« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN TRUNG KIÊN QUẢN TRỊ KINH DOANH PHÂN TÍCH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ: 2011A Hà Nội – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- NGUYỄN TRUNG KIÊN PHÂN TÍCH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế “Phân tích và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần gang thép Thái nguyên” là kết quả của quá trình nghiên cứu trong những năm học vừa qua.
- 0 CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
- Cạnh tranh và tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường..
- khái niệm cạnh tranh.
- phân loại cạnh tranh.
- Vai trò của cạnh tranh.
- Chức năng của cạnh tranh.
- Lý thuyết về Năng lực cạnh tranh.
- Khái niệm năng lực cạnh tranh.
- Các tiêu chí đo lường kết quả năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Yếu tố cấu thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Các chiến lược cạnh tranh dựa trên lợi thế cạnh tranh.
- Các phương pháp và mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh.
- Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh trong ngành thép của doanh nghiệp.
- 28 Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Trung Kiên CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN .
- Ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần gang thép Thái nguyên.
- Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên.
- Thực trạng năng lực cạnh tranh trong ngành thép của công ty cổ phần gang thép Thái nguyên.
- Thực trạng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần gang thép Thái nguyên.
- Thực trạng môi trường cạnh tranh trong ngành thép của công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên.
- Phân tích lợi thế cạnh tranh của công ty cổ phần gang thép Thái nguyên.
- Phân tích các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên.
- Sử dụng mô hình trong phân tích năng lực cạnh tranh trong ngành thép của công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên.
- Phân tích SWOT các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên.
- Cơ hội và thách thức đối với công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên.
- Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên so với một số công ty cạnh tranh.
- Đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh ngành thép của công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên.
- 70 Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Trung Kiên CHƯƠNG III:GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN & KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC.
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty gang thép Thái Nguyên.
- Bảng mẫu ma trận hình ảnh cạnh tranh.
- Ma trận hình ảnh cạnh tranh của TISCO với một số công ty cạnh tranh năm 2012.
- Tổng hợp kết quả phân tích so sánh lợi thế cạnh tranh của TISCO với một số công ty cạnh tranh.
- Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter.
- 20 Hình 1.2: Các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Lý do chọn đề tài Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh là môi trường và động lực của sự phát triển mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội.
- Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải sản xuất và cung cấp sản phẩm mà thị trường cần để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của người tiêu dùng.
- Trong quá trình cạnh tranh doanh nghiệp cần khẳng định vị trí và uy tín của mình trên thương trường.
- cùng với chiến lược đầu tư và phát triển toàn diện, chính sách chất lượng “Thỏa mãn tối đa lợi ích của khách hàng” và phương châm hành động “Chất lượng hàng đầu, giá cạnh tranh, sản phẩm và dịch vụ đa dạng”, là những yếu tố cơ bản làm nên thành công cuả Công ty, là cơ sở vững chắc cho sự phát triển lâu dài và bền vững của Công ty để Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên luôn “ Lớn mạnh cùng Đất nước Trong những năm gần đây, công ty đã tập trung tăng nhanh tỷ trọng các công việc có hàm lượng chất xám và công nghệ cao, tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và khu vực trên cơ sở đáp ứng tốt các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Để đáp ứng quan điểm phát triển công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên trở thành một đơn vị hàng đầu của Tổng công ty thép Việt Nam, công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
- Xuất Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Trung Kiên 2phát từ thực tiễn này, đề tài: “phân tích và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên” đã được tác giả chọn làm đề tài luận văn cao học của mình.
- Mục đích nghiên cứu + Tổng hợp lý thuyết về năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp.
- Phản ánh thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên trong lĩnh vực gang thép, xác định điểm mạnh, điểm yếu của năng lực cạnh tranh Cổ phần Gang thép Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên trong lĩnh vực gang thép.
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên 3.2.
- Về nội dung: Nghiên cứu những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh và những yếu tố quyết định, yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thép.
- Về không gian: Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên.
- Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp luận và những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và tư duy logic để phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần gang thép Thái nguyên.
- Ngoài ra trong quá trình thực hiện luận văn tác giả còn sử dụng các phương pháp như phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê, qui nạp, diễn dịch… nhằm tổng hợp về lý luận, phân tích đánh giá năng lực và thực trạng cạnh tranh của công ty.
- Hệ thống hóa các lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp - Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên từ đó rút ra điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân.
- Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên 6.
- Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh & thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh & năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên.
- Chương 3:Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên & kiến nghị đối với chính sách của nhà nước.
- Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Trung Kiên 4CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.
- Cạnh tranh và tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
- khái niệm cạnh tranh Cùng với quá trình hội nhập kinh tế, thuật ngữ cạnh tranh, năng lực cạnh tranh được đề cập nhiều trong các nghiên cứu, nhất là từ khi Việt Nam bắt đầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
- Do vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ cạnh tranh ở các cấp độ áp dụng.
- Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung- cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất” Ở Việt Nam khi đề cập đến “cạnh tranh” người ta thường nghĩ đó là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hóa, dịch vụ mua bán và đó là phương thức để giành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế.
- Trên qui mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và do đó nó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Mặt khác, với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng dẫn đến yếu tố thúc đẩy quá trình tích lũy và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp.
- Mặc dù còn có thể dẫn ra nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm cạnh tranh, song qua các định nghĩa trên có thể rút ra những nét chung về cạnh tranh như sau: Thứ nhất, khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua giữa một( hoặc một nhóm) người nhằm giành lấy phần thắng của nhiều chủ thể cùng tham dự.
- Cạnh tranh nâng cao vị thế của người này và làm giảm vị thế của những người còn lại.
- Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Trung Kiên 5 Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đó mà các bên đều muốn giành giật( như một cơ hội, một sản phẩm dịch vụ, một dự án hay một thị trường, một khách hàng.
- Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong môi trường cụ thể, có các ràng buộc chung mà các bên tham gia buộc phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh… Thứ tư, trong quá trình cạnh tranh, những chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau: cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm dịch vụ, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm dịch vụ, cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm( tổ chức các kênh tiêu thụ.
- cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt.
- cạnh tranh thông qua hình thức thanh toán… Như vậy công cụ cạnh tranh được nhắc đến như là những yếu tố tối quan trọng trong cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung.
- Điều này khẳng định, để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải chú trọng hoàn thiện các công cụ cạnh tranh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
- phân loại cạnh tranh Có nhiều cách phân loại cạnh tranh, căn cứ cào các tiêu chí khác nhau.
- a) căn cứ vào số người tham gia trên thị trường người ta chia cạnh tranh làm ba loại Cạnh tranh giữa người bán và người mua: là cuộc cạnh tranh theo “luật: mua rẻ bán đắt.
- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: là cuộc cạnh tranh trên thị trường nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
- Luận văn thạc sỹ Học viên: Nguyễn Trung Kiên 6Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Là cuộc cạnh tranh giưa những người mua nhằm mua được thứ hàng hóa mà họ cần.
- b) Căn cứ vào phạm vi kinh tế người ta chia cạnh tranh làm 2 loại: Cạnh tranh giữa các ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn.
- Kết quả của cuộc cạnh tranh này là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa thành giá trị sản xuất.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất một loại hàng hóa nhằm mục đích tiêu thụ hàng hóa có lợi hơn để thu được lợi nhuận cao hơn.
- Biện pháp cạnh tranh là các doanh nghiệp phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động nhằm làm cho giá trị hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội để thu được lợi nhuận cao hơn.
- c) Căn cứ vào chi phí bình quân của các doanh nghiệp người ta chia cạnh tranh thành hai loại: Cạnh tranh dọc: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân thấp nhất khác nhau như cùng tham gia vào thị trường.
- Qui luật cạnh tranh dọc chỉ ra rằng: sự thay đổi về giá bán hoặc lượng bán nói trên của doanh nghiệp sẽ có điểm dừng.
- Quá trình cạnh tranh làm doanh nghiệp A phá sản, doanh nghiệp B có mức chi phí bình quân lớn nhất trong các doanh nghiệp còn lại nên B được gọi là doanh nghiệp cận biên.
- Giá bán thống nhất ổn định sau một chu kỳ cạnh tranh là giá của doanh nghiệp cận biên B.
- Cạnh tranh dọc buộc các doanh nghiệp phải hiện đại hóa sản xuất để giảm chi phí thì mới có thể tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh.
- kết quả của quá trình này là số lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường được tăng cao và giá cả có xu hướng giảm dần xuống Cạnh tranh ngang: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân thấp nhất ngang nhau.
- Khác với cạnh tranh dọc, cạnh tranh ngang dẫn tới kết quả là không có doanh nghiệp nào bị loại ra khỏi thị trường do có mức chi phí bình quân thấp ngang nhau.
- trong tình hình đó, vì mục tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp không thể chấp nhận kết quả do cạnh tranh mang lại mà sẽ vạn động theo hai hướng: hoặc là chấm dứt cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, thống nhất với nhau một mức giá bán tương đối cao, giảm lượng bán trên toán thị trường để giành độc quyền, điều này gây tổn hại đến lợi ích người tiêu dùng.
- Vì vậy để công bằng, nhà nước buộc phải ban hành luật cấm thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh.
- Hoặc là các doanh nghiệp phải tìm cách để giảm chi phí sản xuất để chuyển từ cạnh tranh ngang sang cạnh tranh dọc nhằm trụ lại được trên thị trường với mức lợi nhuận cao.
- Vai trò của cạnh tranh Cạnh tranh là cơ chế vận hành chủ yếu của kinh tế thị trường, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Trên bình diện nền kinh tế, cạnh tranh có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần phân bổ ngườn lực có hiệu quả nhất thông qua việc kích thích các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực tối ưu nhất cũng như hạn chế được những méo mó của thị trường, góp phần phân phối lại thu nhập một cách có hiệu quả hơn và đồng thời góp phần nâng cao phúc lợi xã hội.
- Trên bình diện doanh nghiệp: Bằng sự hấp dẫn của lợi nhuận từ việc đi đầu về chất lượng, mẫu mã cũng như áp lực phá sản nếu đứng lại, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải luôn cải tiến, đổi mới coongngheej, phương pháp sản xuất, quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tawnghieeuj quả sản xuất và lợi nhuận, qua đó đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của chính các doanh nghiệp.
- Trên bình diện người tiêu dùng: cạnh tranh tạo ra sự lựa chọn rộng rãi hơn, bảo đảm cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng không thể áp đặt giá cả tùy tiện.
- Với khía cạnh đó, cạnh tranh là yếu tố điều tiết thị trường, qua hệ cung cầu, góp phần hạnh chế méo mó giá cả và lành mạnh hóa cá mối quan hệ xã hội 1.1.4.
- Chức năng của cạnh tranh Cạnh tranh có thể mang lại lợi ích cho người này và gây thiệt hại cho người khác, song xét dưới góc độ toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác động tích cực.
- đối với nền kinh tế, cạnh tranh đảm nhận một số chức năng quan trọng sau.
- Cạnh tranh đảm bảo điều chỉnh giữa cung và cầu.
- Cạnh tranh hướng việc sử dụng các nhân tố sản xuất vào những nơi có hiệu quả nhất.
- Cạnh tranh tạo môi trường thuận lợi để sản xuất thích ứng với sự biến động của cầu và công nghệ sản xuất - Cạnh tranh tác động một cách tích cực đến phân phối thu nhập: cạnh tranh hạn chế hành vi bóc lột trên cơ sở quyền lực thị trường và việc hình thành thu nhập không tương ứng với năng suất - cạnh tranh là động lực thúc đảy đổi mới

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt