« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao hiệu quả Quản trị rủi ro thanh khoản trong Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank).


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN ÁNH VÂN QUẢN TRỊ KINH DOANH NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT (LIENVIETPOSTBANK) LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ KHOÁ 2011B Hà Nội – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- NGUYỄN ÁNH VÂN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT (LIENVIETPOSTBANK) Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS.
- NGHIÊM SỸ THƯƠNG Hà Nội – Năm 2014 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Quản trị Kinh doanh 1 Lời cam đoan Tác giả xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình.
- Tác giả Nguyễn Ánh Vân Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Quản trị Kinh doanh 2 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng Thương mại TMCP : Thương mại Cổ phần ĐVKD : Đơn vị kinh doanh TCTD : Tổ chức tín dụng HĐQT : Hội đồng Quản trị TGĐ : Tổng Giám đốc PC, QLRR và PCRT : Pháp chế, Quản lý rủi ro và Phòng chống rửa tiền TSN : Tài sản nợ TSC : Tài sản có ALCO : Ủy ban quản lý tài sản Nợ và tài sản Có ALM : Quản trị tài sản Nợ và tài sản Có FTP : Fund transfer pricing CSTT : Chính sách tiền tệ DTBB : Dự trữ bắt buộc OMO : Nghiệp vụ thị trường mở Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Quản trị Kinh doanh 3 Danh mục các bảng Bảng 1 : Trạng thái thanh khoản của Ngân hàng Bảng 2 : Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 3 : Chỉ tiêu thanh khoản theo quy định của NHNN Bảng 4 : Các chỉ tiêu thanh khoản do Ngân hàng theo dõi Bảng 5 : Kết quả nội dung phân tích quản trị rủi ro thanh khoản Bảng 6 : Chỉ tiêu dự kiến năm 2014 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Quản trị Kinh doanh 4 Danh mục các hình vẽ, đồ thị Hình 1 : Cơ cấu chứng khoán đầu tư Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2 : Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản Sơ đồ 3 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro thanh khoản Phụ lục 01 : Diễn giải quy trình quản trị rủi ro thanh khoản Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Quản trị Kinh doanh 5 MỤC LỤC Lời cam đoan 1 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 2 Danh mục các bảng 3 Danh mục các hình vẽ, đồ thị 4 MỞ ĐẦU 9 CHƯƠNG 1 Cơ sở phương pháp luận về Quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại 10 1.1 Ngân hàng Thương mại và rủi ro thanh khoản trong kinh doanh Ngân hàng Thương mại 10 1.1.1 Một số khái niệm và các nghiệp vụ cơ bản về Ngân hàng Thương mại Ngân hàng Thương mại Nghiệp vụ cơ bản của NHTM 11 1.1.2.
- Khái niệm tính thanh khoản Tính thanh khoản Ảnh hưởng của tính thanh khoản đến hoạt động của NHTM 14 1.1.3 Các vấn đề lý thuyết về rủi ro thanh khoản Khái niệm về rủi ro thanh khoản Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro thanh khoản Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến hoạt động của NHTM 22 1.2 Các vấn đề lý thuyết về quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM 23 1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro thanh khoản 23 1.2.2 Mục đích của quản trị rủi ro thanh khoản 24 1.2.3 Nguyên tắc quản lý rủi ro thanh khoản 25 1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM Nhân tố chủ quan Nhân tố khách quan 26 1.3 Các nội dung của quản trị rủi ro thanh khoản 26 1.3.1 Dấu hiệu nhận dạng và phân tích nguyên nhân rủi ro thanh khoản Dấu hiệu nhận dạng rủi ro thanh khoản 26 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Quản trị Kinh doanh 6 1.3.1.2 Phân tích nguyên nhân rủi ro thanh khoản 28 1.3.2 Phương pháp do lường rủi ro thanh khoản Phương pháp nguồn và sử dụng thanh khoản Phương pháp tiếp cận chỉ số tài chính Phương pháp khe hở Tài trợ Phương pháp tiếp cận cấu trúc nguồn vốn Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản 35 1.3.3 Kiếm soát và phòng ngừa rủi ro thanh khoản Chiến lược quản trị Tài sản Có (TSC Chiến lược quản trị Tài sản Nợ (TSN Chiến lược quản trị thanh khoản phối hợp 40 1.4 Các phương pháp và dữ liệu phân tích trong luận văn 40 1.4.1 Các phương pháp nghiên cứu 40 1.4.2 Dữ liệu phục vụ phân tích 41 CHƯƠNG 2 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt 42 2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 42 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 42 2.1.2 Cơ cấu tổ chức 43 2.1.3Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm 2011, năm 2012 và năm Phân tích hiện trạng công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 49 2.2.1.
- Thực trạng rủi ro thanh khoản tại NH TMCP Bưu điện liên việt 2.2.1.1 Các chỉ tiêu đánh giá của NHNN và hiện trạng mức độ rủi ro thanh khoản cho ngân hàng Một số chỉ tiêu đánh giá quan trọng của Ngân hàng 51 2.2.2.
- Phân tích nội dung công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Quy trình và Diễn giải quy trình quản trị rủi ro thanh khoản Dấu hiệu nhận dạng và phân tích nguyên nhân rủi ro thanh khoản Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản Kiếm soát và phòng ngừa rủi ro thanh khoản 60 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Quản trị Kinh doanh 7 2.2.2.5 Đánh giá và xử lý rủi ro thanh khoản Tổng hợp các kết quả phân tích 66 Kết luận Chương 2 và nhiệm vụ của Chương 3 68 CHƯƠNG 3 Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 69 3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt trong thời gian tới (năm 2014 và 5 năm tới) 69 3.1.1 Các mục tiêu chủ yếu Một số chỉ tiêu Mục tiêu tổng quát Định hướng phát triển 71 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 71 3.2.1 Giải pháp 1: Hoàn thiện công tác nhận dạng và cảnh bảo sớm rủi ro thanh khoản trong dài hạn Căn cứ đề xuất Nội dung đề xuất Kết quả mong muốn 72 3.2.2 Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác tổ chức nhân sự liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản .
- 72 3.2.2.1 Căn cứ đề xuất Nội dung đề xuất Kết quả mong muốn 74 3.2.3 Giải pháp 3: Hoàn thiện công tác đa dạng hóa các chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản Căn cứ đề xuất Nội dung đề xuất Kết quả mong muốn 77 KẾT LUẬN 78 PHỤ LỤC 01 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Quản trị Kinh doanh 8 MỞ ĐẦU 1.
- Toàn bộ nền kinh tế ngày càng lún sâu vào khó khăn dẫn đến sự bất ổn định nền kinh tế vĩ mô (lạm phát leo thang) và các chính sách của Nhà nước (kiềm chế lạm phát), thanh khoản của hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM) đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cá biệt có một số Ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản.
- Tính ổn định của một vài chỉ số vĩ mô của thị trường tiền tệ vẫn còn mong manh, nhiều chỉ số quan trọng khác bị đặt trong nguy cơ tiềm ẩn rủi ro.
- Đứng trước những vấn đề đó, các Ngân hàng đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của mình.
- Rủi ro thanh khoản thật sự là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với lĩnh vực tài chính.
- Một trong những rủi ro thanh khoản đáng chú ý nhất là rủi ro của hệ thống Ngân hàng.
- Với những mong muốn của bản thân trong việc tìm hiểu và tham khảo về Quản trị rủi ro thanh khoản của các Ngân hàng TMCP trong nước và nước ngoài và dùng những mô hình đó để kiến nghị những giải pháp cho hệ thống Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) trong thời gian sắp đến.
- Điều đó đã thúc đẩy tôi quyết tâm nghiên cứu, tìm hiểu sâu và hoàn thành đề tài “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank.
- Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về rủi ro thanh khoản và hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản.
- Nghiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.
- Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Quản trị Kinh doanh 9 3.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung phân tích công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại một NHTM cụ thể là Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, những mặt đạt được và những vấn đề còn hạn chế, đặt trong mối tương quan so sánh với các NHTM khác tại Việt Nam.
- Ngoài ra, đề tài còn sử dụng những phương pháp khác như so sánh số liệu qua các năm phương pháp tổng hợp phân tích và các công cụ như bảng biểu, đồ thì để nêu bật được tình hình thanh khoản trong hệ thống NHTM.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Nêu ra được thực trạng công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt hiện tại và chỉ ra những ưu điểm hay khuyết điểm của hoạt động này.
- Kết quả thu được từ đề tài đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao khả năng quản trị rủi ro thanh khoản của tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt trong giai đoạn tới.
- Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 Chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại.
- Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.
- Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.
- Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Quản trị Kinh doanh 10 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Ngân hàng Thương mại và rủi ro thanh khoản trong kinh doanh Ngân hàng Thương mại 1.1.1 Một số khái niệm và các nghiệp vụ cơ bản về Ngân hàng Thương mại 1.1.1.1 Ngân hàng Thương mại Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá.
- Sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.
- Theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2010 (điều 4, khoản 3) chỉ rõ: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động nNgân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
- Trong đó, “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này.
- Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã” Như vậy, từ những định nghĩa trên có thể thấy, NHTM là một định chế tài chính trung gian quan trọng trong nền kinh tế thị trường mà đặc trưng là cung cấp các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
- Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Quản trị Kinh doanh Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại - Nghiệp vụ nguồn vốn của NHTM (Tài sản Nợ - TSN và Vốn tự có của NHTM) Phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinh doanh của NHTM bao gồm các nghiệp vụ sau: a.
- Đây là nguồn vốn tương đối ổn định vì ngân hàng nắm được những kỳ luân chuyển của vốn.
- Vì vậy, ngân hàng có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn được.
- Quỹ dự trữ: Quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp rủi ro, được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm của ngân hàng.
- Việc hình thành các quỹ này nhằm tăng vốn tự có của NHTM, đồng thời đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
- Thuộc loại này bao gồm: Vay từ ngân hàng Nhà nước (NHNN), vay từ các TCTD khác, vay từ công ty mẹ, vay từ thị trường tài chính trong nước, vay nước ngoài… d.
- Nghiệp vụ huy động vốn khác: Bao gồm vốn tài trợ, vốn đầu tư phát triển, vốn ủy thác để cho vay theo các chương trình, dự án xây dựng, vốn hình thành từ trong quá trình hoạt động của ngân hàng, ví dụ nghiệp vụ qua lại đồng nghiệp… e.
- Quy mô vốn điều lệ của NHTM lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quy mô của ngân hàng.
- Vốn Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Quản trị Kinh doanh 12 điều lệ được sử dụng vào mục đích mua sắm tài sản, trang thiết bị ban đầu cần thiết cho hoạt động của ngân hàng, góp vốn liên doanh, cho các thành phần kinh tế vay và thực hiện dịch vụ khác của ngân hàng.
- Nghiệp vụ ngân quỹ: Với mục đích đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên, ngân hàng luôn giữ một lượng tiền mặt dưới dạng như: Tiền mặt tại quỹ của ngân hàng, tiền gửi tại các NHTM khác, tiền gửi tại NHNN, tiền mặt trong quá trình thu.
- Ngoài tiền mặt, ngân hàng còn giữ các chứng khoán ngắn hạn, có tính lỏng cao để có thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng khi cần, lượng tiền mặt trong nghiệp vụ ngân quỹ chỉ chiếm một lượng nhỏ và tỷ trọng này đang ngày càng giảm.
- Nghiệp vụ ngân quỹ tuy không sinh lời hoặc sinh lời thấp nhưng vô cùng quan trọng vì nó đảm bảo tính thanh khoản của NHTM đó.
- Nghiệp vụ cho vay: Tín dụng ngân hàng bao gồm các hình thức: Cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính.
- Trong đó, hoạt động cho vay được xem là hoạt động sinh lời chủ yếu của NHTM.
- Nghiệp vụ ngoại bảng Hoạt động ngoại bảng được định nghĩa là các hoạt động không thuộc bảng cân đối tài sản (nội bảng) nhưng lại có ảnh hưởng đến trạng thái tương lai của bảng cân đối nội bảng bởi nó có thể tạo ra những TSC và TSN bổ sung cho bảng cân đối nội bảng.
- Một số hoạt động ngoại bảng tương đối thông dụng: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Quản trị Kinh doanh 13 a.
- Các hoạt động tạo ra thu nhập hoặc chi phí mà không tạo ra một loại tài sản có hoặc nợ nào.
- Ví dụ: NHTM đóng vai trò là người môi giới hoặc ngân hàng thực hiện dịch vụ quản lý tiền mặt.
- Bảo lãnh tài chính: Được thực hiện bởi một ngân hàng (bên bảo lãnh) đứng đằng sau nghĩa vụ của một bên thứ ba và thực hiện nghĩa vụ đó trong trường hợp bên thứ ba không thực hiện được như: Tín dụng thư dự phòng, hạn mức tín dụng, cam kết tái cấp vốn, thể thức phát hành giấy tờ có giá, chứng khoán hóa.
- Tài trợ ngoại thương gồm: Tín dụng thư thương mại và tham gia chấp nhận thanh toán.
- Cả hai hình thức này đều được sử dụng để tài trợ cho thương mại quốc tế.
- Tín dụng thư đòi hỏi ngân hàng phải bảo đảm rằng khách hàng của mình sẽ thanh toán một khoản nợ đã thỏa thuận cho một bên thứ ba.
- Các hoạt động đầu tư: Không thể hiện trên bảng cân đối tài sản bao gồm các công cụ phái sinh như: Cam kết tương lai, các hợp đồng tài chính giao sau, hoán đổi lãi suất, quyền chọn mua/bán, hoán đổi tiền tệ.
- 1.1.2 Khái niệm tính thanh khoản 1.1.2.1 Tính thanh khoản Có nhiều cách tiếp cận và cách hiểu khác nhau về tính thanh khoản.
- Dưới góc độ tài sản: thanh khoản được hiểu là khả năng chuyển hóa thành tiền của tài sản.
- Theo Giáo sư Peter Rose, một tài sản có tính thanh khoản cao khi nó thỏa mãn đồng thời ba đặc điểm: có một thị trường sẵn sàng để có thể được chuyển thành tiền nhanh chóng.
- giá của tài sản phải ổn định, dù tài sản giá trị lớn thế nào hay cần được bán nhanh ra sao, thị trường vẫn đủ “sâu” để chấp nhận với mức giá thay đổi không đáng kể.
- thị trường của tài sản phải có khả năng đảo chiều để cho người bán có thể mua lại tài sản với mức tổn thất không đáng kể.
- Như vậy, tính thanh khoản của tài sản được đo lường thông qua thời gian và chi phí để chuyển hóa tài sản thành tiền.
- Một tài sản có tính thanh khoản cao nếu thời gian để Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Quản trị Kinh doanh 14 chuyển hóa thành tiền ngắn, chi phí về chuyển nhượng thấp bao gồm các chi phí về giao dịch, chênh lệch giữa giá bán tài sản ngay tức thì và giá trị thị trường của tài sản.
- Trong thực tế, những tài sản có tính thanh khoản cao gồm các giấy tờ có giá như trái phiếu kho bạc, thương phiếu, hối phiếu…, những tài sản có tính thanh khoản thấp như bất động sản, dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị… Dưới góc độ ngân hàng: tính thanh khoản của một NHTM là khả năng đáp ứng dòng tiền mặt rút ra khỏi ngân hàng đó.
- Nếu ngân hàng luôn sẵn sàng đáp ứng được các dòng tiền mặt rút ra khỏi ngân hàng thì gân hàng đó có tính thanh khoản cao trong hoạt động và ngược lại.
- Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh bằng nguồn tiền huy động từ các cá nhân và tổ chức khác, nên nó chỉ có thể tồn tại và phát triển được nếu ngân hàng luôn đáp ứng mọi lúc, mọi nơi các nhu cầu rút tiền của khách hàng.
- Mặt khác, NHTM là tổ chức kinh doanh vì lợi nhuận, đồng tiền huy động được phải được dùng để sinh lời cho ngân hàng, nguyên tắc ấy chi phối hoạt động của tất cả các ngân hàng.
- Chính vì thế, luôn luôn xuất hiện sự đánh đổi giữa vấn để lợi nhuận và vấn đề thanh khoản trong hoạt động ngân hàng.
- Như vậy, có thể hiểu rằng tính thanh khoản của ngân hàng là trạng thái luôn có trong tay một lượng vốn khả dụng với chi phí thấp đúng tại thời điểm ngân hàng có nhu cầu hoặc khả năng nhanh chóng huy động được vốn thông qua con đường vay nợ hay bán tài sản.
- Tính thanh khoản của ngân hàng phải được xem xét ở từng thời điểm cụ thể và ở những thời điểm khác nhau thì tính thanh khoản của ngân hàng có thể là khác nhau.
- 1.1.2.2 Ảnh hưởng của tính thanh khoản đến hoạt động của NHTM Trong hoạt động kinh doanh của mình, ngoài dự trữ bắt buộc, các NHTM không có nghĩa vụ pháp lý nào buộc phải để lại một lượng tiền mặt dự trữ không sinh lời.
- Vấn đề thanh khoản chỉ xuất hiện khi ngân hàng đứng trước nhu cầu rút tiền từ khách hàng.
- Khi đó ngân hàng không chỉ lo cân đối nhu cầu rút tiền với lượng tiền hiện có, mà còn là cân đối với khả năng huy động vốn tiếp theo.
- Vì thế, tính thanh khoản của ngân hàng

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt