« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý đầu tư và xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Quảng Ninh


Tóm tắt Xem thử

- PHẠM VIỆT MỸ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến lãnh đạo Ban quản lý đầu tư và xây dựng công trình trọng điểm Quảng Ninh, các đồng nghiệp, các sở - ban, các nhà thầu thi công và tư vấn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong công tác và trong quá trình thực hiện luận văn này.
- Học viên Phạm Việt Mỹ MỤC LỤC LỜI CAM ĐOANLỜI CẢM ƠNMỤC LỤCDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC BẢNGDANH MỤC HÌNH VẼPHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN .
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .
- Đầu tư xây dựng cơ bản .
- Khái niệm và phân loại đầu tư xây dựng cơ bản .
- Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản .
- Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản .
- Chức năng của đầu tư xây dựng cơ bản .
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước .
- Đặc trưng cơ bản của vốn đầu tư .
- Nguồn vốn đầu tư .
- QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN .
- Vai trò của việc hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản .
- Sự cần thiết phải quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước .
- Quy trình quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước .
- Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư 231.2.3.2.
- Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở giai đoạn thực hiện đầu tư.
- Quản lý vốn đầu tư XDCB ở giai đoạn kết thúc đầu tư đưa dự án vào khai thác sử dụng .
- Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước251.2.4.1.
- Quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành .
- Hệ thống căn cứ làm cơ sở cho hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB .
- MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN .
- Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích là tiêu chí định hướng đánh giá trình độ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản .
- Hệ số huy động tài sản cố định (TSCĐ Chỉ tiêu cơ cấu thành phần của vốn đầu tư .
- NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN .
- Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng .
- Khả năng tài chính của chủ đầu tư .
- KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA MỘT SỐ NƯỚC .
- Kinh nghiệm của Trung Quốc và Hàn quốc về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tỉnh, thành phố .
- Những bài học kinh nghiệm rút ra từ tham khảo kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư bằng NSNN của các nước KẾT LUẬN CHƯƠNG I CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM TỈNH QUẢNG NINH .
- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM TỈNH QUẢNG NINH Chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý đầu tư và xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Quảng Ninh .
- Mô hình tổ chức của Ban quản lý đầu tư và xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Quảng Ninh Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý đầu tư và xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Quảng Ninh .
- Nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo và các phòng, ban chức năng của Ban quản lý đầu tư và xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Quảng Ninh .
- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN TRỌNG ĐIỂM .
- Quản lý vốn giai đoạn chuẩn bị đầu tư .
- Quản lý vốn giai đoạn thực hiện đầu tư .
- Quản lý vốn giai đoạn kết thúc đầu tư .
- Quản lý quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành .
- Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban trọng điểm .
- Đội ngũ cán bộ CCVC còn hạn chế về năng lực, vẫn còn tư tưởng ỷ lại nhà thầu, chưa xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của cán bộ quản lý dự án thuộc chủ đầu tư .
- Cơ chế, chính sách quản lý đầu tư và xây dựng .
- Dự án phải bổ sung tổng mức đầu tư nhiều lần .
- Thủ tục đầu tư .
- Sự chỉ đạo của chủ đầu tư .
- Đối với nội bộ Ban trọng điểm KẾT LUẬN CHƯƠNG II CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ ĐT VÀ XDCT TRỌNG ĐIỂM QUẢNG NINH .
- Mục tiêu nhiệm vụ của Ban trọng điểm Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn và các năm sau MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN TRỌNG ĐIỂM .
- Các giải pháp cụ thể Các giải pháp trong nội dung công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản .
- CBĐT Chuẩn bị đầu tư 3.
- ĐT Đầu tư 8.
- ĐT XDCB Đầu tư xây dựng cơ bản 9.
- KTĐT Kết thúc đầu tư 18.
- THĐT Thực hiện đầu tư 25.
- TMĐT Tổng mức đầu tư 26.
- Trong thời gian qua, Nhà nước và Ủy ban nhân dân (UBND) Tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều văn bản pháp luật, chính sách và cơ chế góp phần tạo môi trường pháp lý cho việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN.
- tình trạng buông lỏng quản lý dẫn đến lãng phí, thất thoát vốn của Nhà nước, làm giảm chất lượng các công trình, dự án có vốn đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) từ NSNN.
- Việc quản lý vốn ĐTXDCB thuộc NSNN của Tỉnh Quảng Ninh được thực hiện chủ yếu qua các các Ban quản lý dự án thuộc các Sở, các Ban quản lý dự án trực thuộc Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh, các chủ đầu tư trực tiếp sử dụng công trình và một số doanh nghiệp Nhà nước.
- Ban quản lý đầu tư và xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Quảng Ninh (Sau đây gọi tắt là Ban trọng điểm) là một trong số các Ban quản lý dự án chuyên ngành trực thuộc UBND Tỉnh.
- 2Cần nghiêm túc nhìn nhận lại những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý vốn , Ban trọng điểm nhất thiết phải hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ trọng tâm của mình nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư, hạn chế phát sinh làm tăng tổng mức đầu tư dự án, chống thất thoát, lãng phí, nâng cao chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo tiến độ cả về thi công và quyết toán dự án hoàn thành.
- Với tâm huyết đưa ra được những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án một cách chuyên nghiệp, tác giả chọn đề tài “Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý đầu tư và xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Quảng Ninh" làm Luận văn thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh.
- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, đổi mới công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý đầu tư và xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Quảng Ninh.
- Về nội dung: Đề tài không nghiên cứu rộng hàng loạt vấn đề quản lý dự án nói chung mà giới hạn trong phạm vi công tác quản lý vốn ĐTXDCB bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tại Ban quản lý đầu tư và xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Quảng Ninh.
- Về không gian: Đề tài tiến hành phân tích, đánh giá các nội dung về quản lý vốn ĐTXDCB các dự án do Ban quản lý đầu tư và XDCT trọng điểm tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ nguồn NSNN của Ban quản lý đầu tư và xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Quảng Ninh 3giai đoạn từ 2008 đến 2013.
- ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN tại Ban quản lý đầu tư và XDCT trọng điểm tỉnh Quảng Ninh trong thời gian từ 2008 đến 2013, từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
- Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn ĐTXDCB thuộc nguồn vốn NSNN nói riêng và quản lý dự án nói chung của các dự án do Ban quản lý đầu tư và xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư.
- KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn ngoài các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản các dự án do Ban quản lý đầu tư và xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư giai đoạn 2008 đến 2013.
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý đầu tư và xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
- 4CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 1.1.
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1.1.
- Đầu tư xây dựng cơ bản 1.1.1.1.
- Khái niệm và phân loại đầu tư xây dựng cơ bản Theo cách hiểu chung nhất, đầu tư là hoạt động bỏ vốn vào các lĩnh vực KT-XH để mong thu được lợi ích dưới các hình thức khác nhau trong tương lai.
- Đầu tư hay hoạt động đầu tư là việc hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu hút được các kết quả trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra để thực hiện.
- Biểu hiện của tất cả nguồn lực bỏ ra nói trên gọi chung là vốn đầu tư (VĐT).
- Có nhiều cách phân loại đầu tư, nhưng xuất phát từ bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại, người ta phân chia ra thành.
- Đầu tư thương mại: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lại lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và giá khi bán.
- Đầu tư tài sản vật chất và sức lao động: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm duy trì và trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã 5hội khác, là điều kiện vật chất để tạo việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân.
- Đầu tư cơ bản: là hoạt động đầu tư để tạo ra các tài sản cố định (TSCĐ) đưa vào hoạt động trong các lĩnh vực KT - XH khác nhau.
- Trong hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư phải quan tâm đến các yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động.
- Xét về mặt tổng thể thì không một hoạt động đầu tư nào mà không cần phải có các TSCĐ, nó bao gồm toàn bộ cơ sở kỹ thuật đủ tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với giá cả từng thời kỳ.
- Đầu tư có nhiều loại: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp (cho vay), đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Đầu tư dài hạn thường gắn với đầu tư xây dựng tài sản cố định - gắn với đầu tư XDCB.
- Nên có thể hiểu đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung, đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân thông qua các hình thức xây dựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hóa hay khôi phục các tài sản cố định Hoạt động đầu tư cơ bản thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng mới các TSCĐ được gọi là đầu tư XDCB.
- Đầu tư XDCB là hoạt đồng đầu tư nhằm tạo ra các công trình xây dựng theo mục đích của người đầu tư, là lĩnh vực sản xuất vật chất tạo ra các TSCĐ và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội.
- Đầu tư XDCB là một hoạt động kinh tế.
- Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản Trước hết cần phải xác định rõ rằng đầu tư nói chung đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là động lực để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự tăng trưởng.
- Nếu không có đầu tư thì không có phát triển.
- Một là, đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là công cụ kinh tế quan trọng để Nhà nước trực tiếp tác động đến quá trình phát triển KT - XH, điều tiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
- Bằng việc cung cấp các dịch vụ công cộng như hạ tầng KT - XH, an ninh - quốc phòng…mà các thành phần kinh tế khác không muốn, không thể hoặc không đầu tư.
- các dự án đầu tư từ NSNN được triển khai ở các vị trí quan trọng, then chốt nhất đảm bảo cho nền KT - XH phát triển ổn định theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nhìn trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước, đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu.
- Về cầu, đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu.
- Theo số liệu của ngân hàng thế giới, đầu tư chiếm khoảng 24 - 28% trong cơ cấu tổng cầu của các nước trên thế giới.
- Đầu tư có tác động to lớn đến việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước.
- Đầu tư còn có mối quan hệ chặt chẽ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cho thấy, nếu muốn tốc độ phát triển kinh tế tăng cao (9 - 10%) thì phải tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển ở khu công nghiệp và dịch vụ.
- Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy, muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư ít nhất phải đạt từ 15 - 20% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước.
- Hai là, đầu tư XDCB có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế bởi vì nó tạo ra các TSCĐ.
- Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư để sản xuất ra của cải vật chất, đặc biệt là tạo cơ sở vật chất và kỹ thuật ban đầu cho xã hội.
- Tất cả các ngành kinh tế chỉ tăng nhanh khi có đầu tư XDCB, đổi mới công nghệ, xây dựng mới để

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt