Academia.eduAcademia.edu
Đường Lâm – ngôi làng cổ đang giàu lên bởi giá trị văn hóa, lịch sử. Đường Lâm từ lâu là điểm đến mà mỗi du khách thập phương tìm đến với những nét đẹp cổ kính của làng quê Việt xưa. Vẻ đẹp ấy không chỉ mang lại giá trị văn hóa sâu sắc mà còn góp phần gia tăng giá trị kinh tế, tạo dựng cuộc sống đầy đủ no âm hơn cho người dân nơi đây. Người dân nơi đây đã dần nhận ra lợi thế của địa phương và đã biết phát triển các mô hình du lịch thích hợp để gia tăng thu nhập. Khu làng cổ có 7 di tích quốc gia, 2 di tích và 10 ngôi nhà cổ được xếp hạng di tích cấp thành phố. Ngoài ra, làng còn có rất nhiều nhà cổ, nhà truyền thống với 37 ngôi nhà cổ có niên đại từ 200 - 400 năm, 74 ngôi nhà cổ loại một có niên đại trên 100 năm. Những bức tường cổ kính trải qua hàng trăm năm lịch sử Kiến trúc ngôi nhà cổ. Chủ nhân của những ngôi nhà cổ thường xuyên đón tiếp du khách tham quan kiến trúc ngôi nhà, không những vậy du khách đế đây không chỉ được thưởng thức kiến trúc độc đáo mà cổ kính của những ngôi nhà bằng thị giác mà còn thưởng thức những thức quà quê đặc sản bằng vị giác. Đó là các món ăn là đặc sản do chính gia đình sản xuất nhứ kẹo chè lam, kẹo dồi, kẹo lạc hay bánh tẻ. Các món bánh đặc sản của làng cổ Gia đình sản xuất bánh kẹo truyền thống Ông Hà Hữu Thể chủ nhân của 1 trong 10 căn nhà cổ nhất làng chia sẻ “ Tôi luôn tự hào gia đình mình có nhà cố, mỗi tháng được nhà nước chu cấp 400 ngàn đồng cho việc tu bổ và sửa chữa nhà cổ. Đặc biệt là mỗi du khách đến nhà tôi lại được thưởng thức kẹo chè lam, kẹo dồi hay tương của chính gia đình sản xuất rồi họ mua về làm quà cũng tăng thu nhập cho gia đình tôi. Tập trung vào mô hình du lịch thì tôi lại không trồng trọt gì nhiều đỡ vất vả hơn trước đây rất nhiều” Không chỉ chủ nhân của những ngôi nhà cổ mà rất nhiều người dân trong làng cổ đã sản xuất những thức quà quê rồi bày bán ở các sạp hàng để phục vụ du khách Những thức quà quê được bầy bán trên con đường của làng cổ. Nhằm tạo ra những điểm nhấn cho làng cổ, năm 2013, chị Thu một người dân tại làng cổ đã mở phòng bán tranh thêu để "níu" chân du khách và quan trọng hơn là giúp người dân làng cổ có thêm việc làm, thêm thu nhập. Chị Thu cho biết “Đến với Đường Lâm, không chỉ khám phá vẻ đẹp không gian những giá trị văn hóa cổ xưa mà khách du lịch đặc biệt là khách nước ngoài tìm đến cửa hàng chị để mua những bức tranh thêu như để biết thêm về sản phẩm của du lịch làng quê Việt. Họ tỏ ra rất thích thú với những bức tranh và đến rất đông nên thu nhập cũng được kha khá”. Chị còn ấp ủ dự định đưa nghề mây, giang đan về địa phương để giúp cho người dân có thêm thu nhập, và để Làng cổ Đường Lâm hấp dẫn hơn trong mắt du khách gần xa. Cuộc sống của dân làng cũng có phần khấm khá hơn từ khi mà người dân đã biết vận dụng các hình thức kinh tế du lịch thay vì bám trụ chặt chẽ vào nông nghiệp như trước đây. Những hình ảnh hiếm hoi bắt gặp tại làng cổ.