« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện hoạt động tín dụng ưu dãi của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ Mã số: QTKDVT0211B-06 TÁC GIẢ LUẬN VĂN: NGUYỄN THANH TĨNH KHÓA: 2011B NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- NGUYỄN BÌNH GIANG HÀ NỘI - 2014 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Hoàn thiện hoạt động tín dụng ưu dãi của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ.
- Lý do chọn đề tài: Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu.
- Đảng và Nhà nước ta đã xác định tín dụng Ngân hàng được coi là một trong những giải pháp cơ bản, là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm của Việt Nam.
- Ngày Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 131/2002/QĐ – TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, thông qua phương thức tín dụng ưu đãi nhằm tập trung tốt hơn các nguồn lực để hỗ trợ tài chính đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp họ có điều kiện tự cải thiện cuộc sống.
- Tuy nhiên, trong đó lĩnh vực tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn nhiều vấn đề tồn tại như: Cơ chế tạo lập nguồn vốn chưa có tính ổn định lâu dài, hiệu quả xóa đói giảm nghèo chưa cao, hoạt động tín dụng chính sách chưa được đồng đều giữa các địa phương , công tác điều tra xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách chưa được quan tâm đúng mức.
- Những vấn đề trên là phức tạp nhưng chưa có mô hình thực tiễn và chưa được nghiên cứu đầy đủ.
- Từ thực tiễn tổ chức thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong những năm qua, đồng thời là người trực tiếp tham gia làm việc tại NHCSXH, tôi nhận thấy liên quan đến hoạt động tín dụng ưu đãi …còn có nhiều vấn đề cần được quan tâm hoàn thiện.
- Với những lý do đó, áp dụng những kiến thức đã học được, đi vào nghiên cứu, tổng kết, đánh giá lại những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đã tích lũy được trong quá trình công tác, làm việc thực tế tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài để nghiên cứu, làm luận văn tốt nghiệp và không ngoài mục đích vận dụng các kiến thức đã học để nghiên cứu tìm tòi các giải pháp hoàn thiện việc sử dụng các nguồn vốn ưu đãi.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài: Nhằm góp phần làm rõ cơ sở lý luận, khảo sát phân tích thực trạng, đóng góp những luận cứ khoa học, đề xuất một số quan điểm, giải pháp để góp phần hoàn thiện hoạt động tín dụng ưu đãi, nâng cao hiệu quả thực hiện công tác quản lý vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội và tối đa hóa hiệu quả của chính sách hỗ trợ phát triển xã hội trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước.
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng ưu đãi tại các đơn vị trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ.
- Tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng, đóng góp những luận cứ khoa học, đề xuất một số quan điểm, giải pháp để hoàn thiện hoạt động tín dụng ưu đãi tại NHCSXH.
- Các thông tin, số liệu phán ánh trong đề tài tập trung chủ yếu trong khoảng thời gian 10 năm từ năm 2002 đến năm 2012 và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo.
- được thể hiện tại chương 1: Đã khái quát những vấn đề cơ sở lý luận về tín dụng ưu đãi và chính sách về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong địa bàn tỉnh Phú Thọ và vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế xã hội tỉnh.
- Để phát triển nâng cao, hoàn thiện hoạt động tín dụng ưu đãi của NHCSXH tỉnh Phú Thọ.
- Chương 1 cũng đưa ra những bài học kinh nghiệm tại các tỉnh khác trong việc triển khai nguồn vốn này cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo và các mục tiêu an sinh xã hội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ.
- được thể hiện tại chương 2: Từ việc phân tích những thành công đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH tỉnh Phú Thọ theo các chương trình của Chính phủ, thấy được những mặt khó khăn cũng như nguyên nhân của những tồn tại đó để tìm ra các giải pháp khắc phục và có những đề xuất hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả của tín dụng ưu đãi trong khi triển khai trên địa bàn tỉnh.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ và một số kiến nghị đối với Chính phủ và các đơn vị, cơ quan ban ngành có liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Cùng với việc dùng các phương pháp khảo cứu, điều tra bằng bảng hỏi, quan sát khoa học, thống kê, phân tích hoạt động kinh tế, xử lý hệ thống thông tin, quản trị tác nghiệp.
- Tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là một trong những yếu tố vật chất thúc đẩy nhanh quá trình XĐGN.
- Chương trình tín dụng ưu đãi đóng vai trò quan trọng và là một đòi hỏi cấp thiết trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đất nước, là một trong những yêu cầu thúc đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu thực trạng sử dụpng vốn tín dụng ưu đãi, Luận văn đã nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi của NHCSXH là việc có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
- Những ý kiến đề xuất trong Luận văn chỉ là đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng ưu đãi.
- Tuy nhiên, những giải pháp đó chỉ có thể phát huy tác dụng nếu có sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ nhân viên NHCSXH cũng như có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt