng (ppm)Thủy tinh borosilicatThủy tinh kiềm đã xử lý bể mặtThủy tinh kiểm Si Na B20 0,9-- Sự hòa tan các thành phần từ bề mặt bao bì thủy tinh sẽ làm tăng pH của thuốc tiêm và có thể gây ra các biến đổi trong chế phẩm như:- Xuất hiện tủa, gặp khi thuốíc tiêm có dược chất là muối alcaloid như strichnin sulfat, narcotin hydroclorid, ergotamin hydroclorid.
- Phân loại bao bì thủy tinh dùng đóng thuốc tiêm Dược điển Việt Nam III (2002) đã có chuyên luận về bao bì thủy tinh dùng cho chế phẩm dược.
- Cũng như Dược điển Anh 2001 và Dược điển Mỹ Dược điển Việt Nam III chia bao bì thủy tinh làm 3 loại:- Thủy tinh loại I là thủy tinh borosilicat hay thủy tinh trung tính.132 - Các chất hoá cứng bởi nhiệt (thermosets) là những chất chỉ mềm dẻo trong khi chế tạo đồ vật và trở nên cứng vĩnh viễn, chúng không thể mềm dẻo trở lại khi làm nóng nên ít được sử dụng làm vỏ đựng thuốíc.Các polyme được sử dụng phổ biến nhất làm bao bì thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền và thuốc nhỏ mắt là: polyethylen cả ba loại : tỷ trọng thấp (LDPE), tỷ trọng trung bình (MDPE) và tỷ trong cao (HDPE), polypropylen, polyvinyl clorid, ethylen - vinyl acetat đồng polyme.Các polyme có thể có cấu trúc mạch thẳng và cấu trúc mạch nhánh tạo thành cấu trúc không gian ba chiều, tuỳ thuộc vào cấu trúc của monome tạo nên polyme đó.
- Kiểm tra chất lượng bao bì chất dẻo dùng đóng thuốc tiêm Trong quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa bao bì bằng chất dẻo với thuôc chứa trong nó rất có thể xảy sự tương tác giữa thuốc với bao bì và tác động trực tiêp đến độ ổn định và độ an toàn của chê phẩm thuốc.
- Nhất là khi sử dụng bao bì không đạt các chỉ tiêu chất lượng qui định.Dược điển của mỗi nước có những qui định cụ thể về yêu cầu chất lượng và phương pháp thử đối với bao bì bằng chất dẻo dùng cho thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền và thuốc nhỏ mắt:• Dược điển Việt Nam III có chuyên luận quy định cụ thể về bao bì chất dẻodùng cho thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắt (xem DĐVN III, trang PL 207.
- dùng dung dịch tiêm natri clorid 0,9% làm môi trường chiết xuất.
- ơ sỏ, thiết bị dùng pha chế - sản xuất thuốc tiêm 1.1.
- Hệ thống nhà xưỏng phải được bô" trí xắp xếp theo một trật tự hợp lý, phù hợp với trình tự các thao tác có yêu cầu về mức độ sạch và vô khuẩn khác nhau để có thể loại trừ hoặc hạn chế đên mức thấp nhất nguy cơ nhiễm chéo giữa các công đoạn và các khu vực sản xuất.Hình 3.3 minh hoạ sơ đồ mặt bằng hệ thông các phòng sản xuất thuốc tiêm hay thuốc nhỏ mắt.
- Sơ đổ mặt bằng hệ thống các phòng trong dây chuyền sản xuất thuốc tiêm Ổỗòòốổ Biểu thị chốt gió 139 Các bề mặt tường, sàn, trần trong phòng phải được làm bằng các vật liệu nhan, khong thâm, không nứt nẻ, không có các khe, hổc, các gờ nôi đê không bụi hay tích bụi, dê rửa sạch, chịu được các chất tẩy rửa và sát trùng.Giữa các khu vực có câp độ sạch và vô khuẩn khác nhau, đ.
- 2 ml165 THUỐC TIÊM TRUYỀN MỤ TIÊU 1.
- Phân tích được những điểm khác nhau giữa thuốc tiêm với thuốc tiêm truyền về thành phần, dạng bào chế và yêu cầu chât lượng.2.
- Trình bày được áp dụng lâm sàng của các loại thuốc tiêm truyền đã trích dân.
- Định nghĩa Thuốc tiêm truyền là những chế phẩm thuốic nước vô khuẩn, có thể là dung dịch nước hoặc nhũ tương dầu trong nước, không có chất gây sốt, không có chất sát khuẩn, thường đẳng trương với máu, dùng để tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch chậm với thể tích lớn.
- Đặc tính của thuốc tiêm truyền Thuốíc tiêm truyền là một dạng thuốc tiêm nên trưốc hết chế phẩm phải đạt các chỉ tiêu chất lượng chung của thuốc tiêm.
- Nhưng thuốc tiêm truyền được dùng với liều lượng lớn (hàng trăm mililit cho một lần truyền) nên thuốíc tiêm truyền có một số" đặc tính khác với thuốc tiêm nói chung:- Thuốc tiêm truyền không chứa các dược chất có hoạt lực mạnh, ví dụ như thuốc độc bảng A, B và các sát khuẩn.- Thuốc tiêm truyền là thuốc nước với dung môi là nước cất để pha thuốc tiêm, trong đó dược chất được hòa tan hoàn toàn thành dung dịch thật, dung dịch keo hoặc phân tán trong nước dưới dạng nhũ tương dầu trong nưốc.- Thuốc tiêm truyền thường là các dịch đẳng trương với máu và dịch cơ thể.
- Nếu là dung dịch ưu trương phải tiêm truyền với tốc độ rất chậm.- Thuốc tiêm truyền không được có nội độc tô' vi khuẩn và không được có chất gây sốt.
- Đe đảm bảo yêu cầu chất lượng này thuốc phải được tiệt khuẩn bằng nhiệt trong nồi hấp ngay sau khi pha chế.- Các dung dịch thuốc tiêm truyền không được chứa các tiểu phân phát hiện được bằng mắt thường và chỉ cho phép có một sô" lượng nhất định các tiểu phân không nhìn thấy (Dược điển từng nước có qui định riêng), được xác định bằng máy đếm tiểu phân tự động hoặc lọc và đếm bằng kính hiển vi.166 Thuốc tiêm truyền được dùng trong điều trị với nhiều mục đích khác nhau:- Cung cấp nước và các chất điện giải khi cơ thể bị mất nước và mất chất điện giải.- Cung cấp các nhu cầu về chất dinh dưõng cho cơ thê khi ngưòi bệnh không ăn uống được.
- Trong trường hợp này có thể truyền các dung dịch đường glucose, fructose, các dung dịch acid amin, nhũ tương dầu béo kiểu D/N kết hợp với các vitamin, các chất khoáng và các nguyên tô' vi lượng.- Trung hoà và thiết lập lại cân bằng acid - kiềm của máu khi máu bị nhiễm acid hay nhiễm kiềm do rối loạn chuyển hoá hay do rối loạn chức năng.- Bổ sung tạm thòi thể tích huyết tương nhằm duy trì huyết áp và hoạt động của hệ tuần hoàn khi cơ thể bị mất máu mà không có máu để truyền.- Lợi niệu khi cơ thể ở trạng thái giữ nước.- Chống đông và bảo quản máu dùng trong lưu trữ máu tươi.- Dùng như là môi trưòng trung gian hay “chất mang” đôì với nhiều thuốc tiêm khác, khi đó thuôc tiêm sẽ được phôi hợp với một dung dịch thuốc tiêm truyền thích hợp ngay trước khi truyền cho ngưòi bệnh.
- Việc phối hợp các thuổic tiêm với thuốc tiêm truyền được áp dụng khá phổ biến trong điều trị do rất thuận tiện, đặc biệt là khi cần duy trì nồng độ dược chất trong máu hằng định ở mức nồng độ có hiệu lực điều trị trong khoảng thồi gian dài.
- Nhưng nếu sự phổi hợp thuốc không tương hợp vói nhau thì có thể gây ra những tai biến nguy hiểm trong điều trị.Sự không tương hợp khi phối hợp thuốc tiêm với một dung dịch tiêm truyền có thể do thay đổi pH của dung dịch, độ tan của dược chất hoặc tương tác hoá học.
- Ví dụ: Erytromycin sẽ không ổn định khi phôi hợp với một dung dịch tiêm truyền có pH < 6.
- Natri ampicilin sẽ không tương hợp với dung dịch glucose 5% có pH < 5 và mất hoạt tính rất nhanh nhưng lại tương hợp nếu pha với dung dịch glucose 5% có pH > 5 (Dung dịch tiêm truyền glucose có thể có pH từ 3,5 đến 6,5 tuỳ theo tiêu chuẩn mà nhà sản xuất áp dụng), tốt nhất là nên phối hợp natri ampicilin với dung dịch tiêm truyền natri clorid 0,9% có pH gần trung tính.Sự không tương hợp khi phôi hợp một hay nhiều thuốc tiêm với một dung dịch thuốc tiêm truyền nào đó có thể nhận biết được do xuất hiện kết tủa, vẩn đục, sinh khí hay biến màu dung dịch.
- Thuốc tiêm diazepam sẽ kết tủa khi pha với dung dịch nước, do diazepam rất ít tan trong nước...Để giảm thiểu sự không tương hợp khi sử dụng thuốc tiêm truyền làm môi trường trung gian đưa thuốc vào cơ thể cần tuân theo một sô' nguyên tắc:- Chỉ phối hợp ngay trước khi tiêm truyền và chỉ truyền khi không phát hiện thấy bất kỳ sự thay đổi nào về mặt cảm quan của thuốíc.- Không nên phối hợp nhiều thuốc tiêm khác nhau trong cùng một dung dịch tiêm truyền.- Tuyệt đối không phối hợp thuốc có tương kỵ đã được chỉ ra trong các tài liệu chuyên môn.- Tốt nhất chỉ nên phối hợp khi đã có kết quả nghiên cứu về sự tương hợp.
- Dung dịch glucose 5%: 9 Công thức: Glucose khan 50 g Nước cất để pha thuốc tiêm vđ.
- cam với 0,05 ml dung dịch đỏ phenol.
- Dung dịch đa điện giải: Công thức: Natri clorid 5,26 g Natri acetat 3,68 g Natri gluconat 5,02 gKali clorid 0,37 g Magnesi clorid.7H20 0,30g Nước cất để pha thuốc tiêm vđ.
- Ngoài ra còn có rất nhiều các dung dịch tiêm truyền đa điện giải khác mà trong thành phần có thể có thêm các ion citrat, lactat, calci.
- Một số dung dịch tiêm truyền dùng khi máu bị nhiễm acid Dung dịch natri hydrocarbonat 1,4%: Công thức: Natri hydrocarbonat 14 g Nước cất để pha thuốc tiêm vđ.
- Dung dịch natri lactat: Công thức: Acid lactic 14 ml Natri hydroxyd 6,7 gAcid hydrocloric loãng vừa đủ Nước cất để pha thuốc tiêm vđ.
- Dung dịch T.H.A.M: T.H.A.M là tên viết tắt của trihydroxymethyl amino methan, tên biệt dược là Trometamol hay Tromethamin.Công thức: Trihydroxymethyl amino methan 36 g Nước cất để pha thuốc tiêm vđ.
- Dung dịch tiêm truyền dùng khi máu bị nhiễm kiểm Dung dịch amoni clorid 2,14%: Công thức: Amoni clorid 21,4 g Nước cất để pha thuốc tiêm vừa đủ 1000 mlTiệt khuẩn chế phẩm ở 115°c trong 30 phútDung dịch có chứa 400 mEq/lít ion amoni và ion clorid, có pH từ 4,5 đến 6,0, được truyền tĩnh mạch chậm (500ml trong 3 giò) để lập lại cân bằng acid - kiềm khi máu bị nhiễm kiềm do chuyển hoá.
- Trường hợp này thực chất môi trường phân tán của hỗn dịch là dung dịch bão hoà của các dược chất rắn ít tan.(3) Có sự kết tủa do thay đổi dung môi khi phôi hợp các thành phần của chế phâm.
- Đội vói các hỗn dịch thuốc tiêm và thuốíc nhỏ mắt về mặt kỹ thuật điều chế có một số đặc điểm khác so với kỹ thuật điều chế chung đã nói trên đây nên sẽ được trình bày trong các chương về các dạng thuốc đó

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt