You are on page 1of 5

BÀI DỰ THI ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC 2021

Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà anh (chị) yêu thích, đã làm thay đổi
nhận thức hoặc cuộc sống của anh (chị).
Trả lời:
Có một thời điểm mà tôi dường như cảm thấy mông lung và trống rỗng
khi nghĩ về bản thân, về tương lai và những quyết định ở hiện tại của
mình. Đó là khi tôi bước sang tuổi 18, khi mà tôi đã tưởng bở khi nghĩ
rằng mình đã là người lớn, thoát khỏi những môn học đáng sợ thời trung
học thì cuộc đời sẽ luôn thoải mái. Nhưng không, cuộc đời luôn để ta đối
diện với thực tại theo cách trực diện nhất, và đó có thể là một áp lực tâm
lý lớn đối với những người vừa sang độ tuổi “ trưởng thành” nói chung
và với cá nhân tôi nói riêng. Và tại thời điểm đó thì sự xuất hiện của
cuốn sách “ Chiến binh cầu vồng “ đã cứu vớt tinh thần tôi đầy ngoạn
mục như cách mà trường tiểu học Muhammadiyah giành chiến thắng.
Có một cuốn sách không chỉ về giáo dục, về tình bạn mà còn là tiếng nói
đầy tinh thần cách mạng và nhân văn như vậy mà tôi muốn chia sẻ với
mọi người, với những con người vẫn đang lạc lối và mơ hồ về cuộc sống
như tôi trước kia. “ Chiến binh cầu vồng” của Andera Hirata.
“ Chiến binh cầu vồng” không phải là tên của một đội quân hay của một
con người vĩ đại hay của những người siêu phàm làm thay đổi thế giới
nào cả. Những “ Chiến binh “ này hoàn toàn là những cô cậu học sinh
của một trường tiểu học Hồi giáo bé nhỏ, xiêu vẹo và nghèo khó nằm lay
lắt trên đảo Belitong thuộc Indonesia. Andera Hirata đã phác họa lên sự
đối lập nghiệt ngã khi ngôi trường làng nhỏ bé xập xệ này lại nằm trên
một hòn đảo trù phù, giàu có bậc nhất nhờ có nhiều khoáng sản ở miền
đất này. Ở trong ngôi trường bé nhỏ ấy đã hiện diện 13 chiến binh Cầu
vồng bao gồm cả thầy Harfan và cô Mus. Trước hiện thực xã hội đầy tàn
khốc khi giai cấp giàu nghèo phân chia rõ rệt thì giai cấp yếu thế hơn chỉ
trông chờ vào những công việc nặng nhọc khổ sai với vài đồng lương ba
cọc ba đồng, đối với họ hạnh phúc chỉ là một ngày không bị đói. Và tất
nhiên, họ cũng không trông mong gì hơn từ những đứa con, việc đi học
và biết chữ cũng không quan trọng bằng bỏ sức ra mà kiếm đồng tiền.
Những học sinh của trường tiểu học nghèo Muhammadiyah tất thảy trừ
Flo đều là những đứa trẻ xuất thân từ những gia đình nghèo khó trên hòn
đảo Belitong trù phú này.
Mở đầu là cảnh ngày đầu đi học của những cô, cậu học sinh với sự lo
lắng của cô Mus và thầy Harfan khi trường học đã suýt bị đóng cửa nếu
không có sự xuất hiện của cậu bé chậm phát triển Harun đã kịp thời cứu
vãn lớp học vì quy định sĩ số tối thiểu của một ngôi trường là 10 học
sinh. Xuyên suốt tác phẩm luôn là những màn đấu tranh đầy gay gắt
nhưng không kém phần cảm động của cô Mus, thầy Harfan cùng những
đứa trẻ để cứu lấy ngôi trường nhỏ bé khi liên tục bị chính phủ đe dọa
phải đóng cửa ngôi trường để lấy lại đất. Hình ảnh những tán cây
Filicium điểm dọc suốt tác phẩm như một phép so sánh đầy khéo léo về
sự kiên định, mạnh mẽ tồn tại của ngôi trường bé nhỏ.
Tôi ấn tượng với từng số phận, từng cuộc đời của những nhân vật trong
tác phẩm, bởi lẽ nó quá đỗi chân thực. Đó là hình ảnh cậu bé Lintang
người nhỏ thó, ngày đầu đi học đã đũng cảm dung lời hứa sẽ biết chữ để
giữ lấy thể diện cho cha mình. Và suốt những ngày đi học sau đó,
Lintang luôn nỗ lực đạp chiếc xe cà tàng của cậu cả đi cả về 80 cây số,
băng qua bao nhiêu thung lũng, đầm lầy cá sấu, dù có ướt đẫm người
nhưng chưa hôm nào cậu nghỉ học. Lintang là một thiên tài, với đầu óc
tài giỏi ấy cậu luôn say mê học tập và giúp đỡ bạn bè, mang trên cơ thể
gầy guộc nhỏ bé ấy là một ước mơ lớn lao – trở thành nhà toán học, giúp
cha mẹ thoát nghèo. Bên cạnh Lintang, những đứa trẻ khác cũng là con
cái trong những gia đình cu li mù chữ, chúng coi việc học như một cánh
cửa diệu kì đầy lí thú và đón nhận việc học bằng niềm hăng say, nhiệt
tình và đầy nghiêm túc. Như thiên tài não trái Mahar với tâm hồn nghệ
thuật và bộ não sáng tạo đã giúp cả lớp mang lại giải thưởng cao nhất
trong cuộc thi lễ hội hóa trang. Hay như Harun thiểu năng trí tuệ nhưng
luôn lạc quan cố gắng học tập dù cậu học mãi mấy năm vẫn chưa nhớ
phép cộng, cậu vẫn hòa đồng và yêu thương thầy cô và bạn bè hết mực.
Và có lẽ những chiến binh can đảm nhất chính là cô Mus và thầy hiệu
trưởng Harfan. Thầy và cô đã làm tròn trọng trách cao quý và thiêng
liêng nhất của nghề nhà giáo, mang đến cho các học sinh của mình niềm
say mê học tập, giúp chúng hiểu được tầm quan trọng của việc học và
hơn thảy là những nỗ lực không ngừng để bảo vệ ngôi trường của thầy
cô. Những kỉ niệm đẹp rải khắp ngôi trường Muhammdiyah tạo nên đội
chiến binh Cầu vồng bất bại, những đứa trẻ tài giỏi và hai nhà giáo vĩ
đại.
Những có lẽ hiện thực cuộc sống quá khắc nghiệt khi Lintang phải từ bỏ
ước mơ cùng chuyện học của cậu vì cha cậu mất, cậu bé phải nối nghiệp
cha lo cho mười mấy miệng ăn ở nhà, tạm gác lại cuộc đời đẹp đẽ mà
cậu hi vọng. Đó là gam màu u buồn nhất trong tác phẩm, bởi ai cũng tiếc
cho một thiên tài như cậu. Nhưng đó cũng phản ánh những hiện thực
cuộc sống mà ta luôn phải đối mặt. Bên cạnh đó cũng vẫn có những gam
màu tươi sáng hơn như trường Muhammdiyah không phải đóng cửa nhờ
những nỗ lực của thầy và trò. Đó là sức mạnh của giáo dục, của niềm tin
vào học tập.
Tác phẩm dựa trên cuộc đời thật của tác giả Andera Hirata, cũng là một
thành viên của đội Chiến binh Cầu vồng. Tôi thấm thía từng trang sách
với những suy nghĩ miên man về cuộc đời, về học tập. Quả thực chưa
bao giờ tôi cảm thấy việc học lại mang đến sức mạnh phi thường đến
vậy và nghề giáo lại thiêng liêng đến thế. Đúng như bác Phạm Văn
Đồng từng nói “ Nghề giáo là nghề cao quý nhất…” Cuốn sách đã làm
cho tôi có them niềm tin và động lực để tiếp tục nỗ lực học hành, nỗ lực
sống có ích hơn, vì so với những đứa trẻ đáng quý ấy, cuộc sống của tôi,
khó khăn của tôi quả thực chưa là gì cả. Cuốn sách đã thành công vang
dội ngay từ lần xuất bản đầu tiên và được chuyển thể thành phim và
nhạc kịch. Cùng với đó lượng khách du lịch đến hòn đảo Belitong tăng
kỉ lục. Tôi đã đọc được một cuốn sách hay và tôi muốn lan tỏa cuốn sách
ấy đến mọi người. Hãy đọc Chiến binh cầu vồng nhé.
Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ văn hóa đọc, anh (chị) có kế hoạch và
biện pháp gì để khuyến khích mọi người đọc nhiều hơn?
Trả lời:
Trước đây tôi không phải là một người thích đọc sách. Tôi chỉ coi sách
như ấn phẩm cải thiện chất lượng sống thôi, và cần thiết thì tôi mới đọc.
Nhưng từ những năm tháng đầu bước vào Đại học tôi bắt đầu nhận ra
tầm quan trọng của việc đọc sách. Tôi nâng niu từng cuốn sách mà tôi có
và thậm chí sưu tầm cả những tác phẩm kinh điển. Tôi hay kể lể với bạn
bè và người thân về những cuốn sách hay mà tôi đọc được. Và tôi nhận
ra rằng việc kể cho họ nghe về một tác phẩm không hoàn toàn giúp họ
có hứng thú với việc đọc nó. Cũng giống như hiện nay các trang review
sách luôn muốn tuyên truyền và cải thiện việc đọc sách cho giới trẻ qua
việc review một vài cuốn sách hay nhưng thực chất chẳng mấy hiệu quả.
Vậy phải chăng có vấn đề gì trong việc review sách ? Hình thức hay
cách thức bị sai ?
Theo quan điểm của tôi, tôi đã ngưng đọc review sách từ rất lâu rồi. Vấn
đề nằm ở chỗ rất nhiều người, nhiều tài liệu review nhưng lại spoil gần
hết nội dung cuốn sách. Bạn có muốn xem một bộ phim nữa không trong
khi bạn đã biết hết nội dung và diễn biến của nó ? Sách cũng vậy, nếu
bạn đã biết cái hay cái dở của một tác phẩm bạn hoàn toàn không có
hứng thú đọc nó. Review là thể hiện cái nhìn của người đọc một cách
khéo léo giúp cho người nghe tò mò và muốn đọc quyển sách ấy, nhưng
không được thể hiện cái nhìn quá chủ quan của người review sách. Đó là
cái sai về cách thức. Còn hình thức ? Tôi nghĩ rằng sẽ chẳng có ai hứng
thú với một bài reviw quá dài, toàn chữ là chữ muốn hoa cả mắt. Hiện
nay có rất nhiều cách để tăng tính thú vị vào bài review, chẳng hạn như
slide, video, poster… nhưng có rất ít người sử dụng hình thức đó để thu
hút người đọc review.
Việc review cũng giống như quảng bá hình ảnh của cuốn sách, cần vận
dụng hết thông điệp tác giả muốn truyền tải và màu sắc của tác phẩm
mang đến cho mọi người, giúp khơi dậy niềm hứng thú muốn tìm hiểu
về cuốn sách đó. Nếu tôi trở thành Đại sứ văn hóa đọc thì chắc hản rằng
tôi rất khao khát muốn cải thiện chất lượng của các trang, các phương
tiện truyền thông đang thực hiện review sách của trường tôi. Các buổi
review sách diễn ra hằng tháng có lẽ sẽ có thêm nhiều màu sắc hơn.
Hoặc có thể tạo một web giới thiệu tổng hợp những review sách thú vị
hay khởi tạo những cuộc thi sáng tạo. Mong muốn của tôi là mọi người
có thể thấy sách không chỉ có chữ, sách có nhiều hơn thế, có cả một
cuộc cách mạng, một cuộc đời, ước mơ…

You might also like