« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện hoạt động tín dụng ưu dãi của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN THANH TĨNH HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: QTKDVT0211B-06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thanh Tĩnh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CT-TTg Chỉ thị - Thủ tướng CSXH Chính sách xã hội HĐQT Hội đồng quản trị HĐND Hội đồng nhân dân NHCS – TDNN Ngân hàng chính sách – tín dụng nhà nước NSNN Ngân sách nhà nước NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NĐ-CP Nghị định – Chính phủ NHTM Ngân hàng thương mại ODA Official Development Assistance- Hỗ trợ phát triển chính thức QĐ – TTg Quyết định – Thủ tướng TCTD Tổ chức tín dụng TW Trung ương TK &VV Tiết kiệm và vay vốn UBND Ủy ban nhân dân STK Sổ tiết kiệm XĐGN Xóa đói giảm nghèo MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỤC LỤC MỞ ĐẦU.
- 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.
- TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.
- Khái quát tình hình chung của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Việt Nam.
- Khái niệm về tín dụng và tín dụng ưu đãi.
- Phân loại tín dụng ưu đãi.
- Đặc điểm tín dụng ưu đãi.
- Vai trò của tín dụng ưu đãi.
- VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ƯU ĐÃI.
- Khái niệm chính sách tín dụng ưu đãi.
- Vai trò chính sách tín dụng ưu đãi.
- HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CỦA NHCSXH.
- Khái niệm về hoạt động tín dụng ưu đãi.
- Các tiêu chí đánh giá hoạt động tín dụng ưu đãi.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng ưu đãi.
- HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CỦA MỘT SỐ TỈNH THÀNH TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO NHCSXH TỈNH PHÚ THỌ.
- Hoạt động tín dụng ưu đãi của một số tỉnh, thành trong nước.
- Bài học kinh nghiệm cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ.
- 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ.
- LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ.
- 35 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ.
- Mô hình quản lý của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ.
- Thực trạng hoạt động NHCSXH tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2003-2012.
- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
- Đánh giá hoạt động tín dụng ưu đãi tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ.
- 67 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG – CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TẠI NHCSXH TỈNH PHÚ THỌ.
- MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.
- Phương hướng, nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
- CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ.
- Hoàn thiện mô hình tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Phối hợp chặt chẽ hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội với các Ban ngành, tổ chức đơn vị có liên quan trong công tác đánh giá và cung ứng vốn chính sách.
- Tăng năng lực tài chính cung ứng vốn tín dụng chính sách.
- Mở rộng phương thức cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay linh hoạt theo dự án và đối tượng vay vốn ở từng vùng.
- Củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn.
- Kết hợp cung ứng vốn tín dụng.
- Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng.
- Kiến nghị với các cơ quan ngang bộ, Ngân hàng nhà nước.
- 111 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ BẢNG Bảng 2.1: So sánh nguồn vốn sau 10 năm hoạt động.
- 43 Bảng 2.2: So sánh dư nợ tín dụng sau 10 năm hoạt động.
- 50 Bảng 2.4 Cơ cấu chất lượng dư nợ tín dụng.
- 58 Bảng 2.9 Doanh số chương trình cho vay đối tượng chính sách.
- 60 Bảng 2.10 Chất lượng tín dụng ưu đãi.
- 67 HÌNH Hình 2.1: Biểu đồ doanh số tín dụng hộ nghèo.
- 57 Hình 2.4 Biểu đồ cho vay đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động.
- 61 Hình 2.6 Biểu đồ tăng trưởng nhà ở xã hội.
- 63 Hình 2.7 Biểu đồ chất lượng tín dụng ưu đãi.
- Lý do chọn đề tài: Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu.
- Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế xã hội không đồng đều đến tất cả các vùng, các nhóm dân cư, vì vậy một bộ phận dân cư do các nguyên nhân khác nhau chưa bắt kịp với sự thay đổi, gặp khó khăn trong đời sống, sản xuất, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao, vùng xâu vùng xa… đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống.
- Muốn phát triển bền vững thì việc phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết được các vấn đề xã hội.
- Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội và khẳng định nghèo đói ảnh hưởng tiêu cực tới ổn định chính trị, kinh tế - xã hội, vì lẽ đó chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu, là một chủ trương lớn, là nhiệm vụ quan trọng, là một nội dung trọng tâm và xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta.
- Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là: Thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định tín dụng Ngân hàng được coi là một trong những giải pháp cơ bản, là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm của Việt Nam.
- Do yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo việc làm, cơ bản xóa đói, giảm số hộ nghèo, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, tách biệt tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, từng bước lành mạnh hóa hoạt động của ngân hàng, ngày Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 131/2002/QĐ – TTg thành lập Ngân hàng Chính 2 sách xã hội trên cở sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo.
- Với vị thế là một ngân hàng chính sách của Chính phủ có chức năng chuyên biệt là thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm.
- Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội không vì lợi nhuận, thông qua phương thức tín dụng nhằm tập trung tốt hơn các nguồn lực để hỗ trợ tài chính đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp họ có điều kiện tự cải thiện cuộc sống.
- Thực tiễn hoạt động tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho thấy, việc cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã không những mang ý nghĩa to lớn về kinh tế mà còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt chính trị xã hội, nó còn thể hiện được tư tưởng quan điểm của Đảng và Nhà nước trong chỉ đạo điều hành đất nước gắn tăng trưởng với công bằng xã hội, thể hiện sự quan tâm và những nỗ lực của Nhà nước đối với các đối tượng chính sách và mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
- Sau 10 năm hoạt động, Ngân hàng Chính sách xã hội đã góp phần to lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nước và đưa nước ta vượt ra khỏi danh sách các nước đang phát triển có thu nhập thấp.
- Tuy nhiên, sự nghiệp xóa đói giảm nghèo nói riêng và sự nghiệp phát triển đất nước vẫn còn ở phía trước, với nhiệm vụ ngày càng khó khăn, phức tạp: trong đó lĩnh vực tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn nhiều vấn đề tồn tại như: Cơ chế tạo lập nguồn vốn chưa có tính ổn định lâu dài , hiệu quả xóa đói giảm nghèo chưa cao, hoạt động tín dụng chính sách chưa được đồng đều giữa các địa phương , công tác điều tra xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách chưa được quan tâm đúng mức.
- Để giải quyết tốt những vấn đề còn tồn tại, chưa hoàn thiện trong hoạt động tín dụng ưu đãi đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách có hệ thống, khách quan và khoa học, phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng như toàn xã hội.
- Mặc dù Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang nỗ lực rất lớn, với cơ chế ngày càng hoàn thiện hơn, thủ tục vay vốn ngày càng thông thoáng, đơn giản hơn để người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với đồng vốn dễ dàng 3 hơn.
- Tuy nhiên, còn có nhiều vấn đề nảy sinh cả từ phía ngân hàng và người đi vay.
- Từ thực tiễn tổ chức thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong những năm qua, đồng thời là người trực tiếp tham gia làm việc tại NHCSXH, tôi nhận thấy liên quan đến hoạt động tín dụng ưu đãi …còn có nhiều vấn đề cần được quan tâm hoàn thiện.
- Với những lý do nêu trên, áp dụng những kiến thức đã học được, đi vào nghiên cứu, tổng kết, đánh giá lại những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đã tích lũy được trong quá trình công tác, làm việc thực tế tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện hoạt động tín dụng ưu đãi của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ” làm luận văn tốt nghiệp và không ngoài mục đích vận dụng các kiến thức đã học để nghiên cứu tìm tòi các giải pháp hoàn thiện việc sử dụng các nguồn vốn ưu đãi.
- Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần làm rõ cơ sở lý luận, khảo sát phân tích thực trạng, đóng góp những luận cứ khoa học, đề xuất một số quan điểm, giải pháp để góp phần hoàn thiện hoạt động tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở tập trung nghiên cứu thực trạng và đánh giá năng lực triển khai sử dụng và quản lý vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ trong việc thực hiện các dự án theo chỉ đạo chiến lược của Nhà nước trong công tác xóa đói giảm nghèo.
- Từ đó, chỉ ra những mặt tác động tích cực, tiêu cực của mỗi chính sách xã hội đến công cuộc giảm nghèo của Việt Nam.
- Để đề xuất các định hướng cũng như giải pháp hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo, nâng cao hiệu quả thực hiện công tác quản lý vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội và tối đa hóa hiệu quả của chính sách hỗ trợ phát triển xã hội của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước.
- Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ .
- 4 - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng ưu đãi tại các đơn vị trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ trong các năm gần đây.
- Tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng, đóng góp những luận cứ khoa học, đề xuất một số quan điểm, giải pháp để hoàn thiện hoạt động tín dụng ưu đãi tại NHCSXH trong giai đoạn hiện nay.
- Cùng với việc dùng các phương pháp khảo cứu, điều tra bằng bảng hỏi, quan sát khoa học, thống kê, phân tích hoạt động kinh tế, xử lý hệ thống thông tin, quản trị tác nghiệp.
- Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn được chia thành 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng ưu đãi tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng ưu đãi của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1.
- TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1.1.
- Khái quát tình hình chung của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Việt Nam: Thành tựu sau hơn 20 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, chúng ta đã thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Phần lớn người nghèo sống ở khu vực nông thôn, thu nhập từ hoạt động nông nghiệp.
- Nhóm nguyên nhân do môi trường tự nhiên xã hội : Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã tác động sâu sắc đến sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình nghèo.
- Đặc tính của người nghèo và các đối tượng chính sách khác: Người nghèo và các đối tượng chính sách khác, thường có những đặc điểm tâm lý và nếp sống khác hẳn với những khách hàng khác thể hiện.
- Do đó, sản xuất mang nặng tính tự 8 cung tự cấp, chưa tạo được sản phẩm hàng hóa và đối tượng sản xuất kinh doanh thường thay đổi.
- Phong tục, tập quán sinh hoạt và những truyền thống văn hóa của họ cũng tác động tới nhu cầu tín dụng.
- Khoảng cách giữa ngân hàng và nơi họ sinh sống đang là trở ngại, họ thường sinh sống ở những mà cơ sở hạ tầng còn yếu kém.
- Sự cần thiết phải hỗ trợ người nghèo và đối tượng chính sách khác: Sự phân hóa giàu nghèo là hiện tượng phổ biến và ngày càng rõ nét của nền kinh tế thị trường, nó tồn tại khách quan đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển.
- Như vậy, hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, trước hết là mục tiêu của xã hội.
- Người nghèo, các đối tượng chính sách được hỗ trợ để tự vươn lên, tạo thu nhập, từ đó làm tăng sức mua, khuyến khích sản xuất phát triển.
- Chính vì vậy, quan điểm cơ bản của chiến lược phát triển xã hội mà Đảng ta đã đề ra là phát triển kinh tế, ổn định và công bằng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
- Tóm lại, hỗ trợ người nghèo, các đối tượng chính sách là một tất yếu khách quan.
- Chính vì vậy, Chính phủ đã đề ra những chính sách đặc biệt trợ giúp người nghèo và các đối tượng chính sách, nhằm thu hẹp dần khoảng cách giữa giàu và nghèo, tạo ra cơ hội cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên bằng cách kết hợp nhiều chính sách và giải pháp.
- Trong đó có chính sách cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn với lãi suất ưu đãi và thực tế cho thấy có 9 rất nhiều hình thức hỗ trợ để thực hiện chương trình XĐGN, giải quyết việc làm, nhưng hình thức tín dụng ưu đãi có hoàn trả là có hiệu quả hơn cả.
- Khái niệm về tín dụng và tín dụng ưu đãi 1.1.2.1.
- Khái niệm về tín dụng: Về bản chất, tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau và có hoàn trả cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian nhất định đã được thỏa thuận giữa người đi vay và người cho vay.
- Hay tín dụng là một phạm trù kinh tế, trong đó mỗi cá nhân hay tổ chức nhường quyền sử dụng một khối lượng giá trị hay hiện vật cho một các nhân hay tổ chức khác với thời hạn hoàn trả cùng với lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi món vay… Tín dụng ra đời, tồn tại và phát triển cùng với nền sản xuất hàng hóa.
- Trong điều kiện nền kinh tế còn tồn tại song song hàng hóa và quan hệ hàng hóa tiền tệ thì sự tồn tại của tín dụng là một tất yếu khách quan.
- Khái niệm tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách: Là những khoản tín dụng chỉ dành riêng cho những người nghèo và các đối tượng chính sách, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi.
- tuỳ theo từng nguồn vốn có thể hưởng theo lãi suất ưu đãi khác nhau nhằm giúp người vay mau chóng vươn lên hoà nhập cùng cộng đồng.
- Loại tín dụng này hoạt động theo những mục tiêu, nguyên tắc, điều kiện riêng, nó chứa đựng những yếu tố cơ bản riêng biệt về mục tiêu, nguyên tắc cho vay, điều kiện cho vay.
- Theo Nghị định số 78/2002/NĐ - CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác ban hành ngày thì tín dụng ưu đãi được hiểu như sau: Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống.
- góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội.
- Thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện tín dụng ưu đãi đối

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt