Academia.eduAcademia.edu
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ VĂN HÙNG NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số Chuyên ngành: Mã số: : 62.31.01.05 Kinh tế phá triển 62 31 01 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1.PGS.TS. BÙI QUANG TUẤN 2. TS. NGUYỄN THỊ HẢI VÂN 2. TS. Nguyễn Thị Hải Vân Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Lê Văn Hùng MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................... 5 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................................... 5 1.2. Những nghiên cứu về NSLĐ ở Việt Nam ................................................................ 9 CHƢƠNG 2 ...................................................................................................................... 15 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG ........................................................................ 15 2.1. Các khái niệm ......................................................................................................... 15 2.2. Cơ sở lý luận về các yếu tố tác động tới năng suất lao động ................................. 18 2.3. Đo lường tác động của các yếu tố tới năng suất lao động ...................................... 27 2.4. Kinh nghiệm quốc tế cải thiện năng suất lao động đối với Việt Nam ................... 29 2.5. Một số bài học rút ra đối với Việt Nam.................................................................. 40 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM ............. 42 3.1. Thực trạng tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam ........................................................... 42 3.2. Tác động của chuyển dịch cơ cấu tới năng suất lao động ở Việt Nam .................. 51 3.3. Những vấn đề hạn chế trong mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu với tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam .............................................................................................. 61 CHƢƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT TỚI NĂNG ................ 77 SUẤT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM ................................................................................ 77 4.1. Các yếu tố tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam ........................................ 77 4.2. Những vấn đề hạn chế từ các yếu tố sản xuất tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam ........................................................................................................................ 98 CHƢƠNG 5: NHỮNG KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ......... 115 NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM ................................................................. 115 5.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ............................................................................ 115 5.2. Mô phỏng NSLĐ của Việt Nam bắt kịp các nước trong khu vực như hiện nay . 119 5.3. Các nhóm giải pháp nâng cao NSLĐ ở Việt Nam ............................................... 123 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 136 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 140 i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AEC APO BRICS CDCC CIEM CN DNNVV DV FDI GDCK GDP GSO ILO KCN KHCN MNCs MOLISA NSLĐ OECD PPP R&D TCTK TFP Tp.HCM TPP USD VNPI VPC WDI WTO : Cộng đồng kinh tế ASEAN Tổ chức năng suất Asian Nhóm các nước mới nổi Chuyển dịch cơ cấu Viện Quản lý Kinh tế trung ương Công nghiệp Doanh nghiệp nhỏ và vừa Dịch vụ Đầu tư trực tiếp nước ngoài Giao dịch chứng khoán Tổng sản phẩm quốc nội Tổng cục Thống kê Tổ chức lao động quốc tế Khu công nghiệp Khoa học công nghệ Các công ty xuyên quốc gia Bộ Lao động và Thương binh xã hội Năng suất lao động Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Ngang giá sức mua tương đương Nghiên cứu và triển khai Tổng cục thống kê Năng suất yếu tố tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương Đồng đô la Mỹ Viện Năng suất Việt Nam Trung tâm Năng suất Việt Nam Chỉ số phát triển thế giới Tổ chức thương mại thế giới ii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Nhu cầu lao động kỹ thuật của Hàn quốc giai đoạn 1961-1966 ...................31 Bảng 2.2: Một số thành tựu đổi mới sáng trong một số lĩnh vực của các công ty Israel .......................................................................................................................................38 Bảng 3.1: Năng suất lao động phân theo ngành kinh tế (triệu đồng) ............................44 Bảng 3.2: Tốc độ tăng NSLĐ phân theo thành phần kinh tế % ....................................46 Bảng 3.3: Đóng góp của CDCC kinh tế tới tăng trưởng NSLĐ: So sánh Việt Nam với các nước khu vực châu Á ..............................................................................................56 Bảng 3.4: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng NSLĐ 1991-1997 và 1998-200058 Bảng 3.5: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng NSLĐ 2001-2007 và 2008-201159 Bảng 4.1: Số lượng NHTM Việt Nam giai đoạn 1991-2013 ........................................77 Bảng 4.2: Nguồn sử dụng đầu vào, linh phụ kiện cùa các doanh nghiệp......................83 Bảng 4.3: Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi (%) ...............................................85 Bảng 4.4: Cơ cấu lao động làm việc phân theo trình độ tay nghề .................................86 Bảng 4.5: Tỷ lệ lao động làm công ăn lương trong tổng số lao động có việc làm (%) .87 Bảng 4.6: So sánh nhân lực khoa học của công viên công nghệ cao Việt Nam với Hàn Quốc...............................................................................................................................92 Bảng 4.7: Các biến của mô hình ....................................................................................93 Bảng 4.8: Tóm tắt số liệu sử dụng cho mô hình ............................................................93 Bảng 4.9: Tương quan giữa NSLĐ và các yếu tố tác động ...........................................94 Bảng 4.10: Kết quả các yếu tố tác động tới NSLĐ của Việt Nam ................................96 Bảng 4.11: Các hình thức FDI tại Việt Nam (%) ........................................................103 Bảng 4.12: So sánh thứ hạng về đổi mới công nghệ và nghiên cứu phát triển ...........110 Bảng 4.13: So sánh hàm lượng công nghệ trong sản phẩm công nghiệp chế biến .....113 Bảng 5.1: Thời điểm Việt Nam bắt kịp các nước như hiện nay (2012) với các kịch bản tăng trưởng NSLĐ .......................................................................................................122 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Số nhà nghiên cứu R&D/1 triệu dân của Hàn Quốc .....................................33 Hình 2.2: NSLĐ bình quân lao động của Hàn Quốc giai đoạn 1961-2015...................34 Hình 2.3: NSLĐ bình quân lao động của Israel giai đoạn 1961-2015 ..........................39 Hình 3.1: Tăng trưởng NSLĐ bình quân hàng năm theo giai đoạn phát triển ..............43 Hình 3.2: Đóng góp của các ngành vào năng suất lao động ở Việt Nam (%) ...............45 iii Hình 3.3: Khoảng cách NSLĐ giữa doanh nghiệp FDI với kinh tế trong nước ...........47 (số lần) ...........................................................................................................................47 Hình 3.4: So sánh năng suất lao động của Việt Nam với thế giới.................................47 Hình 3.5: Khoảng cách năng suất lao động của các nước so với Việt Nam (số lần) ....48 Hình 3.6: Khoảng cách NSLĐ của các nước so với Việt Nam về giá trị tuyệt đối .......49 Hình 3.7: So sánh tăng trưởng NSLĐ bình quân hàng năm của Việt Nam với một số nước thời kỳ công nghiệp hóa (%) ................................................................................50 Hình 3.8: So sánh tăng trưởng NSLĐ theo ngành của Việt Nam với một số nước trong khu vực ..........................................................................................................................51 Hình 3.9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam từ sau đổi mới (%) .....................52 Hình 3.10: Chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế (%).....................54 Hình 3.11: Đóng góp của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tới tăng trưởng NSLĐ ..............55 ở Việt Nam ....................................................................................................................55 Hình 3.12: Tác động của chuyển dịch cơ cấu tĩnh và động tới tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam........................................................................................................................57 Hình 3.13: Vốn đầu tư ngành nông - lâm - thủy sản so với tổng vốn đầu tư xã hội .....63 Hình 3.14: Tỷ lệ lao động được trả lương so với tổng số lao động làm việc ................64 Hình 3.15: Đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu tĩnh và động ngành nông nghiệp tới NSLĐ của Việt Nam (tính theo điểm %) ......................................................................66 Hình 3.16: Chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp .......................................66 Hình 3.17: Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha) ......................68 Hình 3.18: Tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp điện tử ..........................................71 Hình 3.19: Xuất nhập khẩu linh kiện điện tử, máy tính nguyên chiếc và linh kiện (triệu USD) ..............................................................................................................................72 Hình 3.20: Xuất nhập khẩu hàng dệt may (triệu USD) .................................................72 Hình 3.21: Đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu tĩnh và động ngành CN chế biến tới NSLĐ của Việt Nam .....................................................................................................74 Hình 3.22: Đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu tĩnh và động ngành thương mại dịch vụ tới NSLĐ của Việt Nam .....................................................................................................75 Hình 3.23: Cơ cấu đóng góp vào GDP của các ngành dịch vụ theo tỷ lệ % .................76 Hình 4.1: Quy mô thị trường TP Việt Nam 2000-T6/2014 (% GDP) ...........................78 Hình 4.2: Trang bị vốn cố định/lao động (giá so sánh 2010-triệu đồng) ......................79 Hình 4.3: Tăng trưởng vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng NSLĐ bình quân .................80 hàng năm theo giai đoạn (%) .........................................................................................80 Hình 4.4: Năng suất lao động theo thành phần kinh tế (triệu đồng) .............................81 iv Hình 4.5: Độ tuổi lao động bình quân đang làm việc theo thành phần kinh tế .............82 Hình 4.6: Vốn FDI thực hiện và tăng trưởng NSLĐ .....................................................84 Hình 4.7: Số năm đi học trung bình của dân số trên 15 tuổi .........................................88 Hình 4.8: Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) .....................................................................88 Hình 4.9: Mối quan hệ giữa NSLĐ với các yếu tố sản xuất .........................................95 Hình 4.10: Số lượng lao động khu vực nhà nước vẫn liên tục tăng ............................101 Hình 4.11: Tỷ lệ chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách nhà nước (%) ..........101 Hình 4.12: Mức độ dễ dàng trong tìm kiếm lao động có tay nghề và đầu tư tư nhân .107 cho đào tạo nhân viên ..................................................................................................107 Hình 4.13: Số bài báo khoa học và kỹ thuật xuất bản của Việt Nam ..........................111 và một số nước (trên 1 triệu dân) ................................................................................111 Hình 4.14: Tỷ lệ chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển trên GDP (%) ........................112 Hình 5.1: Mô phỏng thời điểm Việt Nam bắt kịp NSLĐ với các nước hiện nay với giả định tăng trưởng NSLĐ bình quân là 7%/năm ............................................................120 Hình 5.2: Mô phỏng thời điểm Việt Nam bắt kịp NSLĐ với các nước hiện nay với giả định tăng trưởng NSLĐ bình quân là 5%/năm ............................................................121 Hình 5.3: Mô phỏng thời điểm Việt Nam bắt kịp NSLĐ với các nước hiện nay với giả định tăng trưởng NSLĐ bình quân là 4%/năm ............................................................122 Hình 5.4: Định hướng tập trung phát triển dựa trên lợi thế .........................................124 v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, năng suất lao động (NSLĐ) là một trong những yếu tố giữ trò quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp nói riêng và từng quốc gia nói chung. Theo Becker [69], Schultz [137] và Mincer [118] thì NSLĐ giữ vai trò tuyệt đối quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh doanh nghiệp cũng như quốc gia. Lao động làm việc hiệu quả sẽ tạo ra những sản phẩm có thương hiệu tốt và chi phí sản xuất thấp so với các đối thủ để từ đó cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong ba thập kỷ vừa qua, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn ở mức cao so với khu vực và thế giới nhưng NSLĐ vẫn ở mức khá thấp so với các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á. Kết quả, năng lực cạnh tranh quốc gia chậm được cải thiện [60]. Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Năng suất Asian (APO) [66] thì tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam đang có xu hướng tăng chậm hơn so với giai đoạn trước đó. Tốc độ tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam bình quân hàng năm giai đoạn 1991-1997 đặt 5,9% nhưng giai đoạn 2001-2007 giảm xuống chỉ còn 4,4%/năm và giai đoạn sau khi gia nhập WTO (2008-2014) chỉ đạt 3,5%/năm. Trong khi đó, những nước cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu như Trung Quốc có tốc độ tăng NSLĐ hàng năm khá cao (năm 2010 đạt 10%), Ấn Độ (6,65%), Thái Lan (5,94%), Malaysia (5,78%)1. So với các nước trong khu vực, năm 2014, NSLĐ của Việt Nam thấp hơn Thái Lan và Trung Quốc 2,7 lần. Thậm chí NSLĐ của Indonesia cũng cao gấp 1,9 lần của Việt Nam. Nếu so sánh với các nước phát triển hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc, NSLĐ của Việt Nam có khoảng cách khá xa khi thấp hơn Nhật Bản 6,2 lần và Hàn Quốc 7 lần. Chính vì vậy, thứ hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam cũng bị đánh giá thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2011-2012 thì thứ hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam là 65 tăng lên thứ 68 năm 2014-2015, trong khi thứ hạng của Singapore xếp thứ 2 thế giới trong cả 2 năm này, Malaysia xếp thứ 21 và tăng lên thứ 20 trong giai đoạn này, Thái Lan từ vị trí 39 đã tăng lên thứ 31, Trung Quốc xếp thứ 26 năm 2011-2012 và giảm xuống vị trí 28 năm 2014-2015 [147]. Từ tổng quan tài liệu cho thấy, đã có một số nghiên cứu liên quan tới chủ đề NSLĐ ở Việt Nam như VNPI [61], Marco Breu và cộng sự [27], Trung và Yoshinori 1 Tính toán của tác giả từ số liệu của The Conference Board, United States (2015). Total economic database. Trang web:[http:// www.conference-board.org/data/economydatabase/] 1 Hara [143], CIEM và ACI [79], Ân và Tuệ Anh [4], APO-Asian Productivity Ogranization [66], APO [67], APO [68], VPC-Vietnam Productivity Centre [146], VPC [145]; Tăng Văn Khiên [26],... Tuy nhiên, những nghiên cứu này hầu hết chỉ mới dừng lại ở khâu mô tả thực trạng về NSLĐ của Việt Nam mà chưa nghiên cứu, phân tích sâu những yếu tố tác động tới NSLĐ cũng như nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này. Hơn nữa, những nghiên cứu này chỉ phân tích một lĩnh vực hoặc 1 số yếu tố đơn lẻ tác động tới NSLĐ hoặc ở cấp quốc gia, hoặc ở cấp doanh nghiệp. Trước những khoảng trống nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Những yếu tố tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam” để nghiên cứu một cách hệ thống nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao NSLĐ của Việt Nam một cách bền vững trong giai đoạn tiếp theo một cách toàn diện. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục tiêu nghiên cứu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng và đo lường tác động của các yếu tố tới NSLĐ, luận giải những hạn chế làm ảnh hưởng đến NSLĐ, luận án đưa ra các nhóm giải pháp để nâng cao NSLĐ ở Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận án là: - Hệ thống hóa, xây dựng cơ sở lý luận và khung khổ lý thuyết về NSLĐ và các yếu tố tác động tới NSLĐ - Làm rõ thực trạng NSLĐ và các yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ ở Việt Nam - Lượng hóa tác động của các yếu tố tới NSLĐ ở Việt Nam; - Xác định những nguyên nhân hạn chế việc nâng cao NSLĐ ở Việt Nam; - Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm cải thiện NSLĐ một cách bền vững ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu Những yếu tố tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam từ sau đổi mới. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung vấn đề: (i) Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố kinh tế tác động tới NSLĐ ở Việt Nam mà không xem xét các yếu tố xã hội, môi trường; (ii) Luận án chỉ xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động của nền kinh tế (ở cấp độ vĩ mô). 2 - Về mặt thời gian: + Về mặt định tính: luận án chủ yếu tập trung phân tích NSLĐ ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 cho đến nay + Về mặt định lượng: luận án sẽ sử dụng số liệu từ đổi mới (1986) cho đến nay 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Để có thể trả lời được những câu hỏi nghiên cứu nêu trên, luận án sẽ sử dụng kết hợp đồng thời cả hai phương pháp nghiên cứu đó là phương pháp định tính và phương pháp định lượng nhằm làm rõ các yếu tố tác động đến NSLĐ ở Việt Nam. Về phương pháp nghiên cứu định tính Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật lịch sử như là nền tảng xuyên suốt của luận án. Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích so sánh (so sánh đối chiếu NSLĐ giữa các giữa các giai đoạn thời gian khác nhau, giữa các thành phần kinh tế, hình thức sở hữu khác nhau; so sánh NSLĐ của Việt Nam với một số nước khác,…), phân tích thống kê (làm rõ xu hướng thay đổi của NSLĐ theo thời gian, các yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ,…), phân tích tổng hợp (phân tích thực trạng, nguyên nhân các yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ ở Việt Nam và khái quát thành bài học lý luận). Về phương pháp nghiên cứu định lượng - Phương pháp phân tích: Luận án sử dụng phương pháp phân tích thông qua mô hình kinh tế lượng để lượng hóa tác động của các yếu tố tới NSLĐ ở Việt Nam. Cụ thể, luận án sử dụng phương pháp Shift-Share mở rộng để đo lường tác động của chuyển dịch cơ cấu tới NSLĐ và sử dụng mô hình hàm sản xuất để đo lường tác động của các yếu tố sản xuất tới NSLĐ. - Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu: Luận án sẽ sử dụng nguồn tư liệu thứ cấp đã được công bố chính thức từ Tổng cục Thống kê (GSO), Bộ Lao động và Thương binh Xã hội (MOLISA), cùng với một số tổ chức quốc tế có uy tín lớn như Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB),… Luận án sẽ sử dụng các tài liệu của các bộ, ban ngành đã được công bố chính thức và không chính thức, đã được xuất bản hoặc lưu hành nội bộ. Ngoài ra, các nghiên cứu của các học giả và tổ chức nước ngoài về NSLĐ và các yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ cũng sẽ được thu thập phục vụ cho đề tài. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án đó là: o Hệ thống hóa cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và các phương pháp đo lường các yếu tố tác động tới NSLĐ 3 o Đo lường các yếu tố tác động tới NSLĐ ở Việt Nam dựa vào hai cách tiếp cận đó là cách tiếp cận cơ cấu và tiếp cận các yếu tố của hàm sản xuất o Sử dụng số liệu từ sau đổi mới cho tới nay để phân tích, đánh giá thực trạng NSLĐ và đo lường các yếu tố tác động tới NSLĐ theo từng giai đoạn cụ thể o Chỉ ra được những nguyên nhân hạn chế chính kìm hãm tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam cả khía cạnh cơ cấu, mô hình phát triển và các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt lý luận, luận án giúp các nhà nghiên cứu, nhà làm chính sách, sinh viên, học viên liên quan tới chủ đề này hiểu một cách hệ thống và toàn diện hơn về NSLĐ và các yếu tố tác động tới NSLĐ. Về ý nghĩa thực tiến, luận án giúp các nhà làm chính sách, các cơ quan chính phủ, địa phương liên quan: Hiểu rõ hơn về kinh nghiệm cải thiện NSLĐ ở một số nước phát triển Hiểu rõ về thực trạng NSLĐ ở Việt Nam, NSLĐ của Việt Nam so với khu vực và thế giới Hiểu rõ các yếu tố chính tác động tới NSLĐ của Việt Nam, những nguyên nhân hạn chế tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam Có thể thực hiện những gợi ý giải pháp từ luận án bằng các chính sách cụ thể để cải thiện NSLĐ của Việt Nam trong giai đoạn tới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận án bao gồm 5 chương cụ thể đó là. Chương 1 tổng quan các công trình trong nước và quốc tế liên quan tới chủ đề của luận án. Chương 2 trình bày cơ sở lý luận về NSLĐ và các yếu tố tác động tới NSLĐ. Chương 3 phân tích và đánh giá thực trạng NSLĐ ở Việt Nam từ sau đổi mới cũng như tác động của chuyển dịch cơ cấu tới NSLĐ ở Việt Nam. Chương 4 trình bày phân tích tác động của các yếu tố sản xuất tới NSLĐ ở Việt Nam. Cuối cùng, chương 5 đưa ra những khuyến nghị giải phấp nhằm cải thiện NSLĐ ở Việt Nam trong giai đoạn tới. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, đã có khá nhiều nghiên cứu khác nhau liên quan tới chủ đề “năng suất lao động” và các yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ. Những nghiên cứu này thường được chia thành hai tuyến nghiên cứu chính đó là: tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tới NSLĐ và tác động của các yếu tố sản xuất tới năng suất lao động (vốn, lao động, giáo dục, công nghệ, hội nhập, FDI,..). Nghiên cứu về tác động của chuyển dịch cơ cấu tới năng suất lao động trên thế giới Về mặt lý thuyết, vai trò của chuyển dịch cơ cấu trong tăng trưởng và năng suất là một chủ đề quan trọng trong nghiên cứu về tăng trưởng từ Adam Smith tới Ricardo [64]. Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định rằng sự thay đổi lao động từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao hơn là nhân tố chính dẫn tới NSLĐ của nền kinh tế. Cụ thể, mô hình hai khu vực của Lewis [110] đã lý giải NSLĐ gia tăng nhanh ở các nước kém phát triển thông qua quá trình dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp. Theo ông, ở những nước kém phát triển và đang chuyển dịch, khu vực nông nghiệp thường chiếm phần lớn lao động với công nghệ sản xuất lạc hậu. Trong khi đó, ngành công nghiệp có lợi nhuận cao hơn và công nghệ sản xuất hiện đại hơn sẽ dần thu hút lao động từ nông nghiệp sang và đây chính là yếu tố giúp cải thiện năng suất lao động của nền kinh tế. Theo Kuznets [108], chuyển dịch cơ cấu là một trong những yếu tố lớn dẫn tới tăng trưởng. Ông cho rằng tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành còn lớn cả những thứ mà nó tạo ra là sự thay đổi về cơ cấu lao động và sản lượng đầu ra giữa các ngành. Những nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tới NSLĐ cũng khá phổ biến. Những nghiên cứu điển hình về vấn đề này như nghiên cứu của Termin (1999), Ark và Timmer [65], Ark [54], Sinkkonen [134], Timmer và Vries [142]. Nghiên cứu của Termin (1999) giai đoạn 1955-1975 của 15 nước châu Âu cho thấy chuyển dịch cơ cấu có tác động mạnh tới NSLĐ và tăng trưởng kinh tế. Tương tự, Timmer và Vries [142] đã phát triển phương pháp phân tích Shift-Share nhằm phân tách tác động của chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng nội ngành tới NSLĐ. Từ số liệu 5 10 ngành của 19 nước đang phát triển ở châu Á và Mỹ La Tinh giai đoạn 1950-2005 bao gồm nhóm những nước tăng tốc tốc độ tăng trưởng và nhóm giảm tốc tăng trưởng. Kết qua tính toán cho thấy nhóm nước tăng tốc tốc độ tăng trưởng thì vai trò của tăng trưởng nội ngành đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ là chính và đóng góp của chuyển dịch cơ cấu là khá nhỏ trong tổng tăng trưởng NSLĐ. Trong đó, ngành dịch vụ và công nghiệp chế biến là những ngành chính đóng góp vào sự tăng tốc tăng trưởng này. Sử dụng số liệu phân theo ngành giai đoạn 1963-2001, Ark và Timmer [65] sử dụng phương pháp phân tích Shift-Share đo lường tác động của chuyển dịch cơ cấu tới NSLĐ ở một số nước châu Á. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những nước có thu nhập thấp thì vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn giữ vai trò quan trọng đối với tăng NSLĐ còn ở những nước phát triển (khu vực Đông Á) chỉ giữa vai trò thứ yếu. Ở những nước phát triển châu Á, ngành công nghiệp chế biến là ngành dẫn dắt tăng trưởng NSLĐ. Ark (2005) đo lường tác động của chuyển dịch cơ cấu tới NSLĐ của 8 nước châu Âu giai đoạn 1950 -1990. Kết quả tính toán từ phương pháp phân tích Shift - Share mở rộng cho thấy chuyển dịch cơ cấu có tác động tích cực tới NSLĐ nhưng chỉ mức độ tác động nhỏ. Phần lớn tăng trưởng NSLĐ của các nước Châu Âu có được giai đoạn hậu chiến tranh đến từ sự thay đổi của nội ngành thay vì chuyển dịch cơ cấu. Nghiên cứu thực nghiệm của Sinkkonen [134] về mối quan hệ giữa cấu trúc ngành với NSLĐ của 54 ngành giữa 14 nước EU và Mỹ giai đoạn 1979-2001 cho thấy, cấu trúc ngành dịch chuyển làm giảm giá thành sản xuất và xuất khẩu dẫn tới gia tăng nhanh NSLĐ. Những điểm chính từ những nghiên cứu trên thế giới về tác động của chuyển dịch cơ cấu tới NSLĐ đó là: o Đóng góp vào NSLĐ chủ yếu do tăng trưởng NSLĐ nội ngành (đóng góp từ công nghệ, đổi mới sáng tạo, kỹ năng lao động, môi trường kinh doanh) còn đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu vào NSLĐ chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Ví dụ, trong giai đoạn 1963-1996 đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu tới NSLĐ ở Nhật Bản chỉ chiếm từ 12 - 14%, của Đài Loan từ 6-20%, của Hàn Quốc giai đoạn 1963-1973 chỉ 17%. o Ở những quốc gia phát triển (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan), những ngành có đóng góp quan trọng vào NSLĐ (giai đoạn 1985-2001) là ngành công 6 nghiệp chế biến, sau đó là ngành dịch vụ kinh doanh (tài chính ngân hàng, bảo hiểm và bất động sản). Những ngành có đóng góp ít vào NSLĐ đó là dịch vụ kinh doanh của chính phủ, xây dựng. Đóng góp của ngành thương mại bán buôn bán lẻ vào tốc độ tăng NSLĐ cũng ở mức vừa phải (ngành này ở Nhật Bản chỉ đóng góp 9% vào tăng trưởng NSLĐ, Hàn Quốc là 4%, Đài Loan 17%, Malaysia 7%). Nghiên cứu về tác động của tác động tới NSLĐ bởi các yếu tố sản xuất Những nghiên cứu lý luận về tác động tới NSLĐ bởi các yếu tố sản xuất Có khá nhiều nghiên cứu lý luận cho thấy các yếu tố sản xuất như vốn, trình độ lao động, khoa học công nghệ tác động tới NSLĐ của nền kinh tế Nghiên cứu của Solow [138], Nelson [120], Kartz [104] cho rằng vốn có vai trò quan trọng ban đầu giúp các doanh nghiệp, các quốc gia thực hiện mục tiêu tăng trưởng và nâng cao NSLĐ. Trong khi đó, thu hút vốn FDI sẽ có tác động tích cực tới NSLĐ thông qua các hiệu ứng tràn về công nghệ và kỹ năng đối với người lao động và doanh nghiệp nội địa. Kết quả nghiên cứu Blomström và Persson [76] về tác động tràn của FDI tới NSLĐ ở Mexico, Ramirez (2006) ở Chile, Lichtenberg và Siegel (1987) ở Mỹ, Djankov và Hoekman (1999) ở cộng hòa Séc, ở Indonesia của Anderson (2000), Italy của Piscitello và Rabbiosi (2005), của Liu và Zhao (2006) ở Trung Quốc đều cho thấy tác động tích cực của vốn FDI tới NSLĐ nội địa [127, tr.143]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu như Barrel và Pain [70]; Hubert và Pain [100] lại cho thấy vốn FDI không cải thiện NSLĐ của nước nhận đầu tư do những vị trí quan trọng doanh nghiệp FDI họ chỉ thuê những người của nước có vốn FDI đảm nhiệm. Để hấp thụ vốn FDI và tác động tích cực tới NSLĐ, năng lực công nghệ và trình độ lao động của nước nhận đầu tư cần phải đạt mức độ nhất định và đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp FDI [85]; [92]. Theo Lipsey, Sjöholm [111] việc hấp thụ còn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và cơ chế thương mại của quốc gia tiếp nhận vốn FDI. Nhiều tác giả coi vốn được coi là yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng NSLĐ nhưng nó lại chỉ giúp tăng trưởng trong ngắn hạn và có điểm dừng. Họ cho rằng yếu tố khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và trình độ kỹ năng của lao động mới là những yếu tố mang lại tăng trưởng NSLĐ bền vững trong dài hạn [113]; [130], [115]. Nghiên cứu thực nghiệm 8 nước ở Châu Âu của Francesco and Mario (2009) cho thấy tác 7 động tích cực của đổi mới công nghệ tới NSLĐ ở châu Âu và mức độ tác động phụ thuộc vào chiến lược, định hướng nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ. Kết quả nghiên cứu của Black và Lynch [75], Krueger and Lindahl [107], Duryea và Pagés [88] cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa giáo dục, trình độ lao động với NSLĐ Nghiên cứu thực nghiệm đo lường tác động tới NSLĐ bởi các yếu tố sản xuất Với số liệu ở cấp ngành giai đoạn 1987-1996, Bouoiyour [78] sử dụng hàm sản xuất để đánh giá tác động của vốn FDI đến NSLĐ của doanh nghiệp nội địa ngành chế biến ở Ma rốc. Tác giả lựa chọn các biến độc lập tác động đến năng suất lao động trong mô hình bao gồm: tỷ lệ vốn FDI trong ngành chế biến, kỹ năng lao động (tiền lương của lao động khu vực doanh nghiệp nội địa), và biến tỷ lệ xuất khẩu/tổng giá trị gia tăng. Kết quả ước lượng cho thấy FDI có tác động tích cực tới năng suất lao động nội địa. Kỹ năng lao động và biến xuất khẩu cũng cho kết quả tác động tích cực (dấu dương) tới năng suất lao động. Dù tác động tích cực nhưng biến kỹ năng lao động chỉ có tác động rất nhỏ do những doanh nghiệp ở Ma rốc chủ yếu có công nghệ thấp nên chỉ cần trình độ và kỹ năng lao động thấp. Nghiên cứu đã đưa ra ngụ ý rằng năng lực và khoảng cách về công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước là điều kiện quan trọng quyết định tới tác động tràn. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là mô hình đã bỏ sót biến “tích lũy vốn” của khu vực nội địa bởi đây là biến chính trong mô hình, đặc biệt mô hình được xây dựng từ hàm sản xuất. Sự thiếu hụt này có thể dẫn tới những khiếm khuyết hoặc sai lệch trong quá trình ước lượng. Từ tổng quan các nghiên cứu và lý thuyết, Valadkhani [144] sử dụng các biến độc lập bao gồm vốn trên lao động (đối với ngành công nghệ thông tin và không phải công nghệ thông tin), vốn nhân lực (sử dụng số sinh viên tốt nghiệp), độ mở thương mại, tiền lương, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lao động trong công đoàn để đo lường tác động tới NSLĐ của Úc giai đoạn 1970-2001. Kết quả ước lượng cho thấy tăng trưởng NSLĐ trong ngắn hạn chủ yếu được tạo ra bởi vốn, độ mở thương mại. Trong dài hạn, NSLĐ không chỉ phụ thuộc vào những nhân tố ngắn hạn mà còn phụ thuộc vào sự hiệu quả của hệ thống giáo dục và sự thành công trong đổi mới thị trường lao động. Su và Heshmati [139] sử dụng hàm sản xuất để đo lường các yếu tố tác động tới NSLĐ của Trung Quốc giai đoạn 2000-2009. Một loạt các biến độc lập tác giả lập luận đưa vào mô hình để đo lường tác động như biến như tổng số lao động, vốn đầu tư cố định, chi tiêu cho giáo dục, giá trị ngành công nghiệp, tỷ lệ lao động thành thị, tỷ lệ lao động nữ, mức lương trung bình. Việc đưa nhiều biến vào mô hình có thể tăng khả năng 8 giải thích các yếu tố tác động và giảm phần dư (phần không giải thích được). Tuy nhiên, việc xây dựng mô hình mà không dựa trên cơ sở lý thuyết có thể dẫn tới những vấn đề gặp về kinh tế lượng. Ví dụ, biến lao động khu vực thành thị hay tỷ lệ lao động nữ có rất ít cơ sở giải thích tác động tới NSLĐ trong khoảng thời gian ngắn. Nghiên cứu về các yếu tố tác động tới năng suất lao động, Chouhdry [81] sử dụng mô hình hàm sản xuất mở rộng từ số liệu cấp quốc gia của 45 quốc gia trên thế giới giai đoạn 1980-2005. Các biến tác động của mô hình bao gồm: tỷ lệ lao động làm việc/dân số, tỷ lệ chi tiêu công nghệ bưu chính viễn thông/GDP, tỷ lệ lạm phát, vốn tài sản, FDI, tỷ lệ dân số đô thị, vốn nhân lực (số năm đi học trung bình của dân số trên 15 tuổi). Nghiên cứu cho thấy giáo dục, vốn FDI, đầu tư cho công nghệ bưu chính viễn thông có tác động tích cực tới tăng trưởng NSLĐ. Ngược lại, sự gia tăng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, tăng lao động trong khu vực nông nghiệp có tác động tiệu cực tới NSLĐ. Với số liệu các ngành công nghiệp chế biến của Malaysia giai đoạn 1985-2008, Ismail, R. et al. [103] áp dụng mô hình hồi qui đa biến để kiểm tra tác động của toàn cầu hóa tới năng suất lao động ngành dịch vụ. Nghiên cứu đã kết luận rằng những yếu tố như vốn FDI, lao động nước ngoài và độ mở nền kinh tế có tác động tiêu cực tới năng suất lao động khu vực dịch vụ. Nguyên nhân do khoảng cách về kỹ năng và khả năng tiếp nhận công nghệ giữa chuyên gia nước ngoài và lao động trong nước. Ở cấp độ doanh nghiệp, nghiên cứu của Fallahi, F. và cộng sự [91] về năng suất lao động của Iran đã đưa ra kết luận rằng, những yếu tố có tác động tích cực tới năng suất lao động đó là giáo dục, vốn đầu tư, nghiên cứu và phát triển, lương, và định hướng xuất khẩu. Tác giả đưa ra ngụ ý rằng cần cải thiện giáo dục đối với lực lượng lao động là yếu tố quan trọng nâng cao năng suất lao động trong tương lai. Đối với nghiên cứu và phát triển (R&D) thì nhân tố này chủ yếu có tác động mạnh tới các doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp nhỏ thường có ít có tác động. Nghiên cứu của Danny, L. và cộng sự [84] lại kiểm chứng mối quan hệ giữa qui mô doanh nghiệp và năng suất. Tác giả đã phát hiện rằng qui mô doanh nghiệp và năng suất lao động có mối quan hệ dương đối với cả khu vực chế biến và khu vực không chế biến. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp có qui mô càng lớn thì năng suất lao động càng cao. 1.2. Những nghiên cứu về NSLĐ ở Việt Nam Nghiên cứu về thực trạng năng suất lao động ở Việt Nam 9 Ở Việt Nam, những nghiên cứu liên quan năng suất lao động có khá nhiều. Những nghiên cứu điển hình về thực trạng NSLĐ như VPC [145]; VPC [146]; APO [66]; APO [67] APO [68]; Đỗ Văn Huân (2011); Phan Diệp [125]; Trần Minh Tuấn (2012); Ngọc và Thu (2014), VNPI [61]. Nghiên cứu của Trung tâm Năng suất Việt Nam-VPC (2009), VPC (2011), VNPI (2014) đã đưa ra một bức tranh tổng quát về tình hình năng suất lao động của Việt Nam ở cấp độ quốc gia và theo thành phần kinh tế. Báo cáo chỉ mới dừng lại ở mức mô tả mà chưa có những phân tích, đánh giá đầy đủ xem những yếu tố nào ảnh hưởng, tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam cũng như những yếu tố nào cản trở sự gia tăng về năng suất lao động. Mặt khác, báo cáo cũng chưa đưa ra những giải pháp hay những kiến nghị đề xuất nhằm nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam. Tương tự, Đỗ Văn Huân (2011) cũng chỉ mô tả về những yếu kém về trình độ lao động, lao động phần lớn tập trung trong nông nghiệp,..đã hạn chế tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam. Liên quan tới vấn đề năng suất lao động ở cấp quốc gia, các nghiên cứu đều cho thấy năng suất lao động của Việt Nam hiện khá thấp so với các quốc gia trong khu vực và châu Á. Điều đặc biệt quan ngại đó là tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam lại thua kém khá nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóa như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,... Năm 2006, NSLĐ của Việt Nam chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc và bằng một phần ba so với các nước ASEAN (Phan Diep, 2009). Tổ chức năng suất Châu Á (APO-Asian Productivity Ogranization) (2010), APO (2009), APO (2008) so sánh năng suất lao động ở một số quốc gia châu Á cho thấy NSLĐ của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất trong khu vực ASEAN và khu vực châu Á (năm 2010 thậm chí còn thấp hơn Lào, chỉ cao hơn Campuchia và Myanmar). Theo Ngọc và Thu (2014), tăng trưởng NSLĐ bình quân hàng năm giai đoạn 2007-2013 của Việt Nam chỉ là 3,9%, thấp hơn nhiều tốc độ tăng bình quân hàng năm của Trung Quốc 8,5%; của Ấn Độ 6%. Trong nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh và NSLĐ ở Việt Nam 5 năm sau gia nhập WTO, Trần Minh Tuấn (2012) cho rằng sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng NSLĐ giai đoạn 2007-2009 thu giảm do Việt Nam hội nhập sâu và chịu khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tác giả cũng chỉ ra rằng năng suất ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến của Việt Nam vẫn rất khiêm tốn khi so sánh với các nước trong khu vực. Nghiên cứu cũng đưa ra kiến nghị cần cải thiện chất lượng đầu vào của quá trình sản 10 xuất, đặc biệt là nguồn nhân lực, trình độ công nghệ, và sự liên kết giữa các doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và năng suất lao động ở Việt Nam Những nghiên cứu về tác động của chuyển dịch cơ cấu tới NSLĐ vẫn còn khá khiêm tốn. Một số nghiên cứu có liên quan đến chủ đề này như CIEM và ACI [79], Ân và Tuệ Anh [4], Tăng Văn Khiên [26], Marco Breu và cộng sự [27], Tế và Đông (2013), Đông (2013), Ngọc và Thu (2014). Khiên (2007) đã đưa ra một bức tranh khái quát chung về NSLĐ của Việt Nam ở cấp độ quốc gia và theo khu vực cũng như theo thành phân kinh tế giai đoạn 20012005. Tác giả cho rằng khu vực kinh tế ngoài nhà nước (xét theo hình thức sở hữu) và ngành nông - lâm nghiệp (xét theo ngành kinh tế) có mức NSLĐ rất thấp, nhưng lại có lao động chiếm tỷ lệ rất cao đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến mức năng suất lao động bình quân chung toàn nền kinh tế quốc dân. Nghiên cứu của Ân và Anh (2008) về tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 1991-2006 cho thấy, đóng góp trung bình của tăng trưởng NSLĐ của bản thân các ngành vào tốc độ tăng NSLĐ ở cấp quốc gia có xu hướng giảm đi trong giai đoạn 1991-2004. Đây là dấu hiệu không tốt về năng lực cạnh tranh và sự phat triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, giai đoạn 2004-2006 đã có dấu hiệu tích cực hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam chủ yếu do lao động di chuyển từ ngành có NSLĐ thấp sang ngành có NSLĐ cao. Mặt khác, NSLĐ của ngành công nghiệp khai thác cũng giảm đi trong giai đoạn này. Trong khi đó, ngành nông nghiệp lại có tác động tích cực tới tăng NSLĐ nội bộ của các ngành trong các năm 1995, 2001, và 2005 là dấu hiệu tích cực trong khu vực nông nghiệp. Đây là nghiên cứu khá cơ bản về mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu với NSLĐ. Tuy nhiên, việc đánh giá NSLĐ theo phân kỳ kế hoạch (5 năm) không giúp thấy rõ được những xu hướng tác động thực chất của chuyển dịch cơ cấu tới NSLĐ trong từng bối cảnh, điều kiện kinh tế tương đồng. Hơn nữa, việc số liệu phân tích chỉ dừng lại ở năm 2006 sẽ không thấy rõ được xu hướng biến động kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đặc biệt giai đoạn này nền kinh tế phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế. Trong báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam CIEM và ACI (2010), cũng trình bày mô tả khái quát về NSLĐ của Việt Nam. Báo cáo cũng mô tả rằng NSLĐ tăng chủ yếu là do chuyển dịch cơ cấu từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, còn tăng năng suất nội bộ ngành còn thấp. 11 Nghiên cứu của Marco Breu và cộng sự (2011) về tăng trường bền vững của Việt Nam, vấn đề NSLĐ được nhắc tới như một thách thức cần cải thiện nếu Việt Nam muốn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Cụ thể, để duy trì mức tăng trưởng khoảng 7-8%/năm từ nay cho tới năm 2020 mà Chính phủ đề ra, Việt Nam cần nâng mức tăng NSLĐ lên hơn 1,5 lần so với gian đoạn 2005-2010. Nghiên cứu của Tế và Đông (2013) đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tới NSLĐ nhưng trong nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở khâu tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế tới sự dịch chuyển cơ cấu lao động trong 3 ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Các tác giả đã sử dụng hệ số co giãn để đo mức độ chuyển dịch theo từng giai đoạn cụ thể mà chưa tính tới sự dịch chuyển lao động làm thay đổi NSLĐ trong các ngành đó như thế nào. Trong nghiên cứu khác, Nguyễn Thị Đông (2013) đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng NSLĐ và năng lực cạnh tranh quốc gia giai đoạn 2005-2012. Nghiên cứu cho thấy tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam chủ yếu do dịch chuyển từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, do tốc độ tăng NSLĐ trong hai khu vực này trì trệ khiến năng lực cạnh tranh quốc gia có xu hướng đi xuống. Vì vậy, để cải thiện NSLĐ, Việt Nam cần đổi mới giáo dục, tăng tính tổ chức kỷ luật, tính hợp tác trong sản xuất, coi doanh nghiệp là chủ các họa động sang tạo tri thức, kỹ thuật. Gần đây, Ngọc và Thu (2014) đã có những đánh giá định tính về NSLĐ của Việt Nam dưới góc nhìn cơ cấu lao động và kỹ năng giai đoạn 2007-2013. Các tác giả mới chỉ dừng lại so sánh NSLĐ giữa các ngành, mô tả xu hướng dịch thay đổi về trình độ chuyên môn của lao động chứ chưa đo lường mức độ tác động từ chuyển dịch cơ cấu hay tác động của trình độ lao động tới NSLĐ. Nghiên cứu tác động của các yếu tố sản xuất tới NSLĐ ở Việt Nam Cho tới thời điểm hiện tại, những nghiên cứu đánh giá các yếu tố nội bộ tác động tới NSLĐ ở Việt Nam vẫn hết sức hạn chế. Hiện chỉ có một số nghiên cứu đơn lẻ về các yếu tố tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam như Tâm (2001) Kiên (2008), Loan và Hùng (2009), Thành và Hồng (2009); Đinh Phi Hổ và Nguyễn Hữu Trí (2010); Trung và Yoshinori Hara (2011); Hổ và Dưỡng (2011), VNPI (2014). Tâm (2001) cho rằng tỷ lệ lao động qua đào tạo quá thấp là nguyên nhân dẫn tới NSLĐ trong nông nghiệp của Việt Nam thấp hơn nhiều so với những ngành khác. Tác giả đưa ra một số gới ý nhằm cải thiện NSLĐ đó là phát triển giáo dục nông thôn, vùng sâu; tăng cường công tác khuyến nông; chú trọng đào tạo ngắn hạn tại chỗ; có 12 chính sách ưu tiên các trường, viện nghiên cứu ngành nông lâm ngư nghiệp, phân công hợp lý lao động nông nghiệp nông thôn. Kien (2008) nghiên cứu tác động của khu vực FDI tới tăng trưởng NSLĐ toàn nền kinh tế của Việt Nam nói chung. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp FDI có vai trò quan trọng tới NSLĐ của Việt Nam. Sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI đã thúc đẩy sự cạnh tranh và áp lực đổi mới công nghệ và cách thức quản lý, làm việc của các doanh nghiệp nội địa. Mặt khác, tác động tràn từ phía doanh nghiệp FDI về kỹ năng quản lý, quản trị, marketing đối với các doanh nghiệp trong nước làm cho NSLĐ nhìn chung được cải thiện. Tuy nhiên, khoảng cách về kỹ năng và những doanh nghiệp FDI thâm dụng vốn sẽ có tác động không tốt đối với NSLĐ nói chung. Liên quan tới NSLĐ ở cấp độ doanh nghiệp, Trung và Yoshinori Hara (2011) đã sử dụng cách tiếp cận quản lý tri thức nhằm xem xét tác động của quản lý tri thức tới NSLĐ ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy quản lý tri thức có tác động tích cực đối với NSLĐ. Các tác giả cũng đưa ra ngụ ý rằng để nâng cao hơn nữa NSLĐ, các nhà quản lý doanh nghiệp cần tổ chức các cuộc gặp gỡ với công nhân, thay thế các máy móc lạc hậu, nâng cao kỹ năng tự học hỏi của người lao động, xây dựng không khí cởi mở trong công ty nhằm khuyến khích những người lao động nói ra quan điểm của mình. Từ tổng quan nghiên cứu, Loan và Hùng (2009) đã xây dựng kênh đánh giá tác động của các yếu tố quản lý tới NSLĐ của các doanh nghiệp ngành dệt may. Năm nhóm yếu tố quản lý sử dụng trong mô hình đánh giá tác động tới NSLĐ bao gồm: cam kết của quản lý cấp cao, hướng đến khách hàng, quản trị nguồn nhân lực, quản lý sản xuất, và mối quan hệ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này nhóm tác giả mới chỉ dừng lại ở khâu nghiên cứu lý thuyết mà chưa có nghiên cứu ứng dụng thực tế. Nghiên cứu của Thành và Hồng (2009) về NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 20012008, các tác giả mô tác các yếu tố tác động tới NSLĐ bao gồm trình độ tay nghề, khoa học kỹ thuật, vấn đề cơ cấu tổ chức sản xuất, và vấn đề quản lý và xã hội. Tuy nhiên, trong phần đánh giá các tác giả lại chỉ mô tả NSLĐ theo thành phần kinh tế, theo ngành chứ không đánh giá các yếu tố tác động. Sử dụng số liệu giai đoạn 1991-2009, Hổ và Dưỡng (2011) sử dụng mô hình hồi quy đo lường mối quan hệ giữa NSLĐ với tăng trưởng kinh tế trong ngành nông nghiệp. Kết quả ước lượng cho thấy NSLĐ có ý nghĩa và quan hệ cùng chiều với tăng trưởng. Các yếu tố có tác động tích cực tới NSLĐ nông nghiệp như vốn đầu tư, qui mô 13 đất nông nghiệp, mô hình đa dạng hóa, trình độ cơ giới, liên kết và kiến thức nông nghiệp. Tác giả đã đưa ra những gợi ý chính sách như cần nâng cao năng suất sử dụng đất thong qua chuyển dịch cơ cấu, tăng cung tín dụng, nâng cao trình độ kiến thức cho nông dân, khuyến khích liên kết sản xuất và phát triển hạ tầng nông thôn. Trước đó, Đinh Phi Hổ và Phạm Ngọc Dưỡng (2010) cũng đã dùng hàm hồi qui để đánh giá tác động của qui mô vốn đầu tư, qui mô đất nông nghiệp, mô hình đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, trình độ cơ giới hóa, trình độ sản xuất nông nghiệp, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tới NSLĐ nông nghiệp ở Việt Nam. Kết quả cho thấy các yếu tố này đều tác động tích cực tới NSLĐ. Trông đó, yếu tố vốn và đa dạng hóa sản xuất có tác động tích cực nhất. Tác giả cũng cho rằng việc sử dụng kết hợp đồng bộ các chính sách có ý nghĩa quan trọng đối với tăng NSLĐ nông nghiệp hơn là thực hiện chính sách đơn lẻ. Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam về NSLĐ thời gian vừa qua cho thấy, các tác giả và nhóm tác giả mới chỉ tập trung vào một số khía cạnh chính sau: o Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu tổng quan và khái quát về năng suất lao động ở Việt Nam bằng phương pháp định tính. Nói cách khác, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại phân tích ở mức độ thực trạng, báo cáo kết quả chứ chưa đo lường và đánh giá các yếu tố tác động tới NSLĐ ở Việt Nam dựa trên phương pháp định lượng. o Một số nghiên cứu định lượng đánh giá tác động của một yếu tố hoặc một phạm trù riêng lẻ tới NSLĐ mà chưa đưa ra những phương pháp đánh giá, phân tích một cách đầy đủ và hệ thống các yếu tố chính tác động tới NSLĐ ở Việt Nam. Mặt khác, hầu hết các nghiên cứu chỉ đề xuất mô hình mà thiếu sự luận giải dựa trên cơ sở lý luận đầy đủ. o Các nghiên cứu thường chỉ tập trung phân tích về NSLĐ trong một giai đoạn ngắn nhất định mà chưa có những phân tích mang tính dài hạn kể từ sau đổi mới. Do đó, những nghiên cứu này thường chỉ đánh giá và phân tích định tính những ảnh hưởng tác động đến NSLĐ trong ngắn hạn, thiếu những phân tích so sánh theo từng giai đoạn phát triển cụ thể. Trước những khoảng trống nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Những yếu tố tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam” để nghiên cứu một cách hệ thống nhằm đo lường những yếu tố chính tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam. Từ đó đề tài sẽ đưa ra những gợi ý giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao NSLĐ ở Việt Nam một cách bền vững trong giai đoạn tiếp theo một cách toàn diện. 14 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 2.1. Các khái niệm Khái niệm năng suất Năng suất là một trong những biến số căn bản quan trọng nhất trong việc quản lý hoạt động sản xuất trong nền kinh tế [133]. Tengen [141] đã tổng quan và có rất nhiều định nghĩa khác nhau về năng suất. Ông cho rằng đây là một thuật ngữ rộng và ý nghĩa của nó phụ thuộc vào phạm vi sử dụng. Các định nghĩa chính do ông tổng hợp như: o Theo trung tâm Năng suất của Nhật Bản định nghĩa thì năng suất là tất cả những gì con người có thể làm ra từ nguyên vật liệu, vốn và công nghệ. o Bernolak (1997) đưa ra định nghĩa năng suất là việc sử dụng các nguồn lực một cách tốt nhất, quá trình sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm hơn từ một nguồn lực như nhau sẽ tăng năng suất. Hay sản xuất được cùng số lượng sản phẩm với một nguồn lực ít hơn. o Định nghĩa của Bheda, Narag & Singla, (2003) thì năng suất chính là hiệu quả của các yếu tố sản xuất, lao động và vốn trong việc tạo ra giá trị. Theo quan điểm cổ điển thì năng suất có nghĩa là năng suất lao động hay hiệu suất sử dụng các nguồn lực sẵn có. Năng suất giai đoạn này cao hơn có nghĩa là sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn với chi phí sản xuất thấp hơn giai đoạn trước đó. Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năng suất là việc kết hợp sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu vào như vốn, lao động, đất đai, nguyên vật liệu, năng lượng, thông tin và thời gian. Còn Trung tâm năng suất Việt Nam [145] thì định nghĩa rằng năng suất là mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào được sử dụng để hình hành đầu ra đó. Nguyên tắc cơ bản của tăng năng suất là thực hiện phương thức để tối đa hóa đầu ra và giảm thiểu đầu vào sử dụng. Nhìn chung, theo định nghĩa của các nhà nghiên cứu cũng như các tổ chức thì năng suất là thuật ngữ dùng để đánh giá hiệu quả đầu ra từ quá trình hoạt động sản 15 xuất của một chủ thể (mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân,..) khi sử dụng những đầu vào nhất định. Khái niệm năng suất lao động Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh gia hay đo lường trình độ và năng lực hoạt động sản xuất và kinh doanh của mỗi quốc gia từ những nguồn lực và lợi thế sẵn có. Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thì “năng suất lao động (NSLĐ) là hiệu quả của lao động trong việc kết hợp sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra giá trị gia tăng trong một khoảng thời gian nhất định”. Cụ thể, năng suất lao động được đo bằng tỷ lệ giữa tổng giá trị gia tăng trên lượng lao động đầu vào sử dụng [122, tr.14]. Hay năng suất lao động là thước đo sử dụng nhằm đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa và dịch vụ đầu ra. Nó có thể được đo bằng một số cách khác nhau [93]. Năng suất lao động = số lượng đầu ra/số lượng đầu vào sử dụng Số lượng đầu ra có thể là giá trị gia tăng của nền kinh tế (GDP) hay doanh thu của doanh nghiệp. Còn lượng đầu vào sử dụng ở đây có thể là tổng số việc làm, số giờ lao động hay số lượng lao động của một doanh nghiệp, một quốc gia. Trong nghiên cứu này, định nghĩa của OECD về NSLĐ sẽ được sử dụng trong quá trình phân tích đánh giá. Năng suất lao động cao và có xu hướng tăng trưởng nhanh lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. NSLĐ không chỉ được quyết định bởi tinh thần, thái độ, kỹ năng của những lao động làm việc trong một doanh nghiệp, một hộ gia đình, một tổ chức cụ thể mà nó còn được quyết định bởi nhiều yếu tố khác không kém phần quan trọng như điều kiện tự nhiên, định hướng mô hình phát triển của mỗi quốc gia, sự phát triển khoa học và khả năng áp dụng công nghệ. Việc mỗi quốc gia xây dựng môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, tạo ra các chính sách hỗ trợ và khuyến khích để quốc gia đó phát huy tốt nhất lợi thế với điều kiện cụ thể. Do đó, chính phủ thay vì tiêu dùng thiếu hiệu quả và lãng phí, việc ưu tiên nguồn 16 lực đầu tư phát triển khoa học công nghệ cũng như đầu tư cho giáo dục và cơ sở hạ tầng phù hợp (phù hợp với chiến lược phát triển ngành và ràng buộc ngân sách) nhằm cải thiện môi trường kinh doanh sẽ tạo tăng trưởng NSLĐ cao và ổn định trong dài hạn. Phân loại năng suất lao động Năng suất lao động thường được chia làm 2 loại chính đó là năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội2. Năng suất lao động cá nhân được đo bằng số lượng sản phẩm hoàn thành trong một thời gian nhất định. Các yếu tố chính quyết định năng suất lao động cá nhân đó là kỹ năng làm việc, thái độ lao động, tính trách nhiệm và công cụ, điều kiện lao động. Năng suất lao động xã hội là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao động. NSLĐ xã hội thường được đo lường thông qua tổng sản phẩm trong nước tính bình quân một lao động trong thời kỳ tham chiếu, thường là trong một năm. Bên cạnh đóng góp của NSLĐ cá nhân, yếu tố có vai trò và ảnh hưởng quan trọng tới NSLĐ xã hội đó là lựa chọn mô hình tăng trưởng, chiến lược phát triển ngành, chiến lược tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, môi trường phát triển khoa học công nghệ, môi trường và hạ tầng giáo dục xã hội. Nói cách khác, việc chính phủ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi để lao động trong nền kinh tế có được cơ hội làm việc trong những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình cũng như bộ máy quản lý nhà nước với những điều kiện thuận lợi nhất từ đó tạo ra giá trị gia tăng cao nhất có thể. NSLĐ cá nhân và NSLĐ xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau trong nền kinh tế. Các yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ xã hội cũng có tác động mạnh mẽ tới NSLĐ cá nhân. Cụ thể, việc định hướng mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế tốt sẽ giúp quốc gia đó thu hút được những nhà đầu tư, doanh nghiệp tập trung vào những ngành có công nghệ hiện đại sẽ giúp lao động có năng suất cao. Hay điều kiện và chất lượng hệ thống giáo dục đào tạo tốt sẽ tạo ra những lao động có kỹ năng và tác phong thái độ làm việc tốt. Tương tự, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giúp lao động dịch chuyển từ khu 2 VOER, Phân loại và các chỉ tiêu tính năng suất lao động. Trang web: [http://voer.edu.vn/m/phan-loai-va-cacchi-tieu-tinh-nang-suat-lao-dong/4671affb], truy cập 23/3/2016. 17 vực nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ giúp lao động học hỏi được kỹ năng sản xuất, kỷ luật lao động cũng như khả năng quản lý tốt hơn từ đó cải thiện NSLĐ của cá nhân. 2.2. Cơ sở lý luận về các yếu tố tác động tới năng suất lao động 2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu và năng suất lao động – tiếp cận từ trường phái cơ cấu  Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và năng suất lao động Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng giúp cải thiện năng suất lao động của mỗi quốc gia. Theo lý thuyết nhị nguyên, mô hình hai khu vực của Lewis [110] cho rằng khi nông nghiệp dư thừa lao động thì tăng trưởng kinh tế được quyết định bởi tích lũy và đầu tư của khu vực công nghiệp. Khu vực hiện đại (công nghiệp, dịch vụ) chính là khu vực thu hút lao động khu vực truyền thống (nông thôn và trong khu vực nông nghiệp) sang từ đó cải thiện năng suất lao động của nền kinh tế đối với các nước đang phát triển. Mô hình hai khu vực của các nhà kinh tế tân cổ điển cho rằng, sản phẩm biên trong nông nghiệp luôn dương nên lao động chuyển dịch khỏi khu vực nông nghiệp làm năng suất biên của những lao động làm việc còn lại trong khu vực này cao hơn bên cạnh yếu tố quan trọng là khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp ngày càng phát triển. Lý thuyết phân kỳ kinh tế của Walt Rostow (1960) cho rằng quá trình phát triển của bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều trải qua 5 giai đoạn đó là: giai đoạn xã hội truyền thống, chuẩn bị cất cánh, cất cánh, tăng trưởng và xã hội với mức tiêu dùng cao. Đối với các nước đang phát triển, hầu hết các nước đang ở trong giai đoạn chuẩn bị cất cánh và cất cánh. Trong giai đoạn này, cơ cấu kinh tế hầu hết các quốc gia này bắt đầu hình thành những ngành công nghiệp chế biến, những ngành dịch vụ và dần trở thành những ngành chính góp phần vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Nhờ đó, lao động dần dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp có NSLĐ cao hơn. Theo Timer và Vries [142], nghiên cứu của Crafts (1984) là một trong những nghiên cứu điển hình chỉ ra sự phát triển và dịch chuyển cơ cấu kinh tế làm dịch chuyển lao động và vốn từ sản xuất hàng hóa thô, sơ cấp sang ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ. Hơn nữa, mức độ và tốc độ tăng trưởng của năng suất lao động trong ngành nông nghiệp luôn thấp hơn so với những ngành còn lại trong nền kinh tế, sự khác biệt này phản ánh tính tự nhiên vốn có trong hàm sản xuất, trong cơ hội đầu tư và về sự thay đổi của tỷ lệ kỹ thuật công nghệ. Do đó, vai trò quan trọng của các công cụ 18 chính sách giúp thị trường phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. Từ đó, nguồn vốn đầu tư, công nghệ, lao động có thể dễ dàng dịch chuyển từ những ngành có năng suất thấp sang những ngành có năng suất cao để cải thiện năng suất lao động tổng thể nền kinh tế. Tuy nhiên, chính sách can thiệp và định hướng của nhà nước cần tập trung thống nhất đối với những ngành mà quốc gia có lợi thế mới thực sự giúp tăng năng suất lao động bền vững. Nếu chỉ quan tâm dịch chuyển cơ cấu ngành đơn thuần theo chiều rộng (lao động ngành nông nghiệp dịch chuyển sang công nghiệp chỉ là những ngành lắp ráp, gia công giản đơn hay những ngành dịch vụ tự phát phi chính thức như ăn uống, buôn bản nhỏ), mục tiêu tăng trưởng năng suất lao động có thể không khó để đạt được trong ngắn hạn nhưng năng suất lao động trong dài hạn rất khó cải thiện do lao động sử dụng ít dựa vào sức sáng tạo và công nghệ. Từ nghiên cứu thực nghiệm, Ngân hàng Thế giới [29] khẳng định quá trình tăng trưởng của tất cả các nền kinh tế đều trải qua các giai đoạn chính đó là: ban đầu, khu vực nông nghiệp là quan trọng nhất đối với các quốc gia đang phát triển nhưng sau đó, khi thu nhập bình quân đầu người tăng thì nông nghiệp sẽ mất vai trò chính yếu và vai trò khu vực công nghiệp sẽ tăng lên (gọi là quá trình công nghiệp hóa), và tiếp đó khu vực công nghiệp sẽ giữ vai trò chủ đạo (gọi là thời kỳ hậu công nghiệp hóa). Quá trình phát triển này được quyết định bởi cấu trúc cầu của người tiêu dùng và năng suất lao động tương đối giữa ba khu vực. Theo lập luận này, việc áp dụng khoa học công nghệ mới trong nông nghiệp giúp tăng trưởng năng suất lao động trong khu vực này tăng nhanh3 đồng nghĩa dư thừa lao động ngày càng lớn. Trong khi đó, nhu cầu lao động công nghiệp ở các nước đang phát triển tăng nhanh do sự dịch chuyển luồng vốn đầu tư sản xuất công nghiệp từ những nước phát triển. Do đó, lao động và đóng góp từ khu vực công nghiệp dần chiếm ưu thế đối với nền kinh tế. Nhờ năng suất lao động tuyệt đối tăng, thu nhập của lao động cũng dần dần được cải thiện dẫn tới nhu cầu chi tiêu cho dịch vụ (giáo dục, y tế, tài chính, bưu chính viễn thông,..) tăng nhanh. Đối với các nền kinh tế chuyển dịch, do giai đoạn kinh tế kế hoạch trước đó khu vực dịch vụ ít có cơ hội phát triển bởi hầu hết cung ứng dịch vụ đều do nhà nước thực hiện. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, khu vực dịch vụ sẽ bùng phát mạnh bởi khu vực tư nhân. Tuy nhiên, tăng trưởng năng suất lao động của khu vực dịch vụ sẽ không tăng trưởng Thậm chí tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng năng suất lao động khu vực công nghiệp nhưng năng suất lao động tuyệt đối trong khu vực nông nghiệp vẫn thấp hơn trong khu v ực công nghiệp (do giá tương đối giữa sản phẩm nông nghiệp thấp hơn so với giá các sản phẩm công nghiệp chế biến). 3 19 nhanh như khu vực nông nghiệp và công nghiệp bởi khu vực này ít đòi hỏi công nghệ và vốn tự nhiên trong khi vốn nhân lực mới là yếu tố quyết định. Vượt qua biên giới quốc gia, toàn cầu hóa giúp thương mại quốc tế dễ dàng hơn dẫn tới quá trình thay đổi cấu trúc và dịch chuyển của lao động, vốn và đầu vào trung gian giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành và giữa các quốc gia trong quá trình sản xuất [108], [99]. Qúa trình thương mại cũng dẫn tới sự dịch chuyển lao động và các nguồn lực khác tới những ngành có năng suất cao hơn do sự chuyên mô hóa và lợi thế theo qui mô dần được hình thành ở mỗi quốc gia. Trước xu hướng hội nhập ngày càng mạnh, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giữa các quốc gia sẽ khốc liệt hơn để có chỗ đứng cũng như cải thiện vị trí trong mạng sản xuất và cung ứng toàn cầu. Sự hội nhập sâu rộng của các nền kinh tế trên thế giới dẫn tới sự thay đổi mạnh mẽ cấu trúc sản xuất và cơ cấu ngành của các quốc gia. Nếu như trước đây, lý thuyết thương mại cũ chỉ ra rằng các nước đều có lợi thế so sánh trong việc sản xuất hàng hóa thương mại (lợi thế tĩnh) và quốc gia đó sẽ tập trung nguồn lực chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm tiêu dùng cuối cùng đó. Tuy nhiên, lý thuyết thương mại mới và thực tế cho thấy chuyên môn hóa trong sản xuất ngày càng cao hơn thông qua việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu theo thế mạnh hiện có của mỗi quốc gia (tương ứng với trình độ, kỹ năng của người lao động; công nghệ sản xuất để tận dụng các lợi thế sẵn có). Tham gia vào công đoạn sản xuất nào trong chuỗi cung ứng toàn cầu phần nào quyết định năng suất của người lao động của quốc gia đó. 2.2.2. Các yếu tố tác động tới năng suất lao động – tiếp cận từ hàm sản xuất  Tác động của vốn tích lũy (capital stock) Đối với các nước đang phát triển, vốn tích lũy đầu tư là điều kiện tiên quyết giúp chính phủ, doanh nghiệp, hộ gia đình trong nền kinh tế đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị từ đó cải thiện NSLĐ. Để khai thông được nguồn vốn đưa vào đầu tư sản xuất, việc phát triển hệ thống tài chính, ngân hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu để huy động nguồn vốn cất trữ (không đưa vào sản xuất) của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp đến những nhà đầu tư, doanh nghiệp cần vốn cho kinh doanh sản xuất, đầu tư trang thiết bị máy móc, công nghệ. Theo khái niệm về vốn của Solow [138], Nelson [120]; việc tăng vốn cho trang thiết bị, máy móc mới sẽ giúp cải thiện năng suất lao động4. Các tác giả cho rằng vốn 4 Trích trong Naoki (2011) 20 là điều kiện cơ bản ban đầu giúp các các doanh nghiệp, hộ gia đình và mỗi quốc gia theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cải thiện năng suất lao động. Điều này đặc biệt phù hợp với các quốc gia đang phát triển ở thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa. Vì vậy, việc khai huy động và thu hút vốn tham gia đầu tư sản xuất là điều kiện không thể thiếu để một quốc gia đang phát triển thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa và trở thành nước phát triển. Có khá nhiều nghiên cứu tác động của vốn đầu tư tới năng suất lao động trước đó. Hầu hết các nghiên cứu đều kết luận rằng vốn đầu tư bao gồm cả vốn đầu tư công, vốn FDI và vốn của doanh nghiệp đều có tác động tích cực tới năng suất lao động. Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, vai trò vốn đầu tư nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng NSLĐ nói chung. Bởi vì, đầu tư công chính là nguồn vốn chủ yếu phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình sản xuất. Nếu vốn đầu tư công được sử dụng hiệu quả thì môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện, thời gian và chi phí sản xuất giảm từ đó cải thiện NSLĐ của nền kinh tế. Nghiên cứu thực nghiệm của Miguel D. Ramirez [117] đo lường tác động của đầu tư công tới năng suất lao động của Argentina giai đoạn 1960-2005 cho thấy, gia tăng đầu tư công vào hạ tầng kinh tế có tác động tích cực tới tăng trưởng năng suất lao động ở nước này. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng ước lượng tác động của vốn FDI giai đoạn 1970-2005 tới năng suất lao động cho thấy vốn FDI cũng có tác động tích cực nhưng có độ trễ. Ngược lại, sự gia tăng lực lượng lao động lại có tác động tiêu cực tới tăng trưởng năng suất lao động. Trước đó, Kartz [104] tính phần dư Solow (TFP) để chỉ ra đóng góp của tiến bộ công nghệ tới năng suất lao động của Argentina thời kỳ 19461961. Kết quả nghiên này cứu cho thấy vốn chính là yếu tố chính tác động tới năng suất lao động bên cạnh đóng góp của yếu tố công nghệ (TFP). Tác động của vốn FDI đến NSLĐ Về mặt lý thuyết, thu hút vốn FDI sẽ tác động tích cực tới năng suất lao động của những doanh nghiệp nội địa. Đây chính là mục tiêu mà các chính phủ mong muốn khi họ đưa ra các chính sách thu hút vốn FDI nhằm tạo ra sự phát triển bền vững trong dài hạn thay vì chỉ đơn thuần dựa vào vốn FDI nhằm tạo ra lợi thế (tăng trưởng) trong ngắn hạn ([127, tr.141]. Blomstrom và Kokko [77]cho rằng tác động của vốn FDI tới NSLĐ qua các kênh chính đó là: tác động tràn qua kiến thức của người lao động, qua chuyển giao công nghệ và cải thiện nhờ gia tăng áp lực cạnh tranh với doanh nghiệp nội địa buộc họ phải đổi mới. 21 Thông thường, khi các doanh nghiệp FDI tới đầu tư sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và tái cấu trúc kinh tế vùng do tăng tính cạnh tranh và tác động lan tỏa cách thức tổ chức sản xuất mới. Những thay đổi này sẽ dẫn tới cải thiện năng suất của các vùng kinh tế (Florida, 1996 trích trong Pavlínek, P. ,2004). Nghiên cứu của Trần Văn Thọ [54] cũng chỉ ra rằng FDI có vai trò quan trọng trong việc thu hút các doanh nghiệp khác nhỏ hơn tới đầu tư cũng như tạo ra mối liên kết với các doanh nghiệp nội địa thông qua các sản phẩm phụ trợ. Tăng cường liên kết với doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia với kỹ năng quản lý tốt và trình độ công nghệ cao sẽ giúp các doanh nghiệp nội địa cải thiện năng suất lao động nhờ hiệu ứng lan tỏa. Trên thế giới, các doanh nghiệp FDI tạo ra sự liên kết thông qua 3 giai đoạn bao gồm: (1) Trước khi FDI vào đã có nhiều công ty trong nước sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cung cấp cho các công ty lắp ráp, sản xuất sản phẩm chính cho thị trường nội địa. Khi có FDI, một bộ phận những công ty sản xuất công nghiệp hỗ trợ sẽ phát triển mạnh hơn nếu được tham gia vào mạng lưới chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp FDI. Sự liên kết (linkage) này không phải tự nhiên hình thành mà các công ty công nghiệp hỗ trợ phải tỏ ra có tiềm năng cung cấp linh kiện, phụ liệu với chất lượng và giá thành cạnh tranh được với hàng nhập. Tiềm năng đó sẽ thành hiện thực nhờ chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI. (2) Đồng thời với sự gia tham gia của các doanh nghiệp FDI, nhiều doanh nghiệp bản xứ ra đời trong các ngành công nghiệp hỗ trợ chủ yếu để phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Những doanh nghiệp sớm hình thành sự liên kết với doanh nghiệp FDI sẽ được chuyển giao công nghệ và sẽ phát triển nhanh. (3) Sau một thời gian hoạt động của doanh nghiệp FDI với lượng sản xuất ngày càng mở rộng, tạo ra thị trường ngày càng lớn cho công nghiệp hỗ trợ, nhiều công ty nhỏ và vừa ở nước ngoài sẽ đến đầu tư. Ở đây có trường hợp các công ty con hoặc các công ty có quan hệ giao dịch lâu dài của các doanh nghiệp FDI đến đầu tư do sự khuyến khích của các doanh nghiệp FDI; cũng có trường hợp các công ty nhỏ và vừa ở nước ngoài độc lập với các doanh nghiệp FDI nhưng thấy thị trường của công nghiệp hỗ trợ đã lớn mạnh nên đến đầu tư. Tuy nhiên, việc cải thiện năng suất lao động trong nước còn tùy thuộc vào khả năng hấp thụ được những hiệu ứng tràn từ các doanh nghiệp FDI mới là điều quan trọng. Theo Lipsey, Sjöholm [111] thì việc hấp thụ còn tùy thuộc vào giai đoạn phát 22 triển và cơ chế thương mại của quốc gia tiếp nhận vốn FDI. Còn nghiên cứu của Lall [109]; Djankov và Hoekman [85] cho rằng để cải thiện năng suất thì nước nhận đầu tư cần năng lực công nghệ và trình độ chuyên môn của người lao động phải đạt mức tối thiểu để hấp thụ và thích nghi với công nghệ, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp FDI, điều này đòi hỏi những cố gắng của cả chính phủ và khu vực tư nhân. Nếu những kiện tối thiểu này không thể đáp ứng thì việc mở cừa và thu hút FDI thậm chí còn có tác động tiêu cực khi các doanh nghiệp nội địa không đủ năng lực và bị loại khỏi ngành. Tương tự, nghiên cứu của Ford, Rork, and Elmslie [92] ngụ ý rằng vốn FDI sẽ tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế và cải thiện năng suất lao động chỉ khi trình độ của lao động trong nước đủ đáp ứng và tích hợp để hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp nước ngoài. Porter [126] nhấn mạnh vai trò trung tâm của công nghiệp phụ trợ trong việc tạo ra năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa và của quốc gia. Vì vậy, theo ông, các doanh nghiệp FDI có tác động quan trọng tới sự phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nhờ liên kết và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên, điều này lại phụ thuộc khá nhiều vào năng lực và khả năng liên kết của các doanh nghiệp nội địa do các doanh nghiệp FDI thường đòi hỏi những điều kiện và tiêu chuẩn kỹ thuật khá cao. Những chính sách của chính phủ với môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ là yếu tố quan trọng giúp cải thiện mối liên kết này. Có khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm về tác động của dòng vốn FDI tới tăng trưởng năng suất lao động. Kết quả của những nghiên cứu cho thấy hầu hết những nước thu hút vốn FDI có tác động tích cực tới năng suất lao động. Tuy nhiên, có một vài nghiên cứu lại chỉ ra những tác động tiêu cực. Ở khía cạnh tác động tích cực, nghiên cứu của Blomström và Persson [76] về tác động tràn của FDI tới năng suất lao động của Mexico cho thấy tác động tích cực tới năng suất lao động trong nước. Sử dụng số liệu giai đoạn 1960-2000, Ramirez (2006) xây dựng mô hình kinh tế lượng từ hàm sản xuất để đánh giá tác động của vốn FDI tới năng suất lao động của Chile. Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn FDI có tác động tích cực và ý nghĩa tới tăng trưởng NSLĐ. Nghiên cứu đã đưa ra ngụ ý chính sách rằng nên thu hút những dòng vốn FDI có tác động tràn tới nước nhận đầu tư lớn dưới dạng chuyển giao công nghệ hay có những kiến thức quản lý hiện đại. Những ưu đãi thu hút FDI như việc giảm thuế, ưu đãi hay hỗ trợ quá mức cần tránh vì những ưu đãi này chỉ thực sự hấp dẫn những doanh nghiệp ít tập trung vào lĩnh vực có thiên hướng sử dụng 23 nhiều chất xám và công nghệ cao. Những nghiên cứu khác về tác động của FDI tới năng suất của Lichtenberg và Siegel (1987) ở Mỹ, Djankov và Hoekman (1999) ở cộng hòa Séc, ở Indonesia của Anderson (2000), Italy của Piscitello và Rabbiosi (2005), của Liu và Zhao (2006) ở Trung Quốc đều cho thấy tác động tích cực của vốn FDI tới năng suất lao động của doanh nghiệp nội địa [127, tr.143]. Ngược lại, nghiên cứu của Barrel và Pain [70]; Hubert và Pain [100] lại chỉ ra rằng vốn FDI không cải thiện năng suất lao động ở những nước nhận vốn FDI do những vị trí quan trọng doanh nghiệp FDI họ chỉ thuê những người của nước có vốn FDI đảm nhiệm (những vị trí có công nghệ cao, quản lý) còn những vị trí không cần trình độ chuyên môn bằng cấp họ mới thuê lao động trong nước. Vì vậy, lao động trong nước không được tiếp cận những kiến thức mà doanh nghiệp FDI mang đến. Từ những nghiên cứu lý thuyết cũng như nghiên cứu thực nghiệm tại nhiều quốc gia cho thấy xu hướng chính đó là, năng lực của chính phủ, doanh nghiệp nội địa, nhân công sẽ quyết định khả năng hấp thụ những điểm mạnh từ các doanh nghiệp FDI như công nghệ, kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc. Bên cạnh đó, việc ưu đãi thu hút doanh nghiệp FDI ồ ạt và thiếu kiểm soát sẽ ít thu hút được những doanh nghiệp FDI có thiên hướng đầu tư vào công nghệ và có khả năng tạo hiệu ứng lan tỏa sản xuất. Do đó, tác động của doanh nghiệp FDI tới NSLĐ chỉ được tạo ra trong ngắn hạn (nhờ dịch chuyển cơ cấu lao động) mà ít tạo ra tăng trường NSLĐ bền vững trong dài hạn.  Tác động của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Trong những thập kỷ vừa qua, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã có những tác động rất tích cực tới việc nâng cao hiệu quả làm việc của lao động cũng như giảm chi phí sản xuất, chi phí giao dịch. Nhờ thay đổi công nghệ, nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình dịch chuyển sang sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, tiết kiệm sức lao động và cải thiện NSLĐ chung. Mô hình lý thuyết của Solow [135], [136] cho rằng tích lũy vốn chỉ mang lại tăng trưởng trong ngắn hạn còn tiến bộ công nghệ mới là nhân tố quan trọng đối với tăng trưởng và cải thiện năng suất trong dài hạn. Điều đó cho thấy, yếu tố quyết định có tính đột phá tới tăng trưởng NSLĐ trong dài hạn của mỗi quốc gia là công nghệ và đổi mới sáng tạo. Theo Squires và Reid (2004)5, thay đổi công nghệ hoặc phát triển công nghệ mới giúp tạo ra những sản phẩm mới hiệu quả hơn. Quan trọng hơn, đổi mới 5 Trích trong Jajri (2007) 24 sáng tạo và công nghệ giúp thay đổi phương thức sản xuất cũ bằng phương thức sản xuất mới từ đó dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất cao hơn. Khác với những nguồn lực đầu vào khác đối với sản xuất, những đóng góp từ đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ đối với năng suất lao động thường không có điểm tới hạn và đây là yếu tố mang tính quyết định tới sự phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Kinh nghiệm ở những nước phát triển cho thấy, sự phát triển của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thường gắn chặt với trình độ phát triển của đội ngũ nhà khoa học và trình độ của người lao động. Vì thế, muốn tạo ra sự đột phá về công nghệ cần phải có sự chuẩn bị tốt về con người cũng như chính sách hỗ trợ hợp lý của chính phủ. Một số nghiên cứu thực nghiệm ở một số quốc gia cũng cho thấy tác động tích cực của đổi mới công nghệ tới NSLĐ như nghiên cứu của Francesco and Mario [94] đánh giá tác động của đổi mới công nghệ tới năng suất lao động của 8 nước của châu Âu trong 2 thập kỷ vừa qua. Nghiên cứu của Jajri (2007) cho thấy đổi mới sáng tạo và tiến bộ công nghệ giúp cải thiện đường giới hạn khả năng sản xuất từ đó cải thiện năng suất lao động. Tuy nhiên, mức độ tác động của đổi mới sáng tạo và công nghệ phụ thuộc rất lớn vào chiến lược phát triển và định hướng công nghệ của nước đó. Hơn nữa, những nghiên cứu này cũng nhấn mạnh vấn để lao động có đủ trình độ kỹ năng để hấp thụ và làm chủ công nghệ cũng là yếu tố không thể thiếu trong việc cải thiện năng suất lao động. Tuy nhiên, việc đổi mới công nghệ nhanh cũng tạo ra những thách thức khá lớn cả ở những nước phát triển và đang phát triển đó là máy móc và công nghệ đang dần thay thế con người và tình trạng lao động thiếu việc làm sẽ ngày càng căng thẳng. Điều đó có nghĩa, những vấn đề xã hội sẽ ngày càng tạo sức ép lên vai trò của chính phủ nếu mỗi nước không có chính sách đối phó phù hợp với thực trạng thị trường lao động của quốc gia mình. Tác động của vốn nhân lực (chất lượng lao động) Lịch sử phát triển cho thấy, những quốc gia để trở thành nước công nghiệp hóa và thuộc nhóm nước phát triển trên thế giới thì lao động của những quốc gia đó đều có trình độ và kỹ năng rất cao so với những nước đang phát triển. Điều đó cho thấy, NSLĐ khi đã đạt ở mức độ cao so với thế giới chỉ khi trình độ và chất lượng lao động đã đạt một mức độ tương ứng. 25 Trong các mô hình tăng trưởng, vốn nhân lực chỉ được đưa vào mô hình kể từ sau thập niên 80 như Lucas [113], Rome [130], Mankiw và cộng sự [115]. Tất cả các tác giả đều cho rằng sự gia tăng vốn nhân lực sẽ mang lại tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Vốn nhân lực bao gồm nhiều yếu tố tạo thành như kiến thức, kinh nghiệm, sức khỏe, năng lực cá nhân và nó được tích lũy bởi giáo dục và chăm sóc sức khỏe từ đó tăng hiệu quả trong quá trình sản xuất. Kỹ năng của lực lượng lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng năng suất lao động. Vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp và hiệu quả được đặt ở vị trí trung tâm của những nhà lập kế hoạch và xây dựng chiến lược chính sách [140]. Black và Lynch [75], Krueger and Lindahl [107] chỉ ra rằng sự thay đổi trong giáo dục (số năm đào tạo) có tác động tích cực tới tăng trưởng và NSLĐ. Duryea và Pagés [88] tổng quan nhiều nghiên cứu ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô đều cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển giáo dục và NSLĐ. Sử dụng số liệu của các nước châu Mỹ Latinh, nghiên cứu của Duryea và Pagés cho thấy sự chậm chạp trong đổi mới giáo dục ở những nước này chính là rào cản tăng trưởng NSLĐ bền vững và giảm nghèo. Tuy nhiên, các tác giả cho rằng một mình giáo dục không thể là phương thuốc hữu hiệu để cải thiện NSLĐ mà cần cải thiện thể chế và chính sách để các nguồn lực đi vào sản xuất, xây dựng môi trường ổn định và thuận lợi cho sự cải tiến và đổi mới công nghệ, cung cấp hạ tầng cơ bản. Tuy nhiên, trình độ của lao động không phải lúc nào cũng có tác động tích cực tới năng suất mà nó còn phụ thuộc vào nhu cầu lao động ở quốc gia, của ngành/lĩnh vực được đào tạo. Nếu trình độ lao động cao nhưng những lao động đó không được làm việc đúng chuyên ngành, lĩnh vực đào tạo thì không mang lại những kết quả tích cực tới NSLĐ. Điều này cũng được phát hiện bởi những nghiên cứu cụ thể như nghiên cứu của Goedhuys và cộng sự [97] không tìm thấy tác động của vốn nhân lực tới NSLĐ trong ngành chế biến của Tanzania. Tương tự, trong nghiên cứu đánh giá tác động của chất lượng lao động tới năng suất lao động ở Malaysia, Idris Jajri và Rahmah Ismail [102]. Nghiên cứu sử dụng bộ số liệu ở cấp độ vĩ mô giai đoạn 1981-2008, kết quả ước lượng cho thấy vốn nhân lực không hẳn là nhân tố trực tiếp giữ vai trò trọng yếu đối với tăng năng suất lao động mà vốn vật chất là yếu tố có tác động lớn hơn tới năng suất lao động ở Malaysia. Ngụ ý của nghiên cứu cho thấy quá trình đào tạo nguồn nhân lực cũng phải gắn bó chặt chẽ với định hướng phát triển của quốc gia đó trong từng thời kỳ phát triển cụ thể. Các chính sách khuyến khích phát triển thị trường lao động cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp cung cầu lao động gặp nhau tránh tình trạng thừa thiếu nguồn nhân lực theo ngành nghề, trình độ lao động được đào tạo. 26 2.3. Đo lƣờng tác động của các yếu tố tới năng suất lao động 2.3.1. Đo lường tác động của chuyển dịch cơ cấu tới năng suất lao động Phương pháp phân tích Shift-Share truyền thống Để đo lường tác động của chuyển dịch cơ cấu tới NSLĐ, phương pháp phân tách tác động của chuyển dịch cơ cấu đầu tiên được đề xuất bởi Fabricant [90]. Phương pháp này đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu để đo lường tác động của chuyển dịch cơ cấu tới năng suất lao động của nhiều quốc gia trên thế giới như Broadberry and Crafts (2003), Chenery et al. (1986), Crafts (1993), Field (2006) and van Ark (1996) [4]. Theo phương pháp này, năng suất lao động của nền kinh tế được đo bằng công thức: (1) Trong đó: Pe là năng suất lao động của nền kinh tế; Pi là NSLĐ của ngành i Ye: là tổng đầu ra của nền kinh tế (GDP) Le: tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế i= i-n (số ngành của nền kinh tế) Li: số lao động trong ngành i; Si là tỷ trọng lao động làm việc trong ngành i ( Si=Li/Lc) Từ công thức (1) có thể tính được năng suất chênh lệnh giữa hai thời điểm nghiên cứu khác nhau, cụ thể: (2) Để tính tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của nền kinh tế (gPe) giữa hai thời kỳ, giữa năm T so với năm gốc (0), ta có thể tính được theo công thức sau: (3) Trong đó, cấu phần thứ nhất phía bên phải của phương trình đo lường tăng trưởng năng suất nội ngành (intrasectoral effect), cấu phần thứ hai chính là tác động của chuyển dịch cơ cấu tới năng suất lao động của nền kinh tế (shift effect). Phương pháp phân tích Shift-Share mở rộng: được phát triển từ phương pháp phân tích Shift-Share truyền thống và sử dụng trong nghiên cứu tiêu biểu của Ark 27 (1995). Với phương pháp Shift –Share truyền thống, tăng trưởng năng suất lao động chỉ phân tách được tăng trưởng năng suất lao động của nội bộ ngành và tăng trưởng năng suất lao động do chuyển dịch cơ cấu. Trong khi đó, với phương pháp phân tích Shift – Share mở rộng, phần tăng trưởng năng suất lao động có được từ chuyển dịch cơ cấu lao động lại có thể được phân tách thành hai cấu phần đó là: i, do sự dịch chuyển từ những ngành có mức năng suất lao động thấp (giá trị tuyệt đối) sang những ngành có năng suất lao động cao và ii, có sự dịch chuyển lao động từ những ngành có tốc độ tăng trưởng năng suất lao động thấp sang ngành có tốc độ tăng trưởng NSLĐ cao hơn. Chính vì vậy, phương pháp phân tích Shift-Share mở rộng sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này để phân rã tác động của chuyển dịch cơ cấu tới năng suất lao động ở Việt Nam. Công thức cụ thể như sau: (4) Trong đó, cấu phần thứ nhất của về phải phương trình đo lường tăng trưởng NSLĐ của nội ngành (intrasectoral effect), cấu phần thứ hai là tác động đo lường dịch chuyển của lao động từ ngành có năng suất lao động thấp sang ngành có NSLĐ cao hơn (net-shift effect), cấu phần thứ ba là tác động dịch chuyển cơ cấu động nghĩa là lao động dịch chuyển từ ngành có tốc độ tăng trưởng NSLĐ thấp sang ngành có tốc độ tăng trưởng NSLĐ cao hơn (interaction effect). Cấu phần thứ hai và ba của phương trình chính là tác động của chuyển dịch cơ cấu tới NSLĐ. 2.3.2. Đo lường các yếu tố tác động tới NSLĐ-tiếp cận từ yếu tố hàm sản xuất Từ khung khổ lý thuyết với hàm sản xuất Solow truyền thống, mô hình Solow mở rộng do Mankiw và cộng sự [115] và tổng hợp các mô hình khác đo lường các yếu tố tác tới NSLĐ ở cấp quốc gia trong các nghiên cứu của Valadkhani [144], Bouoiyour [78], Heshmati (2011), mô hình cụ thể ước lượng các yếu tố tác động tới NSLĐ ở Việt Nam cụ thể như sau: lnLPti=β0+β1lnK_domesticti+β2lnLti+β3lnFDIti+β4lnEDUti+β5lnTECHti +εti Trong đó: LP: năng suất lao động (Y/L) hàng năm K: tích lũy vốn hàng năm L: lao động hàng năm 28 FDI: vốn FDI ròng EDU: trình độ nguồn nhân lực TECH: Khoa học công nghệ εi: phần dư sai số, i là năm thứ i 2.4. Kinh nghiệm quốc tế cải thiện năng suất lao động đối với Việt Nam 2.4.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc Phát triển giáo dục và đào tạo nghề Phát triển giáo dục đào tạo Kể từ khi thành lập năm 1948, chính phủ Hàn Quốc đã nhiều lần tiến hành cải cách hệ thống giáo dục ðể trở thành nền giáo dục hàng ðầu khu vực và thế giới. Chiến lýợc phát triển giáo dục và kỹ nãng ðối với lao ðộng ðýợc xem là một trong những yếu tố then chốt giúp Hàn Quốc trở thành nýớc phát triển [148]. Nhờ chú trọng đầu tư vào hệ thống giáo dục và kỹ năng lao động, Hàn Quốc chính thức trở thành nước thuộc nhóm OECD năm 1996. Ở Hàn Quốc, vai trò giáo dục của khu vực công và tư nhân đều quan trọng nhưng mức độ đóng góp của mỗi khu vực có sự khác biệt ở các cấp học. Đối với cấp tiểu học, hầu hết các trường đều thuộc sở hữu của nhà nước; hai phần ba số trường ở cấp trung học cơ sở và trung học là trường công, có 50% số trường trung học nghề là sở hữu tư nhân và 70% số trường đại học và cao đẳng cũng thuộc sở hữu ngoài nhà nước. Tuy nhiên, việc quản lý giám sát chất lượng đào tạo của Hàn Quốc đối với tất cả các trường, cơ sở đào tạo là hết sức nghiêm ngặt. Để khuyến khích người dân đi học, Hàn Quốc đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội được học tập như nhau với tất cả mọi người, không phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo, hay địa vị xã hội. Cụ thể, chính phủ áp dụng chính sách miễn học phí, phát sách giáo khoa miễn phí cho học sinh đối với bậc học bắt buộc6 [19]. Nếu như tỷ lệ ngân sách dành cho giáo dục cuối thập niên 1950 chỉ 10% thì đến thập niên 1960 tăng lên 15-18%, và những năm đầu thập niên 1980 là 19-21%. Nhờ đó, tỷ lệ học sinh cấp ba trong độ tuổi thanh thiếu niên đã tăng từ 34% năm 1965 lên 91% năm 1984 [56]. Thành lập hệ thống đánh giá chất lượng quốc gia về lao động 6 Chính sách phổ cập trung học cơ sở được thực hiện trên toàn quốc từ năm 2002 và đây là bậc học bắt buộc ở Hàn Quốc. 29 Hệ thống đánh giá chất lượng đóng vai trò quan trọng đối với thị trường lao động của Hàn Quốc. Để tăng tín nhiệm và chất lượng lao động từ hệ thống đào tạo nghề, Hàn Quốc đã ban hành Đạo luật Đào tạo nghề ngay từ thời kỳ đầu công nghiệp hóa (năm 1967). Đạo luật này qui định chính phủ phải cấp chứng chỉ, bằng cấp theo từng mức độ kỹ năng của người lao động được đào tạo. Hơn nữa, Đạo luật còn qui định hai cơ quan riêng biệt kiểm định trình độ đối với người lao động đó là: Bộ Lao động sẽ kiểm tra phần viết lý thuyết và một tổ chức được chính phủ ủy quyền sẽ kiểm tra phần thực hành. Năm 1973, Hàn Quốc ban hành Đạo luật đánh giá chất lượng khoa học kỹ thuật quốc gia nhằm thống nhất và chuẩn hóa cơ chế cấp bằng cấp, chứng chỉ. Bên cạnh việc quản lý chất lượng lao động về khoa học kỹ thuật, việc thống nhất quản lý bởi Bộ Lao động cũng giúp đáp ứng tốt nhất nhu cầu lao động của nền kinh tế. Hệ thống đánh giá các chương trình đào tạo Những tổ chức và các khóa đào tạo sẽ được đánh giá chất lượng hàng năm nhằm tăng tính cạnh tranh và cải thiện về chất lượng đào tạo nghề đói với các tổ chức đào tạo tư nhân. Mỗi năm, Hàn Quốc sẽ lựa chọn từ 10 đến 100 tổ chức để đánh giá phân loại và có khoảng 10% tổ chức đào tạo kém (không đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn qui định) sẽ phải đóng cửa. Phương pháp đánh giá phân loại bao gồm đánh giá dựa trên giấy tờ, sổ sách dữ liệu của các cơ sở đào tạo, dựa trên hội đồng đánh giá trên những lĩnh vực riêng, đánh giá sự hài lòng của người được đào tạo cũng như sự đánh giá độc lập của chi nhánh Bộ Lao động Việc đánh giá cũng nhằm định hướng các chương trình đào tạo cho lao động thất nghiệp, những lĩnh vực ưu tiên đào tạo, thành lập các hiệp hội đào tạo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đào tạo nhóm theo sự ủy quyền,.. Chính sách giáo dục, đào tạo nghề của Chính phủ Ngay từ thập niên 60, sự thay đổi từ chính sách thay thế nhập khẩu sang chiến lược công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu đòi hỏi sự thay đổi về nhu cầu lao động có kỹ năng, đặc biệt lao động kỹ thuật và kỹ sư. Chính phủ đã tăng cường đào tạo lao động và kỹ sư thông qua việc huy động và cung cấp lợp học buổi tối tại tất cả các trường trung học kỹ thuật. 30 Bảng 2.1: Nhu cầu lao động kỹ thuật của Hàn quốc giai đoạn 1961-1966 1961 1962 1963 1964 1965 1966 Kỹ sư 8.616 10.994 12.814 15.032 17.055 19.411 Kỹ thuật viên 11.128 55.509 66.129 78.266 87.739 97.059 Thợ thủ công 279.670 282.933 339.131 402.334 444.974 485.293 Tổng số 299.414 349.436 418.164 495.632 549.758 601.763 Nguồn: Suh, 2002. Trích trong Young-Sun Ra và Kyung Woo Shim (2009), The Korea Case Study: Past Experience and New Trend in Traning Policies. SP Discusion Paper, No.0931. Social Protection and Labor, The World Bank. Phân cấp quản lý đào tạo nghề Khi các trường, cơ sở đào tạo của nhà nước đạt tới mức độ phát triển tin cậy, Hàn Quốc thực hiện phân cấp cho các trường đào tạo này toàn quyền trong việc thiết kế qui chế và phương thức hoạt động, thiết kế và tổ chức các khóa đào tạo, chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn chất lượng của giáo viên để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu về kỹ năng và sự thay đổi yêu cầu của các ngành trong nền kinh tế. Hầu hết các trường đào tạo công này đều nhận được hỗ trợ tài chính nước ngoài. Chính phủ Hàn Quốc chỉ quản lý hành chính nhằm điều phối nhằm khắc phục những hạn chế mà các trường, cơ sở đào tạo gặp phải. Nhìn chung, trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, chính phủ sẽ là người dẫn dắt về kế hoạch phát triển, tài chính, cơ chế hoạt động về đào tạo và đào tạo nghề, nhất là đào tạo lao động mới. Tuy nghiên, vai trò của khu vực tư nhân trong đào tạo lao động được tăng cường trong giai đoạn sau của quá trình công nghiệp hóa. Nhà nước định hướng khu vực tư nhân cung cấp các dịch vụ đào tạo cho người lao động, đặc biệt lao động vừa tốt nghiệp cũng như lao động đang làm việc Để có lao động có kỹ năng tốt, Hàn Quốc coi giáo dục cơ bản là nền tảng căn bản và sự phát triển của các ngành là yếu tố mang tính quyết định. Sự phát triển của các ngành là yêu cầu quan trọng giúp cung lao động (trường, cơ sở đào tạo và người lao động) phải thay đổi để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu công việc. Nói cách khác, đào tạo và đào tạo nghề chủ yếu phải dựa vào yêu cầu của doanh nghiệp (enterprise-based). Thách thức đối với hệ thống giáo dục và đào tạo của Hàn Quốc - Vấn đề học thêm đối với học sinh là khá phổ biến. Theo điều tra của cơ quan Thống kê Hàn Quốc năm 2011, trong số 40.000 phụ huynh có con học tại 1.081 trường thì có tới 71,7% số phụ huynh cho con đi học thêm. Mặc dù Chính phủ có nhiều chính sách hạn chế tình trạng học thêm trong những năm gần đây nhưng tình trạng này chưa có dấu hiệu tích cực. 31 - Với văn hóa của người Á Đông, áp lực học đại học dẫn tới bùng nổ trường đại học và dư thừa sinh viên tốt nghiệp đại học. Năm 2005, Hàn Quốc có khoảng 419 trường đại học và cao đẳng và đạo tạo khoảng 3,55 triệu sinh viên, chiếm 15% tổng số lực lượng lao động [19]. Phát triển khoa học và công nghệ Có thể nói, ưu tiên đầu tư và tăng chất lượng giáo dục, đặc biệt giáo dục đại học và sau đại học là nền tảng căn bản cho phát triển công nghệ. Giáo dục của Hàn Quốc chú trọng và hướng tới năng lực đổi mới, cải tiến công nghệ phù hợp với xu thế quốc tế và giảm rủi ro, phụ thuộc vào công nghệ bên ngoài. Chủ động nghiên cứu và phát triển, ít phụ thuộc vào khu vực FDI Khác với những quốc gia khác, khu vực FDI không giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp công nghệ và vốn của Hàn Quốc. Giai đoạn 1962-1982, khu vực FDI chỉ chiếm 3,9% vốn dài hạn của Hàn Quốc. Tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của khu vực FDI chỉ chiếm 0,3% (các nước OECD là 10%) tổng chi cho nghiên cứu và phát triển của nước này. Thậm chí, việc mua lại công nghệ cũng bị hạn chế bởi chính phủ kiểm soát mua bán trao đổi với nước ngoài. Ngay từ những năm đầu thập niên 70, Chính phủ đã có nhiều chính sách và chương trình nhằm khuyến khích khu vực tư nhân tham gia nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ như cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin và dịch vụ kỹ thuật; chấp nhận tài sản công nghệ, tài sản trí thức để thế chấp vay ngân hàng; tài trợ kinh phí cho các doanh nghiệp thuê nhân lực nghiên cứu và phát triển. Hiện tại, chi cho nghiên cứu và phát triển của khu vực tư nhân chiếm tới 75% trong tổng chi nghiên cứu phát triển của Hàn Quốc. Nghiên cứu khoa học và công nghệ tập trung vào một số lĩnh vực chính với số ít doanh nghiệp lớn làm đầu tàu Chính phủ hướng giáo dục và nghiên cứu tập trung vào một số lĩnh vực, ngành có tính chiến lược quyết định tương lai quốc gia đó là công nghệ thông tin, điện tử, ô tô, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới. Tổng chi cho nghiên cứu và phát triển của ngành công nghiệp chế tạo chiếm 90% tổng chi cho nghiên cứu công nghiệp. Trong đó, chi nghiên cứu phát triển ngành thị bị điện tử viễn thông là lớn nhất (chiếm tới 49,2%), ô tô đứng thứ hai (chiếm 17,9%), hóa chất đứng thứ ba (chiếm 11,2%). Các doanh nghiệp lớn đóng vai trò quan trọng đối với phát triển và nghiên cứu. Với 10 doanh nghiệp lớn đã chiếm tới hơn một nửa (chiếm 50,2%) chi cho nghiên cứu và phát triển công nghiệp chế tạo. Các doanh nghiệp lớn về điện tử như Samsung, LG, ô tô như Huyndai, Daewoo. 32 Nếu như trước năm 1960, Hàn Quốc chỉ có duy nhất hai viện nghiên cứu là Viện Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng quốc gia và Viện nghiên cứu Năng lượng Hạt nhân Hàn Quốc. Tuy nhiên, để hỗ trợ phát triển công nghệ mới, Chính phủ sau đó đã thành lập một loạt các viện nghiên cứu chuyên ngành liên quan tới những ngành công nghiệp chiến lược của Hàn Quốc. Cụ thể, thành lập Viện máy và Kim loại Hàn Quốc, Viện Nghiên cứu Viễn Thông và Điện tử, Viện Nghiên cứu Công nghệ hóa chất, Viện Nghiên cứu Khoa học và Tiêu chuẩn, Viện Khoa học Tiên tiến Hàn Quốc. Năm 1980, số lượng phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển của cả nước chỉ là 321 với 5.100 nhà nghiên cứu (trong đó chỉ có 61 tiến sĩ) nhưng đến năm 2007 tăng lên 14.975 phòng với 190.000 nhà nghiên cứu (trong đó có 10.000 tiến sĩ) (Nguyễn Chiến Thắng, 2015). Nghiên cứu và triển khai được Hàn Quốc đặc biệt chú trọng và ưu tiên đầu tư. Trong giai đoạn 1987-1997, bình quân mỗi năm đầu tư 2,8% GDP, đây là mức đầu tư khá cao và ngang bằng với Hoa Kỳ, thậm chí còn cao hơn Pháp. Đặc biệt, xu hướng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển ngày càng tăng. Năm 1981, đầu tư cho nghiên cứu phát triển chỉ là 526 triệu USD (chiếm 0,81% GDP) thì đến năm 2007 đã tăng lên 33,7 tỷ USD (chiếm 3,74%). Trong vòng 25 năm chi cho nghiên cứu phát triển đã tăng 16 lần. Số nhà nghiên cứu trong lĩnh vực R&D của Hàn Quốc cũng tăng rất nhanh và trở thành nước thuộc nhóm cao hàng đầu thế giới. Năm 1996, số người nghiên cứu thuộc lĩnh vực R&D/1 triệu dân của Hàn Quốc là 2211 người thì đến năm 2013 đã là 6.457 người, cao hơn cả Hoa Kỳ (năm 2012 là 4.019 người/1 triệu dân) và Nhật Bản (5.201 người/1 triệu dân) Nguồn: The World Bank (2016). Trang web: http://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.SCIE.RD.P6 Hình 2.1: Số nhà nghiên cứu R&D/1 triệu dân của Hàn Quốc Nhờ đầu tư vào nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ gắn với giáo dục đào tạo, chỉ trọng một giai đoạn ngắn, nhiều sản phẩm của Hàn Quốc với hàm lượng khoa học 33 công nghệ cao như sản phẩm điện tử, thiết bị bán dẫn, ô tô, điện thoại di động,..đã được thị trường quốc tế thừa nhận và đánh giá cao. Năm 2008, sản phẩm bán dẫn của các doanh nghiệp Hàn Quốc chiếm tới 9,6% thị phần thế giới, ô tô là 7,4%; đặc biệt điện thoại di động chiếm tới 28% (năm 2009) [12]. Kết quả cải thiện NSLĐ nhờ đổi mới giáo dục và KHCN Nhờ chính sách ưu tiên đầu tư cho giáo dục và phát triển khoa học công nghệ tập trung, Hàn Quốc đã tạo ra sự đột phá về NSLĐ để trở thành nước phát triển thuộc loại nhanh nhất trên thế giới. Nhờ tốc độ tăng NSLĐ bình quân tăng nhanh và ổn định trong suốt 4 thập kỷ (từ 1961-2000) đạt 5,2%/năm, NSLĐ bình quân lao động đã cải thiện mạnh từ mức 4,501 USD/lao động (giá PPP) năm 1961 tăng lên 33,234 USD/lao động (NSLĐ tuyệt đối tăng gấp khoảng 7 lần trong 4 thập kỷ). Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của The Conference Board, United States (2015). Total economic database. Trang web:[http:// www.conference- board.org/data/economydatabase/] Hình 2.2: NSLĐ bình quân lao động của Hàn Quốc giai đoạn 1961-2015 Những điểm chính rút ra từ kinh nghiệm Hàn Quốc: - Đầu tư cho giáo dục là một trong những ưu tiên hàng đầu của Hàn Quốc nhằm thúc đẩy năng suất lao động. Cụ thể, miễn học phí đối với giáo dục phổ cập - Thiết kế chương trình giáo dục và đào tạo gắn kết với chiến lược phát triển ngành/sản phẩm chủ lực của quốc gia - Giáo dục và đào tạo gắn chặt với nghiên cứu triển khai của khu vực doanh nghiệp nội địa cũng như quốc tế 34 - Hệ thống giám sát các cơ sở, trường đào tạo nghề và chất lượng lao động đầu ra hết sức nghiêm ngặt - Chi cho nghiên cứu và phát triển và con người chỉ tập trung vào một vài lĩnh vực chủ chốt có tính quyết định đối với nền kinh tế - Chính phủ ưu tiên phát triển các doanh nghiệp lớn bởi chỉ cho các doanh nghiệp lớn mới có điều kiện và khả năng đầu tư vào nghiên cứu phát triển, đặc biệt trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa. 2.4.2. Kinh nghiệm của Israel Với những khó khăn về điều kiện tự nhiên và quan hệ chính trị trong khu vực, Israel xác định chỉ có đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ cao có hướng tiên phong mới tồn tại và phát triển. Vì vậy, chính phủ đã tạo ra môi trường tốt nhất thúc đẩy đổi mới sáng tạo khoa học và công nghệ để thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới. Khuyến khích nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ cao Với điều kiện đất đai, thời tiết khắc nghiệt7, Israel lựa chọn chỉ có nghiên cứu và sử dụng công nghệ cao mới có khả năng tồn tại và phát triển. Hầu hết các khoản đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai do chính phủ thực hiện tập trung vào những lĩnh vực như công nghệ thông tin, phần mềm, bán dẫn, y học, công nghệ sinh học, vi sinh,.. Nguồn kinh phí của chính phủ được thực hiện chủ yếu thông qua các quĩ đầu tư mạo hiểm, từ đó tạo môi trường hấp dẫn thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp khác. Năm 2008, số vốn đầu tư mạo hiểm bình quân đầu người của Israel cao hơn Mỹ tới 2,5 lần; gấp 30 lần ở châu Âu, 80 lần so với Trung Quốc và 350 lần so với Ấn Độ. Đến năm 2011, tổng kinh phí đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D) của Israel khoảng 10,8 tỷ USD [37]. - Chính phủ thành lập chương trình vườn ươm công nghiệp hỗ trợ các doanh nghiệp thiết lập nền tảng hạ tầng và nghiên cứu phát triển trong giai đoạn đầu. Hệ thống vườn ươm doanh nghiệp của Israel được thành lập từ năm 1991 và đến nay có 24 vườn ươm ra đời. Các vườn ươm hỗ trợ doanh nghiệp về tài chính, quản trị và cung cấp các dịch vụ quản lý hành chính. Các vườn ươm 7 Hơn một nửa diện tích của Israel là hoang mạc và chỉ khoảng 20% (4.100km2) diện tích có thể trồng trọt, đặc biệt có những vùng (hoang mạc Negev) có điều kiện tự nhiên hết sức khắc nghiệt khi lượng mưa trung bình mỗi năm chỉ từ 20-5-ml, nhiệt độ mùa hè bình quân lên tới 40oC, nhiệt độ ban đêm mùa đông chỉ từ 3-8 oC; chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 15 oC. Điều kiện thiên nhiên khí hậu hết sức khắc nghiệt ngay cả với cuộc sống của con người chứ chưa nói tới phát triển nông nghiệp. 35 được Nhà nước cấp giấy phép hoạt động thông qua đầu thầu công khai và có thể tham gia từ mọi đối tượng từ trong nước tới nước ngoài. Mỗi vườn ươm là một công ty cổ phần với sự tham gia của các công ty đầu tư mạo hiểm, các công ty cổ phần, tư nhân, các nhà đầu tư chuyên cấp vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia hay các công ty địa phương [63]. Ngân sách nhà nước hàng năm dành cho chương trình ươm tạo doanh nghiệp khoảng 50 triệu USD và với khoảng 200 dự án được hỗ trợ tại mỗi thời điểm. Trung bình mỗi đời dự án được hỗ trợ tổng kinh phí khoảng 500 nghìn USD trong vòng từ 2 đến 3 năm. Tính đến năm 2010, đã có hơn 1.100 dự án đã được ươm mầm từ vườn công nghệ. Việc thẩm định và phê duyệt dự án đều do các vườn ươm thực hiện để chọn ra những dự án có tiềm năng thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư và có sức lan tỏa lớn. Chính phủ cũng có những tiêu chí quan trọng khác để lựa chọn tài trợ như dự án thuộc lĩnh vực công nghệ mới, có khả năng tăng cường hợp tác giữa các ngành công nghiệp với giới học thuật, có khả năng thu hút và hình thành cộng đồng nghiên cứu. - Thiết lập chương trình khung hợp tác R&D doanh nghiệp toàn cầu nhằm khuyến khích hợp tác nghiên cứu triển khai trong lĩnh vực công nghiệp giữa các công ty đa quốc gia (MNCs) với các công ty mới thành thập của Israel nhằm chia sẻ rủi ro cao và chi phí ban đầu lớn gắn liền phát triển công nghệ cao. Với chương trình này, các công ty của Israel có thể nhận được khoản hỗ trợ tài chính tới 50% ngân sách được Chính phủ phê duyệt. MNCs tham gia hợp tác có thể đóng góp cổ phần bằng tiền mặt hoặc tài sản hiện vật. Nhiều MNCs đã tận dụng được lợi thế của chương trình hợp tác R&D như Coca Cola, GE, Oracle, Microsoft, IBM, Intel, Merck, BT [7]. Với sự quyết liệt của Israel trong thúc đẩy nghiên cứu phát triển, kết quả, nước này trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về tỷ lệ đầu tư cho R&D trong GDP [132]. Nhờ các chính sách khuyến khích phát triển R&D, số nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực này thuộc hàng cao nhất trên thế giới tính trên một triệu dân. Năm 2013, cứ 1 triệu dân thì có tới 8282 nhà nghiên cứu R&D (mức bình quân của thế giới là 1.268 nhà nghiên cứu R&D/1 triệu dân). Chú trọng chất lượng giáo dục: Israel coi tri thức là yếu tố tiên phong để tạo dựng các thành tựu vật chất khác. Thay vì mở rộng về mặt số lượng, Israel chủ yếu tập trung về mặt chất lượng. Ngay từ thập niên 50, cả nước có 4 trường đại học nhưng cho tới hiện 36 nay số lượng trường đại học chỉ tăng lên tổng số 8 trường. Tuy nhiên, có tới 4 trường đại học lọt vào Top 150 trường danh giá hàng đầu thế giới và có tới 7 trường nằm trong TOP 100 của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đặc biệt, tất cả những trường này hoàn toàn thuộc sở hữu của Israel và không phải thuộc chi nhánh hay vệ tinh của bất cứ trường đại học nước ngoài nào khác. Hiện tại, cư 10.000 dân thì có tới 109 kỹ sư và nhà khoa học. Trong đó, nhiều nhà khoa học là người nước ngoài nhập cư (Senor và Singer, 2009). Hiện tại, Israel là nước xếp thứ 2 trên thế giới về số lượng kỹ sư và nhà khoa học sẵn có [7]. Kết nối mang tính xã hội. Israel có được những thành công trong đổi mới sáng tạo do có sự gắn bó mật thiết giữa các trường đại học/cơ quan nghiên cứu với các công ty/tập đoàn lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới ra đời và hệ thống kết nối/phụ trợ trong môi trường kinh doanh (vốn đẩu tư mạo hiểm, các nhà cung cấp, lao động). Yếu tố văn hóa và tinh thần doanh nhân: con người Israel mang tính cá nhân, độc lập cao độ và không lệ thuộc vào tập thể. Điều đó không có nghĩa họ không có khả năng làm việc nhóm mà họ có năng lực tự giải quyết vấn đề với sự sáng tạo rất cao. Họ có sự mạnh mẽ nghị lực pha lẫn tinh thần ái quốc và sự ham muốn tìm tòi sáng tạo của dân tộc Do thái. Hiện tại, tiêu chí trở thành doanh nhân mới là chuẩn mực trong xã hội của Israel. Việc thành công hay thất bại không phải là vấn đề lớn trong kinh doanh đối với mọi người ở đất nước này [132]. Thành tựu trong đổi mới sáng tạo Nhờ chú trọng đầu tư vào khoa học công nghệ và nghiên cứu đổi mới sáng tạo, Israel trở thành quốc gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao. Thành tựu về công nghệ nước: trở thành quốc gia đứng đầu thế giới với tỷ lệ nước tái chế là 75% (nước đứng thứ 2 là Tây Ban Nha cũng chỉ tái chế được 12%). Công nghệ tưới nhỏ giọt giúp sử dụng nước hiệu quả nhất thế giới (đạt 70-80% hiệu quả sử dụng nước trong nông nghiệp so với tưới tiêu thông thường chỉ đạt 40%). Có công nghệ khử mặn bằng phương pháp thấm ngược nước mặn lớn nhất thế giới với khối lượng sản xuất lớn nhất (100 triệu m3) và chi phí trên một m3 thấp nhất (0,52 USD/ m3). Thành tựu về công nghệ thông tin và truyền thông: có rất nhiều phần mềm và sản phẩm ứng dụng hiệu quả được phát mình từ Israel như: tạo ra hệ thống an ninh mạng internet đầu tiên trên thế giới (Tường lửa 1 - FireWall 1 và Cổng lũ 1 - Flood Gate 1 được Check point phát triển); lĩnh vực bán dẫn (Centrino, Core 2 Duo là cuộc cách mạng trong tiêu dùng năng lượng và hiệu quả chi phí); báo in màu offset kỹ thuật số 37 thương mại thành công đầu tiên trên thế giới; công nghệ nhận diện qua hình ảnh nhiệt; thẻ thông minh; thanh toán cước trả trước và trả sau; truyền thông qua cáp quang công nghệ VOIP [7]. Bảng 2.2: Một số thành tựu đổi mới sáng trong một số lĩnh vực của các công ty Israel Lĩnh vực Thành tựu Công ty Dụng cụ y tế Stent đặt tim Medino Chuẩn đoán hình ảnh y tế Máy chụp CT Elscint Dƣợc phẩm mới Capaxone Kỹ thuật di truyền cây trồng Cà chua bi tuổi thọ dài Teva Trường ĐH Hebrew Tƣới tiêu Tưới nhỏ giọt Netafim Tái chế nƣớc Lọc và tái sử dụng nước sông Mekorot Khử mặn nƣớc biển Thẩm thấu ngược nước biển Truyền thông Thư thoại (voice mail) Anh ninh phần mềm Tường lửa (firewall) VOIP Đàm thoại qua internet In ấn In kỹ thuật số HP Indigo Internet Nhắn tin tức thì Mirabilis, IDE Comverse Checkpoint Volcatec Ubique Tế bào gốc HeSc Technion Nguồn: Bộ Công thương và Lao động Israel (2010), Israel – cái nôi của những sáng tạo đột phá mang tính toàn cầu. Nhà nước Israel. Kết quả cải thiện NSLĐ Từ một nước gặp nhiều khó khăn về tài nguyên cũng như vị trí địa lý, quan hệ chính trị với những nước láng giềng, Israel đã tạo ra sự thay đổi lớn nhờ chính sách công nghệ và sự khơi dậy tinh thần doanh nhân của người dân sống trong nước và nước ngoài. Kết quả, NSLĐ đã tăng trưởng liên tục trong với tốc độ khá cao (bình quân đạt 4,2%/năm trong suốt giai đoạn 1951-1990). Kể cả khi NSLĐ đạt ở mức cao 38 thì Israel vẫn luôn đạt mức tăng trưởng dương. Từ đó, NSLĐ liên tục được cải thiện và đạt 48.138 USD/lao động (theo giá PPP). Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của The Conference Board, United States (2015). Total economic database. Trang web:[http:// www.conferenceboard.org/data/economydatabase/] Hình 2.3: NSLĐ bình quân lao động của Israel giai đoạn 1961-2015 Những điểm chính rút ra từ kinh nghiệm của Israel - Nguồn ngân sách hỗ trợ sử dụng tập trung, không phân đều giữa các vùng, địa phương. Cụ thể, ưu tiên hỗ trợ đổi mới sáng tạo và công nghệ cao đối với những dự án/doanh nghiệp khởi nghiệp có tiềm năng và tác động lan tỏa lớn đối với nền kinh tế - Nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển đổi mới sáng tạo và công nghệ cao không phải có các cơ quan nhà nước quản lý mà giao trực tiếp cho các vườn ươm doanh nghiệp hoạt động dưới dạng công ty cổ phần tư nhân, chính phủ chỉ giám sát và kiểm tra các hoạt động. - Nguồn hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là vốn mồi nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm từ khắp các nơi trên thế giới. - Kinh phí nhà nước hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo với mục tiêu kết nối giữa các trường đại học, nhà khoa học và các doanh nghiệp/tập đoàn lớn quốc tế để thúc đẩy các ý tưởng mới từ những dự án/doanh nghiệp khởi nghiệp. 39 2.5. Một số bài học rút ra đối với Việt Nam 2.5.1. Bài học về định hướng phát triển o Định hướng phát triển chỉ tập trung ưu tiên một số ngành/lĩnh vực có lợi thế, có sức lan tỏa lớn tới nền kinh tế với tính chuyên môn hóa cao. Để những ngành này phát triển, chính phủ chủ yếu tập trung nguồn lực nhằm tạo ra môi trương phát triển tốt nhất đối với những ngành này, đặc biệt là nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực. o Những ngành lựa chọn phù hợp với xu hướng phát triển và có hàm lượng công nghệ, chất xám cao. Kinh nghiệm của những nước đi trước cho thấy, chỉ có công nghệ và sự sáng tạo mới tạo ra sự đột biến về tăng trưởng NSLĐ. 2.5.2. Bài học trong phát triển giáo dục và đào tạo nghề o Thiết kế chương trình giáo dục và đào tạo nghề thường gắn với định hướng phát triển ngành chủ lực của nền kinh tế (theo từng giai đoạn phát triển rất cụ thể) là hết sức quan trọng. Hai nhiệm vụ này là không thể tách rời và thiết kế độc lập nhau. o Kiểm soát tiêu chuẩn và trình độ đầu ra của học viên tốt nghiệp hết sức chặt chẽ và nghiêm ngặt. Trước khi tốt nghiệp, học viên phải đảm bảo đáp ứng tốt những yêu cầu căn bản của các doanh nghiệp cùng ngành, lĩnh vực chuyên môn. Các cơ quan giám sát thường độc lập hoàn toàn với các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề. o Phát triển giáo dục gắn với nhu cầu của thị trường. Các sản phẩm đầu ra của giáo dục (sinh viên tốt nghiệp) phải đáp ứng được yêu cầu công việc. o Các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp thường có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu, đòi hỏi về chuyên môn của doanh nghiệp. o Thiết kế kế hoạch, chương trình đào tạo và dạy nghề thường tập chung chuyên sâu, lý thuyết gắn với thực hành kỹ năng chuyên môn với sự tham gia của các doanh nghiệp (tùy ngành cụ thể) chứ không chỉ riêng ngành giáo dục. 40 2.5.3. Bài học trong phát triển khoa học và công nghệ o Hỗ trợ nghiên cứu khoa học và công nghệ tập trung. Thay vì hỗ trợ đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ dàn trải, Israel tập trung nuôi dưỡng và tạo môi trường phát triển đổi mới sáng tạo thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm (vườn ươm doanh nghiệp). Các vườn ươm này do tư nhân quản lý và điều hành. Thông qua các vườn ươm doanh nghiệp, các dự án của các doanh nghiệp mới được thành lập sẽ được lựa chọn công khai nhờ sự tuyển chọn kỹ lượng dựa trên những tiêu chí khác nhau về tính sáng tạo đổi mới, tính ứng dụng và tác động lan tỏa. Nhờ lựa chọn được các ý tưởng tốt, các vườn ươm thu hút được rất nhiều nguồn vốn đầu tư mạo hiểm khác nhau từ các tập đoàn trong nước cũng như quốc tế. o Sự kết nối giữa các trường đại học với doanh nghiệp, vườn ươm doanh nghiệp là rất chặt chẽ mang tính thường xuyên. Vườn ươm doanh nghiệp như là người kết nối và điều phối để giới thiệu cho doanh nghiệp những nhà khoa học, người quản lý, nhân công tốt nhất đến từ khắp nơi trên thế giới. o Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với các cơ sở giáo dục, cơ quan nghiên cứu là không thể bỏ qua. Nhà nước là cầu nối quan trọng giúp hai chủ thể này hợp tác chặt chẽ với nhau. 41 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 3.1. Thực trạng tăng trƣởng NSLĐ ở Việt Nam 3.1.1. Thực trạng tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam Tốc độ tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam kể từ sau đổi mới Theo từng giai đoạn cụ thể, năng suất lao động của Việt Nam có xu hướng giảm. Đây là dấu hiệu quan trọng phản ánh chất lượng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Mặc dù thực hiện đổi mới từ năm 1986 nhưng trên thực tế gian đoạn 1986-1990 những chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam chưa đạt được những thay đổi lớn do dư địa của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung. Vì vậy, tăng trưởng NSLĐ thời kỳ này khá thấp và bình quân hàng năm chỉ đạt 1.9%). Sang giai đoạn 1991-1997, Việt Nam có những đột phá lớn về chính sách phát triển đó là: (i) Chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường; (ii) Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần; (iii) Chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn. Nhờ đó, tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam khá ấn tượng khi tăng bình quân hàng năm đạt 5,9% trong giai đoạn này. Đây là mức tăng trưởng NSLĐ cao nhất so với các giai đoạn khác kể từ sau đổi mới. Thực tế, những cải cách này không phải phát minh hay chiến lược phát triển gì mới so với thế giới mà chủ yếu là sự thay đổi về mặt nhận thức và tư duy phát triển bởi trước đó nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Sau khủng hoảng tài chính châu Á, tốc độ tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng khá mạnh và có sự thụt giảm rõ rệt xuống bình quân 3,61%/năm trong giai đoạn 1998-2000. Giai đoạn 2001-2007 là thời kỳ Việt Nam có nhiều lỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh8 nhằm huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển. Tuy nhiên, những thay đổi chính sách và chiến lược phát triển chủ yếu thu hút đầu tư phát triển theo chiều rộng, hiệu quả đầu tư chưa cao. Kết quả, tăng trưởng NSLĐ bình quân hàng năm giai đoạn này chỉ đạt 4,4%/năm và thấp hơn khá nhiều so với mức tăng giai đoạn 1991-1997. Trong giai đoạn này, nhiều luật, chính sách mới được ban hành và sửa đổi như luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư, luật Đất đai,..; phân cấp quản lý mạnh mẽ nhằm tạo sự thông thoáng trong thu hút đầu tư; đầu tư công vào hạ tầng tăng mạnh (đầu tư KCN, cảng, sân bay, đường xá,..) 8 42 Đặc biệt, giai đoạn kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu (2008-2014), tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam tiếp tục suy giảm khi tốc độ tăng trưởng NSLĐ bình quân hàng năm chỉ đạt 3,5%. Tăng trưởng NSLĐ giảm sút phản ánh chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đang có dấu hiệu đi xuống khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, đây là thách thức lớn trong bối cảnh các cam kết hội nhập đã và ngày càng đến gần, đặc biệt là Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Với xuất phát điểm thấp, tốc độ tăng trưởng NSLĐ thời gian gần đây, đặc biệt từ khi gia nhập WTO thì Việt Nam sẽ mất rất nhiều thời gian để đuổi kịp các nước phát triển như hiện nay. Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của The Conference Board, United States (2015). Total economic database. Trang web:[http:// www.conferenceboard.org/data/economydatabase/] Hình 3.1: Tăng trưởng NSLĐ bình quân hàng năm theo giai đoạn phát triển (%) Xu hướng năng suất lao động theo ngành kinh tế So sánh NSLĐ giữa các ngành cho thấy năng suất bình quân lao động của ngành nông nghiệp là thấp nhất so với các ngành khác. Nếu so sánh với ngành khai thác mỏ thì năng suất bình quân một lao động ngành nông nghiệp năm 2011 thấp hơn tới 20,2 lần, thấp hơn ngành dịch vụ kinh doanh (tài chính ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản) l2 lần, thấp hơn ngành công nghiệp chế biến 5,6 lần. Với khoảng một nửa lao động của Việt Nam vẫn đang làm việc trong khu vực nông nghiệp là nguyên nhân chính dẫn tới NSLĐ của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Khoảng cách về NSLĐ giữa ngành nông nghiệp với mức bình quân lao động cả nước cũng đang được nới rộng từ mức 2,4 lần năm 1991 tăng lên 3 lần năm 2011. Tuy 43 nhiên, khoảng cách này được giữ nguyên khi so sánh giữa năm 2001 với năm 2011 cho thấy NSLĐ những ngành ngoài khu vực nông nghiệp cũng có dấu hiệu chững lại từ sau 2001. Trong số các ngành kinh tế, hầu hết các ngành đều có xu hướng giảm năng suất lao động bình quân đầu người. Ngành có xu hướng giảm mạnh nhất là nhóm ngành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh với mức giảm khá mạnh. Năm 1991 năng suất bình quân lao động từ mức 66,1 triệu đồng và tăng lên 88,1 triệu năm 2001 nhưng lại giảm mạnh xuống chỉ còn 46,2 triệu đồng/người. Mặc dù có xu hướng giảm mạnh nhưng đây vẫn là nhóm ngành có NSLĐ cao so với những nhóm ngành khác. Đặc biệt, năm 2001 so với năm 2011 những ngành cũng có xu hướng giảm mạnh là ngành công nghiệp khai thác mỏ, xây dựng, dịch vụ cá nhân, và ngành thương mại và nhà hàng khách sạn đều có sự thụt giảm về giá trị tuyệt đối. Những nhóm ngành có mức tăng năng suất lao động tuyệt đối một cách đều đặn đó là nhóm ngành nông nghiệp; công nghiệp chế biến; sản xuất và phân phối khí đốt, điện nước; vận tải kho bãi và thông tin liên lạc, dịch vụ chính phủ. Ngành nông nghiệp dù có năng suất lao động thấp nhưng lại có sự gia tăng đều đặn hàng năm. Tương tự, ngành công nghiệp chế biến cũng có sự gia tăng đều đặn nhưng cũng ở mức chậm, nhất là trong giai đoạn 2001- 2011. Nhìn chung, nhóm ngành có NSLĐ tuyệt đối cao là những ngành thuộc quản lý của khu vực nhà nước hoặc nhóm ngành khai thác tài nguyên; những ngành thu hút nhiều lao động như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ NSLĐ vẫn còn thấp và xu hướng tăng chậm. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bảng 3.1: Năng suất lao động phân theo ngành kinh tế (triệu đồng) 1991 2001 2011 NN 2.0 2.6 3.9 Công nghiệp khai thác mỏ 22.3 84.3 78.1 Công nghiệp chế biến 8.3 17.2 21.5 Sản xuất và phân phối điện khí đốt, điện 26.4 84.2 95.5 nước Xây dựng 12.0 21.8 16.1 Dịch vụ thương mại và nhà hàng k.sạn 15.6 15.8 15.5 Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc 9.1 11.2 16.4 Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh 66.1 88.1 46.2 Dịch vụ chính phủ 6.7 10.0 12.6 Dịch vụ cá nhân 12.4 18.0 12.0 Bình quân cả nước 4.6 7.8 11.6 Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCKT (giá so sánh 1994) 44 Đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ chung từ các ngành ở Việt Nam Đóng góp vào tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam chủ yếu từ 3 ngành chủ đạo đó là nông nghiệp, công nghiệp chế biến và thương mại dịch vụ bán buôn bán lẻ và nhà hàng khách sạn. Trong đó, đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ từ ngành công nghiệp chế biến có xu hướng tăng mạnh nhất. Cụ thể, năm 1991 đóng góp từ ngành này chỉ chiếm tỷ trọng 14% (trong tốc độ tăng trưởng NSLĐ) thì đến năm 2011 đã tăng lên 25,6%. Trong khoảng thời gian này, vai trò của ngành nông nghiệp trong việc đóng góp vào tốc độ tăng trưởng NSLĐ có xu hướng giảm xuống từ mức tỷ trọng đóng góp là 30,8% năm 1991 xuống còn 16,1% vào năm 2011. Đóng góp của ngành dịch vụ vào tăng trưởng NSLĐ không có nhiều thay đổi và có xu hướng giảm đôi chút từ mức 21,2% năm 1991 xuống còn 20,8% năm 2011. Đóng góp của 3 nhóm ngành này vào NSLĐ chung của nền kinh tế lớn không phải do năng suất lao động của những ngành này cao mà do lao động chủ yếu tập trung trong những ngành này. Trong khi đó, ngành dịch vụ có tính hiện đại như lĩnh vực tài chính ngân hàng, bảo hiểm, khoa học công nghệ và bất động sản đóng góp vào NSLĐ lại có xu hướng giảm từ mức 7% năm 1991 xuống còn 5% năm 2011. 100% Dịch vụ cá nhân 90% Dịch vụ chính phủ 80% Dịch vụ kinh doanh 70% Vận tải kho bãi và TT liên lạc 60% Dịch vụ thương mại 50% Xây dựng 40% Sản xuất và PP điện khí đốt 30% Công nghiệp chế biến 20% Công nghiệp khai thác mỏ 10% NN 0% 1991 2001 2011 Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCKT, Niên giám thống kê hàng năm Hình 3.2: Đóng góp của các ngành vào năng suất lao động ở Việt Nam (%) Năng suất lao động theo thành phần kinh tế Với phần lớn lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước nên tốc độ tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế phụ thuộc khá nhiều vào sự thay đổi của khu vực này. Trong khi đó, khu vực FDI do thu hút tỷ lệ lao động rất nhỏ làm việc nên dù 45 tăng trưởng NSLĐ của khu vực này có sự dao động rất lớn nhưng không có nhiều tác động tới tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế. Đối với khu vực nhà nước, dù nhận được nhiều ưu đãi về vốn, mặt bằng, ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng tốc độ tăng trưởng NSLĐ cũng không tỏ ra vượt trội so với khu vực ngoài nhà nước. Trong giai đoạn 2006-2014, tốc độ tăng trưởng NSLĐ bình quân hàng năm của khu vực kinh tế nhà nước là 3,5% so với khu vực ngoài nhà nước là 3,4%. Tốc độ tăng trưởng NSLĐ rất khác nhau giữa các thành phần kinh tế khác nhau cho thấy liên kết lỏng lẻo giữa các thành phần kinh tế này. Cụ thể năm 206, tăng trưởng NSLĐ của khu vực kinh tế nhà nước rất cao (lên tới 7,3%) nhưng khu vực kinh tế ngoài nhà nước lại chỉ tăng 2,4% trong khu khu vực FDI thậm chí tăng trưởng âm 3,8%. Năm 2009, khu vực FDI có mức tăng trưởng NSLĐ đột biến (đạt 16,5%) nhưng khu vực kinh tế ngoài nhà nước lại chỉ đạt 2,8%. Ngược lại, năm 2014 NSLĐ của khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 6% thì khu vực vốn FDI tăng trưởng âm 6,9% và khu vực nhà nước chỉ tăng 2,1%. Bảng 3.2: Tốc độ tăng NSLĐ phân theo thành phần kinh tế % (Giá so sánh năm 2010) 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Cả nước 4,0 4,2 2,8 2,6 3,6 3,5 3,1 3,8 4,9 6,4 Kinh tế Nhà 7,3 4,4 2,9 4,4 3,3 1,6 3,6 5,3 2,1 10,5 2,4 3,5 3,0 2,8 4,5 4,5 2,6 3,7 6,0 5,7 -3,8 -4,3 -0,6 16,5 -4,6 8,0 5,2 1,8 -6,9 2,0 nƣớc Kinh tế ngoài Nhà nƣớc Khu vực FDI Nguồn: TCTK (2015), Năng suất lao động của Việt Nam – Thực trạng và giải pháp. Giữa các thành phần kinh tế, khu vực FDI luôn có NSLĐ tuyệt đối cao nhất so với các thành phần kinh tế nội địa. 46 Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK, Niên giám thống kê hàng năm Hình 3.3: Khoảng cách NSLĐ giữa doanh nghiệp FDI với kinh tế trong nước (số lần) 3.1.2. Năng suất lao động của Việt Nam so với các nước trong khu vực Nhờ những đổi mới trong chính sách phát triển và dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam đã có những thành công nhất định khi tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 4% kể từ sau đổi mới cho đến nay. Tuy nhiên, khoảng cách về NSLĐ giữa Việt Nam với những nước phát triển và nhóm nước thu nhập trung bình vẫn có khoảng cách khá lớn. Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của The Conference Board, United States (2015). Total economic database. Trang web:[http:// www.conferenceboard.org/data/economydatabase/] Hình 3.4: So sánh năng suất lao động của Việt Nam với thế giới (PPPs giá 1990, USD) 47 So sánh về giá trị tương đối, khoảng cách về NSLĐ của Việt Nam với các nước trong khu vực đang dần được thu hẹp. Cụ thể, nếu như năm 1986, NSLĐ của Nhật Bản cao gấp 14,6 lần của Việt Nam thì đến năm 2000 giảm xuống còn 10,3 lần và đến năm 2014 chỉ là 6,24 lần. Tương tự, Hàn Quốc cao gấp 8,7 lần Việt Nam năm 1990 và đến năm 2014 giảm xuống còn 7 lần; Thái Lan từ 3,5 lần giảm xuống còn 2,7 lần trong giai đoạn này. Riêng trường hợp Trung Quốc thì NSLĐ của Việt Nam lại bị tụt lại phía sau. Nếu như năm 1986 NSLĐ của Trung Quốc chỉ bằng 1,1 lần của Việt Nam thì đến năm 2014 đã cao hơn gấp 2,7 lần của Việt Nam và gần như bắt kịp với Thái Lan. Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của The Conference Board, United States (2015). Total economic database. Trang web:[http:// www.conferenceboard.org/data/economydatabase/] Hình 3.5: Khoảng cách năng suất lao động của các nước so với Việt Nam (số lần) Tuy nhiên, xét về giá trị tuyệt đối thì NSLĐ của Việt Nam lại đang ngày càng bị bị tụt lại phía sau so với những nước trong khu vực. Cụ thể, năm 1986 NSLĐ bình quân của Nhật Bản cao hơn Việt Nam 28.783,7 USD (theo giá PPP qui đổi theo giá 1990) nhưng đến năm 2014 con số này đã tăng lên 37.708,6 USD. Tương tự, NSLĐ tuyệt đổi của Hàn Quốc cao hơn của Việt Nam từ 14.533,5 USD năm 1986 lên 41.128,9 USD năm 2016; của Thái Lan tăng từ 4.473,7 USD tăng lên 11.684,2 USD; của Trung Quốc từ 145.6 USD tăng lên 10616.5 USD trong giai đoạn này. 48 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của The Conference Board, United States (2015). Total economic database. Trang web:[http:// www.conferenceboard.org/data/economydatabase/] Hình 3.6: Khoảng cách NSLĐ của các nước so với Việt Nam về giá trị tuyệt đối (USD theo PPP) So sánh NSLĐ của Việt Nam với NSLĐ của 1 số nước thời kỳ công nghiệp hóa Để tạo ra sự bứt phá và bắt kịp các nước phát triển, NSLĐ của các nước đi sau cần tạo ra những giai đoạn bứt phá thần tốc, tốc độ tăng trưởng mang tính ổn định cao và thường kéo dài trong vài thập kỷ. Cụ thể, để tạo ra sự thần kỳ Đông Á cũng như trở thành một trong những những cường quốc của khu vực châu Á và thế giới, tốc độ tăng trưởng NSLĐ bình quân hàng năm trong thời kỳ công nghiệp hóa của Nhật Bản đạt 6,4%/năm trong suất giai đoạn 1951-1979; Đài Loan (giai đoạn 1971-2000) và Hàn Quốc (giai đoạn 1961-1990) khoảng 5,3%; Trung Quốc bình quân 7,2% giai đoạn 1981- 2014). Tuy nhiên, Việt Nam kể từ sau giai đoạn thực sự đổi mới (với những thay đổi mạnh mẽ về tư duy phát triển) cho đến nay thì tốc độ tăng trưởng NSLĐ bình quân hàng năm vẫn thấp hơn khá nhiều so với tốc độ tăng trưởng NSLĐ của các nước Đông Á trong thời kỳ công nghiệp hóa [25]. 49 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của The Conference Board, United States (2015). Total economic database. Trang web:[http:// www.conferenceboard.org/data/economydatabase/] Hình 3.7: So sánh tăng trưởng NSLĐ bình quân hàng năm của Việt Nam với một số nước thời kỳ công nghiệp hóa (%) So sánh với các nước trong khu vực về tăng trưởng NSLĐ giữa các ngành kinh tế, ngoại trừ ngành nông nghiệp và khai khoáng tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam cao hơn so với Hàn Quốc và Đài Loan (vẫn thấp hơn Trung Quốc rất nhiều). Còn lại, những nhóm ngành được coi là động lực giúp cải thiện NLSĐ của quốc gia đó là các ngành công nghiệp chế biến sản xuất, dịch vụ, xây dựng tốc độ tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam lại rất thấp so với các nước trong khu vực (hình 3.6) 50 Nguồn: Vũ Minh Khương (2014), Thúc đẩy tăng năng suất – Cách tiếp cận chiến lược để đẩy mạnh cải cách kinh tế ở Việt Nam. Tính cấp thiết, Kinh nghiệm quốc tế và Những khuyến nghị chính sách. Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore Hình 3.8: So sánh tăng trưởng NSLĐ theo ngành của Việt Nam với một số nước trong khu vực 3.2. Tác động của chuyển dịch cơ cấu tới năng suất lao động ở Việt Nam 3.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động Nếu chỉ xét cơ cấu kinh tế theo ba khu vực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam có xu hướng tích cực khi khu vực có năng suất lao động thấp là ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần trong GDP, khu vực có sự gia tăng mạnh mẽ và đều đặn đóng góp vào GDP là khu vực công nghiệp. Trong khi, tỷ lệ đóng góp của khu vực dịch vụ có sự gia tăng nhưng ở mức chậm hơn nhiều so với khu vực công nghiệp. Cụ thể, năm 1986 đóng góp vào GDP của khu vực nông nghiệp chiếm tới 38,1%, khu vực dịch vụ là 33,1% trong khi khu vực công nghiệp chỉ là 28,9%. Đến năm 2014, đóng 51 góp của khu vực nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 19,7% trong khi khu vực công nghiệp đã tăng lên chiếm tỷ trọng 36,9% và khu vực dịch vụ là 43,4%. Sự gia tăng mạnh mẽ của khu vực công nghiệp chủ yếu nhờ sự gia tăng trong thu hút vốn FDI. Vốn FDI đầu tư vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm như khai thác dầu khí (vốn FDI chiếm tới 96% và nội địa chỉ chiếm 4%), ngành điện, điện tử, ngành dệt may và công nghiệp hóa chất. Việc thu hút các tập đoàn có vốn FDI lớn giúp gia tăng đáng kể qui mô ngành công nghiệp. Tuy nhiên, do chính sách ưu đãi thu hút cũng như chính sách và chiến lược phát triển công nghiệp nội địa kém nên ngành công nghiệp chủ yếu mới chỉ dừng lại ở khâu gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng thấp. Trình độ lao động thu hút và làm việc tại Việt Nam chủ yếu là lao động giản đơn. Tính liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước còn yếu. Do đó, nhìn chung ngành công nghiệp Việt Nam vẫn chỉ tham gia vào những công đoạn có giá trị gia tăng thấp trong mạng sản xuất toàn cầu. Đối với khu vực dịch vụ dù có gia tăng về tỷ trọng đóng góp nhưng chất lượng đóng góp của các ngành dịch vụ lại chưa thực sự có sự chuyển biến tích cực. Đóng góp của những ngành dịch vụ truyền thống là bán buôn bán lẻ và kinh doanh ăn uốngnhà hàng khách sạn vẫn chiếm chủ yếu trong ngành dịch vụ. Đây là lĩnh vực chủ yếu là khu vực thu hút lao động phi chính thức với phương thức hoạt động chủ yếu với qui mô nhỏ lẻ, hoạt động ngắn hạn và thiếu ổn định. Nguồn: TCTK (2016), Niên giám thống kê hàng năm Hình 3.9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam từ sau đổi mới (%) Kể từ sau đổi mới, chính sách mở cửa nền kinh tế và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh, tự do làm việc của người lao động giúp lao 52 động của Việt Nam dần dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể, tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp khi bắt đầu thực hiện đổi mới chiếm tới 73% tổng số lực lượng lao động làm việc thì đến năm 2013 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 46,8%. Trong khi đó, tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp từ 13,9% đã tăng lên 21,2%; lao động trong khu vực dịch vụ từ 13,1% đã tăng lên 32% trong giai đoạn này. Theo những nghiên cứu lý thuyết cũng như nghiên cứu thực nghiệm thì năng suất lao động (giá trị tuyệt đối) trong khu vực nông nghiệp thấp hơn nhiều so với khu vực công nghiệp và dịch vụ. Do đó, việc giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp và dịch ở Việt Nam sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp cải thiện năng suất lao động và thu nhập của người lao động. Đối với lao động khu vực công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động thực sự có sự chuyển dịch mạnh mẽ kể từ sau luật Doanh nghiệp năm 2000. Trước đó, lao động trong khu vực công nghiệp gần như không tạo ra sự đột biến và tỷ trọng thu hút lao động trong ngành này gần như không đổi. Trong khi đó khu vực địch vụ thì sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang dịch vụ lại diễn ra khá nhanh ngay từ sau đổi mới do một loạt những hạn chế của nền kinh tế kế hoạch được xóa bỏ, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tự do (hầu hết) nên lao động có thể dễ dàng dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực dịch vụ. Mặt khác, những ràng buộc và đòi hỏi sự tham gia của lao động vào ngành dịch vụ ở Việt Nam không quá khắt khe (về vốn, kỹ năng, trình độ,..) hay nói cách khác là khá dễ dãi nên hàng năm khu vực dịch vụ đã thu hút một số lượng khá lớn lao động từ khu vực nông nghiệp chuyển sang (xem hình). 53 Nguồn: TCTK, Niên giám thống kê hàng năm Hình 3.10: Chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế (%) 3.2.2. Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tới tăng trưởng NSLĐ Đóng góp của CDCC tới tăng trưởng NSLĐ Đối với các nước đang phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng NSLĐ và phát triển kinh tế. Từ công thức Shift – Share mở rộng, kết quả đo lường ở Việt Nam cho thấy tác động của chuyển dịch cơ cấu đối với tăng trưởng NSLĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng kể từ sau đổi mới. Trong hai thập kỷ vừa qua, đóng góp của chuyển dịch cơ cấu tới NSLĐ có sự thay đổi rõ rệt theo từng giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1991-1997, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chỉ đóng góp 15,8% vào tốc độ tăng trưởng NSLĐ nhưng giai đoạn 1998-2000 tăng lên chiếm tới 33,6%. Đỉnh điểm là giai đoạn 2001-2007 chuyển dịch cơ cấu đóng góp tới 88,6% trong tăng trưởng NSLĐ. Nguyên nhân chính dẫn tới đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lớn trong tăng trưởng NSLĐ giai đoạn này đó là sự ra đời của Luật doanh nghiệp 2000 và phân cấp mạnh cho các địa phương trong việc cấp phép vốn FDI đã làm tăng nhanh số lượng doanh nghiệp trong và ngoài nước đăng ký hoạt động (chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ). Cụ thể, cả giai đoạn 1991-1999, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 46,7 nghìn doanh nghiệp nhưng giai đoạn 2001-2007 số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 251,9 nghìn doanh nghiệp9. Do đó, sự dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ trong giai đoạn 2001-2007 diễn ra mạnh nhất kể từ sau đổi mới. Trong cả giai đoạn từ 1986-1999, số lao động trong nông nghiệp chỉ giảm khoảng 4 điểm phần trăm Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Báo cáo tổng quan về tình hình doanh nghiệp và nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2014-2015. Báo cáo phục vụ Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2014. 9 54 (từ 73% tổng số lao động xuống 69%) nhưng từ năm 2000 đến 2007, số lao động trong nông nghiệp đã giảm tới 15 điểm phần trăm. NSLĐ tuyệt đối những ngành thuộc khu vực công nghiệp và dịch vụ cao hơn nhiều so với khu vực nông nghiệp nên đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu là rất lớn giai đoạn này. Giai đoạn sau khủng hoảng, đóng góp của chuyển dịch cơ cấu tới tăng trưởng NSLĐ giảm xuống còn 45,5%. Kết quả này cho thấy vai trò của chuyển dịch cơ cấu trong tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam lớn hơn khá nhiều so với các nước phát triển trong khu vực ở thời kỳ đầu công nghiệp hóa [101]. Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu TCTK. Hình 3.11: Đóng góp của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tới tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam Ở các nước phát triển hơn trong khu vực, đóng góp vào mức tăng trưởng NSLĐ chủ yếu nhờ vào tăng trưởng năng suất nội lực của ngành. Phần lớn tăng trưởng NSLĐ của họ có được là nhờ vào đầu tư phát công nghệ, sự sáng tạo và kỹ năng của người lao động. Ví dụ, Đài Loan có sự dịch chuyển mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp từ thập niên 60. Nhờ đầu tư vào những ngành có giá trị gia tăng cao dựa vào công nghệ và lao động có kỹ năng giúp Đài Loan duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định trong nhiều thập kỷ. Cụ thể, tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 8,7% trong suốt giai đoạn 1953-1982, riêng từ năm 1963-1972 tăng bình quân 10,8%. Nhờ đó, tăng trưởng NSLĐ cũng đạt mức khá cao và ổn định chủ yếu dựa vào đóng góp của tăng trưởng NSLĐ nội ngành, đóng góp từ CDCC rất thấp vào chỉ chiếm 20% và nhỏ hơn. Tương tự, Hàn Quốc có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ khi tỷ trọng nông nghiệp chiếm hơn 30% GDP năm 1960 nhưng giảm xuống chỉ còn 10,8% vào năm 1987; ngược lại, tỷ trọng công nghiệp tăng từ 18,6% lên 43,2%; đóng góp của khu vực 55 dịch vụ cũng tăng lên 46% năm 1987 [4]. Mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa nhưng đóng góp từ CDCC tới NSLĐ của Hàn Quốc cao nhất cũng chỉ chiếm 31%. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bên cạnh các yếu tố dẫn tới sự thành công của Hàn Quốc như lãnh đạo và bộ máy chính quyền tốt, chính sách và chiến lược phát triển đúng thời điểm, thì nhân tố mang tính quyết định đối với Hàn Quốc đó chính là giáo dục và văn hóa làm việc. Nhờ đó, tăng trưởng NSLĐ lao động bình quân hàng năm của Hàn Quốc luôn ở mức cao và ổn định trong nhiều thập kỷ. Bảng 3.3: Đóng góp của CDCC kinh tế tới tăng trưởng NSLĐ: So sánh Việt Nam với các nước khu vực châu Á Tốc độ tăng NSLĐ bình Tỷ trọng đóng góp Tỷ trọng đóng góp quân hàng năm (%) của nội ngành (%) của CDCC (%) 1991-2011 4.6 53 47 1991-2000 5.1 82 18 2001-2011 4.2 22 78 1963-1973 7.1 86 14 1973-1985 2.8 88 12 1985-1996 1.9 88 12 1963-1973 4.7 83 17 1973-1985 4.6 69 31 1985-1996 4.6 89 11 1963-1973 5.7 80 20 1973-1985 4.1 91 10 1985-1996 4.5 94 6 1973-1985 3.7 59 41 1985-1996 3.7 85 15 Việt Nam Nhật Bản Hàn Quốc Đài Loan Malaysia Nguồn: Ark và Timmer (2003) và tính toán của tác giả (Việt Nam) từ số liệu TCKT hàng năm 56 Phân tách đóng góp của dịch chuyển cơ cấu tĩnh và động tới NSLĐ Từ phương pháp phân tách tác động chuyển dịch cơ cấu tĩnh và động tới tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam, kết quả tính toán cho thấy đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ chủ yếu từ tác động cơ cấu tĩnh (net-shift effect). Nghĩa là đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ chủ yếu do lao động dịch chuyển từ những ngành có mức năng suất thấp sang mức năng suất cao hơn (từ nông nghiệp sang công nghiệp). Tác động của dịch chuyển cơ cấu động (interaction effect) không có đóng góp tích cực vào tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam, thậm chí giai đoạn 2001-2007 còn làm giảm tốc độ tăng trưởng NSLĐ (-0.59%) do lao động dịch chuyển từ những ngành có tốc độ tăng trưởng năng suất lao động cao sang những ngành có tốc độ tăng trưởng NSLĐ thấp hơn. Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu TCTK hàng năm. Hình 3.12: Tác động của chuyển dịch cơ cấu tĩnh và động tới tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam Đóng góp của các ngành tới tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam Để thấy rõ xu hướng thay đổi mức độ đóng góp vào tăng trưởng năng suất lao động giữa các ngành cũng như động lực chính của tăng trưởng NSLĐ của các ngành, việc phân tách theo ngành sẽ cho thấy rõ xu hướng biến động về tỷ lệ đóng góp theo từng giai đoạn cụ thể. 57 Bảng 3.4: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng NSLĐ 1991-1997 và 1998-2000 (%) 1991-1997 Từ tăng Đóng trưởng góp nội chung ngành NN Công nghiệp khai thác mỏ CN chế biến SX và phân phối điện nước, khí đốt Xây dựng DV thương mại và nhà hàng khách sạn Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc DV hỗ trợ k.doanh Dịch vụ chính phủ Dịch vụ cá nhân Cả nước 1998-2000 Từ CDC C tĩnh Từ CDC C động Từ tăng Đóng trưởng góp nội chung ngành Từ CDC C tĩnh Từ CDC C động 8.7 11.4 -2.6 -0.1 15.3 21.4 -5.9 -0.2 10.5 13.6 -2.6 -0.6 15.6 22.5 -6.0 -0.9 21.9 19.6 2.1 0.2 37.2 28.7 8.0 0.5 2.6 3.1 -0.4 -0.1 5.3 6.3 -0.9 -0.1 12.2 11.0 1.1 0.1 2.0 -0.8 2.8 0.0 19.3 4.3 14.9 0.2 11.2 -13.9 25.7 -0.6 3.5 2.3 1.1 0.0 3.4 1.4 2.1 0.0 9.0 7.6 1.3 0.1 5.1 -1.1 6.2 0.0 8.7 3.5 100 9.1 2.1 84.3 -0.4 1.2 15.8 0.0 0.1 -0.1 3.3 1.5 100 3.0 -1.1 66.4 0.2 2.6 35.0 0.0 0.0 -1.4 Nguồn: Tính toán của tác giá từ số liệu của TCTK hàng năm. Giai đoạn 1991-1997, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng NSLĐ của các ngành chủ yếu đến từ công nghiệp chế biến, thương mại dịch vụ, khai thác mỏ, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, dịch vụ chính phủ có khoảng cách không quá lớn. Cụ thể, đóng góp lớn nhất vào tốc độ tăng trưởng NSLĐ là ngành công nghiệp chế biến (chiếm 21% trong tốc độ tăng trưởng năng suất lao động bình quân hàng năm), tiếp đến là ngành dịch vụ (chiếm 19,3%), ngành xây dựng (chiếm 12,2%), ngành khai thác mỏ (chiếm10,5%), các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như tài chính ngân hàng, bảo hiểm và bất động sản (9%). Trong giai đoạn này, ngoại trừ ngành dịch vụ thương mại (bán buôn bán lẻ, sửa chữa động cơ và nhà hàng khách sạn) đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ của các ngành còn lại chủ yếu dựa vào tăng trưởng năng suất lao động nội ngành, phần đóng góp từ 58 chuyển dịch cơ cấu chỉ giữa vai trò thứ yếu. Trong giai đoạn 1998-2000 - giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á nhưng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến vào tăng trưởng năng suất lao động vẫn có sự gia tăng mạnh mẽ (chiếm tới 37,5%), tiếp đến là đóng góp của ngành khai thác mỏ (chiếm 15,6%) và ngành nông nghiệp (15,3%). Hai nhóm ngành chịu sự tác động mạnh của khủng hoảng tài chính châu Á khi đóng góp vào NSLĐ của nền kinh tế là ngành xây dựng(từ 12,2% giai đoạn trước xuống 2% giai đoạn này) và thương mại dịch vụ bán buôn bán lẻ và nhà hàng khách sạn (từ 19,3% xuống còn 11,2%). Đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu trong giai đoạn này cũng tăng lên so với giai đoạn trước và từ tăng NSLĐ nội ngành cũng giảm so với giai đoạn trước đó. Bảng 3.5: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng NSLĐ 2001-2007 và 2008-2011 (%) NN Công nghiệp khai thác mỏ CN chế biến SX và phân phối điện nước, khí đốt Xây dựng DV thương mại và nhà hàng khách sạn vận tải kho bãi và thông tin liên lạc Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh Dịch vụ chính phủ Dịch vụ cá nhân Cả nước 2001-2007 Từ Đóng tăng Từ góp trưởn CDC chun g nội C tĩnh g ngành 20.1 -16.5 3.2 2008-2011 Từ Đóng tăng Từ góp trưởn CDC chun g nội C tĩnh g ngành 14.0 -9.9 3.7 Từ CDC C động Từ CDC C động -0.5 -3.4 3.1 -0.2 -3.3 2.0 -5.2 -0.1 40.1 12.0 27.6 0.5 33.4 23.0 10.9 -0.5 6.9 -1.3 8.3 -0.1 7.2 8.0 -0.5 -0.2 14.2 -6.1 20.3 0.0 6.0 -8.6 15.5 -0.9 20.3 -3.2 24.0 -0.5 27.9 3.9 23.9 0.1 5.1 0.1 8.2 -3.2 8.0 8.0 0.0 -0.1 0.6 -8.7 10.3 -0.9 3.4 -11.0 15.5 -1.0 9.4 0.7 100 0.3 -5.0 5.0 10.6 5.9 101.8 -1.6 -0.3 -6.8 11.5 2.1 100 12.2 3.1 54.5 -0.6 -0.3 49.3 -0.1 -0.7 -3.8 -0.4 Nguồn: Tính toán của tác giá từ số liệu của TCTK. 59 -0.3 Giai đoạn 2001-2007, đóng góp của ngành nông nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh vào tốc độ tăng trưởng NSLĐ thụt giảm mạnh và giữ vai trò thứ yếu. Những ngành tăng tỷ trọng đóng góp mạnh trong giai đoạn này là ngành công nghiệp chế biến (chiếm 40% tỷ trọng đóng góp vào tốc độ tăng trưởng NSLĐ), ngành dịch vụ thương mại và nhà hàng khách sạn (20,3%), ngành xây dựng (14,2%), sản xuất và phân phối điện nước, khí đốt (6,9%). Tuy nhiên, trừ ngành nông nghiệp còn lại tăng trưởng NSLĐ của các ngành giai đoạn này phần lớn được tạo ra do dịch chuyển cơ cấu, thậm chí nhiều ngành tăng trưởng năng suất nội ngành còn giảm như công nghiệp khai thác mỏ, ngành xây dựng, dịch vụ thương mại và nhà hàng khách sạn, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Giai đoạn 2008-2011, đây là giai đoạn có mức tăng trưởng NSLĐ bình quân hàng năm thấp nhất từ năm 1990 (trung bình chỉ 3,43 %/năm). Sau khi gia nhập WTO và chịu khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự sụt giảm mạnh trong sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp chế biến và ngành xây dựng là những nguyên nhân chính dẫn tới tăng trưởng NSLĐ thấp trong giai đoạn này. Khi những ngành có thiên hướng xuất khẩu bị ảnh hưởng mạnh từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu (rõ nhất là ngành công nghiệp chế biến) thì những ngành phục vụ chủ yếu trong nước như bán buôn bán lẻ, sửa chữa động cơ; dịch vụ chính phủ lại góp phần tăng tỷ lệ đóng góp và vào tăng trưởng NSLĐ. Tuy nhiên, xu hướng gia tăng đóng góp của những ngành bán buôn bán lẻ, sửa chữa động cơ và nhà hàng ăn uống đi ngược với xu hướng của những nước khu vực Đông Á trong thời kỳ công nghiệp hóa đó là, tỷ trọng đóng góp của những ngành dịch vụ được coi là thiết yếu này ngày càng giảm đóng góp đối với tăng trưởng NSLĐ mà thay vào đó là những ngành dịch vụ cao cấp hơn như tài chính ngân hàng, bảo hiểm,... Trong giai đoạn này, dù tốc độ tăng trưởng NSLĐ giảm so với giai đoạn 20012007 nhưng cũng có những dấu hiệu tích cực khi đóng góp của tăng trưởng năng suất lao động nội ngành của ngành công nghiệp chế biến, ngành kinh doanh dịch vụ và nhà hàng khách sạn tăng cao hơn so với giai đoạn trước đó (2001-2007). Những ngành vẫn có tăng trưởng NSLĐ nội ngành kém và phải bù đắp nhờ chuyển dịch cơ cấu đó là ngành xây dựng và dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm và bất động sản. 60 3.3. Những vấn đề hạn chế trong mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu với tăng trƣởng NSLĐ ở Việt Nam 3.3.1. Những vấn đề hạn chế về cơ cấu tổng thể của nền kinh tế Tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam có xu hướng giảm dần theo từng giai đoạn cụ thể cho thấy dấu hiệu không tốt về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế khi Việt Nam đang trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa. Tỷ trọng đóng góp vào tốc độ tăng trưởng NSLĐ từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế có xu hướng tăng mạnh kể từ sau đổi mới, đặc biệt trong giai đoạn 2001-2007. Tuy nhiên, sau khi gia nhập WTO và chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đóng góp của chuyển dịch cơ cấu giảm mạnh kéo theo tốc độ tăng NSLĐ giảm. Điều đó cho thấy rằng việc dựa vào chuyển dịch cơ cấu để tăng trưởng NSLĐ đã không còn dễ như giai đoạn trước đó. Nếu Việt Nam không có những thay đổi cơ cấu nội tại trong khu vực hiện đại hơn là công nghiệp và dịch vụ thì những tác động mang lại từ chuyển dịch cơ cấu tới NSLĐ sẽ không còn lớn do bản thân ngành nông nghiệp cũng có sự tăng trưởng năng suất. Nguyên nhân chính dẫn tới đóng góp của chuyển dịch cơ cấu tới NSLĐ giảm dẫn tới NSLĐ của nền kinh tế giảm do các vấn đề chính sau: Thiếu định hướng chiến lược ngành/lĩnh vực ưu tiên cụ thể : sự gia tăng nguồn cung lao động mới hàng năm quá lớn dẫn tới áp lực đối với phía cầu lao động trong khi các chính sách/chiến lược phát triển và dịch chuyển cơ cấu kinh tế lại có thiên hướng ủng hộ những ngành thâm dụng lao động không có kỹ năng, ít có sự khuyến khích đối với những ngành, những doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ có năng suất và giá trị gia tăng cao. Kết quả, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển mới chú trọng nhiều vào mặt số lượng thay vì chất lượng. Do thiếu sự ưu tiên tập trung theo ngành nghề có lợi thế thuộc các vùng dẫn tới doanh nghiệp thu hút đầu tư tại Việt Nam chủ yếu là gia công lắp ráp nhằm tận dụng ưu thế lao động rẻ, ít có chiều sâu và tác động lan tỏa tới nền kinh tế. Hiện tại, các chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp đồng đều đối với tất cả các vùng, không có chính sách ưu tiên những doanh nghiệp chế biến sâu (doanh nghiệp tạo ra giá trị gia tăng cao) đối với những ngành vùng có lợi thế nhằm tạo ra các cụm liên kết có lợi thế theo qui mô và hiệu ứng lan tỏa tích cực. Ví dụ ngành cà phê, hiện tại chưa có chính sách ưu đãi hay khuyến khích phát triển riêng đối với những doanh nghiệp chế biến sâu (có giá trị gia tăng cao). Hay ngành điện tử hiện nay Việt Nam đã thu hút được khá nhiều các tập đoàn lớn như Samsung, Intel, Canon, LG, 61 Nokia,..Đây là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu nhưng những chính sách ưu đãi và định hướng để các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực để kết nối với những tập đoàn này vẫn khá hạn chế. Các ngành chưa chú trọng vào nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ và sáng tạo. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp Việt Nam rất ít chú trọng nâng cao năng suất lao động thông qua nghiên cứu và phát triển; qua đổi mới công nghệ và sáng tạo. Nghiên cứu của Nhạ và Quân (2013) thông qua mẫu nghiên cứu khảo sát 583 doanh nghiệp cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức khá rõ vai trò và lợi ích của đổi mới sáng tạo, tuy nhiên chưa có nhiều doanh nghiệp có chính sách thúc đẩy hoạt động này. Phần lớn các doanh nghiệp khảo sát chưa có bộ phận sáng tạo. Nếu có sáng tạo thì cũng chủ yếu dừng ở khâu cải tiến, rất ít doanh nghiệp phát triển sản phẩm hoàn toàn mới đối với thị trường. Bên cạnh đó, quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với các viện nghiên cứu và trường đại học cũng chưa thường xuyên. Trước đó, CIEM [13] cũng cho thấy tính trạng nghiên cứu và sáng tạo đổi mới10 trong các doanh nghiệp Việt Nam vẫn khá khiêm tốn. Các sản phẩm hoặc các quá trình đổi mới chỉ mới ở cấp độ công ty (47% doanh nghiệp thực hiện R&D) và thị trường nội địa (39%) là chính, hiếm khi dẫn đến một kết quả nào mới đối với thế giới (dưới 2%). Vấn đề cơ cấu phân bổ và thu hút nguồn lực vốn đầu tư: Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chưa tương xứng với những lợi thế và đóng góp của ngành. Trong giai đoạn vừa qua, tỷ lệ vốn đầu tư cho nông nghiệp với tổng lượng vốn đầu tư xã hội có xu hướng ngày càng giảm mạnh. Trong khi, đây là ngày lại có hiệu ứng tác động lan tỏa tới nền kinh tế tích cực. Nghiên cứu của Bùi Trinh và Việt Phong [57] chỉ ra rằng nhóm ngành nông nghiệp và chế biến lương thực thực phẩm có chỉ số lan tỏa về kinh tế tốt (lớn hơn 1), mà lại không kích thích nhập khẩu cao (nhỏ hơn 1). Còn đối với nhóm ngành công nghiệp như chế biến hàng tiêu dùng, chế biến nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nếu có tập trung phát triển thì cũng lại càng phải nhập khẩu nhiều và giá trị gia tăng đang có xu hướng giảm (từ 30% giai đoạn 2005 xuống còn 20% giai đoạn 2006-2009). Tỷ lệ đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho khu vực nông nghiệp giảm khá mạnh, từ 20% GDP năm 1990 xuống 13,8% năm 2000; tiếp tục giảm xuống 7,5% năm 2005 và 10 Đổi mới thường liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm, các quy trình, công nghệ, hay ý tưởng tốt hơn hay hiệu quả hơn. Điều này có thể xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau, ví dụ như tạo ra sản phẩm mà chỉ mới đối với doanh nghiệp, mới đối với thị trường, mới đối với quốc gia, hoặc hoàn toàn mới ở cấp quốc tế. 62 6,45% vào 2008, đến năm 2010 chỉ còn là 6,26%. Tỷ trọng thu hút vốn FDI vào lĩnh vực này nhỏ và có xu hướng giảm dần, từ tỷ lệ 0,4% trong tổng vốn FDI năm 2006 xuống còn 0,3% năm 2011 [48]. Do đó, tỷ lệ vốn đầu tư ngành nông nghiệp cũng ngày càng giảm trong tổng vốn đầu tư xã hội. Cụ thể, năm 2003 chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội nhưng sau 10 năm đến 2013 giảm xuống còn 5,3%. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trích trong Kinh tế nông thôn ở Việt Nam – Vai trò và định hướng phát triển trong thời gian tới. Trung tâm thông tin – Tư liệu, CIEM, Hình 3.13: Vốn đầu tư ngành nông - lâm - thủy sản so với tổng vốn đầu tư xã hội Hay tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi lợi thế của vùng là sản xuất nông nghiệp và thủy sản nhưng phát triển công nghiệp lại được chú trọng hơn. Thay vì đầu tư phát triển nông nghiệp, những KCN tổng hợp ngành nghề vẫn được thành lập và xây dựng hàng loạt tại đây. Tính đến năm 2011, toàn vùng đã có tới 50 KCN được xây dựng với tổng vốn xây dựng hạ tầng KCN khi hoàn thành khoảng hơn 30.000 tỷ đồng. Tỷ lệ diện tích đất tự nhiên bị thu hồi là 11.300ha, tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp cho thuê chỉ là 36% và tạo việc làm cho 155.000 lao động. Tuy nhiên, qua khảo sát một số KCN tại An Giang, Tiền Giang, Bến Tre cho thấy hầu hết chất lượng việc làm của lao động đều thấp (chủ yếu lao động giản đơn, lương chỉ đủ cá nhân chi phí sinh hoạt). Về ưu tiên tiếp cận vốn tín dụng chưa khuyến khích các doanh nghiệp chế biến sâu/đầu tư công nghệ cao trong chế biến: để chế biến ra các sản phẩm và tham gia vào công đoạn có giá trị gia tăng cao yêu cầu vốn đầu tư lớn để đầu tư công nghệ sản xuất và thời gian tìm hiểu, thâm nhập thị trường cần thời gian dài hạn, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn, trong khi các nguồn vốn cho vay hiện nay đều có lãi suất cao, thời hạn vay ngắn do ngân hàng yêu cầu phải thu hồi vốn nhanh và tài sản thế chấp nên việc các doanh nghiệp muốn đầu tư dài hạn gặp nhiều khó khăn. Với xu hướng phát triển của thị trường bất động sản, tài sản có giá trị khác còn méo mó dẫn 63 dẫn tới một lượng vốn lớn thay vì được đưa vào sản xuất thì lại được sử dụng với mục đích đầu cơ, kinh doanh thương mại ngắn hạn nhằm ăn chênh lệch. Lao động dễ tìm việc trong khu vực phi chính thức dẫn tới thiếu động lực đào tạo, học nghề Mặc dù có sự thay đổi khá nhanh về cơ cấu ngành nghề nhưng sự dịch chuyển về chất lượng việc làm của Việt Nam vẫn khá thấp chậm, số lượng lao động làm việc trong khu vực không được trả lương (khu vực phi chính thức) vẫn rất lớn. So với các quốc gia phát triển, số lượng lao động làm việc được trả lương của Việt Nam thấp hơn rất nhiều và cho đến năm 2013 tỷ lệ này chỉ là 34,6%. Trong khi đó, tỷ lệ lao động được trả lương của Nhật Bản chiếm tới 87,7%; Singapore 85%, Hàn Quốc 71,8%11. Tỷ lệ lao động được làm việc được trả lương thấp cho thấy hoạt động của lao động khu vực chính thức của Việt Nam chưa phát triển và phần lớn lao động đang tham gia làm việc trong khu vực phi chính thức. Năm 2013, tỷ trọng lao động tự làm và lao động gia đình chiếm tới 62,6% (32,7 triệu người), cao gần gấp đôi so với tỷ trọng người làm công ăn lương. Đáng chú ý, tỷ trọng lao động tự làm và lao động gia đình của nữ cao hơn nam 12,4 điểm phần trăm. Hầu hết lao động tự làm và lao động gia đình ở khu vực nông thôn (chiếm 79,4%). Do lao động tự làm và lao động gia đình là những công việc thường gắn với năng suất lao động thấp, thu nhập thấp, điều kiện làm việc không đảm bảo, thiếu ổn định và hầu như không được hưởng một loại hình bảo hiểm xã hội nào nên đây là nhóm lao động dễ bị tổn thương và gặp rủi ro [47]. Nguồn: Worldbank (2014). Trang web: http://data.worldbank.org/indicator Hình 3.14: Tỷ lệ lao động được trả lương so với tổng số lao động làm việc Trong khu vực chính thức, chất lượng việc làm và hiệu quả công việc cũng không cao do các doanh nghiệp thu hút đầu tư chủ yếu vào công đoạn gia công lắp ráp có giá trị gia tăng rất thấp, phụ thuộc phần lớn vào linh phụ kiện nhập khẩu; ít thu hút được 11 Worldbank (2014), World Development Indicator. 64 những doanh nghiệp đầu tư vào những ngành/công đoạn sử dụng máy móc công nghệ và lao động trình độ có kỹ năng, chuyên môn cao. Vì vậy, năng suất lao động trong những ngành này (công nghiệp chế biến, dịch vụ) dù có sự khác biệt so với ngành nông nghiệp nhưng lại chưa tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ tương tự với các nước Đông Á trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hóa. Vân đề quan trọng là việc dễ dàng tìm việc (không bền vững) dẫn tới động lực đi học nghề và đào tạo chuyên môn giảm. Kết quả, tỷ lệ lao động không qua đào tạo chuyên môn của Việt Nam rất thấp. Để cải thiện năng suất lao động bền vững và giúp lao động dễ dàng dịch chuyển từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất cao hơn là điều không thể bỏ qua trong chiến lược công nghiệp hóa ở các nước phát triển. Do đó, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa không thể tách rời chiến lược phát triển nguồn nhân lực. 3.3.2. Những vấn đề về mặt cơ cấu của các ngành kinh tế 3.3.2.1. Những hạn chế trong khu vực nông nghiệp Đóng góp của khu vực nông nghiệp vào tốc độ tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế ngày càng giảm cho thấy vai trò của ngành nông nghiệp ngày trở thành thứ yếu. Đây là xu hướng tất yếu ở các quốc gia đang phát triển khi sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và lao động sang khu vực có năng suất cao hơn là công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, nếu chỉ xét về tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp vào tăng trưởng NSLĐ sẽ không phản ánh chính xác xu hướng đóng góp của ngành này vào tốc độ tăng NSLĐ chung. Nhưng khi đo lường số điểm phần trăm đóng góp của ngành nông nghiệp vào tốc độ tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế cũng có xu hướng giảm rõ rệt (dù vẫn ở mức dương). Cụ thể, giai đoạn 1991-1997, đóng góp của ngành nông nghiệp là 0,52 điểm phần trăm hàng năm, giai đoạn 1998-2000 là 0,55 điểm phần trăm nhưng giai đoạn 2001-2007 giảm xuống chỉ còn 0,14 điểm phần trăm và 0,13 điểm phần trăm trong giai đoạn 2008-2011. Một trong những nguyên nhân làm giảm số điểm phần trăm đóng góp của ngành nông nghiệp vào tốc độ tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế bởi phần đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu tới tăng trưởng NSLĐ của ngành này mang dấu âm (do tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp giảm, đặc biệt trong giai đoạn 2001-2007). 65 Nguồn: Tính toán của tác giả từ TCTK hàng năm. Hình 3.15: Đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu tĩnh và động ngành nông nghiệp tới NSLĐ của Việt Nam (tính theo điểm %) Dù luôn có mức đóng góp dương vào tốc độ tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế nhưng nội tại ngành nông nghiệp lại còn nhiều hạn chế và cách thức tăng trưởng thiếu bền vững. Bên cạnh sự thay đổi nhờ những cởi chói về phương thức quản lý (từ kinh tế tập thể sang cơ chế khoán), tăng năng suất lao động của ngành nông nghiệp trong hai thập kỷ vừa qua chủ yếu dựa vào tăng khai thác và sử dụng những lợi thế sẵn có về tài nguyên. Việc liên tục mở rộng diện tích canh tác và tăng hệ số sử dụng đất (tăng vụ canh tác) trong hơn hai thập kỷ vừa qua cộng với sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học là những tác nhân chính dẫn tới tăng năng suất. Tuy nhiên, những lợi thế về diện tích và tăng vụ cũng đã đến lúc “tới hạn” khi năng suất lao động đã có xu hướng giảm mạnh trong những năm gần đây. Nguồn: TCKT, Niên giám thống kê hàng năm Hình 3.16: Chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp 66 Quan trọng hơn, phương thức sản xuất và công nghệ kỹ thuật áp dụng trong ngành nông nghiệp sau gần 30 năm đổi mới còn lạc hậu so với thế giới, sản xuất hầu hết vẫn nhỏ lẻ và manh mún, ít ứng dụng phương thức sản xuất mới từ giống đến công nghệ. Nguyên nhân do Việt Nam quá tập trung khuyến khích phát triển công nghiệp mà ít chú trọng tới ngành nông nghiệp, trong khi đây là ngành được đánh giá là có lợi thế phát triển. Tỷ trọng đầu tư (của cả khu vực nhà nước và tư nhân) vào khu vực nông nghiệp thấp trong khi số lượng lao động tuyệt đối trong ngành này cũng không có sự sụt giảm quá lớn (dù giảm về tỷ lệ). Trong dài hạn, nếu tiếp tục tăng sản lượng thông qua tăng vụ và sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu cùng giống chất lượng thấp (giá bán thấp) sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất lao động và phát triển bền vững. Về cơ cấu cây trồng xác định chưa thực sự hợp lý Do xác định cơ cấu cây trồng chưa hợp lý cũng ảnh hưởng tới năng suất lao động của ngành nông nghiệp trong những thập kỷ vừa qua. Việc xác định cây lúa là cây trồng chủ đạo trong nhiều năm qua với sản lượng gạo xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới nhưng giá trị thu được chưa cao xét về hiệu quả sử dụng đất và lao động. Hơn nữa, việc qui định quản lý diện tích trồng lúa (Nghị định số 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa) sẽ làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hiện đại. Theo Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc năm 2010, giá trị thương mại của mặt hàng rau quả lớn hơn khoảng 7 lần so với thị trường lúa gạo và giá trị thương mại của thị trường hoa cũng gần gấp đôi12. Vì vậy, cần tính toán chính xác và kỹ lưỡng về diện tích trồng lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực và qui hoạch theo vùng, khu vực rõ ràng. Còn đối với những vùng, địa phương có lợi thế đối với những cây trồng, lĩnh vực khác thì nên khuyến khích chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng giá trị gia tăng và năng suất lao động. 12 FAO,http://unstats.un.org/unsd/default.htpI. Trích trong Nguyễn Quốc Vượng (2010), Hai điểm yếu của nông nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. 67 Nguồn: TCKT, website [https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=717] Hình 3.17: Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha) Hơn nữa, do thiếu nghiên cứu sáng tạo và đầu tư công nghệ, phương thức mới trong sản xuất và thu hoạch cũng như thiếu quản lý trong việc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và phân bón hóa học, nông nghiệp Việt Nam gần như bỏ qua những mặt hàng nông sản cao cấp và có giá trị gia tăng. Trong bối cảnh hội nhập và hàng rào thuế quan có xu hướng được dỡ bỏ, nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với những mặt hàng nông sản nhập khẩu ngày càng mạnh khi các siêu thị và hệ thống bán lẻ lớn đều rơi vào các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, đặc biệt là Thái Lan là quốc gia có nền nông nghiệp cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam. Vấn đề cơ cấu trong ngành chăn nuôi Đối với ngành chăn nuôi, hầu hết giống, thức ăn chăn nuôi gia súc đều phụ thuộc vào nhập khẩu. Theo Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, hơn 90% các giống gà phải nhập khẩu và trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 7% ; 74% nguồn giống lớn là được nhập khẩu năm 2013. Tương tự, thức ăn chăn nuôi cũng phải nhập khẩu 13 triệu tấn, tổng giá trị nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi là hơn 3 tỷ USD13. Những vấn đề của lao động trong khu vực nông nghiệp dẫn tới hạn chế sự dịch chuyển sang khu vực khác Trong giai đoạn 1990-2013, tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp giảm 13 Hội thảo "Cấu trúc ngành chăn nuôi và lợi ích của người chăn nuôi nhỏ ở Việt Nam" 18/11 tại Hà Nội. [http://dantri.com.vn/kinh-doanh/nganh-chan-nuoi-viet-nam-mat-quyen-tren-san-nha-vi-qua-phu-thuoc996846.htm]. 68 nhưng số lượng lao động trong khu vực nông nghiệp vẫn tăng lên (dù có xu hướng giảm từ năm 2003). Điều đó cho thấy sự khó khăn trong dịch chuyển sang khu vực khác (công nghiệp và dịch vụ) của lao động trong khu vực nông nghiệp. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới số lượng lao động trong nông nghiệp vẫn lớn đó là: Thứ nhất, sự hạn chế về trình độ lao động của khu vực nông nghiệp nông thôn dẫn tới khó dịch chuyển sang khu vực khác: Kết quả điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản cho thấy số người trong độ tuổi lao động khu vực nông thôn có khả năng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật có sự gia tăng rất chậm và chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên năm 2011 chiếm tỷ lệ 2,95% (năm 2006 là 2,48%). Vùng có tỷ lệ cao nhất về tỷ lệ lao động đýợc đào tạo tay nghề từ sơ cấp trở lên là Đông Nam Bộ đạt 5,25%. Thấp nhất là ĐBSCL chỉ đạt mức 1,71%. Tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp là 1,23% (năm 2006 là 0,89%); trình độ đại học đạt 0,21% (năm 2006 là 0,11%) [45]. Như vậy, có hơn 97% lao động nông nghiệp hiện nay chưa được đào tạo tay nghề, chưa có chứng chỉ chuyên môn. Đây là thách thức và rào cản rất lớn trong việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa nhằm dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Với trình độ và chuyên môn của lao động nông nghiệp thấp như vậy thì ngay cả khi lao động nông nghiệp dịch chuyển được sang những khu vực khác thì chất lượng việc làm chủ yếu là lao động giản đơn. Những rào cản trong việc di chuyển lao động Qui định về hộ khẩu: Hiện tại, hộ khẩu là một công cụ quản lý người dân được áp dụng tại Việt Nam từ lâu. Tuy đã có nhiều thay đổi và đơn giản hóa về vấn đề hộ khẩu nhưng hiện tại vẫn còn rất nhiều vướng mắc liên quan tới vấn đề hộ khẩu thường trú mà người lao động đang gặp phải. Việc ban hành Luật Cư trú năm 2007 giảm đáng kể các yêu cầu đối với người dân tạm trú cũng như làm mới hộ khẩu. Nhưng đối với người lao động di cư do việc đăng ký tạm vắng tạm trú không mang lại nhiều quyền lợi và sự thuận tiện trong tiếp cận các dịch vụ an sinh nên có một lượng lớn lao động không đăng ký tạm trú và làm hộ khẩu. Tỉ lệ dân nhập cư không có hộ khẩu tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh lần lượt là 11,4% và 20,6%; 72% số dân nhập cư đến hai thành phố lớn này trong độ tuổi từ 15 – 39 tuổi [28]. Qui định về tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội: quá trình công nghiệp hóa cũng dẫn tới một lượng lớn lao động đổ dồn về các trung tâm công nghiệp như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương. Điều này dẫn tới tình trạng thiếu nhà ở khá trầm trọng tại những 69 đô thị lớn và xung quanh các KCN. Nghiên cứu về nghèo đô thị cho thấy những người dân di cư sống trong những căn nhà nhỏ, tạm bợ là khá cao khi có tới 25,7% số dân di sống trong những căn nhà diện tích dưới 7m2/người và Tp.HCM là 30,7%; và hầu hết những ngôi nhà đó là nhà thuê, mướn (chiếm 67,8), hơn một nửa người sống trong lều tạm hoặc nhà trọ, ở ghép. Chỉ có 3,1% trong số này là thương trú [28]. Hầu hết những người lao động đi thuê nhà đều có chất lượng hạ tầng dịch vụ sinh hoạt thấp. Hơn nữa, những người di cư đều ít khi tiếp cận được những dịch vụ y tế có chất lượng cao [1], [22]. Việc hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, chất lượng nhà ở kém sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng tới sức khỏe và cơ hội cải thiện trình độ lao động trong tương lai. Mặt khác, những ràng buộc về giấy tờ liên quan tới hộ khẩu làm cho thị trường lao động hoạt động kém hiệu quả hơn. Điều này làm giảm hiệu quả phân bổ nguồn nhân lực và gián tiếp làm giảm NSLĐ 3.3.2.2. Những hạn chế trong khu vực công nghiệp Công nghiệp khai thác mỏ: Xu hướng đóng góp của ngành công nghiệp khai thác mỏ vào NSLĐ ngày càng giảm và hiện đóng góp ở mức âm. Điều này là rõ ràng bởi nguồn tài nguyên là có hạn và công việc khai thác ngày càng kém hiệu quả hơn. Sự thụt giảm về năng suất của ngành này sẽ làm tăng trưởng NSLĐ chung của nền kinh tế chậm hơn nếu những ngành thay thế khác không có sự tăng trưởng vượt trội. Đây là xu hướng tất yếu khi nguồn tài nguyên khoáng sản là có hạn và việc khai thác ngày càng đòi hỏi chi phí vốn và lao động nhiều hơn. Đối với ngành công nghiệp chế biến: hầu hết ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam là gia công lắp ráp, nguyên phụ liệu phần lớn phụ thuộc nguồn nhập khẩu từ nước ngoài, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI tới đầu tư tại Việt Nam yếu dẫn tới sự tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu vẫn rất hạn chế, chỉ tham gia vào công đoạn giản đơn và giá trị gia tăng thấp. Do đó, lao động mà ngành công nghiệp chế biến thu hút lao động từ khu vực nông thôn nông nghiệp sang chủ yếu làm gia công lắp ráp và lao động không cần kỹ năng. Những yêu cầu về lao động của ngành công nghiệp khá đơn giản với tiêu chí quan trọng là độ tuổi còn trẻ. Chính vì vậy, một bộ phận lớn lao động lớn tuổi trong khu vực nông nghiệp khó dịch chuyển khỏi ngành bởi ràng buộc này [101]. Hiện tại, ngành công nghiệp điện tử có tới 88% nguyên phụ liệu là nhập khẩu từ nước ngoài, tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp này của chỉ đạt 12% trong đó chỉ có 1% là tự sản xuất trong doanh nghiệp, còn lại là mua trực tiếp và thông qua các 70 công ty thương mại (chủ yếu là từ các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam) [30], Nguồn: Hồ Lê Nghĩa (2014), Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử Việt Nam. Viện Chiến lược Chính sách Công nghiệp. Hội thảo “Thúc đẩy cung cấp nội địa trong công nghiệp điện tử tại Việt Nam”, Hà Nội ngày 3/7/2014. Hình 3.18: Tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp điện tử Tương tự, ngành công nghiệp ô tô sau khoảng 2 thập kỷ định hướng phát triển vẫn dừng lại ở khâu lắp ráp. Những doanh nghiệp trong ngành này ít nghiên cứu, đầu tư công nghệ sản xuất tại Việt Nam. Ví dụ, công ty Honda Việt Nam chỉ nội địa hóa 10% doanh thu đối với sản phẩm ô tô và đều do các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cung cấp. Ngay cả trong 10% nội địa này cũng không hoàn toàn là sản xuất trong nội địa mà chủ yếu các doanh nghiệp FDI nhập khẩu những linh phụ kiện chi tiết hơn về lắp ráp và bán lại cho Honda (các nhà cung ứng Nhật không đầu tư sản xuất khuôn mẫu do quy mô chưa đủ để họ đầu tư). Theo lãnh đạo công ty Honda Việt Nam, họ cũng chưa có ý định đầu tư công nghệ sản xuất tại Việt Nam do nhiều nguyên nhân như qui mô thị trường chưa đủ lớn, chờ thay đổi chính sách đối đối với ô tô của chính phủ,..(Phỏng vấn lãnh đạo Honda VN, 2014). Tương tự các doanh nghiệp ô tô khác, Toyota dù là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trong các doanh nghiệp ô tô trong nước tại Việt Nam nhưng cũng có tới 70% linh phụ kiện nhập khẩu, còn lại doanh nghiệp tự sản xuất và thuê ngoài (chủ yếu những linh phụ kiện không phức tạp) (SIDEC, 2014). Điều này tương tự ở những ngành công nghiệp chế biến khác như dệt may, da giày. Vì vậy, qua gần 3 thập kỷ thực hiện công nghiệp hóa, ngành công nghiệp Việt Nam vẫn 71 chưa tạo ra được những sản phẩm, lĩnh vực (ở công đoạn có giá trị gia tăng và công nghệ cao) với uy tín và khả năng cạnh tranh tầm quốc tế [101]. Nguồn: Tính toán từ số liệu TCKT, Niên Nguồn: Tính toán từ số liệu TCKT, giám thống kê hàng năm. Niên giám thống kê hàng năm. Hình 3.19: Xuất nhập khẩu linh kiện điện Hình 3.20: Xuất nhập khẩu hàng dệt may tử, máy tính nguyên chiếc và linh kiện (triệu USD) (triệu USD) (Ghi chú: Nhập khẩu hàng dệt may bay gồm phụ kiện may, bông, xơ, sợi dệt và vải các loại. Cả 2 loại hàng nhập khẩu không tính máy móc trang thiết bị cho sản xuất.) Những ngành công nghiệp chế biến nông sản mà Việt Nam có lợi thế như cà phê, cao su, điều, tiêu,.. hầu hết cũng chỉ qua sơ chế rồi xuất khẩu cho các tập đoàn, công ty chế biến trên thế giới. Mặc dù là quốc gia có sản lượng lớn so với thị phần trên thế giới nhưng Việt Nam lại có rất ít những doanh nghiệp chế biến sâu đối với những sản phẩm chủ lực này. Ví dụ, cà phê xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới với sản lượng chiếm gần 20% sản lượng cà phê xuất khẩu toàn cầu (chỉ sau Brazil). Tuy nhiên, có tới hơn 90% sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam dưới dạng thô (cà phê nhân) với công nghệ sơ chế thủ công, công nghệ lạc hậu còn chiếm trên 70%, chỉ có khoảng 5% dùng cho chế biến cà phê hòa tan, cà phê 3 trong 1 và 5% sản lượng cà phê còn lại do các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp nhỏ rang xay bán cho thị trường tiêu dùng trong nước [14], [21]. Do đó, dù là nơi cung cấp cà phê cho thế giới nhưng Việt Nam lại chưa xây dựng được bất kỳ thương hiệu cà phê nào đối với thị trường thế giới. Những thương hiệu lớn của cà phê chế biến tại Việt Nam như Trung Nguyên, Vinacafe,..chủ 72 yếu tiêu thụ trong nước và một số nước trong khu vực, Trung Quốc chứ chưa thâm nhập được vào những thị trường tiêu thụ cà phê lớn như châu Âu, Mỹ. Trong khi, khâu chế biến sâu và phân phối tiêu thụ và bán lẻ cho người tiêu dùng là những khâu mang lại lợi nhuận cao nhất, còn khâu sơ chế cà phê nhân giá trị gia tăng mang lại rất nhỏ, chỉ khoảng từ 2-5% giá trị (Phỏng vấn doanh nghiệp tại Gia Lai và Đắk Lắk, 2013). Đối với ngành cao su, sản lượng mủ cao su chủ yếu được xuất thô sang Trung Quốc và Malaysia. Tuy nhiên, trong khoảng 2 năm trở lại đây ngày cao su gặp nhiều khó khăn do giá cao su giảm mạnh. Do Việt Nam tham gia ở khâu cung cấp nguyên liệu đầu vào dưới dạng thô nên sự phụ thuộc đầu ra là khá lớn. Do tác động của khủng hoảng nên nhu cầu sử dụng cao su giảm mạnh trong khi lượng cung cao su nguyên liệu tiếp tục gia tăng (Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, tính đến giữa năm 2014, tổng diện tích cao su cả nước là hơn 950 nghìn hécta, vượt hơn 150 nghìn hécta so với quy hoạch). Sự phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu là Trung Quốc hiện gặp khá nhiều rủi ro. Tính đến tháng 6 năm 2014, cao su xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 53,67% về khối lượng và giảm 53,67% về giá trị só với cùng kỳ năm ngoái14. Tương tự, sản phẩm chế biến từ điều, chè,.. còn đơn điệu, việc đầu tư chế biến sâu, sản xuất ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao còn chiếm tỷ lệ thấp, so với tổng sản lượng sản phẩm và hiện điều chỉ chiếm 5%, chè chiếm 5%. Ngành chế biến chè, nhiều nhà máy vẫn dùng thiết bị quá cũ của Liên Xô và Trung Quốc15. Ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam hầu hết mới chỉ tham gia công đoạn có giá trị gia tăng thấp và lao động thu hút không có kỹ năng tay nghề chuyên môn. Nhưng với đặc thù năng suất lao động của ngành công nghiệp cao hơn nhiều so với ngành nông nghiệp nên ngành công nghiệp chế biến cũng góp phần quan trọng vào cải thiện NSLĐ ở Việt Nam. Tuy nhiên, đóng góp của công nghiệp chế biến vào tăng trưởng NSLĐ cũng đang có xu hướng giảm kể từ sau khi gia nhập WTO, kể cả năng suất đóng góp từ nội ngành và chuyển dịch cơ cấu (kể từ sau khi gia nhập WTO ngành công nghiệp có mức đóng góp từ tăng trưởng NSLĐ nội ngành thấp nhất, chỉ đóng góp 0,79 điểm phần trăm trong tăng trưởng năng suất chung của nền kinh tế, trong khi giai đoạn 1991-1997 đóng góp 1,16 điểm phần trăm, 1998-2000 là 1,04 điểm phần trăm; đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu giai đoạn này cũng chỉ là 0,35 điểm phần trăm so với giai đoạn 1,26 điểm phần trăm giai đoạn 2001-2007). Nếu công nghiệp chế biến chỉ 14 Văn Bình (2014), Xuất khẩu cao su tiếp tục gặp khó. Tạp chí Doanh nghiệp&Thương mại. Trang web: [http://www.dntm.vn/index.php/news/Thoi-su-kinh-te/Xuat-khau-cao-su-tiep-tuc-gap-kho-9169/] 15 Cục Ché biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối (2013), Đề án nâng cao giá trị gia tăng hàng nông, lâm, thủy sản. 73 tham gia vào công đoạn thấp trong chuỗi sản xuất toàn cầu như hiện nay thì rất khó tạo ra cuộc cách mạng về công nghiệp hóa như Hàn Quốc hay Đoàn Loan. Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu TCTK. Hình 3.21: Đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu tĩnh và động ngành CN chế biến tới NSLĐ của Việt Nam (điểm %) 3.3.2.3. Những hạn chế trong khu vực dịch vụ Sự dịch chuyển cơ cấu trong nội bộ ngành dịch vụ chưa có sự thay đổi theo xu hướng hiện đại mà vẫn theo chủ yếu theo hình thức của dịch vụ truyền thống. Do đó, phần lớn đóng góp của ngành dịch vụ vẫn phụ thuộc vào ngành dịch vụ thương mại và nhà hàng khách sạn. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực tập trung phần lớn là lao động phi chính thức do những yêu cầu để gia nhập ngành này ở Việt Nam khá đơn giản, lao động chỉ cần ít vốn là có thể tự kinh doanh. Điều này là hoàn toàn khác với ngành kinh doanh dịch vụ ở các nước phát triển trên thế giới. Do chủ yếu kinh doanh nhỏ lẻ và số lượng thu hút lớn nên đóng góp vào NSLĐ chung của nền kinh tế từ ngành dịch vụ từ nội ngành rất thấp (thậm chí còn giảm mạnh trong giai đoạn 1998-2007) và được bù đắp từ chuyển dịch cơ cấu. 74 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của TCTK, NGTK hàng năm. Hình 3.22: Đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu tĩnh và động ngành thương mại dịch vụ tới NSLĐ của Việt Nam (điểm %) Theo nghiên cứu của Kongsamut và cộng sự [106], Eichengreen và Gupta [89] chỉ ra rằng sự tăng lên của thu nhập bình quân đầu người sẽ thúc đẩy tăng tỷ lệ đóng góp của khu vực dịch vụ. Quan trọng hơn, khi nền kinh tế phát triển, những ngành dịch vụ truyền thống như dịch vụ cho thuê nhà trọ, ăn uống, dọn dẹp nhà cửa, tiệm cắt tóc,..dần bị thay thế bởi các ngành dịch vụ hiện đại hơn như dịch vụ tài chính ngân hàng, truyền thông, tin học, pháp lý, quảng cáo. Tuy nhiên, xu hướng dịch chuyển cơ cấu trong ngành dịch vụ ở Việt Nam ít giống với các nước phát triển đi trước. Hầu hết đóng góp vào NSLĐ của ngành vẫn dựa vào bán buôn bán lẻ và kinh doanh nhà hàng khách sạn (vẫn duy trì ở mức đóng góp trên 20% trong GDP trong suốt 2 thập kỷ). Trong khi đó, những ngành dịch vụ thường chiếm tỷ trọng lớn trong đóng góp vào GDP ở các nước phát triển là dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản thì đóng góp từ những lĩnh vực này ở Việt Nam lại có xu hướng giảm (từ đóng góp 7,1% trong GDP giảm xuống còn 5,1%); hay lĩnh vực vận tải và thông tin liên lạc lại có sự gia tăng rất chậm (từ 4,3% năm 1991 tăng lên 4,7% năm 2011). 75 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của TCTK, NGTK hàng năm. Hình 3.23: Cơ cấu đóng góp vào GDP của các ngành dịch vụ theo tỷ lệ % Trong giai đoạn tới, ngành thương mại dịch vụ, bán buôn và bán lẻ trong nước của Việt Nam cũng sẽ chịu nhiều sức ép khi những hãng bán lẻ lớn quốc tế chi phối hầu hết các chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc. Khi đó, lao động làm việc trong ngành dịch vụ thương mại chủ yếu là lao động làm thuê giản đơn. 76 CHƯƠNG 4 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 4.1. Các yếu tố tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam 4.1.1. Vốn đối với năng suất lao động ở Việt Nam Vốn là điều kiện tiên quyết giúp chính phủ, doanh nghiệp, hộ gia đình và nhà đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư cải tiến công nghệ, đầu tư cho con người từ đó nâng cao chất lượng điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh và cải thiện NSLĐ cho nền kinh tế. Kể từ sau đổi mới, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính giúp đa dạng các kênh huy động vốn khác nhau cho doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nền kinh tế. Sự phát triển của hệ thống tài chính giúp nhiều nguồn vốn “chết” được huy động đưa vào đầu tư phát triển sản xuất. Đặc biệt, Việt Nam là nước đang phát triển và trong thời kỳ công nghiệp hóa nên vốn là yếu tố rất quan trọng để chính phủ đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế; để doanh nghiệp đầu tư công nghệ, máy móc trang thiết bị, nhà xưởng giúp cải thiện NSLĐ xã hội cho nền kinh tế. Bên cạnh nguồn vốn tự có và huy động từ nguồn phi chính thức (vay bạn bè, người thân,..) chính phủ, các doanh nghiệp, hộ gia đình có thể huy động vốn thông qua những kênh chính thống như hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán, trái phiếu. Huy động vốn thông qua kênh hệ thống ngân hàng. Trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới (1990), cả nước mới chỉ có 4 ngân hàng quốc doanh thì đến năm 2005 đã tăng lên 56 ngân hàng với nhiều loại hình sở hữu khác nhau. Bảng 4.1: Số lượng NHTM Việt Nam giai đoạn 1991-2013 Loại hình NHTM 1991 1995 2001 2005 2010 2011 2014 NHTMNN 4 4 5 5 6 6 5 NHTMCP 4 48 39 37 37 37 31 NHLD 1 4 4 4 5 5 6 0 0 0 0 5 5 6 NH 100% vốn nƣớc ngoài Nguồn: Báo cáo Thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2013 (VCCI, 2014), Báo cáo Ngành ngân hàng, (Công ty Chứng khoán MB, 2015), và tổng hợp của tác giả . 77 Huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán Sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam là kênh khá quan trọng giúp doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn phục vụ đầu tư sản xuất. Từ mức giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán trên GDP chỉ đạt dưới mức 1% hàng năm trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động (2000-2005) đã nhanh chóng tăng lên tới 39,7% năm 2007 và dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu vốn huy động giảm xuống còn 26,5% năm 2013 [53]. Nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn đầu tư chủ yếu đối với các doanh nghiệp ở những nước phát triển. Đây là kênh huy động vốn an toàn, phù hơp với chiến lược đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh dài hạn. Huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu Ngay từ những năm 1990, Chính phủ và một số doanh nghiệp đã huy động vốn đầu tư phát triển thông qua phát hành trái phiếu nhưng phải tới năm 2000 thị trường giao dịch trái phiếu thứ cấp mới thực chính thức được hình thành (Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh đi vào hoạt động tháng 7 năm 2000). Kể từ khi thị trường chính thức đi vào hoạt động, khối lượng vốn huy động từ thị trường này liên tục tăng theo thời gian. Nếu như năm 2000, qui mô thị trường trái phiếu chiếm khoảng 0,3% GDP nhưng đến năm 2014 con số này đã tăng lên hơn 20% GDP (tháng 6 năm 2014) và trở thành một trong những kênh huy động vốn quan trọng đối với nền kinh tế. Nguồn: Asiabondonline – ADB, trích trong Trần Đình Thiên và cộng sự (2015), Phát triển thị trường vốn ở Việt Nam. Trong “Báo cáo phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam 2014”. Nhà xuất bản Tri thức. Hình 4.1: Quy mô thị trường TP Việt Nam 2000-T6/2014 (% GDP) Nhờ vốn tích lũy và huy động từ thị trường tài chính (bao gồm cả chính thức và phi chính thức), vốn đầu tư cho sản xuất không ngừng được cải thiện. Cụ thể, mức vốn 78 cố định/lao động đã tăng khá nhanh về giá trị tuyệt đối. Cụ thể, vốn cố định/lao động tăng từ mức 39,6 triệu động/lao động năm 2001 lên 106,5 năm 2014 triệu đồng/lao động. Nhờ cải thiện vốn đầu tư, máy móc trang thiết bị và hạ tầng sản xuất được cải thiện là yếu tố nền tảng căn bản giúp cải thiện NSLĐ ở Việt Nam. Đây là điều kiện cần để tăng trưởng NSLĐ với bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là những nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa như Việt Nam. Nguồn: VNPI (2014), Báo cáo năng suất Việt Nam 2014. Viện Năng suất Việt Nam. Hình 4.2: Trang bị vốn cố định/lao động (giá so sánh 2010-triệu đồng) Dù vốn cố định trên lao động có sự gia tăng về giá trị tuyệt đối nhưng tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư xã hội trên mỗi lao động của Việt Nam lại có xu hướng giảm mạnh. Cụ thể, giai đoạn 1991-1997, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư xã hội/lao động tăng bình quân 19,23% mỗi năm thì tới gian đoạn 2001-2007 giảm xuống còn 12% và từ sau khi gia nhập WTO đến nay (2007-2014) giảm xuống chỉ còn 3,4%. Tương ứng với sự suy giảm tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư xã hội trên mỗi lao động, tốc độ tăng trưởng NSLĐ cũng tương ứng giảm theo. Nếu như giai đoạn 1991-1997, tốc độ tăng trưởng NSLĐ bình quân hàng năm đạt 5,92% thì giai đoạn 1991-1997 giảm xuống còn 4,38% và kể từ sau khi gia nhập TWO đến nay bình quân tăng trưởng chỉ đạt 3,52%. Những kết quả trên cho thấy vai trò quan trọng của vốn đầu tư đối với tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam. Tăng trưởng vốn đầu tư trên mỗi lao động giảm sẽ có ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng NSLĐ. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư/lao động giai đoạn 19911997 bình quân hàng năm tăng mạnh (19,2%) và tăng trưởng NSLĐ trong giai đoạn này cũng đạt 5,9%, đây là giai đoạn tăng cao nhất kể từ sau đổi mới. Trong các giai đoạn khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư/lao động thụt giảm cũng kéo theo 79 tốc độ tăng trưởng NSLĐ thấp như giai đoạn 1998-2000 và giai đoạn 2008-2014. Kết quả này chưa thể kết luận NLSĐ hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư nhưng xu hướng này cho thấy có mối quan hệ khá chặt chẽ giữa hai yếu tố này ở Việt Nam. Nguồn: Tính toán từ số liệu của Vụ tài khoản quốc gia, TCKT và The Conference Board, United States (2015) Hình 4.3: Tăng trưởng vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng NSLĐ bình quân hàng năm theo giai đoạn (%) 4.1.2. Vốn FDI đối với NSLĐ Kể từ sau khi mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã thu hút được nguồn vốn FDI khá lớn tới đầu tư sản xuất. Về mặt lý thuyết, thu hút nhiều vốn từ doanh nghiệp FDI sẽ có những đóng góp trực tiếp và gián tiếp để cải thiện NSLĐ của nền kinh tế. Đóng góp trực tiếp Đóng góp của vốn FDI trực tiếp đối với NSLĐ ở Việt Nam chủ yếu đến từ đóng góp ngắn hạn do khu vực này giúp dịch chuyển lao động từ những nhóm ngành có NSLĐ tuyệt đối thấp hơn sang ngành có NSLĐ cao hơn. Sự khác biệt này chủ yếu do vốn FDI thường đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp (công nghiệp chế biến) nên khu vực này tạo ra những vị trí làm việc mới có NSLĐ cao hơn lao động làm việc trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nơi phần lớn lao động đang làm việc trong khu vực nông nghiệp và việc làm phi chính thức. So sánh giữa các thành phần kinh tế, khu vực FDI luôn có NSLĐ tuyệt đối cao nhất so với các thành phần kinh tế nội địa nhưng khoảng cách này đang dần bị thu hẹp. Cụ thể, năm 2000, NSLĐ bình quân của khu vực FDI cao hơn tới 33,4 lần so 80 với khu vực kinh tế ngoài nhà nước nhưng đến năm 2014 giảm xuống chỉ còn 8,3 lần. Điều này có nghĩa, đóng góp của khu vực FDI tới tăng trưởng NSLĐ do dịch chuyển lao động đang có xu hướng giảm dần. Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK, Niên giám thống kê hàng năm Hình 4.4: Năng suất lao động theo thành phần kinh tế (triệu đồng) Tuy nhiên, do ít đầu tư phát triển công nghệ, kỹ năng phục vụ sản xuất mà chủ yếu gia công lắp ráp nên tăng trưởng NSLĐ hàng năm của khu vực này tăng rất chậm. Trong suốt giai đoạn 2006-2014, NSLĐ của khu vực FDI tăng trưởng bình quân hàng năm chỉ là 0,37%, thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp nội địa (khoảng 3,5%/năm). Vì vậy, đóng góp của khu vực FDI là rất nhỏ tới tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam. Những lao động làm việc cho khu vực FDI chủ yếu phải là lao động trẻ bởi đặc thù đối với của công việc lắp ráp, dây truyền thường làm việc với cường độ cao (cả về thời gian và sức lực). Vì vậy, lao động chỉ làm việc được trong thời gian ngắn do áp lực công việc, do vấn đề sức khỏe không đảm bảo hoặc có gia đình không thể làm ca. Trong tương lai gần, Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức lao động công nghiệp lắp ráp quay trở lại khu vực nông nghiệp/nông thôn và khu vực phi chính thức (tự nguyện rời khỏi ngành do sức khỏe hoặc bị sa thải do quá tuổi). Khi đó, việc giải quyết việc làm bền vững đối với nhóm lao động này sẽ càng khó khăn hơn (Lê Văn Hùng, 2015a). Nghiên cứu của Thu Phương [35] tại KCN Thăng Long và KCN Quang Minh cho thấy các công ty đều chỉ muốn tuyển lao động ở lứa tuổi từ 18-24. Khoảng hơn 80% lao động tại hai KCN này chưa lập gia đình và hầu hết là lao động nữ. Họ xác 81 định làm KCN chỉ là tạm thời khi còn trẻ và sau khi lập gia đình không thể làm việc ca kíp 12 tiếng/ngày bởi những công việc này không phù hợp khi có gia đình và con cái. Tuy nhiên, họ cũng chưa biết sẽ làm công việc gì sau khi không làm công nhân ở KCN. Kết quả điều tra lao động việc làm năm 2013 cũng cho thấy lao động đang làm việc trong khu vực FDI có tuổi đời trung bình trẻ nhất so với các khu vực khác (bình quân chỉ 29,6 tuổi) trong khi các khu vực khác tuổi đời của lao động bình quân đều cao hơn khá nhiều. Nguồn: Tính toán từ Điều tra lao động việc làm 2013, TCTK Hình 4.5: Độ tuổi lao động bình quân đang làm việc theo thành phần kinh tế Đóng góp gián tiếp Kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới cho thấy thu hút vốn FDI sẽ có tác động lan tỏa thông qua hiệu ứng tràn về công nghệ, trình độ quản lý, kỹ năng tới các doanh nghiệp nội địa và người lao động trong nước từ đó cải thiện NSLĐ. Đây là điều mà hầu hết các quốc gia nhận đầu tư đều kỳ vọng bởi tác động này mới có ý nghĩa dài hạn và cao hơn rất nhiều so với tác động trực tiếp mà doanh nghiệp FDI tạo ra đối với NSLĐ. Ở Việt Nam, do khu vực FDI và doanh nghiệp nội địa ít liên kết, hợp tác với nhau nên tác động tràn về công nghệ và kỹ năng là rất mờ nhạt. Rất nhiều nghiên cứu về mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa như nghiên cứu của Chuc và cộng sự [82], CIEM [13], Porter [39], Trần Văn Thọ [55] đều cho thấy hai khu vực này liên kết còn yếu và hiệu ứng tràn về công nghệ, kỹ năng lao động là chưa rõ ràng. Nghiên cứu điều tra của Dao Ngoc Tien và Phan Thi Van [86] cho thấy công nghiệp phụ trợ của Việt Nam yếu kém nên mối liên kết giữa các doanh nghiệp nước 82 ngoài và doanh nghiệp nội địa không phát triển. Vì vậy, phần lớn nguyên liệu, linh phụ kiện phải nhập khẩu hoặc mua từ những doanh nghiệp nước ngoài khác tại Việt Nam. Theo số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu, hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài không tìm được nhiều đối tác cung cấp từ các doanh nghiệp trong nước. Tỷ lệ linh phụ kiện đầu vào mà các doanh nghiệp nước ngoài mua từ các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 19,55%, trong khi tỷ lệ nhập khẩu chiếm tới 60,72%; mua từ các doanh nghiệp FDI khác tại Việt Nam chiếm 29,3% và tự họ sản xuất chiếm 17,23%. Đối với các doanh nghiệp của Nhật Bản, tình trạng tham gia của các doanh nghiệp nội địa trong việc cung cấp linh phụ kiện, nguyên liệu đầu vào kết quả còn kém khả quan hơn, nguồn cung cấp của doanh nghiệp nội địa chỉ chiếm có 5,33% trong tổng số chi phí đầu vào của các doanh nghiệp Nhật Bản. Hầu hết đầu vào các doanh nghiệp này nhập khẩu, mua từ các doanh nghiệp FDI khác và tự sản xuất. Bảng 4.2: Nguồn sử dụng đầu vào, linh phụ kiện cùa các doanh nghiệp Nhập khẩu Mua từ các Mua từ các Tự sản DN FDI DN nội địa xuất khác Doanh Tỷ lệ (%) 36,03 10,66 58,99 29,09 nghiệp nội Số DN trả 336 215 391 211 địa lời Doanh Tỷ lệ (%) 60,72 29,32 19,55 17,23 nghiệp Số DN trả 147 85 92 58 nƣớc ngoài lời Doanh Tỷ lệ (%) 54 38,33 5,33 33 nghiệp Nhật Số DN trả 24 13 15 13 Bản lời Nguồn: Điều tra khảo sát của Dao Ngoc Tien và Phan Thi Van (2010) Nghiên cứu về sự tham gia mạng sản xuất toàn cầu của Cù Chí Lợi (2010) cho thấy, trong số 105 doanh nghiệp FDI trả lời phỏng vấn thì chỉ có duy nhất 1 doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ sản xuất linh kiện quan trọng cho khách hàng trong vòng 5 năm (2005-2009) đó là công nghệ sản xuất dây dẫn điện cho ô tô với giá trị 31.948 triệu đồng. Tuy nhiên, công nghệ này lại được chuyển giao cho một doanh nghiệp nước ngoài khác chứ không phải là doanh nghiệp Việt Nam. Điều đó cho thấy, 83 để thực hiện chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa không phải dễ dàng, nó phải xuất phát từ cả hai phía đó là khi 2 doanh nghiệp có hợp tác làm ăn thực sự chặt chẽ, ổn định lâu dài và tiềm lực (vốn, trình độ lao động, thị trường) của doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao công nghệ đòi hỏi phải đủ mạnh [20]. Do ít liên kết hợp tác, tác động lan tỏa về kỹ năng lao động (cả trình độ quản lý và kỹ năng nghề) đối với lao động trong các doanh nghiệp nội địa cũng ít nhận được. Do đó, vai trò đóng góp gián tiếp và dài hạn tới NSLĐ của khu vực FDI ở Việt Nam là rất mờ nhạt. Ngay cả những đóng góp trực tiếp của khu vực FDI tới NSLĐ cũng sẽ dần mất đi bởi lợi thế về lao động giá rẻ và mặt bằng kinh doanh cũng sẽ không còn khi thu nhập bình quân đầu người dần tăng, mức độ già hóa dân số tăng nhanh, đặc biệt trong vài năm gần đây. Do đó, tác động từ việc tăng thu hút vốn FDI với tăng trưởng NLSĐ ở Việt Nam kể từ sau đổi mới dù tích cực nhưng không tạo ra thay đổi lớn trong dài hạn. Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK (2016) và The Conference Board, United States (2015) Hình 4.6: Vốn FDI thực hiện và tăng trưởng NSLĐ 4.1.3. Lao động và trình độ kỹ năng Lao động Nguồn cung lao động hiện đang là lợi thế để cải thiện NSLĐ khi Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, dân số Việt Nam bước vào 84 thời kỳ “dân số vàng”16 từ năm 2010 và còn kéo dài đến năm 2040. Nhờ lực lượng lao động trẻ chiếm phần lớn, Việt Nam là quốc gia đang là điểm đầu tư hấp dẫn doanh nghiệp FDI cũng như doanh nghiệp nội địa khởi nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp trong lĩnh vực gia công lắp ráp sử dụng nhiều lao động như lĩnh vực dệt may, lắp ráp điện tử, điện thoại di động. Nhờ lực lượng lao động trẻ, quá trình dịch chuyển lao động từ vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ cũng nhanh hơn. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng NSLĐ tuyệt đối do khu vực công nghiệp, dịch vụ có NSLĐ cao hơn nhiều so với khu vực nông nghiệp Tuy nhiên, lao động làm việc trong lĩnh vực gia công chế biến (may, lắp ráp điện tử,..) thường chỉ ưu tiên lao động trẻ trong khi nhưng lợi thế dân số trẻ đang giảm dần khi mức độ gia tăng số người già tăng khá nhanh, đặc biệt trong vài năm gần đây (chi tiết trong bảng dưới). Cụ thể, chỉ số già hoá17 đã tăng từ 18,2% năm 1989 lên 24,3% năm 1999 và 42,7% năm 2012 [46]. Theo đánh giá của Qũy dân số Liên hợp quốc, Việt Nam là quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Để chuyển từ thời kỳ dân số vàng sang dân số già của Pháp kéo dài khoảng 115 năm, của Thụy Điển là 70 năm nhưng Việt Nam chỉ còn khoảng hơn 20 năm. Già hóa dân số nhanh đặt ra thách thức lớn đối với Việt Nam đó là dân số sẽ già trước khi giàu do sức lao động giảm, nhu cầu về an sinh xã hội sẽ tăng nhanh hơn [22]. Tốc độ già hóa dân số nhanh nhưng thực trạng sử dụng lao động trong nước chủ yếu vẫn là lao động giản đơn và chất lượng công việc thấp là rào cản thúc đẩy tăng trưởng NSLĐ trong dài hạn. Bảng 4.3: Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi (%) Nhóm tuổi 1999 2009 2012 0-14 33.48 24.45 23,9 15-59 58.38 66.85 65,9 60+ 8.14 8.7 10,2 Tổng 100 100 100 Nguồn: Tổng điều tra dân số năm 1999, 2009, 2012a Trình độ kỹ năng của lao động Kể từ sau đổi mới, giáo dục đã góp phần đáng kể giúp phần lớn lực lượng lao động có những kỹ năng cơ bản để cải thiện NSLĐ trong khu vực nông nghiệp cũng 16 Thời kỳ “dân số vàng” là khi Tỷ lệ số người phụ thuộc (nhỏ hơn 15 và lớn hơn 60) trên số người trong độ tuổi lao động (15-60) thấp hơn 50%. Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng bởi số lượng dân số từ 0 đến dưới 15 tuổi giảm khá nhanh, từ 33,5% năm 1999 giảm xuống chỉ còn 23,9% năm 2012. 17 Chỉ số già hóa được đo bằng tỷ số giữa dân số từ 60 tuổi trở lên so với dân số dưới 15 tuổi tính theo phần trăm. 85 như giúp họ dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp có năng suất cao hơn. Nhờ công nghiệp hóa, hệ thống giáo dục ngày càng được mở rộng và phát triển giúp lao động giản đơn ngày càng giảm trong khi lao động có trình độ ngày càng tăng. Số lượng lao động giản đơn đã giảm xuống khá nhanh từ mức 70% năm 1996 xuống còn 40,8% năm 2013; lao động quản lý, lao động có kỹ năng và được đào tạo chuyên môn kỹ thuật có xu hướng ngày càng tăng. Bảng 4.4: Cơ cấu lao động làm việc phân theo trình độ tay nghề Loại nghề 1996 2005 2010 2013 1.Lao động quản lý 0.47 0.7 0.9 1.1 2. CMKT bậc cao trong các lĩnh vực kỹ thuật 2.34 3.79 5.1 5.7 3 3.11 3.7 3.3 4. Nhân viên 0.94 0.98 1.4 1.7 5. Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng 6.19 8.78 14.6 16.2 6. Lao động có kỹ thuật trong N-L-TSản 4.65 5.2 15.5 12.0 7. Thợ thủ công có KT và các thợ KT khác có liên 9.42 11.95 12.6 12.0 8. Thợ lắp ráp và vận hành máy móc 2.86 3.83 7.0 7.0 9. Lao động giản đơn 69.57 61.68 39.1 40.8 10. Khác 0.54 0 0.000 0.2 3. CMKT bậc trung quan Nguồn: Điều tra Lao động- Việc làm hàng năm – TCTK Những lao động có trình độ giáo dục cao hơn và lao động trẻ thường có nhiều cơ hội kiếm được việc làm được trả lương ổn định hơn. Những lao động trình độ thấp và tuổi cao thường gặp khó khăn trong việc di cư và dịch chuyển ngành nghề nên thường bị rớt lại khu vực nông nghiệp hoặc khu vực kinh tế phi chính thức [29]. Nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mở cửa nền kinh tế, lao động có tay nghề ngày càng tăng và số lượng người lao động làm công ăn lương ngày càng tăng ở Việt Nam từ mức 16,8% năm 1996 tăng lên 34,8% năm 2013. So với những nước phát triển hơn trong khu vực thì tỷ lệ này vẫn còn khá thấp (như Singapore 85,1%; Malaysia 73,9%, Phillipines 58,2%). 86 Bảng 4.5: Tỷ lệ lao động làm công ăn lương trong tổng số lao động có việc làm (%) 1993 2003 2013 Campuchia 10,3 22,9 40,6 Lào 9,7 11,7 15,6 Indonesia 31,0 34,9 46,5 Malaysia 71,4 76,2 73,9 Myanmar ... ... 36,5 Phillipines ... 50,1 58,2 Singapore 85,4 85,4 85,1 Thái Lan 34,3 40,5 41,4 Việt Nam 16,8 21,9 34,8 Ghi chú: “…” = Không có dữ liệu. Số liệu của Campuchia dựa trên Khảo sát KT-XH Campuchia năm 1993/1994 (độ tuổi từ 10 trở lên), năm 2004 và 2013 (độ tuổi từ 15-64); số liệu của Indonesia bao gồm cả lao động thời vụ; số liệu của Lào tương ứng với các năm 1995, 2005, 2010; số liệu mới nhất của Malaysia tính tới năm 2012; số liệu mới nhất của Myanmar tính tới năm 2009/2010 và bao gồm cả lao động thường xuyên và lao động thời vụ; số liệu mới nhất của Philippines chỉ tính tới 3 quý đầu tiên; số liệu của Singapore chỉ tính tới lao động thường trú; số liệu của Thái Lan là số liệu quý 3 của tất cả các năm; số liệu đầu tiên của Việt Nam là số liệu năm 1996. Nguồn: ILO (2013): Các chỉ số chính của thị trường lao động, phiên bản thứ tám, năm 2013. Trích trong ADB và ILO (2015), Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn. Dù đã có nhiều cải thiện nhưng chất lượng nguồn nhân lực hiện vẫn bị coi là nút thắt quan trọng kìm hãm tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam. Hầu hết lao động chủ yếu tự học hỏi lẫn nhau để tích lũy kinh nghiệm, tỷ lệ lao động qua đào tạo hiện ở mức khá thấp so với các nước phát triển trong khu vực. Hiện tại, số năm đến trường trung bình của dân số trên 15 tuổi ở Việt Nam thấp hơn khá nhiều so (năm 2010 là 6,34) với các nước phát triển như Nhật Bản (11,59), Hàn Quốc (11,94). Số năm đi học thấp có ảnh hưởng mạnh tới đào tạo và học nghề của lao động. 87 Ghi chú: Số năm đi học trung bình ở cấp tiểu học, phổ thông cơ sở và trung học phổ thông Nguồn: Barro R. & J.W. Lee (2014). Educational Attainment Dataset. Trang web: [http://www.barrolee.com/] Hình 4.7: Số năm đi học trung bình của dân số trên 15 tuổi Nếu như năm 2000, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam là 10,3% nhưng đến năm 2014, tỷ lệ này cũng chỉ tăng lên 18,2%. Trong đó, lao động đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những lao động đã qua đào tạo (chiếm 7,8%), cao đẳng chiếm 2,2%; trung cấp chỉ chiếm 3,7% và đạo tạo nghề 4,9%. Số lượng lao động qua đào tạo thấp cho thấy chất lượng lao động của nền kinh tế quá kém so với yêu cầu hội nhập cũng như xu hướng phát triển của khu vực và quốc tế. Nguồn: TCTK, Niên giám thống kê hàng năm Hình 4.8: Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) Trình độ và kỹ năng lao động thay đổi đã đáp ứng tốt đối với nền kinh tế trong hơn thập kỷ đầu của thời kỳ đổi mới do yêu cầu của hầu hết công việc trong thời kỳ 88 này chưa cao bởi chủ yếu sản xuất nông nghiệp và hội nhập chưa mạnh. Nhưng giai đoạn sau, đặc biệt giai đoạn gần đây khi đã hội nhập sâu rộng, chất lượng lao động bộc lộ nhiều vấn đề hạn chế. Giáo dục và đào tạo nghề của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng của thị trường lao động. Ngay cả lao động qua đào tạo cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp đòi hỏi trình độ chuyên môn và kỹ năng bậc cao. Doanh nghiệp thường phải đào tạo lại hoặc gửi đi đào tạo đối với hầu hết lao động. Điều này đang làm giảm chất lượng môi trường kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Kết quả điều tra của Ngân hàng Thế giới (2013) cho thấy phần lớn người sử dụng lao động cho rằng tuyển dụng lao động ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do họ thiếu các kỹ năng phù hợp hoặc thiếu hụt lao động có tay nghề trong những ngành cụ thể. Đây là vấn đề nghiêm trọng đối với hầu hết ứng viên trong lĩnh vực kỹ thuật, chuyên môn và quản lý. Đối với lao động giản đơn, lao động có tay nghề thiếu hụt diễn ra khá phổ biến. Sự yếu kém về trình độ kỹ năng và chuyên môn của lao động là yếu tố chính cản trở tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế trong dài hạn. Bởi vì, con người và công nghệ mới chính là yếu tố quyết định tạo ra sự nhảy vọt về năng suất lao động mang tính bền vững. Ở khía cạnh khác, trình độ và kỹ năng lao động không được cải thiện trong khi giá cả và chi phí dịch vụ ngày càng tăng dẫn tới chi phí lao động (giá thuê lao động) ngày càng tăng. Kết quả, môi trường kinh doanh sẽ kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và điều này làm chậm sự dịch chuyển lao động từ khu vực năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao hơn. 4.1.4. Đóng góp của hoạt động khoa học công nghệ Kể từ sau đổi mới, nhờ mở cửa và hội nhập với thế giới, trình độ nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ của Việt Nam dù còn thua xa so với thế giới nhưng cũng có những bước tiến triển quan trọng và có những đóng góp nhất định tới NSLĐ. Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong các khu vực kinh tế Với số lượng tổ chức khoa học công nghệ được thành lập khá nhanh ở Việt Nam (năm 1995 chỉ có khoảng 300 tổ chức thì đến năm 2012 đã tăng lên khoảng 1600), kết quả nghiên cứu và ứng dụng từ các cơ sở khoa học cũng đã mang lại những thành công trước mắt. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều giống lúa, cà phê, thủy sản mới được nghiên cứu và đưa vào sản xuất giúp cải thiện năng suất cho người nông dân. Đến năm 2010, 89 có khoảng hơn 170 giống lúa được công nhận, có nhiều giống lúa lai cho năng suất cao như VL20, TH3-3, TH304, HY83, HYT92, HYT100 [32]. Nhiều máy móc và công nghệ sản xuất chăn nuôi mới được ứng dụng và nâng cấp cải tiến giúp giảm sức lao động và cải thiện năng suất rõ rệt. Trong lĩnh vực công nghiệp, cũng có nhiều nghiên cứu, cải tiến được ứng dụng trong thực tế như Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp đã nghiên cứu đưa ra 51 sản phẩm cơ khí mới thuộc cụm công trình “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo cụm sản phẩm cơ điện tử trong công nghiệp” đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2005, chế tạo thành công cụm sản phẩm cơ điện tử. Viện Vật lý địa cầu – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo ra hệ thống tự động hóa quản lý, giám sát và điều khiển tàu thuyền. Viện Khoa học Vật liệu chế tạo và đưa vào ứng dụng nam châm đất hiếm Nd-Fe-B được ứng dụng trong chế tạo máy tuyển từ để tuyển sa khoáng titan, với giá thành chỉ bằng 20-25% so với công nghệ nhập ngoại. Bên cạnh đó, còn nhiều nghiên cứu cải tiến ứng dụng trong thực tế của các doanh nghiệp nhằm giảm chi phí và sức lao động như làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị cơ khí thủy công cho các nhà máy thủy điện lớn (đã áp dụng thành công đối với nhà máy thủy điện Sơn La). Một số doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn như tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã thành lập Viện nghiên cứu riêng và chi tới 10% lợi nhuận trước thuế cho Qũy phát triển Khoa học và Công nghệ. Kết quả, Tập đoàn Viettel đã chế tạo ra nhiều sản phẩm và sáng kiến mới như máy bay không người lái hạng nhẹ VT-Patrol, hệ thống quản lý vùng trời, ra đa, hệ thống báo bia tự động, máy thông tin vô tuyến điện sóng ngắn, sóng cực ngắn. Hay Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã phối hợp với bộ Khoa học và Công nghệ đã nghiên cứu chế tạo các thế hệ giàn khoan mới phục vụ khai thác dầu khí [59]. Nhiều công nghệ tiên tiến thế giới được các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và sở hữu nhanh chóng so với các nước trong khu vực và thế giới như công nghệ viễn thông, internet, truyền hình,.. Những thành tựu này có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện NSLĐ của nền kinh tế. Trong lĩnh vực dịch vụ, các nhà khoa học đã nghiên cứu phát minh ra nhiều loại vacxin (đã chủ động sản xuất được 9/10 loại vác xin) phục vụ tiêm chủng như bại liệt, viêm não,…Nhiều đề tài nghiên cứu giúp ứng dụng tốt đối với ngành y học Việt Nam liên quan tới ghép tim, gan, thận. Đối với dịch vụ giáo dục, nhiều ứng dụng khoa học công nghệ được đưa vào giảng dạy như giáo án điện tử, trình chiếu, chấm bài điện tử, 90 thảo luận trực tuyến,.. Các dịch vụ khác như tài chính ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ công cũng sử dụng nhiều ứng dụng công nghệ giúp giảm thời gian giao dịch và chi phí của người sử dụng cũng như người cung cấp dịch vụ. Hình thành một số vườn ươm công nghệ Cho tới hết năm 2015, Việt Nam đã thành lâp được một số vườn ươm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp biến các ý tưởng công nghệ khả thi thành các sản phẩm hoặc dịch vụ công nghệ. Các vườn ươm được thành lập như vườn ươm doanh nghiệp thuộc Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, vườn ươm thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội, vườn ươm công nghệ Việt – Hàn. Các vườn ươm được các doanh nghiệp công nghệ lớn ở Việt Nam thành lập dành cho nội bộ doanh nghiệp hoặc qui mô nhỏ như vườn ươm các doanh nghiệp công nghệ thông tin của Tập đoàn FPT, YouNet, VCCorp, VNG,... Tuy nhiên, các vườn ươm hiện được đánh giá chưa thực sự hiệu quả do thiếu mạng lưới chuyên gia thường trực để hỗ trợ tư vấn, thiếu kỹ năng quản lý vườn ươm theo mô hình doanh nghiệp. Các vườn ươm chủ yếu hoạt động mang tính chất thử nghiệm do nguồn tài chính hạn chế. Chưa thu hút được các nhà đầu tư mạo hiểm, các tập đoàn lớn quốc tế [34]. Nhân lực phục vụ khoa học công nghệ ngày càng gia tăng Về mặt số lượng, nhân lực có trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ gia tăng khá nhanh. Tính đến năm 2012, Việt Nam có 24,3 nghìn tiến sĩ; 101 nghìn thạc sĩ, cao đẳng đại học trở lên có 4,28 triệu người. So với năm 1996, số lượng tiến sĩ đã tăng gấp 1,7 lần; thạc sĩ tăng 4,3 lần; đại học tăng 2,7 lần (Nguyễn Chiến Thắng, 2013). Về mặt lý thuyết, gia tăng số lượng nhân lực trình độ cao là điều kiện quan trọng thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ nói riêng và cải thiện NSLĐ của Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, so với các nước phát triển, tỷ lệ cán bộ khoa học trên 1 triệu dân của Việt Nam vẫn thấp hơn khá nhiều. Số cán bộ khoa học trên 1 triệu dân của Việt Nam chưa đến 800 người trong khi con số này của Mỹ, Nhật Bản, Singapore là hơn 4000 người. Ngay cả trong các khu công nghệ cao như Công viên công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh thì nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn rất khiêm tốn so với Hàn Quốc. Có tới 76,65% lao động làm việc trong công viên công nghệ cao là lao động phổ thông và chỉ 91 có 0,08% là tiến sĩ; 0,82% là thạc sĩ. Trong khi, con số lao động phổ thông chỉ là 4,7%; tiến sĩ chiếm 1,8% và 24,15 là thạc sĩ. Bảng 4.6: So sánh nhân lực khoa học của công viên công nghệ cao Việt Nam với Hàn Quốc Công viên khoa học Hsinchu Công viên công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh Trình độ Số lao động Tỷ lệ (%) Số lao động Tỷ lệ (%) Tiến sĩ 2.361 1,80 12 0,08 Thạc sĩ 33.428 24,10 145 0,82 Kỹ sƣ, cử nhân 43.891 31,50 2.087 11,90 Cao đẳng 24.206 17,40 867 4,90 Trung cấp 28.642 20,50 1.007 5,75 LĐ phổ thông 6.588 4,70 13.407 76,65 139.461 100 17.525 100 Tổng cộng Nguồn: Công viên Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, trích trong Nguyễn Chiến Thắng (2013) Dù có nhiều cố gắng nhằm phát triển nghiên cứu khoa học và công nghệ để thúc đẩy doanh nghiệp, nhà đầu tư, hộ gia đình và người dân cải thiện công nghệ sản xuất và nâng cao NSLĐ. Tuy nhiên, những sáng kiến và ứng dụng về công nghệ ở Việt Nam chủ yếu có tính chất cải tiến, cải tạo và nâng cấp nhằm phục vụ trong nước là chủ yếu, ít có những phát minh sáng chế tầm cỡ và có giá trị thương mại toàn cầu. Do đó, tác động từ nghiên cứu khoa học và công nghệ chưa thực sự tạo ra những bước chuyển lớn đối với hoạt động sản xuất của nền kinh tế để tạo ra sự đột phá về NSLĐ. 4.1.5. Ƣớc lƣợng các yếu tố tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam 4.1.6. Mô hình ước lượng Từ hàm sản xuất Solow truyền thống, mô hình Solow mở rộng do Mankiw và cộng sự (1992) và tổng hợp các mô hình khác đo lường các yếu tố tác tới NSLĐ ở cấp quốc gia trong các nghiên cứu của Valadkhani (2003), Bouoiyour (2005), Heshmati (2011), mô hình cụ thể đối với Việt Nam như sau: lnLPti=β0+β1lnK_domesticti+β2lnLti+β3lnFDIti+β4lnEDUti+β5lnTECHti +εti Trong đó: LP: năng suất lao động (Y/L) hàng năm 92 K_domestic: vốn đầu tư trong nước hàng năm L: lao động hàng năm FDI: vốn FDI ròng EDU: trình độ nguồn nhân lực TECH: khoa học công nghệ εti: phần dư sai số 4.1.7. Mô tả biến và số liệu Bảng 4.7: Các biến của mô hình Biến Năng suất lao động lp Đo lƣờng Giải thích Gía trị gia tăng/lao động làm việc hàng năm k_domestic Vốn đầu tư trong nước Vốn đầu tư phát triển trong nước hàng năm fdi Vốn FDI Vốn FDI thực hiện hàng năm l Lao động Số LĐ mới làm việc tăng thêm hàng năm tech Nghiên cứu phát triển và Số bài tạp chí khoa học và kỹ thuật được edu khoa học công nghệ công bố hàng năm Trình độ kỹ năng lao LĐ Số sinh viên/học viên tốt nghiệp hàng năm Số liệu Số liệu sử dụng cho mô hình ước lượng là số liệu tổng hợp từ nguồn chính thống của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng thế giới giai đoạn từ 1985 đến nay. Bảng 4.8: Tóm tắt số liệu sử dụng cho mô hình Biến LP L K_domestic FDI EDU TECH Số quan sát 30 30 30 30 30 30 Trung vị Độ lệch chuẩn 7.64 912.32 127461.60 38365.90 155.56 426.80 2.87 387.30 110323.70 38080.36 135.56 540.96 Giá trị nhỏ nhất 3.99 459.90 11321.00 2737.53 19.20 42.00 Giá trị lớn nhất 13.00 2287.00 357242.50 115304.00 443.02 1848.00 Nguồn: Tính toán từ số liệu hàng năm của TCTK và NHTG 4.1.8. Mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố sản sản xuất với NSLĐ Với mức ý nghĩa 5%, tương quan giữa biến NSLĐ với các biến độc lập hầu hết hệ số tương quan rất cao (>0.8) cho thấy mối quan hệ tuyến tính giữa biến NSLĐ và các 93 biến phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Ngoại trừ biến lao động có mức tương quan thấp hơn nhưng vẫn ở mức trung bình khi hệ số tương quan là 0,41. Điều đó cho thấy, sự phụ thuộc của biến NSLĐ đối với các yếu tố tác động (các biến độc lập) là khá rõ ràng. Bảng 4.9: Tương quan giữa NSLĐ và các yếu tố tác động lp l_new k_domestic fdi edu LP 1.0000 L 0.4168* 1.0000 K_domestic 0.9806* 0.3804* 1.0000 FDI 0.9129* 0.5149* 0.9380* 1.0000 EDU 0.9688* 0.3559 0.9778* 0.8757* TECH 0.8767* 0.2642 0.9321* 0.8741* 0.9372* Nguồn: Tính toán từ số liệu hàng năm của TCTK và NHTG 94 tech 1.0000 1.0000 9 8.5 9 8 8.5 7.5 8 7 7.5 9 10 11 lnk_domestic -5 13 0 lnlp Fitted values 5 lnfdi 10 Fitted values 7.5 7.5 8 8 8.5 8.5 9 9 lnlp 12 6 6.5 7 lnl 8 3 4 Fitted values lnlp 5 lnedu 6 Fitted values 7.5 8 8.5 9 lnlp 7.5 4 5 6 lntech lnlp 7 8 Fitted values Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu hàng năm của TCKT và NHTG Hình 4.9: Mối quan hệ giữa NSLĐ với các yếu tố sản xuất 4.1.9. Kết quả ước lượng Trong bảng 4.10 trình bày kết quả thống kê từ phân tích hồi quy. Theo kết quả ước lượng, với mức ý nghĩa 95%, tất cả các biến giải thích đều có ý nghĩa thống kê và 95 có tác động tới biến NSLĐ. R-squared bằng 0,8979 ngụ ý rằng các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được tới 89,79% sự biến thiên của năng suất lao động trong giai đoạn từ sau đổi mới đến nay. Để không vi phạm nghiêm trọng các giả định của phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất. Sau khi ước lượng hồi qui, những kiểm định quan trọng đã được thực hiện nhằm đảm bảo các kết quả ước lượng không chệch và có độ tin cậy cao hơn như kiểm định tự tương quan (các sai số của quan sát này không tương quan với các sai số của các quan sát khác đồng thời sai số ngẫu nhiên không có tương quan với biến độc lập), kiểm định phương sai không đồng nhất, kiểm định tính phù hợp của dạng hàm, kiểm định tính ổn định của mô hình. Kết quả các kiểm định (trong phụ lục 2) đều thỏa mãn các điều kiện này càng làm tăng độ tin cậy của kết quả ước lượng. Bảng 4.10: Kết quả các yếu tố tác động tới NSLĐ của Việt Nam Sample (adjusted): 1986 2014 Included observations: 29 after adjustments Variable C D(LOG_K_domestic) D(LOG_L) D(LOG_FDI) D(LOG_EDU) D(LOG_TECH) R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. 5.862508 0.144170 -0.056824 0.036914 0.110817 0.046582 0.138364 0.022159 0.013653 0.011257 0.014479 0.008933 42.37017 6.506242 -4.162174 3.279221 7.653830 5.214708 0.0000 0.0000 0.0004 0.0033 0.0000 0.0000 0.897979 0.017851 0.007329 78.95682 2271.522 0.000000 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat Nguồn: Tính toán từ số liệu hàng năm của TCTK và NHTG 96 8.201425 0.359890 -5.031505 -4.748616 -4.942908 1.522715 Về ý nghĩa kinh tế, kết quả ước lượng từ mô hình cho thấy các yếu tố sản xuất tác động tới NSLĐ ở Việt Nam đúng như kỳ vọng và phù hợp với thực tế từ những kết quả phân tích định tính ở trên (chi tiết trong bảng 4.10). Trong số các yếu tố hàm sản xuất, yếu tố vốn đầu tư nội địa là yếu tố chính dẫn tới tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế Việt Nam kể từ sau đổi mới khi hệ số tác động của vốn đầu tư nội địa cao nhất. Điều này là phù hợp với thực tế ở những nước đang phát triển như Việt Nam Trong khi đó, tác động của yếu tố FDI là thấp nhất so với những yếu tố đầu vào khác, ngoại trừ yếu tố cung lao động bổ sung hàng năm. Điều này phù hợp với thực trạng FDI thu hút ở Việt Nam đó là sự hiện diện của khu vực này ít tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích về công nghệ và kỹ năng lao động đối với khu vực nội địa. Đây chính là hệ lụy của sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp nội địa và khu vực FDI. Hiện tại, những tác động tích cực chủ yếu do khu vực FDI thu hút lao động từ ngành có NSLĐ tuyệt đối thấp (khu vực nông nghiệp và khu vực phi chính thức) sang ngành công nghiệp chế biến có NLSĐ tuyệt đối cao hơn. Hay nói cách khác, khu vực FDI chỉ có tác động về dịch chuyển cơ cấu trong ngắn hạn. Hệ lụy này không phải do phía doanh nghiệp FDI mà hoàn toàn do khả năng hấp thụ của khu vực nội địa cũng như chiến lược thu hút vốn FDI của Việt Nam chưa hợp lý. Yếu tố cung lao động tăng thêm có tác động tiêu cực (dấu âm) tới NSLĐ cho thấy áp lực gia tăng việc làm lớn dẫn tới chất lượng công việc kém. Kết quả, NSLĐ sẽ bị thụt giảm do nhu cầu lao động của thị trường thấp hơn hay nói cách khác, các yếu tố đầu vào khác không đủ để tạo ra vị trí việc làm tốt hơn đáp ứng sự gia tăng của lao động. Do đó, phần lớn lao động phải làm những công việc phi chính thức năng suất thấp hoặc chấp nhận làm những công việc thiếu ổn định, bán thời gian trái với ngành nghề được đào tạo. Đối với biến trình độ lao động, việc gia tăng lao động qua đào tạo kể từ sau đổi mới cũng có tác động tích cực tới NSLĐ. Mức độ tác động của yếu tố trình độ lao động chỉ đứng sau yếu tố vốn nội địa do sự thay đổi lớn trong giáo dục giữa trước và sau đổi mới. Nhu cầu lao động có trình độ (đòi hỏi của cầu về lao động) cũng ngày càng tăng do sự bùng nổ của khu vực vốn FDI và doanh nghiệp tư nhân cũng là yếu tố quan trọng giúp nguồn cung lao động qua đào tạo được sử dụng hợp lý. Tuy nhiên, so với những nước phát triển, đóng góp của yếu tố trình độ lao động còn khiêm tốn do lao động qua đào tạo cũng chưa thực sự làm đúng chuyên môn được đào tạo còn phổ biến. 97 Ở khía cạnh khác, lao động qua đào tạo cũng chưa thực sự đảm bảo chất lượng và đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp do hệ thống giáo dục còn nhiều bất cập hạn chế so với chất lượng giáo dục của các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Yếu tố nghiên cứu phát triển và công nghệ cũng như yếu tố trình độ kỹ năng dù có tác động tích cực tới năng suất lao động nhưng mức độ tác động tương đối nhỏ. Kết quả này khá hợp lý với thực trạng trình độ công nghệ cũng như năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ hiện ở Việt Nam. Với các yếu tố chính tác động tới NSLĐ, yếu tố FDI và yếu tố công nghệ hiện có tác động nhỏ nhất tới NSLĐ. Đó chính là hệ quả của chiến lược phát triển công nghiệp trong suốt vài thập kỷ vừa qua của Việt Nam. Chiến lược phát triển thiếu rõ ràng dẫn tới thu hút vốn FDI không chú trọng tới trình độ công nghệ và lĩnh vực đầu tư. Nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ nhỏ nhưng đầu tư lại dàn trải. Đây là những yếu tố cần phải chú trọng trong giai đoạn tới nếu muốn tạo ra sự đột phá về NSLĐ. 4.2. Những vấn đề hạn chế từ các yếu tố sản xuất tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam 4.2.1. Vốn huy động chưa thuận lợi cho đầu tư sản xuất Dù có nhiều phát triển nhưng thị trường tài chính của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực và thế giới. Đối với hệ thống ngân hàng, đây vẫn là kênh huy động và cung cấp vốn quan trọng nhất cho nền kinh tế. Năm 2000, tỷ lệ tín dụng/GDP từ mức 35,1 đã tăng lên 97% năm 2013. Tuy nhiên, kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam cho thấy nhiều vấn đề hạn chế và có tác động không tốt tới đầu tư sản xuất của nền kinh tế. Thứ nhất, lãi suất cho vay ở Việt Nam còn rất cao so với quốc tế, thậm chí những thời điểm lãi suất cho vay của Việt Nam cao hơn từ 3-4 lần so với những nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia. Năm 2013, lãi suất cho vay ngắn hạn dao động ở mức 9-10%, trung và dài hạn 10,5-12% và dài hạn18. Hay thời điểm tháng 6/2011, lãi xuất cho vay VNĐ rất cao như cho vay đối với khu vực nông nghiệp là 18%/năm; khu vực sản xuất kinh doanh 19,2% [31]. Thứ hai, vốn cho vay chủ yếu là ngắn hạn nên chỉ phù hợp với những nhà đầu tư chộp giật, buôn bán nhỏ lẻ. Kết quả khảo sát ngành 18 BIDV (2014), Đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, xử lý nợ xấu. Báo cáo số 314/2014. 98 ngân hàng năm 2013 cho thấy phần dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tới 61% tổng số dư nợ cho vay của các ngân hàng, dự nợ trung hạn (1-5 năm) chỉ chiếm 17% và dư nợ dài hạn (dài hơn 5 năm) là 22%. Thứ ba, tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác của các ngân hàng ở Việt Nam cũng rất cao (chiếm 14% tổng tài sản) so với các nước khác trên thế giới (như Trung Quốc chỉ 3%, Thái Lan 8%, Úc 2%)19. Kỳ hạn vay ngắn hạn, lãi suất cho vay cao, tiền cho vay lòng vòng giữa các ngân hàng và tổ chức tín dụng dẫn tới cơ hội tiếp cận vốn cho sản xuất kinh doanh thực gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư có chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh dài hạn và chân chính. Thị trường chứng khoán dù phát triển khá nhanh nhưng số lượng công ty niêm yết trên sàn chứng khoán vẫn khá khiêm tốn. Tính đến cuối quí 2 năm 2016, tổng số doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán HSX chỉ là 307 đoanh nghiệp, sàn UPCOM là 291, và sàn HNX là 379 doanh nghiệp20. Nếu tính cả thị trường OTC (thị trường chứng khoán phi tập trung) thì tổng số doanh nghiệp niêm yết cũng chỉ hơn 1800 doanh nghiệp. Con số này quá nhỏ so với 535.920 doanh nghiệp đang hoạt động tính đến năm 201621. Nguyên nhân do hầu hết doanh nghiệp của Việt Nam có qui mô quá nhỏ nên không đủ điều kiện tham gia niêm yết huy động vốn22. Đối với các nước phát triển, đây là kênh huy động vốn dài hạn quan trọng để mở rộng đầu tư công nghệ và trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất. Với số lượng doanh nghiệp rất nhỏ trong số các doanh nghiệp đang hoạt động tham gia niêm yết huy động vốn cho thấy thị trường chứng khoán còn kém phát triển. Đối với kênh huy động từ thị trường trái phiếu, dù có nhiều cải thiện trong giai đoạn vừa qua nhưng khối lượng vốn huy động từ kênh này vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực. Hầu hết huy động từ trái phiếu do Chính phủ phát hành. Tỷ lệ huy động từ trái phiếu của khu vực doanh nghiệp là rất nhỏ, chỉ dao động loanh quanh 1% GDP. Hơn nữa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ gần như không thể huy động vốn thông qua kênh trái phiếu. Các doanh nghiệp huy động được vốn qua kênh này chủ yếu là các doanh nghiệp lớn và hầu hết trong lĩnh vực bất động sản, các công ty chứng khoán. 19 Công ty TNHH KPMG, Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam năm 2013. Trang web: https://www.kpmg.com/VN/en/IssuesAndInsights/ArticlesPublications/Documents/Advisory/Vietnam%20Banki ng%20Survey%202013%20-%20VN.pdf. 20 Số công ty niêm yết trên trang web hai sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (http://hnx.vn/web/guest/ket-qua ) và Hồ Chí Minh (https://www.hsx.vn/Modules/Listed/Web/Symbols?fid=18b12d5d2d554559bf10eeb90304ff2e) 21 Báo cáo của Cục Quản lý kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trang web : http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=31507&idcm=188. 22 Theo qui ðịnh tại Điều 54 Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ thì tiêu chí phải là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp lớn hơn 30 tỷ đồng tại thời điểm niêm yết. 99 Theo báo cáo của Uỷ ban giám sát Tài chính quốc gia năm 2012, có tới hơn một nửa giá trị trái phiếu doanh nghiệp (51%) là do các công ty bất động sản phát hành, 40% do các công ty chứng khoán và chỉ có 9% trái phiếu doanh nghiệp phát hành thuộc các công ty sản xuất [53]. Các doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn Dù có nhiều cải thiện và phát triển thị trưởng tài chính ở Việt Nam, tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh vẫn hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN. Theo kết quả điều tra doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới, vốn vay từ ngân hàng trong tổng vốn cố định và vốn lưu động chiếm 18,8% tổng số vốn các doanh nghiệp qui mô nhỏ, 28,7% đối với doanh nghiệp qui mô vừa trong khi con số này đối với các doanh nghiệp qui mô lớn là 37,3% (Phuong, 2012)23. Kết quả điều tra về DNNVV của CIEM (2008) cho thấy chỉ có 10% số doanh nghiệp nhận được hỗ trợ vay vốn, 13% được hỗ trợ tài chính thông qua khuyến khịch đầu tư. Còn theo Cục Phát triển Doanh nghiệp24, tổng dư nợ tín dụng đối với các DNNVV chiếm 35,27% tổng số dư nợ của toàn bộ hệ thống tổ chức tín dụng toàn nền kinh tế. Theo phản ánh từ 45 hội doanh nghiệp tỉnh, thành phố và các văn phòng đại diện tại phía Nam, Miền Trung và Tây Nguyên: năm 2011 chỉ có khoảng 30% các DNNVV vay được vốn từ các ngân hàng, 70% số DNNVV còn lại sử dụng vốn tự có hoặc vay ngoài. Có những giai đoạn, các doanh nghiệp phải huy động vốn phi chính thức với lãi suất rất cao như tại thời điểm quý I/2012, có trên 30% số doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, trong đó có tới 76% phải vay ở mức lãi suất 18-19% trở lên. Việc tiếp cận vốn khó khăn sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới khả năng đầu tư cải tiến công nghệ, mở rộng sản xuất và giảm cơ hội thuê lao động có tay nghề tới làm việc. Do đó, NSLĐ sẽ chậm được cải thiện nếu doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư sản xuất. Chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước có xu hướng giảm mạnh Cơ cấu chi tiêu từ ngân sách nhà nước cho bộ máy quản lý ngày càng tăng trong những năm gần đây có tác động không tốt tới nguồn vốn đầu tư phục vụ phát triển kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh. Nếu như năm 1995, chi thường xuyên chỉ chiếm 50,4% tổng nguồn chi ngân sách thì đến năm 2010 đã tăng lên 58% và năm 2013 là 68,2%. Nguyên nhân chính dẫn tới chi thường xuyên tăng do bộ máy quản lý nhà nước ngày càng tăng về số lượng lao động tuyệt đối. Năm 2000, tổng số lao động 23 CIEM, DOE, ILSSA (2008). Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam –Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2007. Nhà xuất bản Tài chính 24 Cục Phát triển Doanh nghiệp (2012), Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 2011. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội. 100 trong khu vực nhà nước là 4,358 triệu lao động làm việc thì đến năm 2014 đã tăng lên 5,474 triệu lao động. Điều này cho thấy nỗ lực tinh giản bộ máy nhà nước vẫn chưa thực sự như mong muốn. Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016), Số liệu thống kê. Trang web [https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714], truy cập ngày 3/6/2016. Hình 4.10: Số lượng lao động khu vực nhà nước vẫn liên tục tăng Kết quả, tỷ lệ chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách giảm mạnh từ mức 30,2% năm 1995 xuống chỉ còn 21,5% năm 2013 và theo dự toán phê duyệt năm 2015 giảm xuống chỉ còn khoảng 17%. Việc giảm chi đầu tư phát triển sẽ làm chậm quá trình phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả, NSLĐ chung của nền kinh tế cũng chịu ảnh hưởng từ sự thụt giảm này. Nguồn: TCKT và Bộ Tài chính, Quyết toán ngân sách hàng năm. Ghi chú: Số liệu năm 2014, 2015 là dự toán Hình 4.11: Tỷ lệ chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách nhà nước (%) Bên cạnh cơ cấu chi có xu hướng ảnh hưởng không tốt tới việc thúc đẩy NSLĐ, hiệu quả từ nguồn vốn đầu tư phát triển cũng bị đánh giá đầu tư dàn trải và thiếu hiệu 101 quả, chất lượng đầu tư công thấp [41], [17]; [3]. Vốn đầu tư phát triển từ nhà nước là nguồn quan trọng nhất nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và các điều kiện khác hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Do đó, nếu nguồn vốn này kém hiệu quả sẽ không tạo ra môi trường kinh doanh tốt nhất có thể để thúc đẩy doanh nghiệp và các hộ gia đình cải thiện năng suất lao động. 4.2.2. Nguyên nhân vốn FDI có tác động lan tỏa yếu tới NSLĐ. Chính sách thu hút vốn FDI thiếu chọn lọc Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tác động của vốn FDI tới NSLĐ không như kỳ vọng trong gần 3 thập kỷ vừa qua do chính sách thu hút vốn FDI chưa thực sự hợp lý. Lượng vốn FDI được thu hút khá nhanh nhưng hiệu quả mà khu vực này mang lại không nhiều đối với khu vực nội địa. Những doanh nghiệp FDI này vào chủ yếu tận dụng ưu đãi về mặt bằng, thuế và sử dụng lao động giản đơn giá rẻ. Do đó, tác động lan tỏa khu vực này tới NSLĐ chung của nền kinh tế còn yếu. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này do: Thứ nhất, phân cấp thu hút đầu tư ở Việt Nam diễn ra khá mạnh25 đồng thời áp lực tạo thêm việc làm mới, tăng thu ngân sách và tốc độ tăng trưởng GDP dẫn tới các tỉnh cạnh tranh thu hút về mặt số lượng, ít chú trọng về chất lượng. Cụ thể, thu hút doanh nghiệp FDI chưa thực sự quan tâm tới công nghệ và trình độ lao động mà các doanh nghiệp này sử dụng. Thứ hai, qui hoạch phát triển theo vùng, lĩnh vực sản phẩm cụ thể chưa tốt nên thu hút vốn FDI và nhà đầu tư nội địa thiếu sự tập trung theo vùng, theo cụm tuyến sản phẩm rõ ràng. Nghiên cứu của Trần Văn Thọ [56] cho rằng kể từ sau đổi mới Việt Nam chưa bao giờ có được chiến lược phát triển công nghiệp hợp lý. Các KCN thường giao cho chủ đầu tư tư nhân hoặc các công ty đầu tư phát triển hạ tầng của nhà nước quản lý và mục tiêu của những doanh nghiệp này là cho thuê mặt bằng và tỷ lệ lấp đầy thay vì tuân thủ theo qui hoạch. Việc kiểm tra giám sát thực hiện qui hoạch cũng hết 25 Phân cấp quản lý FDI lần đầu được thực hiện bằng Nghị định số 192-CP của chính phủ ngày 28/12/1994 cho phép Ban quản lý các KCN, KCX Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Quảng Nam – Đà Nẵng và Ban quản lý Dung quất được cấp phép đàu tư các dự án FDI dưới 5 triệu USD. Quyết định số 386/1997/QĐ-TTg ngày 7/6/1997 có thêm 8 tỉnh được phân cấp cấp giấy phép đầu tư là Hà Tây, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, và Lâm Đồng. Riêng Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được cấp phép các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư không điều kiến có qui mô vốn đến 10 triệu USD. Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi năm 2000) mở rộng phạm vi từ chỗ chỉ phân cấp khâu quản lý và điều chỉnh giấy phép đầu tư đến phân cấp toàn bộ quá trình quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư nước ngoài. Luật Đầu tư 2005 phân cấp mạnh hơn cho UBND tỉnh và Ban quản lý KCN , KCX, Khu công nghệ cao và Khu kinh tế cấp giấy chứng nhân đầu tư cũng như quản lý hoạt động đầu tư đối với toàn bộ dự án FDI, ngoại trừ dự án quan trọng chưa có trong qui hoạch hoặc chưa qui hoạch (Nguyễn Chiến Thắng, 2015). 102 sức lỏng lẻo và thiếu cơ chế kiểm soát. Việc thả lỏng quản lý và định hướng theo cụm tuyến dẫn cơ chế phối hợp và liên kết yếu, không tận dụng được lợi thế theo qui mô. Thứ ba, Việt Nam ít đưa ra những điều kiện, thỏa thuận hay buộc những doanh nghiệp FDI cam kết hỗ trợ/đỡ đầu doanh nghiệp nội địa về công nghệ, kỹ năng để có đủ năng lực cung cấp đầu vào cho chính các doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp FDI thu hút hầu hết dưới hình thức 100% sở hữu vốn nước ngoài và xu hướng liên doanh giữa vốn nước ngoài với trong nước ngày càng ít. Thông thường, việc liên doanh với các doanh nghiệp FDI giúp doanh nghiệp nội địa dễ dàng tiếp cận với công nghệ và kỹ năng quản lý từ đó có cơ hội làm chủ. Tuy nhiên, do liên doanh với các doanh nghiệp FDI là các DNNN (chủ yếu góp mặt bằng sản xuất) và lãnh đạo của những doanh nghiệp này thường làm việc giống như quan chức thay vì tinh thần doanh nghiệp, điều này thường cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp FDI, đặc bieetj là doanh nghiệp Nhật Bản không muốn lựa chọn hình thức liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam [56]. Bảng 4.11: Các hình thức FDI tại Việt Nam (%) 1993-1996 1997-2000 Lũy kế đến cuối 2013 Liên doanh 57,5 29,0 17,4 100% vốn nƣớc ngoài 38,0 63,7 79,9 Hình thức khác 4,5 7,3 2,7 Ghi chú: Tính theo số dự án được cấp phép Nguồn: Tính từ thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trích trong Trần Văn Thọ (2015), Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội. Doanh nghiệp nội địa nhỏ, năng lực yếu nên khó tham gia vào mạng sản xuất thông qua doanh nghiệp FDI Ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động là các DNNVV. Đây là điểm bất lợi rất lớn bởi doanh nghiệp nội địa yếu có nghĩa khả năng tận dụng cơ hội từ khu vực FDI sẽ rất hạn chế. Theo kết quả báo cáo trong sách trắng về DNNVV năm 2014, trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, số doanh nghiệp thuộc dạng siêu nhỏ, nhỏ, và vừa ở Việt Nam chiếm tới 97,6%. Trong đó, doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tới 67,7%; doanh nghiệp nhỏ chiếm 28%; doanh nghiệp vừa 103 chiếm 2% và số doanh nghiệp qui mô lớn chỉ chiếm 2.4% [15]. Do năng lực của các doanh nghiệp nội địa còn yếu nên gần như ít tham gia được vào các chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các doanh nghiệp FDI. Kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê và CIEM [51] cho thấy khả năng liên kết ngược và liên kết xuôi của DNNVV với các doanh nghiệp FDI vẫn hết sức hạn chế (dưới 10%) do các DNNVV thiếu vốn và trình độ công nghệ thấp nên khó có thể mua đầu vào trung gian từ các doanh nghiệp có vốn nước ngoài và ngược lại. Do đó, chuyển giao công nghệ nhờ liên kết xuôi và liên kết ngược sẽ vẫn khó xảy ra. Hộp 4.1: Doanh nghiệp nội địa ít tham gia đƣợc chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua doanh nghiệp FDI- Trƣờng hợp Samsung Năm 2013 Samsung đã xuất khẩu điện thoại di động với kim ngạch 23,9 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cứ 400 triệu điện thoại di động của Samsung được bán ra trên toàn cầu thì có 120 triệu điện thoại được sản xuất tại Bắc Ninh. Cùng với nhà máy Samsung Thái Nguyên mới đi vào hoạt động, Việt Nam thực sự trở thành cứ điểm sản xuất của tập đoàn Samsung trên toàn cầu. Tuy nhiên, để xuất khẩu 23.9 tỷ USD mỗi năm, hãng này phải nhập về một lượng nguyên liệu đầu vào tương đương 19,8 tỷ USD. Đại diện Samsung cho biết trong số gần 100 đối tác cung cấp linh kiện cho các nhà máy tại Thái Nguyên và Bắc Ninh, chỉ có 7 công ty nội địa, các công ty này chủ yếu "làm bao bì và đóng gói" với giá trị rất thấp. Theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, kết quả thăm dò với hơn 800 doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam cũng cho thấy khó có doanh nghiệp nào có thể đáp ứng được các tiêu chí của Samsung. Nguồn: Cục Phát triển Doanh nghiệp (2014) 4.2.3. Nguyên nhân, hạn chế về lao động và kỹ năng lao động Nguyên nhân chất lượng lao động thấp do cầu việc làm của nền kinh tế và hệ thống giáo dục đào tạo Thứ nhất, do chính nhu cầu về việc làm của nền kinh tế dẫn tới tình trạng người lao động ít có động lực đi học nghề và tự cải thiện chuyên môn kỹ năng bởi ở Việt Nam quá dễ tìm (hoặc tự tạo ra) một chỗ làm phi chính thức. Quá trình công nghiệp hóa và mở hội nhập cũng tạo ra nhiều chỗ làm mới, đặc biệt tại các khu/cụm công 104 nghiệp được ra đời hàng loạt rải rác trên khắp các tỉnh/thành phố. Hầu hết những vị trí việc làm mới này ít đòi hỏi trình độ chuyên môn của lao động. Các tiêu chí tuyển dụng hết sức đơn giản, chỉ cần trẻ và có sức khỏe, ưu tiên tốt nghiệp phổ thông bởi công việc chỉ là gia công và lắp ráp. Những lao động không tham gia được vào khu vực công nghiệp hay khu vực nhà nước thì họ cũng có thể tự tạo việc làm cho mình tại khu vực phi chính thức (hàng rong, trà đá, xe ôm, làm thuê tự do) hoặc chấp nhận làm nông nghiệp do những điều kiện ràng buộc khác (không đủ sức khỏe, không muốn di cư,...). Việc đánh đổi lựa chọn giữa làm việc ngay và có thu nhập tức thì với lựa chọn đi học nghề và tốn thêm chi phí luôn được người lao động cân nhắc khi tham gia thị trường lao động. Nhưng với những yêu cầu hiện tại của thị trường lao động, hầu hết người lao động vẫn lựa chọn đi làm bởi sự kỳ vọng có được công việc tốt sau khi học nghề hoặc chuyên môn không cao cũng như thu nhập bình quân hộ gia đình còn thấp, đặc biệt ở khu vực nông thôn miền núi. Thứ hai, chất lượng của các các trường, cơ sở đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề của Việt Nam26 chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn và kỹ năng của người lao động đối với các doanh nghiệp, nền kinh tế trong những thập kỷ vừa qua, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập. Phần lớn lao động qua đào tạo khi đi làm vẫn phải đào tạo lại. Theo Ngân hàng Thế giới [29], chương trình học và đào tạo sinh viên của các cơ sở giáo dục và trường đại học ở Việt Nam chưa phù hợp và không đáp ứng đủ kỹ năng đối với thị trường lao động. Nguyên nhân do sự thiếu kết nối giữa người sử dụng lao động với các trường nghề, trường đại học và sinh viên. Theo Tổng cục Dạy nghề [42], dạy nghề ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế : - Chất lượng đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng được được yêu cầu của các doanh nghiệp cả về trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng mềm khác (tác phong công nghiệp, làm việc nhóm. Đặc biệt kỹ năng và năng lực nghề nghiệp còn khoảng cách lớn so với thế giới và khu vực. 26 Theo đánh giá của Diễn dàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2015 thì chất lượng hệ thống giáo dục của Việt Nam chỉ xếp thứ 94/134 nước (Indonesia xếp thứ 32/134; Trung Quốc 52/134) và chất lượng các trường quản lý chỉ xếp thứ 119/134 nước. 105 - Chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp. Do đó, việc lao động chuyển từ các cơ sở dạy nghề sang đáp ứng nhu cầu thị trường lao động còn chậm. - Cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và ngành nghề đào tạo chưa hợp lý, chưa gắn với nhu cầu của từng vùng, địa phương đối với các ngành nghề cụ thể. Dạy nghề cho lao động nông thôn để dịch chuyển sang khu vực phi nông nghiệp còn chậm so với yêu cầu thực tế. Hiện tại, cam kết tự do thị trường lao động đã có hiệu lực đối với khu vực cộng đồng kinh tế ASEAN, và sắp tới là với các khu vực khác. Lao động Việt Nam có cơ hội di chuyển sang nước khác nhưng cũng đối mặt với cạnh tranh việc làm ở trong nước. Với thực trạng chất lượng lao động hiện tại sẽ rất khó khăn để NSLĐ có sự bứt phá và bắt kịp các nước phát triển hơn. Mất cân đối cung cầu lao động: Thiếu lao động có kỹ năng, thừa lao động đại học và trên đại học Với văn hóa và nhận thức chung của hầu hết các gia đình và xã hội Việt Nam, mong muốn con cái học đại học để trở thành lãnh đạo và làm quản lý (làm quan) đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi gia đình. Chính vì vậy, hầu hết mọi gia đình đều định hướng con cái cố gắng phấn đấu học đại học thay vì đi học nghề. Do đó, tình trạng dư thừa lao động trình độ đại học và trên đại học ngày càng tăng. Qúy 2 năm 2013 là 134 nghìn người, quí 2 năm 2014 là 147 nghìn người; quí 3 năm 2015 là 199,2 nghìn người [8], [9]. Hơn nữa, công tác hướng nghiệp nghề từ các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông chưa tốt; thông tin cung cầu thị trường lao động của các địa phương, cấp vùng và quốc gia rất thiếu và yếu; vấn đề di chuyển của lao động còn nhiều vướng mắc (hộ khẩu, bảo hiểm, con cái học hành,..); chính sách trả lương theo trình độ bằng cấp (đặc biệt trong khu vực nhà nước), chính sách đào tạo nhân viên của doanh nghiệp còn hạn chế. Kết quả, tình trạng thừa lao động đại học và trên đại học trong khi thị trường lao động thiếu lao động có tay nghề. So sánh với các nước trong khu vực ASEAN cho thấy Việt Nam thuộc nhóm nước khó tuyển dụng lao động có kỹ năng nhất. 106 Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới: Khảo sát ý kiến người quản lý, 2013-2014 (Geneva, 2013). Trích trong ADB và ILO (2015), Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn. Hình 4.12: Mức độ dễ dàng trong tìm kiếm lao động có tay nghề và đầu tư tư nhân cho đào tạo nhân viên Trong khi nhiều trường đại học khối kinh tế, tài chính ngân hàng, kế toán số lượng thí sinh nộp đơn xét duyệt rất nhiều thì nhiều trường nghề lại không thể tuyển đủ chỉ tiêu. Theo ông Nguyễn Đắc Hiển, Trưởng Phòng Đào tạo Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Hùng Vương, năm 2015, các doanh nghiệp cần tuyển dụng lao động kỹ thuật tập trung ở các nghề cơ khí, hàn, điện, điện lạnh, điện tử với mức lương tối thiểu từ 4 triệu đồng/tháng nhưng trường chỉ đáp ứng được 250 lao động/1.306 nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp [58]. Trên phạm vi cả nước, hầu hết các trường nghề không đạt đủ chỉ tiêu tuyển sinh và nhiều trường nghề chuẩn bị phải đóng cửa. Nhiều trường nghề cơ sở vật chất bị bỏ hoang do không tuyển sinh được hoặc được qui hoạch chưa tốt như thiếu định hướng ngành nghề theo vùng, địa phường. Theo ông Cao Văn Sâm, Tổng cục phó Tổng cục Dạy nghề hiện tại chỉ có khoảng 2,5-3,5% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tham gia học nghề, tỷ lệ này rất thấp so với mục tiêu đến năm 2020, có ít nhất 30% học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề [36]. Cách trả lương trong khu vực nhà nước chưa khuyến khích cải thiện NSLĐ Cơ chế trả lương của khu vực công chức, viên chức và lao động thuộc các công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay chưa tạo động lực thúc đẩy năng suất lao động. Theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ qui 107 định thang lương, bảng lương đối với các công ty nhà nước và các công ty thành viện hạch toán độc lập của Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập cũng như Nghị định số 50/2013/NĐ-CP Quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, định mức lao động vẫn chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn chức danh, vị trí công việc, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ mà chưa có sự phân biệt và đánh giá hiệu quả công việc, năng suất lao động đối với từng người theo từng thời gian cụ thể. Vì vậy, người lao động ít có động lực phấn đấu nhằm cải thiện NSLĐ do họ không bị đánh giá lương với kết quả công việc họ đảm nhận.Thậm chí, hoạt động kinh doanh lỗ lớn nhưng thu nhập của cán bộ nhân viên nhiều doanh nghiệp vẫn cao hơn nhiều so với ngành khác nh7ư ngành điện, dầu khí, khai thác khoáng sản [24]. Đối với khu vực cán bộ công chức, viên chức, tiền lương được trả hoàn toàn tách biệt với vị trí/trách nhiệm công việc họ đảm nhận. Cơ chế tuyển dụng lao động theo hình thức biên chế và hợp đồng dài hạn tới khi nghỉ hưu cũng như việc trả lượng được tính theo thang bậc lương theo thâm niên công tác mà không trả lương theo thành tích công việc cũng như trách nhiệm (trên thực té có trả phụ cấp trách nhiệm và tăng lương trước thời hạn nhưng những mức chi hiện nay hoàn toàn mang tính hình thức và phi thị trường). Hơn nữa, thẩm quyền của thủ trưởng đơn vị (người trực tiếp quản lý lao động) lại không phải là người quyết định mức tiền lương, bậc lương nên những kết quả đánh giá chất lượng cán bộ cũng không có nhiều ý nghĩa thúc đẩy NSLĐ. Môi trường làm việc cạnh tranh thiếu lành mạnh và cơ chế khuyến khích thiếu rõ ràng, việc thu hút người tài thực sự khá khó khăn khi thị trường lao động quốc tế ngày càng phát triển. Hộp 4.2: Chảy máu chất xám ở Việt Nam và tuyển dụng nhân tài ở Singapore và Nhật Bản Môi trường làm việc của Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn người giỏi Trong số 13 quán quân cuộc thi đường lên đỉnh Olympia ra nước ngoài học tập thì chỉ duy nhất một người trở về Việt Nam và làm việc cho một công ty nước ngoài. Các thành viên khác hầu hết lựa chọn làm việc ở nước ngoài do cơ hội việc làm, môi trường làm việc và điều kiện sống tốt hơn. Có nhiều phát minh, sáng chế nổi tiếng thế giới là người Việt nhưng không phải của Việt Nam mà lại thuộc sở hữu của các nước phát triển như: Xe lăn điều khiển qua ý nghĩ của GS.TS. Hùng Nguyễn thuộc Đại học Sydney –Úc; Đỗ Đức Cường phát minh ra máy ATM thuộc Ngân hàng Citibank-Mỹ,.. 108 Tuyển dụng nhân tài của Singapore Ngay từ khi trở thành Thủ tướng, Lý Quang Diệu đã xác định những người có tài năng là yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh và sự phát triển của nền kinh tế. Ngay từ năm 1965, Singapore đã có chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt là tài năng từ nước ngoài trở thành chiến lược ưu tiên hàng đầu của Singapore ngay cả trong bộ máy cơ quan nhà nước cũng như khu vực tư nhân. Nếu được tuyển dụng, những lao động nước ngoài được cấp giấy phép định cư và nhập tịch lâu dài cũng như đưa người thân tới cùng sinh sống. Về thu nhập, những người được Chính phủ tuyển dụng sẽ được trả lương theo mức riêng đối với những nhân tài (Singapore có hẳn một chính sách về trả lương cao cho người tài. Ví dụ, các Bộ trưởng Singapore có mức lương cao hơn tất cả các Bộ trưởng ở những quốc gia phát triển). Hơn nữa, những người có thành tích cao trong các kỳ tuyển dụng, các cán bộ trẻ tiềm năng sẽ được cấp học bổng và tiếp tục được đào tạo tại các trường danh tiếng trên thế giới và sau khi quay lại sẽ được làm việc tại những vị trí có cơ hội thăng tiến cao. Lựa chọn công chức của Nhật Bản Để tuyển dụng công chức và cán bộ quản lý trong bộ máy của nhà nước, Viện Nhân sự Nhật Bản hàng năm tổ chức 3 kỳ thi nhằm tuyển chọn công chức loại I (những cán bộ trở thành lãnh đạo trong tương lai), công chức loại II và III (làm chuyên môn nghiệp vụ cụ thể). Hàng năm, số công chức tuyển dụng khoảng 1000 người nhưng số người đăng ký thi tuyển cao hơn gấp 50 lần và ứng viên thường là những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc tại những trường đại học lớn trên thế giới (thống kê cho thấy khoảng 50% số người trúng tuyển là sinh viên ưu tú của đại học Tokyo27 và hầu hết trong số họ tốt nghiệp chuyên ngành luật và kinh tế). Đối với công chức loại I, sau khi thi đỗ sẽ được lựa chọn nơi làm việc. Tuy nhiên, nếu số ứng viên chọn vào quá nhiều sẽ phải tổ chức thi tiếp để cạnh tranh vị trí làm việc (Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế, Bộ Ngoại giao, Cục Kinh tế kế hoạch là những nơi có nhiều ứng viên lựa chọn. Thông thường, mỗi năm các cơ quan này chỉ tuyển khoảng 25 người). Các cán bộ công chức này sẽ được đào tạo và cập nhật kiến thức mới liên tục nhằm thích ứng với những vấn đề mới trong quản lý và xu thế phát triển. Nguồn: Đăng Tuyên (2015), Thu hút, trọng dụng người có tài trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường. Trang web: [http://www.tapchitainguyenvamoitruong.vn/383/TNMT/9945/Thu-hut-trong-dungnguoi-co-tai-tren-the-gioi%C2%A0va-kinh-nghiem-cho-Viet-Nam.html] Theo Time Higher Education, trường đại học Tokyo xếp hạng thứ 27 thế giới về uy tín và chất lượng đào tạo năm 2012-2013. 27 109 4.2.4. Công nghệ và nghiên cứu đổi mới sáng tạo còn yếu Nút thắt về công nghệ và nghiên cứu phát triển Thay đổi công nghệ và sáng tạo là yếu tố then chốt trong sự thành công của các nước Đông Á dẫn tới tăng trưởng năng suất và tăng trưởng kinh tế bền vững trong nhiều thập niên. Các chỉ tiêu liên quan tới đổi mới công nghệ và sáng tạo của các nước này rất cao so với thế giới [38]. Tuy nhiên, ở Việt Nam môi trường cho phát triển công nghệ và nghiên cứu đổi mới sáng tạo vẫn còn hạn chế và thường chỉ được xếp vào nhóm cuối so với thế giới về đổi mới công nghệ và nghiên cứu phát triển. Theo đánh giá về năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF năm 2015, đổi mới công nghệ của Việt Nam khá thấp so với các nước trong khu vực khi chỉ được xếp thứ 87/134 (Singapore xếp thứ 9, Trung Quốc thứ 32, Indonesia thứ 31) , năng lực đổi mới công nghệ xếp thứ 95/134 (Singapore xếp thứ 19, Trung Quốc thứ 40, Indonesia thứ 22) Bảng 4.12: So sánh thứ hạng về đổi mới công nghệ và nghiên cứu phát triển (trên 134 quốc gia) Singapore Đổi mới công nghệ Năng lực đổi mới công nghệ Trung Quốc Indonesia Việt Nam 2008 2015 2008 2015 2008 2015 2008 2015 11 9 28 32 47 31 57 87 19 18 25 40 53 22 41 95 13 11 37 39 39 41 85 96 10 10 24 23 34 24 42 63 Chất lƣợng các tổ chức nghiên cứu khoa học Chi tiêu cho R&D Nguồn: WEF, GCI (2015) Romer [129] đã chỉ ra rằng tri thức là không có tính tranh giành, nghĩa là chúng không thể bị sử dụng hết như hàng hóa và dịch vụ thông thường. Từ đó, Romer khuyến nghị rằng muốn thúc đẩy tăng năng suất cần khuyến khích và ưu đãi đối với nghiên cứu và phát triển. So với các nước trong khu vực, năng lực nghiên cứu và phát triển của Việt Nam là rất thấp khi so sánh về số lượng bài tạp chí khoa học xuất bản trên một triệu dân được quốc tế công nhận. Hơn nữa, xu hướng nghiên cứu và phát triển có xu hướng chậm phát triển hơn so với những nước trong khu vực. Năm 1991, 110 số bài tạp chí khoa học và kỹ thuật xuất bản trên một triệu dân của Hàn Quốc chỉ là 31,4 bài; của Trung Quốc là 5,4 bài; của Thái Lan là 5,2 bài nhưng đến năm 2011, con số này của Hàn Quốc đã tăng lên 514; Trung Quốc là 66,9; Thái Lan là 34,4. Tương ứng sau 20 năm, Việt Nam trung bình chỉ tăng từ 0,97 lên 4,9 bài tạp chí khoa học và kỹ thuật xuất bản trên 1 triệu dân. Tốc độ gia tăng rất chậm so với xu thế chung của khu vực và thế giới. Nguồn: Tính toán từ số liệu của NHTG (2015). Trang web: http://data.worldbank.org/indicator. Hình 4.13: Số bài báo khoa học và kỹ thuật xuất bản của Việt Nam và một số nước (trên 1 triệu dân) Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự nghèo nàn và yếu kém và phát triển khoa học và công nghệ do lĩnh vực này chưa thực sự được chú trọng đầu tư phát triển trong vài thập kỷ vừa qua. Chi cho nghiên cứu và phát triển của Việt Nam là rất thấp so với nhóm nước thu nhập trung bình và phát triển. Năm 2002, tỷ lệ chi cho R&D trên GDP của Việt Nam là 0,18% và chỉ tăng lên 0,19% năm 2011. Trong khi đó, tỷ lệ này của Trung Quốc là 1,79 (năm 2013 đã tăng lên 2,01%); của Nhật Bản là 3,38%; của Hàn Quốc 3,74% và của Israel là 4,1%. Nếu xét chi tiêu cho R&D về giá trị tuyệt đối thì Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều lần bởi tổng GDP của nền kinh tế Việt Nam là rất nhỏ bé so với những nước này. Điều này cho thấy, khoảng cách về R&D giữa Việt Nam với những nước đi trước là rất lớn và chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt. Sự yếu kém về nghiên cứu sáng tạo và 111 đổi mới về khoa học công nghệ sẽ rất khó để Việt Nam tạo ra sự thay đổi căn bản về tốc độ tăng trưởng NSLĐ. Nguồn: NHTG (2016), trang web: [http://data.worldbank.org/indicator/GB.XPD.RSDV.GD.ZS], Hình 4.14: Tỷ lệ chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển trên GDP (%) Doanh nghiệp thiếu năng lực đầu tư cho nghiên cứu phát triển và công nghệ Điều đó cho thấy doanh nghiệp chỉ chú trọng cải tiến công nghệ nhằm phần nào áp lực cạnh tranh về giá mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt hiện nay. Kết quả điều tra về năng lực cạnh tranh và công nghệ năm 2013 với số mẫu 8.010 doanh nghiệp cho thấy phần lớn doanh nghiệp này không cải tiến công nghệ cũng như triển khai nghiên cứu và phát triển (chỉ có 8% thực hiện cải tiến hay nghiên cứu phát triển khai) [52]. Khảo sát mới nhất của sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đối với 100 doanh nghiệp trên địa bàn cho thấy chỉ có 4 doanh nghiệp có trung tâm nghiên cứu và phát triển, chỉ có 11 doanh nghiệp đầu tư 3% lợi nhuận cho phát triển khoa học công nghệ và chỉ có 21 doanh nghiệp thành lập quỹ phát triển khoa học công nghệ. Doanh nghiệp vẫn chưa có sự liên kết với các viện nghiên cứu, trường [5]. Nghiên cứu của Phạm Văn Dũng [16] cho thấy các doanh nghiệp tư nhân chỉ chi 0,2% của lợi nhuận để đầu tư cho đổi mới công nghệ. Gần đây, nghiên cứu điều tra của Đào Thanh Trường [59] về thực trạng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cũng đưa ra kết luận rằng các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được lợi ích của đầu tư khoa học công nghệ. Do đó, họ ít quan tâm đầu tư tài chính và nhân sự liên quan tới hoạt động KH&CN. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều cơ hội và thiếu sự hỗ trợ từ môi trường kinh doanh cho các hoạt động liên quan tới khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. 112 Do hạn chế về vốn (qui mô quá nhỏ) nên các doanh nghiệp thường sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, công nghệ đã qua sử dụng hoặc tự chế tạo, cải tiến. Khó khăn trong tiếp cận vốn vay do không có tài sản thế chấp chính là nguyên nhân cản trở việc đổi mới và cải tiến công nghệ sản xuất. Với qui mô nhỏ bé và năng lực tài chính, công nghệ yếu, các sản phẩm sản xuất ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam hầu hết là công nghệ thấp. Đặc biệt, xu hướng sử dụng hàm lượng công nghệ thấp giai đoạn 2006-2010 gia tăng so với giai đoạn 20002005 trong khi ở hầu hết các nước trong khu vực tỷ lệ này giảm xuống. Sự yếu kém về công nghệ sẽ rất khó giúp Việt Nam tạo ra những bước nhảy vọt về NSLĐ để bắt kịp những nước phát triển hơn giống như Hàn Quốc, Trung Quốc trong những thập kỷ vừa qua. Bảng 4.13: So sánh hàm lượng công nghệ trong sản phẩm công nghiệp chế biến 2000-2005 Công C.nghệ nghệ cao trung bình 2006-2010 Công Công nghệ nghệ cao trung thấp C.nghệ Công nghệ bình thấp Việt Nam 11,1 10,3 64,7 10,1 14,5 67,1 Hàn Quốc 35,1 35,3 17,9 28,4 44,3 11,6 Đài Loan 43,2 28,2 24,3 35,8 32,5 18,5 Trung Quốc 21,2 24,3 45,4 29,9 28,3 33,3 Malaysia 55,2 21,4 9,8 34,3 24 13 Thái Lan 32,4 27,2 21,9 22,7 37,7 16,1 Nguồn: ISP, trích trong Nguyễn Chiến Thắng (2013) Chính sách hỗ trợ KHCN thiếu hợp lý o Kinh phí nhà nước phân bổ cho KHCN còn rất nhỏ so với các nước phát triển28 nhưng việc phân chia lại theo kiểu dàn trải, cào bằng. Hiện tại, kinh phí ở nhiều viện nghiên cứu được phân bổ theo cách khoán biên chế hay kinh phí phân bổ phân đều cho các tỉnh/thành phố với đầu mối là sở KHCN. Đầu tư nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ chưa ưu tiên rõ rệt đối với từng ngành/sản phẩm rõ rệt. Chi ngân sách cho KHCN hàng năm của Việt Nam tương đương khoảng 0,4-0,5% GDP trong giai đoạn 20002010 so với mức trung bình của các nước OECD khoảng 2,3% GDP (Nguyễn Chiến Thắng ,2013) 28 113 o Kinh phí đầu tư cho nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ vẫn phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước, chưa huy động được nhiều từ khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân. o Chính sách lương/thu nhập của cán bộ nghiên cứu và môi trường làm việc chưa được chú trọng nên thực sự thu hút được nhiều nhà nghiên cứu giỏi làm việc. Nhiều cán bộ đang làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu phải đi làm thêm những ngành, nghề khác nên chưa giành toàn bộ thời gian và tâm huyết đối với nghiên cứu. o Kinh phí hỗ trợ đầu tư phát triển cho khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp quá nhỏ và phân chia rất manh mún. Kinh phí nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp không quá 30% tổng kinh phí thực hiện đề tài mà doanh nghiệp đề xuất. Do đó, mỗi doanh nghiệp thường chỉ nhận được hỗ trợ từ 500 – 1000 triệu đồng cho một đề tài nghiên cứu (Nguyễn Chiến Thắng, 2013). Đây là số kinh phí quá nhỏ để tạo ra những thay đổi mới về khoa học công nghệ cũng như nghiên cứu ứng dụng. Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp tự tổ chức đánh giá nghiệm thu đề tài thời gian qua là thiếu minh bạch và nghiêm túc trong việc triển khai thực hiện đề tài. Kết quả thực hiện nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ của doanh nghiệp cũng chưa được công nhận, chứng nhận sẽ ít tạo động lực đổi mới. o Chưa có các chính sách hỗ trợ bảo đảm rủi ro trong ứng dụng triển khai các kết quả nghiên cứu. Nguồn kinh phí hỗ trợ mang nặng tính thủ tục hành chính, chưa gắn chi phí với giá trị khoa học. Các thủ tục thanh toán và giải ngân tốn nhiều thời gian và chi phí của các nhà nghiên cứu, của doanh nghiệp. 114 CHƢƠNG 5 NHỮNG KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 5.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc 5.1.1. Bối cảnh quốc tế - Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng (quan hệ song phương, đa phương, khu vực và toàn cầu với sự tham gia của nhiều nước với những cam kết ngày càng mạnh mẽ, gần đây nhất là hiệp định TPP – Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương). Hiện nay, ranh giới về sản xuất và tiêu dùng giữa các quốc gia gần như bị xóa nhòa bởi hội nhập song phương và đa phương rất đa dạng. Hội nhập mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia đang phát triển nhưng quá trình này cũng mang lại nhiều thách thức không nhỏ nếu không có sự chuẩn bị tốt. Điểm nổi bật trong xu thế toàn cầu hóa là quá trình sản xuất đang được chia nhỏ thành các công đoạn khác nhau và các nước đều cố gắng đạt được một trình độ và mức độ chuyên môn hoá nhất định để tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu và khu vực. Sự phát triển và NSLĐ cao hay thấp phản ảnh khá rõ thông qua sự tham gia vào các công đoạn trong mạng sản xuất toàn cầu của mỗi quốc gia. Thông thường, những nước đang phát triển thường tham gia vào những khâu có giá trị gia tăng thấp (khâu sản xuất nguyên liệu thô, gia công lắp ráp) trong mạng sản xuất dưới sự phân phối, điều hành và sở hữu những thương hiệu lớn bởi các tập đoàn, công ty đa quốc gia ở những nước phát triển. Những nhà phân phối, sở hữu thương hiệu lớn này thường giữ vai trò quyết định trong quá trình hội nhập khi họ lựa chọn đặt công ty sản xuất ở đâu, đầu vào sử dụng từ quốc gia nào và bán ở thị trường nào. Do đó, muốn cải thiện NSLĐ trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam cũng như các nước đang phát triển chỉ có hai lựa chọn đó là: thứ nhất, nâng cấp sự tham gia mạng sản xuất ở vị trí cao hơn (giá trị gia tăng thu được lớn hơn khi tham gia khâu sản xuất đòi hòi trình độ cao hơn) thông qua các tập đoàn FDI. Thứ hai, Việt Nam cần tự phát triển những sản phẩm, thương hiệu riêng có, khác biệt của Việt Nam có khả năng cạnh tranh với cấp độ khu vực và toàn cầu. Để hiện thực hóa những điều này, Việt Nam cần có những chính sách đổi mới mạnh mẽ và toàn diện mới có thể nâng cấp sự tham gia trong chuỗi sản xuất toàn cầu và tận dụng những cơ hội từ hội nhập. Ngược lại, những 115 cơ hội từ hội nhập sẽ trở thành thách thức nếu những định hướng và chính sách phát triển thiếu đồng bộ. Xu hướng dịch chuyển sản xuất của các công ty, tập đoàn đa quốc gia: theo qui luật phát triển, các công ty/tập đoàn đa quốc gia sẽ lựa chọn những nơi đầu tư nhà máy có chi phí sản xuất hiệu quả nhất. Trong giai đoạn vừa qua, sự phát triển nhanh chóng và thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh nên vai trò công xưởng của thế giới của Trung Quốc đang giảm dần do chi phí sản xuất (nhân công, dịch vụ) của các công ty, tập đoàn đặt tại đây tăng nhanh. Ở khía cạnh khác, sự ra đời của TPP cũng làm thay đổi quyết định đầu tư của ngay cả các công ty của Trung Quốc và những nước ngoài TPP (Thái Lan) tới những nước trong khối TPP có chi phí sản xuất rẻ (như Việt Nam) để tận dụng cơ hội ưu đãi giữa các nước nội khối. Với sự thay đổi này, Việt Nam có nhiều cơ hội tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất toàn cầu nếu có sự chuẩn bị tốt. Xu hướng tự do dịch chuyển lao động và phân công lao động: quá trình toàn cầu hóa và hội nhập giúp lao động trên toàn thế giới dần được tự do dịch chuyển tới làm việc ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Cũng với làn sóng dịch chuyển dòng vốn FDI, các nước đang phát triển trở thành nơi gia công, sản xuất hiệu quả hơn đối với các công ty, tập đoàn đa quốc gia. Các công ty, tập đoàn này sử dụng khá nhiều lao động giá rẻ và tay nghề thấp trong khi nguồn lao động chất lượng và hưởng lương cao (lao động quản lý, điều hành) thường là lao động đến từ những nước phát triển. Do đó, nếu các nước phát triển không có chính sách giáo dục đào tạo nhân lực và định hướng thu hút vốn FDI phù hợp thì lao động mãi chỉ tham gia vào những công đoạn thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu. Xu hướng phát triển khoa học công nghệ: hiện nay, khoa học công nghệ đang là nhân tố có ảnh hưởng mang tính quyết định tới năng suất lao động và sự phát triển của các quốc gia trên thế giới. Sự thay đổi và đổi mới công nghệ làm cơ cấu ngành đa dạng, phong phú và phức tạp hơn, các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao sẽ phát triển nhanh hơn so với các ngành truyền thống tiêu tốn tài nguyên và sử dụng lao động giản đơn. Khoa học và công nghệ sẽ quyết định phân công lao động thế giới trong mạng sản xuất toàn cầu, quyết định giá trị và NSLĐ của mỗi quốc gia. Vì vậy, các quốc gia đang chạy đua nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ tốt nhất để nâng cao giá trị trong chuỗi cung ứng với mong muốn trở thành người tiên phong. Bất cứ quốc gia nào, 116 nếu không có sự tiến bộ về khoa học và công nghệ, quốc gia đó chắc chắn sẽ bị tụt hậu và bị khoảng cách ngày càng xa về NSLĐ và phát triển. Bên cạnh đó, sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ cũng sẽ tạo ra những sức ép rất lớn đối với thị trường lao động đối với nước đang phát triển như Việt Nam. Xu hướng công nghệ sản xuất và dịch vụ dần thay thế con người, đặc biệt những việc làm giản đơn không đòi hỏi kỹ năng sẽ dần tới dư thừa lao động trong bối cảnh lực lượng tham gia lao động hàng năm của Việt Nam vẫn khá lớn. Do đó, việc trang bị tay nghề và chuyên môn của người lao động cao hơn để có thể tham gia vào những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ ở cấp độ cao hơn để bắt kịp sự phát triển khoa học công nghệ là rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. 5.1.2. Bối cảnh trong nước Cho tới thời điểm hiện tại, Việt Nam gần như chưa tạo dựng được những ngành hàng thực sự có năng lực cạnh tranh mang thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế. Hầu hết sản phẩm xuất khẩu chủ lực là sản phẩm thô hoặc là những sản phẩm gia công chế biến xuất khẩu thuộc các công ty FDI. Do đó, khoảng cách về NSLĐ tuyệt đối giữa Việt Nam với các nước phát triển hơn trong khu vực và thế giới đang ngày càng bị nới rộng. Việt Nam đang nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi môi hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu dựa vào tăng quy mô các yếu tố đầu vào (vốn, lao động, tài nguyên) sang mô hình kinh tế dựa vào đổi mới sáng tạo, công nghệ và kỹ năng của lao động. Sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế đã bộc lộ nhiều yếu kém và đây là thời điểm tốt để thực hiện những chính sách cải cách mang tính căn bản tạo sự đột phá về NSLĐ. Cơ hội tham gia mạng sản xuất toàn cầu thông qua doanh nghiệp FDI: thu hút vốn FDI lớn với hầu hết các tập đoàn lớn qui mô toàn cầu đầu tư tại Việt Nam. Trong vài thập kỷ vừa qua, có thể nói lượng vốn FDI Việt Nam đã thu hút đầu tư đạt kết quả khá thành công so với các nước trong khu vực. Nhiều tập đoàn và công ty xuyên quốc gia tầm cỡ quốc tế tới đầu tư tập trung theo nhóm ngành tại một số vùng là cơ hội tốt để người lao động và các doanh nghiệp nội địa tiếp nhận và hấp thụ trình độ công nghệ và kỹ năng làm việc. Tuy nhiên, để hấp thụ tốt những hiệu ứng lan tỏa từ doanh nghiệp FDI lại hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của lao động và doanh nghiệp trong nước. Quan trọng hơn, trong bối cảnh Việt Nam đã thu hút khá nhiều doanh nghiệp FDI nhưng thực trạng thu hút khá lộn xộn và không có định hướng ngành, trình độ của các 117 doanh nghiệp FDI. Do đó, chính sách thu hút đầu tư vốn FDI giai đoạn tới của chính phủ cần xác định tiêu chí thu hút rõ hơn nhằm phù hợp với định hướng phát triển ngành, vùng có lợi thế so sánh. Những lợi thế của Việt Nam đang dần mất đi trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hơn do hội nhập ngày càng gia tăng : Lợi thế về lao động giá rẻ đang dần mất đi khi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng lên. Sau 3 thập kỷ thực hiện nhiều chính sách đổi mới, nền kinh tế được cởi trói và dần vận hành theo cơ chế thị trường. Những cải cách căn bản đó giúp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn ở mức khá cao và thu nhập bình quân đầu người được tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, sự gia tăng thu nhập cũng làm cho chi phí thuê lao động tăng theo và chi phí này dần cao hơn so với những nước kém phát triển hơn trong khu vực như Campuchia, Myanmar. Lợi thế lao động giá rẻ của Việt Nam sẽ dần mất đi nhưng nếu tỷ lệ lao động có kỹ năng cao hơn không theo kịp sẽ làm dòng vốn FDI dần thu hẹp và quá trình dịch chuyển lao động sẽ chậm lại. Mặt khác, tự do AEC đồng nghĩa lao động trong khu vực ASEAN được tự do di chuyển làm việc giữa các nước trong khối. Khi đó, sự cạnh tranh cả lao về lao động không có kỹ năng và lao động kỹ năng Việt Nam đều phải đối mặt. Hơn nữa, ưu thế về dân số vàng của Việt Nam cũng sẽ trôi qua trong khoảng một thập kỷ nữa. Nếu không tận dụng thời cơ và có những chính sách đổi mới phù hợp, Việt Nam sẽ phải trả giá bởi gánh nặng xã hội và việc làm thiếu bền vững sẽ càng chậm quá trình tăng trưởng NSLĐ. Những lợi thế về tài nguyên đang giảm dần: nguồn dự trữ về than, dầu mỏ, tài nguyên khoáng sản đang giảm dần và các ngành dựa tài nguyên thiên nhiên đang gặp phải nhiều vấn đề bất lợi (lao động trong khu vực nông nghiệp đang gặp nhiều bất lợi do hạn hán, xâm mặn, ô nhiễm môi trường,..). So với những ngành khác, ngành khai thác khoáng sản là những ngành có NSLĐ tuyệt đối cao hơn khá nhiều so với những ngành khác ở Việt Nam. Tuy nhiên, xu hướng NSLĐ của những ngành này đang có xu hướng giảm dần và dần mất lợi thế. Trong khi đó, ngành nông nghiệp là ngành cũng có nhiều lợi thế và thu hút khá nhiều lao động của Việt Nam nhưng suốt vài thập kỷ vừa qua lại không có những chính sách đổi mới căn bản trong nông nghiệp (về phương thức, kỹ thuật sản xuất và chế biến). Việt Nam chủ yếu mới chỉ gia tăng về diện tích, số lượng mà không có sự thay đổi nhiều về chất lượng. Lao động trong nông nghiệp chậm được giải phóng và NSLĐ trong ngành này vẫn rất thấp. 118 Trình độ lao động và KHCN trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập: trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và Việt Nam đã và đang thu hút lượng lớn vốn FDI hàng năm. Tuy nhiên, trình độ khoa học công nghệ và chất lượng giáo dục, đào tạo nghề trong nước vẫn còn khoảng cách lớn so với thế giới, chưa đáp ứng được yêu cầu trên thị trường lao động. Để tận dụng được cơ hội từ hội nhập mang lại, không còn cách nào khác Việt Nam phải nâng cao kỹ năng lao động và năng lực khoa học công nghệ để tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu thông qua các doanh nghiệp FDI. Việt Nam đang hội nhập và mở cửa rất nhanh với thế giới, nếu không có những cải cách đột phá về giáo dục và khoa học công nghệ, Việt Nam sẽ rất khó dịch chuyển lên công đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tái cấu trúc nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng: sau hội nhập WTO và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Chính phủ Việt Nam nhận thấy rõ nền kinh tế Việt Nam bộc lộ nhiều điểm yếu kém nên đã phê duyệt Đề án Tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020. Mục tiêu chính của Đề án là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy phân bố và sử dụng nguồn lực xã hội chủ yếu theo cơ chế thị trường vào các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh; phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý tập trung vào những ngành công nghệ cao với giá trị gia tăng cao theo các vùng nhằm nâng cao NSLĐ và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Những hành động cụ thể của đề án đó là bước đầu đã thực hiện tái cấu trúc ba trụ cột chính đó là tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Tiến trình tái cơ cấu cần có thời gian triển khai thực hiện có hệ thống và bài bản trong dài hạn. Nếu thực hiện tốt, đây là cơ hội lớn giúp Việt Nam thúc đẩy NSLĐ để bắt kịp các nước trong khu vực và thế giới. 5.2. Mô phỏng NSLĐ của Việt Nam bắt kịp các nƣớc trong khu vực nhƣ hiện nay Kịch bản 1: Giả định NSLĐ của Việt Nam tăng bình quân 7% một năm. Với giả định nền kinh tế của Việt Nam có sự chuyển biến tích cực và năng lực cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường quốc tế, nền kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực với dịch vụ và công nghiệp giữa vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế và thu hút phần lớn lao động làm việc. Ngành dịch vụ theo hướng hiện đại (tập trung vào lĩnh vực tài chính ngân hàng, bảo hiểm, vận tải và thông tin liên lạc, tỷ lệ lao động phi chính thức nhỏ); công nghiệp 119 chế biến tham gia vào những công đoạn có giá trị gia tăng cao và tạo ra được vài lĩnh vực/công đoạn sản phẩm chủ đạo với trình độ chuyên môn hóa cao. Nông nghiệp có sự chuyển dịch mạnh mẽ về phương thức sản xuất, từ tập trung số lượng sang chất lượng nhằm xuất khẩu sang những thị trường cao cấp. Với xu hướng tích cực trên, kỳ vọng NSLĐ của Việt Nam tăng bình quân 7%. Đây là mức tăng trưởng trung bình của các nước Đông Á trong thời kỳ công nghiệp hóa (tăng trưởng NSLĐ của Nhật Bản giai đoạn 1963-1973). Với mức tăng trưởng NSLĐ bình quân hàng năm khá cao như vậy, Việt Nam sẽ mất khoảng 30 năm để đuổi kịp Nhật Bản, 31 năm bằng Hàn Quốc, 25 năm bằng Malaysia, 17 năm bằng mức trung bình của thế giới, 14 năm bằng với Thái Lan tại thời điểm năm 2012. Tăng NSLĐ 7%/năm Nguồn: Tính toán từ số liệu WDI (2015). Trang web: [http://data.worldbank.org/datacatalog/world-development-indicators] Hình 5.1: Mô phỏng thời điểm Việt Nam bắt kịp NSLĐ với các nước hiện nay với giả định tăng trưởng NSLĐ bình quân là 7%/năm Kịch bản 2: Với giả định NSLĐ của Việt Nam tăng bình quân 5% một /năm, nghĩa là nền kinh tế trong giai đoạn tới vẫn đạt mức tăng trưởng NSLĐ bình quân hàng năm trong 2 thập kỷ vừa qua thì Việt Nam sẽ mất 42 năm để bằng Nhật Bản, 39 năm bằng Hàn Quốc, 35 năm bằng Malaysia, 24 năm bằng với thế giới và 20 năm để bằng với Thái Lan như năm 2012. 120 Tăng NSLĐ 5%/năm Nguồn: Tính toán từ số liệu WDI (2015). Trang web: [http://data.worldbank.org/datacatalog/world-development-indicators] Hình 5.2: Mô phỏng thời điểm Việt Nam bắt kịp NSLĐ với các nước hiện nay với giả định tăng trưởng NSLĐ bình quân là 5%/năm Kịch bản 3: Giả định NSLĐ của Việt Nam tăng bình quân tăng 4% một /năm. Nếu không có những chính sách đổi mới nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua những thách thức từ hội nhập cũng như những vấn đề hạn chế của nền kinh tế đang gặp phải giai đoạn vừa qua, tăng trưởng NSLĐ giai đoạn tới sẽ rất khó có cơ hội bứt phá. Kết quả, tốc độ tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam vẫn chỉ duy trì hoặc cao hơn một chút so với mức bình tăng trưởng NSLĐ quân đạt được kể từ sau khi gia nhập WTO cho tới nay (giai đoạn 2007-2014 NSLĐ tăng trưởng bình quân chỉ 3,52%/năm). Với mức tăng NSLĐ bình quân như vậy, Việt Nam sẽ mất 53 năm để bằng Nhật Bản, 50 năm bằng Hàn Quốc, 45 năm bằng Malaysia, 31 năm bằng với mức bình quân của thế giới, và 25 năm bằng Thái Lan ở thời điểm năm 2012. 121 Tăng NSLĐ 4%/năm Nguồn: Tính toán từ số liệu WDI (2015). Trang web: [http://data.worldbank.org/datacatalog/world-development-indicators] Hình 5.3: Mô phỏng thời điểm Việt Nam bắt kịp NSLĐ với các nước hiện nay với giả định tăng trưởng NSLĐ bình quân là 4%/năm Bảng 5.1: Thời điểm Việt Nam bắt kịp các nước như hiện nay (2012) với các kịch bản tăng trưởng NSLĐ Kịch bản NSLD VN tăng 7% 5% 4% Nhật Bản 2044 2056 2067 Hàn Quốc 2043 2053 2064 Malaixia 2039 2049 2059 Thái Lan 2028 2034 2039 Thế giới 2031 2038 2045 Nguồn: Tính toán từ số liệu WDI (2015). Trang web: [http://data.worldbank.org/datacatalog/world-development-indicators] 122 5.3. Các nhóm giải pháp nâng cao NSLĐ ở Việt Nam 5.3.1. Nhóm giải pháp về cơ cấu Định hướng và xác định mô hình phát triển Kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy, để đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, Việt Nam cần lựa chọn một số ngành/lĩnh vực/sản phẩm chiến lược. Đây là lựa chọn mang tính sống còn đối với một quốc gia. Hiện tại, Việt Nam chưa tạo ra được nhiều sản phẩm, thương hiệu lớn trên thị trường quốc tế sau ba thập kỷ thực hiện đổi mới nền kinh tế. Những sản phẩm, công đoạn tham gia trong mạng sản xuất toàn cầu thường có giá trị gia tăng thấp, có sức lan tỏa yếu. Do đó, cần lựa chọn những sản phẩm, lĩnh vực thực sự có triển vọng và tạo lan tỏa tới nền kinh tế như là động lực chính đối với phát triển. Việc lựa chọn cần dựa vào lợi thế so sánh của từng vùng (kết hợp với vai trò của thị trường) nhằm hình thành các cụm, tuyến sản phẩm/lĩnh vực với tính chuyên môn hóa cao. Tránh tình trạng định hướng phát triển, đầu tư vào quá nhiều ngành, lĩnh vực không có ưu thế29 trong bối cảnh nguồn lực hạn chế. Chỉ khi lựa chọn, định hướng phát triển theo sản phẩm/lĩnh vực cụ thể theo cụm tuyến theo vùng cụ thể thì các chính sách thúc đẩy đầu vào cho những sản phẩm/lĩnh vực đó mới tập trung phục vụ phù hợp. Để phát triển theo mô hình này, thời gian thực hiện và triển khai trong thực tế thường mất thời gian khá dài (kinh nghiệm trên thế giới cho thấy để mô hình thành công và tăng trưởng bền vững thường mất vài thập kỷ). Tuy nhiên, khi đã tạo được sự tập trung và chuyên môn hóa thì sẽ tạo ra sức lan tỏa lớn và tăng trưởng bền vững. Nó có sức lan tỏa mạnh và tạo lực hút không chỉ từ các vùng khác trong nước mà còn trên 29 Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2015, có xét đến 2020 gần như tương tự nhau. Cả 2 vùng đều có 7 ngành giống hệt đó là: Ngành công nghiệp cơ khí; Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; Công nghiệp luyện kim; Công nghiệp điện tửtin học; Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; Công nghiệp hóa chất và sản phẩm hóa chất; Công nghiệp dệt may – da giầy. Từ qui hoạch vùng này, các tỉnh/thành phố trong vùng trọng điểm lại căn cứ theo qui hoạch này để xây dựng qui hoạch ngành cho địa phương mình và mỗi tỉnh lại đều có đủ 7 ngành này. Những ngành trong qui hoạch công nghiệp vùng hiện tại lựa chọn gần như có mặt đầy đủ các loại hình công nghiệp chế biến của thể giới. 123 phạm vi toàn cầu. Từ đó tạo ra giá trị gia tăng cao và nâng cao kỹ năng lao động của các địa phương trong vùng. Định hướng phù hợp: Quy hoạch vùng/địa phương Phân bổ ngân sách Lợi thế phát triển của từng vùng Liên kết theo cụm (cluster) Sự tập trung/hội tụ (agglomeration) Chuyên môn hóa Lợi thế theo qui mô Lợi thế so sánh Thu hút đầu tư Môi trường kinh doanh phù hợp: Nhân lực R&D Vốn vay Hạ tầng Lợi thế cạnh tranh Hình 5.4: Định hướng tập trung phát triển dựa trên lợi thế Trước hết qui hoạch phát triển nhất thiết phải dựa vào lợi thế so sánh của từng vùng (dựa vào tín hiệu thị trường đó là lựa chọn của các nhà đầu tư/doanh nghiệp) nhằm hình thành các cụm, tuyến sản phẩm/lĩnh vực với tính chuyên môn hóa cao. Cụ thể, cần ưu tiên phát triển thế mạnh của các vùng dựa trên những tín hiệu thị trường đó là nơi qui mô và số lượng các nhà đầu tư/doanh nghiệp tập trung lớn như: vùng Tây Nguyên về chế biến sản phẩm cây công nghiệp (cà phê, tiêu, cao su,..); miền trung phát triển dịch vụ du lịch, đồng bằng sông Cửu Long ưu tiên thu hút các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm thủy sản, trái cây..), Tây Bắc bò sữa và các sản phẩm liên quan tới sữa, vùng đồng bằng sông Hồng ưu tiên ngành điện tử, điện thoại; vùng Đông Nam Bộ ưu tiên phát triển dịch vụ tài chính, sản phẩm công nghệ cao. Việc định hướng ưu tiên cụ thể sẽ tập trung được nguồn lực (hiện rất hạn chế), tránh tình trạng đầu tư dàn trải và mô hình phát triển giống hệt nhau giữa các tỉnh thành như hiện nay. Lấy định hướng/qui hoạch phát triển theo lợi thế so sánh từng vùng này làm “tâm” cho việc định hướng phát triển những lĩnh vực hỗ trợ khác (nhân lực, nghiên cứu phát triển, qui hoạch sử dụng đất, hạ tầng cơ sở,..). Do đó, các chính sách hỗ trợ cải thiện môi trường kinh doanh cần có sự khác biệt theo từng vùng khác nhau. Chẳng 124 hạn, có chính sách ưu tiên, ưu đãi thu hút, chính sách tín dụng riêng đối với các nhà đầu tư và DN chế biến sâu vào những sản phẩm/lĩnh vực vùng ưu tiên phát triển. Với nguồn lực hạn chế, mỗi giai đoạn cụ thể Việt Nam chỉ nên lựa chọn ưu tiên một đến hai vùng đầu tư hạ tầng một cách đồng bộ (giao thông, KCN; trung tâm/viện nghiên cứu, thí nghiệm,...). Sau đó, nguồn lực đầu tư công tiếp tục tập trung sang vùng khác, không thực hiện đồng thời tất cả các vùng. Qúa trình thực hiện, giám sát thực hiện cần có sự thống nhất phối hợp, liên kết giữa các bộ/ngành, địa phương. Giải pháp cơ cấu đối với các ngành cụ thể Để nâng cao năng suất lao động từ chuyển dịch cơ cấu, việc cải thiện năng suất lao động trong những ngành hiện đại (công nghiệp và dịch vụ) là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp với trình độ và cơ cấu sản xuất vẫn còn yếu kém như hiện nay vẫn còn nhiều cơ hội để chuyển đổi. Cụ thể: Thứ nhất, ngành công nghiệp cần tập trung phát triển và ưu đãi đầu tư vào ngành chế biến ở những công đoạn có giá trị gia tăng cao thay vì chỉ dừng lại ở khâu gia công lắp ráp như hiện nay. Để thực hiện mục tiêu này, cần tập trung nguồn lực và khuyến khích đầu tư một số lĩnh vực Việt Nam có ưu thế như công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm (cà phê, cao su, thủy sản,..); máy móc và công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp hiện đại; công nghiệp điện tử, điện thoại. Phát triển hạ tầng cần phải gắn với những lĩnh vực ưu tiên đó (khu/cụm công nghiệp chuyên ngành, viện nghiên cứu phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, hạ tầng dịch vụ đáp ứng phù hợp) từ đó tạo ra những cụm liên kết có lợi thế theo qui mô và tính chuyên môn hóa cao. Tránh tình trạng phát triển công nghiệp dàn trải và rời rạc như hiện nay. Thứ hai, cần tạo điều kiện phát triển ngành dịch vụ hiện đại đó là khu vực tài chính ngân hàng, bảo hiểm; vận tải và thông tin liên lạc, giáo dục và y tế. Kinh nghiệm ở tất cả các nước phát triển cho thấy, trong thời kỳ công nghiệp hóa, những ngành dịch vụ này đều phải đồng thời cùng phát triển với khu vực công nghiệp nhằm phục vụ/đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên, phát triển những ngành dịch vụ này cần tập trung và hướng tới phục vụ tốt nhất những ngành chủ chốt có sức lan tỏa và đóng góp lớn tới nền kinh tế. Đây chính là những ngành dịch vụ hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho những ngành chủ lực của vùng/địa phương phát triển. Ngành thương mại bán buôn bán lẻ cần tạo ra môi trường pháp lý giúp các hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký kinh doanh chính thức nhằm thúc đẩy tính chuyên nghiệp 125 trong kinh doanh, giảm số lao động làm việc trong khu vực phi chính thức. Việc kinh doanh thương mại chuyên nghiệp hơn giúp tạo ra những vị trí việc làm có chất lượng hơn, lao động đòi hỏi kỹ năng tốt hơn từ đó khuyến khích và thúc đẩy lao động tham gia đào tạo trước khi nhập ngành thay vì sự dễ dãi như hiện nay. Thực hiện quản lý nghiêm ngặt hoạt động kinh doanh dịch vụ phi chính thức. Trong ngắn hạn, những qui định này có thể tác động khá mạnh đối với người lao động, đặc biệt lao động không có kỹ năng và nhóm lao động yếu thế (lao động di cư, người nghèo,..). Tuy nhiên, trong dài hạn sẽ tạo bước chuyển lớn hơn về NSLĐ do áp lực học nghề và nâng cao kỹ năng lao động để có thể tham gia làm việc trong khu vực chính thức. Thứ ba, đối với ngành nông nghiệp, cần có sự đổi mới mạnh mẽ trong phương thức sản xuất và cơ cấu cây trồng. Nên chuyển đổi một phần diện tích cây trồng có giá trị thấp (lúa, khoai,..) sang những loại cây trồng (giống) có chất lượng và giá trị gia tăng cao như rau củ, quả sạch công nghệ cao, hoa mà lượng cầu trên thị trường thế giới vẫn còn rất lớn. Chỉ nên giữ lại diện tích đủ đảm bảo an ninh lương thực bởi Việt Nam hiện là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng phần giá trị gia tăng thu được lại rất nhỏ. Quan trọng hơn, để thay đổi một cách căn bản về cơ cấu ngành nông nghiệp, việc thay đổi phương thức sán xuất, giống, trình độ của lao động ngành nông nghiệp và tính kết nối giữa sản phẩm nông nghiệp với công nghiệp chế biến, giữa nông dân với thị trường để tạo ra những sản phẩm có thương hiệu với giá trị gia tăng cao mới thực sự tạo ra bước chuyển về NSLĐ. Để tạo sự chuyển biến căn bản, trước hết Việt Nam cần tiếp tục giảm dần số lao động nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Chỉ khi số lao động nông nghiệp có đủ qui mô diện tích canh tác, nuôi trồng, chăn nuôi thì khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và tham gia ký kết hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến (các sản phẩm sau thu hoạch). Để hiện thực hóa điều này, chỉ có tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn và ưu đãi thu hút doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm nông nghiệp tại những vùng thế mạnh. Từ đó giúp nông dân ký kết hợp đồng và phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất theo các tiêu chí của các sản phẩm nông nghiệp cao cấp. Tập trung sản xuất qui mô lớn sẽ thúc đẩy áp dụng khoa học kỹ thuật, phương thức sản xuất mới và điều đó mới thực sự tạo ra tái cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp. 126 5.3.2. Nhóm giải pháp đối với các yếu tố sản xuất Để quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa và các doanh nghiệp nội địa có thể tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu ở cấp độ cao hơn, các nhóm giải pháp đối với các yếu tố sản xuất cần được thực hiện đồng bộ, hướng tới phục vụ tạo môi trường tốt nhất những nhóm sản phẩm/lĩnh vực có lợi thể sản xuất theo từng cụm tuyến, từng vùng theo định hướng phát triển lựa chọn. Nhóm giải pháp về vốn cho hoạt động sản xuất o Ưu tiên hỗ trợ vay vốn theo nhóm ngành ưu tiên lựa chọn phát triển của từng vùng theo từng giai đoạn, đặc biệt ưu tiên những doanh nghiệp chế biến sâu với trình độ công nghệ cao và sử dụng lao động có kỹ năng, có sự sáng tạo và tác động lan tỏa lớn đối với địa phương, vùng kinh tế. Cần đưa ra các tiêu chí xét duyệt minh bạch và không phân biệt đối xử đối với các thành phần kinh tế về cho vay đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên khuyến khích của vùng, địa phương. o Khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu cả trong nước và quốc tế để có thể huy động được vốn trung và dài hạn. Với nguồn vốn huy động này, doanh nghiệp sẽ có chiến lược phát triển dài hạn hơn nhờ có nhiều cơ hội đầu tư máy móc công nghệ và nghiên cứu phát triển. o Vốn vay cần ưu tiên tập trung giải ngân đối với những doanh nghiệp sản xuất chế biến sâu thay vì hỗ trợ những lĩnh vực có tính đầu cơ cao như bất động sản. Hiện nay, các chính sách ưu tiên vay vốn tập trung khá nhiều cho lĩnh vực bất động sản (các gói hỗ trợ) nhưng lĩnh vực này chỉ tạo ra tăng trưởng ngắn hạn. Trong khi đó, những lĩnh vực sản xuất chế biến sẽ tạo ra sức lan tỏa ổn định hơn nhưng tiếp cận vốn vẫn gặp nhiều khó khăn. o Về vốn đầu tư công phát triển hạ tầng. Để tăng hiệu quả vốn đầu tư công phù hợp với mục tiêu tái cơ cấu đầu tư công của Chính phủ, nguồn vốn này cần hỗ trợ xây dựng hạ tầng (giao thông, KCN, xử lý môi trường,...) phù hợp với yêu cầu phát triển những sản phẩm/lĩnh vực đã qui hoạch lựa chọn theo cụm tuyến, theo lợi thế phát triển của từng vùng. Xây dựng hạ tầng cơ sở hướng tới phục vụ các sản phẩm/lĩnh vực ưu tiên phát triển theo vùng sẽ giúp tăng hiệu quả kinh tế theo qui mô nhờ tập trung doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp có sự liên kết, phối hợp với nhau theo chuỗi cung ứng. Hiện tại, các vùng đã cơ bản có sự tập trung doanh nghiệp theo lợi thế của từng vùng như vùng đồng bằng sông Hồng tập trung thu hút các doanh nghiệp điện tử, điện thoại, vùng Tây Nguyên chế biến sản phẩm cây 127 công nghiệp (cà phê, tiêu, cao su,..); miền trung (du lịch), đồng bằng sông Cửu Long (chế biến thủy sản, gạo, trái cây), Tuy nhiên, hạ tầng phục vụ những nhóm ngành/sản phẩm theo lợi thế của vùng đều chưa có sự ưu tiên rõ rệt. Hiện tại, các KCN ở các tỉnh đều có đặc điểm giống nhau đó là thu hút doanh nghiệp đa ngành nghề, chưa tạo ra lợi thế theo qui mô và tính chuyên môn hóa. Những vùng có đặc thù sản phẩm rõ rệt như vùng Tây Nguyên chưa có KCN nào chỉ tập trung thu hút doanh nghiệp chế biến các sản phẩm liên quan tới cà phê, hay vùng đồng bằng sông Cửu Long chưa có KCN chuyên thu hút những doanh nghiệp chế biến thủy sản và các sản phẩm liên quan tới thủy sản,.... o Rà soát và cơ cấu lại nguồn chi ngân sách nhà nước với xu hướng giảm dần chi thường xuyên để tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đặc biệt là đầu tư cho khoa học công nghệ và đào tạo lao động. Để hiện thực hóa điều này, cần rà soát nghiêm túc để giảm số lượng cán bộ trong khu vực nhà nước ở nhiều cơ quan, bộ phận không thực sự hiệu quả và không cần thiết. Giao quyền quyết định mức lương và quyền sa thải cán bộ không có năng lực cho thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý để tăng hiệu quả công việc và thu nhập của nhân viên. Chỉ có người quản lý trực tiếp mới hiểu rõ với chức năng nhiệm vụ công việc của cơ quan thì cần bao nhiêu người làm việc, thừa người khâu nào và thiếu khâu nào. Nhóm giải pháp đối với thu hút vốn FDI o Đã đến lúc, Việt Nam cần chú ý tới chất lượng của dòng vốn FDI thu hút thay vì số lượng. Trong giai đoạn tới, thu hút vốn FDI cần gắn chặt với chiến lược phát triển quốc gia, chỉ tập trung ưu tiên thu hút một số ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh theo từng vùng để tạo hiệu ứng lan tỏa lớn đối với nền kinh tế trong dài hạn, đặc biệt ưu tiên những doanh nghiệp chế biến sâu (hiện chủ yếu sơ chế xuất khẩu). Những doanh nghiệp thu hút có xu hướng sử dụng lao động có kỹ năng và sự sáng tạo ngày càng cao thay vì những vị trí công việc chỉ lặp đi lặp lại. o Khi thu hút vốn FDI, cần chú ý thu hút doanh nghiệp có liên kết theo chiều dọc (vertical linkages) với các doanh nghiệp nội địa. Để thúc đẩy liên kết này, quá trình thu hút cần thương lượng, thỏa hiệp để các doanh nghiệp FDI sử dụng các nguyên liệu đầu vào, các sản phẩm phụ trợ sản xuất trong nước tăng dần theo lộ trình thời gian. Ưu tiên hình thức liên doanh liên kết cũng như đỡ đầu (chuyển giao công nghệ và, kỹ năng) các doanh nghiệp nội địa. 128 o Ở chiều ngược lại, chính phủ cũng nên có những chính sách hỗ trợ cần thiết đối với những doanh nghiệp phụ trợ nội địa này để họ có năng lực đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn tối thiểu của doanh nghiệp FDI. Chỉ có như vậy, tác động tràn về công nghệ và kỹ năng từ doanh nghiệp FDI mới tạo ra cải thiện về NSLĐ trong dài hạn. Nếu không tạo ra được doanh nghiệp hỗ trợ nội địa, các công ty FDI cũng sẽ nhập khẩu đầu vào hoặc thu hút những doanh nghiệp FDI hỗ trợ khác và Việt Nam vẫn chỉ là lao động gia công làm thuê giản đơn. o Những khu công nghiệp mới hình thành nên hướng tới chỉ thu hút các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa cùng ngành, cùng lĩnh vực hoặc có liên quan, hỗ trợ nhau theo chuỗi sản phẩm. Chẳng hạn, vùng Tây Nguyên có thể xây dựng KCN riêng cho những doanh nghiệp sản xuất chế biến cà phê, cao su; vùng đồng bằng sông Cửu Long có riêng KCN chế biến các sản phẩm/thành phẩm liên quan tới thủy sản, trái cây hay các sản phẩm liên quan tới gạo. Các chính sách ưu tiên (vốn, đào tạo, nghiên cứu phát triển,...) chỉ tập trung cho ngành này để thu hút được những doanh nghiệp FDI đẳng cấp cao trên thế giới cũng như doanh nghiệp nội địa tốt nhất tới đầu tư. Từ đó, Việt Nam có thể biến những ngành chủ đạo này thành đầu tàu và động lực phát triển ở các vùng khác nhau. Nhóm giải pháp đối với nguồn nhân lực Chính sách đào tạo nguồn lao động của Việt Nam cần được xây dựng theo hướng có sự phối hợp đào tạo với các ngành, khu vực tư nhân và các doanh nghiệp nhằm đáp ứng được chất lượng và nhu cầu lao động có kỹ năng của thị trường. Các giải pháp chính sách cần tập trung vào một số vấn đề sau: o Dựa vào qui hoạch/chiến lược phát triển sản phẩm/lĩnh vực theo từng vùng, chính sách phát triển nguồn nhân lực cần tập trung hướng nghiệp, đào tạo nghề đối với người lao động phù hợp. Hiện tại, sự chênh lệch cung cầu trên thị trường lao động khá rõ (thừa lao động quản lý, thiếu lao động có kỹ năng tay nghề) nhưng do tâm lý của các gia đình là muốn con cái làm những công việc quản lý, biên chế ổn định nên sự bùng nổ các trường đào tạo những khối ngành (kinh tế, tài chính ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh,..) này gia tăng khá nhanh trong những năm gần đây. Những trường đào tạo nghề chuyên sâu dù đã có nhiều tiến bộ nhưng phần lớn vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, trước hết Chính phủ cần rà soát và định hướng lại ngành nghề, chỉ tiêu đào tạo đối với những trường, cơ sở đào tạo đại học, đào tạo nghề tại các vùng theo hướng tập 129 trung vào những ngành/nghề mà vùng có lợi thế phát triển. o Đổi mới mạnh mẽ chương trình giáo dục và đào tạo nghề để tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo dục, đào tạo và nhu cầu thị trường lao động (các chương trình đào tạo nghề cần được thiết kế dựa trên những thông tin của thị trường lao động có hiệu quả); các chương trình đào tạo cũng cần được đổi mới theo tiêu chuẩn quốc tế hiện đại cả về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và hệ thống thiết bị kỹ thuật phục vụ giảng dạy-đào tạo. Cụ thể, lao động được đào tạo tại Việt Nam không chỉ đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước mà bằng cấp, chứng chỉ đào tạo còn được công nhận ở các nước trong khu vực và thế giới. Thay vì chỉ phê duyệt các chương trình đào tạo, Chính phủ nên mời những người sử dụng lao động (các doanh nghiệp) đối với từng ngành/nghề cụ thể thống nhất với các trường/cơ sở đào tạo những tiêu chuẩn về năng lực đối với học viên phải có khi tốt nghiệp để có thể làm việc. o Xây dựng hệ thống giáo dục đào tạo và đào tạo nghề 30 đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm quy hoạch lại một mạng lưới có chất lượng các trường đại học, cao đẳng công nghệ-kỹ thuật và trường trung cấp kỹ thuật và dạy nghề. Rà soát và kiểm tra các trường đại học, cao đẳng về tiêu chuẩn và điều kiện cơ sở vật chất, công cụ thực hành, thí nghiệm đào tạo đối với những ngành, lĩnh vực cụ thể định hướng phát triển để có thể đáp ứng được đầu ra đối với các doanh nghiệp. o Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và công nghệ xây dựng các trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao; kết nối hệ thống đào tạo trong nước với các cơ sở đào tạo nước ngoài (bao gồm các cơ sở đào tạo của các TNCs đang hoạt động tại Việt Nam) dưới nhiều hình thức, trong đó ưu tiên hình thức thành lập các cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao tại Việt Nam. o Tạo môi trường tốt nhất để khuyến khích mô hình các trung tâm, trường đào tạo nghề gắn với các khu công nghiệp, doanh nghiệp. Trong những năm vừa qua, một số mô hình liên kết mà chủ đầu tư là các khu công nghiệp thành lập các trường, 30 Chiến lược phát triển dạy nghề 2011-2020 có nêu: “Đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội”. QĐ 630/2012/QĐTTg. 130 trung tâm đào đạo nghề ở các trung tâm công nghiệp như Trường Cao đẳng nghề (trước đây là Trung tâm dạy nghề) Việt Nam – Singapore (gắn với KCN Việt Nam – Singapore), Trường cao đẳng nghề Đồng An (chủ đầu tư là tập đoàn Hưng Thịnh, đầu tư KCN Đồng An), Trường nghề KCN Dung Quất, Trường nghề Nghi Sơn tại Thanh Hoá, Trường Kỹ nghệ Thừa Thiên - Huế.... Đây là những mô hình hiệu quả cần phát huy trong thời gian tới bởi chỉ có doanh nghiệp mới nắm rõ nhu cầu của người sử dụng cũng như việc kết nối giữa đào tạo lý thuyết và thực hành tại ngay các doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy xu hướng chuyển biến tích cực trong tư duy giáo dục, tuy nhiên nhìn ở tầm vĩ mô thì sự hợp tác này còn manh mún. o Cần thành lập một trung tâm lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Hiện tại, các thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực quốc gia, đặc biệt là nhu cầu cũng như lượng cung về lao động (theo trình độ31) chưa được thu thập đầy đủ. Để đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu lao động phục vụ chiến lược phát triển những ngành/lĩnh vực cụ thể, Việt Nam cần thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa các chiến lược phát triển nhân lực với các chiến lược phát triển kinh tế. Chiến lược phát triển kinh tế phải chỉ rất rõ về nhu cầu nguồn nhân lực (số lượng, kỹ năng cụ thể). Ngược lại, các cơ quan lập chiến lược phát triển nhân lực phải coi đây là những thông tin đầu vào cơ bản để xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy32, để giải quyết vấn đề này sự phối hợp đa ngành đóng một vai trò quan trọng, do đó cần thiết phải thành lập một trung tâm lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia (Human Resource Development Planning Center-HRDPC) trực thuộc Chính phủ (có thể do Bộ Lao động điều phối), để tạo sự liên kết ngang giữa các Bộ, ngành, địa phương với Bộ Giáo dục và Đào tạo với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc những ngành/lĩnh vực ưu tiên phát triển. Cụ thể về hoạt động của mô hình này như sau: - Thông tin về nhu cầu nhân lực (số lượng, kỹ năng cụ thể theo từng ngành/nghề) từ các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp được trình lên HRDPC. Thông tin Trong vài năm vừa qua, Bộ Lao động và Thương binh Xã hội và Tổng cục Thống kê cũng đã công bố thông tin hàng quí về thị trường lao động. Bản tin này đã cung cấp thông tin khá đầy đủ về bức tranh thị trường lao động ở Việt Nam theo từng quí. Đặc biệt, bản tin cũng đã đưa ra những thông tin khá hữu ích đối với doanh nghiệp và người lao động ở những thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh về nguồn cung và nhu cầu lao động của một số ngành nghề. Tuy nhiên, thông tin vẫn còn khá sơ sài và còn thiếu rất nhiều thông tin về những ngành nghề chính ở cả phía cung và cầu. Hơn nữa, việc cung cấp thông tin theo quí cũng chỉ đáp ứng nhu cầu với những người đang tham gia hoặc chuẩn bị tham giam thị trường lao động (trong ngắn hạn). Những thông tin dài hạn về nhu cầu và lượng cung lao động theo ngành nghề (gắn với trình độ) cụ thể giúp các hộ gia đình, người lao động, trường phổ thông trung học định hướng nghề nghiệp chính xác hơn. 32 Xem: Phùng Lê Dung - Đỗ Hoàng Điệp: Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông Số 2/2009 31 131 này cần làm rõ về số lượng, thời gian và đặc biệt là những kỹ năng cần thiết đối với người lao động. - HRDPC tổng hợp, xử lý các thông tin nhận được và biến nó thành một đơn đặt hàng đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các dữ liệu này là một hệ thống các thông tin chi tiết về yêu cầu nguồn nhân lực của cả nước, theo vùng trong ngắn hạn và dài hạn của các ngành kinh tế theo trình độ của các vùng trên cả nước. - Bộ Giáo dục Đào tạo và Tổng cục dạy nghề tiếp nhận thông tin này, trên cơ sở đó đặt hàng chỉ tiêu đào tạo cho các cơ sở đào tạo trên cả nước. Để mô hình này hoạt động có hiệu quả, HRDPC phải là cơ quan có khả năng kết nối tốt các Bộ, ngành, địa phương và các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp lớn trên toàn quốc. Các quốc gia trên thế giới như Singapore, Hàn Quốc, Israel từ rất sớm đã xác định và thiết lập được mối quan hệ giữa phát triển các chiến lược kinh tế và chiến lược nhân lực. Đây được coi là một trong những nền tảng của sự thành công về mặt kinh tế, khoa học kỹ thuật của các quốc gia này. Ở Việt Nam cũng có Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, nguồn cung lao động cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp (thiếu lao động kỹ năng, thừa lao động các ngành kinh tế, tài chính). Kinh nghiệm đào tạo gắn với doanh nghiệp, gắn với định hướng phát triển ngành, lĩnh vực cũng như giám sát chất lượng đầu ra nghiêm ngặt là bài học tốt đối với Việt Nam. Chỉ có như vậy chúng ta mới giải quyết tận gốc tình trạng thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, đồng thời giải quyết việc làm với vị trí làm việc bền vững thay vì chỉ là những việc làm tạm bợ và thiếu ổn định. Nhóm giải pháp đối với công nghệ Trước hết, cũng giống như giải pháp về vốn và công nghệ, việc ưu tiên phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo cần gắn chặt với chiến lược phát triển sản phẩm/lĩnh vực theo từng giai đoạn cụ thể. Khi xác định được sản phẩm/lĩnh vực ưu tiên thì Chính phủ mới có những chính sách ưu tiên cũng như tập trung nguồn kinh phí hỗ trợ khoa học công nghệ cho sản phẩm/lĩnh vực đó. o Thay vì chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ dàn trải cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư thông qua các sở Khoa học công nghệ các tỉnh/thành phố, Chính phủ cần triển khai hỗ trợ thông qua các doanh nghiệp, dự án tiềm năng phát triển gắn với những ngành/lĩnh vực ưu tiên phát triển của vùng, địa phương có công nghệ cao, 132 sức lan tỏa lớn đối với nền kinh tế. Việc lựa chọn và xét duyệt lựa chọn các doanh nghiệp, dự án hỗ trợ cần thông qua các tổ chức đầu mối là vườn ươm doanh nghiệp với hội đồng xét duyệt có thể là các chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm về lĩnh vực đó. Các vườn ươm này có cơ chế hoạt động như một doanh nghiệp với chức năng như nhà điều phối để kết nối và thu hút các công ty đầu tư mạo hiểm, tập đoàn quốc tế, các nhà tư vấn, nhà khoa học có kinh nghiệm phù hợp để quá trình triển khai thực hiện dự án tốt nhất có thể. Nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước đối với các dự án/doanh nghiệp tiềm năng chỉ là vốn ban đầu và các vườn ươm công nghệ là người chắp mối để thu hút những công ty đầu tư mạo hiểm, những tập đoàn lớn họ thấy được tiềm năng tham gia đầu tư đài hạn mới tạo ra được những sản phẩm có thương hiệu lớn. o Có chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy và tạo cơ chế hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức nghiên cứu của nhà nước với các doanh nghiệp. Các vườn ươm công nghệ có thể trở thành nhà điều phối nhằm tạo ra sự phối hợp chặt chẽ với các trường đại học như (đại học bách khoa, đại học công nghiệp,..) cũng như những tập đoàn lớn trong nước và FDI (Vietel, FPT, Samsung, Cannon,..) thông qua các dự án/doanh nghiệp/cá nhân có ý tưởng và đề xuất tốt. o Việc hỗ trợ dự án không nên cố định theo các mức khác nhau, kinh phí hỗ trợ tùy thuộc vào sự quyết định của hội đồng thẩm định để dự án có thể thực hiện tốt nhất và đảm bảo tính khả thi. Đối những DNVVN, không nên có qui định bỏ ra vốn đối ứng bởi có nhiều doanh nghiệp nhỏ nhưng họ có ý tưởng và có sức lan tỏa lớn thì vẫn có thể bảo lãnh hỗ trợ triển khai. o Đối với nguồn lực và các đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ, do nguồn lực hạn chế nên Việt Nam không nhất thiết phải xây dựng và thành lập các cơ quan, viện nghiên cứu ở tất cả các ngành, lĩnh vực trong cùng một giai đoạn. Nguồn kinh phí trong mỗi giai đoạn nên tập trung phát triển nghiên cứu ứng dụng đối với những ngành, sản phẩm, lĩnh vực chủ chốt có sức làn tỏa lớn tới nền kinh tế đã lựa chọn phát triển theo từng vùng. Thậm chí, ở cấp tỉnh/thành phố không nhất thiết phải có cơ quan nghiên cứu về khoa học công nghệ mà chỉ là cơ quan quản lý hành chính về khoa học công nghệ. Nguồn kinh phí nên ưu tiên hỗ trợ các trung tâm/viện nghiên cứu chuyên ngành về các sản phẩm/lĩnh vực mà vùng ưu tiên phát triển. 133 5.3.3. Chính sách của Nhà nước trong việc thúc đẩy cải thiện NSLĐ Trước hết, để hiện thực hóa những giải pháp về cơ cấu kinh tế và thúc đẩy tốt nhất các yếu tố đầu vào giúp tạo ra sự thay đổi đột phá về NSLĐ, vai trò của các bên liên quan trong nền kinh tế sẽ mang tính quyết định. Cụ thể: Xác định doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm thúc đẩy gia tăng NSLĐ Để đạt được mục tiêu tái cơ cấu và bắt kịp các nước phát triển trong khu vực về NSLĐ, Chính phủ cần xác định rõ yếu tố then chốt để biến những mục tiêu này thành hiện thực đó chính là các doanh nghiệp. Chỉ khi có những doanh nghiệp có năng lực và đủ lớn mới thay đổi căn bản sản xuất công nghiệp, nông nghiệp từ đó thúc đẩy những ngành dịch vụ đi kèm phát triển. Doanh nghiệp đủ năng lực mới tạo ra sự thay đổi căn bản về phương thức sản xuất và công nghệ sản xuất từ đó tác động lan tỏa và nâng cấp sự vị trí trong mạng sản xuất toàn cầu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do đó, chính phủ cần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, với những giới hạn về nguồn lực, trong giai đoạn tới Chính phủ cần ưu tiên hỗ trợ và định hướng phân bổ nguồn lực đầu vào để tạo ra môi trường phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp chế biến, chế tạo thuộc những sản phẩm, lĩnh vực có lợi thế phát triển theo vùng, cụm tuyến. Đây chính là điểm nền tảng thúc đẩy gia tăng NSLĐ và công nghiệp hóa giai đoạn tới ở Việt Nam. Kinh nghiệm của các nước công nghiệp hóa đi trước cho thấy, để trở thành nước phát triển, trước hết môi trường kinh doanh phải hướng tới phục vụ doanh nghiệp chế biến, chế tạo và họ phải trở thành những người có tiềm lực nhất và giàu nhất. Năm 1960, trong số 10 người giàu nhất của Nhật Bản thì có tới 8 người là tổng giám đốc các công ty thuộc lĩnh vực chế biến chế tạo và xuất khẩu hàng công nghiệp. Tương tự, 10 người giàu nhất của Hàn Quốc hiện nay hầu hết là chủ tịch hay những nhà sáng lập thuộc những tập đoàn chế biến, chế tạo lớn toàn cầu như Samsung, Huyndai,... Trong khi, nhóm 10 người giàu nhất ở Việt Nam hiện nay thì có khoảng một nửa liên quan tới lĩnh vực bất động sản. Hoặc họ tham gia trong lĩnh vực chứng khoán, hoạt động kinh doanh thương mại. Số doanh nhân liên quan tới lĩnh vực chế biến chế tạo là rất khiêm tốn. Điều đó cho thấy, môi trường kinh doanh là điều kiện quan trọng giúp tạo nên những doanh nhân có vai trò thúc đẩy công nghiệp hóa và cải thiện NSLĐ. Những doanh nhân trong lĩnh vực chế biến chế tạo mới tạo ra sức lan tỏa lớn và bền vững tới nền kinh tế. Đây mới thực sự là nhóm nòng cốt dẫn dắt và tạo ra sức lan 134 tỏa lớn tới nền kinh tế từ đó thay đổi nhanh và đột biến về NSLĐ. Tác động lan tỏa chủ yếu ở những khía cạnh chính đó: thay đổi cơ cấu sản xuất của nền kinh tế (cả theo chiều dọc và chiều ngang), thay đổi chất lượng về cầu lao động từ đó thay đổi nguồn cung lao động (thay đổi chất lượng hệ thống đào tạo và đào tạo nghề). Bộ máy nhà nước hướng tới phục vụ người lao động và doanh nghiệp Để tạo ra môi trường nuôi dưỡng những doanh nghiệp phát triển, Việt Nam cần có cải cách mạnh mẽ về bộ máy nhà nước nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động của bộ máy. Từ đó, giảm dần số lượng lao động trong khu vực nhà nước Bộ máy cần hướng tới phục vụ doanh nghiệp và người dân. Qúa trình cải cách cần thực hiện triệt để một số vấn đề sau: - Thi tuyển công khai (từ cấp thấp tới cấp cao). Bỏ ưu tiên và hạn chế tuyển dụng con em, người thân quan hệ họ hàng của những người đang làm việc vào cùng cơ quan. - Trả lương gắn với vị trí công việc (đối với bộ máy công quyền) và trả lương theo năng suất lao động (đối với các đơn vị kinh doanh khu vực công ích). Dần xóa bỏ cách trả lương theo ngạch bậc và tăng lương theo kỳ hạn đồng đều đối với tất cả lao động. Rà soát và rút gọn, sát nhập bớt những bộ phận, vị trí không cần thiết từ đó giảm bớt nhân sự và sử dụng chính nguồn ngân sách đó để thực hiện cải cách tiền lương. - Cần rà soát lại chi tiêu cho bộ máy quản lý đang ngày càng phình to. Chi thường xuyên cần phải đánh giá lại định mức. Hiện nay có quá nhiều khoản chi tiêu lãng phí không cần thiết và có thể tiết kiệm (như xe công, điện nước, văn phòng, sửa chữa lớn nhỏ, tiếp khách,...). Nguồn tiền tiết kiệm từ chi tiêu thường xuyên sẽ được sử dụng đầu tư hạ tầng và nguồn lực tạo môi trường kinh doanh thuận lợi đối với những sản phẩm/lĩnh vực ưu tiên phát triển trong giai đoạn tới. - Thực hiện đánh giá/phản hồi của doanh nghiệp và người dân đối với các dịch vụ hành chính/dịch vụ công đối với các bộ phận thuộc các cơ quan quản lý, cơ quan cung cấp dịch vụ công của nhà nước. Từng bước lắp camera giám sát và ghi âm tại các bộ phận hành chính nhà nước phục vụ người dân và doanh nghiệp. - Xây dựng chế tài thưởng phạt rõ ràng và minh bạch thông qua đánh giá của người dân trực tiếp sử dụng dịch vụ. Phân loại mức độ vi phạm để xử phạt bằng chính tiền lương hàng tháng và cao là đuổi việc. 135 KẾT LUẬN Kể từ sau đổi mới, tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam luôn ở mức tăng trưởng dương và đạt mức khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng NSLĐ đang có xu hướng giảm xuống theo từng giai đoạn. Hơn nữa, so sánh tốc độ tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng NSLĐ của các nước thời kỳ công hóa (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc) cho thấy tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Việt Nam thấp hơn rất nhiều. Từ cách tiếp cận cơ cấu, luận án sử dụng phương pháp Shift – Share mở rộng để đo lường tác động của chuyển dịch cơ cấu tới tăng trưởng năng suất lao động, kết quả nghiên cứu cho thấy chuyển dịch cơ cấu có vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam từ sau đổi mới. Thậm chí, tăng trưởng NSLĐ giai đoạn 2001-2007 gần như chủ yếu được đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu. Mặt khác, phần lớn đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ dựa vào chuyển dịch cơ cấu tĩnh (dịch chuyển từ ngành có NSLĐ tuyệt đối thấp sang những ngành có NSLĐ tuyệt đối cao hơn). Đóng góp của dịch chuyển cơ cấu động (từ ngành có tốc độ tăng trưởng NSLĐ thấp sang ngành có tốc độ cao hơn) giữ vai trò thứ yếu, thậm chí có giai đoạn còn làm giảm tốc tăng trưởng NSLĐ (đặc biệt giai đoạn 2001-2007). So với các nước phát triển khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa tốc độ tăng trưởng NSLĐ bình quân hàng năm dù cao hơn Việt Nam nhưng tỷ lệ đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu vào tăng trưởng NSLĐ cũng thấp hơn nhiều so với Việt Nam. Điều đó cho thấy đóng góp từ nội ngành (trình độ lao động, vốn và công nghệ,…) vào tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam là khá thấp và đây là điều đáng lo ngại bởi đóng góp từ công nghệ và kỹ năng lao động mới là nền tảng của tăng trưởng năng suất lao động bền vững trong dài hạn. Sự gia tăng tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp chế biến vào tăng trưởng NSLĐ và giảm đóng góp từ ngành nông nghiệp, khai khoáng là những dấu hiệu tích cực trong chuyển dịch cơ cấu ngành. Tuy nhiên, sự thụt giảm trong tỷ lệ đóng góp từ những ngành được coi là ngành dịch vụ hiện đại như tài chính ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản vào tăng trưởng NSLĐ trong khi đóng góp từ những ngành được coi là kém hiện đại (tập trung nhiều trong khu vực phi chính thức) như dịch vụ bán buôn bán lẻ, sửa chữa gia tăng lại được coi là không tích cực. Điều này đi ngược với xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong giai đoạn công nghiệp hóa ở các nước phát triển khu vực Đông Á. 136 Từ cách tiếp cận hàm sản xuất, luận án phân tích và đo lường tác động của các yếu tố sản xuất tới NSLĐ ở Việt Nam từ sau đổi mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vốn là yếu tố chính và quan trọng nhất giúp cải thiện NSLĐ ở Việt Nam. Yếu tố vốn FDI được kỳ vọng giúp cải thiện thông qua hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và kỹ năng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp FDI có tác động rất nhỏ tới NSLĐ do liên kết của các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa rất yếu. Những doanh nghiệp FDI thu hút ở Việt Nam chủ yếu tập trung gia công, lắp ráp giản đơn nên lao động làm việc trực tiếp trong khu vực này cũng ít được cải thiện về kỹ năng và sự sáng tạo. Yếu tố trình độ lao động cũng có tác động dương tới NSLĐ nhưng tác động này cũng khá nhỏ. Nguyên nhân quan trọng của hạn chế này do yêu cầu về chất lượng việc làm của nền kinh tế đơn giản và dễ tìm việc (phi chính thức) dẫn tới động lực nâng cao trình độ kỹ năng yếu. Ở khía cạnh cung, do chất lượng hệ thống đào tạo lao động ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập, xu hướng tự do dịch chuyển lao động ngày càng mạnh sẽ là bất lợi đối với lao động Việt Nam, đặc biệt đối với phân khúc lao động có trình độ kỹ năng. Tương tự yếu tố lao động, yếu tố khoa học công nghệ cũng có tác động tích cực tới NSLĐ nhưng tác động này là rất nhỏ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy môi trường cho phát triển khoa học kỹ thuật và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam rất kém. Kết quả, so với các nước nhóm thu nhập trung bình và cao trong khu vực, Việt Nam còn khoảng cách khá xa về đầu tư cho khoa học công nghệ, về nguồn nhân lực khoa học, về ứng dụng phát minh sáng chế, về số công trình nghiên cứu xuất bản, về chuyển giao công nghệ. Trong giai đoạn tới, nếu Việt Nam không có những đầu tư thích đáng cho khoa học công nghệ và nghiên cứu đổi mới sáng tạo, Việt Nam sẽ rất khó tạo ra bứt phá về NSLĐ. Việc tăng trưởng NSLĐ vẫn phụ thuộc khá lớn vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khi những yếu tố nền tảng tạo tăng trưởng NSLĐ trong dài hạn lại như trình độ lao động, khoa học công nghệ vẫn còn yếu yếu kém hạn chế. Việc định hướng chiến lược phát triển và lựa chọn cơ cấu, ngành nghề/lĩnh vực thiếu tập trung dẫn tới phân bổ nguồn lực chưa hiệu quả. Nguồn vốn huy động dù tăng nhanh nhưng tiếp cận khu vực tư nhân còn khó khăn, chương trình giáo dục và đào tạo nghề vẫn còn khoảng cách so với nhu cầu thực tế của thị trường, đầu tư phát triển khoa học công nghệ còn dàn trải, thiếu tập trung. 137 Tóm lại, những yếu tố như vốn, dịch chuyển cơ cấu chỉ là những yếu tố nền tảng tạo bước đệm ban đầu giúp cải thiện NSLĐ. Trong dài hạn, tăng trưởng NSLĐ cần dựa vào kỹ năng lao động, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo mới là những yếu tố có khẳ năng tạo ra mức tăng trưởng cao và ổn định. Chỉ khi Việt Nam đạt mức tăng trưởng NSLĐ cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực và thế giới thì khả năng bắt kịp các nước phát triển mới được rút ngắn. Để hiện thực hóa điều này, Việt Nam cần có những định hướng chiến lược phát triển rõ ràng gắn với cơ chế phân bổ nguồn lực hợp lý và môi trường kinh doanh phù hợp. 138 DANH MỤC CÔNG TRÌNH XUẤT BẢN CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ Danh mục công trình xuất bản tiếng Việt 1) Lê Văn Hùng (2016), „Năng suất lao động của Việt Nam từ sau đổi mới: những nút thắt ràng buộc tăng trưởng‟. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số tháng 4. 2) Lê Văn Hùng (2016), Quy trình ra quyết định cho các dự án thủy điện, Chương 2 trong “Phát triển thủy điện ở Việt Nam: thách thức và giải pháp”. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 3) Lê Văn Hùng và Bùi Quang Tuấn (2015) „Cà phê Tây Nguyên trong chuỗi giá trị toàn cầu‟. Tạp chí Phát triển bền vững vùng, quyển 4, số 4, tr. 3-15. 4) Lê Văn Hùng và cộng sự (2015), Phát triển và tự do hóa thị trường lao động (Chương 6) trong “Báo cáo phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam 2014”. Nhà xuất bản Tri thức. 5) Đồng tác giả (2014), Chuỗi cung ứng xanh. Nhà xuất bản Lao động. 6) Thành viên cuốn sách (2014), Phân cấp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. 7) Thành viên cuốn sách (2013), Phát triển kinh tế vùng của Việt Nam, NXB Khoa học xã hội. 8) Đồng tác giả (2012), Phân cấp quản lý trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. 9) Thành viên cuốn sách (2012), Mạng sản xuất toàn cầu và sự tham gia của các ngành công nghiệp Việt Nam. Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. 10) Thành viên cuốn sách (2012), Phát triển công nghiệp hỗ trợ - Đánh giá thực trạng và hệ quả. Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. 11) Lê Văn Hùng và Nguyễn Trọng Xuân (2011), „Phát triển kinh tế theo vùng của Việt Nam: thực trạng và giải pháp‟. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 403. 12) Lê Văn Hùng (2010), „Vai trò của mạng sản xuất toàn cầu đối với công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển và vấn đề ở Việt Nam‟. Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, Số 12 (153), tr.17-25. 13) Thành viên cuốn sách (2011) Kinh tế tư nhân và vai trò động lực tăng trưởng. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. 14) Lê Văn Hùng (2010), „Xuất khẩu và vấn đề phát triển bền vững của Việt Nam‟, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 11 (390). Danh mục công trình xuất bản tiếng Anh 15) Le Van Hùng (2015), „The Impact of Structural Change on Labour Productivity in Vietnam‟. Vietnam Socio-Economic Development – A Social Science Review, No 81, p.11-25. 16) Le Van Hung (2011), „Export and sustainable development in Vietnam‟. Vietnam’s Social Economic Development, No.67 17) Cor-author (2011), Earnings and Quality of Female Labor in the Border Areas of Viet Nam and the Implications for GMS Cooperation. Research Report Series, Volume No. 1 Issue No. 3, ADB 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. ActionAid và Oxfam (2009). Đánh giá nghèo đô thị với sự tham gia của người dân tại Việt Nam:Báo cáo tổng hợp. 2. ADB và ILO (2015), Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn. 3. Vũ Tuấn Anh (2011) Tóm tắt về tình hình đầu tư công của Việt Nam 10 năm qua. Viện Kinh tế Việt Nam 4. Đinh Văn Ân và Nguyễn Thị Tuệ Anh (2008), Tăng trưởng năng suất lao động Việt Nam 1991-2006 từ góc độ đóng góp của các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành. Nhà Xuất bản Lao Động. 5. Kiều Anh (2015), Doanh nghiệp Việt lờ nghiên cứu và phát triển. Tạp chí Khoa học Phát triển. Trang web [http://khoahocphattrien.vn/chinh-sach/doanh-nghiepviet-lo-nghien-cuu-va-phat-trien/20151022021813563p1c785.htm], truy cập ngày 11/2/2016. 6. Bộ Công thương và Lao động Israel (2010), Israel – cái nôi của những sáng tạo đột phá mang tính toàn cầu. Nhà nước Israel. 7. Bộ Công thương và Lao động Israel (2010), Nước – Kinh nghiệm của Israel. Nhà nước Israel. 8. Bộ Lao động & Thương binh Xã hội và Tổng cục Thống kê (2013), Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam. Số 3, Quý 3, 2014. 9. Bộ Lao động & Thương binh Xã hội và Tổng cục Thống kê (2013), Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam. Số 6, Quý 2, 2015. 10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững. 11. Công ty Chứng khoán MB (2015), Báo cáo ngành ngân hàng. Báo cáo chi tiết 05/2015. Trang web [https://www.mbs.com.vn/uploads/files/TTNC/EquityResearch/baocaonganh/Nga n-hang_Bao-cao-lan-dau_May-2015-_07062015.pdf] 12. CIEM (2010), Nâng cao tỷ trọng và tác dụng của năng suất nhân tố tổng hợp. Trung tâm Thông tin tư liệu. 13. CIEM (2012), Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam. Nhà xuất bản Lao động 140 14. CODE (2014), Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên. Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội 15. Cục Phát triển Doanh nghiệp (2014), Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa 2014. Nhà xuất bản Thống kê 16. Phạm Văn Dũng (2010), Phát triển thị trường khoa học công nghệ Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 17. Phạm Văn Hà và Trương Bá Tuấn (2012), Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công và yêu cầu đảm bảo bền vững ngân sách ở Việt Nam. Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính. 18. Đinh Phi Hổ và Phạm Ngọc Dưỡng (2010), „Năng suất lao động nông nghiệp – Chìa khóa để tăng trưởng, thay đổi cơ cấu kinh tế và thu nhập nông dân‟. Tạp chí Phát triển kinh tế. Số tháng 5/2011, trang 16-22. 19. Bùi Mạnh Hùng (2012), „Vài nét về giáo dục Hàn Quốc và Kinh nghiệm đối với Việt Nam‟, Tạp chí Khoa học ĐHSP HCM, số 24, tr.3-11. 20. Lê Văn Hùng (2010), Công nghiệp phụ trợ và mối quan hệ giữa các công ty trong nước và các công ty xuyên quốc gia. Báo cáo chuyên đề thuộc Đề tài khoa học cấp nhà nước KX.01.20/06-10 „Công nghiệp Việt Nam trong mạng sản xuất khu vực: vị trí, triển vọng và kiến nghị chính sách‟. 21. Lê Văn Hùng (2014), Đánh giá chuỗi cung ứng xanh ở Việt Nam – Trường hợp ngành cà phê. Báo cáo được thực hiện theo đặt hàng của Dự án “Tăng cường năng lực lồng ghép phát triển bền vững và biến đổi khí hậu trong công tác lập kế hoạch” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư do UNDP tài trợ. 22. Lê Văn Hùng và cộng sự (2015), Phát triển và tự do hóa thị trường lao động (Chương 6) trong “Báo cáo phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam 2014”. Nhà xuất bản Tri thức. 23. Lê Văn Hùng (2015a), Những lý do Việt Nam cần phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Kỷ yếu hội thảo “Cơ cấu Kinh tế: những rủi ro phát triển”, thành phố Hồ Chí Minh, ngày 8/1/2015. 24. Lê Văn Hùng (2015b), Tăng trưởng, cơ cấu và lao động việc làm năm 2014. Báo cáo chuyên đề trong Báo cáo Kinh tế năm 2014, Viện Kinh tế Việt Nam. 25. Lê Văn Hùng (2016), „Năng suất lao động của Việt Nam từ sau đổi mới: những nút thắt ràng buộc tăng trưởng‟. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số tháng 4, tr.3-13. 26. Tăng Văn Khiên (2007), „Về năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 20012005‟. Tạp chí Cộng sản. Trang web[http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi- 141 moi/2007/3134/Ve-nang-suat-lao-dong-cua-Viet-Nam-giai-doan-2001-2005.aspx], truy cập ngày 30/7/2012. 27. Marco Breu và cộng sự (2012), Giữ nhịp tăng trưởng bền vững ở Việt Nam: Thách thức về năng suất. Viện Nghiên cứu Toàn cầu Mckinsey. 28. Nguyễn Bùi Linh và Lê Thị Thanh Loan (2010). Báo cáo nghèo đô thị. Báo cáo thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Đánh giá sâu về nghèo đô thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chi Minh” do Cục Thống kê Hà Nội và Cục Thống kê Thành phố Hồ Chi Minh thực hiện với sự hỗ trợ của Tổ chức Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP). 29. Ngân hàng Thế giới (2013), Phát triển kỹ năng: xây dựng lực lượng lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam. Báo cáo Phát triển Việt Nam 2014. 30. Hồ Lê Nghĩa (2014), Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử Việt Nam. Viện Chiến lược Chính sách Công nghiệp. Hội thảo “Thúc đẩy cung cấp nội địa trong công nghiệp điện tử tại Việt Nam”, Hà Nội ngày 3/7/2014. 31. Nguyễn Thanh Nhàn, Phan Hoàng Yến và Bùi Thanh Hương (2011), Ảnh hưởng của biến động lãi suất đến hoạt động của hệ thống ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2011. Học viện Ngân hàng. 32. Hạnh Nguyên (2010), Khoa học công nghệ tác động tới kinh tế xã hội: Vai trò “đòn bẩy”. Truyền thông Khoa học và Công nghệ. Trang web: [http://truyenthongkhoahoc.vn/vn/Khoa-hoc-cong-nghe-tac-dong-toi-kinh-te-xahoi-Vai-tro-don-bay-c1067/Khoa-hoc-cong-nghe-tac-dong-toi-kinh-te-xa-hoi-Vaitro-don-bay-n780], truy cập ngày 14/2/2016. 33. Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân (2013) „Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam‟. Tạp chí Khoa học Kinh tế và Kinh doanh, tập 29, số (4), 1-11. 34. Kim Nhung (2016), Vườn ươm công nghệ ở Việt Nam: nhiều nhưng chưa đủ. Trang web: [http://www.vtec.com.vn/chi-tiet-tin-tuc/vuon-uom-cong-nghe-taiviet-nam:-nhieu-nhung-chua-du.html], truy cập 14/2/2016. 35. Nguyễn Thị Thu Phương (2009), Báo cáo nghiên cứu trường hợp về đối tượng công nhân ở Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, phục vụ Đánh giá nhanh tác động xã hội của khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam, và Đánh giá nghèo 2008. Thực hiện bởi Trung tâm Phân tích và Dự báo, Oxfam Anh và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. 36. Hoàng Phương (2015), Trường nghề không tuyển sinh được do chất lượng hạn chế. Tin nhanh Việt Nam. Trang web: [http://vnexpress.net/tin-tuc/giao- 142 duc/truong-nghe-khong-tuyen-sinh-duoc-do-chat-luong-han-che-313 4427.html], truy cập ngày 15/1/2016. 37. Trần Thùy Phương (2013), Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Israel. Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông. 38. Pincus, Jonathan (2011), Tăng trưởng trong dài hạn. Fulbright Economics Teaching Program. 39. Porter, Michael E. (2010), Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010. CIEM và Lee Kuan Yew School of Public Policy. 40. Nguyễn Chiến Thắng (2015), Phân cấp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh mới. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. 41. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Hoàng Phong (2014), „Tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam: góc nhìn thực nghiệm từ mô hình ARDL‟. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 19 (29), tr. 3-10. 42. Tổng cục Dạy nghề (2012), Đột phá chất lượng đào tạo nghề. Báo cáo tổng quan về Dạy nghề ở Việt Nam. Hội nghị khu vực về Đào tạo nghề tại Việt Nam, Hà nội ngày 10-11/10/2012. 43. Tổng cục Thống kê (1999), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 1999. 44. Tổng cục Thống kê (2009), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Nhà xuất bản Thống kê. 45. Tổng cục Thống kê (2012), Kết quả Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản năm 2011. Nhà xuất bản Thống kê. 46. Tổng cục Thống kê (2012a), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2012 – Các kết quả chủ yếu. 47. Tổng cục Thống kê (2013), Báo cáo Điều tra Lao động và Việc làm năm 2013. 48. Tổng cục thống kê (2014), Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2011. Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội. 49. Tổng cục Thống kê (2015), Báo cáo Điều tra Lao động và Việc làm năm 2014. 50. Tổng cục thống kê. Niêm giám thống kê hàng năm. Nhà xuất bản Thống kê. 51. Tổng cục Thống kê và CIEM (2012), Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam: Kết quả điều tra năm 2013. Nhà Xuất bản Lao động, Hà Nội. 52. Tổng cục Thống kê và CIEM (2014), Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam: Kết quả điều tra năm 2010. Nhà Xuất bản Tài chính, Hà Nội. 143 53. Trần Đình Thiên và cộng sự (2015), Phát triển thị trường vốn ở Việt Nam. Trong “Báo cáo phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam 2014”. Nhà xuất bản Tri thức.VCCI (2014), Báo cáo Thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2013. 54. Trần Văn Thọ (2005), Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 55. Trần Văn Thọ (2015), „Việt Nam 40 năm qua và những năm tới: cần một nền kinh tế thị trường định hướng phát triển‟. Tạp chí Thời đại mới, số 33, trang 14-64. 56. Trần Văn Thọ (2015), Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam. Nhà xuất bản tri thức, Hà Nội. 57. Bùi Trinh và Nguyễn Việt Phong (2011), „Định hướng lại cơ cấu ngành, vùng‟. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online. Trang web: [http://www.thesaigontimes.vn/home/diendan/ykien/68264/]. 58. Đặng Trinh (2016), Trường nghề “cháy hàng”. Báo Người Lao động, Liên đoàn Lao động HCM. 59. Đào Thành Trường (2015), „Thực trạng hệ thống STI trong doanh nghiệp Việt Nam‟. Tạp chí Khoa học, Tập 31, Số 2,tr. 33-41. 60. Văn kiện Đại hội Đảng khóa XI (2011), Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. 61. VNPI (2014), Báo cáo năng suất Việt Nam 2014. Viện Năng suất Việt Nam. 62. Waibel, Michael (2007). Di cư tới các khu vực lân cận của thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện chính sách Đổi mới. 63. Zafrir Asaf (2013), „Kinh nghiệm ươm tạo từ Israel‟. Tạp chí Tia Sáng. Trang web [http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&CategoryID=36&News=6675], truy cập ngày 14/1/2016. Tài liệu tham khảo tiếng Anh 64. Ark, B. V (2005), Sectoral Growth Accounting and Structural Change in Postwar Europe. Groningen Growth and Development Centre University of Groningen. 65. Ark, B. V and Timmer, M. (2003), Asias Productivity Performance and Potential: The Contribution of Sectors and Structural Change. University of Groningen & Conference Board. 66. Asian Productivity Ogranization (2010), Productivity Databook 2010. ISBN 92833-7091-0. Published by the Asian Productivity Organization 67. Asian Productivity Ogranization (2009), Productivity Databook 2009. APO 2009, ISBN: 92-833-7079-1. Published by the Asian Productivity Organization 144 68. Asian Productivity Ogranization (2008), Productivity Databook 2008. APO 2008, ISBN: 92-833-7068-6. Published by the Asian Productivity Organization. 69. Becker GS (1964). Human capital: A Theoretical and Empirical Analysis, with Special Reference to Education. Chicago, University of Chicago Press. ISBN 9780-226-04120-9. 70. Barell, R. and Pain, N. (1997), „Foreign direct invesment, technological change, and economic growth within Europe‟. The Economic Journal, Vol. 107, No. 445, pp. 1770-1786. 71. Belorgey, N., Lecat, R., Maury, T. (2006)."Determinants of productivity per employee: An empirical estimation using panel data," Economics Letters, Elsevier, vol. 91(2), pages 153-157. 72. Bernard, A.B and Jensen, J.B. (1999), Exporting and Productivity, Yale School of Management and Carnegie Mellon University. 73. Bourles, R., Cette, G. (2007)."Trends in "structural" productivity levels in the major industrialized countries," Economics Letters, Elsevier, vol. 95(1), pages 151-156, April. 74. Brandolini, A., Cipollone, P. (2001). "Multifactor Productivity and Labour Quality in Italy, 1981-2000," Economic working papers, 422, Bank of Italy, Economic Research Department. 75. Black, S. and Lynch, L. (1996), „Human capital and productivity‟. American Economic Review, 86(2), pp.263-267 76. Blomström, M. and Persson, H., (1983): Foreign Investment and Spillover Efficiency in an Underdeveloped Economy: Evidence from the Mexican Manufacturing Industry, World Development, 11, pp. 493-501. 77. Blomstrom, M., and Kokko, Ari., (1998). Multinational Corporations and Spillovers. Centre for Economic Policy Research, CEPR Discuss Paper: No.1365. 78. Bouoiyour, J. (2005), „Labour Productivity, Technological Gap and Spillovers Evidence from Moroccan Manufacturing Industries‟. African Finance Journal, Volume 7(2), 1-17. 79. CIEM và Asia Competiveness Institute (2011), Vietnam competitiveness Report. 80. Chen Jiagui, Huang Qunhui and Zhong Hongưu (2006), „The synthetic Evaluation and Analysis on Regional Industrialization‟. Economic Studies, Beijing. 6-2006. Trích trong Bùi Tất Thắng (2011), Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong xây dựng nông thôn mới. Tạp chí Xã hội học, số 4(116). 145 81. Choudhry, T. M. (2009), Determinants of Labor Productivity: An Empirical Investigation of Productivity Divergence. University of Groningen, The Netherlands 82. Chuc, et al. (2008), FDI Horizontal and Vertical Effects on Local Firm Technical Efficiency . Working Paper, No.17. DEPOCEN. 83. Crafts, N.F.R. (1984), “Patterns of Development in Nineteenth Century Europe,” Oxford Economic Papers, 36(3), November, pp. 438-58 84. Danny Leung, Césaire Meh, và Yaz Terajima (2008), Firm size and productivity. Bank of Canada Working Paper 2008-45. 85. Djankov, S. and Hoekman, B. (1999), Foreign Investment and Productivity Growth In Czech Enterprises, The World Bank Development Research Group Trade, Washington, DC. 86. Dao Ngoc Tien and Phan Thi Van (2010), Roles of Foreign Invested Enterprises in Vietnam’s Supporting Industries, in International Conference “Industrial Agglomeration, Regional Integration and Durable Growth in East Asia”, Hanoi 28-29/11/2010. 87. Dixon,P.B và McDonald,D. (1992). „A Decomposition of Changes in Labour Productivity in Australia: 1970-71 to 1989-90‟. The Economic Record, The Economic Society of Australia, 68 (201), pp 105-17. 88. Duryea, S and Pagés, C. (2002), Human capital policies: what they can and cannot do for productivity and poverty reduction in Latin America. Working Paper No. 468, Inter-American Development Bank. 89. Eichengreen, B and Gupta, P (2009). The Two Waves of Service Sector Growth. Working Paper No. 235. Indiaan Council For Research on International Economic Relations. 90. Fabricant S (1942) Employment in manufacturing, 1899–1939. NBER, New York 91. Fallahi, F. và cộng sự (2011), „Determinants of labor productivity in Iran‟s manufacturing firms: with amphasis on labor education and training‟. International Conference On Applied Economics – ICOAE 2011. 92. Ford, Timothy; Rork, Jonathan and Elmslie, Bruce (2008).“Foreign Direct Investment, Economic Growth, and the Human Capital Threshold: Evidence from US States.” Review of International Economics, February 2008, 16(1), tr. 96-113. 93. Freeman, R. (2008). Labour productivity indicators. OECD. 94. Francesco Bogliacino and Mario Pianta (2009), The impact of innovation 95. on labour productivity growth in European industries: Does it depend on 96. firms' competitiveness strategies?. Institute for Prospective Technology Studies. 146 97. Goedhuys, M. N and Mohnen, P. (2006), What drive productivity in Tanzania manufacturing firms: technology or institutions?. UNU-MERIT Working Paper 2006/39, Maastricht, the Netherlands. 98. Gust, C., J.Marquez . (2004). „International Comparisons of Productivity Growth: The Role of Information Technology and Regulatory Practices‟, Labour Economics, Vol. 11. 99. Harberger A (1998), „A vision of the growth process‟. American Economic Review 88:1–32. 100. Hubert, F. and Pain, N. (1999), Inward Investment and Technical Progress in the UK paper presented at the conference on “Inward Investment, Techonological Change and Growth: The Impact of MNCs on the UK Economy”, St Andrews, 1999. 101. Le Van Hung (2015), „The Impact of Structural Change on Labour Productivity in Vietnam‟. Vietnam Socio-Economic Development – A Social Science Review, No 81, p.11-25. 102. Idris Jajri và Rahmah Ismail (2010), „Impact of labor quality on labour productivity and economic growth‟. African Journal of Business Management Vol. 4(4), pp. 486-495 103. Ismail R., et al. (2011), „Globalisation and labor productivity in the Malaysian manufacturing sector‟. Review Economics and Finance. Submitted on 28/Oct./2011. pp. 76-86. 104. Kartz, J.M. (1969), Production function, foreign invest and growth. A study based on the manufacturing sector 1946-1961. North Holland Publishing Company, Amsterdam. 105. Kien Pham Xuan (2008), The impact of foreign direct investment on the labor productivity in host contries: the case of Vietnam. VDF Working Paper No. 0814, October 2008. 106. Kongsamut, P. Sergio, R and Danyang. X.1999. Beyond Balanced Growth. NBER Working Paper 6159. 107. Krueger, A., and M. Lindahl. (2000). Education for Growth: Why and For Whom?. NBER Working Paper No. W7591. Cambridge, United States: National Bureau of Economic Research. 108. Kuznets, S. (1966), Modern Economic Growth, Oxford: Oxford University Press. 109. Lall, S. (1993). Transnational Corporations and Economic Development, London: Roultedge 147 110. Lewis, W.A. (1954), “Economic Development with Unlimited Supplies of Labour”, Manchester School of Economics and Social Studies, vol. 22, pp. 139191. 111. Lipsey,R., and Sjöholm, F. (2004), Host Country Impacts of Inward FDI: Why such Different Answears?. Working Paper No 192, Stockholm. 112. Lu, C. và Lin, S. (2013), What drives structural change in different stages of development?. NSC and NTHU project. National Tsing Hua University và Institute of Economics, Taiwan. 113. Lucas, R.E. (1988), „Mechanisms of economic growth‟. Journal of Monetary Economics, 22. pp. 3-42. 114. Mallick, J. (2015), Globalisation, Structural Change and Labour Productivity Growth in BRICS Economy. FIW Working Paper No 141, February 2015. 115. Mankiw, N. D., Romer, D. and Weil, D. (1992), „Contribution to the empirics of economic growth‟. Quaterly Journal of Economics, Vol. 107, pp 407-437. 116. Miguel D. Ramirez (2006). „Does foreign direct investment enhance labor productivity growth in Chile‟. Eastern Economic Journal, Vol. 32, No. 2, Spring 2006. 117. Miguel D. Ramirez (2009), Does Public Investment Enhance Labor Productivity Growth in Argentina? ACointegration Analysis. Economics Department Working Paper No. 57, Department of Economics, Yale University. 118. Mincer J (1974). Schooling, experience and earning. New York: NBER. Ministry of Finance. Economic Report, various years. 119. Misbah Tanveer Choudhry (2009), Determinants of labor productivity: An empirical investigation of productivity divergence. University of Groningen, The Netherlands. 120. Nelson, Richard R. (1964) “Aggregate Production Functions and MediumRange Growth Projections,” The American Economic Review, 54, pp. 575-606 121. Naoki, S. (2011), Quality of labor, Capital, and Productivity Growth in Japan: Effects of employee age, seniority, and capital vintage. RIETI Discussion Paper Series 11-E-036. Development Bank of Japan. 122. OECD (2001), Measuring productivity- measurment of aggriate and industry level productivity growth. OECD Manual. 123. Pham Xuan Kien (2008), The impact of foreign direct investment on the labor productivity in host contries: the case of Vietnam. VDF Working Paper No. 0814, October 2008. 148 124. Pham Quoc Trung và Yoshinori Hara (2011), „KM approach for improving the labor productivity of Vietnam enterprise‟. International Journal of Knowledge Management, 7(3), 27-42, July-September 2011. 125. Phan Diep (2009), A Report on Vietnam‟s Labor Market. CIEM-DANIDA Project: Poverty Reduction Grant (PRG). 126. Porter, M. (1990). The Competitive Advantage of Nations . New York: The Free Press, Macmillan. 127. Raluca, G. Popescu (2010), „The impact of foreign direct invesment on labor productivity: A review of the evidence and implications‟. The Romanian Economic Journal. Year XIII, no. 36, tr. 137-153. 128. Rice, P., Venables, A.J ., Patacchini, E. ( 2006). "Spatial determinants of productivity: Analysis for the regions of Great Britain," Regional Science and Urban Economics, Elsevier, 36(6), pp 727-752. 129. Romer, P.M. 1986. „Increasing returns and long-run growth.‟ The Journal of Political Economy 94 (5): 1002–1037. 130. Romer, P. M. (1990), „Endogenous technological change‟. Journal of Political Economy, Vol 98. pp. 71-102. 131. Shultz TW (1961). „Investment in human capital‟. American Economic Review, No.161:p. 1-17. 132. Senor, Dan và Singer, Saul (2009), Start-up Nation - The Story of Israel’s Economic Miracle. Grand Central Publishing. 133. Singh, H., Motwani, J và Kumar, A. (2000), “A review and analysis of the state of the art research on productivity measurement”, Industrial Management and Data Systems, Vol. 100, No.5, pp 234-41. 134. Sinkkonen, J. (2005), Labour productivity growth and industry structure - The impact of industry structure on productivity growth, export prices and labour compensation. Discussion Papers 4/2005, Bank of Finland Research.Rostow, W.W. (1960), The Stages of Economic Growth: A Non-Communist Manifesto, London, Cambridge University Press. 135. Solow, R.M. 1956, „A Contribution to the Theory of Economic Growth‟, Quarterly Journal of Economics, vol. 70, pp. 65-94. 136. Solow, R. (1957). Technical Change and the Aggregate Production.Review Economics Statistics 39, 312-320. 137. Shultz TW (1961). „Investment in human capital‟. American Economic Review, No.161:p. 1-17. 149 138. Solow, Robert M. (1960), “Investment and Technical Progress,” in Arrow, K., Karlin, S., and Suppes, P. eds. Mathematical Methods in the Social Sciences. Stanford University Press, pp. 89–104 139. Su, B. and Heshmati, A. (2011), Development and source of labor productivity in Chinese provinces. IZA Discussion Paper No. 6263. Institute for the Study of Labor. 140. Tabari và Reza (2012), „Technology and education effects on labor productivity in the agricultural sector in Iran‟. European Journal of Experimental Biology, 2 (4):1265-1272 141. Tangen, S. (2005) „Demystifying productivity and performance‟, International Journal of Productivity and Performance Management, Vol. 54 No. 1, pp. 34-46. 142. Timer và Vries (2008), Structural change and growth accelerations in Asia and Latin America: a new sectoral data set. Department of Economics and Business, and Groningen Growth and Development Centre, University of Groningen 143. Trung Pham Quoc và Yoshinori Hara (2011), „KM approach for improving the labor productivity of Vietnam enterprise‟. International Journal of Knowledge Management, 7(3), 27-42, July-September 2011 144. Valadkhani, A. (2003), An Empirical Analysis of Australian Labour Productivity. Australian Economics Papers, 42(3), 273-291. 145. Vietnam Productivity Centre (2009), Vietnam Productivity Report 2006-2007. Báo cáo nghiên cứu. 146. Vietnam Productivity Centre (2011), Vietnam Productivity Report 2010 . Báo cáo nghiên cứu. 147. World Economic Forum (2015), The Global Competiveness Report 2014-2015. 148. Young-Sun Ra và Kyung Woo Shim (2009), The Korea Case Study: Past Experience and New Trend in Traning Policies. SP Discusion Paper, No.0931. Social Protection and Labor, The World Bank. 150 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Để có thể so sánh một cách đồng nhất với các quốc gia khác trên thế giới về tác động của chuyển dịch cơ cấu tới tăng trưởng năng suất lao động từ những nghiên cứu khác, số liệu sẽ được nhóm thành 10 nhóm ngành chính để tính toán và đo lường cụ thể như sau: TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bảng 1 : Các nhóm ngành kinh tế chính từ phân ngành thống kê Nhóm ngành chính Cụ thể NN Nông –lâm thủy sản Công nghiệp khai thác mỏ Công nghiệp khai thác mỏ Công nghiệp chế biến Công nghiệp chế biến Sản xuất và phân phối điện khí đốt, cung cấp Sản xuất và phân phối điện khí đốt, cung cấp nước nước Xây dựng Xây dựng Dịch vụ thương mại và Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và nhà hàng k.sạn xe có động cơ khác; nhà hàng và khách sạn Vận tải kho bãi và thông Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc tin liên lạc Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm Dịch vụ hỗ trợ kinh Hoạt động kinh doanh bất động sản doanh Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xă hội; quản lý Nhŕ nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo Dịch vụ chính phủ xã hội bắt buộc Giáo dục và đào tạo Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội Hoạt động văn hóa thể thao Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia Dịch vụ cá nhân/hộ gđ đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình Nguồn: Dựa vào cách phân ngành ở nhiều nước trên thế giới trong nghiên cứu của Ark và Timmer (2003), Timmer và Vries (2008) Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng số liệu phân theo ngành kinh tế của Tổng cục thống kê từ năm 1990 đến nay để bóc tách tác động của chuyển dịch cơ cấu tới NSLĐ. NSLĐ sẽ được đo lường bằng giá trị gia tăng (giá cố định năm 1994)/số lao động làm việc theo ngành kinh tế. 151 Phụ lục 2 1. Kết quả kiểm định tính tự tƣơng quan Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic 1.903738 Prob. F(2,21) 0.1739 Obs*R-squared 4.450949 Prob. Chi-Square(2) 0.1080 2. Kết quả kiểm định phƣơng sai không đồng nhất Heteroskedasticity Test: ARCH F-statistic 0.270586 Prob. F(1,26) 0.6073 Obs*R-squared 0.288399 Prob. Chi-Square(1) 0.5912 3. Kết quả kiểm định dạng hàm Ramsey RESET Test Specification: D(LOG_LP) D(LOG_K) D(LOG_L) D(LOG_FDI) D(LOG_NOGRAD) D(LOG_JOUR) C Omitted Variables: Squares of fitted values Value df Probability t-statistic 0.432202 22 0.6698 F-statistic 0.186799 (1, 22) 0.6698 Likelihood ratio 0.245195 1 0.6205 Sum of Sq. df Mean Squares Test SSR 6.17E-05 1 6.17E-05 Restricted SSR 0.007329 23 0.000319 Unrestricted SSR 0.007268 22 0.000330 Unrestricted SSR 0.007268 22 0.000330 Value df Restricted LogL 78.95682 23 Unrestricted LogL 79.07942 22 F-test summary: LR test summary: 152 4. Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình 15 1.4 1.2 10 1.0 5 0.8 0.6 0 0.4 -5 0.2 0.0 -10 -0.2 -15 -0.4 92 94 96 98 00 CUSUM 02 04 06 08 10 12 14 92 5% Significance 94 96 98 00 02 CUSUM of Squares 153 04 06 08 10 5% Significance 12 14