You are on page 1of 3

BÀI THI CUỘC THI ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC NĂM 2021

Đề:
Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà em thích hoặc một cuốn sách đã làm thay đổi
cuộc đời em.
Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để
khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn

Trả lời:

Câu 1:
+Cuốn sách: Những kẻ mộng mơ / Elvis Nguyễn - NXB Văn Học, 2018 –
194tr ; 18cm.

Có thể nói sách là thứ không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người, sách cho ta
tri thức, nuôi dạy tâm hồn và trí tuệ của con người. Và chắc hẳn ai cũng có ít nhất
một cuốn sách yêu thích của riêng mình và tôi cũng vậy. “Những kẻ mộng mơ” của
Elvis Nguyễn là cuốn sách mà tôi trân quý nhất. Trong một đọc các mẩu tin trên
mạng, tôi tình cờ đọc được một vài đoạn trích nhỏ của cuốn sách này, tôi đã nhận
ra rằng đây là cuốn sách của cuộc đời tôi.

Có thể khẳng định rằng, cuốn sách này sẽ hấp dẫn bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Sự thu hút của nó đến từ cách mà tác giả phối màu và trang trí bìa sách. Cuốn sách
nhỏ gọn, dài khoảng 17cm, rộng 12cm, tông màu trắng xám rất phù hợp với nội
dung của cuốn sách. Mặt bìa bọc bìa bóng sáng, trơn nhẵn. Tác giả thật tinh tế và
biết cách chiều lòng bạn đọc khi đính kèm theo cuốn sách những tấm ảnh nhỏ xinh
dùng để người đọc viết lại cảm nhận của bản thân.

Hẳn rằng mỗi người chúng ta ai cũng đã có lần cảm thấy rằng mình thật vô dụng,
rằng cuộc sống quá nhàm chán khiến ta bất lực, con người ta cảm thấy thật đơn
độc, mệt mỏi và đánh mất bản thân mình. Vậy thì đây là cuốn sách dành cho bạn.
Cuốn sách giúp ta tìm lại chính mình, dẫn lối mình đến với bình yên và hạnh phúc.
Cuốn sách không hẳn là tản văn hay tiểu thuyết mà có lẽ đơn giản chỉ là một cuốn
nhật kí, nhật kí của những người đang theo đuổi đam mê, người theo đuổi danh
vọng hay kẻ đang tìm kiếm tình yêu hoặc một thứ gì khác. Bởi vậy ta có thể nhìn
thấy được bản thân mình ở trong đó. Tuổi trẻ đầy những hoài bão nhưng cũng chất
chứa nhiều nỗi đau, những vấp ngã khiến ta cảm nhận rõ vị mặn chát của những
tổn thương. Ta cảm nhận được vị cuộc đời : “Chúng ta ngủ vùi tuổi thanh xuân của
mình trong một quãng đời. Khi tỉnh giấc chúng ta cố gắng tìm hiểu xem mình là ai.
Tại sao mình lại tồn tại ở trên đời?” . Vậy tuổi trẻ có gì? Có lẽ là sự cô đơn, sự yếu
đuối cùng cực khi đối mặt với cuộc sống. Với lời văn giản đơn không quá màu mè
trau chuốt mang lại cho ta nhiều cảm giác chân thực, đầy những cảm xúc lẫn lộn.
Ta như có sự đồng điệu với tác giả, từ đó soi chiếu vào bản thân, tìm sự giải thoát
cho những khúc mắc trong quá khứ, mở lòng bao dung cho những điều đã qua để
trưởng thành, để bắt đầu một hành trình mới.

Trong những tháng ngày, bản thân mệt mỏi muốn chùn bước, cuốn sách là liều
thuốc xoa dịu tâm hồn tôi, làm tôi cảm thấy mình được sẻ chia, thấu hiểu. “Tuổi trẻ
chúng ta như một giấc mộng dài không lối thoát. Cho tới ngày chúng ta tỉnh giấc
và tìm ra hướng đi cho riêng mình”. Tuổi trẻ của tôi đã có lúc là một trang giấy
trắng vì sự lạc lối mất phương hướng nhưng đã có lúc nó cũng là trang giấy úa
vàng nhuốm màu vì những giọt mồ hôi và cả nước mắt.

“Có những thứ ở lại. Có những thứ sẽ đi. Một lúc nào đó. Một nơi nào đó. Chúng
ta bám víu cảm xúc, sự mất mát. Mà trưởng thành. Quên hết tất cả, hay chấp nhận
hiện thực rằng chúng ta đã xa?” Mong ai đó an yên cùng tôi. – Elvis Nguyễn.

Câu 2:

Có ai đó đã từng nói rằng: Đọc sách có thể không giàu, nhưng không đọc, chắc
chắn nghèo! Bạn có thể giàu có về vật chất nhưng về trí tuệ và đời sống tinh thần
sẽ không thể đủ đầy và rộng mở nếu bạn không đọc sách.Sách mở ra cho ta thế
giới mới, mang ta đến những chân trời mới và điều quan trọng hơn hết, sách là
người bạn thân thiết nhất sẽ không bao giờ bỏ ta đi.Với tôi, việc đọc sách quan
trọng rất nhiều. Nếu được vinh dự chọn để trở thành một Đại sứ văn hóa đọc thì tôi
sẽ có những suy nghĩ, hành động và việc làm để lan tỏa tình yêu đọc sách đến với
mọi người. Tôi tin tôi làm được, và bạn cũng thế.

Tất cả mọi vấn đề đều xuất phát từ nguyên nhân cụ thể.Trước tiên, bản thân tôi sẽ
tìm hiểu kĩ về nguyên nhân vì sao khiến mọi người không thích đọc sách.Có thể
thấy rằng, từ xưa đến nay, việc đọc sách tại đất nước ta chưa được chú trọng
nhiều.Ảnh hưởng trực tiếp đến việc đọc sách phải kể đến ngành giáo dục bởi đây là
một trong những ngành ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức ngay từ khi còn nhỏ của
học sinh.Hơn nữa, cha mẹ, gia đình đều không có những nhắc nhở hay định hướng
cụ thể cho các em khi còn nhỏ để giáo dục các em về văn hóa đọc sách.Ngoài ra,
việc các tổ chức, đoàn thể không chú trọng đẩy mạnh công tác đọc sách đã gây ra
nhiều những trở ngại cho việc tiếp cận văn hóa đọc của mọi người. Và còn thêm rất
nhiều những nguyên nhân khách quan khác tác động đến việc đọc sách của mọi
người, nhưng có lẽ quan trọng nhất vẫn là nguyên nhân chủ quan từ chính trong
suy nghĩ, nhận thức của mỗi chúng ta.Chúng ta thường có tư tưởng ỷ lại, lười nhác,
đặc biệt trong việc đọc sách. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển rầm rộ
như ngày nay, chúng ta có tư tưởng bất cứ thứ gì cũng được tìm kiếm trên các
trang web. Thông tin tràn lan, cập nhật hàng ngày, đỡ mất thời gian và tiền bạc để
đi mua sách.

You might also like