« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại các cơ quan Đảng Tỉnh Hòa Bình


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: Một số giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại các cơ quan Đảng Tỉnh Hòa Bình.
- Lý do chọn đề tài Trong thế giới ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, cuộc cách mạng về công nghệ thông tin (CNTT) đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, đã và đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế xã hội của nhân loại.
- Trong mọi lĩnh vực, nhất là quản lý nhà nước, quản lý xã hội, các hoạt động liên quan đến công nghệ thông tin đang ngày càng trở nên phổ biến.
- Vì thế việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT nhằm khai thác triệt để mọi năng lực của lĩnh vực khoa học mũi nhọn này, nhằm thay đổi phương thức quản lý, đem lại hiệu quả cao trong công việc và đổi mới nền sản xuất đã trở thành cần thiết và tất yếu đối với các quốc gia đang phát triển khi bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Ở nước ta, trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, để phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH.
- Đảng ta chủ trương đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH TW khoá VII đã xác định cần ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, trong đó có "quan tâm, ưu tiên ứng dụng và phát triển CNTT".
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh: "Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: thương mại, kể cả thương mại điện tử, các loại hình vận tải, bưu chính - viễn thông.
- Sớm phổ cập sử dụng tin học và mạng thông tin quốc tế (Internet) trong nền kinh tế và đời sống xã hội”.
- Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị khoá IX xác định rõ: “Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới”.
- Tại các cơ quan đảng tỉnh Hòa Bình, trong những năm qua, việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng các cấp đã được tăng cường đáng kể, ứng dụng CNTT đã có mặt trong tất cả các hoạt động hàng ngày như quản lý công văn đi - đến, xử lý văn bản, quản lý hồ sơ đảng viên, hồ sơ cán bộ công chức, quản lý tài chính, tài sản đảng, công tác kế toán, các phần mềm chuyên ngành dân vận, tuyên giáo, kiểm tra..vv..nhờ ứng dụng CNTT, công tác quản lý của các cơ quan đảng ngày càng khoa học, nề nếp, hiệu quả và đạt và đạt được những kết quả nhất định như giảm bớt giấy tờ, hội họp, công sức, giảm chi phí trong hoạt động, tuy nhiên so với yêu cầu vẫn còn những hạn chế nhất định.
- Đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngày càng nhiều, nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao.
- Do vậy, việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT trong các cơ quan đảng đang là vấn đề cần quan tâm, đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, cả dưới góc độ lý luận và góc độ thực tiễn.
- Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI CÁC CƠ QUAN ĐẢNG TỈNH HOÀ BÌNH" làm Luận văn Thạc sỹ.
- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Có nhiều tác phẩm viết về vai trò của CNTT trong đời sống, công tác quản lý nhà nước về CNTT như: Công nghệ thông tin - Tổng quan và một số vấn đề cơ bản của Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về CNTT.
- Ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương… Có nhiều đề án, quyết định của Trung ương liên quan đến quản lý nhà nước về CNTT và phát triển CNTT, như: Đề án 47, Đề án 06 về tin học hóa hoạt động của các cơ quan Đảng.
- Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020… Trong tỉnh có một số đề tài nghiên cứu về lĩnh vực CNTT trong khối các cơ quan nhà nước.
- Nhưng chưa có tác giả hay đề tài nào đi sâu nghiên cứu phân tích thực trạng nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác phát triển, ứng dụng CNTT trong quản lý tại các cơ quan đảng trong tỉnh.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Luận văn tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động quản lý tại các cơ quan đảng tỉnh.
- Phân tích, đánh giá về công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý dựa trên cơ sở mục tiêu, những kết quả đạt được của việc triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý trong các cơ quan đảng tỉnh Hoà Bình.
- Trên cơ sở các kết luận về thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý trong các cơ quan đảng tỉnh Hoà Bình, đặc biệt là các tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, luận văn đề xuất một số giải pháp và những kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện việc ứng dụng CNTT cho hoạt động quản lý tại các cơ quan đảng tỉnh Hoà Bình, nâng cao chất lượng hoạt động trên lĩnh vực CNTT, phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về ứng dụng CNTT cho hoạt động quản lý, trong các cơ quan, đơn vị nói chung.
- trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của việc ứng dụng tại các cơ quan đảng, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động quản lý tại các cơ quan đảng tỉnh Hoà Bình, nhằm góp phần phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Nhiệm vụ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến quản lý đơn vị hành chính, CNTT và ứng dụng CNTT.
- Đánh giá thực trạng công tác ứng dụng về CNTT trong quản lý tại các cơ quan đảng tỉnh Hoà Bình.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành tại các cơ quan đảng tỉnh Hoà Bình.
- Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về thực trạng công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các cơ quan đảng tỉnh Hoà Bình từ những năm 2000 đến nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn phạm vi nghiên cứu ở công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các cơ quan đảng tỉnh Hoà Bình trong những năm 2000 đến nay.
- Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp luận cơ bản.
- Đồng thời kết hợp sử dụng: Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tham khảo các tài liệu lý luận khoa học, tạp chí, sách, báo, các báo cáo của các cơ quan Trung ương và tỉnh Hoà Bình.
- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý.
- Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại các cơ quan đảng tỉnh Hoà Bình.
- Chương 3: Một số giải pháp tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tại các cơ quan đảng tỉnh Hoà Bình.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt