You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC

Của gái nhật đó mề ta nì sa ra hê hề ê ế ề ế ề


CHƯƠNG 1 : ngành giun đốt
Câu 1: đặc điểm chung của ngành giun đốt?
-Hô hấp qua da hoặc mang
-Cơ thể phân đốt,có thể xoang
-Ống tiêu hóa phân hóa
-Bắt đầu có hệ tuần hoàn
-Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể
Câu 2: Nêu cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống
trong đất?
-Thành cơ khỏe
-Có chất nhầy để làm mềm đất và giảm ma sát di chuyển dễ
dàng trong đất (đây là quá trình dinh dưỡng của giun đất)
-Dài phân đốt mỗi đốt có 1 vòng cơ gọi là chi bên điểm tựa giúp
giun đất di chuyển dễ dàng hơn
Câu 3: Vì sao cơ thể giun đất có màu phớt hồng?
-Vì máu của giun đất có màu đỏ
-Giun hô hấp qua da nên có hệ thống mao mạch phân bố dày
đặc đến da
*Lưu ý khi có câu hỏi vai trò ghi rõ có lợi và có hại
Câu 4: Vì sao mưa nhiều giun đất lại ngoi lên mặt đất ?
- Vì giun hô hấp qua da,trời mưa ngập nước lượng ôxi không đủ cho
giun hô hấp nên giun ngoi lên mặt đất để thở
Câu 5: Các động tác di chuyển của giun đất?
-Thu mình làm phồng đoạn đầu,thun đoạn đuôi
-Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa,vươn đầu về phía trước
-Thu mình làm phồng đoạn đầu,thun đoạn đuôi
Câu 6: Vai trò ngành giun đốt?
Lợi ích
-Tơi xốp đất ,thoáng khí
-Tăng độ màu mỡ ,giữ nước ,đất phì nhiêu
-làm thức ăn cho động vật (con người)
(lợi ích đều dựa vào quá trình di chuyển ,dinh dưỡng)
Có hại
-Ký sinh trong gây hại cho con người(đỉa,vắt,...) gây viêm nhiễm chảy
máu có thể làm cho các mầm bệnh khác dễ xâm nhập vào cơ thể
Câu 7: Cách mổ giun đất?
B1: Đặt giun đất nằm sấp giữa khay mổ.Cố định đầu và đuôi bằng 2 đầu
đinh ghim
B2: Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía
đuôi
B3: Đổ nước ngập cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể , dùng dao
tách ruột khỏi thành cơ thể
B4:Phanh thành cơ thể đến đâu cắm ghim đến đó.Dùng kéo cắt dọc cơ
thể tiếp tục như vậy đến phía đầu
*Lưu ý khi mổ giun : mổ mặt lưng , đổ ngập nước
Đại diện ngành giun đốt : giun đỏ ,rươi ,vắt ,đỉa ,giun đất
CHƯƠNG 2: NGÀNH THÂN MỀM
Câu 1 :Đặc điểm chung ngành thân mềm?
-Thân mềm
-Không phân đốt ,có vỏ đá vô , có khoang áo
-Hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển phát triển
Câu 2 : Vai trò của ngành thân mềm ?
Lợi ích
-Làm sạch môi trường nước
-Làm thúc ăn cho con người
-Làm thức ăn cho động vật khác
-Làm đồ trang sức , trang trí ,trưng bày
Tác hại
-Làm vật chủ trung gian gây bệnh
-Phá hoại mùa màng
Câu 3 : Một số đại diện của ngành thân mềm?
Bạch tuộc ,mực
Ốc sên , sò ,trai,…
Ốc móng tay ,…
Câu 4 : Một số tập tính của ngành thân mềm ?
Ốc sên
-Tự vệ bằng cách chui vào vỏ
-Đào hốc sâu để chui vào đó đẻ trứng
Mực
-Ẩn mình trong rêu tua , tua dài bắt mồi ,tua ngắn đưa vào miệng
-Bị tấn công phun hỏa mù để trốn
Câu 5 : Cấu tạo vỏ trai , mài vỏ trai ngửi thấy mùi khét ?
-Gồm 2 mảnh vỏ gắn bởi bản lề
-Vỏ trai gồm 3 lớp :
+Lớp sừng
+Lớp đá vôi
+Lớp xà cừ
-Khét vì lớp sừng cháy tạo ra mùi khét
Câu 6 : Trai dinh dưỡng ntn? Ý nghĩa với môi trường nước
-Nhờ dòng nước đưa vào miệng qua ống hút mang oxi và thức ăn chứa
trong khoang áo
-Oxi hấp thụ vào mang
-Còn thức ăn sẽ được đưa vào miệng qua quá trình tiêu hóa chất thải
tạo ra vón lại
-Khí cac-bo-nic và chất thải theo dòng nước lỗ thoát
Ý nghĩa : 1 ngày trai lọc được 40 lít nước
-Làm sạch môi trường nước không tan và lắng xuống đáy
Câu 7 : Vì sao trong ao cá lại có trai ?
-Vì trong mang cá có chứa ấu trùng của trai
-Sau vài tuần rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành
Câu 8 : nuôi trai lấy ngọc ?

Câu 9: Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự
vệ đó có hiệu quả

Câu 10 : Cách di chuyển của trai?


-Chân trai thò ra ,thụt vào kết hợp với động tác đóng mở vỏ giúp trai di
chuyển
Câu 11 : Em thường gặp ốc sên ở đâu? Khi bò ốc sên để lại dấu vết trên
lá ntn?
-Ốc sên thường sống ở nơi cây cối rậm rạp, ẩm ướt, cũng có khi ốc sên
ở độ cao trên 1000m so với mặt nước biển
-Khi bò ốc sên tiết ra chất nhờn làm giảm ma sát.Khi khô, chất nhờn đó
tạo nên vết màu trắng trên lá cây
Câu 12: Vì sao lại xếp mực mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò
chậm chạp?
Vì chúng đều có đặc điểm chung là: thân mềm, không phân đốt, có vỏ
đá vôi, có khoang áo,hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển
thường đơn giản
Câu 13: Vai trò của ngành thân mềm
*Lợi ích
-Làm trang sức, đồ trang trí (sò,..)
-Làm thức ăn cho người và động vật(trai,mực,..)
-làm sạch môi trường nước ( trai, những đv 2 mảnh vỏ)
*tác hại
-Làm vật chủ trung gian lây bệnh(ốc bưu vàng,..)
-Phá hoại mùa màng (ốc,..)
Câu 14: Vì sao khi chết trai mở vỏ
-Vì cơ khép vỏ không hoạt động,dây chằng ở bản lề không hoạt động
nên mở

Chương 3: Ngành chân khớp


Câu 1: Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm
Vỏ kitin giàu canxi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ các cơ quan bên
trong. Nhờ sắc tố cơ thể, tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường
để lẩn tránh kẻ thù
Câu 2: Dựa vào đặc điểm nào của tôm, người dân địa phương em
thường có kinh nghiệm đánh bắt tôm theo cách nào ?
-Dựa vào đặc điểm có đôi râu nhạy cảm để phát hiện mồi, ta thường
nhử tôm bằng mồi có mùi thính thơm,đôi khi ánh bẫy tôm vào ban
đêm, vì tôm cũng khá tinh nhanh
Câu 3: Ở nước ta và địa phương em, nhân dân đang nuôi và khai thác
loài tôm naod làm thực phẩm và xuất khẩu?
-Ở vùng biển: tôm sú, tôm hùm,..
-Ở đồng bằng: tôm càng, tôm càng xanh,..
Câu 4: Sự phong phú đa dạng của động vật giáp xác ở địa phương ?
-Có: chân kiếm, rận nước, tép, cua, tôm,..
Câu 5: Vai trò giáp xác nhỏ trong ao hồ?
-Làm thức ăn của tất cả loài cả. Chúng còn có thể lọc nước
Câu 6: Vai trò của nghề nuôi tôm ở nước ta và địa phương ?
Nghề nuôi tôm khá phát triển, có vai trò trong nền kinh tế quốc dân.
Tôm là thực phẩm quý có nhiều chất dinh dưỡng và là mặt hàng xuất
khẩu quan trọng của nước ta
Câu 7: Cơ thể hình nhện có mấy phần? So sánh các phần cơ thể với giáp
xác. Vai trò của mỗi phần cơ thể? / cơ thể hình nhện gồm :
-Đầu – ngực: là trung tâm vận động và định hướng
- Bụng: là trung tâm của nội quan và tuyến tơ
So sánh các phần cơ thể hình nhên với giáp xác
-Ở nhện phần phụ tiêu giảm, phần phụ đầu ngực có 6 đôi, trong đó có 4
đôi chân làm nhiệm vụ di chuyển
-Nhện giống giáp xác về sự phân chia cơ thể, nhưng khác về số lượng
các phần phụ
Câu 8: Nhện có mấy đôi phần phụ? Trong đó có mấy đôi chân bò
6 đôi phần phụ, 4 đôi chân bò
Câu 9: Nêu tập tính thích nghi với lối sống của nhện
-Thời gian kiếm sống: ban đêm
-Tập tính chăng lưới khắp nơi: dùng tơ để di chuyển và bẫy con mồi
-Tập tính bắt mồi: Nhện có tập tính chăng tơ bắt mồi, một số loài nhện
cũng dùng tơ trói mồi. nhện có nhiều tập tính thích nghi với bẫy, bắt các
mồi sống (sâu bọ). Nhện tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể con mồi, làm biến
đổi phần thịt của con mồi thành chất lỏng rồi hút dịch lỏng đó để sinh
sống (còn gọi là tiêu hóa ngoài)
Câu 10: Nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ
nói chung
Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng
-Đầu có 1 đôi râu
-Ngực có 3 đôi chân 2 đôi cánh
Câu 11: Hô hấp ở châu chấu khác ở tôm sông ntn?
Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, sau đó phân
nhánh nhiều lần đến tế bào. Còn ở tôm sông thì hô hấp bằng mang
Câu 12: Quan hệ giữa dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu ntn?
Châu chấu phàm ăn, đẻ nhiều( đẻ nhiều lứa trong năm, nhiều trứng
trong 1 lứa ). Nhờ đó, chúng sinh sản nhanh và thường gây hại lớn cho
cây cối, mùa màng
Câu 13: Hãy cho biết 1 số sâu bốc tập tính phong phú ở địa phương
Có các loài ong,kiến,mối,bướm,đóm đóm,châu chấu,dế,bọ ngựa,cào
cào,…
Có các tập tính: săn mồi, tự vệ, sống thành xã hội, chăm sóc con non,..
Câu 14: Trong số các đặc điểm chung của sâu bọ, đặc điểm nào phân
biệt chúng với các chân khớp khác
Sâu bọ có 1 đôi râu, 2 đôi cánh, 3 đôi chân(ở giáp xác không có)
Câu 15: Địa phương em có biện pháp chống sâu bọ có hại nhưng an
toàn cho môi trường
Là phải bảo vệ sâu bọ có ích, đùng biện pháp cơ giới, thiên địch để diệt
sâu bọ có hại, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại
Ví dụ: dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu rầy hại mùa màng; nuôi ong mắt
đỏ để diệt sâu đục thân; trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại
do có các loài ong
Câu 16: Đặc điểm chung ngành chân khớp
-Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ che chở
-Các chân phân đốt khớp động
-Qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể
Câu 17: Sự đa dạng ở chân khớp
1.Đa dạng số loài
2.Đa dạng về môi trường sống
3.Đa dạng về cấu tạo
4.Đa dạng về tập tính, lối sống

You might also like