« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng xưởng sản xuất nước ôxi già của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí tại khu công nghiệp Phú Mỹ I, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu


Tóm tắt Xem thử

- TRẦN NGỌC THÀNH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG XƯỞNG SẢN XUẤT NƯỚC ÔXI GIÀ CỦA TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ TẠI KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ MỸ I, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- PHẠM THỊ THU HÀ HÀ NỘI – 2014 Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội Sau thời gian học tập Khóa học Cao học Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, em hoàn thành nghiên cứu, áp dụng những kiến thưc đã được học tại khóa học Cao học vào đề tài luận văn “Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng xưởng sản xuất nước ôxi già của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí tại khu công nghiệp Phú Mỹ I, Tỉnh Bà Ria Vũng Tàu” em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến: Các Thầy, Cô Viện Kinh tế và Quản lỹ đã tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian được học tập tại trường.
- Toàn thể các Anh, Chị tại đơn vị công tác tại Tổng Công ty Phân bón và hóa chất Dầu khí đã giúp đỡ và tạo thuận lợi cho em nghiên cứu, tìm hiểu trong công tác đầu tư xây dựng công trình của Tổng Công ty.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ.
- Khái niệm về đầu tư.
- Vai trò của hoạt động đầu tư.
- Vai trò của đầu tư đối với sự hình thành và phát triển doanh nghiệp.
- Vai trò của đầu tư đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế.
- Ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài với tăng trưởng kinh tế.
- Các đặc điểm của hoạt động đầu tư.
- Chi phí và kết quả đầu tư.
- Chi phí đầu tư.
- Kết quả đầu tư.
- TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
- Khái niệm dự án đầu tư.
- Đặc trưng của dự án.
- Phân loại dự án đầu tư.
- Các giai đoạn dự án.
- GĐ1: Xác định ý đồ, cơ hội đầu tư.
- CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
- Chi phí thực hiện dự án.
- Doanh thu từ dự án.
- CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
- Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư.
- Phân tích rủi ro dự án đầu tư.
- Các phương pháp phân tích rủi ro dự án đầu tư.
- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
- Quy mô của dự án đầu tư xây dựng.
- Hình thức quản lý dự án đầu tư.
- Nguồn vốn đầu tư.
- TỔNG QUAN VỀ CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN XÂY DỰNG XƯỞNG SẢN XUẤT NƯỚC Ô XI GIÀ.
- Hình thức đầu tư.
- Giải pháp thực hiện đầu tư.
- Tính toán Tổng mức đầu tư.
- Tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
- Chi phí và thu nhập của dự án đầu tư xây dựng xưởng sản xuất nước ôxi già.
- Phân tích hiệu quả dự án đầu tư xây dựng xưởng sản xuất nước ôxi già.
- Phân tích rủi ro dự án.
- Phân tích ảnh hưởng của cả 3 yếu tố trên đến hiệu quả đầu tư của dự án: 61 3.2.4.
- Các biện pháp giảm thiểu rủi ro đảm bảo hiệu quả đầu tư.
- 76 Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình.
- 11 Bảng 2.1: Tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
- 46 Bảng 2.2: Tiến độ đầu tư.
- 54 Bảng 2.12: Hiệu quả dự án đầu tư xây dựng xưởng sản xuất nước ôxi già.
- 60 Bảng 3.3: Thay đổi hiệu quả dự án sản xuất ô xy già khi vốn đầu tư thay đổi.
- 60 Bảng 3.4: Thay đổi hiệu quả dự án sản xuất ô xy già khi lãi suất vốn vay thay đổi 60 Bảng 3.5 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả đầu tư của dự án.
- 24 Hình 1.2: Các phương pháp phân tích rủi ro dự án đầu tư.
- 86 Bảng 11: Phương án thay đổi khi tổng mức đầu tư thay đổi khi thay đổi lãi suất.
- 87 Bảng 12: Phương án thay đổi khi tổng mức đầu tư thay đổi khi thay đổi doanh thu.
- 88 Bảng 13: Phương án thay đổi khi tổng mức đầu tư thay đổi khi thay đổi vốn đầu tư.
- Xuất phát từ thực tiễn nói trên, tôi xin chọn đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng xưởng sản xuất nước ôxi già của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí tại khu công nghiệp Phú Mỹ I, Tỉnh Bà Ria Vũng Tàu”, với mong muốn có được một nghiên cứu đáp ứng được nhu cầu về thực tế trong việc xác định các ưu, khuyết điểm của dự án.
- Việc nghiên cứu đề tài của luận văn mang tính thực tiễn và cần thiết cho việc đầu tư của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí 2.
- Đó là  Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư.
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội 2 Luận văn tập trung nghiên cứu về tài chính dự án đầu tư xây dựng xưởng sản xuất nước ôxi già của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí tại khu công nghiệp Phú Mỹ I, Tỉnh Bà Ria Vũng Tàu qua đó đánh giá và quyết định đầu tư hay không.
- Phạm vi nghiên cứu: Sự cần thiết phải đầu tư dự án và các giải pháp thực hiện dự án.
- Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của dự án: Xác định dòng tiền, Các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư IRR, NPV, PP, phân tích rủi ro của dự án,.
- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu rủi ro, đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án.
- Căn cứ vào cơ sở phương pháp luận về phân tích và đánh giá hiệu quả dự án đầu tư và các nguyên tắc cơ bản của phép duy vật biện chứng có sử dụng phương pháp mô tả, phân tích thống kê, phân tích tổng hợp, đối chiếu so sánh.
- Tên đề tài: “Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng xưởng sản xuất nước ôxi già của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí tại khu công nghiệp Phú Mỹ I, Tỉnh Bà Ria Vũng Tàu”.
- Bố cục: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở phương pháp luận về phân tích và quản lý dự án đầu tư Chương 2: Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng xưởng sản xuất nước ôxi già của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí tại khu công nghiệp Phú Mỹ I, Tỉnh Bà Ria Vũng Tàu.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1.
- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ: 1.1.1.
- Khái niệm về đầu tư: Là hoạt động sử dụng nguồn lực tại hiện tại nhằm thu được lợi ích kinh tế xã hội trong tương lai.
- Đối với các doanh nghiệp: đầu tư là việc bỏ vốn kinh doanh để mong thu được lợi nhuận trong tương lai.
- Trên quan điểm xã hội: đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển từ đó thu được các hiệu quả kinh tế xã hội vì mục tiêu phát triển quốc gia.
- Vai trò của hoạt động đầu tư: 1.1.2.1.
- Vai trò của đầu tư đối với sự hình thành và phát triển doanh nghiệp Đầu tư là hoạt động chủ yếu, quyết định sự phát triển và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp.
- Hoạt động này được thực hiện tập trung thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư.
- Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù với các mục tiêu, phương pháp và phương tiện cụ thể để đạt tới một trạng thái mong muốn.
- Nội dung của dự án đầu tư được thể hiện trong luận chứng kinh tế – kỹ thuật, là văn bản phản ánh trung thực, chính xác về kết quả nghiên cứu thị trường, môi trường kinh tế – kỹ thuật và môi trường pháp lý, về tình hình tài chính… Để đáp ứng mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, doanh nghiệp cần có chiến lược trong việc tìm kiếm và lựa chọn các dự án đầu tư.
- Nếu không có những ý tưởng mới và dự án đầu tư mới, doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển được, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh khốc Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội 4 liệt hiện nay.
- Các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ thị trường và có những hoạt động đầu tư thích hợp nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp.
- Tùy theo mục đích của mỗi doanh nghiệp nhằm phát triển sản phẩm mới, kéo dài tuổi thọ sản phẩm hay làm tăng khả năng thu lợi cho sản phẩm hiện có mà có thể phân loại đầu tư doanh nghiệp theo những tiêu thức khác nhau.
- Theo cơ cấu tài sản đầu tư có thể phân loại đầu tư của doanh nghiệp thành: Đầu tư tài sản cố định: đây là các hoạt động đầu tư nhằm mua sắm, cải tạo, mở rộng tài sản cố định của doanh nghiệp.
- Đầu tư tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất.
- Loại đầu tư này bao gồm: Đầu tư xây lắp.
- đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư tài sản cố định khác Đầu tư tài sản lưu động: đây là khoản đầu tư nhằm hình thành các tài sản lưu động cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường.
- Nhu cầu đầu tư vào tài sản lưu động phụ thuộc vào đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- vào nhu cầu tăng trưởng của doanh nghiệp đầu tư tài sản tài chính, các doanh nghiệp có thể mua cổ phiếu, trái phiếu, hoặc tham gia góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác.
- Đầu tư theo cơ cấu tài sản đầu tư giúp cho các doanh nghiệp xây dựng được một kết cấu tài sản thích hợp nhằm đa dạng hoá đầu tư, tận dụng được năng lực sản xuất và năng lực hoạt động, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.
- Có thể căn cứ vào mục đích đầu tư có thể phân loại đầu tư ra thành: đầu tư tăng năng lực sản xuất, đầu tư đổi mới sản phẩm, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm… Hoạt động đầu tư phân theo mục đích đầu tư có vai trò định hướng cho các nhà quản trị doanh nghiệp xác định hướng đầu tư và kiểm soát được tình hình đầu tư theo những mục tiêu đã chọn.
- Như vậy, có thể nói hoạt động đầu tư là một trong những quyết định có ý nghĩa chiến lược đối với doanh nghiệp.
- Những sai lầm trong việc dự toán vốn đầu tư có thể dẫn đến tình trạng lãng phí vốn lớn, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng đối với doanh nghiệp.
- Hoạt động đầu tư có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi các quyết định đầu tư phải được tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng.
- Vai trò của đầu tư đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế: Hoạt động đầu tư trên phương diện vĩ mô một nền kinh tế bao gồm hoạt động đầu tư trong nước và hoạt động đầu tư nước ngoài.
- Trong đó, hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài có mối quan hệ hữu cơ với nhau, chúng có tác động lẫn nhau và thúc đẩy quá trình tăng trưởng của nền kinh tế.
- Đầu tư trong nước có hiệu quả sẽ xây dựng được một nền kinh tế ổn định có tốc độ tăng trưởng nhanh, có cơ sở hạ tầng hiện đại và cơ sở pháp lý lành mạnh, tạo ra tiền đề để tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả đầu tư nước ngoài.
- Nguồn vốn đầu tư trong nước của các doanh nghiệp tự đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh có ý nghĩa to lớn trong việc tạo ra khả năng tốt cho đầu tư nước ngoài.
- Vì hoạt động đầu tư nước ngoài hoạt động chủ yếu thông qua các công ty xuyên quốc gia, mà các công ty này rất cần tìm chọn đối tác đầu tư là các công ty tương xứng ở các nước nhận đầu tư.
- Chính vì vậy mà trong những năm vừa qua chóng ta đã có nhiều biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp tự đầu tư phát triển sản xuất, gần đây chính phủ đã thực hiện việc xắp xếp các doanh nghiệp nhà nước, một mặt cũng là để các doanh nghiệp này có khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh với nước ngoài.
- Nhờ có đầu tư trong nước để tạo ra một hệ thống công ngiệp phụ trợ thì hoạt động đầu tư nước ngoài mới được thực hiện với hiệu quả cao.
- Thông thường khi có một đồng vốn đầu tư nước ngoài thì cũng cần phải có hai ba đồng vốn “bên ngoài hàng rào”.
- Ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài với tăng trưởng kinh tế: Xét về hiệu quả tài chính thì vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, qua việc nhận viện trợ, vay tín dụng và qua thu thuế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
- Qua đó bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư Luận văn cao học QTKD Đại học Bách khoa Hà Nội 6 phát triển, mặc dù vốn FDI thường chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng mức đầu tư của các nước chủ nhà nhưng đáng lưu ý là vốn FDI cho phép tạo ra các ngành mới hoàn toàn hoặc thúc đẩy sự phát triển của một số ngành quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá đất nước.
- Hoạt động đầu tư nước ngoài gắn liền với việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật, kỹ xảo chuyên môn, bí quyết và trình độ quản lý tiên tiến.
- Thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài, các nguồn lực trong nước như lao động, đất đai và tài nguyên thiên nhiên được huy động ở mức cao và sử dụng có hiệu quả, cung cấp cho thị trường trong nước nhiều sản phẩm, mặt hàng và dịch vụ có chất lượng cao, góp phần giảm áp lực tiêu dùng, ổn định giá cả.
- Đầu tư nước ngoài tạo thêm việc làm và góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý cho người lao động.
- FDI tạo thêm việc làm không chỉ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà còn gián tiếp tạo việc làm cho các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động FDI như các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào.
- Đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài có vị trí khác nhau nhưng là hai bộ phận của cùng một quá trình đầu tư, nó gắn bó với nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau cùng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt